Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Vận dụng lý thuyết “địa –văn hóa” để lý giải về sự đồng nhất và khác biệt văn hóa giữa các vùng miền ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 27 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA
VIỆT NAM
Đề bài: ĐỀ SỐ 02

LỚP

: NO5 – TL2

NHÓM : 02

Hà Nội, 2020


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ
KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM
Ngày: ……………………………………. Địa điểm: ……………………………………..
Nhóm số: ………………... Lớp: ……………………... Khóa: …………………………
Tổng
số
thành
viên
của
nhóm:
……………………………………………………………….
Có mặt: ………………………………………………………………………………………
Vắng mặt: ……………….. Có lý do: ………………… Khơng lý do: ………………….
Nội dung: …………………………………………………………………………………….


………………………………………...……………………………………………………...
Tên bài tập: ……………………………………………………………………………..........
Môn học: ………………………………………………………………………………..........
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài
tập nhóm số: ………………........... Kết quả như sau: ……………………………................
Đánh giá của SV

STT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

MSSV

Họ và Tên

440343
440349
440406
440909
440912
440913

440914
440915
440916
440917

Phạm Thị Thúy
An
Nguyễn Trà
My
Nguyễn Minh
Đức
Lê Trung Đức
Anh
Trần Thị Mỹ
Lệ
Phạm Xuân
Quỳnh
Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc
Tao Thị Thu

Nguyễn Thị
Như
Phạm Thị Lan
Anh

Kết quả điểm bài viết: ............................
- Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
- Giáo viên chấm thứ hai:.……………….
Kết quả điểm thuyết trình:…………….
- Giáo viên cho thuyết trình:…………….

Điểm kết luận cuối cùng:………………
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

A

B

C

Đánh giá của giáo viên

Kí tên Điểm Điểm
số
chữ

Hà Nội, ngày…… tháng…… năm ………
NHĨM TRƯỞNG



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
1. Khái quát về cơng cụ định vị văn hóa: Địa-văn hóa ................................ 3
a. Khái niệm. ............................................................................................... 3
b. Cơ sở khoa học. ....................................................................................... 3
2. Đặc điểm của cơng cụ định vị văn hóa Địa –Văn hóa. ............................ 3
3. Cơng cụ địa - văn hóa ở Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
........................................................................................................................ 4
4. Việt Nam từ cơng cụ địa văn hóa cịn có những đặc điểm riêng. ............ 7

a. Lối ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao. ... 7
b. Mang tính dung chấp cao. ....................................................................... 8
c. Khơng có các cơng trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và
thủy lợi) ....................................................................................................... 8
d. Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sơng nước: điển hình là múa rối
nước. ......................................................................................................... 10
5. Lý giải về sự đồng nhất và khác biệt văn hóa giữa các vùng miền ở Việt
Nam .............................................................................................................. 12
a. Sự đồng nhất giữa các vùng – miền văn hóa VN dựa trên địa – văn hóa:
.................................................................................................................. 12
b. Sự khác biệt văn hóa giữa các vùng - miền việt nam ............................ 13
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 24
1


MỞ ĐẦU

Theo định nghĩa về văn hóa của UNESCO: “Văn hóa phản ánh và thể hiện
một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các
cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như diễn ra trong hiện tại, qua hàng
bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ
và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.”
Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hịa các khía cạnh của đời sống.Sự
hình thành và phát triển của một nền văn hóa chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu
tố,trong đó có điều kiện tự nhiên.Và nền văn hóa Việt Nam cũng khơng phải ngoại
lệ.Việc tìm hiểu văn hóa giữa các vùng- miền ở Việt Nam từ góc độ Địa – Văn
hóa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn hóa của dân tộc mình.Vì vậy, nhóm
02 xin lựa chọn đề tài : “Vận dụng lý thuyết “Địa –Văn hóa” để lý giải về sự
đồng nhất và khác biệt văn hóa giữa các vùng miền ở Việt Nam” để làm bài tập

nghiên cứu, đánh giá q trình học tập của cả nhóm.

2


NỘI DUNG
1. Khái quát về công cụ định vị văn hóa: Địa-văn hóa
a. Khái niệm.
Địa-Văn hóa là phương pháp định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời giải thích
các đặc điểm văn hóa, dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên. Đây cũng
là phương pháp góp phần giải thích về tính tương đồng văn hóa của các cộng đồng
người sống trong một vùng lãnh thổ- nơi có điều kiện tự nhiên tương đối giống
nhau.
b. Cơ sở khoa học.
Từ phương pháp định vị văn hóa Địa – Văn hóa cho thấy:
- Bản thân con người cũng là một bộ phận tự nhiên.
- Để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành trao đổi chất với mơi trường
tự nhiên theo 2 hướng: thích nghi với tự nhiên và cải tạo tự nhiên. Cụ thể: thích
nghi- in dấu trong văn hóa nhân cách, trong lối sống cộng đồng (văn hóa phi
vật thể); cịn biến đổi được lưu giữ trong các đồ vật xã hội (giới tự nhiên thứ 2,
theo cách nói của Marx, hay trong văn hóa vật thể)
Như vậy, có thể khẳng định rằng mơi trường tự nhiên chi phối quá trình hình thành
và phát triển Văn hóa.
2. Đặc điểm của cơng cụ định vị văn hóa Địa –Văn hóa.
- Nói đến Địa – Văn hóa là nói đến con người và thiên nhiên, văn hóa và địa lý
tương tác qua lại với nhau, tạo nên những tính cách, ứng xử văn hóa khác nhau.
- Địa-Văn hóa phản ánh đến những điểm đại đồng và tiểu dị được bị chi phối bởi
những yếu tố địa lý, làm nên tính nhất quán và phong phú của văn hóa.
- Cơng cụ Địa-Văn hóa khá đa dạng, từ đó có thể xác định được vai trị của nền
văn hóa cũng như vị trí địa lý trong phát triển đát nước.

3


- Qua nghiên cứu Địa –Văn hóa, chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận được nên văn hóa

giữa các miền, khu vực, các dân tộc…từ đó có thể giải thích được sự tương
đồng trong văn hóa của các cộng đồng người cùng sinh sông trong vùng miền,
khu vực ấy.
- Địa-Văn hóa chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, sự phát triển văn hóa của
từng vùng, miền. Vì thế q trình xử dụng cơng cụ Địa-Vă hóa để nghiên cứu
ở mỗi vùng, miền có thể là khác nhau
- Khi một nhà nước không hiểu biết về Địa – Văn hóa, khơng thể vận dụng và
tận dụng được sức dân, hướng dẫn sức dân vào những việc ích nước lợi nhà,
thì tác hại là khơn lường, di họa rất lâu dài.
3. Cơng cụ địa - văn hóa ở Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiê Việt Nam nằm trong khu vực Đơng
Nam Á nên Việt Nam cũng có những điều kiện tự nhiên tương đồng với khu vực
này.
Về vị trí: Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đơng bán đảo Đơng Dương,
nằm ở trung tâm Đơng Nam Á
Về địa hình: Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với diện tích là địa hình đồi núi,
đa dạng về diện mạo sinh thái, đồng bằng phù sa tập chung ven biển và song hạ
lưu.
Về khí hậu: Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đối nhưng khí hậu
Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt với miền Bắc và Bắc Trung Bộ
là khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới
gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan.
Tuy nhiên, nhìn nhung có thể nhận xét rằng khí hậu Việt Nam là khí hậu Nhiệt
đới gió mùa, mưa nhiều.


4


Với điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á thì rất thuận lợi phát trỉên
ngành nơng nghiệp trồng trọt bởi vậy nó quy định cho khu vực Đơng Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp. Với những đặc
điểm cơ bản như sau:
- Đầu tiên là nên nông nghiệp trồng lúa nước: Với điều kiện tự nhiên đa dạng về
địa hình cũng như khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thì Đông Nam Á rất thuận lợi
cho ngành trồng trọt và đặc biệt là trồng lúa nước.
- Thứ hai, sống định cư, hịa hợp với thiên nhiên: Chính những điều kiên tự nhiên
và vị trí địa lý như vậy, Việt Nam và các nước Đông Nam Á thuận lợi phát triển
nông nghiệp trồng trọt, nên họ rất phụ thuộc vào thiên nhiên nên coi trọng thiên
nhiên và mong muốn được cải tạo thiên nhiên. Khi gieo hạt, trồng cây đòi hỏi
quá trình thời gian để cho cây nảy mầm, sinh trưởng, phát triển sau đó mới có
thể thu hoạch. Đối với cây ngắn ngày thì tính tháng, tính năm, chửa kể giống
cây lâu năm thì hàng chục năm mới thu hoạch được mà không phải chỉ thu
hoạch một lần, một vụ xong bỏ đi nên đòi hỏi con người sống định cư. Muốn
cây cối phát triển tốt thì cần điều kiện tự nhiên thuận lợi, mong cho mưa thuận,
gió hịa. Ngành nông nghiệp rất phụ thuộc vào thiên nhiên, cha ông ta có câu
“Trơng trời, trơng đất, trơng mây…” hay “Ơn giời mưa nắng phải thì, nơi thì
bừa cạn nơi thì cày sâu…” Và thậm chí, câu cửa miệng của người Việt cũng
ln là “Ơn giời, lạy giời” chính vì phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như vậy
nên hình thành nên tính coi trọng tự nhiên và mong được sinh sống hịa hợp với
thiên nhiên. Có thể thấy rằng với cư dân nông nghiệp do đời sống đặc thù canh
tác nên ý thức coi trọng tự nhiên.
- Thứ ba là đề cao vai trò của phụ nữ: Việt Nam là xứ sở mẫu hệ điển hình, người
phụ nữ có vai trị lớn trong gia đình, có nhiệm vụ chăm lo giáo dục con cái.
Trong canh tác nơng nghiệp cũng có một phần công sức của người phụ nữ. Như
vậy người phụ nữ có vai trị rất quan trọng, được xem như tay hịm chìa khóa

5


trong nhà. Ở VN thì phụ nữ đặc trưng cho sự to lớn, quan trọng nên cứ cái gì
lớn sẽ gọi là “cái” ví dụ ngón tay lớn nhất là ngón tay cái. Ngồi ra, để tơn vinh
người phụ nữ, Việt Nam cịn có những câu ca dao tục ngữ tôn vinh phụ nữ như
“Lệnh ông không bằng cồng bà”, “Phúc đức tại mẫu” nhưng cũng là “Con hư
tại mẹ”. Chính vì vậy, trong thực tế, tư tưởng Việt Nam ở thời phong kiến là
trọng nam khinh nữ.
- Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu nhất của
con người. Đối với văn hóa nơng nghiệp, hai việc này lại càng bội phần quan
trọng. Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống,
cần cho con người sinh sơi: Hai hình thức sản xuất lúa gạo (để duy trì cuộc
sống) và sản xuất con người (để kế tục dịng giống) này có bản chất giống nhau,
đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác nhau (đất và trời, mẹ và cha). Từ một thực
tiễn đó, tư duy cư dân nông nghiệp Nam – Á đã phát triển theo hai hướng:
Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khách quan để lí giải hiện thực, kết quả là
tìm được triết lí âm dương. Cịn những người có trình độ hạn chế thì nhìn thấy
ở hện thực một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh,
kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực.
Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí, sinh nghĩa
là đẻ, thực là nảy nở, khí là cơng cụ. Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng
phồn thực, nó phổ biến từ các nền văn hóa nơng nghiệp. Tượng đá, hình nam nữ
với bộ phận sinh dục phóng to có niên đại hàng nghìn năm trước Cơng ngun
được tìm thấy ở Văn Điển (Hà Nội), ở thung lũng Sa Pa (Lào Cai). Ở nhà mồ Tây
Nguyên xưa nay tượng người với bộ phận sinh dục phóng to thường xuyên có
mặt. Ở Phú Thọ, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác có tục thờ cúng mõ (nõn) nường (nõ
nghĩ là cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường nghĩa là nang, mo
nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ). Ở hội làng Đồng Kị (Bắc Ninh) có tục
rước sinh thực khí (bằng gỗ), tan hội chúng được đem đốt và tro chia cho mọi

6


người mang rắc ra ngoài ruộng – hành động này như một ma thuật truyền sinh
cho mùa màng.
Bên cạnh thờ sinh thực khí thì cũng có nhiều cư dân với lối tư duy coi trọng
quan hệ cịn có tục thờ hành vi giao phối.
4. Việt Nam từ công cụ địa văn hóa cịn có những đặc điểm riêng.
a. Lối ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao.
Nền văn hóa Việt nam được thể hiện giữa các lĩnh vực phong tục, tập quán,
kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng dân tộc. Đây là nhân tố để giữ gìn bản sắc dân
tộc, là điểm phân biệt vùng này với vùng khác, mỗi vùng có những nét riêng biệt
tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa
bên ngồi, tạo nên sự đa dạng, phong phú của từng vùng.
Vì nghề nơng, nhất là nghề nơng nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc
tất cả mọi hiện tượng tự nhiên “trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa,
trông nắng, trông ngày, trông đêm” cho nên, về mặt nhận thức, hình thành lối tư
duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng- cái mà người nông nghiệp quan
tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối
quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức
phong phú về mối quan hệ này: “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”. Lối tư duy
tổng hợp và biện chứng, ln đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng
với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, ln biến báo cho thích
hợp với từng hồn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lý sống: “Ở bầu thì trịn, ở ống thì
dài”, “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Do ảnh hưởng của mơi
trường nước nên người việt có khả năng thích nghi và chịu đựng cao. Trong
cuộc sống họ thường xuyên phải đối mặt với những thử thách của thiên nhiên,
những đặc trưng của vùng sông nước: bão, lũ lụt, hạn hán… nên họ tự đúc kết


7


kinh nghiệm cho mình, thích nghi dần dần với hồn cảnh, kiên cường, bền bỉ
vượt qua thử thách.
Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người việt luôn hết sức mềm
dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng
đã thuộc về ta một cách rõ rang, cha ông ta thường dừng lại chủ động cầu hòa,
“trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.
Từ những điều trên ta thấy được lối ứng xử linh hoạt và mềm dẻo của con
người Việt nam đồng thời thấy được tính thích nghi cao dù ở bất cứ hồn cảnh
nào thì con người Việt Nam ta đều chịu đựng được.
b. Mang tính dung chấp cao.
Do là đầu mối giao thơng đường thủy và đường bộ - cửa ngõ của Đông
Nam Á nên người dân Việt thường xuyên giao lưu với khu vực bên ngoài và tiếp
thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu đó. Tính dung chấp khơng đồng nghĩa
với tính hỗn tạp và lai căng văn hóa. Trái lại, nó có tác dụng điều tiết q trình
lựa chọn và kết hợp một cách sáng tạo giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh với
văn hóa bản địa, sao cho bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn và duy trì.
Nhờ có tính dung chấp mà q trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa khơng
những khơng làm tổn hại đến nền văn hóa bản địa mà trái lại cịn làm nền văn
hóa ấy càng trở nên giàu có và phong phú hơn. Tuy nhiên cân biết cách loại bỏ
những yếu tố văn học lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của dân tộc và biết chấp
nhận những giá trị tiến bộ bên ngoài để đưa dân tộc ta đi lên. Một mặt, tính dung
chấp văn hóa của người Việt bắt nguồn từ quá trình hình thành dân tộc việt: đây
là dân tộc được hình thành từ sự hịa huyết về chủng, từ sự tổng hợp về mặt
ngơn ngữ và từ sự giao thoa của nhiều nên văn hóa trong khu vực. Chính q
trình hình thành như vậy đã quy định rằng: nền văn hóa của người Việt phải là
một hệ thống tổng hợp và phải là một hệ thống mở, và do đó phải có tính dung
8



chấp. Mặt khác, kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của dân tộc việt nam đã
góp phần định hình tính dung chấp văn hóa của dân tộc này: đứng trước một
cường quốc hùng mạnh tại khu vực lại ln xó dã tâm xâm chiếm và đồng hóa,
việc phải mở cửa nền văn hóa và chấp nhận những giá trị văn hóa bên ngồi tràn
vào là một tất yếu. bởi vậy, dân tộc Việt nam không đứng trước những vấn đề
mà nhiều dân tộc khác gặp phải là sự lựa chọn giữa “đóng” hay “ mở cửa” nền
văn hóa dân tộc. vấn đề đặt ra đối với người Việt luôn là nền hấp thụ những yếu
tố văn hóa nào và cải biến chúng ra sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của
dân tộc. Nếu biết vận dụng tính dung chấp văn hóa, thì đó sẽ là nột lợi thế lớn
của dân tộc trong công cuộc hội nhập vào đời sống quốc tế hiện nay.
c. Khơng có các cơng trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và thủy
lợi)
Do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên khơng có kết cấu bền vững, họ
khơng thể xây dựng những cơng trình kiến trúc đồ sộ. Do cư dân Việt thường phải
sống chung với nước. Hằng năm cứ đến mùa mưa, người dân Việt, đặc biệt là
người dân ở các tỉnh miền Trung lại phải nỗ lực chống chọi với bão lũ. Dải đất
Miền Trung có địa hình đặc biệt. Nó như khúc eo thắt đáy lưng ong của hình hài
cơ gái mang tên Việt Nam. Một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ. Một bên là Biển
Đông uốn lượn ôm lấy eo lưng của cô gái. Những cơn bão, áp thấp nhiệt đới mang
theo những đám mây nặng nước tràn nhiều nhất vào Miền Trung. Trường Sơn
như tấm màn chắn làm nên những trận mưa như trút nước xuống dải đất hẹp này.
Dân Miền Trung vốn sống chung với mưa bão lụt lội hàng bao đời nay người dân
ở đây phải sống trên thuyền, trên ghe, nước ngập đang chia cắt tất cả các thôn
trong xã chỉ một số hộ gia đình sống ở nơi gị cao. Từ người già đến trẻ nhỏ, chỉ
biết ngồi trên các vật dụng được kê lên cao như bàn, ghế trong nhà nhìn ra biển
nước. Cơn bão kéo đến làm cho cuộc sống của họ không được yên ổn, lũ lụt cuốn
trơi đi tất cả của cải trong nhà, tính mạng con người cũng không được đảm bảo.
9



Chính cuộc sống bấp bênh, khốn khổ ấy là lí do họ khơng thể xây dựng những
cơng trình kiến trúc đồ sộ như kim tử tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành của
Trung Quốc. Ngồi lý do đấy thì cịn có một lý do nữa là thời phong kiến, Việt
Nam khơng có nhân cơng để xây dựng những cơng trình như vậy.
d. Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sơng nước: điển hình là múa rối
nước.
Cuộc sống của người dân Việt gắn liền với sông nước, bởi vậy họ sáng tạo
ra rất nhiều loại hình nghệ thuật đặc trưng của khu vực mình. - Rối nước. Rối
nước là “đặc sản văn hoá” của cư dân trồng lúa nước Việt Nam. Rối nước hình
thành với hai thành tố cơ bản: rối và nước. Nếu rối là cơng trình của nghệ thuật
tạc tượng gỗ dân gian thì nước là một yếu tố quan trọng hàng đầu của nghề trồng
lúa nước (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Một minh chứng rõ rệt của cái
nôi sinh thành nghệ thuật rối nước là sự tập trung hầu hết cơ sở rối nước cổ truyền
quanh Kinh đô Thăng Long xưa (Thủ đô Hà Nội ngày nay), trung tâm của vùng
đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu, chiếc nơi của nền văn minh cổ của dân tộc Việt
Nam, được đan xen bằng một mạng lưới sơng ngịi chằng chịt, gắn liền với nạn lũ
lụt chu kỳ hàng năm. Rối nước có thể manh nha từ trong công cuộc chế ngự cái
tai hoạ thường đe doạ cuộc sống của cư dân vùng này là nước - tai họa số một
trong bốn tai họa Thủy (nước), hoả (lửa), đạo (cướp), tặc (giặc) - bắt nó phục vụ
việc sản xuất ra lúa gạo ni mình. Đây là một kết quả của tài năng sáng tạo Việt
Nam thể hiện khả năng suy nghĩ, lối sống, tài ứng xử, thái độ đối với vũ trụ, thiên
nhiên và con người.
Kỹ thuật sử dụng trong nghề trồng lúa nước và các ngành nghề phụ quanh
nó, một phần văn hố nối liền con người với tự nhiên đã góp phần chủ yếu vào sự
hình thành nghệ thuật rối nước. Sống với nước từ trong bụng mẹ, người Việt Nam
quen sử dụng nước, gắn trồng trọt với chài lưới, biến thuyền bè thành kỹ thuật
giao thông chủ yếu, phương tiện chiến đấu có hiệu quả. Những hình ảnh đó được
10



chạm khắc trên trống đồng. Người Việt Nam trị thuỷ sông Hồng, đã xây đắp nên
một dải đê đề đồ sộ và để lại truyền thuyết Sơn Tinh, một thiên anh hùng ca bất
hủ. Dùng nước làm sâu khấu cho quân rối hoạt động là đặc điểm độc đáo của
nghệ thuật rối nước. Nước không chỉ là nơi quân rối làm trị đóng kịch mà cịn là
yếu tốc cộng sinh, cộng hưởng. Nước vừa cản trở vừa hỗ trợ, phối với với quân
rối. Nước không chỉ là môi trường, là khung cảnh mà cịn như thầy phù thuỷ có
nhiều phép thần thơng biến hố đối với nghệ thuật biểu diễn rối. Qn rối nước
chỉ là những cơng trình điêu khắc gỗ sơ sài, thô thiển, đường nét cứng, màu sắc
nghèo, cử động gấp khúc, vừa đủ gợi cho người xem nhận thức khái quát về người,
về vật, ... Nhưng nước đã dùng đặc tính lỏng và phản quang của mình tạo nên sự
ảo hoá hiện tượng. Sân khấu rối nước ln đầy ắp sắc hình trời, mây, cây, cảnh...
chuyển đổi khôn lường in trên mặt nước làm nền cho nhân vật “rối” hoạt động.
Trên “chiếc gương” này, tất cả đều lung linh, mềm mại, uyển chuyển, biến hoá
liên tục trước mắt người xe. Những gì là thơ cứng, nghèo nàn của đường nét, màu
sắc, cử động ở quân rối đều trở nên sinh động, phong phú. Nước ẩn giấu trong
lòng tất cả mọi bí mật của trị rối. Người xem trên bờ thấy quân rồi chợt hiện, chợt
ẩn.... nghe tiếng trống, tiếng pháo... mềm mại, dịu dàng, uốn lượn hơn. Xem rối
nước là ngồi ngoài trời, trực tiếp với thiên nhiên. Ở đây tất cả đều thực, giác quan
con người đều có thể cảm thụ được. Nhưng chính giữa những cái quá quen này,
trò rối nước đã nổi bật, lộ ra như vầng trăng giữa trời đêm, biểu hiện cho tài năng
sáng tạo của con người, ngợi ca sự chiến thắng thiên nhiên của con người. Rối
nước vừa thực vừa hư, vừa sân khấu vừa cuộc đời, gắn bó với nhân dân Việt Nam
như cây đa, bến nước, lời ru, cánh cò...Sân khấu rối nước là sân khấu hội hè, lưu
giữ nhiều sáng tạo nghệ thuật dân gian, kỹ thuật nhân dân cổ xưa và nhiều sinh
hoạt tinh thần, tập tục, lao động vật chất của cư dân trồng lúa nước Việt Nam
trong quá trình dựng nước và giữ nước từ hàng nghìn năm xưa.

11



5. Lý giải về sự đồng nhất và khác biệt văn hóa giữa các vùng miền ở Việt
Nam
a. Sự đồng nhất giữa các vùng – miền văn hóa VN dựa trên địa – văn hóa:
-

Thứ nhất, về vị trí địa lí, tất cả các vùng miền văn hóa của Việt Nam đều

nằm trên vùng lãnh thổ Việt Nam, chịu sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc, văn
hóa Việt Nam và văn hóa được du nhập vào vùng lãnh thổ Việt Nam.
-

Thứ hai, các vùng văn hóa đều nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên người

dân các vùng miền có xu hướng tập trung vào việc thuận lợi khi nằm trong vùng
này là trồng trọt và chăn nuôi, đem lại một nguồn thu nhập đáng kể trong việc
xuất khẩu nông sản của nước ta đi đến các vùng miền văn hóa nước ngồi.
-

Thứ ba, các vùng miền văn hóa nước ta thuộc vùng văn hóa phương Đơng

cũng như chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc trong những năm tháng
lịch sử. Nên người dân có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng như sử dụng âm lịch
đi kèm với việc đón ngày tết cổ truyền cùng tồn gia đình vào đầu năm âm lịch.
-

Thứ tư, người dân các vùng miền văn hóa thì đều có những lễ hội nhằm

phục vụ mục đích vui chơi giải trí hay tưởng nhớ các vị anh hung đã có cơng dựng

nên dân tộc Việt Nam, tạo nên một văn hóa Việt nam như bây giờ.
-

Thứ năm, do thuộc vùng lãnh thổ châu Á, người dân các vùng miền vẫn có

những bữa ăn khá giống nhau. Thức ăn chính trong bữa cơm của mỗi người dân
đều là cơm tẻ trắng, cùng với một số thức ăn mặn và món canh. Đặc biệt khơng
thể thiếu mà chỉ có trong văn hóa ăn uống của người dân Việt Nam là bát nước
mắm xuất hiện trong bữa cơm gia đình.
-

Thứ sáu, xuất phát từ văn hóa trồng trọt nên người dân các vùng miền đều

là những con người thật thà, chất phác, dễ gần.
-

Thứ bảy, trên khắp vũng lãnh thổ Việt Nam, không thể thiếu đi được sự

hiện diện của những khu chợ.
-

Điều cuối cùng, do nằm ở vị trí địa lí có chiến lược quan trọng, là cửa ngõ,

đường giao nhau của nhiều đường thủy và đường hàng không nên lịch sử đã cho
12


thấy nước ta là một nước luôn phải đấu tranh để bảo vệ, gìn giữ lãnh thổ của mình.
Đây là văn hóa rất quan trọng: văn hóa giữ nước của người dân Việt Nam trong
mọi hoàn cảnh.

b.

Sự khác biệt văn hóa giữa các vùng - miền việt nam
Vùng văn hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 vùng chính, trong mỗi vùng lại chia

thành các tiểu vùng nhỏ và mang những nét đặc sắc rất riêng biệt.
Vùng văn hóa để chỉ một khơng gian có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên,
dân cư sinh sống..., ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử,
có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa các cộng đồng
cùng địa vực đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong
vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác.


Vùng văn hóa Tây Bắc:

- Nghệ thuật múa dân tộc cũng là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc (''xoè''
Thái đã trở thành biểu tượng văn hóa Tây Bắc), âm nhạc và ca hát ở đây cũng
rất đặc biệt: Hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng, hoặc bằng bạc...
khơng thấy hoặc ít thấy ở các vùng khácGồm các tỉnh Lai Châu, Lào Cao, Sơn
La, Yên Bái và một phần tỉnh Hịa Bình, hiện có hơn hai mươi tộc người cùng
cư trú xen cài với nhau, nhưng trong đó tộc Thái (với những yếu tố tiếp biến từ
văn hóa Đơng Nam Á) nổi lên như một sắc thái đại diện cho văn hóa Tây Bắc.
Từ điều kiện cảnh quan, môi trường sống đã tạo nên những nét đặc trưng, cả về
vật chất dẫn tinh thần, cho văn hóa vùng này. Các tộc người trong vùng đều có
tín ngưỡng ''vạn vật hữu linh'' và tín ngưỡng nơng nghiệp.


Vùng văn hóa Việt Bắc:


- Gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Thái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, phần
đồi núi Phú Thọ, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh. Cư dân chủ yếu của vùng Việt
Bắc là người Tày - Nùng, ngồi ra cịn có các tộc khác như H'Mơng, Dao, Hoa,
13


Lơ Lơ, Sán Chày..., nhưng trong đó văn hóa Tày - Nùng giữ vai trị chủ thể và
có ảnh hưởng tới văn hóa của các tộc người khác.
- Những đặc trưng văn hóa chung của vùng được thể hiện qua nếp sống lâu đời
của các cư dân ở đây, qua các phương thức lao động, qua cách ứng xử với mơi
trường tự nhiên, qua các thói quen trong sinh hoạt (ăn, mặc, ở, đi lại) của họ.
Tín ngưỡng của các cư dân ở đây pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng
nơng nghiệp, thờ cúng tổ tiên...) với các ảnh hưởng Đạo giáo, Phật giáo và
Khổng giáo.
- Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng thể hiện tập trung ở các lễ hội cổ truyền (mà
điển hình là hội Lồng tồng - hội xuống đồng), và sinh hoạt văn hóa chợ, đây là
một sinh hoạt văn hóa đặc thù ở vùng Việt Bắc.


Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ:

- Là vùng đồng bằng thuộc lưu vực những dịng sơng Hồng, sông Mã, với cư dân
chủ yếu là người Việt và nền văn hóa nơng nghiệp trồng lúa nướcChâu thổ Bắc
Bộ là vùng văn hóa - lịch sử cổ, là cái nơi hình thành dân tộc Việt, là trung tâm
của các nền văn minh lớn: Đông Sơn, Đại Việt..., do vậy nó mang trong mình
truyền thống văn hóa dân tộc bền chắc, vừa thích ứng kịp thời với những biến
động lịch sử - thể hiện ở chỗ luôn tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài để tái
tạo nên giá trị và bản sắc riêng - vừa đóng vai trị định hướng cho đường đi của
dân tộc và đất nước. Đây là vùng đất có sức hút những tinh hoa mn nơi, rồi

từ đó lại tỏa đi mn nơi những giá trị văn hóa, khiến nó trở thành biểu tượng
cao đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.


Vùng văn hóa Trung Bộ:

- Bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Do vị thế địa lý - lịch sử, Trung Bộ đã trở thành trạm trung chuyển, là nơi dừng
chân của người Việt trước khi tiến về phía Nam mở cõi.
14


- Sự tiếp biến văn hóa này đã khiến văn hóa của người Việt Trung Bộ thay đổi
so với của người Việt Bắc Bộ. Điều kiện tự nhiên, môi trường đã làm cho vùng
đất này hình thành một nền văn hóa biển bên cạnh nền văn hóa nơng nghiệp.
 Vùng văn hóa Tây Nguyên:
- Bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, là địa bàn sinh sống
của hơn hai mươi tộc người thuộc về hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu: Môn Khơmer và MãLai - Nam Đảo. Đây là vùng tương đối khép kín, ít giao lưu với
bên ngoài, nên tới gần đây các dân tộc Tây Ngun cịn bảo lưu khá ngun
vẹn văn hóa truyền thống của mình, một nền văn hóa ít nhiều mang tính bản
địa Đơng Nam Á cổ đại trước khi tiếp xúc với hai nền văn minh Trung Hoa và
Ấn Độ. Nền sản xuất nương rẫy đã qui định những sắc thái văn hóa lớn của
vùng này: Tồn bộ văn hóa tộc người cơ bản vẫn là văn hóa dân gian, tín
ngưỡng nơng nghiệp với trình độ tư duy thần bí, ''văn hóa cồng chiêng'' và ''văn
hóa nhà mồ'' là truyền thống đặc trưng nổi bật của văn hóa vùng này.
 Vùng văn hóa Nam Bộ:

- Thuộc địa phận các tỉnh Nam Bộ, hình thành trên vùng châu thổ của hai hệ
thống sơng chính là Cửu Long ở phía tây và Đồng Nai ở phía đơng. Đây là một

vùng đất mới đối với người Khơ Me, Việt, Hoa. Điều kiện tự nhiên, môi trường
của nam Bộ đã tạo cho vùng đất này những sắc thái văn hóa tiêu biểu, những
''tính cách'' riêng của mình. Đặc trưng đầu tiên dễ nhận thấy là q trình giao
lưu văn hóa diễn ra với một tốc độ mau lẹ, tạo cho văn hóa Nam Bộ tính chất
cởi mở, hướng ngoại. Văn hóa Nam Bộ là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống
của vùng đất gốc (các tộc người Việt, Hoa, Khơ-Me...) với điều kiện tự nhiên
lịch sử vùng đất mới, làm nảy sinh những yếu tố văn hóa riêng biệt thể hiện ở
cả đời sống vật chất và tinh thần.
Các miền văn hóa Việt Nam
 MIỀN BẮC
15


- Vị trí địa lý
Nằm ở phía đơng bắc đồng bằng sông Hồng và sườn đông nam vùng đông
bắc bắc bộ, tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ có 3 cực là 3 thành phố lớn là Hà Nội,
Hải Phòng, Hạ Long.ở đây Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa họckỹ thuật của nước ta.
- Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu
Đặc trưng khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh, từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, và có tiết mưa phùn trong mùa khơ. Đó là điều kiện hết sức
thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm: vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xn, vụ
hè thu, vụ mùa.
+ Sơng ngịi
Mạng lưới sơng ngịi trong vùng tương đối phát triển ở vị trí hạ lưu sơng
Hồng và sơng Thái Bình với nhiều chi lưu nên vùng có một mạng lưới sơng
tương đối dày đặc. Vì vậy, ở đó xây dựng hệ thống đê sơng, đê biển, để ngăn
lũ, nước mặn, phát triển hệ thống tưới tiêu, thuỷ nông. Kết hợp với hệ thống
đường bộ, hệ thống giao thông đường thuỷ tạo thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế và xã hội.

+ Đất
Đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp
Thuận lợi cho việc trồng các cây ngắn ngày như lúa, hoa màu lương thực, cây
công nghiệp hàng năm.
+ Danh lam thắng cảnh
Vùng có nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo (vịnh Hạ Long, đảo Cát
Bà, bán đoả Đồ Sơn), cùng các địa điểm du lịch lân cận như Đồng Mô- Ngải
Sơn, Côn Sơn- Kiếp Bạc, Chùa Hương, rừng Cúc Phương, Tam Cốc- Bích
Động… nổi tiếng của dân tộc ở Hà Nội, Hải Phòng, HảiDương, Quảng Ninh….
16


có sức hấp dẫn du khách trong và ngồi nước. Đây là lợi thế rất lớn để phát
triển du lịch.
- Con người/ Phong tục tập quán
Tính cách chung của người miền Bắc: tinh tế, thâm thúy, sâu sắc, mặt khác
bảo thủ hồi cổ, lối nói vịng vo tam quốc.
Nơi xuất phát các luồng di dân đi các nơi khác. Bởi thế mà người miền
Bắc thì có “anh cả”, cịn miền Nam thì anh cả được gọi là “anh hai”.
Có truyền thống ăn học, tầng lớp trí thức đơng đảo, ln đề cao hệ thống trường
sở và chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài đã có cách đây gần ngàn năm.
Người Bắc có tính khoe khoang (hay khoe giàu), rất trọng sĩ diện.
Văn hoá “quà” trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống.
Phụ nữ miền Bắc nổi tiếng về sự đảm đang, thủy chung, có sự hiểu biết rộng
nhưng vẫn cịn đâu đó (dù là rất ít) những chị em bị ảnh hưởng bởi những phong
tục tập quán xưa kia, vẫn khép kín trong lối tư duy xưa cũ.
 MIỀN TRUNG
- Vị trí địa lý
Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đơng, Quảng Tây và
Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng

bằng sơng Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đơng giáp Vinh Bắc Bộ.
- Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu
Có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước. Hàng năm thường xảy
ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán, mà nguyên nhân cơ bản là do
vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Vùng này cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đơng Bắc lạnh, tuy nhiên khơng nhiều như ở Bắc Bộ.
+ Địa hình

17


Địa hình Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có độ cao thấp dần từ
khu vực miền núi xuống đồi gị trung du, xi xuống các đồng bằng phía trong
dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ
+ Đất
Diện tích đất cát, sỏi, đất bạc màu chiếm tỷ lệ lớn. Có 3 loại đất chính là
đất đỏ vàng phân bố ở vùng trung du miền núi, thích hợp cho trồng cây cơng
nghiệp dài ngày và khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả; đất phù sa ven sơng
thích hợp cây lương thực, hoa màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày; đất cát hoặc
cát pha ven biển chất lượng thấp chỉ trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng
phi lao, bạch đàn chống gió, cát.
+ Nước
Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có
nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài
ra, cịn có hệ sinh thái san hơ phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa
biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận.Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh
phù hợp phát triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm
giống là một thế mạnh của ngành thủy sản.
- Con người và Phong tục tập quán

+ Người miền Trung cần cù, chịu thương, chịu khó, hiếu học, tiết kiệm.
+ Phụ nữ miền Trung cần cù chịu khó, có sức chịu đựng rất cao trong mọi hoàn
cảnh của cuộc sống, thùy mị đoan trang nhưng sống khép kín.
+ Do vùng đất khắc nghiệt, nên tính cách người miền trung thường hay nóng nảy
(Nghèo khổ là nỗi buồn ám ảnh nhất, gay gắt nhất. Vì thế con người miền Trung
ln là những con người dễ cáu gắt, bực tức; Sống trong sự đe doạ thường trực,
người miền Trung chịu ảnh hưởng bức bối thường xuyên. Nhu cầu đột phá và
khả năng bị stress rất cao.), khá keo kiệt (Người miền Trung khó thay đổi nhanh
nếp sống, cách sống nên họ thích “ăn chắc, mặc bền), phân chia thì rạch rịi.
18


+ Chính yếu tố này đã tạo ra những dấu ấn đặc biệt. Hị Sơng Mã, hát giặm, hát
ví Nghệ Tĩnh, ca Huế, hò Huế, dân ca Nam Trung bộ và Nhã nhạc cung đình
Huế - cả thảy có 7 loại hình, vượt trội so với 4 ở miền Bắc (có Hát rống quân;
Hát xảm; Hát quan họ; Hát ghẹo Phú Thọ) và 1 ở miền Nam (Dân ca Nam bộ).
Ca dao, dân ca miền Trung không lả lướt, uyển nhẹ như dân ca Bắc bộ, khơng
có cái tơi cơ đơn, khắc khoải và sâu thẳm như dân ca Nam Bộ nhưng thật da
diết và nhiều lắm những trăn trở, những nỗi buồn.
+ Ca dao, dân ca miền Trung không có được nhịp điệu tươi vui như “Tình bằng
có cái trống cơm” hay là điệu nhí nhảnh, rộn rã như “Ới con ngựa, ngựa ô”, mà
man mác buồn, nỗi cám cảnh tụ lại thành những tiếng thở dài - đó là giai điệu
chính của những câu hị, câu hát.
+ Miền trung khắc nghiệt, cay đắng của cuộc sống đã tạo nên nhu cầu bứt phá,
thay đổi cũng như làm nênkhả năng chịu đựng đến mức phi thường. Sựgan lỳ,
ý nghĩ chấp nhận, liều mình đã làm cho miền Trung tự lâu đời là cái nôi thành
công của Lê Lợi, nơi sinh ra của kiêu binh thời Trịnh Nguyễn, bãi chiến trường
của nhiều cuộc chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Trung bộ là nơi
đến của vua Hàm Nghi. Càng không ngẫu nhiên miền Trung đã sinh ra những
con người mà sự nghiệp của họ gắn liền với sự bất tử như Lê Lợi, Nguyễn

Hoàng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Hồng Thái, Trần Phú, Nguyễn
Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Võ Nguyễn Giáp và Hồ Chí Minh...
 MIỀN NAM
- Vị trí địa lý
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành
phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ.
- Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và
cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài,
19


nhiệt độ và tổng tích ơn cao.Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm
là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 tới tháng 4.
- Danh lam thắng cảnh
+ Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh): Nằm ở trung tâm thành phố. Năm

1859. Khởi công xây dựng từ năm 1912 và khánh thành năm 1914. Hình ảnh
chợ Bến Thành được dùng làm biểu tượng cho thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chợ Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh): Khu mua bán sầm uất nhất thành phố, với

rất đông người gốc Hoa sinh sống.
+ Địa đạo Củ Chi: Thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm Tp. Hồ

Chí Minh 70 km về phía tây bắc. Ðịa đạo này là một kỳ quan rộng lớn và dài
250 km.
+ Vũng Tàu: Là một trung tâm du lịch lớn. Bao gồm sự kết hợp hài hoà giữa quần
thể thiên nhiên biển, núi và kiến trúc đô thị cùng các cơng trình như tượng đài,

chùa chiền, nhà thờ, thánh thất...
+ Khu sinh thái Bình Châu - Hồ Cốc: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Thành phố

Hồ Chí Minh 150 km. Bình Châu cùng với rừng ngập mặn Vàm Sát đã được Tổ
chức Du lịch Thế giới (WTO) công nhận là hai trong 65 "Khu du lịch sinh thái
bền vững nhất trên thế giới".
+ Toà Thánh Tây Ninh: Được xây dựng vào năm 1935, tại làng Long Hoa,

huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Có diện tích 12km2. Được xem là một trong
những Thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới. Là nơi đặt trung ương giáo hội
của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.
+ Cù Lao An Bình và Bình Hịa Phước: Nằm giữa sơng Tiền, gồm bốn xã: An

Bình, Bình Hồ Phước, Hồ Ninh, Ðồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh
Long. Cù laorộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, khu vực này có
nhiều cây ăn trái như: chơm chơm, xồi, nhãn, sầu riêng...
20


+ Chợ nổi Ngã Bảy: Thuộc thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, là một chợ trên sông

nổi tiếng của khu vực miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên bán các loại trái cây và
nông thổ sản.
+ Vườn Quốc gia Tràm Chim: Thuộc huyện Tam Nơng, tỉnh Ðồng Tháp, có diện

tích khoảng 7.588ha. Với hệ sinh vật phong phú đa dạng, là nơi sinh sống của
nhiều loài động thực vật, trong đó có nhiều lồi chim q hiếm trên thế giới.
+ Chùa Tây An: Thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang, do một vị

quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An chỉ đạo

xây dựng. Ngơi chùa có kiến trúc hài hồ với cảnh trí thiên nhiên, vẻ đẹp lộng
lẫy.
+ Hà Tiên: Là một thị xã biên giới, tỉnh Kiên Giang. Hà Tiên được hình thành

cách đây gần 300 năm có tên tuổi gắn liền với dịng họ Mạc.
+ Cơn Đảo: Thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 180 km.

Bao gồm 14 đảo lớn, nhỏ, có địa thế hùng vĩ, có nhiều phong cảnh và bãi biển
đẹp cùng với di tích nhà tù nổi tiếng.
+ Ðảo Phú Quốc: Nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên

Giang. Bao gồm 22 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện
tích 573 km².
- Con người/ Phong tục tập quán
Người Nam Bộ thì hướng ngoại, cởi mở, bộc trực, thẳng thắn, thích làm
ăn lớn, thích phiêu lưu mạo hiểm, rất trọng nghĩa khinh tài.
Là vùng đất mới, trên vai không trĩu nặng truyền thống hàng ngàn năm đã
khiến con người Nam Bộ trở nên mạnh bạo, năng động, cởi mở…
Phụ nữ miền Nam là mẫu người mạnh mẽ trong cuộc sống, phóng khống,
rộng rãi, thích khám phá cái mới lạ nhưng lại khá thực dụng.
Tính cách Nam Bộ là một khía cạnh văn hố ứng xử và để lại dấu ấn rõ
rệt trong mọi mặt đời sống văn hố. Người Nam Bộ được Trịnh Hồi Đức cho
là những người “trọng nghĩa khinh tài”, Lê Quý Đơn thì coi người Nam Bộ là
21


“dân dám làm ăn lớn”, người nước ngồi thì khái quát “hiếu khách hơn bất kỳ
nơi nào ở Châu Á”.
Một phần người dân Nam Bộ từ gốc gác dân tội đồ, lưu tán đã tơi luyện ở
họ tính mạo hiểm, thích nay đây mai đó nhưng vẫn hướng về cội nguồn. Ở nơi

đâu họ đặt chân tới thì sẽ mọc lên các miếu thờ vọng về cố hương.
Những người khai phá vùng đất mới này là những người coi nghĩa khí làm
đầu, họ cư xử hào hiệp, coi khinh tiền tài, có thể vì nghĩa khí mà xả thân khơng
nuối tiếc. Họ cịn là những người mến khách, thơng cảm, quý trọng nhau có thể
nhường cơm xẻ áo
Trong ứng xử, họ cởi mở, chan hoà, dễ kết thân, dễ hoà vào với cộng đồng
mới lạ, không sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không đặt nặng vấn đề môm đăng hộ đối.
Người Nam Bộ xưa là những người ít học, và cũng không coi việc học
hành là con đường tiến thân, đổi đời như người nông dân miền Bắc. Bởi vậy họ
không phải là những con người sống nội tâm, chuộng suy tư mà là những người
ưa hành động. Vì thế ứng xử của họ thường bộc trực, thẳng thắn; ngôn từ ít chữ
nghĩa, văn chương chào đón.
Người Nam Bộ thích kết thân bạn bè để cùng nhau chè chén, ăn chơi xả
láng, và cũng khá là ồn ào nhưng sẵn trong họ một cái gì đó mang nặng âm điệu
sầu tư. Nên trong cuộc vui họ ham mê hát xướng, hát bội, hát cải lương, nhất là
các âm điệu vọng cổ chứa chất sầu vọng. Đó là hai mặt trong tâm lý con người
Nam Bộ.
Họ còn là những người sẵn sàng tiếp nhận và hướng về cái mới rất nhanh,
nhạy cảm với cái mới trong cả việc làm ăn, lẫn vui chơi
Nam Bộ có những nét riêng so với các vùng đất có bề dày lịch sử như Bắc
Bộ, Trung Bộ đó là vùng đất giàu sức trẻ. Vị thế địa chính trị, địa văn hố của
Nam Bộ, khiến nó trở thành trung tâm mà q trình tiếp biến văn hố diễn ra
nhanh chóng cả bề mặt lẫn bề sâu, cả về lượng và chất tạo cho Nam Bộ có những
đặc thù riêng.
22


×