Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ôn tập marketing giữa kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.04 KB, 13 trang )

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MARKETING
1.1 Marketing với tư cách là hoạt động của con người
Bài tập tự luận

1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa marketing và tiêu thụ sản phẩm là gì?
2. Marketing bắt đầu khi nào và kết thúc khi nào? Hãy giải thích.
3. Marketing là hoạt động của cá nhân hay tổ chức? Marketing là hoạt động của tổ chức kinh
doanh hay phi kinh doanh? Hãy giải thích.
4. Bản thân bạn có thấy cần phải làm marketing không? Tại sao? Bạn sẽ làm như thế nào?
5. Khi du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990, một số người đã dịch “marketing” là “tiếp
thị”. Bạn có đồng tình với cách dịch đó khơng? Tại sao có và tại sao khơng?
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
1. Marketing và tiêu thụ sản phẩm là đồng nghĩa.
2. Tiêu thụ sản phẩm bắt đầu sau khi sản phẩm được làm ra. Marketing kết thúc sau khi sản
phẩm được tiêu thụ.
3. Marketing là hoạt động dành cho mọi doanh nghiệp, tổ chức phi kinh doanh và cá nhân.
4. Nguyên lý tảng băng trôi muốn ám chỉ rằng đa số hoạt động marketing nằm ở phần nổi của
tảng băng.
5. Theo trình tự thời gian, có 4 giai đoạn của q trình kinh doanh là chuẩn bị sản xuất, sản
xuất, bán và dịch vụ sau khi bán. Giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn bán hay tiêu thụ sản
phẩm.

1.2 Marketing với tư cách là triết lý quản trị
Bài tập tự luận

1. Triết lý trọng sản xuất có đặc điểm gì? Bạn thấy doanh nghiệp nào đang theo đuổi triết lý này?
Triết lý này đúng hay sai? Hãy giải thích.
2. Triết lý trọng sản phẩm có đặc điểm gì? Triết lý này có gì khác với triết lý trọng sản xuất?


Bạn thấy doanh nghiệp nào đang theo đuổi triết lý này? Triết lý này đúng hay sai? Hãy giải
thích.
3. Triết lý trọng tiêu thụ có đặc điểm gì? Triết lý này có gì khác với triết lý trọng sản xuất và
trọng sản phẩm? Bạn thấy doanh nghiệp nào đang theo đuổi triết lý này? Triết lý này đúng
hay sai? Hãy giải thích.
4. Bốn trụ cột của triết lý marketing là gì? Triết lý marketing có gì khác về bản chất so với các
triết lý trọng sản xuất, trọng sản phẩm và trọng tiêu thụ? Tại sao lại nói rằng thỏa mãn khách


hàng là điều kiện cần để doanh nghiệp thành công? Hãy giải thích.
5. Đâu là những đặc điểm chính của triết lý marketing vị xã hội? Tại sao triết lý này lại ra đời?
Trong bối cảnh xã hội ngày nay, doanh nghiệp có nhất thiết phải đi theo triết lý này không?
6. Bạn hiểu như thế nào về phát biểu “Khách hàng ln ln đúng”?
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

1. Quan điểm quản trị cho rằng doanh nghiệp sẽ thành cơng khi làm ra những sản phẩm có giá
thấp và có mạng lưới phân phối rộng là triết lý trọng sản phẩm.
2. Triết lý trọng sản phẩm là tiên tiến hơn triết lý trọng sản xuất.
3. Thỏa mãn khách hàng là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp thành công.
4. Triết lý quản trị cho rằng marketing không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại của khách hàng, mà
cần đảm bảo không làm tổn hại tới lợi ích dài hạn của người tiêu dùng và xã hội, là triết lý
marketing.
5. Sự thỏa mãn của khách hàng chỉ có thể đạt được khi có sự phối hợp tốt giữa các công cụ trong
marketing-mix.

1.3 Những khái niệm cốt lõi của marketing
Bài tập tự luận

1. Trình bày khái niệm nhu cầu. Phân biệt nhu cầu chung, nhu cầu cụ thể và nhu cầu có khả năng
thanh tốn. Cho thí dụ minh họa.

2. Phân biệt các khái niệm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cho thí dụ minh họa.
3. Trình bày khái niệm thị trường trong marketing và cho thí dụ về cách dùng thuật ngữ thị
trường trên thực tế. Phân biệt thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu. Cho thí dụ minh
họa.
4. Phân biệt giao dịch và trao đổi. Có loại hành vi trao đổi nào mà khơng phải là giao dịch
khơng? Mục đích của hành vi đó là gì?
5. Trình bày khái niệm giá trị dành cho khách hàng (giá trị cảm nhận). Phân biệt chất lượng cảm
nhận và giá trị cảm nhận. Nhà marketing cần làm gì để tăng giá trị cảm nhận?
6. Giá trị của một khách hàng đối với doanh nghiệp là gì? Đo lường như thế nào? Giá trị của
khách hàng đối với doanh nghiệp có ý nghĩa gì đối với chiến lược kinh doanh và marketing
của doanh nghiệp?
7. Phát biểu và giải thích định nghĩa về sự thỏa mãn của khách hàng. Theo định nghĩa, cần làm
gì để tăng sự thỏa mãn dành của khách hàng?
8. Lòng trung thành của khách hàng là gì? Đâu là những biểu hiện của lịng trung thành?
9. Marketing-mix là gì? Chữ “mix” trong “marketing-mix” có ý nghĩa như thế nào? Giải thích
bốn thành phần (P1, P2, P3, P4) của marketing-mix. Ý nghĩa của khái niệm này đối với hoạt
động marketing của doanh nghiệp là gì?


10. Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) là gì? Mục tiêu của hoạt động CRM là gì? Ngày nay các
doanh nghiệp có cần đến CRM khơng?
Bài tập đúng-sai có yêu cầu giải thích

6. Thực chất của quản trị marketing là quản trị nhu cầu.
7. Sản phẩm bao gồm những thứ sờ thấy được mà một bên đem ra chào bán.
8. Tư duy marketing hiện đại chú trọng tới việc xây dựng quan hệ trước, bàn chuyện kinh doanh
sau.
9. Quảng cáo mạnh sẽ làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng.
10. Lòng trung thành của khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự thỏa mãn của khách hàng.
11. Giá trị cảm nhận và chất lượng cảm nhận nhìn chung là đồng nghĩa.


1.4 Vai trò của marketing
1.5 Thách thức đối với marketing trong thời đại mới
Bài tập tự luận

11. Trình bày 3 vai trị và chức năng chính của hoạt động marketing đối với doanh nghiệp.
12. Marketing có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? đối với tổ chức phi kinh
doanh?
13. Marketing có quan trọng đối với cá nhân, chẳng hạn như bản thân bạn không? Tại sao? Hãy
giải thích.
14. Hoạt động marketing tại doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số ngày nay đang phải đối mặt
với những thách thức như thế nào? Nếu bạn là người làm công tác marketing trong doanh
nghiệp, bạn sẽ đối mặt với những thách thức gì? Hãy giải thích.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

12. Bộ phận marketing có tầm quan trọng lớn hơn các bộ phận chức năng khác như sản xuất, nhân
lực, tài chính trong doanh nghiệp.
13. Trong doanh nghiệp, bộ phận marketing có vai trị giúp doanh nghiệp bán được lượng sản
phẩm đã làm ra.
14. Marketing thường không cần thiết đối với các quỹ từ thiện.
15. Marketing cho bản thân là điều không nên làm.
16. Một thách thức đối với hoạt động marketing ngày nay là làm sao thu thập được nhiều thông
tin offline (ngoại tuyến) nhiều hơn.


CHƯƠNG 2
THU THẬP THÔNG TIN MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
2.1 Quyết định và thông tin marketing
Bài tập tự luận


6. Những quyết định nào của nhà quản trị trong doanh nghiệp là quyết định marketing? Quyết
định marketing có gì khác với các quyết định của các bộ phận chức năng khác như sản xuất,
nhân lực, tài chính, kế tốn, cơng nghệ thơng tin? Cho thí dụ về một số dạng quyết định
marketing.
7. Những căn cứ để nhà quản trị marketing đưa ra quyết định là gì? Nếu nhà quản trị khơng có
đủ thơng tin trước một quyết định, người đó sẽ làm gì?
8. Thế nào là thơng tin marketing? Đâu là những đặc điểm của thông tin marketing tốt? Hãy giải
thích.
9. Hãy phân biệt 3 loại thơng tin marketing: (a) thông tin nội bộ; (b) thông tin sự kiện về mơi
trường bên ngồi; (c) thơng tin nghiên cứu marketing. Cho thí dụ minh họa.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
1. Quyết định về nhà cung cấp là một loại quyết định marketing.
2. Nhanh chóng và tin cậy là đặc tính của thơng tin tốt.
3. Doanh số bán hàng là một loại thông tin nghiên cứu marketing mà nhà quản trị marketing cần
thu thập.
4. Thị phần của đối thủ cạnh tranh trong tháng trước là một loại thông tin sự kiện về môi trường
bên ngoài.
5. Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm hữu hình và dịch vụ của doanh nghiệp là
một loại thông tin nghiên cứu thị trường.

2.2 Thu thập thông tin marketing
Bài tập tự luận

10. Trình bày một số loại thông tin nội bộ mà nhà marketing cần và phương pháp thu thập loại
thơng tin này.
11. Trình bày một số loại thơng tin marketing mang tính sự kiện ở bên ngoài mà nhà marketing
cần thu thập. Phương pháp để thu thập loại thơng tin này là gì?
12. Thơng tin nghiên cứu marketing là gì? Có những phương pháp nào để thu thập loại thông tin

này?
13. So sánh 3 loại thông tin marketing: thông tin nội bộ, thông tin sự kiện và thông tin nghiên cứu
thị trường (nội dung thông tin, tần suất thu thập, phương pháp thu thập và nguồn thơng tin)
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.


6. Hệ thống báo cáo bán hàng là một nguồn thông tin nội bộ quan trọng.
7. Kho dữ liệu (data warehouse) chỉ cung cấp các thông tin nội bộ của doanh nghiệp.
8. Thơng tin tình báo marketing thường được thu thập một cách bí mật, lén lút.
9. Nhân viên bán hàng là một nguồn quan trọng để thu thập thông tin sự kiện.
10. Thông tin nghiên cứu marketing được thu thập một cách liên tục, hàng ngày.

2.3 Quá trình nghiên cứu thị trường
Bài tập tự luận

14. Trình bày các đặc điểm chính của 5 giai đoạn trong q trình nghiên cứu thị trường.
15. Cho thí dụ về một vấn đề marketing, một quyết định marketing cần phải đưa ra và mục tiêu
nghiên cứu thị trường tương ứng.
16. Trình bày các nội dung chính của giai đoạn lập kế hoạch nghiên cứu thị trường.
17. So sánh phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (mục tiêu, các phương pháp, kiểu
dữ liệu thu được).
18. So sánh các phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn mặt đối mặt, phỏng vấn qua điện thoại, khảo
sát qua email, khảo sát online qua Google Form (số lượng thơng tin, chất lượng thơng tin, chi
phí, thời gian thu thập).
19. Trình bày các phương pháp lấy mẫu khảo sát sau đây và cho thí dụ minh họa: (a) lấy mẫu
nhiên đơn giản; (b) ngẫu nhiên hệ thống; (c) lấy mẫu thuận tiện; (d) lấy mẫu cô-ta.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích


Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
11. Giai đoạn đầu tiên trong nghiên cứu thị trường là lập kế hoạch nghiên cứu.
12. Trong một dự án nghiên cứu thị trường mục tiêu của nghiên cứu thị trường là quyết định
marketing mà nhà quản trị marketing phải đưa ra.
13. Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu cần được thu thập trước dữ liệu sơ cấp trong mỗi dự án nghiên
cứu thị trường.
14. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, giáp mặt là có chi phí thu thập dữ liệu thấp nhất trong các
phương pháp tiếp xúc phỏng vấn.
15. Loại hình nghiên cứu mà tập trung khám phá các nhân tố ảnh hưởng, tìm cách trả lời câu hỏi
tại sao thay vì bao nhiêu, là nghiên cứu định tính.
16. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho phép có được mẫu nghiên cứu có tính đại diện tốt cho
tổng thể nghiên cứu.

2.3 Quá trình nghiên cứu thị trường
Bài tập tự luận

20. Trình bày đặc điểm của dữ liệu sơ cấp so với dữ liệu thứ cấp.
21. So sánh ưu nhược điểm của việc sử dụng câu hỏi đóng so với câu hỏi mở trong thiết kế phiếu
khảo sát.


22. Trình bày 4 cấp bậc dữ liệu (định danh, xếp hạng, khoảng, tỷ lệ) và cho thí dụ về cách đặt câu
hỏi nghiên cứu marketing để tạo ra các loại dữ liệu đó.
23. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của dự án nghiên cứu marketing.
24. Trình bày những lưu ý khi viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu trước khách hàng.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
17. Dữ liệu sơ cấp nhìn chung là tốn ít thời gian thu thập và chi phí hơn là dữ liệu thứ cấp.
18. “Tại sao anh/chị không tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp chúng tôi?” là một câu

hỏi mở.
19. Loại câu hỏi đòi hỏi người trả lời phải cho điểm các phương án, sao cho tổng điểm phải bằng
100, là một câu hỏi dễ trả lời.
20. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, giáp mặt là có chi phí thu thập dữ liệu cao nhất trong các
phương pháp tiếp xúc phỏng vấn.
21. Phỏng vấn thử là hoạt động không thực sự cần thiết khi thiết kế bản câu hỏi khảo sát.

2.4 Đo lường và dự báo nhu cầu thị trường
Bài tập tự luận

25. Phân biệt các khái niệm: (a) thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối; (b) doanh thu, doanh số
và lượng tiêu thụ.
26. Trình bày các phương pháp đo lường nhu cầu hiện tại của thị trường.
27. Trình bày các phương pháp đo lường thị phần của một nhãn hàng trên thị trường.
28. Trình bày các phương pháp dự báo nhu cầu tương lai của thị trường
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
22. Thị phần tương đối thường được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
23. Cơng thức tổng nhu cầu thị trường = n.p.q có thể sử dụng để đo lường nhu cầu hiện tại và dự
báo nhu cầu tương lai.
24. Phương pháp khảo sát ý định mua sắm của người tiêu dùng có thể áp dụng với mọi loại sản
phẩm.
25. Tỷ số giữa doanh số bán của nhãn hàng X và tổng doanh số bán của các nhãn hàng cùng
ngành được gọi là thị phần tương đối của X.
26. Doanh số bán năm tới có thể ước tính bằng cách lấy doanh số bán của năm hiện tại nhân với
(1+g), trong đó g là tốc độ tăng trưởng dự báo của doanh số.


CHƯƠNG 3

MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
3.1 Giới thiệu chung về mơi trường marketing
Bài tập tự luận

29. Trình bày vai trị và tầm quan trọng của việc phân tích mơi trường marketing của doanh
nghiệp.
30. Trình bày các thành phần của mơi trường nội bộ doanh nghiệp theo mơ hình Value Chain của
Michael Porter. Ý nghĩa của mơ hình Value Chain đối với việc hoạch định chiến lược kinh
doanh và marketing là gì?
31. Kể tên các thành phần của mơi trường marketing vĩ mô và môi trường marketing vi mô. Các
môi trường thành phần này có tác động tới doanh nghiệp như thế nào? Chúng có ảnh hưởng
lẫn nhau khơng? Hãy giải thích.
32. SWOT là gì? Trình bày vai trị và ý nghĩa của phân tích SWOT.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
27. Theo phạm vi tác động, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và marketing của doanh
nghiệp có thể chia thành môi trường bên trong và môi trường bên ngồi.
28. Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp bao gồm mơi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
29. SWOT là tên viết tắt của Điểm mạnh, Điểm yếu, Vận hành và Công nghệ.

3.2 Môi trường marketing vĩ mô
3.2.1 Môi trường kinh tế
3.2.2 Môi trường nhân khẩu
Bài tập tự luận

33. Môi trường kinh tế của doanh nghiệp là gì? Trình bày các biến số hay chỉ tiêu đánh giá môi
trường kinh tế và ảnh hưởng của chúng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
34. Các xu thế của môi trường kinh tế Việt Nam hiện nay là gì? Các xu thế đó đang tạo ra cơ hội
hay nguy cơ cho doanh nghiệp? Nếu có thì cho nhóm doanh nghiệp nào?

35. Theo Luật Engel, khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì chi tiêu dùng cho các nhóm hàng
hóa, dịch vụ sẽ thay đổi như thế nào? Hãy giải thích.
36. Mơi trường nhân khẩu của doanh nghiệp là gì? Trình bày các biến số hay chỉ tiêu đánh giá
mơi trường nhân khẩu và ảnh hưởng của chúng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
37. Các xu thế của mơi trường nhân khẩu Việt Nam hiện nay là gì? Các xu thế đó đang tạo ra cơ
hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp? Nếu có thì cho nhóm doanh nghiệp nào?
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
30. GDP bình qn đầu người là một biến số thuộc về môi trường nhân khẩu.


31. Theo Luật Engel, khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên, số tiền chi tiêu cho thực phẩm và đồ
uống sẽ giảm xuống.
32. Khi đồng nội tệ mất giá, cơ hội sẽ đến đối với ngành du lịch.
33. Xu thế của môi trường nhân khẩu Việt Nam hiện nay là sự già hóa dân cư.
34. Xét về tổng thể, cơ cấu giới tính ở nước ta có sự mất cân đối trong đó số lượng nam nhiều hơn
số lượng nữ.

3.2 Môi trường marketing vĩ mô
3.2.3 Môi trường tự nhiên
3.2.4 Môi trường công nghệ
Bài tập tự luận

38. Môi trường tự nhiên của doanh nghiệp là gì? Trình bày các biến số hay chỉ tiêu đánh giá môi
trường tự nhiên và ảnh hưởng của chúng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
39. Các xu thế của môi trường tự nhiên Việt Nam hiện nay là gì? Các xu thế đó đang tạo ra cơ hội
hay nguy cơ cho doanh nghiệp? Nếu có thì cho nhóm doanh nghiệp nào?
40. Mơi trường cơng nghệ của doanh nghiệp là gì? Trình bày các biến số hay chỉ tiêu đánh giá
môi trường công nghệ và ảnh hưởng của chúng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

41. Các xu thế của môi trường cơng nghệ trên thế giới hiện nay là gì? Các xu thế đó đang tạo ra
cơ hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp? Nếu có thì cho nhóm doanh nghiệp nào?
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
35. Khí hậu hai mùa tại miền Nam tạo cơ hội cho ngành hàng nước giải khát.
36. Sự ô nhiễm gia tăng là xu thế của môi trường tự nhiên hiện nay.
37. Những tiến bộ công nghệ làm cho chu kỳ sống của sản phẩm trở nên dài hơn.
38. AI và IoT là các xu thế công nghệ của thời đại mới.

3.2 Môi trường marketing vĩ mô
3.2.5 Mơi trường chính trị – pháp luật
3.2.6 Mơi trường văn hóa – xã hội
Bài tập tự luận

42. Mơi trường chính trị của doanh nghiệp là gì? Trình bày các biến số hay chỉ tiêu đánh giá mơi
trường chính trị và ảnh hưởng của chúng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
43. Môi trường pháp luật của doanh nghiệp là gì? Kể tên hệ thống văn bản pháp luật tại Việt
Nam. Xu thế của môi trường pháp luật Việt Nam là gì? Ảnh hưởng của xu thế đó tới doanh
nghiệp như thế nào?
44. Cho thí dụ về một số văn bản pháp luật được ban hành gần đây tại Việt Nam và tác động của
chúng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
45. Mơi trường văn hóa – xã hội của doanh nghiệp là gì? Trình bày các đặc điểm của mơi trường
văn hóa – xã hội tại Việt Nam và những cơ hội hay thách thức kinh doanh phát sinh do những
đặc điểm đó.


46. Trình bày các xu thế của mơi trường văn hóa – xã hội. Cho thí dụ thể hiện sự trung thành với
các giá trị văn hóa cốt lõi của người Việt Nam và cơ hội marketing từ đặc điểm đó.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích


Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
39. Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp có quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khơng phụ
thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, trừ một số danh mục hàng hóa đặc biệt.
40. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là đa đảng.
41. Tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sự cạnh tranh đúng pháp
luật giữa các doanh nghiệp là xu thế của môi trường pháp luật Việt Nam.
42. Thuế suất thuế nhập khẩu ô-tô bằng 0% là cơ hội đối với mọi doanh nghiệp.
43. Trọng tình là một đặc điểm cốt lõi của văn hóa Việt Nam.
44. Sự mua sắm bất chợt gia tăng là một xu thế của mơi trường văn hóa – xã hội ngày nay.

3.3 Phân tích mơi trường ngành và đối thủ cạnh tranh
3.3.1 Phân tích mơi trường ngành
3.3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bài tập tự luận

47. Trình bày khái niệm mơi trường ngành. Các thuật ngữ dưới đây có phải là ngành không: (a) xe
máy; (b) ô-tô và xe máy; (c) phương tiện giao thông cá nhân; (d) vận tải công cộng; (e) giao
thơng vận tải. Mục tiêu của phân tích ngành là gì?
48. Phân biệt bốn kiểu cấu trúc ngành: độc quyền, độc quyền nhóm, cạnh tranh có tính độc quyền
và cạnh tranh hồn hảo. Cấu trúc ngành có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời, rủi
ro và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp?
49. Trình bày khái niệm đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một nhãn hàng theo nghĩa
hẹp và nghĩa rộng. Phân biệt 4 cấp độ về cạnh tranh: (a) cạnh tranh trực tiếp; (b) cạnh tranh
trong cùng chủng loại; (c) sản phẩm thay thế; (d) cạnh tranh về nhu cầu. Cho thí dụ minh họa
và hàm ý đối với công tác marketing của doanh nghiệp.
50. Trình bày tóm tắt các bước chính cần làm trong phân tích đối thủ cạnh tranh.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.

45. Tập hợp các sản phẩm có tính thay thế gần cho nhau được gọi là ngành.
46. Sự cạnh tranh về giá rất hay xảy ra trong kiểu ngành độc quyền nhóm.
47. Sữa đậu nành là đối thủ cạnh tranh của nước giải khát Pepsi-Cola.

Việc chú ý phân tích sự cạnh tranh đến từ các sản phẩm thay thế là dấu hiệu của marketing
thiển cận.


CHƯƠNG 4
HÀNH VI MUA CỦA KHÁCH HÀNG
4.1 Hành vi mua của người tiêu dùng cá nhân
4.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng cá nhân
4.1.2 Đặc điểm của người tiêu dùng
- Đặc điểm văn hóa
- Đặc điểm xã hội
Bài tập tự luận

51. Phân biệt các khái niệm khách hàng, người tiêu dùng, người tiêu dùng cá nhân. Tại sao
marketing phải nghiên cứu hành vi mua của khách hàng?
52. Trình bày mơ hình Kích thích – Đáp ứng về hành vi mua của người tiêu dùng cá nhân. Thuật
ngữ “Kích thích” trong mơ hình muốn nói đến những gì? Nêu ý nghĩa của mơ hình đối với
cơng tác marketing của doanh nghiệp.
53. Cho một thí dụ về việc mua sắm gần đây của bạn để minh họa mơ hình Kích thích – Đáp ứng.
Ý nghĩa của mơ hình đối với người tiêu dùng là gì?
54. Đặc điểm văn hóa của người tiêu dùng cá nhân bao gồm những khía cạnh hay thành phần gì?
Đặc điểm văn hóa của người tiêu dùng cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua
của họ? Cho thí dụ minh họa.
55. Đặc điểm xã hội của người tiêu dùng bao gồm những khía cạnh hay thành phần gì? Đặc điểm
xã hội của người tiêu dùng cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua của họ? Cho
thí dụ minh họa.

Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
48. Trước một kích thích từ sản phẩm mới hay chương trình quảng cáo, nhìn chung người tiêu
dùng có phản ứng đáp lại giống nhau.
49. Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng là nền tảng của hoạch định chiến lược marketing.
50. Trong một quốc gia, thường có nhiều nhánh văn hóa hay tiểu văn hóa khác nhau.
51. A đang định mua một chiếc laptop mới. Bạn bè cùng lớp với A là nhóm tham khảo trực tiếp
của A.
52. Vai trị và địa vị của một cá nhân chính là một đặc điểm xã hội mà có ảnh hưởng đến hành vi
mua của cá nhân đó.
53. Việc mua sắm sản phẩm mà sử dụng tại nơi công cộng thường bị ảnh hưởng bởi nhóm tham
khảo nhiều hơn so với việc mua sắm sản phẩm mà sử dụng ở nhà riêng.

4.1 Hành vi mua của người tiêu dùng cá nhân
4.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng cá nhân
4.1.2 Đặc điểm của người tiêu dùng


- Đặc điểm cá nhân
- Đặc điểm tâm lý
Bài tập tự luận

56. Trình bày các khía cạnh của đặc điểm cá nhân mà có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của
người tiêu dùng cá nhân.
57. Trình bày 9 giai đoạn trong vịng đời gia đình của người tiêu dùng cá nhân và ảnh hưởng của
từng giai đoạn tới nhu cầu mua sắm của cá nhân.
58. Trình bày 5 cấp độ nhu cầu trong tháp Nhu cầu ban đầu của Abraham Maslow. Cho thí dụ về
việc mua sắm của người tiêu dùng mà thể hiện các cấp độ nhu cầu đó. Một hành động mua
sắm của người tiêu dùng thường thể hiện một hay nhiều loại nhu cầu? Hãy giải thích.

59. Trình bày về các đặc điểm của nhận thức của con người. Ý nghĩa đối với việc thiết kế sản
phẩm và thơng điệp quảng cáo, truyền thơng là gì?
60. Trình bày về khái niệm lĩnh hội (học) của con người. Lý thuyết lĩnh hội bằng thưởng phạt có ý
nghĩa như thế nào đối với công tác marketing?
61. Diễn giải các khái niệm niềm tin, thái độ và hành vi và mối liên hệ giữa ba khái niệm này.
Cho thí dụ về việc mua sắm của người tiêu dùng để minh họa mối liên hệ giữa ba khái niệm
đó. Ý nghĩa đối với cơng tác marketing là gì?
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
54. Trong các giai đoạn của vịng đời gia đình, giai đoạn vợ chồng son thường có nhiều chi tiêu
cho hàng lâu bền.
55. Hình ảnh bản thân lý tưởng của người tiêu dùng có thể là nhân tố chính thúc đẩy việc mua
sắm dụng cụ tập thể thao.
56. Một hành động mua sắm một mặt hàng cụ thể của một cá nhân có thể do nhiều động cơ khác
nhau.
57. Sử dụng khuyến mại để kích thích việc mua sắm là một ứng dụng của lý thuyết tạo lập lĩnh
hội bằng thưởng phạt.
58. Xuyên tạc hay thành kiến có chọn lọc là một đặc tính của nhận thức của con người.
59. Đối với việc mua các sản phẩm mà cần sự cân nhắc kỹ, tiến trình tâm lý của người tiêu dùng
thường theo trình tự là Niềm tin – Thái độ – Hành vi.

4.1 Hành vi mua của người tiêu dùng cá nhân
4.1.3 Quá trình ra quyết định mua
Bài tập tự luận

62. Trình bày những điểm chính của q trình quyết định mua gồm 5 giai đoạn của người tiêu
dùng cá nhân. Ý nghĩa của việc tìm hiểu quá trình này đối với hoạt động marketing là gì? Có
phải người tiêu dùng nào cũng trải qua đầy đủ 5 giai đoạn nêu trên khơng? Hãy giải thích.
63. Trình bày giai đoạn Ý thức nhu cầu trong quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Hàm ý đối với hoạt động marketing tại giai đoạn này là gì?
64. Trình bày giai đoạn Tìm kiếm thơng tin trong q trình quyết định mua hàng của người tiêu


dùng. Hàm ý đối với hoạt động marketing tại giai đoạn này là gì?
65. Trình bày giai đoạn Đánh giá các phương án mua trong quá trình quyết định mua hàng của
người tiêu dùng. Hàm ý đối với hoạt động marketing tại giai đoạn này là gì?
66. Trình bày giai đoạn Quyết định mua hay Lựa chọn trong quá trình quyết định mua hàng của
người tiêu dùng. Hàm ý đối với hoạt động marketing tại giai đoạn này là gì?
67. Trình bày giai đoạn Hành vi sau khi mua trong quá trình quyết định mua hàng của người tiêu
dùng. Hàm ý đối với hoạt động marketing tại giai đoạn này là gì?
68. Cho thí dụ về một số chương trình marketing gần đây để minh họa việc các doanh nghiệp đã
vận dụng lý thuyết về quá trình quyết định mua của người tiêu dùng trong chiến lược
marketing của họ.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
60. Nhu cầu của cá nhân ln có trước và nhà marketing cần gợi mở, kích thích sự ý thức của
người tiêu dùng về nhu cầu của họ.
61. Khi người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng, việc nhà marketing đưa thông tin sớm cho người
tiêu dùng sẽ không có lợi cho nhà marketing.
62. Người tiêu dùng lý trí thường phân tích các sản phẩm nhãn hiệu cần mua thành các thuộc tính
và cho điểm các phương án mua sắm các thuộc tính đó.
63. Nhãn hiệu được chấm điểm cao nhất trong giai đoạn Đánh giá các phương án, luôn là nhãn
hiệu được người tiêu dùng lựa chọn.
64. Nhà marketing không cần quan tâm quá nhiều tới hành vi sử dụng và loại bỏ sản phẩm sau khi
mua của người tiêu dùng.

4.1 Hành vi mua của người tiêu dùng cá nhân
4.1.4 Các kiểu hành vi mua

4.1.5 Hành vi mua sản phẩm mới
Bài tập tự luận

69. Trình bày 3 kiểu hành vi mua hàng của người tiêu dùng theo mức độ quan tâm: quan tâm ít,
quan tâm vừa phải và quan tâm nhiều. Cho thí dụ để minh họa mỗi kiểu hành vi mua nói trên.
Ý nghĩa đối với cơng tác marketing của doanh nghiệp là gì?
70. Việc thiết kế sản phẩm, bao bì và thơng điệp quảng cáo có gì khác nhau đối với kiểu hành vi
mua quan tâm nhiều và quan tâm ít? Cho thí dụ minh họa.
71. Trình bày về quá trình chấp nhận sản phẩm mới của cá nhân. Ý nghĩa đối với công tác
marketing là gì?
72. Trình bày về quá trình lan truyền đổi mới trong cộng đồng và ý nghĩa đối với công tác
marketing của doanh nghiệp.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
65. Hành vi mua nước giải khát của người tiêu dùng cá nhân thường có mức độ quan tâm ít.


66. Đối với hành vi mua quan tâm nhiều, vai trị của nhân viên bán hàng khơng thực sự quan
trọng.
67. Khi một sản phẩm tiêu dùng mới được giới thiệu ra thị trường, tỷ lệ người tiêu dùng chấp
nhận ở giai đoạn đầu thường khá thấp.
68. Những người chọn mua sản phẩm mới ngay khi chúng mới được giới thiệu ra thị trường,
thường là những người có khả năng tài chính và am hiểu về cơng nghệ.

4.2 Hành vi mua của doanh nghiệp sản xuất
4.3 Hành vi mua của tổ chức phi lợi nhuận
Bài tập tự luận

73. Nhu cầu mua và hành vi mua của doanh nghiệp sản xuất có những điểm gì khác với của người

tiêu dùng cá nhân? Hãy giải thích.
74. Trình bày q trình ra quyết định mua của doanh nghiệp sản xuất. So sánh quá trình này với
quá trình quyết định mua của người tiêu dùng cá nhân. Ý nghĩa đối với công tác marketing
công nghiệp là gì?
75. Trình bày ba kiểu hành vi mua của khách hàng công nghiệp theo nhiệm vụ mua và nêu hàm ý
đối với cơng tác marketing cơng nghiệp.
76. Trình bày về những vai trò khác nhau tham gia vào quá trình quyết định mua của khách hàng
cơng nghiệp. Giả sử bạn là nhà marketing cho một doanh nghiệp bán thiết bị cơng nghiệp, ý
nghĩa của việc phân tích những vai trị này đối với bạn là gì?
77. Trình bày về những điểm khác trong hành vi mua của tổ chức phi lợi nhuận so với hành vi
mua của doanh nghiệp sản xuất và ý nghĩa đối với công tác marketing tới tổ chức.
Bài tập đúng-sai có u cầu giải thích

Hãy nhận định mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn.
69. Tính phái sinh của nhu cầu là một đặc điểm của nhu cầu mua hàng công nghiệp.
70. Giá trị đơn hàng mà khách hàng công nghiệp mua thường nhỏ hơn so với của người tiêu dùng
cá nhân.
71. Văn phòng phẩm thường được tổ chức đặt mua với kiểu hành vi mua lặp lại không có yêu cầu
mới.
72. Mời chào hàng và đấu thầu là một điểm riêng trong quá trình quyết định mua của khách hàng
tổ chức so với của người tiêu dùng cá nhân.
73. Không yêu cầu nhiều về thủ tục, chứng từ thanh toán là đặc điểm của hành vi mua của tổ chức
phi lợi nhuận.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×