Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài tập tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.65 KB, 13 trang )

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Bài tập 3:
Ngày 12/5/2021, người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lí kỉ luật ơng A, cơng tác
tại UBND huyện X vì “có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối
với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành cơng vụ”.
Theo hồ sơ xử lí kỉ luật thì ngày 2/12/2020, ơng A có hành vi gây khó khăn, phiền hà đối
với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ. Ngày 8/12/2020, UBND
huyện X ban hành quyết định số 40/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng kỉ luật. Ngày
9/12/2020, Hội đồng Kỷ luật họp và có Báo cáo số 01/BC-HĐXLKL về kết quả họp Hội
đồng kỷ luật. Căn cứ vào đó, ngày 12/05/2021, người có thẩm quyền ban hành quyết định
kỷ luật cơng chức A.
a) Hình thức kỷ luật nào áp đụng đối với ơng A.
Ơng A sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách
Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định về Xử lí kỷ luật CBCCVN: “Lợi dụng vị trí cơng tác
nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khóc khăn, phiền hà
đối với cơ quan, tở chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp
giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện...” sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển
trách đối với CB,CC.
b) Người có thẩm quyền xử lí kỷ luật ơng A
Theo Khoản 2 Điều 24 Nghị định XLKL CBCCVN: “Đối với công chức khơng giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lí, người đứng đầu cơ quan quản lí hoặc người đứng đầu cơ
quan được phân cấp quản lí cơng chức tiến hành xử lí kỉ luật và quyết định hình thức
kỉ luật.”
 Ơng A là cơng chức, cơng tác tại UBND huyện X có người đứng đầu là chủ tịch
UBND huyện X.
 Người có thẩm quyền xử lí kỉ luật ơng A là chủ tịch UBND huyện X
c) Nhận xét về thời hiệu và thời hạn xử lý kỉ luật ông A
Về thời hiệu xử lý kỉ luật công chức A:
Theo Khoản 1 Điều 80 Luật CBCC thì thời hiệu xử lí kỉ luật được tính từ thời điểm có
hành vi vi phạm được quy định là 2 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến
mức phải kí luật bằng hình thức khiển trách




 Ơng A có hành vi vi phạm vào ngày 02/12/2020, tức là thời hiệu để xử lí kí luật ông
A là 2 năm, nếu hết thời hạn là 2 năm thì ơng A sẽ khơng bị xử lí kỉ luật. Trong
trường hợp trên thì thời điểm hành vi vi phạm của ơng A và thời điểm xử lí kỉ luật
vẫn nằm trong thời hiệu xử lí kỉ luật là 2 năm. Suy ra: ơng A vẫn bị xử lí kỉ luật.
Về thời hạn xử lí kỉ luật cơng chức A:
Theo Khoản 3 Điều 80 thì thời hạn xử lí kỉ luật là khoảng thời gian phát hiện hành vi
vi phạm kỉ luật đến khi có quyết định xử lí kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lí khơng được q 90 ngày.
Trong trường hợp trên:
Thời điểm ông A thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật: 02/12/2020
Thời điểm người có thẩm quyền ban hành quyết định kỷ luật ông A: 12/05/2021
 Thời hạn xử lí q 90 ngày ( khơng có tình tiết phức tạp nên khơng thể kéo dài q
150 ngày)
 Ơng A không bị xử lý kỉ luật
Bài tập 4:
Ngày 1/12/2020 tại sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh X xảy ra sự việc A có hành vi vi
phạm quy định về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Trên cơ sở xác định hành vi vi
phạm của công chức A, người có thẩm quyền xác định đây là hành vi vi phạm lần đầu
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
a.

Xác định người có thẩm quyền xử lý kỷ luật cơng chức A

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định xử lý kỷ luật cán bộ, cơng chức, viên chức
 Vì A là cơng chức tại sở Tài nguyên và Môi trường nên người đứng đầu sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh X tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
 Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh X có thẩm quyền xử lý kỷ luật cơng chức
A.

b.

Xác định hình thức kỷ luật áp dụng đối với cơng chức A trong tình huống nêu trên

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định xử lý kỷ luật cán bộ, cơng chức, viên chức
 Hình thức cảnh cáo


c.

Nếu công chức A không đồng ý với quyết định kỷ luật thì có thể làm gì để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình
 Theo Điều 42 Nghị định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì cơng chức A có
quyền khiếu nại quyết định xử lý kỉ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại
Bài tập 5:
Ngày 04/01/2021, ông A (Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh Y) bị phát
hiện có hành vi hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn cho một số nhà báo đến liên hệ công
tác. Sau khi nhận được kết luận về hành vi cửa quyền, hach dịch của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh Y thì ơng A tỏ ra không phục và bất hợp tác. Ngày
05/1/202, ông A xin cơ quan nghỉ 3 ngày (06/1/2021 – 08/1/2021) để tổ chức đám cưới cho
con trai ông A với con gái của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh Y. Để
sớm kết thúc vụ việc này báo cáo cấp trên và cũng để sớm có kết luận trước ngày cưới
của con gái nên ngày 07/1/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh Y tổ
chức họp Hội đồng kỷ luật đối với ông A.
A. Việc xử lý kỷ luật như trên có đúng pháp luật?
Việc xử lý kỷ luật như trên không đúng quy định pháp luật. Vì theo Khoản 1 Điều 3
Nghị định số 112/2020 NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức quy định: “ Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian
nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp thẩm quyền cho phép trong

các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật”. Vì ngày 07/1/2021 ơng A đang còn trong
thời gian xin nghỉ việc riêng, mà Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh Y
lại tổ chức họp Hội đồng kỷ luật đối với ông A vào ngày 07/1/2020 là không đúng quy
định pháp luật.
B. Hình thức kỷ luật nào được áp dụng đối với ông A là phù hợp?
Hình thức kỷ luật phù hợp áp dụng đối với ơng A là hình thức kỷ luật khiển trách. Theo
Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 112/2020 NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử
lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định: “ Lợi dụng vị trí cơng tác nhằm mục
đích vụ lợi; cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức đơn vị, cá
nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ
điều kiện”.
C. Do ông A và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh Y có mối quan hệ
thơng gia với nhau nên nếu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh Y tham
gia vào Hội đồng kỷ luật thì có đảm bảo tính khách quan? Có đúng quy định pháp luật?


Theo Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 112/2020 NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ
về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định : “Không được cử vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể,
em rể, chị dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm
của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật”. Vì mối quan
hệ của ông A và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh Y chỉ là thông gia
với nhau, không nằm trong những mối quan hệ trong điều luật trên nên việc tham gia
vào Hội đồng kỷ luật của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh Y vẫn đảm
bảo tính khách quan và đúng quy định của pháp luật.
Bài tập 6:
Ngày 05/1/2021, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Y nhận được thông báo của cơ quan
công an về việc ông Nguyễn Văn K – chuyên viên Văn phịng Sở - có hành vi sử dụng trái
phép chất ma túy. Ngay sau đó, Giám đốc Sở đã đề nghị ông K nên xin thôi việc theo
nguyện vọng để khơng làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan. Ông K đồng ý.

Anh (chị) hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:
a. Cách xử lý nói trên của Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh Y có đúng
pháp luật khơng? Tại sao?
b. Có thể xử lý kỷ luật ơng K với hình thức buộc thơi việc khơng? Tại sao?
Có thể xử lý kỷ luật ơng K với hình thức buộc thơi việc. Vì theo Khoản 4 Điều 13 Nghị
định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ công
chức, viên chức quy định: “ Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của sở y tế hoặc thơng báo của
cơ quan có thẩm quyền”
c. Thời hạn xử lý kỷ luật ông K như thế nào biết rằng, từ ngày 05/1/2021 đến ngày
30/7/2021 ông K đang điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Y.
Bài tập 7:
Ông Phạm Văn M là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh E. Ngày
15/04/2021, ơng kí quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Y – vợ ơng làm Trưởng phịng Tổ
chức cán bộ của Sở, Được biết, việc bổ nhiệm bà Trần Thị Y diễn ra đúng quy trình do
pháp luật quy định, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đạt tỉ lệ 100% đồng ý.
Anh chị hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:


a. Tính hợp pháp của quyết định bổ nhiệm nói trên
Quyết định bổ nhiệm trên là khơng hợp pháp vì theo quy định của pháp luật:
Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng
giám đốc trong doanh nghiệp Nhà nước như sau:
"1. Có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh
vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện
chủ sở hữu.
b. Giả sử, vợ chồng con trai ông Phạm Văn M dự định thành lập doanh nghiệp chuyên
kinh doanh về thuốc thú y đặt trụ sở tại thành phố Q, tỉnh E. Nếu là ông M, anh (chị)

sẽ ủng hộ hay khơng ủng hộ kế hoạch đó của con trai và con dâu?
Ơng M nên ủng hộ vì cán bộ, cơng chức khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ
trường hợp sau: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp
vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Các đối tượng khơng
được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
c. Giả sử, ngày 29/12/2021, ông Phạm Văn M sẽ chính thức nghỉ hưu. Vậy ngay sau
khi nghỉ hưu, ơng M có thể thành lập một cơng ti chuyên hoạt động trong lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản không? Tại sao?
Theo quy định tại khoản 2 điều 18 luật doanh nghiệp 2014: công chức đã nghỉ hưu không
thuộc một trong những đối tượng khơng có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nên
vẫn được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Vì Điều 20 Luật Phịng, chống tham
nhũng năm 2018 thì người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không
được: Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh, hợp tác xã; Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản
lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời
hạn nhất định.


d. Trong trường hợp nào, việc miễn trách nhiệm kỉ luật có thể đặt ra đối với ơng
Phạm Văn M
Căn cứ Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp nào cán bộ được
miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành
vi vi phạm.
- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ,
cơng chức.
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả

kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
- Cán bộ có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Bài tập 8:
Ngày 18/2/2021 đồn cơng tác gồm 8 người của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh K đi
công tác tại huyện H. Sau khi hồn thành cơng việc, trên đường qua địa phận thành phố
Pleiku, đoàn đã giao lưu với một số đồng nghiệp tỉnh Gia Lai. Trong quá trình giao lưu,
ơng P (một thành viên trong đồn) là Trưởng phịng Tài ngun mơi trường nước thuộc
Sở Tài ngun và môi trường tỉnh K đã đánh ông V là Chi cục phó Chi cục Quản lý đất
đai thuộc Sở tài nguyên và môi trường tỉnh K. Khi về tới nhà, ông V và vợ là bà Trần.T.T.
Hà đã đến nhà ông P để nói chuyện. Tại đây, đối tượng Dương Đặng Hải Trung – là người
quen của bà Hà đã dùng dao đe dọa địi gặp ơng P. Ơng P lúc này đã được vợ con đưa vào
trong phòng và khóa cửa lại nên Trung đã dùng dao đập phá một số tài sản và chém gây
thương tích anh Nguyễn Bá Duy là hàng xóm của ơng P sang can ngăn. Vụ việc đã gây
náo loạn khu phố, khiến lực lượng cơng an phải có mặt để giải quyết. Cơ quan cảnh sát
điều tra thành phố K đang tiếp tục củng cố hồ sơ để làm rõ hành vi của vợ chồng ông V,
bà Hà. Riêng hành vi của ông P, cơ quan công an đã quyết định xử phạt hành chính.
a. Có thể xử lý kỷ luật ơng P nữa khơng? Vì sao?
b. Chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật ơng P ( nếu có )?
c. Người có thẩm quyền cần xử lý như thế nào đối với ông V để phù hợp với quy định
của pháp luật?
d. Thời hạn xử lý kỷ luật ông P và V?
TRẢ LỜI:
Câu a
Ông P vẫn bị xử lý kỷ luật mặc dù cơ quan công an đã quyết định xử phạt hành chính. Vì:
ơng P đã vi phạm vào khoản 1, điều 18, Luật cán bộ, công chức “Trốn trách trách nhiệm,
thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình
cơng”. Bên cạnh đó, dựa theo Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, cơng chức, viên chức thì
trường hợp của ông P không nằm trong các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
hoặc chưa xem xét xử kỷ luật ( điều 3, điều 4). Cho nên ông P vẫn phải bị xử lý kỷ luật.
Câu b

Chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật ơng P: Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp


thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Câu c
Ơng V sẽ phải chịu xử ký kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Hình thức này áp dụng với cơng chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm
trọng, thuộc một trong các trường hợp vi phạm quy định về:
- Đạo đức, văn hóa giao tiếp của cơng chức;
- Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Như vậy, khơng chỉ gây hậu quả ít nghiêm trọng mà công chức phải vi phạm lần đầu,
thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị khiển trách.
Trong đó, vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng được giải thích cụ thể tại điểm a khoản 2
Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có
tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy
tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Câu d
Thời hạn xử lý kỷ luật công chức là: Thời hiệu xử lý kỷ luật khiển trách là 02 năm tình từ
thời điểm có hành vi vi phạm. Hết 02 năm này, cơng chức đã có hành vi vi phạm sẽ không
bị kỷ luật nữa

Bài tập 9:
Bà A là chuyên viên sở tư pháp tỉnh V, làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở này.
Ngày 18/1/2021, bà A có hành vi nhận hối lộ của ông B – người đang làm thủ tục xác nhận
lý lịch tư pháp. Ngày 21/1/2021, Sở tư pháp phát hiện hành vi nhận hối lộ của bà A.
a) Thời hiệu xử lý kỉ luật và thời hạn xử lý kỉ luật trong trường hợp bà A
b) Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật bà A
c) Ủy viên kiêm thư kí Hội đồng kỷ luật là bạn học đồng thời là chị dâu của em gái
A có được không? Tại sao

d) Bà A sẽ bị xử lý thế nào nếu cơ quan có thẩm quyền cịn phát hiện them sự việc
ngày 15/8/2016, Bà A từng sử dụng văn bằng giả để được tuyển dụng vào làm
việc tại Sở tư pháp tỉnh V
Câu a
Thời hiệu xử lý kỷ luật: Là 24 tháng kể từ ngày 18/1/2021 ( điều 80 Luật cán bộ công
chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
cán bộ, công chức và luật viên chức )
Thời hạn xử lý kỉ luật: không quá 90 ngày kể từ ngày 21/1/2021(điều 80 Luật cán bộ công
chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 3 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật


cán bộ, công chức và luật viên chức )


Câu b
Người có thẩm quyền xử lý bà A là Giám đốc Sở tư pháp ( khoản 2 điều 24 Nghị định số
112/2020 NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên
chức )
Câu c
Theo Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 112/2020 NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định : “Không được cử vợ, chồng, cha đẻ,
mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị
dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của công chức
bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật”. Vì mối quan hệ của bà A và chị
dâu của em gái chỉ là mối quan hệ bạn bè không nằm trong những mối quan hệ trong điều
luật trên nên việc tham gia vào Hội đồng kỷ luật vẫn đảm bảo tính khách quan và đúng
quy định của pháp luật.
Câu d
Bà A sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thơi việc ( theo khoản 3 điều 13 Nghị định số
112/2020 NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, cơng chức, viên

chức )
Bài tập 10:
Ngày 8/1/2021, Ơng A – Giám đốc Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh B bị phát hiện đã sử dụng
giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ vào ngày 10/2/2018.
a) Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật ơng A?
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định về xử lí kỉ luật CBCCVC : “Đối với công chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ
nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết
định hình thức kỷ luật”
 Chủ tịch UBND tỉnh B là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ông A.
b) Hình thức kỷ luật nào được áp dụng đối với ơng A?
Hình thức kỷ luật: buộc thơi việc. Khoản 3 Điều 13 Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức.


c) Giả sử hội đồng kỷ luật có sự tham gia của ông C (là em kết nghĩa của ông A khi
tham gia chiến trường tại Campuchia) với tư cách là đại diện cho Cơng đồn có được
hay khơng? Vì sao?
Ơng C được tham gia, vì miễn làm đúng theo quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 về
Điều lệ Cơng Đồn VN (Khóa XII) do Tổng Liên Đồn Lao động VN ban hành thì
khơng cần xét đến mối quan hệ của người bị kỷ luật và người tham gia Hội đồng kỷ
luật.
Bài tập 13:
Bà B công tác tại Ủy ban nhân dân huyện X (tỉnh Y). Ngày 4/1/2021, bà B có hành vi hách
dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với cơng dân liên hệ cơng tác. Người có thẩm
quyền phát hiện ra hành vi vi phạm này và quyết định xử lí kỷ luật bà B.
Bài làm
Theo tình huống trên, bà B công tác tại ủy ban hội đồng nhân dân huyện X(tỉnh Y) nên bà B
có thể là cán bộ hoặc công chức và là đối tượng điều chỉnh của luật Cán bộ, Công chức 2008,
sửa đổi bổ sung năm 2019.

a. Anh(chị) hãy xác định người có thẩm quyền và hình thức kỷ luật có thể áp dụng
đối với bà B?
Người có thẩm quyền xử lí đối với hành vi hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối
với công dân liên hệ công tác được quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP.
Bà B có hành vi hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với công dân liên hệ công
tác. Hành vi trên vi phạm khoản 2 điều 17 Luật Cán bộ, Công chức:
“Điều 17. Văn hóa giao tiếp với Nhân dân
1. Cán bộ, cơng chức phải gần gũi với Nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc,
khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho Nhân dân
khi thi hành cơng vụ.”
Hành vi trên có thể bị xử lí vi phạm theo quy định tại điều 78,79 luật này.
TH1: Bà B là cán bộ
Người có thẩm quyền xử lí được quy định tại điều 20, Nghị định 112/2020/NĐ-CP


Điều 20. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:
1. Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý
kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn
thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Bà B bị xử lí theo khoản 1,điều 78
Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.…

TH2: Bà B là cơng chức
Người có thẩm quyền xử lí được quy định tại điều 24, Nghị định 112/2020/NĐ-CP
Điều 24. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và
quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với cơng chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý
hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và
quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Bà B bị xử lí theo điều 79
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức


1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.

b. Theo xác nhận của bệnh viện đa khoa tỉnh Y thì bà B đang mang thai 12 tuần.
Người có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào?
Trường hợp bà B đang mang thai 12 tuần thì sẽ được xử theo 3 khoản 3 Nghị định số 112/2020
NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức á
Điều 3. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ

việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, cơng chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất
khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y
tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, cơng chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp
vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan
có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết
định của cấp có thẩm quyền.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×