Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Giải pháp kỹ thuật nâng cao đạp đất để tăng dung tích hiệu quả do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhu cầu dùng nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

TRƯƠNG THẾ QUANG

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO ĐẬP ĐẤT ĐỂ TĂNG
DUNG TÍCH HIỆU QUẢ DO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ NHU CẦU DÙNG NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

TRƯƠNG THẾ QUANG

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO ĐẬP ĐẤT ĐỂ TĂNG
DUNG TÍCH HIỆU QUẢ DO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ NHU CẦU DÙNG NƯỚC
Chun ngành : Xây dựng cơng trình thủy
Mã số


: 60 – 58 - 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phương Mậu

HÀ NỘI – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng cơng trình thủy với đề tài
“Giải pháp kỹ thuật nâng cao đập đất để tăng dung tích hiệu quả do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu và nhu cầu dùng nước” được hoàn thành với sự giúp
đỡ tận tình của Q thầy cơ giáo trong Khoa Cơng trình, Khoa Sau đại học, bộ môn
Thủy công, cán bộ trường Đại học Thủy lợi, cùng các đồng nghiệp, gia đình và bạn
bè.
Xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan, Quý thầy cơ, đồng nghiệp, gia đình và bạn
bè đã ln động viên khích lệ, tạo nhiều thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo – PGS.TS
Nguyễn Phương Mậu đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện để học viên
vượt qua các trở ngại và hồn thành luận văn.
Tuy đã có những cố gắng nhất định, nhưng do thời gian và trình độ có hạn, luận
văn này sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Kính mong Q thầy cơ, Q đồng
nghiệp và bạn bè góp ý xây dựng để học viên hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Tác giả

Trương Thế Quang


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được người nào cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ

Trương Thế Quang


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................1

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................1


3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................................2

4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................2

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC .............................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC .............................................................3
1.1.1. Đặc điểm của hồ chứa nước .....................................................................3
1.1.2. Ý nghĩa tài nguyên nước với quá trình phát triển kinh tế xã hội ..............6
1.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC
.................................................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu. ..................................................................7
1.2.2. Nội dung về kịch bản biến đổi khí hậu ......................................................8
1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến hồ chứa nước ..................................12
1.2.4. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu. .......................................................14
1.3. THỰC TRẠNG LÀM VIỆC CÁC HỒ CHỨA NƯỚC Ở VIỆT NAM ..........15
1.3.1. Thay đổi nhiệm vụ hồ chứa do dịch chuyển cơ cấu kinh tế ....................16
1.3.2. Thay đổi nhiệm vụ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ..........................16
1.3.3. Thay đổi nhiệm vụ do tăng nhu cầu dùng nước ......................................17
1.4. KẾT LUẬN. ...................................................................................................17
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH, TÍNH TỐN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
ĐỈNH ĐẬP ...............................................................................................................18
2.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO DUNG TÍCH HỮU ÍCH HỒ CHỨA NƯỚC .......18
2.1.1. Ngun tắc tính tốn dung tích hữu ích theo yêu cầu nhiệm vụ mới ......18
2.1.2. Giải pháp nâng cao dung tích hữu ích hồ chứa nước.............................18
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NÂNG CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP ......................28
2.3. TÍNH TỐN THẤM ĐỐI VỚI ĐẬP ĐẤT ....................................................29

2.3.1. Mục đích tính tốn thấm .........................................................................29


iv

2.3.2. Các phương pháp tính thấm ....................................................................29
2.3.3. Phương pháp giải bài tốn bằng phần tử hữu hạn .................................31
2.4. TÍNH ỔN ĐỊNH MÁI ĐẬP ĐẤT...................................................................39
2.4.1. Mục đích tính tốn ổn định mái ..............................................................39
2.4.2. Các phương pháp tính tốn ổn định mái ................................................40
2.4.3. Tính tốn ổn định mái theo phương pháp cân bằng giới hạn .................40
2.5. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM GEO-SLOPE ......................................................45
2.5.1. Giới thiệu về phần mềm Geo - Slope ......................................................45
2.5.2. Cơ sở lý thuyết của phần mềm SEEP/W .................................................46
2.5.3. Cơ sở lý thuyết của phần mềm SLOPE/W ...............................................49
2.5.4. Ghép đôi SEEP/W – SLOPE/W ...............................................................52
2.6. KẾT LUẬN. ...................................................................................................52
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO TÍNH TỐN
NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI DẦU ........................................................54
3.1. GIỚI THIỆU VỀ HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI DẦU..........................................54
3.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................54
3.1.2. Điều kiện địa hình. ..................................................................................55
3.1.3. Quy mô nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật chủ yếu. ..............................56
3.2. TÍNH TỐN DUNG TÍCH HỮU ÍCH ..........................................................57
3.2.1. Tính tốn lượng nước u cầu ................................................................58
3.2.2. Tính tốn dịng chảy đến hồ chứa ...........................................................66
3.2.3. Tính tốn dung tích hữu ích hồ chứa ......................................................68
3.3. TÍNH CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP ....................................................................72
3.3.1. Tính điều tiết lũ .......................................................................................73
3.3.2. Tính cao trình đỉnh đập ...........................................................................79

3.4. THIẾT KẾ NÂNG CAO ĐẬP ĐẤT ...............................................................86
3.4.1. Đập đất hiện trạng ..................................................................................86
3.4.2. Giải pháp nâng cao đập đất ....................................................................87
3.5. TÍNH TỐN THẤM VÀ ỔN ĐỊNH ĐẬP ĐẤT. ...........................................89


v

3.5.1. Trường hợp tính tốn ..............................................................................89
3.5.2. Mặt cắt tính tốn .....................................................................................90
3.5.3. Kết quả tính tốn. ....................................................................................91
3.6. KẾT LUẬN ....................................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN .........................................................................................97


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình I-1. Biểu đồ phân bố hồ chứa nước trên tồn quốc __________________________ 4
Hình I-2. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính _______________________________________ 8
Hình I-3. Phân vùng nhiệt độ trung bình tăng trong 50 năm qua ____________________ 9
Hình I-4. Phân vùng thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua_______________________ 11
Hình I-5. Tổng hợp sự biến đổi dịng chảy trung bình năm các mùa tại một số trạm thủy
văn vào giữa thế kỷ 21 [4] _________________________________________________ 14
Hình II-1. Nâng cao cao độ ngưỡng tràn đối với tràn tự do _______________________ 19
Hình II-2. Giữ nguyên ngưỡng tràn, tăng chiều cao cửa van ______________________ 19
Hình II-3. Nâng cao ngưỡng tràn, giữ nguyên chiều cao cửa van __________________ 20
Hình II-4 Ngưỡng tràn kiểu phím piano (Cơng trình đập dâng Văn Phong) __________ 20

Hình II-5. Ngưỡng tràn kiểu Zic – Zắc (Cơng trình thủy lợi Phước Hịa ) ____________ 21
Hình II-6. Ngưỡng tràn kiểu máng bên (Cơng trình thủy lợi Đa My ) _______________ 21
Hình II-7. Đắp áp trúc mái thượng lưu đập ___________________________________ 23
Hình II-8. Đắp áp trúc mái cho cả mái thượng và hạ lưu đập _____________________ 24
Hình II-9. Đắp áp trúc mái hạ lưu đập _______________________________________ 24
Hình II-10. Xây dựng tường chắn sóng _______________________________________ 25
Hình II-11. Xây dựng đập đất mới về phía hạ lưu đập đất cũ ______________________ 25
Hình II-12. Chống thấm bằng tường hào Bentonite _____________________________ 26
Hình II-13. Chống thấm bằng khoan phụt vữa xi măng __________________________ 27
Hình II-14. Sơ đồ chống thấm bằng cọc Xi măng đất ____________________________ 28
Hình II-15. Minh họa mặt hàm xấp xỉ H của phần tử.____________________________ 32
Hình II-16. Sơ đồ thấm qua đập. ____________________________________________ 34
Hình II-17. Sơ đồ tính tốn ổn định mái dốc theo phương pháp mặt trượt ____________ 41
Hình III-1. Bản đồ vị trí vùng dự án hồ chứa nước Suối Dầu ______________________ 54
Hình III-2. Bản đồ lưu vực hồ chứa nước Suối Dầu _____________________________ 55
Hình III-3. Hình ảnh hồ Suối Dầu chụp trên Google Earth _______________________ 56
Hình III-4. Biểu đồ so sánh nhu cầu dùng nước cho các kịch bản (Tr.m3) ____________ 66
Hình III-5. Biểu đồ so sánh dung tích cho các kịch bản __________________________ 71
Hình III-6. Đường q trình lũ đến __________________________________________ 78
Hình III-7. Biểu đồ so sánh cao trình đỉnh đập cho các kịch bản ___________________ 85


vii

Hình III-8. Mặt cắt đập đất hiện trạng _______________________________________ 87
Hình III-9. Mặt cắt thiết kế nâng cao đập đất __________________________________ 89
Hình III-10. Mặt cắt đập đất tại vị trí lịng sơng ________________________________ 90
Hình III-11. Mơ hình tính tốn cho mặt cắt lịng sơng đập hiện trạng _______________ 90
Hình III-12. Mơ hình tính tốn cho mặt cắt lịng sơng đập thiết kế nâng cao__________ 90



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng I-1. Thống kê một số đập đất, đất và đá lớn ở Việt Nam ______________________ 4
Bảng III-1 Các thông số hồ chứa nước Suối Dầu _______________________________ 57
Bảng III-2. Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa đến năm 2050 do ảnh hưởng BĐKH _____ 58
Bảng III-3. Diện tích, cơ cấu, thời vụ các loại cây trồng _________________________ 59
Bảng III-4. Các đặc trưng khí hậu trong khu tưới _______________________________ 59
Bảng III-5. Các đặc trưng khí hậu trong khu tưới do ảnh hưởng BĐKH _____________ 60
Bảng III-6. Phân phối mưa năm thiết kế ______________________________________ 60
Bảng III-7. Tổng hợp lượng nước yêu cầu tưới (Tr.m3) __________________________ 62
Bảng III-8. Bảng tổng hợp lượng nước yêu cầu công nghiệp (Tr.m3) ________________ 63
Bảng III-9. Tổng hợp lượng nước yêu cầu sinh hoạt (Tr.m3) ______________________ 63
Bảng III-10. Bảng tổng hợp nhu cầu cấp nước môi trường (Tr.m3) _________________ 63
Bảng III-11. Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước hiện tại (Tr.m3) ___________________ 64
Bảng III-12. Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước kịch bản biến đổi khí hậu B2 (Tr.m3) __ 64
Bảng III-13. Lượng nước đến đập dâng Hội Xương(Tr.m3) _______________________ 64
Bảng III-14. Bảng tổng hợp lượng nước yêu cầu tại đầu mối Kịch bản hiện tại (Tr.m3) _ 65
Bảng III-15. Bảng tổng hợp lượng nước yêu cầu tại đầu mối Kịch bản BĐKH (Tr.m3) __ 65
Bảng III-16. Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước cho các kịch bản nâng cấp hồ _______ 65
Bảng III-17. Quá trình nước đến bình quân tháng hồ chứa nước Suối Dầu xét tới ảnh
hưởng của BĐKH _______________________________________________________ 68
Bảng III-18. Tính tốn cân bằng nước Kịch bản hiện tại _________________________ 69
Bảng III-19. Tính tốn cân bằng nước Kịch bản biến đổi khí hậu __________________ 70
Bảng III-20. Kết quả tính tốn dung tích hữu ích hồ Suối Dầu _____________________ 71
Bảng III-21. Các thơng số cơng trình dùng tính tốn điều tiết lũ ___________________ 75
Bảng III-22. Lượng mưa 1 ngày lớn nhất lưu vực Suối Dầu _______________________ 75
Bảng III-23. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất hồ Suối Dầu ___________________________ 76
Bảng III-24. Đường quá trình lũ theo điều kiện hiện tại __________________________ 77

Bảng III-25. Đường quá trình lũ thiết kế theo Kịch bản BĐKH ____________________ 77
Bảng III-26. Tổng hợp kết quả tính điều tiết lũ cho các kịch bản ___________________ 79
Bảng III-27. Tính tốn cao trình đỉnh đập theo hiện tại-PA B tr =3x8m ______________ 81
Bảng III-28. Tính tốn cao trình đỉnh đập theo Kịch bản BĐKH-PA B tr =3x8m _______ 82


ix

Bảng III-29. Tính tốn cao trình đỉnh đập theo hiện tại-PA B tr =4x8m ______________ 83
Bảng III-30. Tính tốn cao trình đỉnh đập theo Kịch bản BĐKH-PA B tr =4x8m _______ 84
Bảng III-31. Cao trình đỉnh đập cho các kịch bản nâng cấp hồ ____________________ 85
Bảng III-32. Các thông số đập đất hồ Suối Dầu ________________________________ 86
Bảng III-33. Trường hợp tính tốn thấm và ổn định đập _________________________ 89
Bảng III-34. Kết quả tính tốn kiểm tra ổn định đập hồ Suối Dầu __________________ 91


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt lớn đối với cơng tác phòng chống lũ lụt,
chống hạn hán đảm bảo cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động của
con người. Về mùa mưa hồ chứa góp phần cắt lũ và làm chậm lũ, nước được tích lại
trong lòng hồ để cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt, giữ gìn mơi trường sinh thái về
mùa kiệt. Tác dụng của hồ chứa nước là rất lớn, tuy nhiên do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu làm cho chế độ dòng chảy thay đổi, mưa lớn tập trung vào mùa mưa làm gia
tăng lũ lụt nhưng lại giảm về mùa khô gây ra hạn hán kéo dài dẫn đến các hồ chứa nước
khơng cịn đảm bảo được mục tiêu như thiết kế ban đầu. Mặt khác, cùng với việc phát
triển của xã hội thì nhu cầu dùng nước tăng lên, mức đảm bảo tưới tăng lên trong khi
dung tích hồ chứa vẫn khơng tăng. Điều đó đặt ra u cầu phải nâng cấp hồ chứa để

tăng dung tích hữu ích các hồ nhằm đảm bảo nhu cầu cấp nước.
Đập đất là một hạng mục của được xây dựng rất phổ biến do có nhiều ưu điểm nổi
trội như: Có thể xây dựng trên nhiều loại nền, dễ thích ứng với độ lún của nền, ít bị nứt
nẻ gây phá hoại đập, dễ sửa chữa tơn cao...
Vì vậy đề tài “Giải pháp kỹ thuật nâng cao đập đất để tăng dung tích hiệu quả do
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhu cầu dùng nước“ là hết sức cần thiết có ý
nghĩa thực tiễn cao.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Phân tích các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhu cầu dùng nước dẫn đến
nhiệm vụ cần tăng dung tích hiệu quả của hồ chứa nước.
+ Nghiên cứu các phương án nâng cao dung tích hiệu quả của hồ chứa.
+ Nghiên cứu các tác động và đánh giá ổn định cơng trình khi nâng cao đập đất.
+ Đánh giá tính khả thi của phương án nâng cao trình đỉnh đập để tăng dung tích
hiệu quả của hồ chứa nước Suối Dầu tỉnh Khánh Hòa.


2

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các thơng số dùng trong tính tốn
xác định quy mơ nhiệm vụ của hồ chứa nước như thay đổi lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm,
bốc hơi ảnh hưởng đến nhu cầu dùng nước, lượng nước đến bình quân tháng, đường
quá trình lũ...
+ Chỉ nghiên cứu giải pháp nâng cao đập đất để tăng dung tích hữu ích của hồ chứa,
khơng xét đến biện pháp cải tạo tràn xả lũ và các hạng mục cơng trình liên quan khác.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê các tài liệu lý thuyết, thực nghiệm,
thực tế ứng dụng vào nâng cấp hồ chứa.
+ Sử dụng các phần mềm tính tốn thấm, ổn định để đánh giá ổn định của đập đất
sau khi nâng cao.

+ Áp dụng tính tốn cụ thể cho việc nâng cấp hồ chứa nước Suối Dầu tỉnh Khánh
Hòa
+ So sánh kết quả và đưa ra đánh giá về tính thực tiễn.


3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC
1.1.1. Đặc điểm của hồ chứa nước
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đập đất là cơng trình ngăn nước được sử dụng
rất phổ biến. Do có nhiều ưu điểm là sử dụng vật liệu địa phương, rẻ tiền, thi công đơn
giản, kết cấu tương đối bền chắc và thi công được trên nhiều loại nền địa chất khác
nhau. Nhờ việc sử dụng các thành quả ngày càng hoàn thiện của các ngành địa kỹ thuật,
lý thuyết thấm, nghiên cứu ứng suất biến dạng cơng trình và biện pháp thi cơng cơ giới
nên hình thức kết cấu đập vừa hợp lý, vừa kinh tế.
Việt Nam là một trong những nước có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và thi công
hồ chứa. Theo điều tra của dự án UNDP VIE 97/2002 ở Việt Nam có khoảng 10.000 hồ
chứa lớn nhỏ trong đó có gần 500 hồ chứa có đập lớn, đứng vào hàng thứ 16 trong các
nước có số liệu thống kê của Hội đập cao thế giới. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT
năm 2002 cả nước ta đã có 1967 hồ (dung tích mỗi hồ trên 2.105 m3). Trong đó có 10
hồ thủy điện có tổng dung tích 19 tỷ m3 cịn lại là 1957 hồ thủy nơng với dung tích
5,842 tỷ m3 [7].
Các hồ chứa phân bố khơng đều trên phạm vi tồn quốc. Trong số 61 tỉnh thành
nước ta có 41 tỉnh thành có hồ chứa nước tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và
miền Trung (xem hình I-1). Các hồ xây dựng không đều trong từng thời kỳ phát triển
của đất nước. Tính từ năm 1960 trở về trước khu vực miền Bắc và miền Trung xây
dựng khoảng 6%. Từ năm 1960 đến năm 1975 xây dựng được khoảng 44%. Từ năm
1975 đến nay xây dựng khoảng 50%.
Trong những năm gần đây bằng nguồn vốn vay ADB, AFD, WB, vốn trái phiếu

Chính phủ hàng loạt các hồ chứa lớn do ngành NN&PTNT quản lý đã và đang được
xây dựng ở Miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên: hồ Đầm Hà Động (Quảng Ninh); hồ
Cửa Đạt (Thanh Hóa); hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế); hồ Nước Trong (Quảng Ngãi);
hồ Định Bình (Bình Định); hồ Hoa Sơn (Khánh Hòa); hồ Tân Giang, hồ Sơng Sắt
(Ninh Thuận); hồ Lịng Sơng (Bình Thuận)... và rất nhiều các hồ chứa khác đang trong
giai đoạn thiết kế kỹ thuật: Tà Rục, Sơng Chị (Khánh Hịa); Mỹ Lâm (Phú Yên)...


4

Hình I-1. Biểu đồ phân bố hồ chứa nước trên tồn quốc
Ở nước ta đập vật liệu địa phương đóng vai trò chủ yếu. Đập vật liệu địa phương
tương đối đa dạng. Đập đất được đắp bằng các loại đất: Đất pha tàn tích sườn đồi, đất
Bazan, đất ven biển miền Trung. Phần lớn các đập ở miền Bắc và miền Trung được xây
dựng theo hình thức bằng vật liệu địa phương đồng chất hoặc không đồng chất. Đập
không đồng chất thường xây dựng khối chống thấm (tường tâm, tường nghiêng, chân
khay) bằng vật liệu có hệ số thấm nhỏ như đất sét, bê tông, màng chống thấm HPDE
hoặc tường hào Bentonite. Ngoài ra đối với vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đất
đắp đập thường có tính trương nở nên thường sử dụng các hình thức đập nhiều khối có
bố trí thiết bị thốt nước kiểu ống khói.
Bảng I-1. Thống kê một số đập đất, đất và đá lớn ở Việt Nam
TT

Tên hồ

Tỉnh

Loại Đập

Hmax (m)


Năm hoàn thành

1

Suối Hai

Hà Tây

Đất

29,00

1964

2

Đa Nhim

Lâm Đồng

Đất

38,00

1963

3

Suối Hai


Hà Tây

Đất

29,00

1964

4

Thượng Tuy

Hà Tĩnh

Đất

25,00

1964

5

Thác Bà

Yên Bái

Đá

45,00


1964(XD)

6

Cẩm Ly

Quảng Bình

Đất

30,00

1965

7

Tà Keo

Lạng Sơn

Đất

35,00

1972

8

Cấm Sơn


Bắc Giang

Đất

41,50

1974


5

TT

Tên hồ

Tỉnh

Loại Đập

Hmax (m)

Năm hồn thành

9

Vực Trống

Hà Tĩnh


Đất

22,80

1974

10

Đồng Mơ

Hà Tây

Đất

21,00

1974

11

Tiên Lang

Quảng Bình

Đất

32,30

1978


12

Pa Khoang

Lai Châu

Đất

26,00

1978

13

Hịa Bình

Hịa Bình

Đất và đá

128,00

1978(XD)

14

n Mỹ

Thanh Hố


Đất

25,00

1980

15

n Lập

Quảng Ninh

Đất và đá

40,00

1980

16

Vĩnh Trinh

Quảng Nam

Đất

23,00

1980


17

Núi Một

Bình Định

Đất

32,50

1980

18

Liệt Sơn

Quảng Ngãi

Đất

29,00

1981

19

Phú Ninh

Quảng Nam


Đất

40,00

1982

20

Núi Cốc

Thái Ngun

Đất

27,00

1982

21

Xạ Hương

Vĩnh Phúc

Đất

42,00

1982


22

Sơng Mực

Thanh Hố

Đất

33,40

1983

23

Quất Động

Quảng Ninh

Đất

22,60

1983

24

Xạ Hương

Vĩnh Phúc


Đất

41,00

1984

25

Hồ Trung

Đà Nẵng

Đất

26,00

1984

26

Hội Sơn

Bình Định

Đất

29,00

1985


27

Dầu Tiếng

Tây Ninh

Đất

28,00

1985

28

Biển Hồ

Gia Lai

Đất

21,00

1985

29

Núi Một

Bình Định


Đất

30,00

1986

30

Vực Trịn

Quảng Bình

Đất

29,00

1986

31

Tuyền Lâm

Lâm Đồng

Đất

32,00

1987


32

Đá Bàn

Khánh Hồ

Đất

42,50

1988

33

Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh

Đất

37,40

1988

34

Khe Tân

Quảng Nam


Đất

22,40

1989

35

Kinh Môn

Quảng Trị

Đất

21,00

1989

36

Khe Chè

Quảng Ninh

Đất

25,20

1990


37

Phú Xuân

Phú Yên

Đất

23,70

1996

38

Sông Rác

Hà Tĩnh

Đất

26,80

1996


6

TT

Tên hồ


Tỉnh

Loại Đập

Hmax (m)

Năm hồn thành

39

Thuận Ninh

Bình Định

Đất

29,20

1996

40

Đồng Nghệ

Đà Nẵng

Đất

25,00


1996

41

Sơng Quao

Bình Thuận

Đất

40,00

1997

42

Gị miếu

Thái ngun

Đất

30,00

1999

43

Cà Giây


Ninh thuận

Đất

35,40

1999

44

Ayun Hạ

Gia Lai

Đất

36,00

1999

45

Sơng Hinh

Phú n

Đất

50,00


2000

46

Easoupe thượng

Đăk Lắc

Đất

27,00

2005

47

Cam Ranh

Khánh Hịa

Đất

23,00

1998

48

Suối Dầu


Khánh Hịa

Đất

27,00

2004

49

Suối Hành

Khánh Hịa

Đất

24,00

1986

50

Sơng Sắt

Ninh thuận

Đất

29,00


2007

51

Sơng Sào

Nghệ An

Đất

30,00

2009

52

Hà Động

Quảng Ninh

Đất

30,00

2010

53

Cửa Đạt


Thanh Hóa

Đá đổ

118,5

2010

54

Tả Trạch

T.T. Huế

Đất

56,00

Đang xây dựng

55

Hoa Sơn

Khánh Hòa

Đất

29,00


2011

56

Iamơ

Đăk Lăk

Đất

32,00

Đang xây dựng

1.1.2. Ý nghĩa tài nguyên nước với quá trình phát triển kinh tế xã hội
Tài ngun nước có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong q trình hình thành và phát
triển của lồi người. Nước góp phần thành tạo bề mặt trái đất, hình thành thổ nhưỡng,
thảm thực vật, tạo thời tiết, điều hồ khí hậu, phân phối lại nhiệt độ và độ ẩm... Ngoài
ra nước cũng là tác nhân của những thảm họa khi quá nhiều nước gây nên lũ lụt hay
thiếu hụt nước gây nên tình trạng hạn hán.
Hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt lớn đối với quá trình điều tiết nguồn nước,
phát huy những tác dụng to lớn của nguồn nước và giảm thiểu tác hại xấu. Về mùa mưa
hồ chứa nước góp phần cắt lũ, chậm lũ cho vùng hạ du. Ngược lại về mùa kiệt cấp nước
đáp ứng yêu cầu tưới, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, giao thơng thủy, đẩy mặn giữ
gìn mơi trường sinh thái.


7


Những lợi ích kinh tế mà hồ chứa nước mang lại là rất lớn, khẳng định được vai trò
quan trọng trong đảm bảo an toàn cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất. Tuy
nhiên ở nước ta hầu hết các hồ chứa nước xây dựng đã khá lâu nên khơng cịn đảm bảo
u cầu theo thiết kế ban đầu, khơng đáp ứng được q trình phát triển kinh tế xã hội.
Một mặt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng bất lợi lượng nước đến hồ,
nhiệt độ tăng cao làm quá trình bốc hơi tăng nhanh, nhu cầu sử dụng nước cho các
ngành không ngừng tăng lên so với thiết kế ban đầu. Mặt khác mức đảm bảo tưới tăng
lên P=85% so với mức P=75% theo tiêu chuẩn cũ [1]. Vì vậy yêu cầu đặt ra cần phải
nghiên cứu, tính tốn những hồ chứa có khả năng nâng dung tích hữu ích để đảm bảo
phục vụ theo yêu cầu nhiệm vụ mới.
1.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện
thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng
nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt
trong ngữ cảnh chính sách mơi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi
khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên tồn cầu. Nguyên nhân
chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải
khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính
như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.


8

Hình I-2. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
1.2.2. Nội dung về kịch bản biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu, khu vực và ở Việt Nam do các hoạt

động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. Biến đổi
khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi
tồn thế giới. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc q
trình phát triển và an ninh tồn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an
toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại.
Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam
coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống cịn. Năm 2011 Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã xây dựng và cơng bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam trên cơ sở cập nhật kịch bản năm 2009 có tính kế thừa và chi tiết
hóa các số liệu quan trắc, các nghiên cứu trong và ngồi nước đến năm 2010. Theo đó
bộ tài ngun mơi trường đã xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển
dâng cho Việt Nam dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau đó là: kịch
bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch
bản phát thải cao (kịch bản A2). Trong đó đã đưa ra những ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu cho Việt Nam trong thế kỷ 21 như sau [3]:
1.2.2.1. Về nhiệt độ:


9

Nhiệt độ mùa đơng có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng
khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng
nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.

Hình I-3. Phân vùng nhiệt độ trung bình tăng trong 50 năm qua
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình giai đoạn 1980-1999 khoảng từ
1,6 đến 1,90C, nhưng ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng (1,1 1,4)0C.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm có thể tăng lên 2,60C ở Tây Bắc, 2,50C ở Đông Bắc, 2,40C ở Đồng bằng Bắc Bộ,

2,80C ở Bắc Trung Bộ, 1,90C ở Nam Trung Bộ, 1,60C ở Tây Nguyên và 2,00C ở Nam
Bộ so với trung bình giai đoạn 1980 - 1999.


10

- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình giai đoạn 1980 - 1999 khoảng
3,1 đến 3,60C, trong đó Tây Bắc là 3,30C, Đơng Bắc là 3,20C, Đồng bằng Bắc Bộ là
3,10C và Bắc Trung Bộ là 3,60C. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí
hậu phía Nam là 2,40C ở Nam Trung Bộ, 2,10C ở Tây Nguyên và 2,60C ở Nam Bộ.
1.2.2.2. Về lượng mưa:
Lượng mưa mùa khơ có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu trên lãnh Việt Nam, đặc
biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có
thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng
khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và khoảng (1-2)%
ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình giai đoạn 1980-1999. Lượng
mưa trong các tháng từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ (3-6)% ở các vùng khí hậu
phía Bắc; lượng mưa vào giữa mùa khơ ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới
(7-10)% so với giai đoạn 1980-1999. Lượng mưa trong các tháng cao điểm của mùa
mưa sẽ tăng (6-10)% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, cịn ở Tây
Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với giai đoạn 1980-1999.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng khoảng (7-8)% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ (23)% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình giai đoạn 1980-1999.
Lượng mưa trong các tháng từ tháng III đến tháng V sẽ giảm (4-7)% ở Tây Bắc, Đông
Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khơ
ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới (10-15)% so với giai đoạn 1980-1999.
Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10% đến 15% ở cả bốn vùng
khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, cịn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới

1%.


11

Hình I-4. Phân vùng thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng
so với trung bình giai đoạn 1980-1999, khoảng (9-10)% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở
Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, (4-5)% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây
Nguyên, Nam Bộ (bảng 4.10). Lượng mưa trong giai đoạn từ tháng III đến tháng V sẽ
giảm từ (6-9)% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung
Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm
tới (13-22)% so với giai đoạn 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa
sẽ tăng từ 12% đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây
Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng (1-2)%.
1.2.2.3. Về mực nước biển dâng:
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao
nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54 đến 72cm; thấp nhất ở
khu vực từ Móng Cái đến Hịn Dấu trong khoảng từ 42 đến 57cm. Trung bình tồn Việt
Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49 đến 64cm.


12

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao
nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm; thấp nhất ở
khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 49 đến 64cm. Trung bình tồn Việt
Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm.
- Theo kịch bản phát thải cao nhất (A1FI): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao
nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến 105cm; thấp nhất ở

khu vực từ Móng Cái đến Hịn Dấu trong khoảng từ 66 đến 85cm. Trung bình tồn Việt
Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78 đến 95cm.
1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến hồ chứa nước
1.2.3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dịng chảy năm.
Tác động của BĐKH đến dòng chảy năm là rất khác nhau giữa các vùng/hệ thống
sơng. Xu thế biến đổi của dịng chảy năm của các sơng là trái ngược nhau giữa hai phần
phía bắc (Bắc Bộ và phần phía bắc của Bắc Trung Bộ - Thanh Hóa và Nghệ An) và
phần phía nam (phần phía nam của Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Ngun và
Nam Bộ). Dịng chảy năm trên các sơng ở Bắc Bộ, phần phía bắc của Bắc Trung Bộ có
xu thế tăng phổ biến dưới 2% vào thời kỳ 2040-2059 và lên đến (2-5)% vào thời kỳ
2080-2099; khơng có sự chênh lệch nhiều giữa hai kịch bản A2 và B2.
Trái lại, dịng chảy năm của các sơng ở phần phía nam từ Hà Tĩnh trở vào lại có xu
thế giảm. Với kịch bản B2, mức giảm của dòng chảy năm thường dưới 4,0% vào thời
kỳ 2040-2059 và dưới 7,0% vào thời kỳ 2080-2099, giảm tương đối ít (dưới 2,0%) ở
các lưu vực sông La, Thu Bồn và thượng nguồn sông Ba, giảm tương đối nhiều ở lưu
vực sông Đồng Nai, nhất là hạ lưu sơng Bé, có thể tới 7,0% vào thời kỳ 2040-2059 và
10,0% vào thời kỳ 2080-2099 ở hạ lưu sơng Bé tại trạm Phước Hịa [4].
1.2.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dịng chảy lũ
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, dịng chảy mùa lũ của phần lớn các sơng, đều có
xu thế tăng, chỉ riêng sông Đồng Nai giảm so với thời kỳ 1980-1999, và khơng có sự
chênh lệch đáng kể giữa hai kịch bản B2 và A2. Với kịch bản B2, vào thời kỳ 20402059, dịng chảy trung bình mùa lũ tăng khoảng (2,0-4,0)% ở hai hệ thống sông Hồng Thái Bình và Cả, nhưng chỉ khoảng (0,9-1,5)% ở hai hệ thống sông Thu Bồn và Ba;


13

vào thời kỳ 2080-2099 có thể tăng (5,0-10,0)% ở sơng Hồng và sông Cả và (2,0-4,0)%
ở hai hệ thống sông Thu Bồn, Ba; riêng sông Thao tăng khá nhiều, vào khoảng 8,7% tại
n Bái. Trong khi đó, dịng chảy mùa lũ của các sông trong hệ thống sông Đồng Nai
lại giảm khoảng (3,5-6,7)%, giảm nhiều nhất ở hạ lưu sông Bé tại trạm Phước Hòa [4].
1.2.3.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dịng chảy mùa kiệt

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khác với dịng chảy năm và dòng chảy mùa lũ,
dòng chảy mùa kiệt trong tương lai của tất cả các sông trong lãnh thổ Việt Nam đều
giảm, nhưng mức giảm là khác nhau khá lớn giữa các sơng, thậm chí giữa thượng,
trung và hạ lưu trên cùng triền sơng và kịch bản B2 có mức giảm nhiều hơn so với kịch
bản A2.
Vào thời kỳ 2040-2059, mức độ giảm của dịng chảy trung bình mùa kiệt dao động
trong phạm vi từ dưới 1,5% ở các sông: Đà, Gâm, Hiếu, đến trên 10% tại sơng Ba; cịn
các sơng khác thường giảm (3,0-10,0)% [4].
Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi các đặc trưng dòng chảy của tất cả các
sông trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi cũng như mức độ biến đổi là khác nhau
giữa các hệ thống sông trong các vùng cũng như giữa các đặc trưng dịng chảy trên
cùng dịng sơng (hình I-5). Do vậy các hồ chứa nước xây dựng trên các lưu vực sơng
khác nhau cần tính tốn lại để có biện pháp nâng cấp sửa chữa cho phù hợp với mục
tiêu nhiệm vụ trong tương lai.


14

Hình I-5. Tổng hợp sự biến đổi dịng chảy trung bình năm các mùa tại một số trạm thủy
văn vào giữa thế kỷ 21 [4]
1.2.4. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu.
Trong ba kịch bản đã được xây dựng cho Việt Nam thì kịch bản phát thải thấp (B1)
mơ tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo theo hướng ít phát thải khí nhà kính
nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế thay đổi nhanh theo hướng dịch vụ và


×