Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Dự báo trong quản trị sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 20 trang )

Chương 2: Dự báo trong quản trị sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
13
Chương 2
DỰ BÁO TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

2.1. Khái niệm
2.1.1. Khái niệm dự báo
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị thường xuyên phải
đưa ra các quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Để giúp
các quyết định này có độ tin cậy cao, giảm thiểu mức độ rủi ro, người ta đã đưa ra kỹ
thuật dự báo. Vì vậy kỹ thuật dự báo là hết sức quan trọng và cần thiết cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là ngày nay các doanh nghiệp lại hoạt động trong môi trường của nền
kinh tế thị trường mà ở đó luôn diễn ra những sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp với nhau.
Vậy dự báo là gì? Chúng ta có thể hiểu dự báo qua khái niệm dự báo như sau.
Dự báo là khoa học và nghệ thuật nhằm tiên đoán trước các hiện tượng và sự việc sẽ
xảy ra trong tương lai được căn cứ vào các tài liệu như sau:
 Các dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ;
 Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự báo;
 Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế đã được đúc kết.
Như vậy, tính khoa học ở đây thể hiện ở chỗ:
 Căn cứ vào dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ;
 Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự báo.
Tính nghệ thuật được thể hiện: Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế và từ nghệ thuật
phán đoán của các chuyên gia, được kết hợp với kết quả dự báo, để có được các quyết
định với độ chính xác và tin cậy cao.
2.1.2. Cơ sở của một dự báo tốt
Một dự báo được chuẩn bị một cách thích đáng phải đáp ứng một số yêu cầu:
(1) Dự báo cần phải đúng lúc (timely);
(2) Dự báo cần phải xác đáng (accurate) và mức độ chính xác cần phải được nói
rõ. Điều này sẽ cho phép những người sử dụng dự kiến những sai số có thể và sẽ


đưa ra một cơ sở để so sánh những dự báo để lựa chọn;
(3) Dự báo cần phải chắn chắn (reliable); nó cần phải được thực hiện một cách
nhất quán. Một kỹ thuật mà lúc thì cho một kết quả dự báo tốt lúc thì cho một kết
quả dự báo tồi sẽ làm cho những người sử dụng có cảm giác lo lắng mỗi khi một
dự báo mới được đưa ra;
(4) Dự báo cần phải được diễn đạt bằng những đơn vị (để tính toán) có ý nghĩa
(meaningful units). Những người hoạch định tài chính cần biết sẽ cần bao nhiêu
tiền, những người hoạch định sản xuất cần biết sẽ cần bao nhiêu đơn vị, và
những người lập trình cần biết những máy móc và những kỹ năng nào được yêu
cầu. Sự lựa chọn đơn vị tuỳ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng;
Chương 2: Dự báo trong quản trị sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
14
(5) Dự báo cần phải bằng văn bản (in writing);
(6) Dự báo cần phải dễ hiểu và dễ sử dụng (simple to understand and use).
2.1.3. Các loại dự báo
Dự báo được phân chia theo nhiều cách khác nhau. Trong đó có 2 cách phân loại cơ
bản căn cứ vào thời gian và lĩnh vực dự báo.
a) Căn cứ vào thời gian dự báo:









 Dự báo dài hạn: Khoảng thời gian từ 3 năm trở lên. Dự báo dài hạn được ứng dụng
cho lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ mới, định vị doanh nghiệp hay mở rộng doanh nghiệp.

 Dự báo trung hạn: Khoảng thời gian dự báo thường là từ 3 tháng đến 3 năm. Nó cần
cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền
mặt, huy động các nguồn lực và tổ chức hoạt động tác nghiệp.
 Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo có thể đến một năm, nhưng thường là ít
hơn ba tháng. Loại dự báo này thường được dùng trong kế hoạch mua hàng, điều độ
công việc, cân bằng nhân lực, phân chia công việc.
Dự báo trung hạn và dài hạn có ba đặc trưng khác với dự báo ngắn hạn:
Thứ nhất, dự báo trung hạn và dài hạn phải giải quyết nhiều vấn đề có tính toàn diện
và yểm trợ cho các quyết định quản lý thuộc về hoạch định kế hoạch sản xuất sản
phẩm và quá trình công nghệ.
Thứ hai, dự báo ngắn hạn thường dùng nhiều loại phương pháp luận hơn là dự báo
dài hạn. Đối với các dự báo ngắn hạn người ta dùng phổ biến các kỹ thuật toán học
như bình quân di động, san bằng mũ và hồi quy theo xu hướng. Nói cách khác thì các
phương pháp ít định lượng được dùng để tiên đoán các vấn đề lớn toàn diện như có
cần đưa một sản phẩm mới nào đó vào danh sách các chủng loại mặt hàng của công ty
không.
Thứ ba, dự báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn. Vì các
yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thay đổi hàng ngày, nếu kéo dài thời gian dự báo ra thì
độ chính xác có khả năng giảm đi. Do vậy, cần phải thường xuyên cập nhật và hoàn
thiện các phương pháp dự báo.


Căn cứ vào thời
gian dự báo
Dự báo dài hạn
> 3 năm
Dự báo trung hạn
> 3 tháng - 3 năm
Dự báo ngắn hạn
< 3 tháng

Chương 2: Dự báo trong quản trị sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
15
b) Căn cứ vào lĩnh vực dự báo:





 Dự báo kinh tế: là dự báo các hiện tượng kinh tế như:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
 Tỷ lệ lạm phát.
 Giá cả.
 Trữ lượng tài nguyên…
 Dự báo công nghệ và kỹ thuật sản xuất: là dự báo các vấn đề liên quan đến
công nghệ và kỹ thuật sản xuất như:
 Năng lượng mới.
 Nguyên liệu mới.
 Phương pháp công nghệ mới.
 Máy móc thiết bị mới…
 Dự báo nhu cầu: là dự báo nhu cầu sản xuất như:
 Nhu cầu số lượng sản phẩm.
 Nhu cầu nguyên vật liệu.
 Nhu cầu máy móc thiết bị…
Lĩnh vực dự báo mà chúng ta nghiên cứu trong chương này, nếu phân loại theo thời
gian thì gọi là dự báo ngắn hạn, nếu phân theo lĩnh vực thì gọi là dự báo nhu cầu.
2.2. Trình tự tiến trình dự báo
Dù là dùng phương pháp nào, để tiến hành dự báo ta triển khai theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của dự báo;
Bước 2: Xác định độ dài thời gian dự báo (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn);
Bước 3: Lựa chọn phương pháp dự báo;

Bước 4: Lựa chọn đối tượng để thu thập thông tin;
Bước 5: Thu thập thông tin dự báo bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hoặc
thông qua đội ngũ cộng tác viên marketing;
Bước 6: Xử lý thông tin;
Bước 7: Xác định xu hướng dự báo (Xu hướng tuyến tính, xu hướng chu kỳ, xu
hướng thời vụ hay xu hướng ngẫu nhiên);
Bước 8: Phân tích, tính toán, ra quyết định về kết quả dự báo.
Nếu việc dự báo được tiến hành một cách đều đặn trong thời gian dài, thì các dữ
liệu sẽ được thu thập thường xuyên và việc tính toán dự báo được tiến hành một cách
tự động, thường là được thực hiện trên máy tính điện toán.
Căn cứ vào lĩnh
vực dự báo
Dự báo kinh tế
Dự báo công nghệ
Dự báo nhu cầu
Chương 2: Dự báo trong quản trị sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
16
2.3. Các phương pháp dự báo
Có hai cách tiếp cận dự báo chính và cũng là hai con đường đề cập đến cách lập mô
hình dự báo. Một là phân tích định tính dựa vào suy đoán cảm nhận. Phương pháp này
phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị để dự
báo. Hai là phương pháp dự báo theo phân tích định lượng dựa chủ yếu vào các mô
hình toán học trên cơ sở những dữ liệu, tài liệu đã qua thống kê.
2.3.1. Phương pháp dự báo định tính
a) Phương pháp lấy ý kiến của ban quản lý điều hành
Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi. Theo phương pháp này, một nhóm
nhỏ các cán bộ quản lý điều hành cao cấp sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối
hợp với các kết quả đánh giá của cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và
sản xuất để đưa ra những con số dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới.
Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên

quan đến hoạt động thực tiễn. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh và dễ (chỉ cần tập
hợp các chuyên gia).
Tuy nhiên, các quyết định được nhất trí này cũng có những thiếu sót:
 Thứ nhất là dự báo chỉ là sự tiên đoán của cá nhân, mang tính chủ quan;
 Thứ hai là quan điểm của người có quyền lực, có địa vị cao thường gây ảnh
hưởng lớn đến các cán bộ điều hành khác.
b) Phương pháp lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng
Do những nhân viên bán hàng là những người thường hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng. Vì thế họ có thể dự đoán được lượng hàng có thể bán được trong
thời gian tới tại khu vực mình bán hàng.
Nếu chúng ta tập hợp ý kiến của các nhân viên bán hàng ở các khu vực khác nhau,
ta sẽ có được lượng dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với loại sản phẩm cần dự báo.
Phương pháp này có ưu, nhược điểm như sau:
 Ưu điểm: Sát với nhu cầu của khách hàng.
 Nhược điểm: Phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của nhân viên bán hàng. Thường
có hai xu hướng:
 Xu hướng lạc quan quá (Đánh giá cao chất lượng hàng bán ra của mình);
 Xu hướng bi quan quá (Muốn giảm nguồn hàng xuống để dễ đạt được định mức).
c) Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng
Phương pháp này sẽ thu thập nguồn thông tin từ đối tượng người tiêu dùng về nhu
cầu hiện tại cũng như tương lai. Cuộc điều tra nhu cầu được thực hiện bởi những nhân
viên bán hàng hoặc nhân viên nghiên cứu thị trường. Họ thu thập ý kiến khách hàng
thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp hay điện thoại... Cách tiếp cận này không
những giúp cho doanh nghiệp về dự báo nhu cầu mà cả trong việc cải tiến thiết kế sản
phẩm. Phương pháp này mất nhiều thời gian, việc chuẩn bị phức tạp, khó khăn và tốn
kém, có thể không chính xác trong các câu trả lời của người tiêu dùng.

Chương 2: Dự báo trong quản trị sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
17
d) Phương pháp Delphi

Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp
theo những mẫu câu hỏi được in sẵn và được thực hiện như sau:
 Mỗi chuyên gia được phát một thư yêu cầu trả lời một số câu hỏi phục vụ cho
việc dự báo;
 Nhân viên dự báo tập hợp các câu trả lời, sắp xếp chọn lọc và tóm tắt lại các ý
kiến của các chuyên gia;
 Dựa vào bảng tóm tắt này nhân viên dự báo lại tiếp tục nêu ra các câu hỏi để
các chuyên gia trả lời tiếp;
 Tập hợp các ý kiến mới của các chuyên gia. Nếu chưa thỏa mãn thì tiếp tục quá
trình nêu trên cho đến khi đạt yêu cầu dự báo.
Ưu điểm của phương pháp này là tránh được các liên hệ cá nhân với nhau, không
xảy ra va chạm giữa các chuyên gia và họ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của một
người nào đó có ưu thế trong số người được hỏi ý kiến.
2.3.2. Phương pháp dự báo định lượng
Phương pháp dự báo định lượng bao gồm các mô hình dự báo theo chuỗi thời gian
và hàm số nhân quả. Dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán
học được thiết lập để dự báo nhu cầu tương lai. Ở đây mối quan hệ giữa thời gian và
nhu cầu hoặc giữa các biến số với nhu cầu được thiết lập bằng những mô hình toán
tính hợp.
Dù là phương pháp nào thì dự báo định lượng cũng phải được thực hiện theo 8 bước
sau đây:
 Xác định mục tiêu của dự báo;
 Chọn lựa những loại sản phẩm cần dự báo;
 Xác định độ dài thời gian dự báo;
 Chọn mô hình dự báo;
 Phê chuẩn;
 Thu thập dữ liệu cần thiết cho dự báo;
 Tiến hành dự báo;
 Áp dụng kết quả dự báo.
Các bước trên đây được tiến hành một cách có hệ thống và thống nhất từ khi tìm

hiểu, thiết kế đến áp dụng hệ thống dự báo. Nếu hệ thống dự báo được sử dụng đều
đặn trong một thời gian dài thì khi thu thập dữ liệu và dự báo có thể bỏ qua bước này
hay bước khác để đơn giản hóa trong tính toán.
Sau đây là một số mô hình dự báo định lượng:
a) Phương pháp tiếp cận giản đơn
Ở phương pháp này, người ta dự báo nhu cầu của thời kỳ sau (n) bằng với số thực tế
của thời kỳ trước đó (n - 1).
Chương 2: Dự báo trong quản trị sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
18
Ví dụ 2.1: Sản lượng của doanh nghiệp nước mắm Liên Thành vào tháng 04/2011
là 10 ngàn lít, nếu áp dụng phương pháp tiếp cận giản đơn để dự báo cho tháng
05/2011 thì ta sẽ lấy đúng bằng sản lượng bán được của tháng 04/2011 là 10 ngàn lít.
 Ưu điểm: Dự báo nhanh chóng, đơn giản.
 Nhược điểm:
 Áp đặt thời kỳ trước cho thời kỳ sau, do đó thiếu chính xác;
 Không nghiên cứu được sự biến động của thị trường trong từng thời kỳ, do đó
không thấy được sự biến động của thị trường.
 Phạm vi áp dụng: Xí nghiệp quy mô nhỏ.
b) Phương pháp bình quân di động giản đơn
Theo phương pháp này, kết quả dự báo của thời kỳ sau bằng số bình quân của từng
thời gian ngắn có khoảng cách đều nhau của những thời kỳ trước đó.
Ta có công thức tính dự báo theo phương pháp này như sau:




Trong đó:
F
t
: Dự báo bình quân di động cho thời kỳ t;

D
i
: Nhu cầu thực tế cho thời kỳ i (ngày, tuần, tháng, quý, năm);
n: Số thời kỳ nhu cầu được đưa vào số trung bình tính toán.
Ví dụ 2.2: Cuối mỗi tuần người chủ cửa hàng tạp phẩm Meersburg muốn dự báo
mức cầu bánh mì tại cửa hàng của ông ta trong tuần tới. Doanh số hàng tuần trong 9
tuần vừa qua được cho như sau:
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Doanh số thực tế
(số ổ bánh mì)
110 102 108 121 112 105 114 106 115
Dự báo sử dụng bình quân di động giản đơn với n = 3
67,106
3
108102110
3
3
D
2
D
1
D
4
F 




Tương tự tính được F
5

= 110,33; F
6
= 113,67; F
7
= 112,67; F
8
= 110,33; F
9
= 108,33;
F
10
= 111,667; F
11
= 111,667.
Phương pháp này có những ưu nhược điểm như sau:
 Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu, san bằng được các biến động ngẫu nhiên trong dãy
số thời gian.
 Nhược điểm:
 Hoàn toàn dựa vào số liệu quá khứ;
 Cần nhiều số liệu quá khứ;
 Chưa đánh giá được tầm quan trọng khác nhau của các số liệu ở các thời kỳ
khác nhau.
(2.1)
n
D
F
1t
i nt
i
t




 
3
3
D
2
D
1
D
4
F


3
4
D
3
D
2
D
5
F


Chương 2: Dự báo trong quản trị sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
19
 Phạm vi áp dụng: Dãy số liệu trong quá khứ phải ổn định (không biến động).
c) Phương pháp bình quân di động có trọng số

Trong trường hợp khi nhu cầu có sự biến động, trong đó thời gian gần nhất có ảnh
hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo, thời gian càng xa thì ảnh hưởng càng nhỏ, ta
dùng phương pháp bình quân di động có trọng số sẽ thích hợp hơn.
Phương pháp bình quân di động có trọng số được tính theo công thức sau:





Trong đó:
F
t
: Dự báo bình quân di động thời kỳ t;
D
i
: Nhu cầu thực tế cho thời kỳ i;
W
i
: Giá trị của trọng số gán cho dữ liệu ở thời kỳ i;
n: Số thời kỳ nhu cầu được đưa vào số trung bình tính toán.
Ví dụ 2.3: Cửa hàng tạp hóa Meersburg quyết định áp dụng mô hình dự báo theo
bình quân di động 4 tuần có trọng số với các trọng số cho các tuần như sau:
Giai đoạn Trọng số áp dụng
Tuần vừa qua
2 tuần trước đó
3 tuần trước đó
4 tuần trước đó
4
3
2

1
Tổng trọng số 10
Kết quả dự báo theo mô hình này được thể hiện trong bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả dự báo theo phương pháp bình quân di động 4
thời kỳ có trọng số
Tuần
t
Doanh số thực tế
(Số ổ bánh mì)
D
i

Dự báo
(Số ổ bánh mì)
F
t

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
110
102
108

121
112
105
114
106
115
-
-
-
-
(4x121+3x108+2x102+1x110)/10 =112,2
(4x112+3x121+2x108+1x102)/10 =112,9
(4x105+3x112+2x121+1x108)/10 =110,6
(4x114+3x105+2x112+1x121)/10 =111,6
(4x106+3x114+2x105+1x112)/10 =108,8
(4x115+3x106+2x114+1x105)/10 =111,1
 







1t
nt i
i
1t
nti
ii

t
W
W D
F
x
(2.2)
Chương 2: Dự báo trong quản trị sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
20
Trong mô hình trên, tính chính xác của dự báo phụ thuộc vào khả năng xác định
trọng số có hợp lý hay không?
Các phương pháp bình quân đã trình bày ở trên có những đặc điểm sau:
 Khi số quan sát n (số giai đoạn quan sát) tăng lên, khả năng san bằng các dao
động tốt hơn, nhưng kết quả dự báo ít nhạy cảm hơn với những biến động thực
tế của nhu cầu;
 Dự báo thường không bắt kịp nhu cầu, không bắt kịp xu hướng thay đổi nhu cầu;
 Đòi hỏi phải ghi chép số liệu đã qua rất chính xác và phải đủ lớn mới có kết quả
dự báo đúng.
d) Phương pháp san bằng mũ giản đơn
Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp trên, người ta đề xuất sử dụng
phương pháp san bằng mũ để dự báo. Đây là phương pháp dễ sử dụng nhất. Nó cần ít
số liệu trong quá khứ. Công thức cơ bản của san bằng mũ có thể diễn tả như sau:


Hoặc

Với 0 ≤

≤ 1
Trong đó:
F

t
: Dự báo nhu cầu cho thời kỳ t;
F
t-1
: Dự báo của thời kỳ ngay trước đó;
D
t-1
: Nhu cầu thực tế của thời kỳ ngay trước đó;


: Hệ số san bằng mũ.
Thực chất là dự báo mới bằng dự báo cũ cộng với khoản chênh lệch giữa nhu cầu
thực tế và dự báo của giai đoạn đã qua, có điều chỉnh cho phù hợp.
Ví dụ 2.4: Vẫn với số liệu như trong ví dụ 2.2 bây giờ ta sử dụng phương pháp san
bằng mũ để dự báo.
Để phương pháp này được bắt đầu, chúng ta hãy giả định dự báo cho thời kỳ 1 là
110, hệ số san bằng mũ

= 0,2
Áp dụng công thức 2.3 ta có kết quả dự báo như bảng 2.2 sau:




 
1
1
1 




ttt
F DF

(2.3)
 
111 





tttt
FDFF

×