Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế giữa thức ăn viên công nghiệp và thức ăn dạng bột tự trộn trên heo con sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.35 KB, 56 trang )



iii

TÓM TẮT

Đề tài được tiến hành từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 6 tháng 5 năm 2008 tại trại
heo của ông Nguyễn Hữu Nhiệm. Mục đích là đánh giá hiệu quả kinh tế của thức ăn
bột và thức ăn viên qua tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, và tình hình bệnh tiêu chảy của
heo cai sữa từ 28 đến 60 ngày tuổi. Qua khảo sát 150 heo cai sữa chia làm 2 đợt thí
nghiệm giống nhau chúng tôi thu được những kết quả như sau:
Thí nghiệm 1
Trọng lượng kết thúc thí nghiệm của lô ăn cám bột là 23.6kg, lô ăn cám viên là
19.7kg nếu trừ đi sự chênh lệch trọng lượng ban đầu thì lô ăn cám bột cao hơn là 3kg
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của lô ăn cám bột là 1.3, lô ăn cám viên là 1.55.
Tăng trọng ngày (ADG) của lô ăn thức ăn bột là 0.52 kg/ngày, lô ăn cám viên là
0.4 kg/ngày.
Tỉ lệ tiêu chảy của lô ăn thức ăn bột là 2.7%, lô ăn thức ăn viên là 3.7%
Tỉ lệ bệnh hô hấp của lô ăn thức ăn bột là 0.83%, lô ăn thức ăn viên là 0.98%
Tỉ lệ nuôi sống của lô ăn thức ăn bột là 97.5%, lô ăn thức ăn viên là 97.1%
Hiệu quả kinh tế của lô ăn cám bột hơn so với lô ăn cám viên. Chi phí cho 1kg
tăng trọng của lô ăn thức ăn bột là 16846 VND, lô ăn thức ăn viên là 22649 VND
Thí nghiệm 2
Trọng lượng kết thúc thí nghiệm của lô ăn cám bột là 17.9kg, lô ăn cám viên là
14.9kg lô ăn cám bột hơn 3kg.
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của lô ăn cám bột là 1.62, lô ăn cám viên là 2.07
Tăng trọng ngày (ADG) của lô ăn thức ăn bột là 0.39 kg/ngày, lô ăn cám viên là
0.3 kg/ngày.
Tỉ lệ tiêu chảy của lô ăn thức ăn bột là 3.1%, lô ăn thức ăn viên là 4.3%
Tỉ lệ bệnh hô hấp của lô ăn thức ăn bột là 0.30%, lô ăn thức ăn viên là 0.62%
Tỉ lệ nuôi sống của lô ăn thức ăn bột là 100%, lô ăn thức ăn viên là 100%


Hiệu quả kinh tế của lô ăn cám bột hơn so với lô ăn cám viên. Chi phí cho 1kg
tăng trọng của lô ăn thức ăn bột là 20887 VND, lô ăn thức ăn viên là 30368 VND


iv

MỤC LỤC
Trang
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.3 YÊU CẦU 2
Chương 2. TỔNG QUAN 3
2.1 ĐẶC ĐIỂM HEO CAI SỮA 3
2.1.1 Độ tuổi và trọng lượng heo con khi cai sữa 3
2.1.2 Những thay đổi tác động lớn lên heo con khi cai sữa 3
2.1.2.1 Thay đổi về nguồn thức ăn 3
2.1.2.2 Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa 4
2.1.2.3 Thay đổi về môi trường bên ngoài 4
2.2 BỆNH TIÊU CHẢY VÀ HÔ HẤP TRÊN HEO CAI SỮA 5
2.2.1 Bệnh tiêu chảy trên heo con 5
2.2.1.1 Cách sinh bệnh 5
2.2.1.2 Bệnh lý của tiêu chảy 5
2.2.1.3 Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và bệnh tiêu chảy ở heo con 6
2.2.2 Bệnh hô hấp trên heo con 8
2.2.2.1 Những nguyên nhân gây bệnh hô hấp 8
2.2.2.2 Những bệnh hô hấp thường xảy ra trên heo 9
2.3 THỨC ĂN VIÊN CÔNG NGHIỆP 10
2.3.1 Chế biến thức ăn viên 10
2.3.2 Ưu và khuyết điểm của thức ăn viên 11
2.4 THỨC ĂN DẠNG BỘT 11

2.4.1 Cách pha trộn thức ăn 11
2.4.2 Ưu khuyết điểm của thức ăn bột 12
2.5 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 12
2.5.1 Vị trí 12
2.5.2 Cơ cấu tổ chức 12
2.5.3 Cơ cấu đàn 13
2.5.4 Chuồng trại 13


v

2.5.5 Chăm sóc và nuôi dưỡng 14
2.5.5.1 Chế độ tắm heo 14
2.5.5.2 Chế độ theo dõi 14
2.5.5.3 Chế độ cho ăn 14
2.5.5.4 Nước uống 14
2.5.5.5 Vệ sinh thú y 14
2.5.5.6 Các loại thuốc sử dụng ở trại 15
2.5.5.7 Qui trình tiêm phòng 15
2.5.6 Giải quyết vấn đề môi trường 16
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 17
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH 17
3.1.1 Thời gian 17
3.1.2 Địa điểm 17
3.2 NỘI DUNG VÀ ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM 17
3.2.1 Nội dung thí nghiệm 17
3.2.2 Điều kiện và vật liệu thí nghiệm 17
3.3 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 20
3.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 21
3.5 THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 21

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 1 22
4.1.1 trọng lượng bình quân của thí nghiệm 1 22
4.1.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của thí nghiệm 1 23
4.1.3 Tăng trọng hằng ngày (ADG) của thí nghiệm 1 25
4.1.4 Tỉ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm 1 26
4.1.5 Tỉ lệ heo bệnh hô hấp của thí nghiệm 1 27
4.1.6 Tỉ lệ nuôi sống của heo thí nghiệm 1 28
4.1.7 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 1 30
4.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 2 31
4.2.1 trọng lượng bình quân của thí nghiệm 2 31
4.2.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của thí nghiệm 2 33


vi

4.2.3 Tăng trọng hằng ngày (ADG) của thí nghiệm 2 34
4.2.4 Tỉ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm 2 35
4.2.5 Tỉ lệ heo bệnh hô hấp của thí nghiệm 2 36
4.2.6 Tỉ lệ nuôi sống của heo thí nghiệm 2 38
4.2.7 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 2 39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
5.1 KẾT LUẬN 41
5.2 ĐỀ NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 44



vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADG : Average daily gain
FCR : Feed conversion ratio
TĂ :Thức ăn
TT : Tăng trọng
ppm : part per million
PRRS : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome



viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các loại thuốc trị bệnh và thuốc bổ 15
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm 1 22
Bảng 4.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm 1 24
Bảng 4.3 Tăng trọng ngày của thí nghiệm 1 25
Bảng 4.4 Tỉ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm 1 26
Bảng 4.5 Tỉ lệ heo bị bệnh hô hấp trong thí nghiệm 1 27
Bảng 4.6 Tỉ lệ nuôi sống của heo thí nghiệm 1 28
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm 1 30
Bảng 4.8 Trọng lượng trung bình của thí nghiệm 2. 31
Bảng 4.9 Hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm 2 33
Bảng 4.10 Tăng trọng ngày của thí nghiệm 2 34
Bảng 4.11 Tỉ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm 2 35
Bảng 4.12 Tỉ lệ heo bị bệnh hô hấp trong thí nghiệm 2 37
Bảng 4.13 Tỉ lệ nuôi sống của heo thí nghiệm 2 38

Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm 2 39



ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm 1 22
Biểu đồ 4.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm 1 24
Biểu đồ 4.3 Tăng trọng ngày của thí nghiệm 1 25
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm 1 26
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ heo bị bệnh hô hấp trong thí nghiệm 1 28
Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ nuôi sống của heo thí nghiệm 1 29
Biểu đồ 4.7 chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng 30
Biểu đồ 4.8 Trọng lượng trung bình của thí nghiệm 2. 32
Biểu đồ 4.9 Hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm 2 33
Biểu đồ 4.10 Tăng trọng ngày của thí nghiệm 2 35
Biểu đồ 4.11 Tỉ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm 2 36
Biểu đồ 4.12 Tỉ lệ heo bị bệnh hô hấp trong thí nghiệm 2 37
Biểu đồ 4.13 Tỉ lệ nuôi sống của heo thí nghiệm 2 38
Biểu đồ 4.14 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm 2 39





1




Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Giá dầu tăng cao nên giá của nhiều dịch vụ, mặt hàng cũng tăng theo rất cao, nền
kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng. Ngành chăn nuôi heo ở nước ta cũng đang lâm
vào tình trạng này, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục mà giá heo lại có chiều hướng
giảm. Để giảm chi phí đầu vào thì người chăn nuôi phải chọn lựa nhiều giải pháp mà
giải pháp giảm chi phí cho thức ăn là hàng đầu vì thức ăn chiếm 60 – 70% giá thành
sản phẩm. Để giảm chi phí thức ăn thì các trại chăn nuôi đã tự trộn thức ăn với nguyên
liệu là những phụ phẩm trong chế biến nông sản, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
giá rẽ sẵn có tại địa phương. Việc trộn thức ăn tại trại đối với heo thịt thì rất phổ biến
đối với các trại. Đối với heo cai sữa thì việc dùng thức ăn tự trộn tại trại còn ít phổ
biến vì giai đoạn cai sữa có nhiều thay đổi bất lợi nhất cho heo như: nguồn sữa mẹ bị
mất hoàn toàn, thay vào đó là thức ăn thô tinh chế biến sẵn làm cho hệ thống tiêu hóa
chưa hoàn chỉnh của heo bị rối loạn, heo bị strees …Nên việc trộn thức ăn cho heo con
cần phải có nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt và có khẩu phần hợp lý. Nếu thức ăn
không tốt và không phù hợp thì heo con sẽ dễ bị bệnh, còi cọc chậm lớn, khó vượt qua
được giai đoạn khó khăn và có kết quả không tốt trong những giai đoạn sau của heo.
Bởi vâỵ việc trộn thức ăn cho heo con phải rất cẩn thận và cần có nguyên liệu tốt nhất.
Để tìm những giải pháp tiết kiệm chi phí thức ăn cho heo cai sữa thật thiết thực
và phù hợp với thực tế, được sự hướng dẫn của Thạc sĩ Đỗ Vạn Thử và công ty TNHH
DINH DƯỠNG NÔNG NGHIỆP CoCo, chúng tôi tiến hành đề tài:“Đánh giá hiệu
quả kinh tế giữa thức ăn viên công nghiệp và thức ăn dạng bột tự trộn trên heo
con sau cai sữa”


2

1.2 MỤC ĐÍCH

Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai loại thức ăn qua tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, và
tình hình bệnh của heo cai sữa từ 28 đến 60 ngày tuổi.
1.3 YÊU CẦU
Thu thập số liệu các chỉ tiêu theo dõi trên heo con cai sữa như: tăng trọng, tiêu
tốn thức ăn, tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ bệnh hô hấp, tỷ lệ chết và hiệu quả kinh tế.



3



Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 ĐẶC ĐIỂM HEO CAI SỮA
2.1.1 Độ tuổi và trọng lượng heo con khi cai sữa
Hiện nay có khá nhiều mốc thời gian cai sữa cho heo con. Việc cai sữa sớm có
thể dẫn đến kết quả làm tăng số lượng heo con cai sữa mỗi năm của một con heo nái.
Tuy nhiên so sánh về tổng trọng lượng thì cai sữa trể lại cao hơn. Kết quả cai sữa tốt
hay không phụ thuộc vào tuổi cai sữa có phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tình hình
dinh dưỡng và kỹ thuật quản lý của người chăn nuôi. Nói chung, trọng lượng cơ thể
của heo con càng cao thì hệ tiêu hoá và khả năng miễn dịch của heo con càng cao, heo
con càng có thể chịu đựng và vượt qua những khó khăn trong giai đoạn cai sữa và có
mức độ tăng trưởng cao hơn sau khi cai sữa.
Với trình độ và điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam thì cai sữa vào lúc 24 đến 28
ngày tuổi là thích hợp nhất và được áp dụng rông rãi trong các trang trại. Và trọng
lượng trung bình của heo cai sữa khoảng 6 - 8 kg
2.1.2 Những thay đổi tác động lớn lên heo con khi cai sữa
2.1.2.1 Thay đổi về nguồn thức ăn

Thông thường heo con được cho làm quen với thức ăn khi 7 đến 10 ngày tuổi. Và
nguồn thức ăn chính của heo con là sữa mẹ đến khi cai sữa thì nguồn thức ăn rất ngon
miệng, rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hoá này bị thay thế hoàn toàn bằng nguồn thức
ăn mà chúng cho là thức ăn phụ với những thành phần khó tiêu hoá hơn và kém ngon
miệng hơn. Sự thay đổi này làm cho heo con ăn ít đi và có thể ảnh hưởng lớn đến tăng
trưởng và sức khoẻ của heo. Vì vậy thức ăn cho heo cai sữa ngoài việc cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu thì việc chế biến để tăng sự hấp dẫn, tăng tính thèm
ăn và tăng tỉ lệ tiêu hoá, hấp thu thức ăn là rất quan trọng.
Heo sau cai sữa, do thay đổi thức ăn mới khó tiêu hơn sẽ làm tăng pH của đường
tiêu hoá, nhóm vi khuẩn có lợi sẽ giảm số lượng nhanh chóng và sau đó là sự sinh sôi


4

và phát triển các dòng vi khuẩn có hại khác trong đường ruột. Nếu những vi khuẩn có
hại này có cơ hội thuận lợi, chúng sẽ tăng nhanh về số lượng, lấn áp các nhóm vi
khuẩn có lợi và gây hiện tượng loạn khuẩn đường tiêu hoá, từ đó gây tiêu chảy và các
bệnh khác và cuối cùng là ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của heo con.
2.1.2.2 Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa
Màng nhày ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3-4 tuần tuổi. So
với trước khi cai sữa nhung mao (để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi 75% trong vòng
24 giờ sau cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho đến ngày
thứ 5 sau cai sữa (Hampton và Kidder, 1986). Mào ruột (crypt) lại sâu hơn bình
thường. Mào ruột là nơi mà tế bào của chúng sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung mao để
trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung mao hấp thu chất dinh dưỡng.Vài
enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó
khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm.
Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần thể
tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) cò thể giúp giải thích tại sao heo cai sữa tăng
nhạy cảm đối với bệnh E.coli. Những thay đổi của nhung mao và mào ruột được thiết

lập trong vòng 5 ngày và kéo dài ít nhất 5 tuần.
Theo Võ Văn Ninh (2001) heo con ở giai đoạn 22-29 ngày tuổi là giai đoạn mọc
răng sữa tiền hàm thứ 3 hàm dưới và thứ 4 hàm trên. Nên heo con hay cắn phá xung
quanh chuồng làm vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hoá và gây tiêu chảy.
2.1.2.3 Thay đổi về môi trường bên ngoài
Heo mẹ được cách ly là mất đi nguồn thức ăn hấp dẫn, mất sự bảo vệ, mất nguồn
sưởi ấm rất ấm áp và tình cảm … Làm heo con bị ảnh hưởng lớn đến tâm lý, dẫn đến
stress, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng xấu làm cho heo con dễ dàng bị bệnh và mắc bệnh ở
giai đoạn này thì rất nguy hiểm rất dễ gây tử vong.


5

2.2 BỆNH TIÊU CHẢY VÀ HÔ HẤP TRÊN HEO CAI SỮA
2.2.1 Bệnh tiêu chảy trên heo con
2.2.1.1 Cách sinh bệnh



(theo Nguyễn Như Pho, 1995)
2.2.1.2 Bệnh lý của tiêu chảy
Tất cả các bệnh tiêu chảy đều có liên quan đế việc tăng số lượng của những
chất ảnh hưởng đến áp lực thẩm thấu ở lòng ruột. Khi ấy, nước di chuyển từ gian bào
vào dịch chất trong lòng ruột.
 Cơ chế của tiêu chảy
Thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa, khi ấy tiêu chảy do hấp thu
kém. Ruột già có khả năng hấp thu một lượng nước gấp 3-5 lần lượng nước đi vào ruột
Nhiễm trùng đường ruột
Các nguyên nhân làm thức
ăn khó tiêu


Vi sinh vật có hại phát triển
Lên men sinh các chất độc: acid lactic, a.acetic, indol, cresol,
phenol NH
3
, H
2
S, CH
4


Biến dư
ỡng trở ngại
mất nư
ớc
tiêu ch
ảy
Tạo các sản phẩm trung gian acid
Nguyên nhân
Gây chết
Thấm vào máu gây nhiễm độc
kích thích nhu động



6

non. Tuy nhiên, khi lactose không được tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở ruột già thì
hệ thống đệm ở ruột già không thể đủ để trung hòa acid, do đó pH trong ruột già giảm
và ruột già không thể đảm bảo vai trò hấp thu nước, kết quả là thú bị tiêu chảy.

Giảm diện tích hấp thu ở ruột non. Tình trạng này hay gặp trong bệnh tiêu chảy
do thay đổi tính thẩm thấu, khi ấy tiêu hóa và hấp thu đều kém. Chẳng hạn, virus gây
bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) làm nhung mao bất dưỡng và hậu quả đưa
đến tiêu chảy cũng giống như khi thú non ăn quá nhiều.
Tiêu chảy sẽ trầm trọng hơn khi áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên do phân
tiết các ion theo cơ chế tích cực.Tình trạng này được gọi là tiêu chảy do phân tiết
nhiều. Các chủng E.coli tiết độc tố đường ruột là nguyên nhân thường gặp của loại
tiêu chảy này.
Tăng tính thẩm thấu của đường ruột cũng có thể gây tiêu chảy. Tăng tính thẩm
thấu thường xảy ra trong các trường hợp mà hiện tượng viêm làm tổn thương tế bào
ruột, gây mất tính hợp nhất của mối nối giữa các tế bào và gia tăng áp lực của lớp đệm
(lamina propria) trong thành ruột (theo Trần Thị Dân, 2003)
Xáo trộn về vận động cơ học của ruột ít được hiểu rõ. Ngày nay người ta biết
rằng sự tăng vận động của ruột non ít đưa đến tiêu chảy. Thay đổi về sự vận động có
thể xảy ra ở bệnh do độc tố của E.coli và TGE. Trong hai trường hợp này, tăng vận
động chỉ góp phần vào tiêu chảy mà không là nguyên nhân.
 Hậu quả sinh lý của tiêu chảy
Mất dịch ngoại bào (dịch nằm giữa các tế bào, nước của máu). Mất 15% làm giảm
huyết áp, tim đập nhanh, tím tái,… và mất 30% sẽ gây chết (theo Trần Thị Dân, 2003)
Thay đổi nồng độ ion trong máu.
Thay đổi chất biến dưỡng làm giảm glucose huyết dẫn đến thân nhiệt hạ thắp vì
không đủ glucose trong việc tạo năng lượng ở các cơ quan, thú dễ bị nhiễm trùng.
2.2.1.3 Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và bệnh tiêu chảy ở heo con
 Do vi khuẩn
Khi bất cứ một tác nhân gây stress nào đó tác động đến hệ sinh thái đường tiêu
hóa sẽ gây ảnh hưởng tới sự cân đối của quần thể vi khuẩn cư trú có sẵn trong đường
tiêu hóa, đều có thể tạo thuận lợi cho những vi khuẩn bất lợi phát triển, chúng sẽ tăng
nhanh về số lượng, lấn áp các nhóm vi khuẩn có lợi và gây hiện tượng loạn khuẩn
đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đường tiêu hóa.



7

Theo Cù Hữu Phú (1999), vi khuẩn gây tiêu chảy ở heo con tiêu chảy chủ yếu
là E.coli chiếm tỉ lệ là 85,71% (trích dẫn từ Trương Lăng, 2005), còn lại là Salmonella,
clostridium spp…
 Do virus
Người ta cũng chứng minh được virus là một tác nhân gây tiêu chảy, thường là
Rotavirus, Coronavirus,…
Bệnh nguy hiểm nhất đối với heo con và gây tử vong nhiều là bệnh viêm dạ dày
ruột truyền nhiễm do Coronavirus gây ra.
 Do ký sinh trùng
Tác động thông qua việc tranh chấp chất dinh dưỡng với ký chủ, tiết độc tố làm
giảm sức đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các
tác nhân khác gây bệnh.
 Do nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật
Thiếu sót đầu tiên là heo con không được bú sữa đầu.
Thức ăn kém phẩm chất không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo
con, do sự mất cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần, thức ăn có
nhiều chất béo, nhiều đạm hoặc xơ đều không tốt cho heo, nước uống không đảm bảo
vệ sinh … làm cho bộ máy tiêu hóa không phân giải được hết thức ăn, thức ăn dư thừa
đi ra ngoài dạng lỏng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển
sinh ra độc tố và gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.
e) Do các yếu tố khác
Thay đổi nhiệt độ: theo Straw và ctv (1996), nhiệt độ lạnh hay biến động nhiệt
độ lớn trong ngày đều có thể gây tiêu chảy.
Stress: các stress như cai sữa, nhốt lẫn với heo lạ. Stress có khả năng ngăn chặn
chức năng của hệ thống miễn dịch. Một số stress khác nhau làm tăng mức cortisol và
các hormone khác trong hệ tuần hoàn của heo. Cortisol hoạt động làm giảm sức đề
kháng miễn dịch đối với cac tác nhân lạ. Chăm sóc heo một cách thô bạo cũng làm

tăng cortisol trong máu.
Vệ sinh chuồng trại không hợp lý cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cho heo
con sau cai sữa.


8

2.2.2 Bệnh hô hấp trên heo con
2.2.2.1 Những nguyên nhân gây bệnh hô hấp
Bệnh đường hô hấp phải được coi là kết quả của một sự kiện bao gồm các yếu
tố nhiễm trùng, yếu tố môi trường, phương pháp quản lý chăm sóc và các yếu tố di
truyền. Đặc điểm của đường hô hấp là ẩm và nhiều chất dinh dưỡng, vì thế lý tưởng
cho vi khuẩn phát triển. Khi cai sữa heo bị những tác động xấu đến sức khỏe, hệ miễn
dịch của heo nên dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh nói chung và bệnh hô hấp nói riêng
tấn công và gây bệnh. Với những điều kiện như vậy thì heo cai sữa dễ dàng mắc một
số bệnh về đường hô hấp.
 Do yếu tố nhiễm trùng
Các tác nhân truyền nhiễm gây bệnh viêm phổi:
Mycoplasma hyopneuminiae
Acctinobacillus pleuropneumoniae
Pasteurella multocida
Bordetella bronchiseptica
Salmonella choleraesuis
Haemophilus parasuis
Haemophilus suis
Streptococcus suis
Mycoplasma pneumoniae
 Do kí sinh trùng
Giun phổi (Metastrongylus), sự di hành của giun đũa (Ascaris suum) qua bộ
máy hô hấp và các cơ quan khác làm tổn thương khi chúng đi qua.

 Do thức ăn
Dạng thức ăn cũng làm ảnh hưởng đến đường hô hấp, xay nhuyễn thường làm
tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp nên heo dễ bị hắt hơi, viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân
và Trần Thị Dân, 1993).
 Do môi trường
Khí độc trong chuồng trại như: Chlor, Amoniac, H
2
S, CO
2
.
Ẩm độ trong không khí cao.


9

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thắp trong chuồng nuôi, tiểu khí hậu trong chuồng
không thông thoáng.
 Do dinh dưỡng
Khi thiếu vitamine A tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình
thường, giảm sức bền, từ đó thú dễ mắc bệnh đường hô hấp, và làm biến đổi chức
năng của cơ quan hô hấp (Nguyễn Như Pho, 1995). Sự mất cân đối Ca,P trong khẩu
phần làm xương lồng ngực bị biến dạng. Ngoài ra vitamine E cũng góp phần nâng cao
sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (Võ Văn Ninh, 1998).
2.2.2.2 Những bệnh hô hấp thường xảy ra trên heo
 Viêm phổi do Mycoplasma
Bệnh này thường được gọi là bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma
hyopneumoniae gây ra và là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên thiệt hại cho người
chăn nuôi heo. Thường bị nhiễm đồng thời đặc biệt là với virus gây hội chứng PRRS
và các hội chứng đường hô hấp khác.
Theo quan điểm bệnh lý, Mycoplasma được đặc trưng bằng tỷ lệ bệnh cao và tỷ

lệ chết thấp. Bệnh thường được coi là mãn tính kèm theo với ho dai dẳng với một vài
triệu chứng lâm sàng khác ngoài tình trạng ốm yếu nói chung. Các tổn thương đại thể
là dễ nhận thấy trong mô phổi từ màu xám tới màu đỏ sẫm. Khi cắt phổi cảm thấy như
cắt miếng thịt chứ chứ không hoàn toàn rắn.
 Bệnh cúm heo (Swine influenza)
Bệnh cúm heo do Swine Influenza Virus (SIV) gây ra và là nguyên nhân quan
trọng gây bệnh đường hô hấp ở Mỹ, châu Âu, châu Á. Người ta cho rằng hầu hết các
bệnh đường hô hấp là do vi khuẩn gây nên, tuy nhiên bệnh cúm heo lại do một virus
cúm type A (H1N1).
Các triệu chứng lâm sàng rất rõ rệt là suy nhược và kiệt sức quan sát được phần
lớn heo trong đàn. Ho, hắt hơi, viêm kết mạc là các triệu chứng lâm sàng thường gặp.
Các triệu chứng có thể kèm theo là một số triệu chứng đường hô hấp cấp tính. Đặc
điểm bệnh cúm là xuất hiện bất thình lình nhưng cũng tồn tại trong khoảng thời gian
rất ngắn và hồi phục rất nhanh. Bệnh lây lan bằng cách tiếp xúc trực tiếp và theo
đường không khí vì thế tỷ lệ bệnh có thể đạt đến 100% nhưng tỷ lệ chết thường lại


10
dưới 2%. Cũng như các bệnh hô hấp khác biến chứng với nhiễm trùng kế phát luôn
luôn là một vấn đề đáng quan tâm.
 Viêm phổi – Màng phổi do Actinobacillus pleuropneumonia
Actinobacillus pleuropneumonia (APP) là tác nhân vi khuẩn gây nên viêm phổi
– màng phổi ở heo. APP lây lan rất mạnh, là bệnh đường hô hấp ở heo giai đoạn nuôi
thịt ở hầu hết các nước chăn nuôi.
Các triệu chứng lâm sàng thay đổi theo tuổi của con vật, trạng thái miễn dịch
của chúng, các điều kiện môi trường và mức độ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh.
Thường xuất hiện ở giai đoạn đầu nhưng với thời gian tương đối ngắn là hiện tượng ủ
rũ và ốm yếu có thể có tiêu chảy nhẹ thậm chí nôn mửa kèm theo là sốt cao 41.4
0
C.

Rối loạn hô hấp nặng (khó thở, há miệng để thở, lợn ngồi, với dịch xuất tiết có lẫn máu
xung quanh miệng và dịch xuất tiết ở lỗ mũi. Các tổn thương đặc trưng khi mổ khám
là các vùng đỏ sẫm không đều, rắn, đặc biệt ở các thuỳ dưới của phổi.
 Viêm teo mũi truyền nhiễm
Phân lập vi sinh vật từ heo 1-12 tuần tuổi trong ca bệnh viêm xoang mũi ở Pháp
cho thấy:
• Pasteurella multocida chiếm 30-57% trường hợp.
• Bordetella bronchiseptica chiếm 3-15% trường hợp.
• Streptococcus pyogenes chiếm 7-13% trường hợp.
• Virus viêm xoang mũi Done chiếm 5-30% trường hợp.
Các tổn thương đặc trưng do các tác nhân gây ra là teo các xương ống mũi thể
hiện ở hiện tượng vẹo mặt, với lệch mũi và lệch vách ngăn mũi. Thường có xuất huyết
mũi kèm với hắt hơi liên tục.
2.3 THỨC ĂN VIÊN CÔNG NGHIỆP
2.3.1 Chế biến thức ăn viên
Làm viên được sử dụng rộng rãi trong chế biến thức ăn thương phẩm. Thức ăn
làm viên được thực hiện bằng cách tích tụ thức ăn đã nghiền nhỏ theo cách kết đặc lại
hoặc ép thức ăn đã nghiền qua lỗ khuôn với sự kết hợp của hơi nóng, độ ẩm và áp lực.
Có thể làm viên thức ăn dưới những độ dài khác, đường kính và độ cứng khác nhau.


11

2.3.2 Ưu và khuyết điểm của thức ăn viên
 Ưu điểm
Quá trình làm viên làm tăng khả năng tiêu hoá năng lượng do hiện tượng
geletin hóa một phần của tinh bột (phân tử tinh bột bị gãy ra), nhờ thế mà dễ tác động
bởi enzyme tiêu hoá. Làm viên loại thức ăn nhiều xơ sẽ làm tăng năng lượng tiêu hoá
đến 10-15%. Chưa hề thấy quan sát hiện tượng nhờ làm viên mà tỉ lệ tiêu hoá protein
tăng lên. Làm chết một số nấm hoặc mầm bệnh.

Giảm bớt được bụi vì vậy làm không khí không có bụi, heo ít bị sặc, giảm được
các bệnh hô hấp cho heo.
Giảm bớt được diện tích bảo quản.
Giảm bớt được lãng phí thức ăn.
Giảm bớt được tổn thất do gió bay.
Tăng tính thèm ăn của heo vì tập tính của heo là thích nhai hơn.
Giảm bớt được tình trạng lựa chọn các thành phần của thức ăn.
 Nhược điểm
Tăng chi phí vì khi tổ hợp khẩu phần phải tính vượt hơn định mức vì khi làm
viên ở nhiệt độ cao sẽ làm hao phí đi thành phần dinh dưỡng và các vitamin như
vitamin A, vitamin C và các vitamin nhóm B,…
Ta không biết được rõ ràng thành phần của thức ăn viên công nghiệp.
Loại thức ăn nhiều chất dầu (trên 6% dầu mỡ) thì khó làm viên.
Rất có thể xảy ra tình trạng biến chất nếu không bảo quản ở chổ mát thích hợp.
Tăng khả năng bị loét dạ dày.
Nói chung, thức ăn viên cho heo thì tốn kém hơn.
2.4 THỨC ĂN DẠNG BỘT
2.4.1 Cách pha trộn thức ăn
Trong công thức thức ăn lúc nào cũng có những thành phần nguyên liệu vi
lượng nên khi trộn ta phải chú ý sao cho những thành phần này được trộn đều trong
một mẻ. Trình tự pha trộn cho nguyên liệu có thành phần nhiều vào máy trộn trước
một nữa rồi cho nguyên liệu vi lượng vào và cho hết phần còn lại vào rồi cho máy trộn
chạy khoảng 15-20 phút thì cho cám ra bao. Không nên cho máy trộn quá lâu vì khi


12
quay lâu thì những thành phần nặng đi vào lõi của máy làm thức ăn không đều mà còn
tốn thêm chi phí tiền điện.
2.4.2 Ưu khuyết điểm của thức ăn bột
 Ưu điểm

Dễ dàng trộn tại trại chăn nuôi bởi vậy chúng ta có thể kiểm soát được nguồn
thực liệu và có thể thay đổi thành phần cho phù hợp với từng thời kỳ và tuỳ tình trạng
sức khoẻ của heo mà ta có thể trộn thêm vào những thuốc kháng sinh để trị hoặc
phòng bệnh.
Hương vị thơm ngon tự nhiên của nguồn thực liệu không bị thay đổi làm heo ăn
ngon miệng hơn và kích thích tính thèm ăn.
Giá làm thức ăn bột rẽ hơn khá nhiều so với thức ăn viên công nghiệp bởi vậy ở
những trại lớn có nhiều heo nên áp dụng để giảm chi phí đầu vào trong thời buổi nền
kinh tế khó khăn hiện nay.
 Khuyết điểm
Thức ăn bột là những hạt nhỏ nên tạo nhiều bụi có thể gây bệnh hô hấp cho heo.
Không được xử lý ở nhiệt độ cao nên có thể còn một số loại nấm, mầm bệnh
tồn tại trong thức ăn làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cũng như hiệu quả sử dụng của
thức ăn.
Tăng hao phí thức ăn vì có thể bị gió thổi bay, dính vào miệng, chân của heo
khi ăn rồi đổ ra ngoài dễ bị lọt xuống sàn.
Thức ăn không dự trữ được lâu vì dự trữ thức ăn lâu thì thức ăn bị thay đổi mùi
vị, giảm chất lượng, có thể bị nhiễm nấm mốc nên giảm tính ngon miệng của heo và
có thể làm cho heo bệnh.
2.5 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
2.5.1 Vị trí
Trại heo được chú Nguyễn Hữu Nhiệm xây dựng giữa rừng tràm (rộng khoảng
25 ha) nên khí hậu khá mát mẻ. Trại nằm tại ấp 4 xã Tân Lập huyện Tân Uyên tỉnh
Bình Dương có dân cư thưa thớt.
2.5.2 Cơ cấu tổ chức
Trại có tổng cộng 9 người.


13
2.5.3 Cơ cấu đàn

Một ít heo giống được mua từ những trại heo giống lớn theo thời gian thì từ
những heo đó qua công tác giống của chủ trại đã tạo ra những heo có chất lượng tương
đối tốt. Trại hoạt động theo phương thức khép kín là lấy tinh từ heo nọc tại trại gieo
cho heo nái, heo con đẻ ra được nuôi đến khi bán thịt.
Cơ cấu đàn của trại: được ghi nhận ngày 30/5/2008.
Heo nọc: 4 con
Heo nái nuôi con: 26 con
Heo nái mang thai: 142 con
Heo cái hậu bị: 52 con.
Heo cai sữa: 279 con
Heo con theo mẹ: 255 con
Heo thịt: 840 con.
2.5.4 Chuồng trại
Với cơ cấu đàn như vậy thì tình hình chuồng trại ở đây đang bị áp lực rất cao và
có mật độ heo khá nhiều.
Trại có 2 khu vưc:
khu vực 1 có 2 dãy gồm 1 dãy nuôi thịt, 1 dãy bao gồm heo chữa, heo nái đẻ và
heo cai sữa vì khu vực này được xây dựng từ lâu theo kiểu chăn nuôi nhỏ.
Khu vực 2 có 4 dãy gồm 1 dãy heo nái mang thai, 1 dãy nái đẻ, 1 dãy heo cai
sữa, 1 dãy heo thịt.
Mái chuồng heo làm bằng tole, 2 mái, cao thoáng
Mỗi dãy chuồng đều có 2 quạt công nghiêp được gắn ở đầu mỗi dãy và được
chạy tùy theo hướng gió và thời tiết nhằm đem lại sự thông thoáng và thoải mái trong
chuồng heo khi trời nóng hoặc chuồng có mật độ cao.
Trên nóc mỗi ô đều có hệ thống phun nước mỗi khi trời nóng nhằm tạo ra một
tiểu khí hậu mát mẻ cho heo.
Heo nái mang thai, heo nái đẻ, heo cai sữa đều được nuôi trên chuồng sàn nhờ
vậy mà chuồng được khô, sạch và heo phát triển tốt. Và có rèm che mưa tạt gió lùa.
Chuồng heo thịt đươc xây khá rộng và nhốt trung bình mỗi ô khoảng 35 con.
Và mỗi ô đều có hồ nước để heo tắm mỗi khi trời nóng hoặc mệt khi đùa giỡn.



14
Chuồng heo nọc được bố trí đầu của mỗi dãy heo nái chữa để kích thích heo nái
khô lên giống.
Trong mỗi dãy chuồng đều có 8 bồn nước mỗi bồn 1m
3
trên xà chuồng nhằm
làm cho nước không bị nóng và tiết kiệm để cung cấp nước uống cho heo suốt ngày
đêm.
2.5.5 Chăm sóc và nuôi dưỡng
2.5.5.1 Chế độ tắm heo
Heo thịt thì thay nước hồ nước mát mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Dọn phân 2
lần vào buổi sáng và chiều. Tắm vào ngày thứ 5 và chủ nhật để sát trùng luôn.
Heo cai sữa mỗi tuần tắm 1 lần và tắm vào ngày có nắng ấm. Mỗi ngày dọn
chuồng 2 lần, thay nước hồ vào mỗi sáng và xả hết nước vào buổi chiều đối với heo
cai sữa được 20 kg thể trọng
Heo nái mang thai và heo nọc tắm mỗi ngày vào khoảng 9 giờ sáng.
Heo nái đẻ thì không tắm và dọn phân mỗi khi có phân nên chuồng khá sạch sẽ.
2.5.5.2 Chế độ theo dõi
Mỗi ô chuồng đều được người có trách nhiệm theo dõi bệnh, tình trạng sức
khỏe để điều trị kịp thời.
2.5.5.3 Chế độ cho ăn
Heo nái nuôi con và nái mang thai được cho thức ăn viên.
Heo con tập ăn được ăn thức ăn bộtt trộn theo công thức của trại.
Heo cai sữa trộn giữa thức ăn viên và thức ăn bột theo công thức của trại.
Heo thịt ăn thức ăn bột trộn theo công thức của trại.
2.5.5.4 Nước uống
Nước uống được bơm từ giếng và dự trữ trong 8 thùng nước trên đầu mỗi dãy
chuồng và truyền đi đến các ô chuồng bằng hệ thống ống dẫn. Các ống dẫn này đưa

nước đến từng núm uống nước tự động ở mỗi ô chuồng để heo có thể uống trong suốt
ngày đêm. Hệ thống này được sát trùng theo định kỳ mỗi năm và tùy theo mùa.
2.5.5.5 Vệ sinh thú y
Trại tổ chức sát trùng 1 tuần 2 lần vào thứ 5 và chủ nhật và thay đổi thuốc sát
trùng liên tục nhằm tránh sự kháng thuốc sát trùng.


15
Trước khi mỗi dãy chuồng nhận một đợt heo mới đều phải được chùi rửa và sát
trùng rất kỹ và đặc biệt chú ý đối với chuồng heo nái đẻ.
Các chất thải sản khoa và xác chết heo do bệnh được nấu cho cá ăn.
2.5.5.6 Các loại thuốc sử dụng ở trại
Các loại thuốc được dùng để điều trị và thuốc bổ được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Các loại thuốc trị bệnh và thuốc bổ
Bệnh Tên thuốc Liều dùng Liệu trình
Tiêu chảy
Amcoli-D + Dexamethasone (Dexa)

Bio-Colexin + Dexa
1ml/10 kg thể trọng

(ngày 1 lần)
Liên tục 3-4
ngày
Bệnh hô hấp

Genta-Tylan + Dexa
Bio Genta-Tylosin + Dexa
Bio-LincoS + Bromhexine
1ml/10 kg thể trọng


(ngày 1 lần)
Liên tục 3-4
ngày
Viêm khớp
Bio-LincoS + Dexa 1ml/10 kg thể trọng

(ngày 1 lần)
Liên tục 3-4
ngày
Nái sau đẻ
Pen-Strep
Lutalyse
Oxytocine
Fercobsang
Oligo-glucan
10-15 ml/ con
2ml/ con
2ml / con
10-15ml / con
10-15ml /con
2 ngày/ lần
1 lần
1 lần
1 lần
2 lần
Trợ sức
Bio-Cevit
Anazine-C
1ml/ 10kg tuỳ bệnh

Thuốc bổ
ADE- glucan
Glucan
Oligo-glucan
Catosal
Haematopan
1ml/ 10kg



1 lần khi
heo cai sữa
hay heo ốm
yếu.

2.5.5.7 Qui trình tiêm phòng
Lịch chủng ngừa của trại như sau:
Đối với heo nuôi thịt
Dịch tả lần I: 14 ngày tuổi


16
Dịch tả lần II: 35 ngày tuổi
FMD lần I: 45 ngày tuổi
FMD lần II: 60 ngày tuổi
Đối với heo hậu bị tiêm phòng theo quy trình của heo thịt và khi được 5 tháng
tuổi lần lượt tiêm các loại vaccine sau: Aujeszky, Parvo, PRRS
Đối với heo nái và heo nọc thì tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần các loại vaccine:
FMD, dịch tả.
2.5.6 Giải quyết vấn đề môi trường

Với lượng heo khá lớn như vậy nếu vấn đề môi trường bi coi nhẹ thì ảnh hưởng
xấu đến môi trường xung quanh rất lớn và lãng phí rất nhiều.
Phân heo được cho xuống túi ủ biogas và lượng khí sinh ra chạy máy phát điện
và tạo ra lượng điện có thể phục vụ cho trại suốt ngày. Và tiết kiệm chi phí tiền điện
cho trại rất nhiều. Nước chảy ra từ túi biogas dùng tưới cây thì rất tốt và thích hợp cho
việc trồng cây cao su.
Mùi hôi thì ít hơn những trại khác do không gian đất của trại khá rộng nên khá
thoáng và nhiều cây tràm lớn bao quanh trại nên mùi hôi không thoát ra nhiều được.















17


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH

3.1.1 Thời gian
Đề tài đã được triển khai từ ngày 3 tháng 4 năm 2008 đến ngày 6 tháng 5 năm
2008
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi heo của ông Nguyễn Hữu Nhiệm
thuộc ấp 4, xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
3.2 NỘI DUNG VÀ ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.2.1 Nội dung thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành 2 đợt giống nhau.
Nội dung là đánh giá hiệu quả của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tự trộn
dạng bột trên heo sau cai sữa (có trọng lượng tốt và trọng lượng trung bình) đến 60
ngày
3.2.2 Điều kiện và vật liệu thí nghiệm
Chuồng trại
Thí nghiệm được bố trí trên chuồng sàn có vách ngăn bằng sắt và sàn làm bằng
nền xi măng mỗi ô nhốt 40 con, thời gian nuôi khảo sát là 30 ngày.
Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên heo sau cai sữa có độ tuổi trung bình là 28 ngày.
Heo được bố trí đồng đều về trọng lượng, giới tính, lứa tuổi. Heo thí nghiệm
được nuôi trong cùng điều kiện về ngoại cảnh, chăm sóc nuôi dưỡng… để loại bỏ yếu
tố ngoại cảnh tác động đến kết quả thí nghiệm.
Heo thí nghiệm là heo thương phẩm lai ba máu Yorkshire – Landrace – Duroc


18
 Thức ăn thí nghiệm
Trong giai đoạn cai sữa heo được cho ăn theo hai công thức khác nhau. Trại này
dùng cám tập ăn cho heo đến 45 ngày tuổi mới chuyển qua cám heo cai sữa như vậy
heo phát triển tốt và phải tốn chi phí khá cao.
• Thức ăn viên

Giai đoạn đầu (thức ăn dành cho heo tập ăn) có thành phần dinh dưỡng:
ME (min) 3250 Kcal/ Kg
Protein (min) 20,5%
Xơ thô (max) 3,0%
Ca (min) 0,8%
P (min) 0,56%
NaCl (min) 0,6%
Lysin (min) 1,5%
Methionin (min) 3%
Colistine (min) 100ppm
Lincomycine (min) 60ppm
Paciflor (min) 500 mg
Độ ẩm (max) 13%
Nguyên liệu: Bắp, đậu nành, bột cá, calci, premix, lysine, methionin, colistine,
lincomycine, paciflor, bột sữa, enzyme, khoáng chất…
Gai đoạn sau
ME (min) 3150 kcal/ kg
Protein (min) 20,0 %
Xơ thô (max) 3,0%
Ca (min) 1,0%
P (min) 0,56%
NaCl (min) 0,6%
Lysin (min) 1,3%
Methionin (min) 0,44%
Colistine (min) 50,0 ppm
Độ ẩm (max) 13%

×