Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

đánh giá sức sống và sức sản xuất của nhóm gà ta gò công ở một trại gà thịt tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 61 trang )



iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Đánh giá sức sống và sức sản xuất của nhóm gà ta Gò Công ở một trại
gà thịt thuộc tỉnh Tiền Giang”.
Mục tiêu đề tài kiểm tra nhóm giống gà ta Gò Công thông qua các chỉ tiêu theo
dõi về sức sống và sức sản xuất.
Đề tài được thực hiện trên đàn gà từ 1 – 10 tuần tuổi, tiến hành hai đợt, dựa vào
sắc lông gà con 1 ngày tuổi. Mỗi đợt chia 3 lô, mỗi lô 100 con. Qua 10 tuần chúng tôi
thu được một số kết quả như sau:
Về sức sống
Cả 3 nhóm giống gà ta Gò Công đều có đáp ứng miễn dịch tốt sau khi chủng
ngừa vaccine Newcastle. Tuy nhiên hàm lượng kháng thể không kéo dài đủ để bảo hộ
đàn gà đến xuất chuồng.
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở cả 3 nhóm gà gần tương đương nhau.
Tỷ lệ chết thấp nhất ở lô gà sọc sậm gần 1%. Hai nhóm còn lại có tỷ lệ chết cao
hơn nhưng ở mức thấp dưới 4%.
Về sức sản xuất
Trọng lượng trung bình vào lúc 10 tuần tuổi ở cả 3 đợt gần như nhau (gà trống
1250 g, gà mái 1.000g).
Tăng trọng tuyệt đối cả 3 nhóm gần như nhau (gà trống 13,35 g/ngày, gà mái
12,25 g/ngày).
Chỉ số chuyển biến thức ăn gần tương đương nhau (2,6).
Tỷ lệ gà có màu chân vàng thấp nhất ở nhóm gà sọc sậm (61%).
Gà ta Gò Công thuộc nhóm mọc lông nhanh. Sau 2 tuần hầu hết đã mọc lông
đuôi (92%).









iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục iv
Danh sách các từ viết tắt vii
Danh sách các bảng viii
Danh sách các hình ix
Danh sách các biểu đồ x
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
Chương 2. TỔNG QUAN 3
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng sức sống 3
2.1.1. Đáp ứng miễn dịch 3
2.1.1.1. Khái niệm 3
2.1.1.2. Miễn dịch tự nhiên 3
2.1.1.3. Miễn dịch thu được 3
2.1.2. Sơ lược về hệ thống miễn dịch 4
2.1.3. Đáp ứng miễn dịch của gia cầm 4

2.1.4. Nhóm phù hợp tổ chức chính 4
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng năng xuất 5
2.2.1. Giống và công tác giống trong chăn nuôi gia cầm 5
2.2.2. Thức ăn và dinh dưỡng 6
2.2.3. Yếu tố nhiệt độ 6
2.2.4. Yếu tố ẩm độ 7
2.2.5. Thông thoáng 7
3.2.6. Chăm sóc và quản lý 8


v

3.2.7. Quy trình phòng bệnh 9
2.3 Giới thiệu một số giống gà thả vườn 9
2.3.1. Gà địa phương (gà nội) 9
2.3.2. Gà ngoại nhập 10
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 12
3.1. Thời gian và địa điểm 12
3.1.1. Thời gian 12
3.1.2. Địa điểm 12
3.2. Nội dung 12
3.3. Phương pháp khảo sát 12
3.3.1. Bố trí khảo sát 12
3.3.2. Chăm sóc và quản lý 13
3.3.3. Thức ăn 14
3.3.4. Chuồng trại 15
3.3.5. Vệ sinh thú y 15
3.3.6 Các loại thuốc và vaccine sử dụng 15
3.3.7. Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle 16
3.3.7.1. Phản ứng ngưng kết hồng cầu HA 17

3.3.7.2. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI 18
3.3.8. Phương pháp làm xét nghiệm cầu trùng 19
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 20
3.4.1. Chỉ tiêu về sức sống 20
3.4.2. Chỉ tiêu về sức sản xuất 20
3.4.3 Chỉ tiêu về chuyển biến thức ăn 20
3.4.4. Chỉ tiêu về sự thay đổi tính trạng 21
3.5. Hiệu quả kinh tế 21
3.6. Phương pháp xử lý số liệu 21
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1. Hàm lượng kháng thể HI trên đàn gà khảo 22
4.2. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn gà khảo sát 26
4.3. Tỷ lệ chết 29


vi

4.4. Tỷ lệ bệnh tích 30
4.5. Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần tuổi khảo sát 31
4.6. Tăng trọng tuyệt đối 40
4.7. Khả năng chuyển hoá thức ăn 43
4.8. Tỷ lệ về màu chân 45
4.9. Hiệu quả kinh tế 47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 50




vii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

MHC : Major histocophatibility complex
BT : Bình Thắng
HTX : Hợp tác xã
TX : Thị xã
HA : Haemagglutination test
HI : Haemagglutination inhibition
MG : Medica geometrica
%CD : % chuyển dương
Xn : Xét nghiệm
Lm : Lấy mẫu
TSTK : Tham số thống kê
CV% : Hệ số biến thiên
Xmin : Trọng lượng nhỏ nhất
Xmax : Trọng lượng lớn nhất
X : Trọng lượng trung bình
NLTĐ : Năng lượng trao đổi
CSCBTĂ : Chỉ số chuyển biến thức ăn
CPTĂ : Chi phí thức ăn


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Bố trí khảo sát 12

Bảng 3.2: Thành phần thức ăn dành cho gà thả vườn của Cargil 14
Bảng 3.3: Các loại thuốc sử dụng 15
Bảng 3.4: Lịch tiêm phòng vaccine 16
Bảng 3.5. Bố trí lấy mẫu huyết thanh gà 16
Bảng 3.6. Bố trí lấy mẫu xét nghiệm cầu trùng 19
Bảng 4.1: Biến thiên hệ số MG 22
Bảng 4.2: Tỷ lệ chuyển dương %CD 24
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng 26
Bảng 4.4: Tỷ lệ chết và loại thải qua các tuần tuổi khảo sát ở 2 đợt 29
Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh tích qua các tuần tuổi khảo sát 30
Bảng 4.6: Trọng lượng trung bình của gà ở 1 ngày tuổi và 1 tuần tuổi ở cả 2 đợt 31
Bảng 4.7: Trọng lượng trung bình của gà vào lúc 2 và 4 tuần tuổi ở cả 2 đợt 33
Bảng 4.8a: Trọng lưọng trung bình của gà trống ở 6, 8 và 10 tuần tuổi ở cả 2 đợt 35
Bảng 4.8b: Trọng lượng trung bình của gà mái ở 6, 8 và 10 tuần tuổi ở cả 2 đợt 38
Bảng 4.9a: Tăng trọng tuyệt đối của gà trống qua các tuần tuổi ở cả 2 đợt 40
Bảng 4.9b: Tăng trọng tuyệt đối của gà mái qua các tuần tuổi ở cả 2 đợt 42
Bảng 4.10: Lượng tiêu thụ thức ăn của đàn gà vào các tuần tuổi ở cả 2 đợt 43
Bảng 4.11: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của đàn gà ở cả 2 đợt 44
Bảng 4.12: Tỷ lệ màu da chân 45
Bảng 4.13: Tỷ lệ mọc lông đuôi ở 2 tuần tuổi 47
Bảng 4.14: Chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng 47



ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Gà con 1 ngày tuổi 13
Hình 3.2: Bệnh tích cầu trùng 28




x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1a: Biến thiên hệ số MG ở đợt 1 23
Biểu đồ 4.1b: Biến thiên hệ số MG ở đợt 2 23
Biểu đồ 4.2a: Tỷ lệ chuyển dương %CD đợt 1 25
Biểu đồ 4.2b: Tỷ lệ chuyển dương %CD đợt 2 25
Biểu đồ 4.3a: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng vào lúc 22 – 45 – 70 ngày tuổi đợt 1 27
Biểu đồ 4.3b: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng vào lúc 22 – 45 – 70 ngày tuổi đợt 2 27
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chết ở 2 đợt 30
Biểu đồ 4.5a: Trọng lượng trung bình của gà trống vào lúc 10 tuần tuổi ở 2 đợt 37
Biểu đồ 4.5b: Trọng lượng trung bình của gà mái vào lúc 10 tuần tuổi 40
Biểu đồ 4.6a: Tăng trọng tuyệt đối của gà trống ở cả 2 đợt 41
Biểu đồ 4.6b: Tăng trọng tuyệt đối của gà mái ở cả 2 đợt 43
Biểu đồ 4.7: Lượng thức ăn tiêu thụ của đàn gà ở 2 đợt 44
Biểu đồ 4.8: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của đàn gà ở cả 2 đợt 45
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ màu da chân trắng và chì ở 2 đợt 46
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ màu da chân vàng ở 2 đợt 46
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ mọc lông đuôi vào tuần 2 ở 2 đợt 47




1




Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ thuở xa xưa, khi con người xuất hiện thì cũng bắt đầu có chăn nuôi. Xã hội
loài người ngày càng tiến bộ thì ngành chăn nuôi cũng tiến bộ theo. Qua từng giai
đoạn phát triển từ sơ khai nhỏ lẻ cung cấp cho cá nhân đến sản xuất tự cung tự cấp có
sự giao thương nhưng trong phạm vi hẹp. Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế,
khoa học kỹ thuật, gia tăng dân số và giao thương rộng rãi trên thế giới thì bắt buộc
ngành chăn nuôi phải có những tiến bộ vượt bậc để đáp ứng nhu cầu về trứng và thịt
của xã hội.
Trong các loài thú nuôi phục vụ nhu cầu thực phẩm con người thì gà là loài mà
mọi người sử dụng nhiều nhất vì chúng có sự sinh trưởng, sinh sản nhanh, hiệu quả
kinh tế khá cao.
Ở Việt Nam trước đây có những giống có năng xuất rất cao, tăng trọng nhanh
(gà công nghiệp) chiếm ưu thế. Nhưng hiện nay, những giống gà tăng trọng chậm (gà
thả vườn) đang dần dần phát triển. Do nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm này nên đã
xuất hiện những giống gà lai giữa gà công nghiệp và gà thả vườn. Chúng vừa tăng
trọng nhanh vừa có phẩm chất thịt thơm ngon.
Có rất nhiều giống mới ra đời trong đó có nhóm giống gà ta Gò Công là kết quả
của việc lai giữa giống Gà Nòi địa phương với giống gà BT. Nhưng hiện nay chưa có
nhiều tài liệu nghiên cứu đầy đủ về nhóm giống này. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và
góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh học đàn gà ta của chúng ta, được sự chỉ bảo tận tình
của PGS.TS. Lâm Minh Thuận và ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh. Chúng tôi thực hiện
đề tài: “Đánh giá sức sống và sức sản xuất của nhóm gà ta Gò Công ở một trại gà
thịt thuộc tỉnh Tiền Giang”.


2


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Chọn những nhóm giống gà ta Gò Công có sức sống cao, sức sản xuất tốt, màu
lông và màu da chân phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi sức đề kháng với một số bệnh thường gặp trên gà.
Đánh giá sức sống của đàn gà từ 1 ngày tuổi đến 10 tuần tuổi.
Theo dõi sức sản xuất của đàn từ 1 ngày tuổi đến 10 tuần tuổi.



















3




Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng sức sống
2.1.1. Đáp ứng miễn dịch
2.1.1.1. Khái niệm
Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh (các vi
sinh vật và độc tố của chúng, các phân tử lạ…), khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tính
miễn dịch được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật.
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật được chia làm hai nhóm: miễn dịch tự
nhiên (miễn dịch không đặc hiệu), miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu).
2.1.1.2. Miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch tự nhiên được qui định bởi đặc tính giống, loài sinh vật. loại miễn
dịch này có sẵn khi sinh vật sinh ra và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Với đặc điểm là luôn luôn sẵn sàng đáp ứng lại sự xâm nhiễm của các tác nhân ngoại
lai.
Miễn dịch tự nhiên là lá chắn đầu tiên của cơ thể khi có sự tiếp xúc với kháng
nguyên gây hại. Nó có thể tuyệt đối khi cơ thể không mắc bệnh trong bất cứ trường
hợp nào, hoặc tương đối khi cơ thể mắc bệnh trong một số điều kiện nhất định.
2.1.1.3. Miễn dịch thu được
Miễn dịch thu được là miễn dịch mà cơ thể tiếp thu và hoàn thiện trong quá
trình sống. Khi cơ thể đã có sự tiếp xúc với kháng nguyên, để khởi động hệ thống
miễn dịch này cần có thời gian (được tính bằng ngày), mới có thể đáp ứng miễn dịch
với kháng nguyên lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể.
Miễn dịch thu được gồm hai loại:
Miễn dịch thụ động: là loại miễn dịch cơ thể có được do có sự tiếp thu từ bên
ngoài. Nếu quá trình tiếp thu miễn dịch xảy ra hoàn toàn tự nhiên gọi là miễn dịch thụ
động tự nhiên như gia cầm non tiếp nhận kháng thể mẹ truyền qua lòng đỏ trứng. Còn



4

miễn dịch thụ động có được là do con người tạo ra, như trường hợp tiêm huyết thanh
để trị bệnh gọi là miễn dịch thụ động nhân tạo.
Miễn dịch chủ động: là loại miễn dịch mà tự bản thân sinh vật tạo ra khi tiếp
xúc với kháng nguyên. Nếu miễn dịch chủ động mà có sự tham gia của con người như
tiêm vaccine sẽ được gọi là miễn dịch chủ động nhân tạo. Miễn dịch chủ động do sinh
vật tiếp thu tự nhiên trong môi trường sống được gọi là miễn dịch chủ động tự nhiên.
Trong miễn dịch chủ động hay miễn dịch thụ động đều có cả miễn dịch dịch thể
và miễn dịch qua trung gian tế bào.
2.1.2. Sơ lược về hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch bao gồm nhiều cơ quan và nhiều loại tế bào nằm rải rác
khắp cơ thể, hợp tác với nhau để nhận diện và phản ứng với kháng nguyên theo nhiều
cách, dẫn đến đáp ứng miễn dịch cuối cùng.
Các cơ quan Lympho gồm: tuyến ức, túi Fabricius, lách, hạch Lympho, mảng
Payer, hạch hạnh nhân…
Các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch: lympho T, lympho B, đại thực bào,
bạch cầu đơn nhân lớn, tế bào Mast……
2.1.3. Đáp ứng miễn dịch của gia cầm
Gia cầm mới nở, hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chức năg bảo vệ cơ thể
chủ yếu do kháng thể mẹ truyền qua lòng đỏ trứng. Hàm lượng kháng thể trong lòng
đỏ, qua quá trình bảo quản và ấp nở ổn định. Trong quá trình ấp kháng thể truyền từ
lòng đỏ qua màng phôi và vào tuần hoàn phôi vào ngày thứ 13.
2.1.4. Nhóm phù hợp tổ chức chính (MHC - major histocophatibility complex)
Nhóm phù hợp tổ chức chính là nhóm các alen giữ vai trò quan trọng nhất trong
sự di truyền của các kháng nguyên bề mặt tế bào.
Các kháng nguyên của nhóm MHC gồm có 2 lớp:
Lớp I đóng vai trò quan trọng trong khả năng tạo miễn dịch qua trung gian tế
bào.

Lớp II quan trọng trong khả năng tạo miễn dịch dịch thể.
Sự lên quan của nhóm MHC với tỷ lệ chết và sức sản xuất: kết quả khảo sát
trong giai đoạn 1965 - 1977 đã cho thấy các gà đồng hợp tử với alen B1 ở đàn gà
không đồng huyết có tỷ lệ chết cao nhất so với các gà của các kiểu di truyền khác của


5

nhóm B, tỷ lệ chết của các gà đồng hợp tử B1B1 khoảng 33% và tỷ lệ này ở gà dị hợp
với B1 khoảng 12% (Nordskog et al, 1977). Và trong vòng 8 năm đầu của giai đoạn
này kết quả cũng cho thấy các đồng hợp tử B1B1 có sức sản xuất trứng thấp nhất so
với gà có kểu di truyền khác ở locus B (Nordskog et al, 1973).
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng năng xuất
2.2.1. Giống và công tác giống trong chăn nuôi gia cầm
Các giống gà trên thế giới rất phong phú với hơn 150 giống. chúng khác nhau
về ngoại hình, trọng lượng cơ thể, màu sắc kiểu dáng bộ lông…
Sự hình thành giống gia cầm trải qua 4 thời kỳ:
Giống ban đầu được hình thành do chọn lọc tự nhiên qua nhiều thế hệ nối tiếp
mang những đặc tính khác nhau do xa cách địa lý môi trướng sống khắc nghiệt.
Giống được chọn lọc do con người tác động ở mức độ cao hơn nên có năng
xuất khá hơn giống ban đầu. Tùy thuộc sự tác động của con người mà sự chọn lọc theo
chiều hướng nặng cân hay đẻ sai.
Giống chuẩn được hình thành do sở thích nhu cầu của con người theo hướng
thịt hay trứng, hình dạng gần giống với các giống gà công nghiệp ban đầu.
Giống cao sản là những giống mà con người tác động mạnh bằng các phương
pháp chọn lọc nhân tạo với nhiều thủ thuật trong chọn và nhân giống.
Công tác giống trong chăn nuôi gia cầm
Trong chăn nuôi, công tác giống gia cầm có nhiều thuận lợi hơn so với các
ngành chăn nuôi khác vì khả năng sinh sản cao, chu kỳ sản xuất ngắn nên việc chọn
giống dễ dàng, nhanh chóng xác định được những tính trạng tốt của quần thể hoặc cá

thể trong thời gian ngắn.
Mục đích của công tác giống là nâng cao sức sinh trưởng, sức sinh sản, khả
năng chuyển hoá thức ăn và sức sống, sức kháng bệnh.
Cơ sở của việc chọn giống là ứng dụng các đặt tính cơ bản của di truyền học.
Những đặc tính cơ bản này dựa trên các định luật di truyền của Menden, sự tương tác
gen và tương tác của các tính trạng.
Màu sắc lông: đối với gà thịt có bộ lông trắng hoặc sáng màu khi giết thịt người
ta dễ dàng làm sạch lông, trái lại gà có lông màu sẫm hoặc đen thường để lại gốc lông
với sắc tố đen trên da, làm cho quày thịt không đẹp, giảm phẩm chất quầy thịt. Chính


6

vì vậy mà khi tổ hợp lai chuyên thịt người ta thường tạo ra gà có màu lông trắng hoặc
sáng.
Màu da và màu da chân: chúng thường do sắc tố dưới da quyết định. Màu chân
đen hay chân xám do sự hiện diện của sắc tố melanin trong lớp mô dưới da qui định,
còn lớp biểu bì không chứa sắc tố.
Tốc độ mọc lông: tình trạng mọc lông nhanh sẽ thuận lợi cho việc rút ngắn thời
gian nuôi gà thịt. Khi giết thịt ở lứa tuổi sớm, gia cầm sẽ có ít lông măng, gốc lông
trưởng thành khô, không để lại gốc lông lớn và dinh dưỡng trên da làm cho quầy thịt
xấu và dễ bị nhiễm khuẩn.
2.2.2. Thức ăn và dinh dưỡng
Trong quá trình sống gia cầm ăn và uống theo bản năng nhằm cung cấp đủ nhu
cầu năng lượng cho mọi hoạt động, đồng thời tích lũy dinh dưỡng cho sinh trưỡng và
sinh sản.
Nhu cầu duy trì gồm: tạo nhiệt để ổn định thân nhiệt, cung cấp năng lượng cho
mọi hoạt động sống hằng ngày, cần thiết cho việc sửa chữa, tái tạo và thay thế những
tế bào mô, biểu bì, máu bị thoái hóa.
Nhu cầu về sinh trưởng là lượng chất cần thiết cho sự lớn lên của cơ thể, gia

tăng khối lượng bộ xương, cơ và các cơ quan khác của cơ thể.
Sử dụng thức ăn hỗn hợp như biện pháp tăng năng xuất thịt và trứng. Sự cân
bằng dinh dưỡng, đặt biệt protein không những có tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần mà
nó còn nằm trong sự cân bằng với mức năng lượng, những thành phần acid amine phải
cân đối, nhất là các acid amine giới hạn như lysin và methionin.
Thức ăn phải cân đối các thành phần như: protein, năng lượng, carbohydrate,
chất xơ, chất khoáng, vitamine, enzyme và kháng sinh. Ngoài ra còn phù hợp với từng
loại giống, từng giai đoạn sinh trưởng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
2.2.3. Yếu tố nhiệt độ
Khoảng nhiệt độ môi trường mà tại đó thân nhiệt ổn định, sự sinh nhiệt và thải
nhiệt cân bằng, không tiêu hao nhiều năng lượng, gọi là vùng nhiệt độ trung tính.
Trong vùng nhiệt độ trung tính, gia cầm ở trạng thái cân bằng, sử dụng năng lượng
hiệu quả nhất cho quá trình trao đổi chất, nhiệt lượng sinh ra và sự thải nhiệt là thấp
nhất. Khi nhiệt độ môi trường ở 21
o
C thì 75% nhiệt sinh ra do tiếp xúc và đối lưu. Sự


7

thải nhiệt phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường. Tại vùng nhiệt độ cao, sự trao đổi
sinh nhiệt tăng do tăng nhịp thở để thải nhiệt, nhưng do nhiệt độ xung quanh cao nên
nhiệt thải ra bị hạn chế. Gia cầm trong trạng thái stress nhiệt nên ăn ít, uống nhiều
nước để bù đắp lượng nước bóc hơi theo đường hô hấp, gà thịt ăn ít nên giảm tăng
trọng, tăng lượng máu ra vùng ngoại biên để thải nhiệt nên tiêu hao năng lượng nhiều:
gà đẻ giảm năng xuất, trứng nhỏ, vỏ mỏng, từ đó tiêu tốn thức ăn cho sản xuất thịt và
trứng đều tăng. Stress nhiệt làm sáo trộn quá trình trao đổi chất, khi gia tăng hô hấp
làm tăng sự di chuyển của không khí trên bề mặt nêm mạc đường hô hấp và các túi khí
dẫn đến mất nước nhiều hơn, mất nhiều khí CO
2

gây mất cân bằng hệ thống đệm, ảnh
hưởng đến khả năng sử dụng Ca tạo vỏ trứng. Khi ngưỡng thân nhiệt tăng lên 47
o
C thì
sẽ gây chết.
Trong vùng nhiệt độ môi trường thấp, quá trình sinh nhiệt tăng nhưng do nhiệt
độ môi trường thấp nên quá trình thải nhiệt thuận lợi, lượng nhiệt thải ra nhiều gà ăn
nhiều để cung thêm nguồn năng lượng nhằm ổn định thân nhiệt. Trong môi trường
lạnh mặc dù năng xuất không giảm nhưng tiêu tốn thức ăn tăng.
Khi nhiệt độ và ẩm độ môi trường cao, quá trình điều hòa thân nhiệt sẽ khó
khăn, gà không thể chịu được tình trạng này. Vì ẩm độ cao cản trở sự bóc hơi nước
theo đường hô hấp, khi đó thân nhiệt tăng lên làm gà chết.
2.2.4. Yếu tố ẩm độ
Ẩm độ trong chuồng nuôi do nước bóc hơi và hơi nước theo đường hô hấp tạo
thành. Ở 21
o
C gà uống lượng nước gấp đôi lượng thức ăn, 65-70% nước đó được thải
qua phân. Khi nhiệt độ tăng lên thì tăng lượng nước vào và lượng nước qua phân cũng
tăng.
2.2.5. Thông thoáng
Trong quá trình hô hấp gia cầm hấp thu O
2
thải CO
2
nên trong chuồng hàm
lượng khí O
2
giảm và tăng khí CO
2
và hơi nước. Quá trình lên men phân hủy phân và

chất độn chuồng cũng sinh ra nhiều khí NH
3
, CH
4
, H
2
S….Vì vậy, việc thông thoáng
không khí trong chuồng nuôi là rất cần thiết.
Khi khí NH
3
tăng cao đến 15 ppm sẽ gây cay mắt và chảy nước mắt. Khi đạt 50
ppm thì gà khó thở, chảy nước mắt, nước mũi và chết.



8

3.2.6. Chăm sóc và quản lý
Nhiệt độ úm gà con trong giai đoạn đầu phải đạt 33 - 35
o
C dưới chụp úm, sau
mỗi tuần nhiệt độ giảm 2
o
C. Khi trời lạnh phải bật thiết bị úm trước sao cho nhiệt độ
chuồng úm đủ nhiệt độ khi thả gà con. Quan sát sự phân bố của gà con trong chuồng
có thể đánh giá tình trạng nhiệt: nếu gà phân tán trong chuồng, gà con sởn sơ, nhanh
nhẹn là nhiệt nhiệt độ tối ưu, khi đó gà con ăn nhiều, khỏe và lớn nhanh. Nếu gà con
nằm túm tụm dưới nguồn nhiệt, ăn ít, uống nước ít là gà bị lạnh, cần tăng cường nguồn
nhiệt. Nếu gà nằm túm tụm ở góc chuồng xa nguồn nhiệt, gà thở nhanh ăn ít, uống
nước nhiều là do nhiệt độ quá nóng, cần giảm nguồn nhiệt.

Chế độ chiếu sáng cho gà con rất quan trọng. Ánh sáng cần để gà nhận biết và
lấy thức ăn nên gà con trong tuần đầu chiếu sáng 23 giờ trong ngày, từ tuần thứ 2 giảm
2 giờ chiếu sáng trong ngày mỗi tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong ngày còn
12 giờ ổn định suốt trong thời kỳ sinh trưởng. Cường dộ chiếu sáng cho gà con khoảng
3,5 – 4 W/m
2
(20 lux), vừa đủ cho gà nhìn thấy thức ăn là đủ, ánh sáng trắng hoặc màu
vàng cam nhẹ thích hợp cho gà con.
Mật độ gà con úm có xu hướng tăng cao nhằm tiết kiệm năng lượng sưởi ấm và
tận dụng chuồng trại một cách hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện tiểu khí hậu
trong chuồng nuôi. Úm trên lồng trong 2 tuần đầu có thể nuôi với mật độ 50 gà/m
2
,
sau đó giảm dần mật độ. Khi úm dưới nền mật độ thích hợp là 25 – 30 gà/con.
Gà hướng trứng nên được cắt mỏ để tránh hiện tượng cắn mổ, bởi thức ăn làm
rơi vãi lãng phí thức ăn đảm bảo sự đồng đều. Nên cắt mỏ lần đầu vào lúc gà được 10
– 21 ngày tuổi, cắt mỏ trên của gà ở khoảng 1/3 từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng
đầu mỏ để hạn chế phát triển. Cắt mỏ sớm vào những ngày đầu không có lợi vì gà con
rất khó uống nước và việc tập ăn cũng gặp trở ngại, thao tác khó nên dễ bỏ sót, mỏ
nhanh chóng phát triển nên phải cắt lại trong khoảng thời gian ngắn. Thiết bị cắt mỏ
với lưỡi dao được nung nóng nên vừa cắt mỏ vừa đốt vết cắt để bịt những mạch máu
tránh chảy máu. Lưỡi dao phải bén để vết cắt gọn, không gây dập mỏ gà con. Cắt mỏ
không đúng qui cách sẽ gây thương tổn không thể khắc phục.
Sau khi cắt mỏ, nên tăng mực nước và thức ăn trong máng nhằm tránh đau cho
gà.



9


3.2.7. Quy trình phòng bệnh
Trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh như: Salmonellosic,
CRD, E.coli. Bổ sung vitamin A, D, E, C và B-complex. Làm vaccine Marek tiêm 1
ngày tuổi cho những đàn gà nuôi dài ngày quá 12 tuần. Phòng Newcastle, Gumboro.
2.3 Giới thiệu một số giống gà thả vườn
2.3.1. Gà địa phương (gà nội)
Gà Nòi
Đặc điểm màu lông đen xám, pha lẫn vàng tươi, lông đuôi đen, đầu to, mỏ vàng
đen, mào hạt đậu, tích và dái tai màu đỏ, mắt đen có vòng đỏ, cổ dài và to. Ngoài ra gà
nòi còn có thân hình rộng dài, lưng ngang thẳng, chân cao, vẩy đen xám, cựa sắc và
dài. Gà trống một năm tuổi nặng 2,5 - 3 kg. Gà mái một năm tuổi đạt 1,8 - 1,9 kg, sản
lượng trứng 50 - 60 trứng/năm, vỏ trứng màu hồng (Nguyễn Văn Thưởng, 2001).
Gà BT1
Là kết quả lai nhiều thế hệ giữa hai giống gà Rhode và Goidline 54 được lai tạo
tại Trung Tâm Bình Thắng Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam. Gà BT1 (Bình
Thắng 1) có tầm vóc to, mào đơn và chân cao chắc khỏe. Con trống có màu lông nâu
đỏ xen lẫn sọc đen ở cánh và đuôi, con mái có màu lông nâu nhạc, ở cổ có lông màu
nâu sẫm. Nuôi 5 tháng con trống đạt 2 - 2,2 kg và con mái 1.5 - 7 kg.
Gà BT2
Là giống gà lai cải tiến đựơc lai tạo tại Trung Tâm Bình Thắng Viện Khoa Học
Nông Nghiệp Miền Nam, bằng cách đưa máu gà thả vườn có sức sinh trưởng cao vào
giống BT1. Gà có màu nhạt hơn gà BT1. Đây là gà thả vườn hướng thịt, nuôi trong
dân có bổ sung thức ăn hỗn hợp. trọng lượng 3 tháng tuổi bình quân 1,8 - 2 kg.
Gà Ta Vàng
Phân bố rộng ở miền Nam, ngoại hình gần như gà Ri ở miền Bắc. lông vàng có
pha lẫn màu đen. Con mái đầu thanh, mỏ vàng, mào đơn đỏ, cổ ngắn vừa phải, tích và
dái tai màu đỏ, cổ ngắn vùa phải chân thấp có 2 hoặc 2,5 hàng vẩy, thịt vàng. trọng
lượng gà trống một năm tuổi đạt 1,8-2,5 kg. Trọng lượng gà mái một năm tuổi 1,3 -
1,8 kg, sản lượng trứng 90 - 110 trứng/năm, trọng lượng trứng 42 - 43gram/trứng.
Gà Ri

Phân bố rộng trên mọi miền đất nước, nhưng gà Ri đã bị pha tạp nhiều, sắc lông
không đồng nhất. Gà mái có màu vàng nâu, nâu nhạc, đen hoặc lốm đốm như hoa mơ.


10
Gà trống có màu vàng tía hoặc vàng, có nơi pha lông đen , đầu thanh, đa số mào đơn,
da chân vàng, chân có 2 hàng vẩy, thịt vàng. trọng lượng gà trống một năm tuổi đạt 1,8
- 2,5 kg. trọng lượng gà mái một năm tuổi 1,3 - 1,8 kg, sản lượng trứng 90 - 110
trứng/năm, trọng lượng trứng 42 - 43gram/trứng.
Gà Rot Ri (Rhoder)
Nhóm gà này được viện chăn nuôi tạo ra từ giống gà Rot đỏ và giống gà Ri. Gà
Rhoder có màu lông nâu đỏ, lông đuôi và lông cánh màu đen hoặc xanh, da, mỏ, chân
vàng, mào đơn phát triển, chân có hai hàng vẩy. Lúc trưởng thành gà trống nặng 3 -
3,5kg. Con mái nặng 2 - 2,5 kg, sản lượng trứng160 trứng. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả
trứng 2,5 kg thức ăn. Chúng có sức kháng bệnh cao, thịt thơm ngon (Bùi Đức Lũng,
2001).
Gà Tre
Phân bố rộng rải ở mọi miền đất nước, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Trọng
lượng 6 tháng tuổi gà trống 0,8 - 0,85 kg, gà mái 0,6 - 0,62 kg. Đầu nhỏ mào hạt đậu.
con trống thường có màu vàng tía ở vùng cổ và đuôi dài có màu đen. Lông gà mái
thường màu xám xen lẫn màu trắng. Sản lượng trứng 60 - 70 trứng/năm, trọng lượng
trứng 21 – 22 gram/trứng. Có nơi sử dụng gà Tre để làm cảnh hay chọi.
Gà Tàu Vàng
Con trống có hình thù vạm vở, bước đi chậm rãi, đầu to , mồng bánh lái to dài
răng cưa, mỏ xậm, lông vàng lợt, đuôi thường cụt cong, xanh biếc pha lẫn đen , da
vàng chân lùn nhưng không thô, cựa to.trọng lượng 1 năm tuổi nuôi thả vườn 2,8 - 3
kg. Con mái bề xề vuông vứt, ít bươi phá hơn gà ta, đầu nhỏ dẹp mồng hình răng cưa
hơi ngả. Màu lông vàng lợt hơn gà trống. Tuy nhiên cũng có con không có lông đuôi,
chân lùn vàng, có vài con có lông chân. Trọng lượng 1 năm tuổi đạt 2 - 2,6 kg, sản
lượng trứng 100 trứng/năm (Hồ Văn Giá, 1992).

2.3.2. Gà ngoại nhập
Gà Tam Hoàng
Là giống gà của Trung Quốc, gồm 2 dòng Jiangcum và dòng 882, được chọn
lọc kỹ nên ổn định về năng suất và ngoại hình. Chúng có màu nâu cánh gián, chân, mỏ
vàng. Sản lượng trứng 131 - 160 trứng/năm. Trọng lượng trứng trung bình 45 – 58
gram/trứng. Chúng có sức đề kháng khá và dễ nuôi (Bùi Đức Lũng, 2001).


11
Gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng có vẻ bề ngoài gần giống gà Ri nước ta. Chúng có lông vàng
tuyền, vàng đốm hoa hay đen đốm hoa, mào, yếm, tích và tai có màu đỏ. Gà trống có
mào đơn ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn cong, chân cao vừa phải. Gà mái đầu
nhỏ, thân rắng chắc, chân lùn, da vàng, thịt mềm thơm ngon. Trọng lượng gà trống 2,7
kg và gà mái 2,1 kg (Bùi Đức Lũng, 2001).
Gà Sasso
Do hãng Sasso (Pháp) tạo ra, chúng có nhiều dòng nhưng nước ta chỉ nhập 2
dòng là SA31 và SA51. Chúng có màu lông nâu vàng hoặc nâu đỏ, mào đơn, da, chân,
mỏ rất vàng. Chúng có sức chống chịu tốt với điều kiện môi trường nóng ẩm. Dòng
SA31 có sản lượng trứng đến 66 tuần tuổi 187 trứng. Trọng lượng gà mái 20 tuần 2 kg.
Dòng SA51 có sản lượng trứng 66 tuần tuổi 197 trứng, trọng lượng gà mái 20 tuần tuổi
1,5 kg.




12


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. Thời gian và địa điểm
3.1.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 05/03/2008 đến 30/07/2008.
3.1.2. Địa điểm
Địa điểm thực hiện: Tại hộ gia đình của bà Lý Thị Nguyệt Hà thuộc HTX Chăn
Nuôi Và Thuỷ Sản Gò Công thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang.
Địa điểm gởi mẫu xét nghiệm: Phòng vi sinh Bệnh Viện Thú Y Trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM.
3.2. Nội dung
Đánh giá sức sống của gà ta Gò Công
Đáp ứng miễn dịch chống Newcastle
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng
Tỷ lệ chết và tỷ lệ bệnh tích ở các cơ quan
Khảo sát sức sản xuất của gà ta Gò Công
Trọng lượng trung bình qua các tuần tuổi
Tăng trọng tuyệt đối
Chỉ số chuyển biến thức ăn
3.3. Phương pháp khảo sát
3.3.1. Bố trí khảo sát
Trên đàn gà ta Gò Công lúc 1 ngày tuổi, tách riêng theo màu sắc lông
Bảng 3.1: Bố trí khảo sát
Lô màu lông

Đợt
I
Không sọc
(con)
II
Sọc nhạt

(con)
III
Sọc sậm
(con)
Số gà đợt 1 102 103 102
Số gà đợt 2 102 102 102


13
Tất cả các lô đều có bổ sung chế phẩm gừng - tỏi - nghệ (2 g/kg thức ăn) từ 1 -
14 ngày tuổi.








Gà không sọc Gà sọc nhạt








Gà sọc sậm
Hình 3.1: Gà con 1 ngày tuổi

3.3.2. Chăm sóc và quản lý
Gà giai đoạn 1 - 3 ngày tuổi, nhiệt độ chuồng úm luôn duy trì ở 37
o
C, luôn
quan sát đàn gà và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp theo sự phân tán của đàn gà.
Nền chuồng được trải 1 lớp trấu mỏng khoảng10 cm bên trên được lót một lớp
báo, báo được thay thường xuyên khi thấy dơ.
Ngày đầu không cho ăn chỉ cho uống nước có pha koleridin, coli, bio - vit C và
glucose. Nước được đựng trong bình dung tích 2 lít.
Ngày thứ 2 bắt đầu cho ăn tấm trộn với chế phẩm gừng - tỏi - nghệ. Thức ăn
được đựng trong máng ăn dài dành cho gà con, cho ăn tự do suốt ngày đêm.
Gà giai đoạn 3 - 14 ngày tuổi, nhiệt độ chuồng úm duy trì 30
o
C, luôn quan sát
đàn gà và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp theo sự phân tán của đàn gà.


14
Nền chuồng chỉ trải một lớp trấu.
Nước uống vẫn pha thuốc như gà lúc 1 - 3 ngày tuổi.
Từ 3 ngày tuổi đến 14 ngày tuổi cho ăn thức ăn Cargil dành cho gà thả vườn từ
1 - 42 ngày tuổi có trộn chế phẩm gừng - tỏi - nghệ. Thức ăn được đựng trong máng
dài dành cho gà con, cho ăn suốt ngày đêm.
Giai đoạn từ 14 đến 35 ngày tuổi cho ăn thức ăn Cargil dành cho gà thả vườn từ
1 - 42 ngày tuổi. Thức ăn được đựng trong máng ăn nhỏ, mỗi ngày cho ăn 3 lần vào
lúc 5h, 10h, 15h và đến 17h30 treo máng ăn lên cao.
Nước uống được đựng trong máng uống 8 lít, có pha thuốc theo lịch phòng và
điều trị. Ban đêm không thắp đèn.
Giai đoạn 35 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi, ta tiến hành cho gà ra ngoài sân chơi và
cho ăn như trong giai đoạn gà từ 14 đến 35 ngày tuổi.

Giai đoạn từ 8 tuần tuổi đến xuất chuồng, cho gà ăn không hạn chế ngày đêm.
Ban đêm có thắp đèn.
Hằng ngày đàn gà được quan sát thường xuyên vào lúc sáng, cho ăn và chiều tối.
3.3.3. Thức ăn
Bên cạnh việc tuyển chọn những con giống có ngoại hình tốt tăng trọng cao,
sức kháng bệnh tốt, phẩm chất thịt thơm ngon thì thức ăn cũng là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi. Do đó phải
chọn khẩu phần thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển và từng nhóm giống gà.
Bảng 3.2: Thành phần thức ăn dành cho gà thả vườn của Cargil
1 – 42 ngày tuổi 42 ngày tuổi – xuất chuồng
Thành phần
Hàm lượng Hàm lượng
NLTĐ 2.900 kcal/kg 3.000 kcal/kg
Đạm 20% 16%
Xơ 5% 5%
Ca 0,8 – 1,2 0,8 – 1,2
Phospho 0,6 0,7
Muối 0,2 – 0,5 0,2 – 0,5
Ẩm độ 14% 14%
Xalinomycine 60 mg/kg
0



15
3.3.4. Chuồng trại
Chuồng úm được thiết kế sau cho thuận tiện với người chăm sóc và dễ dàng nới
rộng dần theo độ tuổi khi đến 14 ngày tuổi.
Gà con 1 - 2 tuần úm trong chuồng úm được che đậy cẩn thận đảm bảo nhiệt độ
úm và chống các tác động từ bên ngoài. Mật độ ban đầu vào lúc 1 ngày tuổi là 100

con/m
2
sau đó nới dần dần lên đến 10 con/m
2
vào lúc 14 ngày tuổi.
Gà từ 2 - 4 tuần được thả cho tự do trong chuồng với mật độ 10 con/m
2
Gà từ 4 - 10 tuần tuổi được nuôi trong chuồng với mật độ 2 con/m
2
và sân chơi
với mật độ 10 con/m
2
.
3.3.5. Vệ sinh thú y
Trước khi nhập gà con về thực hiện vệ sinh sạch sẽ phun thuốc sát trùng toàn
bộ chuồng trại, máng ăn, máng uống và để trống chuồng trại trong 10 ngày.
Trước khi nhập gà con về 1 ngày tiến hành trải chất độn chuồng 1 lớp khoảng
5cm. Trong quá trình nuôi, chất độn chuồng được thay thường xuyên khi thấy dơ.
Phun thuốc sát trùng chuồng trại mỗi tuần 1 lần cả trong và ngoài chuồng nuôi.
3.3.6 Các loại thuốc và vaccine sử dụng
Bảng 3.3: Các loại thuốc sử dụng
Tên thuốc Hãng sản xuất Liều lượng Ngày sử dụng
Koleridin 1 g/1 l 1 - 7
Coli 1 g/2 l 1 - 7
Bio-VTMC 1 g/1 l 1 - 7
Glucose 1 g/1l 1 - 7
Khoáng 200 ml/2l 9 - 10
Coximax Greenvet 1g1 l 10 - 14
Ampicoli Medion 1 g/2 l 25 - 26
Vitamin K Sai gon vet 2 g/1l 27 - 28, 33 - 35 và 50 - 53

Vita-stress Golden vet 1 g/1 l 29 - 32
Cipcox 5 ml/2 l 33 - 35 và 51 - 53
Octamix 1 g/4 l 57 - 58
All-enzyme 1g/4 l 57 - 59
Men tiêu hoá 1g/1 kg (thức ăn) 57-60


16
Bảng 3.4: Lịch tiêm phòng vaccine
Ngày
tuổi
Tên bệnh Tên vaccine Tên hãng sản
xuất
Liều
dùng
Đường
cấp
1 Cúm + đậu Trovac Merial 100 liều Tiêm
3 Gumboro Hipragumboro
- CV/80
Hipra 500 liều Nhỏ mắt
7 Newcastle Avinew Intervet 500 liều Nhỏ mắt
14 Newcastle +
CRD +Gumboro
Provac 3 Merial 500 liều Tiêm

3.3.7. Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle
Đàn gà được lấy máu 3 lần ở 1, 42 và 70 ngày tuổi. Mỗi lô lấy 10 mẫu, xét
nghiệm ở phòng vi sinh Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Bảng 3.5. Bố trí lấy mẫu huyết thanh gà

Đợt 1 Đợt 2 Lô
Thời
điểm Lm
I
(mẫu)
II
(mẫu)
III
(mẫu)
I
(mẫu)
II
(mẫu)
III
(mẫu)
1 10 10 10 10 10 10
42 10 10 10 10 10 10
70 10 10 10 10 10 10
Tổng 30 30 30 30 30 30

Lần thứ nhất lúc gà 1 ngày tuổi (lấy máu tim).
Lần thứ hai sau chủng ngừa lần hai khoảng 3 tuần.
Lần thứ ba trước khi xuất chuồng.
Máu lần thứ hai trở đi thì lấy máu ở tĩnh mạch cánh.
Máu sau khi lấy, để đông chắt lấy phần huyết thanh để vào ống eppendorf sau
đó cho vào thùng đá bảo quản lạnh. Sau khi vận chuyển về phòng thí nghiệm, ly tâm
và sau đó lấy phần huyết thanh bên trên làm phản ứng HI với kháng nguyên chuẩn là
virus Newcastle.




17
3.3.7.1. Phản ứng ngưng kết hồng cầu HA (Haemagglutination Test)
Mục đích xác định hiệu giá phản ứng ngưng kết hồng cầu của virus.
Nguyên lý: trên bề mặt virus Newcastle có cấu trúc kháng nguyên
Haemagglutinin và Neuraminidase có khả năng kết hợp với các thụ thể trên bề mặt
hồng cầu của các loài gà, vịt, bò sát, lưỡng thê…làm ngưng kết các loại hồng cầu này.
Vật liệu: Kháng nguyên virus Newcastle chuẩn do Bệnh Viện Thú Y cung cấp,
nước muối sinh lý 0,9%, huyễn dịch hồng cầu 1%.
Chuẩn bị hồng cầu gà, lấy máu gà trống khoẻ mạnh cho vào ống nghiệm đã có
sẵn chất kháng đông, pha thêm nước muối sinh lý 0,9% theo tỷ lệ 1/10 lắc đều, đem ly
tâm ở mức 3000 vòng ở 5 - 7 phút, xong chắt bỏ phần nước trong bên trên, rửa lặp lại
3 lần.
Sau khi hồng cầu được rửa xong, pha thành huyễn dịch 1% trong nước muối
sinh lý 0,9%.
Cách làm phản ứng HA: dùng micropipette hút các chất cho vào vỉ nhựa theo
sơ đồ sau:
Lỗ

Các chất
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Dung dịch
NaCL 0,9% (µl)

50 50 50

50 50 50 50 50 50 50 50 50
Virus
Newcastle
(µl)

50 50 50

50 50 50 50 50 50 50 50
Độ pha loãng
kháng nguyên
1/2 1/4

1/8

1/16

1/32

1/64

1/128

1/256

1/512

1/1024

1/2048

ĐC

Huyễn dịch
hồng cầu 1%
(µl)

50 50 50

50 50 50 50 50 50 50 50 50
Lắc đều để yên ở nhiệt độ phòng từ 15-30 phút
Kết quả
Đọc kết quả, giả sử từ lỗ 1 đến lỗ 7 phản ứng HA dương tính (có hiện tượng
ngưng kết) ta đọc như sau:

×