Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

khảo sát một số bất thường ở xương và khớp trên chó ở bệnh viện thú y đại học nông lâm tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 47 trang )



iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài ”Khảo sát một số bất thường ở xương và khớp trên chó tại Bệnh viện
Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM” được thực hiện từ ngày 25/11/2007 đến
25/04/2008 tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát 1664 chó đến khám và điều trị, ghi nhận các số liệu về: giống, giới
tính, tuổi; phân loại bệnh và ghi nhận hiệu quả điều trị. Kết quả khảo sát như sau:
− Tỷ lệ chó ở nhóm bệnh trên xương – khớp: 3,31%
− Các bệnh thường gặp trên xương: nhóm bệnh gãy xương (32,73%), nhóm bệnh
còi xương (14,55%), nhóm bệnh loãng xương (7,27%), nhóm bệnh u xương
(3,64%).
− Các bệnh thường gặp trên khớp: nhóm bệnh viêm khớp (25,45%), nhóm bệnh
trật khớp (7,27%).
− Yếu tố tuổi có ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh còi xương, loãng xương.
− Yếu tố tuổi, giống và giới tính có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhóm bệnh u xương.
− Yếu tố giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhóm bệnh viêm khớp.
− Yếu tố giới tính không có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp.
− Yếu tố tuổi có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhóm bệnh trật khớp.
− Hiệu quả điều trị: nhóm bệnh trên xương - khớp 81,82%. Trong đó, trật khớp
100%, còi xương 87.50%, gãy xương 83.33%, viêm khớp 78.57%, loãng xương
75%, u xương 0%.




iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục iv
Danh sách các bảng vi
Danh sách các hình vii
Danh sách các biểu đồ viii
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
Chương 2. TỔNG QUAN 3
2.1. GIỚI THIỆU HỆ XƯƠNG 3
2.1.1. Cấu tạo xương 3
2.1.2. Chức năng của xương 5
2.1.2.1. Chức năng cơ học 5
2.1.2.2. Chức năng bảo vệ 6
2.1.2.3. Chức năng chuyển hóa 6
2.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG 6
2.3. QUÁ TRÌNH LÀNH XƯƠNG 7
2.4. GIỚI THIỆU VỀ KHỚP 7
2.4.1. Định nghĩa 7
2.4.2. Phân loại khớp 8
2.5. X – QUANG TRÊN HỆ XƯƠNG 9
2.5.1. Sự tạo hình của ảnh chụp X-quang 9
2.5.2. Chẩn đoán bệnh qua hình ảnh X-quang 10
2.6. MỘT SỐ BẤT THƯỜNG TRÊN XƯƠNG VÀ KHỚP 10

2.6.1. Gãy xương, nứt xương 10
2.6.2. Bệnh loãng xương 11


v

2.6.3. Bệnh còi xương 11
2.6.4. Bệnh u xương 11
2.6.5. Trật khớp 12
2.6.6. Viêm khớp và viêm quanh khớp 12
2.7. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 14
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 14
3.3. DỤNG CỤ VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ 14
3.4. NỘI DUNG 14
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 15
3.6. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 15
3.6.1. Phân loại chó đến khám 15
3.6.2. Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu 15
3.6.3. Khám lâm sàng 16
3.6.4. Chẩn đoán bằng X-quang 16
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Tỷ lệ chung nhóm bệnh xương – khớp 17
4.2 Tỷ lệ từng nhóm bệnh trên xương – khớp 18
4.3 Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo giống 19
4.4 Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo giới tính 21
4.5 Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo tuổi 24
4.6 Tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp theo giống 25
4.7 Tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp theo giới tính 27

4.8 Tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp theo tuổi 29
4.9 Tỷ lệ các bệnh trên xương - khớp và Hiệu quả điều trị 31
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
5.1 KẾT LUẬN 34
5.2 ĐỀ NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 36



vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tỷ lệ chung nhóm bệnh xương – khớp 17
Bảng 4.2: Tỷ lệ từng nhóm bệnh trên xương – khớp 18
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo giống 19
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo giới tính 21
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo tuổi 24
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp theo giống 25
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp theo giới tính 27
Bảng 4.8: Tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp theo tuổi 29
Bảng 4.9: Tỷ lệ các bệnh trên xương - khớp và Hiệu quả điều trị 31



vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Hình thái và cấu tạo xương dài 3
Hình 2.2: Cấu trúc vi thể xương 4
Hình 2.3: Sơ đồ tổng quát một khớp di động 7
Hình 2.4: Mô hình của khớp đầu gối 8
Hình 4.1: Chó bị gãy xương được nẹp giữ cố định chổ xương bị gãy 21
Hình 4.2: Hình X-quang chó bị gãy xương chân trước 23
Hình 4.3: Chó bị viêm khớp sưng tích dịch 27
Hình 4.4: Chó bị sưng khớp do viêm khớp 29
Hình 4.5: Chó bị viêm khớp đứng không vững (đứng bàn) 31



viii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chung nhóm bệnh xương – khớp 17
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ từng nhóm bệnh trên xương – khớp 18
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo giống 19
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo giới tính 22
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo tuổi 24
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp theo giống 26
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp theo giới tính 28
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nhóm bệnh trên khớp theo tuổi 30




1




Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao,
để thỏa mãn đời sống tinh thần, nuôi chó làm thú cưng, bầu bạn ngày càng phổ biến.
Đặc biệt chó nghiệp vụ có tầm quang trọng trong hỗ trợ điều tra, chó phục vụ cho
ngành giải trí như đua chó.
Chó có một bộ xương tương đối khỏe mạnh, vững chắc, đó là cơ sở để sinh
trưởng và phát triển tốt. Các bệnh trên chó ngày càng nhiều và đa dạng, chó bị trục trặc
trên xương cũng như các bệnh về xương có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng.
Tp.HCM ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, giao thông ngày càng trở
nên phức tạp, nếu thú nuôi không được quản lý tốt thì không tránh khỏi những nguy cơ
như tai nạn giao thông, cắn nhau, bị đánh đập… hậu quả là những bệnh lý về xương và
khớp.
Ngoài ra, nếu thú nuôi không được quan tâm đúng mức, không có khẩu phần ăn
thích hợp cũng có thể dẫn đến các bệnh lý khác trên xương như u xương, xương mềm,
loãng xương, nứt xương, trật khớp, viêm khớp…
Xuất phát từ vấn đề trên và được sự đồng ý của khoa CHĂN NUÔI – THÚ Y,
bộ môn CƠ THỂ NGOẠI KHOA, trường ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Tp.Hồ Chí Minh,
dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phan Quang Bá chúng tôi khảo sát đề tài:
“Khảo Sát Một Số Bất Thường Ở Xương và Khớp Trên Chó” tại Bệnh Viện Thú
Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.


2

1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

Khảo sát những trường hợp bất thường trên xương, khớp và ghi nhận những liệu
pháp điều trị thực tế tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh.
1.2.2. Yêu cầu
− Ghi nhận những bất thường trên xương và khớp
− Xác định tỉ lệ của từng nhóm bệnh theo giống, tuổi, giới tính
− Ghi nhận kết quả điều trị ở từng nhóm bệnh

























3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU HỆ XƯƠNG
2.1.1. Cấu tạo xương
+ Đại thể:

Hình 2.1: Hình thái và cấu tạo xương dài
(www.web-books.com)

Mỗi xương có cấu tạo gồm ngoại cốt mạc ở bên ngoài và ở giữa là mô xương
xốp, mô xương đặc, tủy xương và nội cốt mạc. Mô xương chứa 80% khối lượng
xương, có cấu tạo rắn chắc tạo nên sự vững chắc của xương. Lớp nội cốt mạc và tủy
xương có chức năng chuyển hóa chất khoáng, xương xốp ở đầu xương có nhiệm vụ
truyền lực đến vỏ thân xương.





4

Xương dài:
Được chia làm 3 phần: Đầu xương, hành xương (đầu thân xương) và thân xương.
- Đầu xương: là một bao sụn nằm bọc lấy đầu của thân xương (hành xương) ở cả
hai đầu, đầu xương chứa xương xốp.
- Đầu thân xương (hành xương): nằm ngay dưới đĩa sụn tiếp hợp và giới hạn là

thân xương. Đầu thân xương chứa xương xốp.
- Thân xương: là một ống dài ở giữa, bên trong chứa tủy xương.
Cốt mạc: Gồm ngoại cốt mạc và nội cốt mạc.
- Xương được bao bọc bên ngoài bởi lớp màng xương ngoài. Màng xương ngoài
gồm 2 lớp: lớp ngoài là mô sợi, lớp trong là gồm các tế bào trung mô có khả năng tạo
xương còn gọi là tế bào gốc tạo xương.
- Mặt trong của xương (ranh giới giữa mô xương và tủy xương) và mặt trong các
khoang xương xốp được lót bởi một lớp tế bào trung mô được gọi là màng xương
trong. Màng xương trong cũng có khả năng tạo xương như lớp trong của màng xương
ngoài, tuy mức độ ít hơn.
+ Vi thể:

Hình 2.2: Cấu trúc vi thể xương
(www.web-books.com)






5

Mô xương đặc:
Là lớp xương mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, sắp sếp theo từng lớp mỏng gọi là
các phiến xương. Các phiến xương này bao quanh các hệ thống ống rất nhỏ chạy dọc
theo trục xương gọi là các ống Havers. Ngoài ra còn có các kênh Volkmann nhỏ hơn
và thẳng gốc với trục xương. Các kênh này thông với nhau và chứa mạch máu, thần
kinh và mô liên kết. Ở vỏ xương, các phiến xương được định hướng theo đường sức.
Sự sắp xếp này nhằm tạo sức mạnh của xương và thích ứng theo sự thay đổi của các
lực tác động lên xương.

Mô xương xốp:
Ở mô xương này, các ống Havers và ống Volkmann không còn chạy dọc và chạy
ngang nữa mà hòa lẫn với nhau, đồng thời chúng tăng số lượng rất nhiều, làm cho
xương có nhiều hốc nhỏ như bọt bể. Do đó xương có độ xốp.
Chất căn bản của xương:
- Trên xương tươi chưa lấy tủy, thành phần hóa học được tìm thấy như sau: nước
50%, lipid 15,75%, protein 12,45%, các muối khoáng 21,8%.
- Trên xương đã lấy đi phần tủy và sấy khô (xương khô), người ta tìm thấy có 1/3
chất hữu cơ (cốt giao 33,30%) là các protein có cấu trúc phân tử khá bền. Phần còn lại
khoảng 2/3 là chất vô cơ, bao gồm các muối khoáng như: Phosphate Ca 57,35%,
Carbonate Ca 3,85%, Phosphate Mg 2,05%, Chlroride Ca và Chlroride Na 3,45%
Nếu tách phần hữu cơ bằng nhiệt thì không làm biến đổi hình dạng của xương,
thấy xương rất giòn, dễ gãy, nên có thể suy ra rằng chất hữu cơ làm xương có tính dẻo
dai.
Nếu lấy đi phần muối khoáng, sẽ thấy xương trở nên mềm, dễ uốn cong. Điều
này cho thấy chất khoáng tạo nên độ rắn chắc cho xương.
2.1.2. Chức năng của xương
Xương cũng như bộ xương đảm nhận vai trò trong việc tạo hình cơ thể, tạo các
khoang chứa cơ quan nội tạng, bảo vệ các nội tạng bên trong, hỗ trợ quá trình vận
động, là nơi sinh sản tế bào máu… Tóm lại xương có 3 chức năng chính:
2.1.2.1. Chức năng cơ học: (Nâng đỡ và vận động)
Hệ xương giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giữ cho cơ thể được tư thế đứng thẳng,
tạo dáng và thực hiện các động tác. Xương không thể cử động nhưng là nơi bám của


6

các cơ nên được xem như một hệ đòn bẩy mà điểm tựa là các khớp, nhờ vào đó giúp
cơ thể chuyển động.
2.1.2.2. Chức năng bảo vệ

Hệ xương là bộ khung để bảo vệ nhiều cơ quan. Hộp sọ bảo vệ não, cột sống bảo
vệ tủy sống, lồng ngực che chở cho tim phổi và các mạch máu lớn, khung chậu che
chở cho nhiều cơ quan nội tạng thuộc hệ tiết niệu và sinh dục. Ngoài ra xương còn bảo
vệ tủy xương là cơ quan tạo máu.
2.1.2.3. Chức năng chuyển hóa
Xương là nơi dự trữ một số ion, đặc biệt chứa 99% lượng calci và 85% phosphate
của cơ thể dưới dạng tinh thể hydroxyapatite lắng đọng bên trong và bên ngoài sợi
gelatin. 1% còn lại ở trong máu, dịch ngoại bào hoặc các mô dưới dạng ion hóa hoặc
kết hợp với protein và rất cần thiết cho các chức năng co cơ của thần kinh, nội tiết,
đông máu…,15% phosphate còn lại ở trong acid nucleic, lipid phosphoryl hóa, protein.
Cùng với ruột và thận, xương góp phần duy trì nồng độ calci và phosphate máu hằng
định.
2.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG
Sự hình thành và phát triển của xương là quá trình tạo xương và hủy xương.
Xương chứa hai loại tế bào chính là tạo cốt bào (osteoblast) và hủy cốt bào
(osteoclast). Các tạo cốt bào của mô liên kết có tác dụng tổng hợp gelatin và nệm
xương (osteoid), ngược lại hủy cốt bào là các tế bào đa nhân thuộc dòng đại thực bào,
có chức năng hóa giáng xương thông qua sự phối hợp những men của lysosome và độ
pH thấp. Xương luôn được tái tạo của hai chức năng chủ yếu đó.
- Để tận dụng tối ưu khả năng cung cấp yếu tố, xương được tái tạo tùy theo mức độ
các lực nén tác động lên nó.
- Sự tái tạo xương đóng một vai trò quan trọng trong cân bằng nội mô, nhất là cân
bằng calci và magie. Do đó, ngoài các lực cơ học, còn có các hormone và vitamin
tham gia vào tạo và hủy xương, thí dụ như hormone cận giáp và giáp, vitamin D…
Ở thú đang phát triển và trưởng thành, việc tạo và hủy xương luôn cân bằng. Ở
thú già và thú sinh sản quá trình dị hóa sẽ trội hơn quá trình tổng hợp, dẫn tới các bệnh
về xương như loãng xương, xốp xương…


7


2.3. QUÁ TRÌNH LÀNH XƯƠNG
Xương gãy có khả năng lành lại một cách tự nhiên. Xương của thú sẽ cung cấp
nhiều tế bào mới cho tất cả các vị trí xương bị gãy và các mạch máu nhỏ bé sẽ được
tái tạo lại cho xương. Những tế bào xương mới sản sinh này sẽ bao phủ lên cả hai đầu
chổ xương bị gãy và hàn gắn chặt lại chổ xương bị gãy cho đến lúc xương rắn chắc
như trước đây.
Trong quá trình lành xương, phần hữu cơ sẽ được tái tạo trước, bao gồm các tế
bào xương với hệ thống các sợi gelatin. Sau đó, sự cốt hóa sẽ tiếp nối để được phần
mô xương hoàn chỉnh. Thời gian lành xương trung bình 8-12 tuần tùy loại xương.
2.4. CẤU TẠO CỦA KHỚP
2.4.1. Định nghĩa
Khớp là chỗ nối của hai xương lại với nhau, có chức năng quan trọng là giúp cơ
thể vận động và bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể. Mặc dù chức năng quan
trọng nhất là vận động nhưng chức năng giữ, cố định và bảo vệ các bộ phận cơ thể
cũng không kém phần quan trọng.
Trong hệ cơ xương khớp, khớp là thành phần dễ bị tổn thương nhất nhưng chúng
lại có chức năng bảo vệ sự vững chắc của hệ thống cơ xương khớp và giúp tránh bị các
chấn thương. Chính vì vậy các khớp quan trọng thường có các cơ lớn bao quanh, giúp
bảo vệ khớp và tránh các khớp khỏi bị chấn thương.

Hình 2.3: Sơ đồ tổng quát một khớp di động



8


Hình 2.4: Mô hình của khớp đầu gối
(www.answers.com)

2.4.2. Phân loại khớp
Trong cơ thể có nhiều loại khớp, mỗi loại khớp có cấu trúc và chức năng khác
nhau, có những khớp rất chắc, không cử động (khớp sọ), có những khớp biên độ cử
động giới hạn (các khớp cột sống) nhưng cũng có những khớp có biên độ cử động rất
lớn (các khớp chi). Vì vậy, ta dựa trên biên độ cử động và cấu trúc của khớp chúng ta
có thể chia thành ba loại chính:
- Các khớp chặt cứng, không cử động (khớp bất động): Các xương được nối với
nhau bởi mô sợi cứng chắc và thực sự không thể cử động được, khớp này được gọi là
khớp sợi. Các khóp bao gồm các khớp hộp sọ, ở lồng ngực, ở khung chậu… có tác
dụng nối các xương sọ với nhau giúp tạo nên một hộp sọ chắc chắn bảo vệ sọ não bên
trong; nối các xương sườn và xương ức phía trước và cột sống ngực phía sau để tạo
thành lồng ngực bảo vệ tim, phổi và hệ thống mạch máu lớn bên trong; nối các xương
vùng chậu tạo thành khung chậu bảo vệ các cơ quan.
- Các khớp cử động ít (khớp bán động), ví dụ như khớp mu, khớp cột sống…, được
gọi là khớp sụn, phần tận cùng của xương được tiếp nối bởi một mô liên kết cứng chắc
gọi là sụn khớp. Loại khớp này có thể chặt cứng hay cử động được rất ít (khớp mu)


9

hoặc chuyển động khá nhiều như khớp của trục sống. Khớp này thường khá cứng, có
thể co giãn, cử động ở mức độ nhất định.
- Các khớp cử động được nhiều hay các khớp di động (các khớp chân tay), đây
được gọi là các khớp hoạt dịch. Ở loại khớp này các xương cách nhau bởi một khoang
chứa đầy chất hoạt dịch cho phép có biên độ cử động rất lớn. Trong khớp hoạt dịch có
một lớp sụn mềm bao quanh đầu xương. Lớp sụn này có tác dụng như một tấm nệm
làm giảm bớt sự va chạm, ngăn tổn thương đầu xương, giúp khớp cử động dễ dàng
hơn. Xoang khớp chứa chất lỏng giống như lòng trắng trứng, được gọi là hoạt dịch, có
tác dụng nuôi dưỡng và bôi trơn khớp, giúp khớp cử động dễ dàng tránh bị vỡ hay xói
mòn. Xoang khớp cũng được bao quanh bởi một bao sợi, chắc gọi là bao khớp giúp cố

định khớp tránh cho khớp cử động quá mức gây trật khớp. Bao khớp được lót bởi một
lớp mô liên kết lỏng lẻo gọi là màng hoạt dịch. Sự chắc chắn của khớp hoạt dịch được
củng cố bởi các dây chằng, đây chính là chất liệu đàn hồi rất chắc nối hai đầu xương
cố định tại khớp và điều khiển sự hoạt động của khớp. Ngoài ra, khớp còn được củng
cố bởi gân cơ cấu tạo từ các sợi collagen. Gân nối cơ với xương giúp tạo nên sự căng
giản cơ, tạo nên trương lực cơ. Các cơ lớn, khỏe, tạo nên sự vững chắc và bảo vệ cho
khớp. Bao khớp và các dây chằng sẽ nhận và truyền tín hiệu thần kinh về não cho biết
tư thế của khớp giúp duy trì sức căng cơ. Cử động của khớp được điều khiển bởi cơ
(nối với xương bằng gân) và bởi dây chằng. Nếu không có dây chằng khớp sẽ rất lỏng
lẻo và khi vận động sẽ dễ dàng gây trật khớp.
2.5. KỸ THUẬT X – QUANG CHẨN ĐOÁN CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG - KHỚP
2.5.1. Sự tạo hình của ảnh chụp X-quang
Chùm tia X phát ra từ bóng đèn là đồng đều, chùm tia này xuyên qua cơ thể động
vật và bị hấp thu một phần. Phần này tỷ lệ thuận với chiều dày, tỷ trọng và số nguyên
tử của phần bị xuyên qua. Như vậy, chùm tia X suy giảm không đồng đều khi ra khỏi
cơ thể và được ghi hình bằng tia X-quang.
Một phim chụp X-quang có một thang đậm độ khác nhau đi từ màu trắng tới màu
đen. Những đậm độ khác nhau này là kết quả của sự hấp thu khác nhau của tia X khi
xuyên qua các môi trường. Với một chiều dày như nhau hiện tượng hấp thu phụ thuộc
vào khối lượng nguyên tử và đậm độ đặc của môi trường tia xuyên qua.



10
Đậm độ kim loại: gồm các kim loại.
Đậm độ calci: gồm xương và các thuốc cản quang như iod, BaSO4.
Đậm độ mỡ: gồm mô tế bào dưới da và mô mỡ bao quanh các cơ quan.
Đậm độ nước: gồm nhu mô các phủ tạng, cơ, gân, dây chằng, màng xương, mạch
máu, dịch não tủy, dịch mật…
Đậm độ khí: gồm các cấu trúc chứa không khí như khí quản, phế quản, phế nang,

xoang mặt, một số đoạn của ống tiêu hóa.
Đậm độ trong cơ thể được thể hiện như sau:
Độ Kim loại Trắng (mờ)
cản Calci
quang Nước (mô mềm)
giảm Mỡ
dần Khí Đen (sáng)
2.5.2. Chẩn đoán bệnh qua hình ảnh X-quang
X-quang là khả năng đâm xuyên qua các vật liệu không trong suốt với ánh
sáng, nhờ đó tia X trợ giúp nhiều trong y học.
Các hình ảnh X-quang cho ta thấy được những bất thường trên xương – khớp,
từ đó ta có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất để đưa ra hướng điều trị. Tuy
nhiên, tia X cũng gây nên những tác hại đến cơ thể. Vì vậy sự chẩn đoán bằng hình
ảnh X-quang chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.
2.6. MỘT SỐ BẤT THƯỜNG TRÊN XƯƠNG VÀ KHỚP
2.6.1. Gãy xương, nứt xương
Bệnh lý này thường do té ngã hay do một số tai nạn tác động tới xương gây nên
làm gãy hay nứt xương.
Đường gãy có nhiều dạng đường gãy khác nhau: gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn,
gãy lún, gãy thành nhiều mãnh. Gãy một phần (nứt) hay hoàn toàn. Gãy không hoàn
toàn gọi là gãy cành tươi.
Gãy xương có thể thành góc, bị xoay biến dạng, phụ thuộc vào vị trí bị gãy. Khi
bị gãy hở, thì da và các phần mềm ở đó sẽ bị tổn thương, có thể lộ xương ra bên ngoài.




11
2.6.2. Bệnh loãng xương
Thường xuất hiện trên những thú trưởng thành và thú già.

Bệnh xuất hiện trong một thời gian dài mất cân đối giữa nguồn cung cấp calcium,
phosphor so với nhu cầu sử dụng của cơ thể, kết quả là xương mềm, xốp dễ gãy.
Các nguyên nhân gây bệnh: khẩu phần thiếu calci hoặc phosphor, thiếu vitamin
D, tỷ lệ Ca/P không cân đối trong khẩu phần ăn, thú mang thai cần nhiều Ca, P.
Triệu chứng: đau khớp, yếu chân, khó đi lại, gầy ốm, dễ bị gãy xương khi bị té
ngã, hoặc bị tác động cơ học từ bên ngoài, thú dễ mắc các bệnh kế phát khác như bệnh
tiêu hóa.
2.6.3. Bệnh còi xương
Bệnh xuất hiện trên thú đang trong giai đoạn tăng trưởng, sau giai đoạn cai sữa
với những rối loạn về sự phát triển bộ xương. Thường những con tăng trưởng nhanh
trong đàn nhạy cảm với bệnh hơn.
Nguyên nhân gây bệnh là do: thiếu hụt calci hoặc phosphor trong thức ăn, mất
cân bằng tỉ lệ Ca/P ở giai đoạn sinh trưởng tỉ lệ này thay đổi trong khoảng 1,5-2.
Nguyên nhân cũng có thể do thiếu vitamin D, vitamin A.
Triệu chứng: thú thay đổi tập tính, thích cắn phá. Đầu tiên, sụn đầu xương bắt
đầu bẹt ra làm chổ khớp xương phình to dần, ngoài ra áp lực tại vùng khớp tăng nên
thú vận động khó khăn, chân cứng. Sau cùng, các xương bị vặn cong gây bị dị dạng
nhất là ở xương chi, lưng thú bị uốn cong, lòng ngực xẹp xuống, xương ngực gồ lên,
các nối sụn sườn phình to. Thiếu máu, gầy ốm, thường hay rối loạn tiêu hóa và viêm
phổi.
2.6.4. Bệnh u xương
Người ta thường phân loại gồm: U xương nguyên phát, thứ phát, u lành, u ác,
phân theo loại mô học.
Mỗi loại u thường xảy ra ở các lứa tuổi nhất định.
Nguyên nhân: là do di truyền hoặc rối loạn phát triển ở xương.
U xương thường gây sưng, nổi u, đau, nếu gần khớp sẽ gây sưng và đau khớp, có
thể gãy xương bệnh lý và mất chức năng xương.


12

Triệu chứng: đi lại khó khăn, sờ nắn có thể gây đau, có thể chẩn đoán bằng X-
quang có lấm tấm các nốt vôi, phình vỏ xương trên đoạn xương tùy vào từng loại u
xương.
2.6.5. Trật khớp
Trật khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, thường là do té ngã hay bị tai nạn làm
trật khớp.
Các dấu hiệu nhận biết sai khớp:
- Đau do tổn thương rách bao khớp
- Giảm hay mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp
- Dấu hiệu gồ bất thường
- Hõm khớp bị rỗng
- Chụp X – quang khớp
2.6.6. Viêm khớp và viêm quanh khớp
Viêm khớp và viêm quanh khớp là tình trạng thấy bị cứng hay sưng ở các đầu
khớp xương. Khi bệnh tiến triển sẽ thấy đau ở các khớp xương khi vận động. Khi sờ
nắn xung quanh các khớp này sẽ thấy đau, có khi bị sưng , các khớp cử động sẽ bị hạn
chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu trong khớp khi cử động khớp. Thường thì các khớp
chân của thú hay bệnh, còn xương vai, xương chậu và xương sống ít bị hơn.
Khi chụp X-quang sẽ thấy khớp xương bị nhỏ hẹp lại, hoặc sưng lên có dịch, sụn
ở khớp xương bị ăn mòn. Thường do 2 nguyên nhân:
- Nội tại: là lớp sụn ở khớp bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp
xương. Điều này tạo sự đau nhức khi cử động hay vận động.
- Bên ngoài: lâu ngày bệnh sẽ gây viêm, gây viêm có dịch mũ.
Bệnh viêm khớp làm ảnh hưởng tới sự hình thành các tế bào ở đầu khớp để tạo
chất sụn và chất nhờn cho khớp.










13
2.7. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
- Năm 2003, Phạm Thị Huỳnh Hoa đã khảo sát bệnh lý hệ xương bằng kĩ thuật
X-quang trên chó tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi cục Thú Y
Tp.HCM. Ghi nhận 118 trường hợp bệnh lý hệ xương, chiếm tỷ lệ 4,07%.
- Năm 2006, Trần Trung Đông đã khảo sát các bệnh thường gặp trên chó tại
Bệnh Xá Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. Ghi nhận 12 trường hợp bệnh lý
hệ xương, chiếm tỷ lệ 6,28%.
- Năm 2007, Phan Châu Hải Triều đã khảo sát các bệnh thường gặp trên chó tại
Trạm Thú Y Quận 7 Tp.HCM. Ghi nhận 15 trường hợp bệnh lý hệ xương, chiếm tỷ lệ
2,83%.


14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian thực hiện: 25/11/2007 đến 25/04/2008
- Địa điểm: Bệnh viện thú y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
- Chó được mang đến khám và điều trị tại Bệnh viện thú y Trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM.
3.3. DỤNG CỤ VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ
- Kim tiêm, kéo

- Găng tay
- Nẹp
- Bột bó
- Băng keo dán
- Máy chụp ảnh
- Máy chụp X-quang
- Các kháng sinh: lincomycin 10%, Sotapen, Cefotaxine
- Các thuốc kháng viêm: dexamethasone, prednisolon, ketofen
- Các loại thuốc bổ: lesthionine, Calci- Fort, Biodyl, Nutrigel- plus…
3.4. NỘI DUNG
- Điều tra tỷ lệ thú có những bất thường trên xương và khớp trên tổng số thú
đến khám.
- Điều tra về các tỷ lệ bệnh mà thú mắc phải.
- Điều tra tỷ lệ bệnh theo tuổi, giống, giới tính.
- Điều tra về tỷ lệ chữa khỏi và tỷ lệ chết.


15
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
- Tỷ lệ thú bệnh lý bất thường trên xương và khớp trên tổng số thú đến khám.
- Tỷ lệ từng nhóm bệnh về bất thường trên xương và khớp theo giống, tuổi, giới
tính.
- Tỷ lệ các bệnh trên xương - khớp và hiệu quả điều trị.
3.6. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.6.1. Phân loại chó đến khám
Chó được đưa đến khám và điều trị được phân loại:
+ Giới tính: đực, cái.
+ Giống chó: chó nội- chó ngoại.
+ Lứa tuổi: phân thành các nhóm.
- Chó dưới 6 tháng tuổi.

- Chó từ 6 đến 12 tháng tuổi.
- Chó từ 12 đến 36 tháng tuổi.
- Chó trên 36 tháng tuổi.
3.6.2. Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu
BỆNH ÁN
Mã số: Ngày… tháng… năm…
Chủ nuôi:
Địa chỉ: Điện thoại:

Tên thú:
Tuổi:
Giống:
Trọng lượng:
Giới tính:
Bệnh sử:
Chẩn đoán lâm sàng:
Chẩn đoán bằng hình ảnh X-quang:
Tiến trình điều trị:
Ngày Toa thuốc Kết quả



16
3.6.3. Khám lâm sàng
- Khám sự vận động: quan sát cách đi, cách đứng, khả năng vận động của thú.
- Kiểm tra thể chất: quan sát ngoại hình, cơ, xương, khớp.
- Kiểm tra trạng thái dinh dưỡng của thú: tốt, trung bình, xấu.
- Kiểm tra thân nhiệt, niêm mạc, da, lông của thú.
- Ghi nhận vào bệnh án.
3.6.4. Chẩn đoán bằng X-quang

Tiến hành chụp phim theo yêu cầu của bác sĩ. Chúng ta dùng kĩ thuật chụp không
sữa soạn:
- Đặt thú lên cassette theo chiều thế sao cho cơ quan cần chụp nằm cân xứng trên
phim và tia trung tâm vào giữa cơ quan cần chụp.
- Chọn KV, mAs sao cho phù hợp. Phim chụp xong được rữa trong phòng tối, sau
đó xấy khô hay để khô tự nhiên và xem kết quả trên phim.
- Dựa vào kết quả X- quang đưa ra biện pháp chữa trị thích hợp






17


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua quá trình khảo sát và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông
Lâm Tp.HCM, chúng tôi đã có một số ghi nhận như sau:
4.1 Tỷ lệ chung nhóm bệnh xương – khớp
Bảng 4.1: Tỷ lệ chung nhóm bệnh xương – khớp
Nhóm bệnh Xuơng khớp

Nhóm khác Tổng
Số luợng khảo sát (con) 55 1609 1664
Tỷ lệ (%) 3,31 96,69 100
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chung nhóm bệnh xương – khớp
3.31%
96.69%

Xương khớp
Nhóm khác


Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chung nhóm bệnh xương – khớp
Trong thời gian thực hiện đề tài, khảo sát 1664 trường hợp chó được mang đến
khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. Chúng tôi
ghi nhận có 55 trường hợp nghi ngờ có bệnh lý trên hệ xương – khớp.
Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ chó mắc bệnh lý trên hệ
xương - khớp chiếm 3,31% trên tổng số chó mang đến khám và điều trị.
Bệnh trên hệ xương - khớp chiếm tỷ lệ thấp so với các hệ khác trong cơ thể. Kết
quả của chúng tôi khảo sát thấp hơn kết quả khảo sát của Phạm Thị Huỳnh Hoa (2003)
4,07% tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y Tp.HCM, thấp
hơn kết quả khảo sát của Trần Trung Đông (2006) 6,28% khảo sát các bệnh thường
gặp trên chó tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, nhưng cao hơn
kết quả khảo sát của Phan Châu Hải Triều (2007) 2,83% đã khảo sát các bệnh thường
gặp trên chó tại Trạm Thú Y Quận 7 Tp.HCM. Sự chênh lệch này theo chúng tôi có


18
thể do sự khác biệt về địa điểm khảo sát, thời gian khảo sát, cách chăm sóc, nuôi
dưỡng, kinh nghiệm của chủ nuôi. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy nhóm bệnh về hệ
xương có xu hướng giảm do sự quan tâm đến sức khỏe và chăm sóc thú được cải thiện
ở đa số chủ nuôi.
4.2 Tỷ lệ từng nhóm bệnh trên xương – khớp
Bảng 4.2: Tỷ lệ từng nhóm bệnh trên xương – khớp
Bệnh Số chó khảo sát (con) Tỷ lệ (%)
Gãy xương 18 32,73
Còi xương 8 14,55
Loãng xương 4 7,27

U xương 2 3,64
Trật khớp 4 7,27
Viêm khớp 14 25,45
Bệnh khác 5 9,09
Tổng 55 100
32.73%
14.55%
7.27%
3.64%
7.27%
25.45%
9.09%
Gãy xương
Còi xương
Loãng xương
U xương
Trật khớp
Viêm khớp
Bệnh khác

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ từng nhóm bệnh trên xương – khớp
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy:
Gãy xương chiếm tỷ lệ cao nhất trong quá trình khảo sát với 32,73%, kế đến là
viêm khớp 25,45%, còi xương 14,55%, loãng xương 7,27%, trật khớp 7,27% và u
xương 3,64%.







19
4.3 Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo giống
Để tìm hiểu sự khác biệt về ngoại hình giữa các giống có ảnh hưởng gì đến các
nhóm bệnh trên xương, chúng tôi khảo sát trên hai giống chó: chó nội và chó ngoại.
Kết quả được ghi nhận qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3.
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo giống
Giống Nhóm bệnh Số chó bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Gãy xương 11 52,38
Còi xương 6 28,57
Loãng xương 3 14,29
U xương 1 4,76
Ngoại
Tổng 21 100
Gãy xương 7 63,64
Còi xương 2 18,18
Loãng xương 1 9,09
U xương 1 9,09
Nội
Tổng 11 100

52,38
63,64
28,57
18,18
14,29
9,09
4,76
9,09
0

10
20
30
40
50
60
70
Gãy xương Còi xương Loãng xương U xương
Ngoại
Nội

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nhóm bệnh trên xương theo giống
Khảo sát cho thấy tỷ lệ nhóm bệnh trên xương ở giống chó nội thấp hơn giống
chó ngoại. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê, theo chúng
Tỷ lệ %

×