ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi về « LÂM SÀNG VÀ VI TRÙNG HỌC CÁC
BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA VÀ HÔ HẤP CỦA ĐÀ ĐIỂU CON » được
thực hiện tại Trung Tâm Giống Đà Điểu Ninh Hòa và phòng thí nghiệm vi trùng học
khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm T.P. Hồ Chí Minh từ 12 tháng 2
đến 15 tháng 7 năm 2008.
Đầu tiên, chúng tôi tiến hành theo dõi việc áp dụng quy trình chăn nuôi đà điểu
con từ 1 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi để ghi nhận những khó khăn, các điểm chưa hợp lý
của quy trình. Sau đó, chúng tôi tiến hành phát hiện, chẩn đoán và điều trị những con
đà điểu con mắc bệnh cũng như tiến hành mổ khám các đối tượng chết. Đối với các
trường hợp chết do bệnh trên đường tiêu hóa và hô hấp, chúng tôi tiến hành lấy mẫu để
phân lập tác nhân vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho đà điểu.
Các vấn đề thường gặp ở đà điểu con là viêm cuống rốn, tắc ruột, viêm ruột,
viêm phổi, nấm phổi, xoạc chân. Trong số đó, viêm cuống rốn chiếm vai trò quan
trọng trong các trường hợp chết của đà điểu con (43,6%). Và tỷ lệ chết của đà điểu con
dưới một tháng tuổi cao hơn so với đà điểu từ 1 đến 2 tháng tuổi.
Tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh thấp, việc điều trị thường gặp rất nhiều khó
khăn, tỷ lệ điều trị khỏi chỉ chiếm dưới một nửa số ca mắc bệnh (45%).
9 chủng vi khuẩn đã được phân lập là Bacillus cereus, Bacillus mycoides,
Escherichia coli, Klebsiella pneumonie, Staphylocoque spp, Streptocoque spp,
Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas cepacia et Pleisiomonas shigelloides. Các
mẫu bệnh phẩm của túi lòng đỏ chứa toàn bộ các loại vi khuẩn này.
Các kết quả kháng sinh đồ cho thấy nên sử dụng các loại kháng sinh như
norfloxacin, colistine, céphalexine, kanamycine trong liệu pháp điều trị sử dụng kháng
sinh chống các mầm bệnh trong trại.
iii
MỤC LỤC
Lời cảm tạ i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Chữ viết tắt vi
Danh sách các bảng vii
Danh sác biểu đồ viii
Danh sách các hình ix
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1. Phân bố địa lý đà điểu 2
2.2. Các lý do chăn nuôi đà điểu 2
2.3. Giới thiệu đà điểu vào Việt Nam 3
2.4. Chăn nuôi đà điểu ở Khanh Hoa 3
2.5. Quy trình chăn nuôi đà điểu con 3
2.5.1. Giới thiệu tổng quát 3
2.5.2. Hệ thống nuôi đà điểu và cấu trúc chuồng trại 4
2.5.2.1. Hệ thống nuôi đà điểu 4
2.5.2.2. Cấu trúc chuồng trại 5
2.5.3. Chăn nuôi đà điểu con (1 – 90 ngày tuổi) 5
2.5.3.1. Giai đoạn hậu nở 1 (1 – 3 ngày tuổi) 5
2.5.3.2. Giai đoạn hậu nở 2 6
2.5.3.3. Giai đoạn đà điểu úm 7
2.6. Các bệnh thường gặp trên đà điểu 8
2.6.1. Các bệnh ký sinh trùng 8
2.6.2. Các bệnh vi trùng 9
2.6.2.1. Bệnh than 9
2.6.2.2. Viêm cuống rốn 9
2.6.2.3. Viêm ruột do Clostridium spp 9
2.6.2.4. Hiện tượng ứ dạ dày 10
iv
2.6.2.5. Bệnh hô hấp do vi khuẩn 10
2.6.3. Bệnh virus 11
2.6.3.1. Bệnh Newcastle 11
2.6.3.2. Bệnh cúm gia cầm 11
2.6.4. Các bệnh khác 12
2.6.4.1. Thiếu vitamine A 12
2.6.4.2. Xoạc chân 12
2.6.4.3. Bệnh hô hấp do nấm 12
CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm 13
3.2. Mục đích đề tài 13
3.3. Vật liệu 13
3.3.1. Chọn thú thí nghiệm 13
3.3.2. Vật liệu khác 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu 13
3.4.1. Quy trình chăn nuôi và chương trình phòng bệnh 13
3.4.2. Lấy mẫu 14
3.4.2.1. Lần thứ nhất 14
3.4.2.2. Lần thứ hai 14
3.4.3. Nghiên cứu vi trùng học 15
3.4.3.1. Phân lập và định danh vi khuẩn 15
3.4.3.2. Kháng sinh đồ 16
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 17
4.1. Tỷ lệ chết 17
4.1.1. Tỷ lệ chết theo lứa tuổi 17
4.1.2. Tỷ lệ chết theo triệu chứng hoặc bệnh 17
4.1.2.1. Bệnh tích mổ khám 18
4.2. Điều trị 20
4.2.1. Kết quả điều trị 20
4.3. Nghiên cứu vi trùng học 22
4.3.1.Các vi khuẩn phân lập được từ mẫu bệnh phẩm 22
v
4.3.1.1. Thí nghiệm thứ nhất 22
4.3.1.2. Thí nghiệm thứ hai 22
4.3.2. Kháng sinh đồ 24
4.3.2.1. Thí nghiệm thứ nhất 24
4.3.2.2. Thí nghiệm thứ hai 24
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 27
5.I. Kết luận 27
5.2. Đề nghị 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHỤ LỤC 30
vi
CHỮ VIẾT TẮT
A Acide
Ax Amoxiline
B Base
Bt Bactrime
Ce Céphalexine
Co Colistine
Cl Chloramphénicol
EMB Eosin Methyl Blue
Er Erythromycine
G.F.K Gélose Ferrique de Kligler
G.T.S Gélose de Trypcase soja
I Intermédiaire
Kn Kanamycine
LDC Lysine decarboxylase
M.R Méthyle Red
No Norfloxacine
V.P Voges-Proskauer
R Résistante
S Sensible
Tr Tétracycline
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng so sánh khả năng sản xuất của đà điểu và bò 2
Bảng 4.1. Tỷ lệ chết theo lứa tuổi năm 2007 và 2008 17
Bảng 4.2. Tỷ lệ chết theo triệu chứng hoặc bệnh trong năm 2007 và 2008. 17
Bảng 4.3. Kết quả điều trị theo triệu chứng 20
Bảng 4.4. Các loại vi khuẩn phân lập từ mẫu bệnh phẩm. 22
Bảng 4.5. Kết quả kháng sinh đồ 4 chủng vi khuẩn phân lập lần 1 24
Bảng 4.6. Kết quả kháng sinh đồ 9 chủng vi khuẩn phân lập lần 2 24
Bảng 4.7. Kết quả kháng sinh đồ 9 chủng vi khuẩn phân lập lần 2 (tiếp theo) 25
viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân lập và định danh vi khuẩn 15
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ phân lập và định danh vi khuẩn Gram dương, tạo bào tử. 15
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ phân lập định danh cầu khuẩn Gram dương 16
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ phân lập định danh vi khuẩn Gram âm 16
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hệ thống nuôi thâm canh 4
Hình 2.2. Cấu trúc phòng nuôi 5
Hình 2.3. Cấu trúc và mật độ đà điểu con trong lồng ấp giai đoạn hậu nở 2. 6
Hình 2.4. Cấu trúc chuồng nuôi đà điểu giai đoạn úm. 7
Hình 4.1. Bệnh tích xung huyết túi lòng đỏ (trái) và viêm túi lòng đỏ (phải) 19
Hình 4.2. Bệnh tích ruột hoại tử trong trường hợp viêm ruột 19
Hình 4.3. Bệnh tích xuất huyết trong trường hợp tắc ruột 19
Hình 4.4. Sợi thảm tìm thấy trong dạ dày 20
Hình 4.5. Bệnh tích u hạt hoại tử ở túi khí. 20
Hình 4.6. Triệu chứng tiêu chảy ở đà điểu con 21
Hình 4.7. Chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa nuôi cấy ở 24h (trái) và 72h
(phải) 23
Figure 4.8. Kết quả kháng sinh đồ của chủng vi khuẩn Pleisiomonas shigelloides.26
Page 1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Chăn nuôi đà điểu là một ngành sản xuất mới ở Việt Nam, nó cung cấp các sản
phẩm chất lượng cao (thịt, trứng) và phục vụ các nhu cầu khác (da, lông).
Vì mới xuất hiện nên ngành chăn nuôi này tồn tại rất nhiều khó khăn như : thiếu
kiến thức về bệnh, thiếu quy trình chăn nuôi chuẩn, các kỹ thuật viên có chuyên môn,
trình độ, điều này gây ra các thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
Trong các giai đoạn chăn nuôi đà điểu, giai đoạn nuôi từ 1 ngày đến 3 tháng tuổi
là quan trọng nhất vì nó quyết định sự thành công của ngành chăn nuôi này. Giai đoạn
này tồn tại rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tỷ lệ chết cao trên đàn đà điểu con.
Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: « NGHIÊN CỨU LÂM
SÀNG VÀ VI TRÙNG HỌC CÁC BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA VÀ HÔ
HẤP CỦA ĐÀ ĐIỂU CON» với sự đồng ý của Trung Tâm Giống Đà Điểu Ninh Hòa
và sự hướng dẫn của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải.
MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Tìm hiểu và nắm vững quy trình chăn nuôi đà điểu con từ khi mới sinh đến khi
đạt 3 tháng tuổi.
Tìm kiếm các loại kháng sinh áp dụng được trong điều trị các loại vi khuẩn có
thể là nguyên nhân gây bệnh trên đà điểu quan sát tại trại.
YÊU CẦU ĐỀ TÀI
Quan sát tình hình thực tiễn chăn nuôi, các bệnh hay gặp ở đà điểu con.
Phân lập các loại vi khuẩn trên đường tiêu hóa và hô hấp.
Kiểm tra khả năng nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi sinh vật phân lập được
bằng kháng sinh đồ.
Page 2
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. PHÂN BỐ ĐỊA LÝ ĐÀ ĐIỂU
Đà điểu có nguồn gốc từ miền thảo nguyên và á hoang mạc nơi có hệ thực vật
thưa thớt vùng Châu Phi và tây nam Châu Á. Thông qua việc chăn nuôi đà điểu, hiện
nay chúng đã có mặt mọi nơi trên thế giới.
2.2. CÁC LÝ DO CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU
Chăn nuôi đà điểu là một hoạt động mang lại lợi nhuận cao ở Nam Phi trong hơn
130 năm qua. Hoạt động nông nghiệp không theo truyền thống này tiềm tàng hiệu quả
cao và cung cấp các sản phẩm tiêu dùng chất lượng tốt như thịt cho chế độ ăn đủ dinh
dưỡng, da thuộc, lông và mỡ.
Đà điểu tiêu thụ ít thức ăn (3 kg/70 kg trọng lượng) hơn thú nuôi truyền thống và
sinh sản nhiều hơn.
Bảng 2.1. Bảng so sánh khả năng sản xuất của đà điểu và bò cái
Bò cái Đà điểu
Mang thai/Ấp trứng 280 ngày 42 ngày
Số năm sinh sản 10 25+
Số ngày nuôi để giết thịt 645 407
Kg thịt sản xuất sau 2 năm 400 1500
Số lượng da trong 2 năm 30 50
Nguồn: (
2.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGÀNH CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU Ở VIỆT
NAM
Năm 1995, nhân một chuyến công du ở Zimbabwe, bộ trưởng bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã được tặng khoảng 100m trứng đà điểu thuộc
giống Struthio camelus australis. Số trứng này đã được chuyển cho Trung Tâm Giống
Gia Cầm Thụy Phương để ấp nở và nhân giống.
Page 3
Ngày nay, chăn nuôi đà điểu đã được mở rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước
như Thanh Hoa, Quang Nam, Khanh Hoa, Lam Dong, Dong Nai, Vinh Long, Ben Tre,
Binh Phuoc và hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai không xa.
(
2.4. CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU Ở KHÁNH HÒA
Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa được hình thành vào năm 2003. Đây là trại
đà điểu thứ hai của Tổng Công Ty Khánh Việt. Trong thời gian đầu, trại đã nhập trứng
và đà điểu con của Australie và Trung Tâm Giống Gia Cầm Thụy Phương. Sau hơn
năm năm xây dựng và phát triển, đến này trại đã có một quy mô đàn gần 8000 con (đà
điểu sinh sản, thương phẩm, hậu bị và đà điểu con).
2.5. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU CON
2.5.1. Giới thiệu tổng quát
Giai đoạn nuôi đà điểu con rất quan trọng vì nó quyết định sự thành công của cả
quy trình nuôi đà điểu. Đây là giai đoạn thích nghi của đà điểu con với môi trường bên
ngoài và là giai đoạn nuôi khó khăn vì những con non rất mẫn cảm với sự thay đổi môi
trường, đặc biệt là nhiệt độ. Khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể theo sự thay đổi
môi trường rất kém, cũng như khả năng đề kháng với bệnh tật (số lượng kháng thể thụ
động giảm một cách tuần tự trong khi khả năng miễn dịch của bản thân chưa được
hoàn thiện, chúng rất dễ dàng bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm).
Theo tập tính tự nhiên, đà điểu rất hay ăn những thứ nhỏ mà chúng thấy như đất
cát, giấy, mảnh gỗ, cọng thép, khúc cây nhỏ,…đây là nguyên nhân chủ yếu của những
ca tắc ruột và loét dạ dày do ngoại vật.
Cần lưu ý rằng do tốc độ tăng trưởng của đà điểu con khá nhanh nên nếu thành
phần khẩu phần không cân bằng thì chúng rất dễ bị dị tật ở chân (vẹo ngón và xoạc
chân). Những trường hợp này thường không thể chữa được và gây ảnh hưởng kinh tế
khá trầm trọng.
2.5.2. Hệ thống nuôi đà điểu và cấu trúc chuồng trại
2.5.2.1. Hệ thống nuôi đà điểu
Trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 hệ thống chuồng trại nuôi đà điểu khác
nhau :
Page 4
• Hệ thống chuồng nuôi quản canh và bán quản canh dựa trên nền tảng ấp nở tự
nhiên hoặc nhân tạo.
• Hệ thống chuồng nuôi thâm canh nhờ vào ấp nở nhân tạo.
Ở Ninh Hòa, người ta đã xây dựng hệ thống chuồng nuôi thâm canh với các dãy
nhà nuôi được chia làm nhiều phòng theo dạng răng lược để tiết kiệm thời gian di
chuyển chăm sóc đà điểu và vật tư xây dựng.
Ở đầu mỗi dãy chuồng là văn phòng làm việc và kho chứa cám sử dụng trong
ngày.
Hình 2.1. Hệ thống chuồng nuôi thâm canh
C
ửa sổ
C
ửa
Sân chơi
Phòng làm vi
ệc
Phòng
H
ố sát tr
ùng
Hành lang
Page 5
2.5.2.2. Cấu trúc chuồng trại
Mái nhà được xây dựng bằng tôn gồm hai lớp hoặc một lớp với quạt thông gió
giúp không khí được lưu thông tố. Mỗi phòng gồm có hai của sổ xếp bằng kính, một
hướng về phía hành lang, một hướng về phía sân chơi.
Hình 2.2. Cấu trúc 1 phòng nuôi đà điểu con
2.5.3. Chăn nuôi đà điểu con (1 – 90 ngày tuổi)
2.5.3.1. Giai đoạn hậu nở 1(1 – 3 ngày tuổi)
Những con đà điểu con ngay sau khi rời máy ấp sẽ được nuôi trong các lồng ấp
nhỏ. Mỗi con sẽ được đeo nhẫn với số xác định trên da cổ. Biện pháp này nhằm tránh
hiện tượng đồng huyết cũng như dễ kiểm soát đàn đà điểu con hơn.
Kích thước của mỗi lồng ấp nhỏ là 0,6*1 m được đặt trong một phòng diện tích
4*6m. Trong lồng được bố trí một tấm thảm chăn nuôi chất liệu bằng nhựa tổng hợp
giúp đà điểu con đi đứng dễ dàng không bị té ngã và một lò sưởi công suất 350 W. Các
lồng ấp được bố trí cách mặt đất từ 15 – 20 cm.
Trong giai đoạn này, nhu cầu về nhiệt độ là quan trọng nhất và nhiệt độ cần phải
luôn được ổn định ở mức từ 30 – 34
0
C giúp việc tiêu hóa túi lòng đỏ trong xoang bụng
Th
ảm
Palet
C
ửa
Cửa sổ
Hành Lang
Lò s
ư
ởi
Qu
ạt gió
Mái tôn
Sân chơi
Page 6
được dễ dàng. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa
túi lòng đỏ cũng như tăng nguy cơ tiêu chảy, rối loạn hô hấp, giảm sức đề kháng của
cơ thể, chậm phát triển.
Trong suốt quá trình chăn nuôi ở giai thời kỳ này cần đặc biệt chú ý đến tiểu khí
hậu chuồng nuôi đặc biệt là nhiệt độ, luôn vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và lồng ấp, thay
thảm chăn nuôi trong lồng ấp. Cũng cần lưu ý rằng trong giai đoạn này không cần
cung cấp thêm thức ăn và nước uống vì đà điểu con có thể tự sống được nhờ chất dinh
dưỡng trong túi lòng đỏ.
2.5.3.2. Giai đoạn hậu nở 2
Giai đoạn này kéo dài từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 10.
Hình 2.3. Cấu trúc và mật độ đà điểu con trong lồng ấp giai đoạn hậu nở 2
Khi được 3 ngày tuổi, đà điểu con được chuyển sang một phòng nuôi khác lớn
hơn với diện tích 3*6m. Phòng này gồm 4 lồng ấp, mỗi lồng có diện tích 1,5*2,5 – 3,5
m và được thiết kế giống như lồng ấp trong giai đoạn hậu nở 1. Tiêu chuẩn cho mỗi
lồng là chứa 15 con đà điểu con.
Nhiệt độ thích hợp cho đà điểu con trong giai đoạn này là 28 – 32
0
C và các lồng
nuôi phải luôn thông thoáng. Trước khi chuyển đà điểu vào, cần phải bật sưởi của các
lồng, kiểm tra sự hoạt động của các sưởi để đảm bảo được tiểu khí hậu thích hợp cho
đà điểu con.
Chú ý : Tránh gió lùa mưa tạt vào phòng, đặc biệt trong mùa mưa và ban đêm.
Giống như tất cả các hình thức chăn nuôi gia cầm khác, hành vi của đà điểu con
phản ánh chất lượng môi trường sống của chúng. Nếu thời tiết quá nóng, các con non
sẽ nằm phân tán, mỏ mở rộng, cánh xòe rộng ra. Ngược lại khi trời lạnh, chúng sẽ nằm
tụ lại bên nhau dưới sưởi. Chính vì vậy, công nhân chăn nuôi cần theo dõi kỹ để kịp
thời có sự điều chỉnh lại nhiệt độ cho thích hợp.
Page 7
Chúng ta có thể cung cấp thức ăn tinh, rau cắt nhuyển và nước uống để đà điểu
con quen dần với thức ăn mới. Khẩu phần bao gồm 20% protein, 2800 Kcal năng
lượng và thức ăn xanh. Thức ăn xanh thường sử dụng là rau muống tươi, non, thái nhỏ,
rửa sạch bằng dung dịch sát trùng (dung dịch KMnO
4
1/1000 hoặc chloramin B 25
ppm hoặc chloramin T 25ppm).
Nước uống sử dụng là nước đun sôi hoặc đã sát trùng bằng dung dịch Aquasep O
(18g/1m
3
).
Trong quá trình chăn nuôi, khi đà điểu có triệu chứng táo bón, tiêu chảy hay bất
kỳ sự thay đổi hành vi nào, công nhân phải báo ngay cho kỹ thuật viên hoặc tổ trưởng
để có biện pháp xử lý kịp thời (cách ly, điều trị, giết hủy,…).
2.5.3.3. Giai đoạn đà điểu úm
Thời kỳ này kéo dài từ lúc đà điểu đạt 10 ngày tuổi đến khi 3 tháng tuổi.
Hình 2.4. Cấu trúc chuồng nuôi đà điểu giai đoạn úm
Sau khi đạt 10 ngày tuổi, đà điểu được chuyển sang một phòng khác có sân chơi
để chúng chạy nhảy (6*7 metres). Đối với những con dưới một tháng tuổi, phòng nuôi
vẫn bố trí thảm chăn nuôi. Những con lớn hơn do chân đã khá cứng cáp thì thảm trong
phòng được thay bằng một lớp cát mịn dày 10 cm. Phòng nuôi cần phải luôn thông
thoáng và có được nhiệt độ ổn định.
Chú ý : Nền xi măng không phủ cát hay lót thảm không được sử dụng để nuôi đà
điểu nhằm tránh hiện tượng trợt ngã của đà điểu con dễ dẫn đến xoạc chân.
Khi đà điểu con đã đạt trên 10 ngày tuổi, nếu điều kiện nhiệt độ bên ngoài cho
phép, chúng cần được thả ra sân chơi vận động khoảng từ 1-2 giờ/ ngày và thời gian
thả tăng dần một cách tuần tự theo ngày tuổi của chúng. Chú ý không thả đà điểu ra
sân quá sớm cũng như lùa vào chuồng quá trễ trong ngày. Nếu thời tiết thuận lợi, nên
thả đà điểu ra ngoài sân chơi lúc 8 – 10 giờ vào buối sáng hoặc lúc 14 – 16 giờ buổi
Page 8
chiều. Trước khi được thả ra ngoài sân chơi, đà điểu con cần được cung cấp thức ăn và
thuốc nhuận tràng để tránh hiện tượng ăn bậy.
Không thả đà điểu ra ngoài khi thời tiết xấu như mưa bão,… cũng như cần lùa đà
điểu vào ngay khi thời tiết thay đổi từ nắng chuyển sang mưa.
Thức ăn và nước uống được sử dụng giống như cho đà điểu trong giai đoạn từ 3
– 10 ngày tuổi.
Thời kỳ này đà điểu được cho ăn nhiều lần trong ngày để đảm bảo cho sự tăng
trọng nhanh (4 lần/ban ngày, 1 lần/ ban đêm), và khẩu phần dinh dưỡng cần được cân
bằng lượng vitamin và khoáng chất giúp cơ thể đà điểu con phát triển bình thường và
giảm được nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng,
Đà điểu con thời kỳ này thường mắc phải các bệnh và triệu chứng như viêm túi
lòng đỏ/viêm cuống rốn, xoạc chân, tiêu chảy, tắc ruột, chướng bụng, nấm phổi, viêm
phổi,…
2.6. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀ ĐIỂU
Đà điểu có sức chống chịu rất tốt. Các vấn đề về sức khoẻ thường chỉ gặp trong
giai đoạn 3 tháng tuổi đầu tiên của con vật, giai đoạn mà những con non chưa có được
khả năng miễn dịch tốt như con trưởng thành. Lứa tuổi này rất nhạy cảm với stress, sự
thay dổi môi trường cũng như là thay đổi dinh dưỡng. Một số tác giả cho rằng tỷ lệ
chết trong thời kỳ này có thể đạt từ 30 – 40%. Một trong những nguyên nhân gây chết
chủ yếu là hiện tượng viêm túi lòng đỏ hấp thu được trong xoang bụng của đà điểu
con.
2.6.1. Các bệnh ký sinh trùng
Ký sinh trùng trên đà điểu được chia làm hai loại là nội ký sinh và ngoại ký sinh.
Các loại giun tròn như Libyostrongilus douglassi hay giun dạ dày là một loại
giun tròn ký sinh ở dạ dày trước. Đay là loại ký sinh trùng đáng sợ nhất ở Châu Phi
đặc hiệu trên đà điểu. Những con đà điểu mắc bệnh thường có biểu hiện bỏ ăn, uể oải,
xanh xao, có biểu hiện thiếu máu và bị táo bón trong trường hợp tắc dạ dày trước. Loại
giun tròn này gây ra tỷ lệ chết cao ở đà điểu con. Có thể điều trị dựa vào các loại thuốc
diệt giun sán. Nhóm benzimidazoles được sử dụng nhiểu nhất và nên sử dụng tuần tự ít
nhất là hai loại biệt dược trong nhóm này để tránh hiện tượng đề kháng của ký sinh
Page 9
trùng. Paronchocerca struthionis ký sinh trùng gan, và Amidostromum anseris ký sinh
trùng định vị ở mề, là các loại giun tròn khác thuộc nhóm này.
Trong các hệ thống chăn nuôi trên bãi chăn thả, vấn đề ký sinh trùng chủ yếu lại
do loài sán dây Houttynia struthionis. Đó là một loại giun dẹt dài khoảng 60cm và
vòng đời của nó cần một ký chủ trung gian đến nay vẫn đang nghiên cứu. Đà điểu rất
mẫn cảm với loại sán dây này. Những con mắc phải thường có triệu chứng suy nhược
dần dần, chán ăn, xanh xao do thiếu máu và tiêu chảy nhiều. Biện pháp chữa trị tương
tự như đối với Libyostrongilus douglassi. Ngoại ký sinh bao gồm sâu bọ và ve.
2.6.2. Các bệnh do vi khuẩn
2.6.2.1. Bệnh than
Đà điểu là loài chim duy nhất bị bệnh than. Nguyên nhân gây ra bệnh này là
Bacillus anthracis gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết toàn thân, một cách nhanh
chóng và gây chết. Đà điểu bị nhiễm khuẩn do hít phải vi khuẩn hoặc bào tử vi khuẩn
trong không khí. Hoặc có thể bị nhiễm qua vết chích của côn trùng. Các dấu hiệu lâm
sàng diễn ra rất nhanh chóng, thân nhiệt tăng cao và cái chết đến sau đó không lâu. .
Có sự chảy máu ở các lỗ trên cơ thể như ở lỗ huyệt, miệng, lỗ mũi. Nếu như tình trạng
mắc bệnh được chẩn đoán sớm thì việc cung cấp một liều penicilline trước khi có hiện
tượng tăng thân nhiệt cơ thể có thể cứu sống được con vật. Trong trường hợp con vật
bị chết thì phải chôn sâu giữa hai lớp vôi sống.
2.6.2.2. Viêm cuống rốn/ viêm túi lòng đỏ
Viêm túi lòng đỏ trên đà điểu con là hiện tượng nhiễm trùng trong quá trình ấp
trứng.
Các loại vi khuẩn phổ biến nhất liên quan đến hiện tượng viêm túi lòng đỏ là các
chủng vi khuẩn đường ruột như Escherichia coli, Pseudomonas, Klebsiella et
Salmonelle.
Việc làm sạch và khử trùng trứng ấp bằng thuốc tím và formol cũng như khử
trùng máy ấp là các biện pháp quan trọng nhất nhằm khống chế hiện tượng này.
2.6.2.3. Viêm ruột do Clostridium spp.
Đây là một bệnh cấp tính và trầm trọng, bệnh này có thể gây ra tình trạng chết
cao không những ở đà điểu con mà cả ở đà điểu trưởng thành.
Page 10
Triệu chứng cấp tính nhất gây ra bởi Clostridium trên đà điểu là hiện tượng viêm
ruột xuất huyết mà nguyên nhân là do sự thay đổi căn bản của khẩu phần thức ăn hoặc
khẩu phần có nhiều cặn bã làm ảnh hưởng đến nhu động của ruột.
Một tình trạng khác có tính chất mãn tính là viêm ruột hoại tử điển hình trong đó
một số phần của ruột có hiện tượng bị hoại tử.
2.6.2.4. Hiện tượng ứ dạ dày
Hiện tượng này đã được thảo luận rất nhiều lần nhưng đến này vẫn là một hiện
tượng khó hiểu và chưa có được một định nghĩa rõ ràng. Nhiễm trùng túi lòng đỏ và
nhiễm trùng cuống rốn không được liệt kê vào trường hợp này. Hiện tượng này đặc
trưng bởi hiện tượng chậm phát triển, giảm thể trọng gặp trên những đà điểu con từ hai
đến sáu tuần tuổi. Sau đó, chúng sẽ bị chết do cạn kiệt toàn bộ nguồn dự trữ cơ thể.
Nguyên nhân phổ biến bao gồm thành phần thức ăn nghèo dinh dưỡng (đà điểu con và
cha mẹ của chúng), stress, nhiệt độ không phù hợp, các yếu tố gây nhiễm. Một tình
trạng biến chứng đặc trưng là hiện tượng nhiễm lượng lớn vi khuẩn và nấm dạ dày gây
ra hiện tượng giảm nhu động dạ dày ở những con mắc bệnh.
Bệnh tích mổ khám bao gồm cổ trướng, thoái hóa lớp mỡ vành tim, lớp koilin
của mề mềm và gấp nếp (triển dưỡng lớp koilin). Dạ dày trước chứa rất nhiều thức ăn
nhưng hầu như không có phân trong ruột trừ phần ở phần không tràng lớn. Hiện tượng
triển dưỡng lớp koillin là dấu hiệu cho thấy không còn hoạt động co của dạ dày nữa.
Điều này cản trở việc chuyển thức ăn từ dạ dày trước xuống ruột. Hậu quả là con vật
bị chết đói dù trong dạ dày chứa đầy thức ăn. Các thử nghiệm mô học ruột cho thấy có
lượng lớn vi khuẩn bám xung quanh các vi nhung mao ruột.
2.6.2.5. Bệnh hô hấp do vi khuẩn
Bệnh đường hô hấp trên quan sát được trên những cá thể được nuôi trong điều
kiện lạnh và môi trường có nhiều bụi. Bệnh biểu hiện ở dạng viêm mắt, viêm xoang
mũi và viêm khí quản. Nếu tác nhân gây bệnh hiện diện như Mycoplasma spp, các dấu
hiệu lâm sàng sẽ rất trầm trọng. Việc điều trị bằng kháng sinh có thể không đạt hiệu
quả nếu như vấn đề về môi trường chưa được giải quyết trước.
Page 11
2.6.3. Các bệnh virus
2.6.3.1. Bệnh Newcastle
Đà điểu rất nhạy cảm với bệnh Newcastle. Đây là một bệnh do virus có khả năng
truyền nhiễm rất cao trong ngành chăn nuôi gia cầm. Mặc dù rất nhạy cảm với bệnh
nhưng nếu so sánh về tính nhạy cảm thì gia cầm nhạy cảm với bệnh này hơn đà điểu;
bệnh Newcastle hầu như chỉ được báo cáo trên những con đà điểu dưới chín tháng
tuổi. Bệnh Newcastle trên đà điểu có ba điểm khác biệt so với gia cầm. Thứ nhất là
những con đà điểu mắc bệnh không có các triệu chứng hô hấp, vì vậy không có hiện
tượng lây truyền qua đường không khí. Thứ hai là chỉ có các triệu chứng hướng thần
kinh quan sát được trên những con đà điểu mắc bệnh. Thật vậy, những con mắc bệnh
không có khả năng điều khiển đầu, cổ đứng thẳng ở vị trí bình thường cũng như kiểm
soát các chuyển động của bản thân. Thứ ba là không tồn tại bẹnh tích đại thể hay bệnh
tích mô bệnh học. Test HI không phải là phương pháp chẩn đoán tin cậy vì chúng cho
những kết quả dương tính và âm tính cùng lúc. Thay vào đó, test ELISA có thể cho ta
những kết quả tin cậy được. Thời gian ủ bệnh biến đổi từ 2 đến 15 ngày với trung bình
là 6 ngày. Tỷ lệ chết có thể lên đến 80%. Sử dụng vaccin là biện pháp phòng bệnh duy
nhất.
2.6.3.2. Cúm gia cầm
Virus cúm gia cầm có rất nhiều chủng khác nhau, được mang bình thường va lan
truyền bởi các loài chim hoang dã. Các chủng virus khác nhau về khả năng độc lực và
khả năng gây bệnh cho gia cầm, chúng được xếp loại dựa vào đặc tính gây bệnh cho
gia cầm. Bùng nổ dịch cúm ở đà điểu có thể không ảnh hưởng đến gia cầm. Trong một
số ổ dịch gần đây, chỉ riêng ở Ý người ta mới thấy một chủng có khả năng gây bệnh
cho gia cầm (H
7
N
1
). Một số chủng đã được phân lập gồm: H
7
N
1
(1991, 1992), H
5
N
9
(1994), H
9
N
2
(1995) ở Nam Phi và H
5
N
2
(1995) ở Zimbabwe. Một chủng không có
độc lực là H
5
N
2
được phân lập từ một con đà điểu ở Danemark.
Trong ổ dịch ở Ý, các triệu chứng lâm sàng bao gồm nước tiểu màu xanh, một số
triệu chứng thần kinh như ở bệnh Newcastle và phân lẫn máu.
Bệnh tích mổ khám thường thấy là sự hoại tử của gan và viêm ruột. Hiện nay
không tồn tại biện pháp điều trị nào và việc phòng bệnh bằng vaccin đem lại hiệu quả
không cao vì virus có sự biến chủng rất mạnh. Các loài chim hoang dã bị thu hút bởi
Page 12
thức ăn của đà điểu đóng vai trò lớn trong việc lan truyền mầm bệnh vào trại chăn
nuôi. Vì vậy chúng ta cần chú ý không được để thức ăn thừa trong máng ăn một
khoảng thời gian dài.
2.6.4. Các bệnh khác
2.6.4.1. Thiếu vitamine A
Vitamine A đóng vai trò quan trọng trong khả năng quan sát của thú, ảnh hưởng
sự phát triển, và hoàn thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể: thiếu hụt vitamine A sẽ làm
giảm sức đề kháng của con vật ; ở cấp độ những con sinh sản, việc thiếu vitamin A gây
ra tình trạng giảm đẻ, giảm khả năng ấp nở của trứng cũng như tạo ra một số kỳ hình ở
đà điểu con như đà điểu có đầu khổng lồ, đà điểu con bị mù.
2.6.4.2. Xoạc chân
Quay khớp chày – cổ chân là hiện tượng quay khớp xương này về phía ngoài ở
cấp độ so sánh với trục dọc của thân. Hiện tượng này thường gặp trên đà điểu con từ 3
đến 12 tuần tuổi. Và thường gặp hiện tượng quay khớp này trên chân phải nhiều hơn
chân trái. Hiện tượng này xuất hiện rất nhanh và chỉ vài ngày sau hầu hết tất cả những
con bị đều không có khả năng tự đứng dậy hoặc đi lại được nữa. Cơ chế gây bệnh hiện
nay vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng ở những con
đà điểu bệnh, hàm lượng calci và phospho rất thấp và hàm lượng kẽm trong máu cao
hơn rất nhiều so với những con bình thường. Trong thực tiễn, hiện tượng xoạc chân
xuất hiện sau khi có sự té ngã của đà điểu. Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm
dinh dưỡng kém, đặc biệt là khoáng vi lượng không cân bằng, kém hấp thu do nhiễm
khuẩn ruột, di truyền hoặc do kém vận động.
2.6.4.3. Bệnh hô hấp do nấm
Nấm đường hô hấp – phổi hay túi khí là do sự phát triển của các bào tử nấm lây
nhiễm, đặc biệt là bào tử của nấm Aspergillus spp. Những con đà điểu bị bệnh có
dáng vẻ ủ rũ mệt mỏi nhưng không có dấu hiệu nào có thể phát hiện được bằng
phương pháp nghe. Các thí nghiệm cho thấy nấm ở phổi có nguồn gốc từ ruột. Chúng
ta có thể điều trị được bằng thuốc trị nấm hoặc phun khí dung với enilkonazole.
Page 13
CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THÍ NGHIỆM
Địa điểm: Phòng thí nghiệm vi sinh khoa chăn nuôi thú y trường Đại Học Nông
Lâm và Trung Tâm Giống Đà Điểu Ninh Hoà, Khánh Hoà.
Thời gian: từ 20 tháng 2 đến 15 tháng 6 năm 2008.
3.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Hiều và nắm vững quy trình chăn nuôi đà điểu con từ lúc mới nở đến khi đạt đạt
3 tháng tuổi.
Nghiên cứu các loại kháng sinh có thể áp dụng được trong việc điều trị các loại
vi khuẩn có khả năng gây bệnh trên đà điểu quan sát được tại trại.
3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3.1. Chọn thú thí nghiệm
Tất cả các con đà điểu con bệnh từ 1 ngày đến 3 tháng tuổi.
3.3.2. Vật liệu khác
Thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc bổ, nhiệt kế, phiếu điều tra, dụng cụ
mổ khám, chai thuỷ tinh, ống tiêm,…
Môi trường nuôi cấy, môi trường sinh hoá như trypcase soja agar (TSA), EMB,
Mac CONKEY, Kligler Iron Agar,…
Tăm bông vô trùng, ống nghiệm, que cấy, túi nylon vô trùng, đĩa Petri, kính hiển
vi, điâ giấy kháng sinh và test 14 phản ứng sinh hóa định danh vi khuẩn Gram âm của
công ty Nam Khoa.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Quy trình chăn nuôi và chương trinh phòng chống dịch bệnh
Chúng tôi đã tiến hành quan sát và ghi nhận tình hinh chăn nuôi thực tế như mật
độ đàn, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, cách thức cho ăn, nhiệt độ, tiểu khí hậu chuồng
nuôi và so sánh với các tiêu chuẩn trong quy trình chuẩn của trại. Sau đó chúng tôi đã
ghi nhận lại những điểm khác, các điểm yếu cũng như là các khó khăn của công nhân
Page 14
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình sức khoẻ của đang đà điểu con mỗi
ngày nhằm phát hiện ra những cá thể mắc bệnh sau đó tiến hành các ly chúng.
Sau khi đã được cách ly chúng tôi tiến hành điều trị và theo dõi diễn tiến sức
khoẻ bằng cách đo thân nhiệt và quan sát các hành vi của chúng. Tiến hành áp dụng
các biện pháp điều trị bắt buộc (sử dụng các loại kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc
tăng cường sức khoẻ như đường, vitamines….).
Ghi nhận tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệ chết.
3.4.2. Lấy mẫu
3.4.2.1. Lần thứ nhất
Thực hiện vào giai đoạn đầu thực tập nhằm tìm hiểu các loại vi khuẩn thường
trực trên đường tiêu hoá và hô hấp của đà điểu.
Chúng tôi đã thực hiện lấy mẫu trên các con đà điểu khoẻ mạnh bằng cách sử
dụng tăm bông vô trùng ngoáy vào hậu môn và vùng hầu. Sau đó đưa các tăm bông
này vào các ống nghiệm vô trùn và chuyển về phòng thí nghịêm tiến hành nuôi cấy.
3.4.2.2. Lần thứ hai
Trong thời gian theo dõi quy trình chăn nuôi, thực hiện trên các con bệnh và chết
nhằm tìm kiếm các tác nhân vi khuẩn có thể gây bệnh.
Mẫu trên đường tiêu hoá: Đầu tiên chúng tôi chọn lựa những con đà điểu con có
biểu hiện tiêu chảy và sử dụng tăm bông tiệt trùng lấy mẫu trong hậu môn của chúng.
Sau đó đặt các tăm bông này vào các ống nghiệm vô trùng và chuyển về phòng thí
nghiệm để tiến hành phân lập.
Mẫu trên hệ thống hô hấp: Từ những con đà điểu con có triệu chứng hô hấp quan
sát được, chúng tôi đã sử dụng tăm bông vô trùng ngoáy trong vùng hầu của chúng.
Sau đó đưa các tăm bông này vào các ống nghiệm vô trùng và chuyển về phòng thí
nghiệm để tiến hành phân lập.
Việc mổ khám đã được thực hiện trên tất cả các con chết nhằm quan sát bệnh
tích. Cũng tiến hành lấy mẫu trên các con đà điểu có các triệu chứng lâm sàng về tieê
hoá và hô hấp (đã quan sát trước đó).
3.4.3. Nghiên cứu vi trùng học
3.4.3.1. Phân lập và định danh vi khuẩn
Việc phân lập và định danh vi khuẩn được thực hiện theo các sơ đồ sau đây:
Page 15
Sơ đồ 3.1. Phân lập và đinh danh vi khuẩn (Clinical Veterinary Microbiology, Mosby
– Year Book Europe, 1994,)
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ định danh vi khuẩn Gram dương, hình thành bào tử (Atlas en
Couleur et Manuel de Diagnostic Microbioloque, 1997).
Citrate
B.subtilis
Gaz de glucose
B.megaterium
B.circulans
Maltose
B.cereus
Hydrolyse
de gélatine
B.polymyxa
B.coagulanss
B.macerans
B.coagulans
B.pumilis
B.megaterium
B.circulans
B.sphaerius
B.cereus
B.mycoides
ou
B.anthracis
Catalase
Clostridium species Bacillus species
Production de Lécithinase
Mobilité
Nitrate
Indole
B.alvei
VOGES-
PROSKAUER
Citrate
Citrate
Hydrolyse
d’amidon
Hydrolyse
d’amidon
VOGES-
PROSKAUER
Nu
ô
i c
ấy
m
ẫu
tr
ê
n m
ô
i tr
ư
ờng
trypticase soja ag
ar
tr
ê
n
đ
i
ã
Pétri
Phân nhóm vi khuẩn theo kích cỡ, màu sắc, hình dáng,…
Quan sát kính hiển vi
Chọn các vi khuẩn đại diện của mỗi nhóm để định danh
Ch
ọn
c
á
c khu
ẩn
l
ạc
chi
ếm
đ
a s
ố
Nhuộm Gram khuẩn lạc xác định
Thử kháng sinh đồ đối với các vi khuẩn xác định được
Page 16
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ phân lập và định danh cầu khuẩn Gram âm.
(Cour de microbiologie pratique, Université Ouvert, Ho Chi Minh, 2007)
Sơ đồ 3.4. Phân lập và định danh vi khuẩn Gram âm
(Clinical Veterinary Microbiology, Mosby – Year Book Europe, 1994)
3.4.3.2. Kháng sinh đồ
Chúng tôi đã tiến hành kháng sinh đồ theo phương pháp khuếch tán trên đĩa của
Kirby-Bauer với 9 loại kháng sinh như sau: amoxicilline, cephalexine, erythromycine,
tetracycline, colistine, kanamycine, chloramphenicol, bactrime, norfloxacine.
Catalase
Coagulase
Staphylococcus spp
S.aureus
S.epidermitis
S.saprophyticus
S.simulans
S.capitis
Kháng Novobiocin
S.saprophyticus
Uréase
S.epdermitis
S.simulans
S.capitis
S.hemolyticu
Streptococcus spp
Gélose de Mac CONKEY
Klebsiella pneumonie
Entérobactéries
Autres
API 14
Identification
KIA/LDC
EMB
I M V C
+ +
_ _
Escherichia coli
A/A/+
Réactions
biochimiques
B/B/+
Page 17
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. TỶ LỆ CHẾT
4.1.1. Tỷ lệ chết theo lứa tuổi
Bảng4.1. Tỷ lệ chết theo lứa tuổi trong năm 2007 và 2008
Năm
Lứa tuổi
Số chết trong
2007
Tỷ lệ chết
trong 2007
(%)
Số chết trong
2008
Tỷ lệ chết
trong 2008
(%)
Dưới 1 tháng tuổi 204 50 58 74,35
1 – 2 tháng tuổi 204 50 20 25,65
Tổng cộng 408
7,79
(408/5236)
78
2,86
(78/2729)
Số liệu của năm 2008 được lấy trong khoảng thời gian thừ giữa tháng hai đến
giữa tháng năm. Đây là thời điểm đầu vụ chăn nuôi đà điểu con mới. Chúng tôi đã sử
dụng số liệu của trại năm 2007 (trong 10 tháng) để tiến hành so sánh với số liệu thu
nhận được trong thời gian nghiên cứu.
Chúng tôi đã ghi nhận được rằng tất cả những con đà điêu con bị chết đều ở độ
tuổi dưới 2 tháng. Trong năm 2008, tỷ lệ đà điểu con dưới 1 tháng tuổi chết chiêm
74,35%, cao hơn so với tỷ lệ trong năm 2007 (50%). Chúng tôi nhận thấy rằng viêm
rốn là nguyên nhân gây chết chủ yếu ở đà điểu con.
Nhóm đà điểu con từ 1 tới 2 tháng tuổi chiếm 25,65% tỷ lệ chết trong năm 2008
và tỷ lệ này nhỏ hơn trong năm 2007 (50 %). Nhờ vào biện pháp mổ khám, chúng tôi
đã tìm thấy vật lạ hiện diện thường xuyên trong dạ dày của chúng. Chính các vật lạ
này đã gây nên tình trạng tắc ruột.
4.1.2. Tỷ lệ chết theo triệu chứng/bệnh
Bảng 4.2. Tỷ lệ chết theo triệu chứng/ bệnh trong năm 2007 và 2008
Năm
Triệu chứng/bệnh
Số
chết
trong
2007
Tỷ lệ chết
trong 2007
(%)
Số chết
trong
2008
Tỷ lệ
chết
trong
2008 (%)
Viêm cuống rốn/viêm túi lòng đỏ
123 30,1
34 43,6
Xoạc chân
138 33,8
4 5,1
Tai nạn (chết đuối, mắc lưới, bị
thương ở chân, )
6 1,5
1 1,3