Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

theo dõi kết quả điều trị bằng phẫu thuật heo thoát vị ruột vào vùng bẹn và thoát vị ruột vào bao dịch hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.8 MB, 48 trang )



iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài được thực hiện từ ngày 22/01/2008 đến 22/05/2008 tại xã Nghĩa Thành
huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với mục đích theo dõi kết quả điều trị bằng
phẫu thuật heo bị thoát vị vào vùng bẹn và thoát vị ruột vào bao dịch hoàn. Tổng số
heo được phẫu thuật là 31 con, trong đó có 30 con heo đực thoát vị ruột vào bao dịch
hoàn và 1 heo thoát vị ruột vào vùng bẹn. Chúng tôi rút ra được một số kết luận như
sau:
Trong 31 heo thoát vị ruột không có ca nào bị abcesses, chỉ có một heo đực thoát
vị ruột vào bao dịch hoàn bị viêm dính ruột chiếm 3,2% trên tổng số heo điều trị.
Trong quá trình mổ và chăm sóc hậu phẫu không có tai biến xảy ra như nhiễm
trùng vết mổ, đứt chỉ may da hoặc chết thú.
Tỷ lệ nuôi sống đạt 100%.
Thời gian lành vết thương sau phẫu thuật khá nhanh, trung bình 7,6 ngày.



iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vi
Danh sách các bảng vii


Danh sách các hình viii
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3. YÊU CẦU 2
Chương 2. TỔNG QUAN 3
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ THỂ HỌC CỦA HEO 3
2.1.1. Cấu tạo cơ thể học vùng bụng (tính từ ngoài vào trong gồm 4 lớp) 3
2.1.2. Cấu tạo cơ thể học vùng hông 3
2.1.3. Cơ quan sinh dục của heo đực 4
2.1.4. Cơ quan sinh dục của heo cái 6
2.2. HEO THOÁT VỊ RUỘT 6
2.2.1 Heo thoát vị ruột vào vùng bẹn 6
2.2.2. Heo thoát vị ruột vào bao dịch hoàn 6
2.2.3. Nguyên nhân 7
2.2.4. Triệu chứng 7
2.2.5. Hậu quả 7
2.2.6. Hướng giải quyết 7
2.3. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM DÙNG TRONG THOÁT VỊ RUỘT 10
2.4. CHỈ PHẪU THUẬT 10
2.5. MỘT SỐ DƯỜNG MAY THƯỜNG DÙNG TRONG CA MỔ HEO 10
2.5.1. Đường may gián đoạn đơn giản 10
2.5.2. Đường may liên tục đơn giản 10
2.6. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11


v

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 12
3.1. NỘI DUNG 12

3.1.1. Địa điểm 12
3.1.2. Thời gian 12
3.1.3. Thú thí nghiệm 12
3.1.4. Phương tiện 12
3.1.4.1. Dụng cụ mổ 12
3.1.4.2. Vật liệu 12
3.1.4.3. Thuốc sử dụng cho ca mổ 13
3.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 13
3.2.1. Chẩn đoán 13
3.2.2. Điều trị heo thoát vị ruột bằng phương pháp phẫu thuật 14
3.2.3. Một số ca mổ điển hình 19
3.2.4. Chỉ tiêu theo dõi 29
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 30
4.1. KẾT QUẢ THEO DÕI HEO BỊ THOÁT VỊ RUỘT 30
4.1.1. Số heo thoát vị ruột đã khảo sát được 30
4.1.2. Tỷ lệ heo thoát vị ruột 31
4.1.3. Tình trạng bao thoát vị 32
4.1.4. Thời gian để hoàn thành một ca phẫu thuật 33
4.1.5. Các tai biến trong và sau khi mổ 34
4.1.6. Thân nhiệt của heo trước và sau khi mổ 35
4.1.7. Thời gian lành vết thương sau phẫu thuật 37
4.2. CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ 38
4.3. Ý NGHĨA BẢN THÂN 39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
5.1. KẾT LUẬN 40
5.2. ĐỀ NGHỊ 40
5.2.1. Đối với nhà chăn nuôi 40
5.2.2. Đối với bác sĩ thú y 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41




vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT : số thứ tự
TB : trung bình



vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Số heo thoát vị ruột 30
Bảng 4.2: Tỷ lệ heo bị thoát vị ruột vào bao dịch hoàn và vùng bẹn trên tổng số heo
khảo sát 31
Bảng 4.3: Tình trạng bao thoát vị khi mổ 32
Bảng 4.4: Thời gian phẫu thuật 33
Bảng 4.5. Thân nhiệt heo trước và sau khi mổ (1 - 7 ngày) 35
Bảng 4.6: Thời gian lành vết thương của 31 heo sau phẫu thuật 37



viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ quan sinh dục của heo đực 4

Hình 2.2: Cơ quan sinh dục của heo cái 6
Hình 2.3: Thoát vị ruột vào bao dịch hoàn 7
Hình 2.4: Heo thoát vị ruột vào bao dịch hoàn bên phải 8
Hình 2.5: Heo thoát vị ruột vào bao dịch hoàn bên trái (có viêm dính ruột) 9
Hình 2.6: Heo thoát vị bẹn phải (ở heo cái) 9
Hình 3.1 A: Heo bị thoát vị bao dịch hoàn bên trái 14
B: Heo thoát vị bẹn phải 14
Hình 3.2: Cố định thú và tiến hành mổ 15
Hình 3.3: Mổ phía sau vùng bẹn 17
Hình 3.4: Mổ bên ngoài vùng bẹn 18
Hình 3.5: Cố định thú và tiến hành phẫu thuật 20
Hình 3.6: Thực hiện đường mổ sau vùng bẹn 21
Hình 3.7: Tách bao thoát vị 22
Hình 3.8: Đẩy ruột vào trong xoang bụng 22
Hình 3.9: Kẹp bao thoát vị 23
Hình 3.10: Lau sạch vết thương 23
Hình 3.11: Mổ dịch hoàn còn lại 24
Hình 3.12: Ruột viêm dính với bao dịch hoàn 25
Hình 3.13: Thoát vị ruột vào vùng bẹn trên heo cái 28
Hình 3.14: Tách bao thoát vị ra bên ngoài 28


1



Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã Nghĩa Thành huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là nơi có nền chăn nuôi
tương đối phát triển trong đó nền chăn nuôi dê và chăn nuôi heo là thế mạnh của vùng.
Tổng số heo trong toàn xã là 6442 con số nái là 782 con và 5660 con heo thịt (số
liệu điều tra trong đợt tiêm phòng từ ngày 02/02/2008 đến ngày 28/02/2008 tại xã
Nghĩa Thành).
Do điều kiện kinh tế còn hạn chế nên con heo cũng là tài sản quý giá đối với nhà
chăn nuôi đặc biệt là các hộ nông dân, vì vậy heo thoát vị ruột cần được quan tâm điều
trị. Heo thoát vị ruột gây ảnh hưởng đến sự phát triển của heo do nhu động ruột bị ảnh
hưởng gây rối loạn tiêu hóa, đó là chưa kể đến sự viêm dính ruột, tắc ruột, hoại tử có
thể dẫn đến tử vong. Vì vậy việc can thiệp bằng phẫu thuật kịp thời là phương pháp tốt
nhất.
Phẫu thuật chăm sóc thú cưng như chó, mèo đôi khi chỉ cần quan tâm đến kết quả
điều trị. Nhưng phẫu thuật trên heo bên cạnh việc quan tâm đến kết quả điều trị còn
phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế nữa.
Với lí do trên và được sự chấp nhận của khoa Chăn Nuôi Thú Y và bộ môn Cơ
Thể Ngoại Khoa trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, được sự hướng dẫn của thầy Lê
Văn Thọ, chúng tôi xin thực hiện đề tài:
THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT HEO THOÁT VỊ
RUỘT VÀO VÙNG BẸN VÀ THOÁT VỊ RUỘT VÀO BAO DỊCH HOÀN


2

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Theo dõi kết quả điều trị bằng phẫu thuật heo thoát vị ruột vào vùng bẹn và
thoát vị ruột vào bao dịch hoàn.
1.3. YÊU CẦU
- Thực hiện phẫu thuật và theo dõi sự lành vết thương của heo thoát vị ruột.
- Theo dõi những tai biến trong và sau khi mổ.
- Theo dõi thân nhiệt heo điều trị từ 1 – 7 ngày sau khi mổ.



3



Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ THỂ HỌC CỦA HEO
2.1.1. Cấu tạo cơ thể học vùng bụng (tính từ ngoài vào trong gồm 4 lớp)
- Da.
- Mô liên kết dưới da.
- Cơ thẳng bụng gồm hai cơ nằm song song với mặt bụng chạy từ xương ức đến
phần cuối xương mu.
- Lớp phúc mạc nằm trong cùng.
2.1.2. Cấu tạo cơ thể học vùng hông
- Da.
- Mô liên kết dưới da.
- Cơ nghiêng bụng ngoài chạy chéo từ trên sống lưng xuống dưới về phía sau.
- Cơ nghiêng bụng trong chạy từ lưng xuống dưới về phía sau.
- Cơ ngang bụng chạy từ lưng xuống bụng.
- Lớp phúc mạc nằm trong cùng.


4

2.1.3. Cơ quan sinh dục của heo đực

Hình 2.1: Cơ quan sinh dục của heo đực

Nguồn:
 Dịch hoàn và phó dịch hoàn
Dịch hoàn là tuyến sinh dục chính sinh sản ra tinh trùng và sản xuất hormone
sinh dục đực.
Phó dịch hoàn là một thể thon, dài, nằm mặt trên của tinh hoàn phía trước nở
lớn gọi là đầu, phần thon nhỏ nối tiếp với ống dẫn tinh gọi là đuôi.
Bìu dịch hoàn chứa dịch hoàn và các phần kế cận của dịch hoàn.
Màng bao dịch hoàn có dạng túi, có nguồn gốc từ phúc mạc, chạy từ vòng bẹn
sâu đến bìu gồm hai lớp:
Lá thành phúc mạc bao bọc dịch hoàn và phó dịch hoàn.
Lá tạng phúc mạc bao bọc riêng mỗi cấu tạo của dịch hoàn và phó dịch hoàn.
 Ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh là ống dẫn đưa tinh trùng từ phần đuôi phó dịch hoàn đến túi tinh
nang. Ống chạy lên theo kênh háng cùng với dây thần kinh và các mạch máu, Khi qua
hết kênh bẹn, ống hướng lên trên và đổ vào đầu ống thoát tiểu.
Dây dịch hoàn
Gồm các cấu tạo do dịch hoàn kéo theo khi di chuyển từ xoang bụng, qua kênh
bẹn để xuống bìu, gồm các cấu tạo sau:


5

- Ống dẫn tinh.
- Động mạch dịch hoàn.
- Các tĩnh mạch dịch hoàn.
- Các dây thần kinh.
- Các mạch bạng huyết.
- Cơ tầng trong, là các bó cơ vân bao quanh mạch máu.
- Màng bao riêng của dịch hoàn.
 Các tuyến sinh dục phụ

Túi tinh nang hay nang tuyến
- Túi tinh nang gồm hai thùy lớn, nằm hai bên cổ bàng quang, ở heo túi tinh
nang có chức năng tiết ra dịch lỏng có chứa chất làm tăng hoạt lực của tinh trùng.
Tuyến nhiếp hộ hay tuyến tiền liệt
- Là một tuyến lẻ nằm ở cổ bàng quang, đoạn đầu ống thoát tiểu và đỗ dịch tiết
vào ồng này bằng lỗ nhỏ.
Tuyến hành
Gồm hai tuyến, nằm hai bên ống thoát tiểu ngay tại cung tọa xương chậu.
Tuyến tiết ra dịch nhờn để làm trơn và rữa niệu đạo trước khi giao hợp.
 Dương vật
Dương vật có cấu tạo chủ yếu là mô liên kết đàn hồi, bao bọc đoạn ngoài chậu
của ống thoát tiểu. Nó xuất phát từ cung tọa, giữa hai đùi lên phía trước đến gần rốn.
Dương vật được chia làm ba phần:
Gốc dương vật là phần liên kết với cung tọa của xương chậu, gồm hai nhánh
phải và trái.
Thân dương vật là phần phía trước nối tiếp của rễ phần này rất dài, chạy hướng
về phía trước. Trên heo đoạn này gấp lại thành một hình chữ S.
Qui đầu là phần tận cùng của phía trước, phần trước qui đầu có một lỗ thoát
tiểu.
Dương vật được bao bọc bên ngoài bằng một lớp da trùm dương vật là một nếp
gấp của da bụng, bao phủ trước dương vật.


6

2.1.4. Cơ quan sinh dục của heo cái

Hình 2.2: Cơ quan sinh dục của heo cái
Nguồn:
Cơ quan sinh dục trên heo cái bao gồm:

Hai noãn sào, là nơi sinh các noãn sào và các kích thích tố sinh dục cái.
Hai ống dẫn trứng hay vòi Fallope, đưa trứng đến tử cung. Đây là nơi diễn ra sự
thụ tinh.
Tử cung bao gồm sừng tử cung và thân tử cung. Sừng tử cung nơi chứa bào thai
trên heo.
Âm đạo là đường đi của bào thai và là nơi tiếp nhận cơ quan sinh dục của con
đực.
Âm hộ là đoạn cuối cùng của cơ quan sinh dục, đây cùng là nơi dể thoát tiểu.
Nhũ tuyến bản chất là tuyến của da, nhưng có hoạt động liên hệ chặc chẽ với
các cơ quan sinh dục, nên cũng được xếp vào các cơ quan sinh dục.
2.2. HEO THOÁT VỊ RUỘT
2.2.1 Heo thoát vị ruột vào vùng bẹn
Heo thoát vị vùng bẹn là ruột non đi ra khỏi xoang bụng, qua vòng bẹn sâu và
định vị ở vùng bẹn.
2.2.2. Heo thoát vị ruột vào bao dịch hoàn
Thoát vị ruột vào bao dịch hoàn là ruột non đi vào kênh bẹn rồi đi xa hơn nữa
vào bao dịch hoàn.


7


Hình 2.3: Thoát vị ruột vào bao dịch hoàn
2.2.3. Nguyên nhân
Do vòng bẹn sâu bị hở thường là do bẩm sinh hoặc do chấn động cơ học làm
tổn thương vòng bẹn dẫn đến thoát vị.
2.2.4. Triệu chứng
Triệu chứng chủ yếu là sự thay đổi hình dáng bên ngoài của bao dịch hoàn, khi
heo bị thoát vị ruột vào bao dịch hoàn ta thấy bao dịch hoàn trở nên to bất thường.
2.2.5. Hậu quả

Heo thoát vị ảnh hưởng đến quá trình sinh lí bình thường, heo chậm lớn do nhu
động ruột bị ảnh hưởng dẫn đến khó vận chuyển thức ăn. Nghiêm trọng hơn là heo có
thể bị viêm dính ruột, hoại tử có thể dẫn đến tử vong.
2.2.6. Hướng giải quyết
Khi heo bị thoát vị ruột thường giải quyết bằng cách điều trị bằng phẫu thuật.
 Điều trị
Trước đây khi điều trị thoát vị ruột vùng rốn trên heo người ta sử dụng một số
phương pháp không chảy máu như:
- Cho thú mang đai để ép bao thoát vị vào.
- Dùng cao dán đắp lên bao thoát vị.
- Thoa dung dịch acid lên da.
- Dùng dung dịch nước muối 15% chích dưới da chung quanh vùng cổ bao
hernia.


8

Nhưng những phương pháp trên cho kết quả rất hạn chế và chỉ thực hiện được
khi bao hernia còn nhỏ, không có abcesses, viêm dính ruột.
-Với phương pháp điều trị bằng phẫu thuật có thể thực hiện với tất cả các heo
có tình trạng bao thoát vị khác nhau và cũng cho kết quả khả quan hơn.
Đối với heo thoát vị ruột ở vùng bẹn hoặc thoát vị ruột vào bao dịch hoàn thì
điều trị bằng phẫu thuật là giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất.
* Một số hình ảnh heo bị thoát vị ruột.

Hình 2.4: Heo thoát vị ruột vào bao dịch hoàn bên phải


9





Hình 2.5: Heo thoát vị ruột vào bao dịch hoàn bên trái (có viêm dính ruột)


Hình 2.6: Heo thoát vị bẹn phải (ở heo cái)


10
2.3. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM DÙNG TRONG THOÁT VỊ RUỘT
Vô cảm là hình thức làm cho thú mất cảm giác để tiến hành phẫu thuật. Tùy theo
phương pháp vô cảm mà thú có thể mất cảm giác một vùng nào đó của cơ thể hoặc
mất cảm giác toàn thân.
Vô cảm bằng hai cách gây tê và gây mê.
Trong đề tài này chúng tôi chỉ thực hiện phương pháp gây tê.
* Gây tê
Trạng thái gây tê là làm mất cảm giác tạm thời vùng tiếp xúc, đặc biệt là cảm
giác đau do hủy bỏ tính cảm ứng và dẫn truyền của dây thần kinh hay các dây tận cùng
của thần kinh. Chúng tôi chỉ sử dụng phương pháp gây tê thấm để làm giải đau cho thú
trong ca phẫu thuật heo.
Gây tê thấm là tiêm thuốc nhiều lần các thể tích nhỏ chung quanh nơi vùng bẹn.
Thuốc khuyếch tán chung quanh nơi chích làm tê chùm tận cùng của dây thần kinh
chung quanh vùng mổ.
Liều dùng: Khoảng 3 - 5 ml Novocain dung dịch 0,5% cho mỗi ca mổ.
2.4. CHỈ PHẪU THUẬT
Trong tất cả các ca phẫu thuật chúng tôi đều sử dụng chỉ tơ phẫu thuật và dùng
chỉ tiêu số 2-0 để cột và may kín vết thương.
2.5. MỘT SỐ DƯỜNG MAY THƯỜNG DÙNG TRONG CA MỔ HEO
2.5.1. Đường may gián đoạn đơn giản

Đặc điểm: Đây là đường may đơn giản nhất và thường được dùng nhất. May
kín tổ chức an toàn, đường may có khả năng giữ chặt chính xác, dễ may. Nếu có sức
căng quá mức có thể cuốn mép vết thương vào.
Ứng dụng: Dùng để may da, mô dưới da, cân mạc.
Ưu điểm: Có khả năng kềm giữ vết thương tốt, dễ may, dễ tháo chỉ.
Khuyết điểm: Tốn nhiều thời gian để may, hao chỉ.
2.5.2. Đường may liên tục đơn giản
Được áp dụng rộng rãi để may da và mô bên trong.
Ưu điểm: Giúp may nhanh và ít hao chỉ.
Khuyết điểm: Khi bị đứt chỉ hoặc mối cột bị sút sẽ làm bung toàn bộ đường may.


11
2.6. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đặng Việt Phong (2002) phẫu thuật điều trị cho 29 heo thoát vị ruột vào vùng
rốn bao gồm 11 heo cái và 18 heo đực kết quả cho thấy không có con nào nhiễm trùng
sau phẫu thuật, tỷ lệ nuôi sống 100%. Tuy nhiên có 5 ca bị thoát vị ruột trở lại, chiếm
tỷ lệ 17,24%.





12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. NỘI DUNG
3.1.1. Địa điểm

Đề tài đã thực hiện tại xã Nghĩa Thành huyện Châu Đức tỉnh Bà RịaVũng Tàu.
3.1.2. Thời gian
Từ 22/01/2008 đến 22/05/2008.
3.1.3. Thú thí nghiệm
Heo thí nghiệm là những heo bị thoát vị ruột vào vùng bẹn và heo thoát vị ruột
vào bao dịch hoàn được nuôi trong các hộ chăn nuôi cá thể và các trại chăn nuôi gọi
đến điều trị.
3.1.4. Phương tiện
3.1.4.1. Dụng cụ mổ
Dây cố định heo 4 sợi
Cán dao số 3 1 cái
Kẹp cầm máu miệng thẳng 2 cái
Kep cầm máu miệng cong 2 cái
Kẹp kim 1 cái
Kéo giải phẫu lưỡi thẳng 2 cái
Kéo giải phẫu lưỡi cong 2 cái
Cây hướng dẫn 1 cái
Lưỡi dao số 10 2 cái
3.1.4.2. Vật liệu
Kim may mũi tròn 2 cái
Kim may mũi tam giác 2 cái
Chỉ tơ phẫu thuật 2-0 1 lon
Chỉ tiêu chromic 2-0
Bông


13
Găng tay
Ống chích 10cc
3.1.4.3. Thuốc sử dụng cho ca mổ

Atropin sulphate 1 ml/8 – 10 kg P
B.comlex 1 ml/10 kg P
Lidocain hoặc Novocain
Cồn iode
Vitamin K
Cồn 70
0

3.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.2.1. Chẩn đoán
Chẩn đoán heo thoát vị vào bao dịch hoàn chủ yếu dựa vào quan sát và sờ nắn.
Khi heo thoát vị vào bao dịch hoàn, quan sát thấy bao dịch hoàn to hơn bình
thường, bắt heo lật ngữa lên ta thấy một túi to chạy từ vòng bẹn đến bao dịch hoàn, sờ
vào ta cảm nhận được ruột bên trong.
Heo thoát vị ruột vào bao dịch hoàn thì bao dịch hoàn sẽ to dần theo tuổi của thú
và khi ăn no sẽ to, khi đói nhỏ hơn.
Sờ vào bao thoát vị ta có cảm giác mềm đối với heo chưa có hiện tượng viêm
dính ruột (thường là những heo chưa thiến).
Khi sờ vào bao thoát vị có cảm giác cứng ruột khó di chuyển, thì thường là ruột
đã bị viêm dính (thường là heo đã thiến và sau đó bị thoát vị ruột).


14
Một số hình ảnh heo bị thoát vị.

Hình 3.1 A: Heo bị thoát vị bao dịch hoàn bên trái
B: Heo thoát vị bẹn phải
3.2.2. Điều trị heo thoát vị ruột bằng phương pháp phẫu thuật
 Hỏi bệnh
Heo bao nhiêu ngày tuổi.

Heo có hiện tượng thoát vị được bao lâu.
Hỏi tình trạng sức khỏe của heo, heo có ăn uống bình thường không.
 Kiểm tra lâm sàng
Thân nhiệt của heo.
Lông bóng mượt, vuốt ngược lên xem lông bao lâu trở lại bình thường.
Kiểm tra niêm mạc mắt, mũi miệng.
Kiểm tra phân, quan sát phân heo con, phân vón cục hay tiêu chảy.
Sau khi kiểm tra cho kết quả heo con có sức khỏe bình thường đạt tiêu chuẩn lúc
đó mới tiến hành chuẩn bị cho ca phẫu thuật.
 Chuẩn bị thú
Cho thú nhịn đói từ 6 – 12 giờ.
Vệ sinh thú sạch sẽ, khô ráo.
 Cầm cột thú
Đặt heo nằm ngữa, cột 4 chân ra 4 góc để bọc lộ vùng bẹn.


15
Mô tả phương pháp cố định
Dùng một sợi dây đo và cột lại thành một vòng tròn sao cho vừa đủ luồn vào
hai lòng bàn chân người cố định heo.
Sau đó luồn một đầu vào lòng một bàn chân người cố định, tiếp tục luồn qua hai
chi trước của heo và cuối cùng luồn vào bàn chân còn lại của người cố định. Hai tay
còn lại giữ hai chi sau của heo (hình 3.2)

Hình 3.2: Cố định thú và tiến hành mổ
Với phương pháp này chỉ cần một người giữ và một người mổ là có thể tiến hành
phẫu thuật, công việc sẽ nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian và trách được phản xạ bất
thường của thú và thú ít bị mệt sau ca mổ.
 Xác định vùng mổ
Vị trí vùng mổ ở trên vùng bẹn của thú.

 Chuẩn bị cho ca mổ
Cạo lông vùng mổ.
Sát trùng kĩ bằng alcohol 70
0
sát trùng từ trong ra ngoài.


16
Sau đó tiến hành tiêm thuốc tê novocain 3 – 5 ml dung dịch 0,5% để làm giảm
đau cho thú.
 Tiến hành mổ
Trong đề tài này chúng tôi thực hiện ở hai vị trí mổ: Mổ ở ngay trên vùng bẹn và
mổ phía sau vùng bẹn.
 Phương pháp mổ phía sau vùng bẹn (hình 3.3)
Mô tả ca mổ:
Thực hiện đường mổ phía sau vùng bẹn một đoạn dài từ 4 – 6 cm.
Từ từ tách bao thoát vị.
Sau khi tách xong bao thoát vị một tay giữ tinh hoàn tay còn lại từ từ đẩy chất
thoát vị vào trong xoang bụng.
Xoắn bao thoát vị dùng kẹp để kẹp bao thoát vị tại vị trí gần sát vòng bẹn sâu,
cẩn thận không kẹp nhầm ruột.
Dùng chỉ tiêu chromic 2-0 cột bao thoát vị và tiến hành cắt bỏ bao thoát vị.
Từ từ thả kẹp ra xem có hiện tượng chảy máu không, khi không chảy máu ta tiến
hành sát trùng bằng iode 0,5% ngay vị trí vừa cắt.
Lau khô máu, dịch tiết trong vùng mổ và trong khoảng trống vừa tách bao thoát
vị.
Sau đó tiến hành may kín vết thương với 3 đường may:
May sát vòng bẹn sâu bằng đường may liên tục thông thường với chỉ tiêu
chromic 2-0
May mô dưới da bằng đường may liên tục thông thường với chỉ tiêu chromic 2-0

May da bằng đường may gián đoạn đơn giản bằng chỉ không tiêu
Dùng cồn iode 0,5% sát trùng bên ngoài vết thương.


17

Hình 3.3: Mổ phía sau vùng bẹn
 Phương pháp mổ bên ngoài vùng bẹn (hình 3.4)
Mô tả ca mổ:
Thực hiện đường mổ bên ngoài vùng bẹn một đoạn dài 4 – 6 cm.
Từ từ tách bao thoát vị.
Sau khi tách xong bao thoát vị một tay giữ tinh hoàn tay còn lại từ từ đẩy chất thoát
vị vào trong xoang bụng.
Xoắn bao thoát vị dùng kẹp để kẹp bao thoát vị tại vị trí vùng bẹn.
Dùng chỉ tiêu chromic 2-0 cột bao thoát vị và tiến hành cắt đứt bao thoát vi.
Từ từ thả kẹp ra xem có hiện tượng chảy máu không, khi không chảy máu ta tiến
hành sát trùng bằng iode 0,5% ngay vị trí vừa cắt.
Lau khô máu, dịch tiết trong vùng mổ và trong khoảng trống vừa tách bao thoát vị.
Sau đó tiến hành may kín vết thương với 3 đường may:
May vòng bẹn sâu bằng đường may liên tục thông thường với chỉ tiêu chromic 2-0.
May mô dưới da bằng đường may liên tục thông thường với chỉ tiêu chromic 2-0.
May da bằng đường may gián đoạn đơn giản với chỉ không tiêu.
Dùng cồn iode 0,5% sát trùng bên ngoài vết thương.


18

Hình 3.4: Mổ bên ngoài vùng bẹn
 Ưu và nhược điểm của hai phương pháp mổ
 Phương pháp mổ phía sau vùng bẹn

Ưu điểm:
- Dễ mổ vì đây là vùng lồi của cơ thể.
- Dễ tách bao thoát vị.
- Với heo thoát vị vào cả hai bao dịch hoàn ta chỉ cần thực hiện một đường mổ.
- Tránh được sự sa ruột vào bao dịch hoàn còn lại.
Nhược điểm:
Khó may sát vòng bẹn.
 Phương pháp mổ bên ngoài vùng bẹn
Ưu điểm:
- Dễ may vòng bẹn.
- Đường may chắc chắn.
Nhược điểm:
- Đối với heo thoát vị vào cả hai bao dịch hoàn ta phải thực hiện hai đường mổ.


19
-Tinh hoàn còn lại ta phải thiến như heo thường, không tránh được thoát vị nếu
vòng bẹn còn lại không kín.
 Chăm sóc hậu phẫu sau khi mổ
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Tiêm kháng sinh Bio- linco 1 ml/5 kg thể trọng, liên tục trong 3 ngày.
- Tiêm thuốc bổ Bio- b.comlex-c 1 ml/10 kg thể trọng, liên tục trong 3 ngày.
- Không cho heo ăn quá nhiều trong những ngày đầu sau ca mổ.
 Đề phòng những tai biến trong và sau ca mổ
 Đề phòng tai biến trong khi mổ
Phải cầm máu, cột những mạch máu lớn khi mổ.
Nếu không cẩn thận kẹp bao thoát vị mà có ruột bên trong thì ca mổ sẽ dẫn đến
tử vong.
Thú cử động làm lệch đường mổ.
Tấc cả các ca mổ chỉ can thiệp bằng thuốc tê vì vậy những tai biến do gây mê

không xảy ra.
 Đề phòng những tai biến sau khi khi mổ.
- Nhiễm trùng vết thương: Nhốt heo ở chuồng khô, sạch, bôi thuốc sát trùng lên
vết thương hằng ngày để đề phòng nhiễm trùng.
- Nút cột của đường may phải chắc chắn để ngăn ngừa sút chỉ đường may.
3.2.3. Một số ca mổ điển hình
Thực tế khi khảo sát đa số người nông dân đều phát hiện heo thoát vị ruột trong
giai đoạn trước hoặc sau cai sữa vài ngày lúc này người nông dân dễ dàng phát hiện
được heo thoát vị ruột vì vậy số heo khảo sát có trọng lượng khoảng 6 – 8 kg.
 Ca mổ heo thoát vị được thực hiện ngày 08/04/2008.
- Chủ nuôi: Bùi Thị Cẩm tổ (20 thôn Sông Cầu).
- Heo đực, 25 ngày tuổi.
- Trọng lượng 6,5 kg.
- Thoát vị bẹn phải.
- Người thực hiện ca mổ: Nguyễn Văn Hợi.
- Người cố định: Võ Đáng.

×