Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải pháp để có một công việc tốt đối với sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh trường ĐH Thủy Lợi trong giai đoạn thừa thầy thiếu thợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.63 KB, 20 trang )

Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
Lý do chọn đề tài 3
Đối tượng nghiên cứu 4
Phạm vi nghiên cứu: 4
Phương pháp nghiên cứu: 4
Kết cấu: 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1.Quan niệm về một công việc tốt 5
1.3.Các yếu tố để có được một công việc tốt 7
1.3.1.Những kiến thức chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh 7
1.3.2.Các kỹ năng mềm 8
2.1. Đặc điểm của sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh 9
2.2. Thực trạng sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học Thủy Lợi 10
2.2.1. Kiến thức chuyên môn 10
2.2.2. Năng lực và các mối quan hệ xã hội 10
2.3.1. Điểm mạnh 11
2.3.2. Điểm yếu 11
3.1. Đối với nhà trường 12
3.1.1. Từng bước xây dựng và hoàn thiện chương trình học 12
3.1.2. Yêu cầu cao hơn với sinh viên 12
3.1.3. Liên hệ thực tế nhiều hơn trong quá trình giảng dậy 13
3.1.4. Tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên 13
3.2. Đối với sinh viên 13
3.2.1. Xác định sớm mục tiêu mà mình theo đuổi 13
3.2.2. Cần chủ động và tự hoàn thiện kiến thức chuyên ngành 14
3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng mềm 14
3.2.4. Tự tin vào bản thân 15
3.2.5. Xây dựng hệ thống mối quan hệ 16


3.2.6. Không nhất thiết phải là Hà Nội 16
3.2.7. Xây dựng một bản CV nổi bật 16
3.2.8. Luyện tập kỹ năng phỏng vấn 17
Nhãm : 2
Líp : 52QT 1
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
KẾT LUẬN 18
Danh mục tài liệu tham khảo 19
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 19
Nhãm : 2
Líp : 52QT 2
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sự suy thoái kinh tế thế giới trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền
kinh tế Việt Nam.Nhiều doanh nghiệp thực hiện cắt giảm lao động đã khiến cho vấn
đề việc làm được rất nhiều người quan tâm. Nhất là với những sinh viên chuyên ngành
quản trị kinh doanh.Vấn đề tìm kiếm việc làm càng trở nên khó khăn khi thị trường lao
động nước ta đang ở trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Với những sinh viên quản trị kinh doanh thuộc những trường kinh tế lớn như: Kinh
tế quốc dân, ngoại thương… để có thể tìm kiếm được một việc làm tốt trong giai đoạn
hiện nay đã là một vấn đề khó thì với những sinh viên quản trị kinh doanh của những
trường kỹ thuật như trường ĐH Thủy Lợi thì vấn đề đó lại càng trở lên khó hơn
Theo khảo sát gần 100 sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành quản trị kinh doanh của
trường Đại học Thủy Lợi, có khoảng 80% chưa có một định hướng cụ thể sau khi tốt
nghiệp. Khoảng 95% không tin rằng sau này sẽ có một công việc tốt.
Đề tài “ Giải pháp để có một công việc tốt đối với sinh viên chuyên ngành quản trị
kinh doanh trường ĐH Thủy Lợi trong giai đoạn thừa thầy thiếu thợ” dựa trên những
phân tích đánh giá những đặc điểm của sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh
trường ĐH Thủy Lợi để đưa ra những giải pháp giúp cho những cử nhân quản trị kinh

doanh trường ĐH Thủy Lợi có một công việc tốt sau khi ra trường.
Nhãm : 2
Líp : 52QT 3
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động đối với một
cử nhân quản trị kinh doanh cùng với những đặc điểm, điều kiện của sinh viên chuyên
ngành quản trị kinh doanh trường ĐH Thủy Lợi để đưa ra những giải pháp thích hợp
Phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống giáo dục ngành quản trị kinh doanh của ĐH kinh tế quốc dân và ĐH ngoại
thương
Sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh của trường Đại Thủy Lợi
Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng
Kết cấu:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh trường đại học
Thủy Lợi
Chương 3: Giải pháp giúp cho sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh ở trường
đại học Thủy Lợi có được một công việc tốt
Nhãm : 2
Líp : 52QT 4
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quan niệm về một công việc tốt
Một người đi làm nhiều năm chưa chắc trả lời được câu hỏi: Thế nào là một
công việc tốt ?
Có thể bạn nghĩ đó là một công việc được trả lương cao và có nhiều cơ hội
thăng tiến. Vẫn chưa đủ bạn ạ! Một công việc tốt là tập hợp của bốn chữ P: Passion,
Place, People và Pay.

Passion: Đam mê
Mỗi sáng tỉnh giấc, bạn hăng hái chuẩn bị đi làm hay phải ép mình bước ra khỏi
nhà? Bạn có dành hết tâm trí cho công việc đang làm hay chỉ vì tiền lương bạn nhận
mỗi tháng? Bạn chỉ làm theo những gì được hướng dẫn, hay bạn hoàn thành công việc
theo cách riêng của bạn, sáng tạo và chủ động ? Sẽ khó đạt được kết quả như ý nếu
bạn làm bất kỳ việc gì mà thiếu niềm đam mê. Bạn không tin? Hãy thử một lần đặt
niềm đam mê vào việc bạn đang làm, tốc độ hoàn thành cũng như thành quả sẽ khiến
bạn ngạc nhiên.
Place: Nơi chốn
Nơi chốn có thể hiểu là công ty nơi bạn làm việc. Bạn có yêu công ty mình
không? Bạn có thích chỗ ngồi hiện tại của mình không? Môi trường làm việc có tạo
cho bạn cảm giác thích thú cũng như sẵn sàng hoạt động hết công suất? Nếu vẫn
chưa cảm thấy chắc chắn, bạn có thể kiểm chứng bằng cách sau: mỗi khi ai đó hỏi
công ty nơi bạn làm việc như thế nào, nếu bạn rất tự hào khi nói về nó Xin chúc
mừng bạn! Đây nhất định là một công việc tốt.
People: Con người
Đồng nghiệp cũng là một phần trong công việc và có ảnh hưởng không nhỏ đến
bạn. Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với đồng nghiệp hiện tại? Họ tạo cho bạn
cảm giác tin tưởng, gần gũi và muốn được chung vai sát cánh? Và bạn có hợp tác hiệu
quả với sếp? Bạn tin tưởng và tôn trọng sếp? Nếu bạn cảm thấy đội nhóm của mình
Nhãm : 2
Líp : 52QT 5
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
cũng như toàn thể đồng nghiệp công ty là những người anh em, là gia đình thứ hai
trong công việc, bạn đừng rời bỏ công việc này nhé!
Pay: Tiền lương
Không thể phủ nhận người ta đi làm là vì lương, lương thấp hay cao là một vấn
đề đáng lưu tâm. Nếu muốn biết mức lương hiện tại của mình có hợp lý không, bạn có
thể tham khảo bằng vài cách thức sau: sử dụng các trang web việc làm chuyên nghiệp,
hỏi những người cùng nghề Tuy nhiên, một mức lương không quá cao nhưng lại có

thêm nhiều khoản phúc lợi khác như trợ cấp điện thoại, số ngày nghỉ nhiều, chế độ
thưởng bằng cổ phiếu cũng đáng để bạn xem xét.
Nếu bạn trả lời có cho những câu hỏi trên thì quả là tuyệt vời, công việc hiện tại
của bạn chính là một công việc tốt. Ngược lại, nếu bạn chỉ có khoảng 2/3 câu trả lời là
“Có!”, thì hãy tự tạo cơ hội cho mình. Hãy nói với công ty những gì bạn cần công ty
hỗ trợ để hiện thực hóa ước mơ của mình.
1.2. Đặc điểm những công việc phù hợp với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành
quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh có các chuyên ngành như: quản trị nhân sự, quản trị
kinh doanh tổng hợp, quản trị chất lượng, quản trị dịch vụ, quản trị du lịch, quản trị
kinh doanh quốc tế, thương mại, quản trị chất lượng, marketing, quản trị truyền
thông…
Sinh Viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị dịch
vụ, quản trị nhân sự… có thể làm công tác quản lý doanh nghiệp ở các đơn vị sản xuất,
kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ; tổ chức và quản lý các cơ sở dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thể thao. Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị du lịch có
khả năng điều hành một cơ sở kinh doanh du lịch, lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị du
lịch hoặc làm cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch… Tốt nghiệp chuyên
ngành quản trị chất lượng có thể lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng, xác
định chính sách chất lượng cho công ty, góp phần tạo ra những sản phẩm phù hợp thị
trường với chi phí thấp nhất…
Nhãm : 2
Líp : 52QT 6
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
Sinh Viên chuyên ngành thương mại được đào tạo kiến thức và kỹ năng về
thương mại, quản trị doanh nghiệp thương mại, có khả năng tham mưu lãnh đạo
thương mại hiệu quả. Tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc ở các đơn vị xuất
nhập khẩu, thương mại, các công ty nước ngoài, quản lý nhà nước trong lĩnh vực
thương mại… Còn đối với ngành quản trị kinh doanh quốc tế, SV được trang bị các
kiến thức về kinh doanh quốc tế, tiếp thị, có khả năng thiết lập và quản lý các dự án có

vốn đầu tư nước ngoài Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các cơ quan như bộ,
sở thương mại, kế hoạch đầu tư, các công ty kinh doanh ngoại tệ, các tổ chức quốc tế,
khu công nghiệp…
Quản trị truyền thông là một chuyên ngành khá mới, đào tạo các kiến thức cơ
bản quản trị doanh nghiệp và các kiến thức kỹ năng về quản trị truyền thông trong
doanh nghiệp. Chẳng hạn như tổ chức và thực hiện các đợt quảng cáo, khuyến mãi; tổ
chức các sự kiện, xử lý thông tin, thiết lập quan hệ với khách hàng SV chuyên
ngành marketing có chuyên môn thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường,
đàm phán khách hàng, thiết kế các chiến lược và tổ chức thực hiện kế hoạch marketing
cho doanh nghiệp.
1.3. Các yếu tố để có được một công việc tốt
1.3.1. Những kiến thức chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh
Khoa QTKD đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý,
điều hành một doanh nghiệp, kể cả tham gia công tác quản lý tại các tổ chức kinh tế xã
hội khác, cụ thể :
 Nắm vững kiến thức cơ bản theo chuẩn chương trình đào tạo đại học cho khối
ngành kinh tế và quản lý: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, các nguyên lý thống
kê, Pháp luật đại cương, Phương pháp nghiên cứu khoa học;
 Có kiến thức cơ sở ngành vững chắc: Quản trị học, Marketing căn bản, Lý
thuyết tài chính – tiền tệ, Luật kinh tế.
 Đạt chuẩn kiến thức chuyên môn của trình độ đại học ngành Quản trị kinh
doanh, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước và hội nhập quốc tế: có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh tổng
Nhãm : 2
Líp : 52QT 7
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
hợp (gồm: Quản trị nhân lực, Quản trị chiến lược, Quản trị chất lượng, Quản trị
Marketing, Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án đầu tư,
…)
 Có kiến thức cơ bản để giải quyết các mối quan hệ kinh tế xã hội trong tổ chức,

điều hành và quản lý, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến văn hóa, tâm lý và hành
vi trong tổ chức.
1.3.2. Các kỹ năng mềm.
 Biết định hướng chiến lược chính xác và bền vững, cả khi có cạnh tranh gay
gắt. Biết dự báo môi trường thương mại và phát triển kinh doanh trong những điều
kiện đối đầu với mọi thử thách. Nhạy bén nắm bắt và xử lý mọi thông tin liên quan,
nhất là thông tin kinh tế xã hội và đầu tư phát triển.
 Đạt chuẩn về các kỹ năng căn bản và các kỹ năng chuyên sâu của ngành Quản
trị kinh doanh gồm:
• Kỹ năng về hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Kỹ năng về hoạch định và triển khai các hoạt động về tổ chức và phát triển
doanh nghiệp, như tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
phát triển thương hiệu.
 Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực
hành và nghiên cứu thực nghiệm; kỹ năng làm báo cáo, trình diễn và truyền thông;…
 Có trình độ tin học tương đương trình độ B; sử dụng thành thạo các phần mềm
chuyên ngành cho lĩnh vực Quản trị: phần mềm quản lý SPSS, phần mềm quản trị
nhân lực; quản trị hệ thống thông tin quản lý;…
 Có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn tương đương 450 điểm TOEIC và tiếng Anh
thương mại.
 Biết lắng nghe và thấu hiểu, tránh nói nhiều và nói không đúng chỗ. Chỉ nên nói
sau khi đã có đủ thông tin chắc chắn.
Nhãm : 2
Líp : 52QT 8
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
 Có kỹ năng tư vấn và truyền thông về nghiệp vụ kinh tế và cung cách làm việc
cho cộng sự khi cần thiết.Biết im lặng đúng lúc và cũng biết nói thích hợp. "Im lặng là
vàng, nhưng lời nói thích hợp lại là kim cương".Biết ghi nhận và suy ngẫm trước
những khác biệt trong ý nghĩ của người khác, từ đó soi rọi lại những ý tưởng của mình

trong doanh nghiệp.
 Biết chủ động thích nghi nhanh với các đổi thay trong môi trường kinh doanh
để tồn tại và phát triển.Biết linh hoạt (nhưng không tùy tiện) thay đổi quyết định khi
thấy thật cần thiết vì lợi ích lâu dài của kinh doanh.Biết xử lý căng thẳng và tự giải tỏa
được stress khi phải đối đầu quyết liệt với mọi thử thách trong kinh doanh.
 Luôn nhạy bén cập nhật những thông tin mới về tri thức tổng quát, kinh tế
thương mại và luật lệ kinh doanh.Mạnh về sức khoẻ tinh thần. Dám lãnh trách nhiệm
khi bị sai sót. Chịu sửa sai và biết cải thiện khi lầm lỡ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
QUẢNTRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
2.1. Đặc điểm của sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh
- Năng động, nhiệt tình và có khả năng thích ứng nhanh với công việc
- Kỹ năng làm việc độc lập và nhóm tốt
Nhãm : 2
Líp : 52QT 9
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Khả năng Quản lý nghề nghiệp tốt
- Kỹ năng Tư duy, sáng tạo và phản biện tốt
- Khả năng quản lý công việc tốt
2.2. Thực trạng sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học Thủy Lợi
2.2.1. Kiến thức chuyên môn
Sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh trường đại học Thủy Lợi được học
theo chương trình quản trị kinh doanh chuẩn với mức tương đương trên 70%. Tuy
nhiên, nhìn chung do tâm lý học kinh tế ở trường kỹ thuật nên sinh viên quản trị kinh
doanh của trường đại học Thủy Lợi có kiến thức chuyên môn thấp hơn so với sinh
viên thuộc các trường khối kinh tế. Điểm trung bình của các môn chuyên ngành và cơ
sở ngành thường trong khoảng 6.0~7.0
Ngoài ra, học tập trong một môi trường của kỹ thuật cũng khiến cho sinh viên
chuyên ngành quản trị kinh doanh không có nhiều cơ hội để liên hệ giữa kiến thức

chuyên môn và thực tế. Do đó, kiến thức chuyên môn của sinh viên quản trị kinh
doanh ngày càng trở nên hời hợt.
2.2.2. Năng lực và các mối quan hệ xã hội
Sinh viên quản trị kinh doanh của trường đại học Thủy Lợi có sự năng động và
nhiệt tình. Năng lực kinh doanh của sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh cũng
rất cao. Cụ thể là ngành mới chỉ vào trường được 3 năm nhưng bước đầu đã có sân
chơi riêng, câu lạc bộ CEO Plus cho những bạn trẻ đam mê kinh doanh, bên cạnh đó
thì còn có câu lạc bộ Phát Triển Kỹ Năng.
Các mối quan hệ xã hội cũng ngày càng được mở rộng thông qua các chương
trình giao lưu giữa sinh viên với các doanh nhân mà đại diện là CEO Plus đứng lên tổ
chức. Những chương trình như Hành trang doanh nhân, giao lưu với doanh nhân Lê
Văn Kiểm, chia sẻ của diễn giả Quách Tuấn Khanh đã thu được nhiều kết quả tốt.
Nhãm : 2
Líp : 52QT 10
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì mối quan hệ của sinh viên quản trị kinh
doanh của trường đại học Thủy Lợi chưa nhiều. Chính vì vậy chưa nhận được sự quan
tâm và đánh giá cao từ phía bên ngoài.
2.3. Đánh giá sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh trường đại học Thủy
Lợi
2.3.1. Điểm mạnh
- Năng động, nhiệt tình và có khả năng thích ứng nhanh với công việc.
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng làm việc độc lập và nhóm tốt
- Khả năng chịu áp lực công việc lớn
- Kỹ năng tư duy, sáng tạo và phản biện tốt
- Khả năng quản lý công việc tốt
2.3.2. Điểm yếu
- Sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh trường Đh Thủy Lợi khi ra trường
trong việc cạnh tranh việc làm với các Sinh viên các trường Đh kinh tế khác như:

Trường Đh Kinh Tế Quốc Dân, Đh ngoại Thương,…gần như là không có.
- Chưa tự đánh giá được đúng về khả năng và năng lực của bản thân
- Ngại khó và tính kiên trì không cao.
Nhãm : 2
Líp : 52QT 11
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
QUẢNTRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI CÓ
MỘT CÔNGVIỆC TỐT
3.1. Đối với nhà trường
3.1.1. Từng bước xây dựng và hoàn thiện chương trình học
Chương trình học của chuyên ngành quản trị kinh doanh trường đại học Thủy
Lợi được xây dựng và đi theo chương trình đào tạo chuẩn mà các trường thuộc khối
ngành kinh tế đã xây dựng. Tuy nhiên chương trình học của chuyên ngành quản trị
kinh doanh ở trường đại học Thủy Lợi không giống hoàn toàn mà chỉ tương đối
khoảng trên 70%. Số lượng tín chỉ ở một số môn học chuyên ngành ít hơn so với
chương trình chuẩn. Một số môn sắp xếp thứ tự thời gian học chưa thật sự hợp lý. ThS.
Đào Văn Khiêm giảng viên môn kinh tế lượng của trường đại học Thủy Lợi nhận xét:
“Tôi chưa từng thấy ở đâu sinh viên học kinh tế lượng mà lại chưa học toán III”. Hay
việc sắp xếp môn thống kê trong quản trị kinh doanh sau môn kinh tế lượng là không
hợp lý theo quy trình học. Chính vì vậy nhà trường cần từng bước hoàn thiện chương
trình học tập với chuyên ngành quản trị kinh doanh trường đại học Thủy Lợi để sinh
viên có được hệ thống kiến thức chuyên môn tốt, đồng thời có được sự đánh giá cao
của những doanh nghiệp, tổ chức từ bên ngoài.
3.1.2. Yêu cầu cao hơn với sinh viên
Thực trạng cho thấy nhiều người nghĩ rằng đối với sinh viên học quản trị kinh
doanh ở một trường kỹ thuật thì không cần phải đòi hỏi cao. Chính điều này đã làm
cho khoảng cách giữa sinh viên quản trị kinh doanh của trường kỹ thuật với trường
kinh tế trở nên xa hơn. Cùng một vấn đề, nhiều người có suy nghĩ là với sinh viên
trường kinh tế thì phải thế này nhưng sinh viên trường kỹ thuật thì chỉ cần như này là

được. Nếu như giảng viên yêu cầu và đòi hỏi những sinh viên chuyên ngành quản trị
kinh doanh ở một trường kỹ thuật cao hơn, khắt khe hơn thì chắc chắn sinh viên sẽ
phải cố gắng nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn và sẽ thu được nhiều hơn từ quá trình học
tập.
Nhãm : 2
Líp : 52QT 12
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
3.1.3. Liên hệ thực tế nhiều hơn trong quá trình giảng dậy
Để có thể thành công trong kinh doanh cũng như có được một công việc tốt sau
khi ra trường, sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh cần phải có sự liên hệ giữa
thực tế và lý thuyết. Cần phải có những kiến thức thực tế thì sinh viên sau khi tốt
nghiệp mới có thể dễ dàng làm chủ được công việc của mình cũng như tự tin khi đứng
trước nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, sinh viên nên chủ động có
sự liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết nhiều hơn. Những bài tập tiểu luận trên lớp nên
tập tránh những đề tài mang tính chất chung chung mà nên tập trung vào một vấn đề
cụ thể hay một doanh nghiệp cụ thể. Sinh viên nên trao đổi với giảng viên nhiều hơn
để nhờ sự giúp đỡ, tư vấn. Đồng thời, thông qua các mối quan hệ của giảng viên để có
thể giao lưu với các doanh nghiệp bên ngoài.
3.1.4. Tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên
Để sinh viên có cơ hội để phát triển khả năng của mình nhà trường nên tạo cho
sinh viên một môi trường thuận lợi để có thể phát huy sự năng động của sinh viên
chuyên ngành quản trị kinh doanh. Đó chính là các câu lạc bộ trong trường như câu lạc
bộ phát triển kỹ năng, câu lạc bộ CEO plus!. CEO Plus là một môi trường rất thuận lợi
để giúp cho các bạn sinh viên có thể nâng cao các kỹ năng cần thiết như: giao tiếp,
đàm phán, lãnh đạo… Đồng thời hoàn thiện các kỹ năng chuyên ngành và xây dựng
các mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng.
3.2. Đối với sinh viên
3.2.1. Xác định sớm mục tiêu mà mình theo đuổi
Theo kết quả điều tra 80 sinh viên thuộc hai lớp 51QT và 50QT trường đại học
Thủy Lợi, 82.5% sinh viên chưa có định hướng là sau này mình sẽ làm gì. Chính vì thế

sinh viên không biết sau khi ra trường mình có thể làm gì hoặc phải làm gì để có thể
có một công việc tốt. 87.5% sinh viên lựa chọn phương án sau khi ra trường sẽ lên các
trang tìm tìm kiếm việc làm để xem có công việc nào thích hợp thì làm đơn xin tuyển
dụng. Với cách làm này, để có thể vượt qua được các đối thủ khác là những sinh viên
chuyên thuộc các trường kinh tế thì sinh viên quản trị kinh doanh của trường đại học
Thủy Lợi cần phải có sự chuẩn bị kiến thức và sự hiểu biết về lĩnh vực mình đang xin
Nhãm : 2
Líp : 52QT 13
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
tuyển dụng thật sự kỹ lưỡng. Tuy nhiên, khi chuẩn bị xong những điều đó thì cơ hội đã
không còn.
Xác định sớm mục tiêu là một điều rất quan trọng. Quản trị kinh doanh học tất
cả các kỹ năng, kiến thức của các ngành khác tuy nhiên lại không đi sâu vào một công
việc cụ thể. Đa số, để có thể trở thành một nhà quản lý, một nhà lãnh đạo thì phải bắt
đầu từ những công việc của một quản trị sơ cấp. Chính vì vây, cần xác sớm xác định
xem mình muốn làm gì, sẽ làm gì và nên làm gì sau khi ra trường. Là một nhà kinh
doanh bất động sản, chứng khoán, vàng hay một nhà hoạch định chiến lược? Chính
việc sớm xác định công việc của mình sau này là làm gì sẽ giúp cho mỗi sinh viên chủ
động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể đạt được công
việc mình mong muốn.
3.2.2. Cần chủ động và tự hoàn thiện kiến thức chuyên ngành
Chủ động và hoàn thiện kiến thức chuyên ngành sẽ tạo ra cái nhìn tổng thể từ
phía doanh nghiệp bên ngoài đối với sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh của
trường đại học Thủy Lợi theo một chiều hướng tích cực. Với việc có kiến thức chuyên
ngành và sự năng động thiệt tình, khi sinh viên ra ngoài tiếp xúc với doanh nghiệp
thông qua các bài tập nhóm hay các chương trình giao lưu sẽ tạo được ấn tượng tốt đối
với doanh nghiệp. Từ đó, thay đổi những suy nghĩ và đánh giá của doanh nghiệp đối
với sinh viên quản trị kinh doanh ở một trường kỹ thuật.
Ngoài ra, kiến thức chuyên ngành còn giúp cho sinh viên có những suy nghĩ,
đánh giá khách quan hơn trước những vấn đề kinh tế.

3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng mềm
Ngoài kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng mềm không những là yếu tố quan
trọng không thể thiếu đối với sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh của trường
đại học Thủy Lợi mà còn đối các trường thuộc khối kinh tế. Một sinh viên có kiến
thức chuyên ngành tốt chưa hẳn là sẽ có một công việc thỏa đáng nếu như không có
các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, giao tiếp, lãnh đạo…
Nhãm : 2
Líp : 52QT 14
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
Trong thời buổi hiện nay, khi các doanh nghiệp nhận thấy tính hiệu quả của làm
việc nhóm thì chắc chắn ai đó sẽ khó có thể đứng vững trong doanh nghiệp một cách
đơn lẻ. Kỹ năng giao tiếp không những giúp cho công việc được thuận lợi hơn mà còn
tạo nên một không khí làm việc thoải mái hơn, bớt căng thẳng hơn. Và kỹ năng lãnh
đạo là điều không thể thiếu nếu như mục đích khi nộp đơn xin việc không chỉ dừng lại
ở mức quản trị cấp cơ sở.
Với một nền kinh tế đang trên đà hội nhập và xã hội hóa thông tin như hiện này
thì ngoài những kỹ năng mềm, sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh của trường
đại học Thủy Lợi cần phải có thêm kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng tin học thành thạo.
3.2.4. Tự tin vào bản thân
Tại sao sinh viên quản trị kinh doanh của các trường như đại học Kinh Tế Quốc
Dân, đại học Ngoại Thương luôn được đánh giá cao? Sinh viên của những trường đó
hơn sinh viên quản trị kinh doanh của trường đại học Thủy Lợi điều gì? Điểm đầu vào
ba môn Toán, Lý, Hóa cao hơn? Nhưng thử hỏi các bạn sử dụng gì đến Toán, Lý ,Hóa
khi xây dựng 1 bản kế hoạch marketting hay hoạch định một chiến lược kinh doanh?
Tất cả đều không phải. sinh viên quản trị kinh doanh của các trường Kinh Tế
Quốc Dân, Ngoại Thương hơn sinh viên quản trị kinh doanh của trường Thủy Lợi đó
chính là sự tự tin vào chính bản thân mình. Luôn luôn tin rằng mình có thể làm được
và sẵng sàng làm đến cùng những vấn đề khó. Vì thế, những sinh viên này luôn táo
bạo hơn trong ý tưởng của mình. Sinh viên quản trị kinh doanh của trường đại học
Thủy Lợi vẫn luôn có suy nghĩ theo kiểu “sinh viên kinh tế của trường kỹ thuât” nên

đã vô hình chung tự đánh giá bản thân thấp hơn so với những sinh viên thuộc các
trường khối kinh tế. Điểm đầu vào không phải là một yếu tố quan trọng. Những sinh
viên quản trị kinh doanh của trường đại học Thủy Lợi được học những gì những sinh
viên thuộc khối trường kinh tế học. Không những vậy, sinh viên quản trị kinh doanh
của trường đại học Thủy Lợi còn có những giảng viên trẻ, tràn đầy sự nhiệt tình và
năng động.
Nhãm : 2
Líp : 52QT 15
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
Do đó, sinh viên quản trị kinh doanh của trường đại học Thủy Lợi cần tự tin
vào chính bản thân mình hơn. Đặt mục tiêu cao hơn chắc chắn kết quả thu được sẽ
nhiều hơn.
3.2.5. Xây dựng hệ thống mối quan hệ
Quản trị kinh doanh không giống như những chuyên ngành khác, không mấy
người có thể thành công nếu như họ không có hệ thống mối quan hệ tốt. Sinh viên
quản trị kinh doanh cần sớm xây dựng hệ thống các mối quan hệ thông qua các
chương trình giao lưu, hội thảo hoặc ngay chính những bài tập nhóm, những đề tài
nghiên cứu khoa học. Khi có được hệ thống quan hệ rộng, sinh viên sẽ rất dễ dàng khi
đi thực tập cũng như tìm kiếm một công việc sau khi ra trường.
3.2.6. Không nhất thiết phải là Hà Nội
Thủ đô Hà Nội là một nơi có mật độ dân số cao, là môi trường thuận lợi cho các
ngành kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, cũng chính với tâm lý đó nên để có thể tìm
kiếm được một công việc tốt ở Hà Nội thường rất khó. Chính vì vậy, nếu như quá khó
để có thể tìm kiếm một công việc ở Hà Nội, hãy thử tìm cơ hội của mình với một công
việc ở nơi khác. Đó là những thành phố trực thuộc tỉnh, nơi đang có những sự đầu tư
rất mạnh tuy nhiên mức độ cạnh tranh lại không cao. Đây cũng chính là nơi mà các
bạn có thể xây dựng nên các mối quan hệ dễ dàng hơn nếu như việc xây dựng các
quan hệ ở Hà Nội khó khăn.
3.2.7. Xây dựng một bản CV nổi bật
Để có thể đạt được vị trí tốt, cần phải vượt qua rất nhiều đối thủ trong quá trình

xin việc. Bản CV có một vai trò rất quan trọng. Quá sơ sài với bản CV có thể làm mất
đi cơ hội trước khi gặp nhà tuyển dụng. Một bản CV cần phải nêu rõ quan điểm,
nguyện vọng làm việc, khả năng bằng cấp, hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra, cần phải
tạo sư nổi bật so với những bản CV khác. Có thể chọn những bản CV có mầu sắc hơi
khác biệt một chút với những bản CV thông thường, tuy nhiên không được quá lòe
loẹt. Với những bạn gái có thể sức một chút nước hoa nhẹ để bản CV của mình thêm
ấn tượng.
Nhãm : 2
Líp : 52QT 16
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
3.2.8. Luyện tập kỹ năng phỏng vấn
Một kỹ năng không thể thiếu và gần như mang tính quyết định khi tìm kiếm
một công việc chính là kỹ năng phỏng vấn. Một người có kiến thức tốt, có kinh
nghiệm tốt nhưng nhà tuyển dụng không hề biết họ là ai cũng như khả năng và năng
lực của họ. Kỹ năng phỏng vấn sẽ giúp cho người đi xin việc có thể cho nhà tuyển
dụng thấy sự phù hợp, khả năng của họ với vị trí đó.
Nhãm : 2
Líp : 52QT 17
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, để một sinh viên chuyên ngành
quản trị kinh doanh có được một công việc tốt đã là việc rất khó thì đối với sinh viên
chuyên ngành quản trị kinh doanh của trường đại học Thủy Lợi lại càng khó hơn.
Quản trị kinh doanh là theo một lối suy nghĩ vĩ mô không cụ thể vào một vấn đề hay
lĩnh vực cụ thể nên thường không có sự chuyên sâu.
Vì vậy, sinh viên quản trị kinh doanh của trường đại học Thủy Lợi cần sớm xác
định được mục tiêu mà mình theo đuổi là gì và dành nhiều thời gian để xây dựng và
hoàn thiện mục tiêu đó.
Ngoài ra, sinh viên quản trị kinh doanh cần phải trang bị cho mình thêm chứng
chỉ tiếng anh quốc tế và chứng chỉ tin học. Các kỹ năng mềm cũng là điều không thể

thiếu để giúp sinh viên thành công.
Nhà trường nên tạo nhiều điều kiện, cơ hội cũng như quan tâm nhiều hơn đối
với sinh viên quản trị kinh doanh để sinh viên có thể có những cơ hội tốt nhất để phát
triển bản thân mình.

Nhãm : 2
Líp : 52QT 18
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị nhân lực NXB Kinh tế quốc dân 2005
2. Thế nào là một công việc tốt
( />cong-viec-tot.html)
3. Bổ sung các kỹ năng cần thiết khi xin việc
( />ky-nang-can-thiet-khi-tim-viec.html)
4. Những câu trả lời hay và dở khi phỏng vấn
( />tra-loi-hay-va-do-khi-tra-loi-phong-van.html)
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Họ và tên Nội dung công việc Kết quả
Nguyễn Văn Đông
(Nhóm trưởng)
 Lý do chọn đề tài
 Chương 3
 Chỉnh sửa nội dung
Hoàn thành
Phan Khánh Duy 1.3 Các yếu tố để có được một công việc tốt Hoàn thành
Nguyễn Công Đài
1.1 Quan niệm về một công việc tốt
1.2 Đặc điểm những công việc phù hợp với
sinh viên tốt nghiệp QTKD
Hoàn thành

Nguyễn Xuân Được
Mạc Quang Được
Nguyễn Tiến Đạt
2.2 Thực trạng sinh viên ngành QTKD của
trường đại học Thủy Lợi
2.3 Đánh giá sinh viên QTKD của ĐHTL
Hoàn thành
Trần Ba Duy 2.1 Đặc điểm của sinh viên ngành QTKD
Không hoàn thành
Chuyển sang cho Nguyễn
Xuân Được (Hoàn thành)
Slide & Word: Nguyễn Xuân Được
Nhãm : 2
Líp : 52QT 19
Qu¶n trÞ nh©n lùc Trêng §H Thñy Lîi
Nhãm : 2
Líp : 52QT 20

×