Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Phá Sản (123Doc).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.31 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ
-------------------

BÀI TIỂU LUẬN
PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
Thế nào là thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm. Phân biệt phúc thẩm với tái thẩm
và giám đốc thẩm; phân biệt tái thẩm với giám đốc thẩm. Tại sao đã có
Tịa Kinh tế rồi lại phải lập thêm Trọng tài thương mại? So sánh phương
thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án với phương thức
Trọng tài.
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vương Tuyết Linh
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 6 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

01

Nguyễn Lê Phương Thảo

030736200176


02

Hồng Thị Thảo

030736200129

03

Nguyễn Thị Anh

030736200202

04

Võ Cơng Tâm

030735190113

05

Nguyễn Phương Ngọc

030736200077

06

Nơng Thị Mỹ Thoa

030736200139


07

Lã Minh Vũ

030736200167

08

Nguyễn Thị Mai Trinh

030736200153

09

Nguyễn Thị Hồng Vi

030736200163

10

Trương Lê Thu Hà

030736200025

11

Nguyễn Thị Tường Vy

030736200201



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
I. Thế nào là thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm .............................................................. 1
1. Phân biệt Phúc thẩm với Giám đốc thẩm và Tái thẩm .................................. 1
2. Phân biệt Giám đốc thẩm và Tái thẩm .......................................................... 3
II. Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án ............................ 6
1. Khái niệm ....................................................................................................... 6
2. Đặc điểm ........................................................................................................ 7
III. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ......................................... 7
1. Khái niệm ....................................................................................................... 7
2. Đặc điểm ........................................................................................................ 8
IV. So sánh phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án với
phương thức Trọng tài ............................................................................................. 9
1. Giống nhau ..................................................................................................... 9
2. Khác nhau ...................................................................................................... 9
3. Tại sao đã có Tịa Kinh tế rồi lại phải lập thêm Trọng tài thương mại?..... 14
V. So sánh luật trọng tài Việt Nam với các quốc gia khác .................................. 15
1. Khác biệt giữa luật trọng tài Việt Nam với Singapore................................. 15
2. Khác biệt giữa luật trọng tài Việt Nam với Hoa Kỳ..................................... 18
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 19


LỜI MỞ ĐẦU
Với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và mở rộng và đây cũng chính
là cơ hội để vươn lên và kinh doanh của các doanh nghiệp. Cũng từ đó xảy ra nhiều
tranh chấp trong thương mại và để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham
gia, duy trì sự ổn định và phát triển của kinh tế cả nước thì các phương thức giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại cũng ngày càng phát triển. Hiện nay,
các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng hai con đường chính là tố tụng và

phi tố tụng. Ở bài thuyết trình này sẽ làm rõ giải quyết tranh chấp bằng con đường tố
tụng bao gồm tịa án và trọng tài. Từ đó sẽ hiểu những ưu và nhược điểm của từng
phương thức và đưa ra lựa chọn phương thức tối ưu và phù hợp cho từng tranh chấp
cụ thể.
I. Thế nào là thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm
- Thủ tục sơ thẩm:
Thủ tục xét xử sơ thẩm là cách thức, trình tự tiến hành xét xử lần đầu đối với
một vụ án hoặc xét xử lại vụ án từ đầu theo quyết định của hội đồng xét xử phúc
thẩm, hội đồng xét xử giám đốc thẩm hoặc hội đồng xét xử tái thẩm.
- Thủ tục phúc thẩm:
Thủ tục xét xử phúc thẩm là cách thức, trình tự tiến hành xét xử của Tịa án cấp
phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
1. Phân biệt Phúc thẩm với Giám đốc thẩm và Tái thẩm
GIÁM ĐỐC THẨM VÀ TÁI
THẨM
Về thời Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án Xét lại bản án, quyết định của Tòa
PHÚC THẨM

điểm xét cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại án đã có hiệu lực pháp luật.
xử lại

vụ án mà bản án, quyết định của (Căn cứ theo Điều 325 và 351 Bộ
Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu luật Tố tụng dân sự 2015)
1


lực pháp luật bị kháng cáo, kháng
nghị.
(Căn cứ theo Điều 270 Bộ luật Tố

tụng dân sự 2015)
Về hình Thơng qua kháng cáo, kháng nghị. Thông qua kháng nghị.
thức
Về chủ
- - Chủ thể kháng cáo: đương sự Chủ thể kháng nghị của tòa Giam
thể

hoặc ngưởi đại diện đương sự, cơ đốc thẩm, Tái thẩm bao gồm:
quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có
- - Chánh án TAND tối cao, Viện
quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
quyết định tạm đình chỉ giải quyết cao.
vụ án dân sự, quyết định đình chỉ
- - Chánh án Tịa nhân dân cấp cao,
giải quyết vụ án dân sự của Tòa án Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp dân cấp cao.
phúc thẩm giải quyết lại theo thủ - Người đã kháng nghị bản án,
tục phúc thẩm.

quyết định đã có hiệu lực pháp luật

- (căn cứ theo Điều 271 Bộ luật Tố có quyền quyết định tạm đình chỉ
tụng dân sự 2015)

thi hành bản án, quyết định đó cho

- Chủ thể kháng nghị: Viện trưởng đến khi có quyết định tái thẩm.
Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên (Căn cứ theo Điều 331 và 354 Bộ
trực tiếp có quyền kháng nghị bản luật Tố tụng dân sự 2015)
án sơ thẩm, quyết định tạm đình

chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu
cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải
quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
2


(Căn cứ theo Điều 278 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015)
2. Phân biệt Giám đốc thẩm và Tái thẩm
GIÁM ĐỐC THẨM

TÁI THẨM

Khái

Là xét lại bản án, quyết định của Là xét lại bản án, quyết định của

niệm

Tịa án đã có hiệu lực pháp luật Tịa án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị kháng nghị khi có căn cứ nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết
quy định tại pháp luật.

mới làm thay đổi cơ bản nội dung

(Căn cứ theo Điều 325 Bộ luật Tố bản án, quyết định mà Tịa án, các
tụng dân sự 2015)


đương sự khơng biết được lúc ra
bản án, quyết định đó.
(Căn cứ theo Điều 351 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015)

Căn cứ - Kết luận trong bản án, quyết định - Mới phát hiện được tình tiết quan
kháng

khơng phù hợp với những tình tiết trọng của vụ án mà đương sự đã

nghị

khách quan của vụ án gây thiệt hại không thể biết được trong quá trình
đến quyền, lợi ích hợp pháp của giải quyết vụ án.
đương sự.

- Có cơ sở chứng minh kết luận của

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục người giám định, lời dịch của
tố tụng làm cho đương sự không người phiên dịch không đúng sự
thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi - Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
ích hợp pháp của họ khơng được Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ
bảo vệ theo đúng quy định của sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái
pháp luật.

pháp luật.

3



- Có sai lầm trong việc áp dụng - Bản án, quyết định hình sự, hành
pháp luật dẫn đến việc ra bản án, chính, dân sự, hơn nhân và gia
quyết định khơng đúng, gây thiệt đình, kinh doanh, thương mại, lao
hại đến quyền, lợi ích hợp pháp động của Tịa án hoặc quyết định
của đương sự, xâm phạm đến lợi của cơ quan nhà nước mà Tịa án
ích cơng cộng, lợi ích của Nhà căn cứ vào đó để giải quyết vụ án
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đã bị hủy bỏ.
người thứ ba.

(Căn cứ theo Điều 352 Bộ luật Tố

(Căn cứ theo Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
tụng dân sự 2015)
Chủ thể - Chánh án Tòa án nhân dân tối - Chánh án Tòa án nhân dân tối
kháng

cao, Viện trưởng Viện kiểm sát cao, Viện trưởng Viện kiểm sát

nghị

nhân dân tối cao có thẩm quyền nhân dân tối cao có thẩm quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
thẩm bản án, quyết định đã có hiệu bản án, quyết định đã có hiệu lực
lực pháp luật của Tịa án nhân dân pháp luật của Tòa án nhân dân cấp
cấp cao; bản án, quyết định có hiệu cao; bản án, quyết định có hiệu lực
lực pháp luật của Tịa án khác khi pháp luật của Tòa án khác khi xét
xét thấy cần thiết, trừ quyết định thấy cần thiết, trừ quyết định giám
giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán
phán Tòa án nhân dân tối cao.


Tòa án nhân dân tối cao.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp - Chánh án Tòa án nhân dân cấp
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao có thẩm quyền nhân dân cấp cao có thẩm quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
thẩm bản án, quyết định đã có hiệu bản án, quyết định đã có hiệu lực
lực pháp luật của Tịa án nhân dân pháp luật của Tòa án nhân dân cấp
4


cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện
huyện trong phạm vi thẩm quyền trong phạm vi thẩm quyền theo
theo lãnh thổ.

lãnh thổ

(Căn cứ theo Điều 331 Bộ luật Tố - Người đã kháng nghị bản án,
tụng dân sự 2015)

quyết định đã có hiệu lực pháp luật
có quyền quyết định tạm đình chỉ
thi hành bản án, quyết định đó cho
đến khi có quyết định tái thẩm.
(Căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015)

Thời


- Có quyền kháng nghị trong thời Thời hạn kháng nghị theo thủ tục

hạn

hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày

kháng

quyết định của Tịa án có hiệu lực người có thẩm quyền kháng nghị

nghị

pháp luật, trừ trường hợp quy định biết được căn cứ để kháng nghị
tại khoản 2 Điều 334 Bộ luật Tố theo thủ tục tái thẩm quy định tại
tụng dân sự 2015

Điều 352.

- Trường hợp đã hết thời hạn (Căn cứ theo Điều 355 Bộ luật Tố
kháng nghị theo quy định tại khoản tụng dân sự 2015)
1 Điều này nhưng có các điều kiện
sau đây thì thời hạn kháng nghị
được kéo dài thêm 02 năm, kể từ
ngày hết thời hạn kháng nghị:
+ Đương sự đã có đơn đề nghị theo
quy định tại khoản 1 Điều 328 của
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và sau
khi hết thời hạn kháng nghị quy

5



định tại khoản 1 Điều này đương
sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
+ Bản án, quyết định của Tịa án đã
có hiệu lực pháp luật có vi phạm
pháp luật theo quy định tại khoản
1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm
phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự, của
người thứ ba, xâm phạm lợi ích
của cộng đồng, lợi ích của Nhà
nước và phải kháng nghị để khắc
phục sai lầm trong bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật đó
(Căn cứ theo Điều 334 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015)
→ Kết luận: Giám đốc thẩm và tái thẩm là 2 thủ tục đặc biệt trong tố tụng chứ
không phải là cấp xét xử, những thủ tục này chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc
biệt theo quy định của pháp luật. Cả giám đốc thẩm và tái phẩm đều xét xử lại vụ án
bị kháng nghị nên dễ gây nhầm lẫn. Song, cả hai đều có những đặc điểm nhận biết
rõ rệt như chủ thể kháng nghị, căn cứ kháng nghị và thời hạn kháng nghị. Mọi người
cần nắm rõ để phân biệt để hiểu rõ bản chất của vấn đề và đảm bảo quyền, lợi ích
của mình.
II. Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án
1. Khái niệm
Giải quyết tranh chấp tại tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp bằng con
đường tài phán nhà nước, được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp
luật quy định. Bản án, quyết định của Tịa án có tính chất bắt buộc các bên phải tuân
6



theo và được cưỡng chế thi hành nếu các bên có liên quan khơng tự nguyện chấp
hành.
2. Đặc điểm
- Tịa án là cơ quan tài phán nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp. Do
là vì Tịa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, nhân danh nhà nước giải quyết tranh
chấp, xung đột và không phụ thuộc vào bất cứ tác động nào trong quá trình thực thi
quyền lực. Tịa án có chức năng bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân cũng như bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
- Hoạt động giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng như về địa điểm, thời gian, các bước
tiến hành xét xử, thành phần hội đồng xét xử,… Như thế, quyền tự do thoả thuận của
các bên trong tranh chấp bị hạn chế đáng kể. Những quy định trong việc tố tụng tại
Tòa án được viết rõ trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, buộc các chủ thể phải tuân
theo.
- Trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại, Tòa án vừa là cơ quan
tài phán, đồng thời là cơ quan bảo vệ pháp luật. Tòa án là cơ quan thực hiện quyền
tư pháp, là quyền xét xử, nhân danh nhà nước giải quyết tranh chấp, xung đột xã hội
thơng qua thủ tục xét xử do luật định. Tịa án có chức năng tài phán, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo
pháp chế nhà nước
III. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
1. Khái niệm
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh
chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ 3 độc lập, nhằm
chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải
thực hiện.

7



2. Đặc điểm
- Trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ, khơng đại diện cho quyền lực
nhà nước, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Nhiều quốc gia ban hành
những quy định về tổ chức và hoạt động trọng tài dựa trên Luật mẫu của Ủy ban luật
thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL). Thêm nữa, bản thân các Trọng
tài viên cũng không phải là cán bộ, công chúc, viên chức nên chứng minh được tính
phi chính phủ của tổ chức.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa
thuận và tài phán. Thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp là tiền đề cho các phán
quyết của trọng tài. Khơng thể có phán quyết của trọng tài nằm ngoài những nội dung
mà các bên tham gia đã thỏa thuận. Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng
trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Nó
nhân danh và vì lợi ích của các bên tranh chấp (khơng mang tính quyền lực nhà nước)
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bảo đảm quyền tự do định
đoạt của các đương sự cao hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án,
cho phép các đương sự được lựa chọn trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp,
luật áp dụng và cả quy tắc tố tụng. Như vậy, so với tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài
linh hoạt, mềm dẻo hơn
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc thi hành như một
bán án của Tịa án. Phán quyết khơng được xét xử lại, chỉ có thể loại bỏ trong một số
ít trường hợp. Nguyên tắc này giúp giải quyết các tranh chấp một cách nhanh gọn,
tiết kiệm thời gian và tiền bạc, từ đó, tạo nên một phương thức giải quyết tranh chấp
đáng tin cậy.
- Nguyên tắc xét xử của trọng tài là khơng cơng khai. Tính bí mật thể hiện rõ ở
nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, từ đó đáp ứng nhu cầu
bảo mật trong quan hệ thương mại. Quy định này có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh
tranh giữa các chủ thể kinh doanh vì nếu nội dung vụ tranh chấp được công khai sẽ
8



ảnh hưởng khơng nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, làm lộ bí mật kinh
doanh.
- Với vai trị cơ quan tài phán tư, trọng tài thương mại nhận được sự hỗ trợ pháp
lý từ phía Nhà nước (thơng qua Tòa án, cơ quan thi hành án) trong quá trình giải
quyết cũng như thực thi các quyết định và phán quyết trọng tài. Điển hình là các hỗ
trợ của Tòa án trong việc ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, hỗ
trợ chọn trọng tài vụ việc hay hỗ trợ thi hành quyết định của trọng tài.
IV. So sánh phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án với
phương thức Trọng tài
1. Giống nhau
- Đều là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại.
- Đều dựa trên những nguyên tắc chung như:
+ Tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự;
+ Bảo đảm sự độc lập của người tài phán;
+ Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
2. Khác nhau
TRỌNG TÀI

TỊA ÁN

Tính

Tổ chức phi chính phủ, một tổ Cơ quan xét xử nhân danh quyền

chất

chức mang tính chất xã hội – nghề lực của nhà nước, thực hiện quyền


pháp lý

nghiệp, không được nhà nước tư pháp.
quyết định thành lập mà do các
trọng tài viên đứng ra thành lập,
phán quyết không bị ảnh hưởng
bởi quyền lực nhà nước.

Thẩm

- Tranh chấp được giải quyết bằng - Tòa án có thẩm quyền giải quyết

quyền

Trọng tài nếu các bên có thỏa hầu hết các tranh chấp nói chung.
thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng
9


tài có thể được lập trước hoặc sau - Tịa án được thụ lý khi đúng thẩm
khi xảy ra tranh chấp.

quyền giải quyết về lãnh thổ theo

- Những tranh chấp thuộc thẩm quy định của pháp luật
quyền giải quyết của trọng tài - Tuy nhiên pháp luật quy định khi
(Điều 2 Luật Trọng tài thương mại các bên có thỏa thuận trọng tài thì
2010):

tịa án khơng có thẩm quyền giải


+ Tranh chấp giữa các bên phát quyết, phải từ chối thụ lý vụ việc
sinh từ hoạt động thương mại.

để trọng tài giải quyết theo thỏa

+ Tranh chấp phát sinh giữa các thuận của các bên (Điều 6 Luật
bên trong đó ít nhất một bên có Trọng tài thương mại 2010).
hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp khác giữa các bên
mà pháp luật quy định được giải
quyết bằng Trọng tài.
Chi phí

Chi phí lớn do trọng tài là tổ chức Mức phí của Tịa án thấp hơn. Tuy
phi chính phủ, có tài chính độc lập, nhiên nếu việc xét xử kéo dài thì có
nguồn thu chủ yếu là từ lệ phí thể làm tổng chi phí cao hơn nhiều
trọng tài mỗi vụ việc.

so với phí trọng tài của các Trung

(Biểu phí trọng tài được quy định tâm trọng tài.
tại Quyết định số 89/QĐ-VIAC (Danh mục án phí, lệ phí tịa án
của Chủ tịch VIAC của Trung tâm được quy định tại Nghị quyết số
trọng tài quốc tế Việt Nam)
Thủ tục

326/2016/UBTVQH14)

Trình tự giải quyết tranh chấp Thủ tục khi giải quyết tranh chấp

bằng trọng tài:

tại tòa án:

(1) Nộp đơn khởi kiện và các tài (1) Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa
liệu kèm theo; (Điều 30 Luật án cấp sơ thẩm:
Trọng tài thương mại 2010)

- Khởi kiện và thụ lý vụ án
10


(2) Bị đơn nộp bản tự vệ; (Điều 35 - Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét
Luật Trọng tài thương mại 2010)

xử

(3) Thành lập hội đồng trọng tài; - Phiên tòa sơ thẩm
(Điều 39 Luật Trọng tài thương (2) Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa
mại 2010)

án cấp phúc thẩm:

(4) Mở phiên họp giải quyết tranh - Tính chất của xét xử phúc thẩm
chấp; (Điều 55 Luật Trọng tài và kháng cáo, kháng nghị bản án
thương mại 2010)

quyết định của tòa án cấp sơ thẩm

(5) Hòa giải; (Điều 58 Luật Trọng - Thủ tục xét xử phúc thẩm

tài thương mại 2010)

(3) Giải quyết vụ án dân sự theo thủ

(6) Hội đồng trọng tài ra phán tục rút gọn:
quyết (Điều 60 Luật Trọng tài - Giải quyết vụ án dân sự theo thủ
thương mại 2010)

tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ
tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm
(4) Thủ tục xét lại bản án quyết
định của giải quyết vụ án dân sự
của tịa án đã có hiệu lực pháp luật:
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết
định của Hội đồng thẩm phán tòa
án nhân dân tối cao.
(5) Thi hành án, quyết định của tòa
án.

11


Phán

- Phán quyết trọng tài là chung - Phán quyết của Tịa án thường có

quyết


thẩm, tức là phán quyết cuối cùng, thể qua thủ tục kháng nghị, kháng
không bị kháng cáo, kháng nghị

cáo nên có thể thay đổi

- Tuy nhiên, cũng có trường hợp - Bảo đảm tính cưỡng chế thực
phán quyết trọng tài bị Tòa án hiện.
tuyên hủy theo quy định của pháp
luật (khoản 2 Điều 68 Luật Trọng
tài thương mại 2010)
- Khơng bảo đảm tính cưỡng chế
thực hiện.
Thời

- Thời gian nhanh chóng

- Tố tụng tịa án phải trải qua nhiều

gian và - Địa điểm do các bên lựa chọn, bước nên thường mất thời gian hơn
địa điểm nếu khơng có thỏa thuận thì do - Địa điểm: tại tịa án, xét xử cơng
Trọng tài viên lựa chọn, sao cho khai.
thuận lợi cho cả hai bên.
Nguyên
tắc

Xét xử không công khai trừ trường Xét xử công khai (trừ các trường

xét hợp các bên có thỏa thuận khác.


xử

hợp quy định tại Điều 15 Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015)

→ Ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Tịa
án với phương thức Trọng tài:
TRỌNG TÀI

TỊA ÁN

Ưu

- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, ít - Chi phí để giải quyết một tranh

điểm

tốn thời gian các bên.

chấp thương mại thơng qua Tịa án

- Phán quyết của Trọng tài là phán sẽ thấp hơn so với trọng tài.
quyết chung thẩm nên khơng thể bị - Phán quyết của Tịa án có giá trị
kháng cáo, kháng nghị.

thi hành cao vì được cưỡng chế thi
12


- Đảm bảo bí mật hơn so với Tịa hành bằng sức mạnh của Nhà

án, các bí mật kinh doanh và thông nước.
tin mật của Doanh nghiệp sẽ được - Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy
đảm bảo khơng bị tiết lộ ra ngoài.

định của pháp luật.

- Các bên có thể lựa chọn trọng tài
viên, thời gian cũng như là địa
điểm giải quyết tranh chấp để giải
quyết nên có thể lựa chọn được các
chun gia có chun mơn và kinh
nghiệm thực tế cao.
- Phán quyết của Trọng tài được
quốc tế cơng nhận.
Nhược

- Chí phí trọng tài thường cao hơn - Thủ tục cứng nhắc, thiếu linh

điểm

Tòa án.

hoạt và kéo dài thời gian.

- Phụ thuộc khá nhiều vào sự thiện - Phải tuân thủ các quy định của
chí của các bên.

Tịa án địa điểm, ngơn ngữ, thời

- Các vấn đề liên quan đến công tác gian giải quyết theo quy định pháp

điều tra, xác minh thu thập chứng luật của từng quốc gia mà khơng
cứ gặp nhiều khó khăn.

được thỏa thuận.

- Sự phán quyết của trọng tài dựa - Quyết định của tịa có thể bị
trên các chứng cứ và tài liệu do các kháng cáo, bị hủy, bị từ chối công
bên cung cấp nên đôi khi chưa thực nhận và cho thi hành ở quốc gia
sự khách quan vì khơng đủ thẩm khác.
quyền điều tra. Điều đó dẫn đến sự - Các bản án thường được công bố
phán quyết của trọng tài dựa trên rộng rãi trước công chúng, có thể
các chứng cứ và tài liệu do các bên làm lộ bí mật kinh doanh của
đương sự, thơng tin doanh nghiệp
13


cung cấp nên đôi khi chưa thực sự xảy ra tranh chấp cũng có thể làm
khách quan.

ảnh hưởng xấu đến uy tín của

- Tính cưỡng chế thi hành của doanh nghiệp.
trọng tài thường không cao bằng - Đối với các tranh chấp có tính
Tịa án.

nước ngồi, việc chấp thuận phán
quyết của quốc gia khác và cho thi
hành tại Việt Nam và ngược lại sẽ
khó khăn về thủ tục cũng như về
thời gian hơn.


→ Tóm lại, mỗi phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có
ưu điểm và nhược điểm của mình. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại cụ thể cần hết sức linh hoạt và căn cứ vào các tiêu chí dưới
đây:
- Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên;
- Mức độ phù hợp của hình thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp
với cả thiện chí của các bên;
- Quy định của pháp luật với quyền lựa chọn hình thức giải quyết của các bên.
3. Tại sao đã có Tịa Kinh tế rồi lại phải lập thêm Trọng tài thương mại?
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh
doanh, thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam, bên cạnh phương thức truyền
thống là thông qua Tòa án (cụ thể là Tòa Kinh tế). Sự nhanh chóng, đơn giản, tính
minh bạch và bảo mật là những ưu điểm của quy trình giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài. Xuất phát từ đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của Tịa án và Trọng tài
thương mại, có thể đưa ra các nguyên nhân cho vấn đề tại sao đã có Tịa Kinh tế rồi
lại phải lập thêm Trọng tài thương mại như sau:
- Xuất phát từ tình trạng quá nhiều vụ án tồn đọng tại các Tòa kinh tế. Cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế, các tranh chấp phát sinh trong
14


lĩnh vực kinh doanh, thương mại ngày càng nhiều, đa dạng hình thức lẫn tính chất.
Từ đó đã tạo ra tình trạng “quá tải” về số lượng vụ án chưa được giải quyết, gây ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tập trung ở một số tỉnh, thành
phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,… Do đó, các
chủ thể kinh doanh địi hỏi phải có nhiều hơn một phương thức tố tụng để giải quyết
tranh chấp một cách có hiệu quả, nhanh chóng.
- Xuất phát từ bản chất: trọng tài là cơ quan tài phán phi chính phủ có quyền lực
bắt nguồn từ “quyền lực hợp đồng” do các bên thỏa thuận. Do đó, phán quyết của

trọng tài khơng mang tính quyền lực nhà nước, khơng đại diện cho ý chí của Nhà
nước mà đại diện cho ý chí của các bên tranh chấp.
- Xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại. Ngồi bảo đảm được tính bảo mật về thơng tin, cộng thêm tính linh hoạt
thời gian, mềm dẻo về thủ tục, trọng tài còn phù hợp hơn khi giao thương, mua bán
quốc tế. Đặc điểm này đã tạo sự khác biệt đối với Tòa án, thu hút các chủ thể hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại đang có nhu cầu tìm đến Trọng tài
thương mại thay vì tìm đến Tịa án.
→ Tóm lại, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài không những
không đối kháng với phương thức giải quyết tranh chấp Tòa án, mà giúp giảm tải
cho hệ thống Tịa án. Vì vậy việc đã có Tòa kinh tế mà còn lập thêm Trọng tài thương
mại sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh khi muốn giải quyết tranh chấp sẽ có nhiều
lựa chọn phù hợp hơn với nhu cầu và mục đích của mình.
V. So sánh luật trọng tài Việt Nam với các quốc gia khác
1. Khác biệt giữa luật trọng tài Việt Nam với Singapore
VIỆT NAM
Nguồn luật

SINGAPORE

Luật Trọng tài thương mại 2010 Luật Trọng tài quốc tế Singapore
và các văn bản pháp luật khác có 1994
liên quan



Luật

Singapore 1953
15


Trọng

tài


Thẩm

Trọng tài có thẩm quyền giải Mọi tranh chấp phát sinh từ hoạt

quyền giải quyết các tranh chấp theo quy động thương mại đều có thể
quyết tranh định ở Điều 2 của Luật Trọng tài được giải quyết bằng trọng tài
chấp

thương mại 2010 nếu các bên có nếu như được các bên thỏa thuận,
thỏa thuận giải quyết tranh chấp trừ trường hợp thỏa thuận giải
bằng trọng tài.

quyết bằng trọng tài được cho là
trái với chính sách cơng.

Hình thức Thỏa thuận phải được thể hiện Thỏa thuận trọng tài được lập
thỏa thuận bằng văn bản theo khoản 2 Điều bằng văn bản nếu nội dung của
trọng tài

16 Luật Trọng tài thương mại nó được ghi nhận bằng một hình
2010.

thức nhất định, dù bản thân thỏa
thuận hoặc hợp đồng đã được ký

kết bằng miệng hay không, căn
cứ vào một ứng xử hoặc bất kỳ
cách thức nào khác (ví dụ trong
trường hợp các bên thỏa thuận về
việc đưa tranh chấp ra trọng tài
bằng lời nói nhưng ghi nhận nó
bằng 1 bản ghi âm thì đó vẫn
được coi là thỏa thuận bằng văn
bản và được công nhận hợp
pháp)

Số

lượng Luật Trọng tài thương mại năm Số lượng Trọng tài viên của Hội

trọng tài

2010 điều 39 của Việt Nam quy đồng trọng tài do các bên tự thỏa
định do các bên tự thỏa thuận thuận. Trong trường hợp các bên
trường hợp không thoả thuận không thể thỏa thuận được, thì
được thì Hội đồng trọng tài có 03 Hội đồng trọng tài sẽ chỉ có một
16


thành viên dựa trên quy định của thành viên, không kể là trọng tài
Luật mẫu UNCITRAL.

trong nước hay quốc tế.

Luật


áp Luật Trọng tài thương mại 2010 Luật áp dụng để giải quyết vụ

dụng

để điều 14 quy định Hội đồng trọng tranh chấp thương mại nội địa và

ban

hành tài áp dụng pháp luật Việt Nam quốc tế ở Singapore đều có thể

phán quyết để giải quyết hoặc do các bên lựa do các bên thỏa thuận, lựa chọn
trọng tài

chọn hoặc do Hội đồng trọng tài và quy định trong thỏa thuận
chọn hoặc chọn tập quán quốc tế trọng tài.
tùy từng trường hợp.

Yêu

cầu Phán quyết bị hủy khi thuộc Phán quyết có thể bị huỷ trong

hủy

phán trường hợp tại khoản 2 Điều 68 trường hợp Tòa án cho rằng phán

quyết trọng Luật Trọng tài thương mại 2010. quyết của trọng tài đó là trái với
tài

chính sách cơng của Singapore.


Nghĩa

vụ Thuộc về các bên

Thuộc về Tịa án

chứng minh
vụ

tranh

chấp khơng
thuộc thẩm
giải

quyết

của

trọng

tài
Quyền

Phán quyết có giá trị chung thẩm Có thể nhưng vơ cùng hạn chế

kháng cáo

nên khơng thể kháng cáo mà chỉ

có thể huỷ.

17


2. Khác biệt giữa luật trọng tài Việt Nam với Hoa Kỳ
VIỆT NAM
Nguồn luật

HOA KỲ

Luật Trọng tài thương mại 2010 Đạo luật Trọng tài liên bang Hoa
và các văn bản luật khác có liên Kỳ 1925 sửa đổi năm 1990
quan

Hình thức

Là văn bản, các bên không cần Là văn bản, yêu cầu các bên phải
trực tiếp ký vào thỏa thuận trọng ký vào thỏa thuận trọng tài (Mục
tài.

2 Đạo luật trọng tài liên bang
Hoa Kỳ 1925)

Thời điểm Thỏa thuận trọng tài có thể được Khơng quy định
xác lập thỏa lập trước hoặc sau khi xảy ra
thuận trọng tranh chấp (khoản 1 Điều 5 Luật
tài
Điều


Trọng tài thương mại 2010)
kiện Thẩm quyền xác lập và Năng lực Chỉ yêu cầu năng lực chủ thể

về chủ thể hành vi dân sự theo pháp luật
xác lập hợp Việt Nam (khoản 2, 3 Điều 18
đồng
Nội

Luật Trọng tài thương mại 2010)
dung Không quy định cụ thể, phải rút Không quy định cụ thể, dựa vào

thỏa thuận ra từ quy định về thỏa thuận những trường hợp không công
trọng tài

trọng tài vô hiệu.

nhận, không thi hành, hủy phán
quyết và phạm vi những tranh
chấp được phép áp dụng.

Quy

định Quy định tại Điều 4 Nghị quyết Không quy định rõ mà giao cho

như thế nào 01/2014/NQ-HDTP.

Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài




quyết định.

thỏa

thuận
không

thể
18


thực

hiện

được
→ Pháp luật trọng tài của Việt Nam và Hoa Kỳ đều chịu ảnh hưởng lớn từ Luật
mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL. Vậy nên, luật về trọng tài của
2 quốc gia đã có sự tương đồng đáng kể như về hình thức, nội dung thỏa thuận, hiệu
lực pháp lý,... Tuy nhiên, do có nhiều cách biệt về văn hóa, địa lý, tư tưởng,… nên
vẫn cịn một vài điểm chưa thống nhất. Song, nó cũng đã thể hiện sự nỗ lực của Việt
Nam trong việc tích cực thay đổi để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, bảo vệ được
quyền lợi trong thương mại.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, so sánh về hai con đường giải quyết tranh chấp bằng tố tụng
ngồi việc có thể nâng cao kiến thức về chun mơn, việc này cịn hỗ trợ cho các chủ
thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại tương lai có thể định hướng
con đường cho mình nếu như có tranh chấp xảy ra đối với doanh nghiệp.

19




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×