Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng áp dụng các giải pháp nâng cao khả năng cấp nước tưới mùa kiệt của hệ thống thủy lợi bắc hưng hải trên địa bàn tỉnh hưng yên phù hợp với các phương án điều hành các hồ thượng nguồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

TRẦN TUẤN KHANG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC TƯỚI MÙA KIỆT
CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN PHÙ HỢP VỚI CÁC PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU HÀNH CÁC HỒ THƯỢNG NGUỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

TRẦN TUẤN KHANG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC TƯỚI MÙA KIỆT
CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN PHÙ HỢP VỚI CÁC PHƯƠNG ÁN


ĐIỀU HÀNH CÁC HỒ THƯỢNG NGUỒN

Chuyên ngành

: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Mã số

: 60-62-30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS PHẠM VIỆT HÒA

HÀ NỘI – 2010


LỜI CẢM ƠN

♥
Luận Văn”Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng áp dụng các giải
pháp nâng cao khả năng cấp nước tưới mùa kiệt của hệ thống Thủy Lợi Bắc
Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, phù hợp với các phương án điều hành
các hồ thượng nguồn”được thực hiện từ tháng 6 năm 2010. Ngoài sự cố gắng
của bản thân, tác giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cơ giáo, gia đình
và bạn bè.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS.Phạm Việt
Hồ, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu,
những thơng tin cần thiết cho tác giả hồn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Viện Quy hoạch thuỷ lợi
Việt Nam, Công ty KTCTTL Bắc Hưng Hải,Công ty KTCTTL Tỉnh Hưng Yên và

các đồng nghiệp đã cung cấp các tài liệu cần thiết cho tác giả hoàn thành luận
văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ cịn hạn chế, số liệu và công tác xử
lý số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu xót của Luận văn là khơng thể
tránh khỏi do đó tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các
thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và của đồng nghiệp.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lịng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt q trình
học tập và hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Tác giả

Trần Tuấn Khang


1

MỞ ĐẦU:
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Hệ thống Thuỷ lợi Bắc Hưng Hải là một hệ thống thuỷ lợi lớn vào bậc nhất
nước ta , nằm ở giữa đồng bằng sơng Hồng có diện tích tự nhiên là 214.932ha, diện
tích phần trong đê là 185.600ha; diện tích đất canh tác toàn hệ thống khoảng
150.200ha bao gồm đất đai của toàn bộ tỉnh Hưng Yên (10 huyện, thành phố ), 7
huyện thị của Hải Dương, 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh và 2 quận, huyện của thành
phố Hà Nội.
Toàn bộ hệ thống thủy lợi của tỉnh Hưng Yên nằm trong hệ thống thủy lợi
Bắc Hưng Hải, Hưng Yên là một tỉnh mà sản xuất Nơng nghiệp là ngành sản xuất
chính, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo bước chuyển biến căn
bản nền sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa cơ

cấu kinh tế nơng thơn.
Trong những năm gần đây việc xây dựng những hồ chứa nước trên thượng
nguồn cộng với sự ảnh hưởng ngày càng rõ rệt do biến đổi khí hậu dẫn đến những
năm gần đây mực nước sơng Hồng xuống thấp kỷ lục trong vịng hơn 100 năm qua
dẫn đến khả năng đảm bảo cấp nước tưới của hệ thống Bắc Hưng Hải bị ảnh hưởng
rất lớn, hàng chục ngàn ha diện tích gieo trồng của hệ thống Bắc Hưng Hải trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên đứng trước nguy cơ bị hạn hán ảnh hưởng đến năng suất cây
trồng. Vì vậy để đảm bảo việc cấp nước tưới cho hệ thống Thủy lợi Bắc Hưng Hải
trên địa bàn Hưng Yên thì việc nghiên cứu cơ sở khoa học và áp dụng các giải pháp
nâng cao khả năng cấp nước tưới mùa kiệt cho hệ thống Thủy Lợi Bắc Hưng Hải
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phù hợp với các phương án điều hành các hồ thượng
nguồn là rất cần thiết.
Trên đây là lý do chính và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:
“Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng áp dụng các giải pháp nâng cao
khả năng cấp nước tưới mùa kiệt của hệ thống Thủy Lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên phù hợp với các phương án điều hành các hồ thượng nguồn“


2

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nghiên cứu
đề xuất và lựa chọn các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cấp nước tưới, khai thác,
sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải thuộc
địa bàn tỉnh Hưng yên, góp phần cải tạo mơi trường, đáp ứng u cầu phát triển
kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân tỉnh Hưng Yên .
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1. Nội dung
+ Nghiên cứu tổng quan về hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên.

+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp nâng cao
khả năng cấp nước tưới của hệ thống Thủy Lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên.
+ Nghiên cứu xây dựng các giải pháp cấp nước và sử dụng nước trong mùa kiệt
của hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hưng Yên..
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của phương án lựa chọn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng tình hình hạn hán của hệ
thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, nghiên cứu đề xuất các
phương án cấp nước phục vụ phát triển kinh tế -xã hội đặc biệt là cấp nước cho nông
nghiệp của hệ thống dưới ảnh hưởng của điều hành hệ thống hồ thượng nguồn.
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

4.1.Cách tiếp cận
- Tiếp cận theo quan điểm của hệ thống
- Tiếp cận theo quan điểm thực tiễn, tổng hợp đa mục tiêu.
- Tiếp cận theo mục tiêu và chiến lược phát triển bền vững của hệ thống.
- Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong dự án phát triển nguồn nước.
- Tiếp cận đáp ứng nhu cầu cho các ngành dung nước
- Tiếp cận công nghệ và phương tiện, kỹ thuật mới.


3

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu của luận văn đề tài áp dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
+ Kế thừa áp dụng có chọn lọc các sản phẩm khoa học, công nghệ hiện có trên
thế giới và ở Việt Nam.
+ Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu (tài liệu hiện trạng và phương

hướng phát triển dân sinh kinh tế - xã hội, hiện trạng các cơng trình thủy lợi trong
vùng nghiên cứu)
+ Phương pháp phân tích thống kê các tài liệu dân sinh kinh tế, tài liệu khí tượng,
thuỷ văn.
+ Phương pháp tổng hợp địa lý xây dựng sơ đồ mạng thuỷ lực, phân tích đánh giá
tài nguyên nước và sự biến đổi của chúng theo không gian bằng phương pháp phân vùng
hay hệ số tham số tổng hợp.
+ Phương pháp phân tích hệ thống đánh giá về tài liệu, đặc trưng của vùng
nghiên cứu
+ Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc phân
tích tính tốn).
+ Phương pháp sử dụng mơ hình tốn, thủy lực và thủy văn .
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
+ Phân tích đánh giá khả năng cấp nước tưới mùa kiệt cho hệ thống thủy lợi
Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
+ Các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng
cấp nước tưới mùa kiệt của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên nhằm đảm bảo khả năng cấp nước phục vụ tưới cho toàn bộ diện tích gieo trồng của
tỉnh Hưng Yên.
+ Nghiên cứu đề xuất được các giải pháp cấp nước mùa kiệt cho các ngành
kinh tế trong mùa kiệt của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của phương án được
lựa chọn.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN


1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí và giới hạn.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng Quảng Ninh - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Tây), trong phạm vi toạ độ:Vĩ độ Bắc từ
20006' đến 21036'. Kinh độ Đơng từ 105053' đến 106009'
P

P

P

P

P

P

P

P

Hình 1.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
Được giới hạn bởi:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, Hà Nam
- Phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương


5


- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hà Tây và tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hưng Yên được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã gồm
các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Ân
Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ và thị xã Hưng Yên với tổng diện tích tự nhiên 923,09km2,
P

P

dân số 1.134.119 người.
1.1.2. Đặc điểm địa hình.
Địa hình tỉnh Hưng Yên có hướng dốc chung từ Tây Bắc xuống Đơng Nam và từ
Tây sang Đơng. Nhìn chung địa hình phức tạp cao độ đất đai khơng đồng đều mà hình
thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Về cao độ tồn tỉnh, sơ bộ đánh giá như sau:
+ Cao độ trung bình từ +2,0 đến + 4,5m chiếm 70%
+ Cao độ thấp nhất từ +1,2 đến +1,8m chiếm 10%
+ Cao độ cao nhất từ +5 đến +7m chiếm 20%
Địa hình cao tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc tỉnh gồm các huyện: Văn
Giang, Khối Châu, Văn Lâm, địa hình thấp tập trung ở các huyện: Phù Cừ, Tiên
Lữ, Ân Thi.
Do điều kiện địa hình phức tạp, ruộng đất cao thấp chênh lệch lớn và xen kẽ
nhau nên việc tưới, tiêu gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng mới nắng đã hạn, mới
mưa đã úng xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến thời vụ năng suất cây
trồng và chi phí quản lý khai thác các cơng trình thuỷ lợi rất lớn. Đất đai trong tỉnh
tuy phì nhiêu, màu mỡ nhưng phần lớn là chua và phèn.
1.1.3. Đặc điểm địa chất.
Tỉnh Hưng Yên nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu
tạo bằng các trầm tích bở rời thuộc kỷ Đệ tứ , chiều dày từ 150m đến 160m.
Theo thứ tự địa tầng bao gồm các loại đất đá như sau:

- Các trầm tích Phistoxen, bề dày 130m đến 140m với các trầm tích vụn thơ
gồm sạn, sỏi, cát thơ, cát trung có xen kẹp các thấu kính xét bột. Bao gồm các lớp:
+ Tầng bồi tích sơng, thành phần chủ yếu là cuội, sạn, cát đa khoáng xen kẹp
các lớp sét mỏng màu xám, màu nâu, nâu gụ, bề dày đạt 75 đến 80m, nằm chính
hợp trên tầng bồi tích sông, phân bố khắp khu vực.


6

+ Tầng bồi tích sơng kiểu hỗn hợp, thành phần là cát, sét, sét cát màu xám,
màu nâu, nâu gụ, bề dày đạt 50 đến 60m nằm chỉnh hợp trên tầng bồi tích sơng,
phân bố khắp khu vực.
- Các trầm tích Holoxen, bề dày 5 đến 30m thành phần chủ yếu là sét cát, sét
bột, sét chứa hữu cơ, phân bố trên mặt địa tầng bao gồm các lớp:
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng.
Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa của các con sông trong khu vực
bồi đắp, thành phần cơ giới của đất từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua và
nghèo lân, có thể chia ra 8 loại chính sau:
1 - Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi màu nâu thẫm trung tính, ít
chua, đây là loại đất tốt rất thích hợp cho trồng màu và lúa cao sản. Tập trung ở các
huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động.
2 - Đất phù sa ít được bồi của hệ thống sơng Hồng. Tập trung ở ngồi đê
sơng Hồng, sơng Luộc thuộc huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Thị xã,
Tiên Lữ.
3 - Loại đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng. Tập trung ở ngồi đê
sơng Hồng, sơng Luộc thuộc huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Thị xã,
Tiên Lữ.
4- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình. Tập trung ở các
huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Phù Cừ, Ân Thi.
5- Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng. Tập trung ở các huyện Kim

Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Yên Mỹ, Phù Cừ.
6- Đất phù sa glây chua của hệ thống sơng Hồng có ở các huyện Văn Giang,
Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ.
7- Đất phù sa úng nước mưa mùa hè, phân bố rải rác ở các huyện.
8- Đất phù sa loang lổ đỏ vàng, phân bố ở Phù Cừ.
Nhìn chung, đa phần các loại đất ở Hưng n có độ phì khá, thích hợp để
canh tác nhiều loại cây trồng cả ngắn ngày và lâu năm. Tài nguyên đất của Hưng
Yên cơ bản đáp ứng với yêu cầu phát triển của một nền nông nghiệp thâm canh cao
với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Đây là cơ sở khá thuận lợi để Hưng Yên chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển nơng sản hàng hố, nâng cao hiệu quả
kinh tế và hiệu quả sử dụng đất.


7

1.1.5. Đặc điểm khí tượng
1.1.5.1. Mạng lưới trạm khí tượng - thuỷ văn.
Bảng 1.1: Mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn
T

Tên trạm

T

Sơng

Yếu tố

Thời đoạn


quan trắc

quan trắc

Ghi chú

I

Trạm khí tượng

1

Hưng n

X

2

Bần

X

3

Ân Thi

X

4


Phù Cừ

X

II

Trạm thuỷ văn

1

Hưng Yên

Hồng

H, Q

1955 - nay

Di chuyển trạm nhiều lần

2

Triều Dương

Luộc

H, Q

1990 - nay


Từ 1979 ngừng đo Q

X, U, h
1960 - nay

1.1.5.2. Đặc điểm khí hậu
Hưng Yên thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tuy không giáp với biển nhưng
vẫn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền duyên hải, hàng năm chia hai mùa rõ rệt: mùa
nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đơng lạnh, ít mưa
từ tháng 11 đến tháng 3.
1 - Mưa
a - Mưa năm: Tổng lượng mưa năm bình quân của Hưng Yên đạt 1.633mm và phân
bổ thành 2 mùa: Mùa mưa là thời kỳ có lượng mưa tháng ổn định trên 100mm và
bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hoặc 11 với tổng lượng mưa bình quân
cả mùa là từ 1.200 đến 1.400mm, chiếm 80 đến 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa từ 24 đến 87mm, chiếm 10 đến
20% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa ở Hưng Yên biến động khá mạnh theo các
tháng, mức độ biến động phụ thuộc vào thời gian và cường độ hoạt động của các hệ
thống gió mùa và các kiểu nhiễu động thời tiết. Hàng năm ở Hưng Yên có khoảng
100 đến 150 ngày mưa. Trong cùng một tỉnh song số ngày mưa mỗi nơi một khác, ở
thị xã Hưng Yên có số ngày mưa là 100 đến 145 ngày. Trong mùa đơng, trung bình
một tháng có 8 đến 10 ngày mưa, mùa hạ trung bình một tháng có 13 đến 15 ngày


8

mưa. Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 1 và tăng dần đến tháng 4, tháng 8 là tháng có
nhiều ngày mưa và lượng mưa nhiều nhất.
Chế độ mưa không những biến động về thời gian bắt đầu và kết thúc mùa
mưa, mà còn rất mạnh mẽ về lượng mưa. Năm mưa nhiều lượng mưa lớn gấp 3 lần

năm mưa ít.
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình tháng tại các trạm
Trạm

1

Hưng Yên

26

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đơn vị: mm
11


12

Năm

25,6 48,7 87,4 170,5 227,9 231,4 281,8 258 181,5 69,4 24,1 1.633

Ân Thi

17,4 16,9 43,7 77,4 157 223,3 212,6 262,1 202 141,4 51,5 15,2 1.420

Bần

21,9 18,6 27,6 99,5 146,3 245,7 214,2 309,1 237 150,3 53,9 14,4 1.539

b - Mưa gây úng: Lượng mưa một ngày lớn nhất đã đo được tại một số vị trí trong
tỉnh như sau: Hưng Yên 377,9mm, Bần 281,1mm. Trong các tháng mùa mưa, nhất
là tháng 7 và 8 thường có những đợt mưa kéo dài 3, 5, 7, 10 ngày hoặc hơn nữa,
sinh ra lũ lớn và úng lụt nghiêm trọng như các năm 1963, 1968, 1971, 1973, 1979,
1996 ... Lượng mưa 1, 3, 5 ngày lớn nhất ứng với tần suất khác nhau ở các trạm
xem bảng 1.3
Bảng 1.3. Lượng mưa 1,3,5, ngày ln nht ng vi cỏc tn sut
Trạm

Tần suất (%)
5
10
20
5
10

20

Hưng Yên

Bần

n v: mm
Lượng mưa ngày lớn nhất
1 ngày
3 ngày
5 ngày
320
375
420
295
325
370
225
265
310
318
360
400
278
307
312
210
251
283


2 - Nhiệt độ: Lượng bức xạ ở Hưng Yên dồi dào, nên nhiệt độ cao, nhiệt động trung
bình năm 23,50C và khá đồng nhất trên địa bàn tỉnh, phù hợp với yêu cầu phát triển
P

P

nông nghiệp quanh năm, tuy nhiên do sự chi phối mạnh mẽ của hoàn lưu cực đới


9

nên hàng năm nhiệt độ tại Hưng Yên phân hoá thành hai mùa có tính chất khác hằn
nhau: Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình ổn định trên 250C, mùa đơng rét lạnh, nhiệt
P

P

độ trung bình dưới 200C.
P

P

Bảng 1.4: Nhiệt độ trung bình tháng, cao nhất tuyệt đối, thấp nhất tuyệt đối
tại trạm khí tượng Hưng Yên
Đơn vị: 0C
P

Trạm

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

P

12 Năm

Trung bình

16,7 17,6 20,2 23,9 26,8 28,9 29,1 28,5 26,9 24,7 21,3 17,9 23,5

Cao nhất tuyệt đối


30,0 32,6 31,9 36,1 38,9 39,4 38,2 36,5 34,5 33,9 32,5 30,5 39,4

Thấp nhất tuyệt đối 4,9 5,3 9,4 13,0 17,3 19,4 20,6 21,8 36,6 11,2 8,4 5,3

4,9

3 - Độ ẩm: Khí hậu ở đây khá ẩm ướt, độ ẩm tương đối trung bình năm vượt quá
80%. Biên trình ngày của độ ẩm hơi ngược pha với nhiệt độ, ban ngày độ ẩm thấp,
đêm cao, giá trị lớn nhất tại thời điểm 4 đến 6 giờ sáng, nhỏ nhất tại thời điểm 12
đến 15 giờ.
Bảng 1.5. Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại Hưng Yên
Trạm

1

Hưng Yên

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

Đơn vị: %
12

Năm

85,6 86,8 90,2 90,6 87,4 84,4 85,2 88,8 88 83,7 83 83,3 86,4

4 - Bốc hơi:

Lượng bốc hơi trong toàn năm ở Hưng Yên từ 700 đến 900mm, thấp

nhất là ở Hưng Yên và tăng dần lên các huyện phía Bắc. Mùa hè lượng bốc hơi
nhiều, chiếm 55 đến 60% lượng bốc hơi cả năm. Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là
tháng 10, 11 và nhỏ nhất là tháng 3.
Bảng 1.6. Lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm tại trạm Hưng Yên
Đơn vị: mm
Trạm
Hưng Yên

5 – Gió:

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 Năm

65,6 50,6 49,8 55,8 82,1 89,3 95 73,7 71,5 85,1 85 79,8 73,6

Hướng gió trong một năm biến đổi và thể hiện theo mùa của hoàn lưu.

Các tháng giữa mùa đơng, gió có thành phần Bắc (Bắc, Đơng Bắc, Tây Bắc) chiếm
tần suất từ 40 đến 65%, trong đó hướng Bắc xuất hiện nhiều hơn cả. Tuy vậy trong



10

mùa đơng gió Đơng Nam vẫn có tần suất lớn (đầu mùa 15 đến 25%, giữa mùa 25
đến 45%, cuối mùa 50 đến 65%) vì khi khơng khí lạnh suy yếu, tín phong lại phát
huy tác dụng.
Về mùa hạ gió Đông Nam lại thịnh hành với tần suất 32 đến 65%. Ngồi ra
gió Tây Nam tuy xuất hiện với tần suất 5% nhưng có ảnh hưởng xấu tới người, cây
trồng và vật ni vì tính chất khơ nóng. Bảng (1.7) cho thấy tần suất các hướng gió
ở Hưng Yên.
Bảng 1.7: Tần suất hướng gió các tháng trong năm tại trạm Hưng n
Hướng
Tháng

Bắc

Đơng
Bắc

Đơng

Đơn vị: (%)

Đơng

Nam

Nam

Tây


Tây

Nam

Tây

Lặng

Bắc

gió

1

40

3

8

31

4

1

1

12


26

2

26

3

10

41

3

0

1

6

23

3

20

3

12


54

6

0

0

5

24

4

10

3

13

62

8

1

1

2


16

5

10

3

11

55

12

1

1

7

16

6

10

6

9


40

19

3

2

11

23

7

6

3

8

45

24

3

4

7


21

8

9

6

10

36

15

2

4

18

31

9

29

7

10


21

5

1

2

25

34

10

40

6

9

18

3

1

1

22


32

11

41

5

9

18

3

1

0

23

31

12

42

5

8


22

3

1

1

18

29

Tốc độ gió thay đổi phụ thuộc nhiều vào độ cao và khoảng cách đối với biển.
Hàng năm tốc độ gió mạnh đạt từ 30 đến 35m/s tập trung trong mùa bão (tháng 7,8,
9)
Bảng 1.8. Tốc độ gió tại trạm Hưng Yên
Đơn vị: m/s
Trạm
TB tháng

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

1,57 1,57 1,43 1,36 1,43 1,14 1,07 1,14 1,07 1,14

11

12

1,14

1,29


11

6 - Bão và áp thấp nhiệt đới: Hưng Yên không tiếp giáp với biển, không bị bão đổ
bộ trực tiếp, do vậy sức gió khi vào đến đây đã giảm đi đáng kể. Tuy vậy, tốc độ gió
trong cơn bão có năm tới 35m/s. Mưa to do ảnh hưởng của bão gây ngập lụt khá
nghiêm trọng, lượng mưa do bão chiếm tỷ trọng lớn tới 15 đến 20% tổng lượng
mưa cả năm, tháng 8 lượng mưa do bão chiếm tới 30 đến 50% tổng lượng mưa
tháng.

7 - Các yếu tố khí tượng khác: Tổng số giờ nắng cả năm ở Hưng Yên từ 1.500 đến
1.800 giờ, xấp xỉ số giờ nắng ở các nơi khác thuộc đồng bằng Bắc bộ, mùa nóng số
giờ nắng nhiều hơn mùa lạnh. Các tháng V, VI, VII số giờ nắng tới 200 đến 230 giờ
có năm tới 280 đến 300 giờ, trong khi các tháng mùa lạnh, số giờ nắng chỉ có 45
đến 95 giờ mỗi tháng.
1.1.6. Đặc điểm thủy văn .
1.1.6.1.Mạng lưới sơng ngịi :
Sơng ngịi Hưng n có thể chia thành 2 loại: các sơng chính bao ngồi và
các sơng trong nội đồng.
Sơng Ngồi :
- Sơng Hồng chạy dọc theo ranh giới phía Tây của tỉnh dài 57km, đoạn sơng này
rộng (có chỗ tới 3 đến 4km) và sâu, có nhiều cồn bãi lớn. Sông Hồng là nguồn cung
cấp nước tưới chủ yếu cho hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải qua cống Xuân Quan,
mực nước thượng lưu cống Xuân Quan dao động từ 1,74 ÷ 2,84 m; nhưng trong
thời gian gần đây, mực nước có chiều hướng suy giảm cụ thể năm 2006 mực nước
thấp nhất đã xuống đến (+1,42) m.
- Sông Luộc dài 63km chảy dọc theo ranh giới phía nam của tỉnh Hưng Yên và
tỉnh Hải Dương. Đoạn bao quanh Hưng n dài khoảng 20km, sơng rộng trung
bình 150 đến 250m, sâu 4 đến 6m. cao độ đáy (-1,0) ÷ (-5,0 ) m, Sơng chảy quanh
co uốn khúc, lịng sơng hẹp nhưng có bãi khá rộng, vào mùa lũ, lũ của sông Hồng
truyền tải một phần qua sông luộc sang sơng Thái Bình với lưu lượng khoảng 2000
m3/s, đoạn hạ lưu cũng chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều ( An Thổ).
P

P


12

Sông nội vùng: Các sông nội đồng: Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên, Tây Kẻ

Sặt là các trục tưới tiêu rất quan trọng trong hệ thống tưới tiêu của hệ thống.
-

Sơng Kim Sơn: hay cịn gọi là sơng Chính Bắc, từ cống Xuân Quan đếu Âu
thuyền Cầu Cất, là trục dẫn nước tưới chính cho hệ thống và cùng với sơng
Đình Đào là trục tiêu Chính phía Bắc cho hệ thống Bắc Hưng Hải.

-

Sông Điện Biên: là đoạn sông từ cống Lực Điền đến cửa thị xã Hưng Yên,
dài 25km là sông dẫn nước chủ yếu cho tiểu khu tây nam Cửu An lấy nước
của sông Kim Sơn qua cống Lực Điền.

-

Sông Tây Kẻ Sặt: Là con sông khá rộng và sâu nối sông Kim Sơn với sông
Cửu An. Là con sông dẫn nước tưới quan trọng, lấy nước từ sơng Kim Sơn
qua cống Tranh tưới cho tiểu khu Bình Giang- Bắc Thanh Miện, đông nam
Cửu An và một phần tiểu khu tây nam Cửu An.

-

Sơng Đình Đào: đoạn sơng từ Bá Thuỷ đến Ngọc Lâm dài 33km. Là con
sông nối sơng Kim Sơn với Cửu An, vai trị của sông này cũng như sông
Điện Biên và Tây Kẻ Sặt, là trục tiêu chính phía Bắc, tiêu nước từ sơng Kim
Sơn và sông Tràng Kỷ đổ vào dẫn xuống ngã ba Cự Lộc rồi đổ ra Cầu Xe,
An Thổ.

-


Sông Cầu Xe (cống Cầu Xe), Tứ Kỳ (cống An Thổ): Cống Cầu Xe và An Thổ
là 2 cửa tiêu quan trọng nhất của của khu Bắc Hưng Hải trong mùa mưa lũ.

-

Sơng Cửu An: Là sơng chính nam của hệ thống từ Sài Thị đến Cự Lộc, là
trục tiêu chính nam hiện nay.

-

Sông Tràng Kỹ: Là sông tưới tiêu kết hợp, có nhiệm vụ dẫn nước tưới cho
phần phía Đơng của tiểu khu Gia Thuận, một phần tiểu khu Bắc Kim Sơn và
phần phía bắc của tiểu khu Cẩm Giàng.

-

Sơng Đình Dù: Là sông dẫn nước cung cấp cho trạm bơm Văn Lâm và Như
Quỳnh.


13

-

Sông Cầu Bây: Là trục dẫn nước tưới tiêu kết hợp của tiểu khu Gia Lâm lấy
nước từ sông Kim Sơn và tiêu vào sông Kim Sơn đều qua cống Xn Thuỵ.

-

Sơng Hồ Bình: Là trục dẫn nước tưới chính cho tiểu vùng tây nam Cửu An,

sông nối với sông Cửu An bằng các con sông Bản Lễ - Phượng Tường,
Nghĩa Trụ.

1.1.6.2. Dòng chảy năm.
Cũng như lượng mưa năm, dòng chảy phân phối không đều trong năm, tập
trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm 80% lượng dòng chảy năm. Lượng
dòng chảy tháng 8 lớn nhất chiếm 24% lượng dòng chảy năm, còn lượng dòng chảy
nhỏ nhất là tháng 3 chỉ chiếm 1,2 đến 2,2% lượng dòng chảy năm. Mùa lũ kéo dài 5
tháng nhưng lượng nước chiếm tới 80% lượng dòng chảy năm, mùa kiệt kéo dài 7
tháng và 3 tháng kiệt nhất chỉ chiếm 4,2% lượng dịng chảy năm.
1.1.6.3. Dịng chảy lũ.
Dịng chảy các sơng nội đồng chịu ảnh hưởng của dịng chảy các sơng lớn
như sông Hồng, sông Luộc.
1.1.6.4. Tần suất xuất hiện đỉnh lũ và thời gian xuất hiện đỉnh lũ.
Đỉnh lũ mỗi năm lớn nhỏ khác nhau, song đỉnh lũ hầu như năm nào cũng
vượt báo động 1.
Mùa lũ thường xảy ra chung với mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10). Lũ lớn
thường xảy ra vào các tháng 7, 8, 9 trùng với thời gian có nhiều mưa to, tức là trùng
với thời gian thường xảy ra úng vụ mùa. Mực nước lũ ngồi sơng là nhân tố có ý
nghĩa quyết định trong việc tiêu úng. Khả năng tiêu tự chảy hoặc tiêu bằng bơm
nhiều hay ít và do mức độ úng nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào mục nước lũ
ngồi sông thấp hay cao. Mực nước1,3,5,7 ngày max tại các trạm dọc sông xem
Bảng 1.9.


14

Bảng 1.9. Mực nước1,3,5,7 ngày max tại các trạm dọc sơng
Trạm


Thời đoạn

1957-nay
Hưng n
1989-nay

1957-nay
Triều Dương
1989-nay

Loại

Mực nước (P%)

H (cm)
5%

10%

20%

1

657

783

750

713


3

647

772

740

703

5

635

757

727

691

7

617

741

710

674


1

689

783

762

737

3

681

774

753

728

5

667

761

740

715


7

653

746

725

700

1

552

694

655

612

3

542

683

645

603


5

527

667

630

588

7

513

650

613

572

1

580

664

648

628


3

571

653

638

618

5

557

640

625

604

7

543

629

612

591


1.1.6.5. Dịng chảy kiệt:
Dịng chảy trong sông trong mùa cạn chủ yếu là do nước ngầm và lượng
nước tiêu bề mặt lưu vực cũng như lượng trữ trong lịng sơng vào cuối mùa lũ cung
cấp. Mặt khác do các sông ở đây nằm gần biển nên dòng chảy mùa cạn của chúng
còn phụ thuộc khá nhiều vào chế độ thuỷ triều ở biển. Những năm gần đây, do hoạt
động của đập Thác Bà trên sơng Chảy, Hồ Bình trên sơng Đà làm cho dịng chảy
trong sông Hồng vào mùa cạn tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nước vào
đồng.
Do hai nguyên nhân chủ yếu là được tăng cường lượng nước vào mùa cạn do
tác dụng của các cơng trình thuỷ lợi như hồ Hồ Bình và do diễn biến lịng sơng nên
tỷ lệ lưu lượng phân qua Thượng Cát trên sông Đuống và Triều Dương trên sơng
Luộc tăng lên, do vậy tình hình cung cấp nước vào mùa cạn cho các sơng nội đồng
Hưng Yên được cải thiện đáng kể.


15

Bảng 1.10. Mực nước 1,3,5,7 ngày thấp nhất năm tại các trạm theo từng thời đoạn
Trạm

Hưng Yên

HTB

H1 min

P (%)
5


10

25

50

75

85

95

44

64

60

53

44

36

31

23

H3 min


47

67

63

56

48

39

34

25

H5 min

50

69

65

58

50

42


37

28

H7 min

53

71

68

61

53

45

40

32

H1 min

63

79

76


71

64

57

52

43

H3 min

66

79

77

73

67

60

56

48

H5 min


69

81

79

75

70

64

60

53

H7 min

72

82

80

77

73

68


65

59

H1 min

73

96

91

82

72

63

58

51

1962-1988 H3 min

75

98

93


84

74

65

61

54

H5 min

77,5

100

95

86

77

68

64

57

H7 min


80

101

97

88

80

71

67

60

H1 min

88

107

104

98

90

80


74

62

H3 min

91

108

105

100

92

84

49

69

H5 min

94

110

107


102

95

87

82

73

H7 min

98

113

105

104

98

92

88

83

1962-1988


Triều
Dương

Đặc
trưng

Giai đoạn

1989-nay

1989-nay

Sự biến đổi nhiều năm của lượng nước hoặc lưu lượng bình quân giữa mùa
cạn của các năm trên các sông đều lớn hơn mức biến động của lượng nước hàng
năm. Sự biến đổi nhiều năm của lưu lượng bình quân tháng 3 cũng biến đổi mạnh
hơn lưu lượng bình quân mùa cạn hàng năm.
Về mùa cạn, triều ảnh hưởng lên tới gần trạm Hưng Yên trên sông Hồng ở
mức biên độ thuỷ triều lớn nhất 0,5m.
Như đã nêu ở phần đặc điểm khí tượng, tình hình hạn hán cũng thường
xuyên xảy ra vào mùa cạn, mực nước sơng xuống thấp vì vậy việc lấy nước tưới
gặp nhiều khó khăn.
1.1.6.6. Dịng chảy rắn.
Trong 1 năm lượng ngậm cát biến đổi theo mùa. Mùa lũ, lượng ngậm cát lớn
và mùa cạn, lượng ngậm cát bé. Chênh lệch khá lớn, trong vùng nghiên cứu hiện
nay khơng cịn trạm nào còn tiến hành đo độ đục mà đã ngừng từ những năm 1980,
1981. Chỉ còn trạm Thượng Cát (Sơng Đuống) và Sơn Tây (sơng Hồng) là cịn tiếp
tục đo.


16


Từ tháng 1 đến tháng 3 lượng ngậm cát các sơng nhỏ và tương đối ổn định.
Tháng 7, 8 có lượng ngậm cát lớn trong đó tháng 8 lớn nhất có thể gấp 10 đến 40
lần lượng ngậm cát nhỏ nhất.
Qua bảng thống kê ta nhận thấy rằng nhờ sự điều tiết của hồ Hồ Bình mà
lưu lượng nước về mùa kiệt tăng, mùa lũ giảm và do vậy lượng ngậm cát cũng thay
đổi tương ứng.
Lượng ngậm cát nhỏ nhất và lớn nhất trong một tháng chênh nhau 10 đến 15
lần, cá biệt có thể lên tới 100 lần. Lượng cát bùn tập trung vào mùa lũ tới 90% và
trong mùa lũ chủ yếu là hai tháng 7, 8 chiếm tới 60 đến 70% lượng cát bùn cả năm.
Tổng lượng cát bùn biến đổi trong năm cũng tương tự như biến đổi của lượng nước
nhưng mức độ tập trung của cát bùn cao hơn về mùa lũ.
Qua bảng thống kê lượng chuyển cát, độ đục trên thấy rõ ảnh hưởng của hồ
Hồ Bình. Từ sau 1990, khi hồ Hồ Bình bắt đầu đi vào hoạt động lượng cát bùn
giảm rõ rệt.
1.1.6.7. Mặn:
ở một vị trí nhất định trên sơng, độ mặn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhau như lưu lượng thượng du, thuỷ triều ở biển, mưa, gió nhiệt độ, tác động
của con người và sự thay đổi địa hình sơng. Về mùa cạn nếu lấy độ mặn 1%o làm
giới hạn có thể sử dụng để tưới ruộng thì tồn bộ hệ thống sơng của Hưng n
khơng bị ảnh hưởng của mặn. Đây là một điểm rất thuận lợi cho việc lấy nước sông
phục vụ tưới.
1.1.6.8. Thuỷ triều:
Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều. Thời gian trung bình một con triều trong
mùa cạn là 25h, thời gian triều lên khoảng 11h và thời gian triều xuống là 13h. Độ lên
thuỷ triều là chênh lệch mực nước đỉnh triều và chân triều, cứ khoảng 15 ngày có 1
kỳ nước cường và 1 kỳ nước ròng. Trong năm mực nước triều trung bình tháng lớn
nhất thường vào tháng 10 và thấp nhất vào tháng 3. Mực nước biển cao nhất và thấp
nhất đã xảy ra ở mỗi trạm có khác nhau. Chênh lệch triều lớn nhất ở Hịn Dấu là 3,94
(23/8/1968). ứng với chu kỳ xích vĩ của mặt trăng, chế độ triều cũng có chu kỳ nhất

định do thiên văn quyết định, khoảng 16,25m năm có một thời kỳ triều mạnh nhất,
một thời kỳ triều yếu nhất.


17

Mùa lũ triều không ảnh hưởng lên tới Hưng Yên. Mùa cạn nước thượng
nguồn về nhỏ, mực nước trong sông xuống rất thấp. Do ảnh hưởng của thuỷ triều
trong những pha triều lên mực nước được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc
lấy nước tưới ruộng.
Mặt khác, do sự dao động của mực nước trong vùng chịu ảnh hưởng của
thuỷ triều có chu kỳ, vì thế có thể chủ động được kế hoạch tưới. Như trên đã phân
tích trong mùa cạn nước sông Hưng Yên không bị ảnh hưởng của mặn, do vậy nhờ
việc theo dõi sát các con triều, việc tưới tiêu sẽ trở nên thuận lợi hơn nhiều.
1.1.6.9. Nguồn nước ngầm:
Qua khảo sát trữ lượng nước ngầm của tỉnh là tương đối lớn, chất lượng nước
tốt tập trung ở phía Bắc của tỉnh. Nguồn nước ngầm hiện nay được khai thác một
phần sử dụng trong sinh hoạt của nhân dân, cơng nghiệp, khai thác đóng chai ở Như
Quỳnh huyện Văn Lâm. Khối lượng khai thác nước ngầm của tồn tỉnh tính đến nay
khoảng 19.000m3/ngàyđêm, tập trung chủ yếu ở nhà máy nước An Vũ - thị xã Hưng
P

P

Yên 5.000m3/ngàyđêm, Phố Nối 6.000m3/ngàyđêm. Các điểm cấp nước Tiên Quán,
P

P

P


P

thị trấn Khoái Châu, Ngọc Thanh, thị trấn Trần Cao, Thụy Lơi, nhà máy nước
Lavie, ngồi ra cịn có khoảng 15.000 giếng khoan ở các hộ gia đình.
1.2.Hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng
1.2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội
1.2.1.1. Hiện trạng chung nền kinh tế
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020” thì nhịp tăng giá trị sản xuất bình quân trong
giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn tỉnh đạt 17,4% hàng năm. Trong đó, giá trị sản
xuất khối ngành nơng nghiệp - thuỷ sản tăng bình quân 5,2%/năm, giá trị sản xuất
khối ngành công nghiệp tăng bình quân 24,7%/năm, giá trị sản xuất khối ngành dịch
vụ tăng bình qn 15%/năm.
GDP trên địa bàn tỉnh cũng có xu hướng phát triển khơng ngừng. Tốc độ tăng
trưởng bình quân GDP trong giai đoạn 2001-2005 đạt 12,3%/năm, năm 2001 đạt
10,9% tăng lên 12,9% năm 2005.
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh trong những năm qua có bước chuyển dịch
mạnh theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ,
giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp.


18

Bảng 1.11. Cơ cấu GDP theo từng ngành kinh tế của tỉnh
Đơn vị: %
Năm

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

GDP

100

100

100

100


100

100

Nông nghiệp-thuỷ sản

41

38

35,6

33,5

31,9

30,5

Công nghiệp-xây dựng

30,5

32,4

34,4

36

37


38

Dịch vụ

28,5

29,5

30

30,5

31,1

31,5

Chỉ tiêu

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2010
1.2.1.2. Hiện trạng nông nghiệp
Những năm qua, nông nghiệp Hưng Yên đã có sự phát triển tích cực trên cơ
sở chú trọng khai thác và phát huy lợi thế sinh thái nông nghiệp của địa bàn nằm ở
trung tâm vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ và trù phú, đồng thời là bộ phận hợp
thành của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nhờ vậy đã tạo được sự chuyển dịch
quan trọng trong cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển hàng hố: diện tích gieo
trồng các cây ngắn ngày như cây cơng nghiệp, rau, đậu, thực phẩm và cây hàng hố
khác (hoa, cây cảnh, dược liệu...), diện tích cây ăn quả lâu năm, quy mô đàn gia súc,
gia cầm, thuỷ sản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Trong thời kỳ 2001-2005 giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp –thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,42%/năm
tăng lên 5,2%/năm giai đoạn 2005-2010s, giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp

(theo giá hiện hành) năm 2005 chiếm 30,5% GDP của tỉnh.
Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hưng Yên năm 2010chỉ đạt 1,6
triệu USD, chiếm tỷ trọng nhỏ (0,6%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.
Các nông sản xuất khẩu chính là dưa chuột, cà chua, cải xa lát, nhãn, vải quả khô,
long nhãn...
1. Hiện trạng sử dụng đất.
Theo báo cáo kiểm kê sử dụng đất năm 2010 của tỉnh Hưng Yên, năm 2010
đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện có là 56.413ha chiếm 61% diện tích tự
nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm 52.525 ha chiếm 86% đất nông nghiệp, đất
lúa 46.240ha chiếm 75,8% đất nông nghiệp, đất cây lâu năm là 3.888ha chiếm 6,4%


19

đất nông nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 4.541ha chiếm 7,4% đất nông
nghiệp. Đất bằng chưa sử dụng là 508ha chiếm 0,5% diện tích tự nhiên.
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của tỉnh Hưng Yên xem bảng 1.12 phụ
lục 1.
- Bảng tổng hợp diện tích đất bãi toàn tỉnh phân theo các huyện xem bảng
1.13 phụ lục 1.

2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp qua một số năm của tỉnh Hưng Yên
Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 537.090 tấn (riêng thóc là
506.847 tấn), là tỉnh đạt chỉ tiêu cao về an toàn lương thực, với mức bình qn 474
kg/người. Tuy nhiên diện tích lúa chiêm xuân, lúa mùa đều giảm qua các năm do
quá trình đơ thị hố và cơng nghiệp hố. Các loại cây trồng có giá trị khác như: cây
cơng nghiệp, cây ăn quả, đặc sản ... đều tăng khá. Riêng diện tích, năng suất, sản
lượng cây đậu tương vụ đơng tăng mạnh.
Theo niên giám thống kê năm 2010 của tỉnh thì diễn biến diện tích, năng suất
và sản lượng cây trồng của các huyện qua 3 năm 2008 - 2010 được thống kê ở bảng

1.14 phụ lục 1 .
3. Chăn nuôi
Trong thời kỳ 2005-2010, ngành chăn nuôi của Hưng Yên đã giữ được sự
tăng trưởng giá trị sản xuất ổn định với tốc độ tăng khá cao, bình quân 9,6%. Tuy
nhiên, tỷ trọng của chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chưa
cao chiếm 29% năm 2010, tăng 5% so với năm 2005.
Chăn nuôi đại gia súc: Đàn trâu có xu hướng giảm trong giai đoạn 20052010. Năm 2010, tổng đàn trâu của tỉnh còn 3.305 con, giảm 1.517 con so với năm
2005. Cùng với quá trình phát triển cơ giới hố trong nơng nghiệp vai trị cày kéo
của đại gia súc đang giảm (đặc biệt là đàn trâu). Đàn bị có xu hướng tăng nhanh
trong những năm qua. Đàn bò đang được chuyển dần sang chăn nuôi hướng thịt.
Chăn nuôi gia cầm cũng phát triển mạnh, tăng bình quân 2,8%/năm trong
giai đoạn 2005-2010. Diễn biến phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh
ở bảng 1.15


20

Bảng 1.15. Diễn biến phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh Hưng Yên

Đơn vị: con
Hạng mục

TT

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010


1

Trâu

4.822

3.897

3.305

2



31.580

36.914

43.234

3

Lợn

519.272

545.603

599.652


4

Gia cầm

6.179.000

6.206.000

6.496.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2010
4. Thuỷ sản
Những năm gần đây, sản xuất thuỷ sản có sự chuyển biến khá tích cực. Gía
trị sản xuất thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,3%/năm trong giai đoạn
2005-2010. Sản lượng thuỷ sản tăng bình quân 12,6% trong giai đoạn 2005-20010
đưa sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 12.704 tấn tăng 5.124 tấn so với năm 2005
Sản xuất giống thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng cao 25,6%/năm trong giai đoạn
2008-2010 bảng 1.16 .
Bảng 1.16. Một số chỉ tiêu ngành thủy sản tỉnh Hưng Yên
TT

Hạng mục

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1


Trâu

4.822

3.897

3.305

2



31.580

36.914

43.234

3

Lợn

519.272

545.603

599.652

4


Gia cầm

6.179.000

6.206.000

6.496.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2010
1.2.1.3. Hiện trạng công nghiệp.
Giai đoạn 2005-2010 giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hưng Yên đã tăng
trưởng mạnh luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với công nghiệp của cả nước,
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng kinh tế Hà Nội. Năm 2005, giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh Hưng Yên chiếm tỷ trọng về giá trị sản xuất công nghiệp
0,28% so với cả nước, 1,61% so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, 2,23% so với


21

vùng kinh tế Hà Nội, đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng đạt
tỷ trọng 1,84% so với cả nước, 8,36% so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,
11,01% so với vùng kinh tế Hà Nội.
Theo số liệu của niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2010, tỉnh Hưng
Yên có 16.641 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bao
gồm: 8 cơ sở thuộc khu vực quốc doanh, 16.600 cơ sở ngồi quốc doanh và 33 cơ
sở có vốn đầu tư nước ngồi. Một số sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu của tỉnh Hưng
Yên được thống kê ở Bảng 1.17 - Phụ lục 1.
1.2.1.4. Hiện trạng các ngành kinh tế khác
1. Giao thơng.

Hưng n có mạng lưới giao thơng tương đối phong phú bao gồm: giao thông
đường sông, giao thông đường sắt, giao thông đường bộ.
- Giao thông đường bộ: Có tổng chiều dài 6.133km (trong đó quốc lộ dài 85km,
tỉnh lộ dài 191km, huyện lộ dài 341km, đường đô thị và khu công nghiệp dài 52km,
đường giao thông nông thôn 5.464 km), mật độ đường bộ tỉnh Hưng Yên đạt
0,67km/km2 cao gấp 3 lần trung bình của cả nước.
P

P

+ Trên địa bàn tỉnh có các tuyến giao thơng quan trọng gồm 3 tuyến quốc lộ:
đường 5, đường 39, 38.
+ Có 10 tuyến đường tỉnh lộ gồm: 39B, 195, 199, 200, 205, 205C, 206, 196, 204,
209 và đường huyện lộ, đường đô thị và đường nông thôn. Đến nay 100% số xã
trong tỉnh đã có đường ơ tơ đến trung tâm.
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng (Qua tỉnh Hưng Yên dài 17km).
- Giao thông đường thuỷ:
+ Sông do Trung ương quản lý: tuyến sông Hồng, sông Luộc (dài 92km trong địa
phận tỉnh Hưng Yên). Sông Hồng đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 64km, sông
Luộc đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 28km. Luồng lạch trên sông khá ổn định,
đảm bảo độ sâu 1,5 - 3m.
+ Sông do địa phương quản lý; Sông đào Bắc Hưng Hải đoạn qua địa phận tỉnh
dài 34km, sơng rộng trung bình 40-50m, sâu 1,8-2m. Sông Cửu Yên đoạn qua địa
phận tỉnh dài 23km, sơng rộng trung bình 30-40m, sâu 1,8-2m. Sơng Chanh dài


22

27km, sơng rộng trung bình 50m, sâu 1,8-2m, cả 3 sông này xà lan trọng tải 150 tấn
đi lại được. Sơng Điện Biên dài 22km, sơng rộng trung bình 20m, sâu 1,2-1,5m.

Sơng Tam Đơ dài 7km, sơng rộng trung bình 50m, sâu 1,0-1,5m, xà lan trọng tải 70
tấn đi lại được.
2. Điện
Hệ thống cung cấp điện của Hưng Yên tương đối phát triển so với nhiều tỉnh
thuộc đồng bằng sông Hồng. Nguồn cung cấp điện năng chủ yếu của tỉnh là nhận
điện từ lưới điện quốc gia cấp điện áp 220kv và 110kv, tỉnh Hưng n khơng có
nhà máy điện riêng. Lưới điện trên địa bàn có 72km đường dây cấp điện áp 220kv,
121,3km đường dây cấp điện áp 110kv và 536km đường dây cấp điện áp 35kv.
Hiện tại, 100% số xã của tỉnh đã được cấp điện, khu vực thành phố 100% số hộ có
điện, khu vực nơng thơn số hộ có điện chiếm trên 99,95%.
3. Các ngành dịch vụ.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đạt tốc độ tăng trưởng 15,7%/năm, hệ
thống thương nghiệp đang được sắp xếp lại. Xuất khẩu tăng mạnh, giá trị xuất khẩu của
tỉnh tăng từ 22 triệu USD năm 2005 lên 210 triệu USD năm 2010. Một số khách sạn, di
tích văn hố lịch sử đang được xây dựng và tơn tạo lại, tạo tiền đề quan trọng cho phát
triển ngành du lịch trong những năm tới.
1.2.2.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng
1.2.2.1. Dự báo dân số và nguồn nhân lực
Nhờ vào những thành quả trong công tác dân số và kế hoạch hố gia đình
được thực hiện tốt trong giai đoạn vừa qua, tốc độ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn
tỉnh có xu hướng giảm. Dự kiến trong giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng dân số tự
nhiên bình quân trên địa bàn tỉnh khoảng 0,9%/năm. Đến năm 2015, dự báo dân số
trên địa bàn tỉnh khoảng 1.183.000 người. Giai đoạn 2015-2020 dự kiến tốc độ tăng
dân số tự nhiên bình quân hàng năm khoảng 0,8 – 1,0%/năm, dự báo dân số trên địa
bàn tỉnh năm 2020 khoảng 1.300.000 người.
Trên cơ sở xu hướng phát triển của lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh trong
các giai đoạn phát triển vừa qua, dự báo dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh đến
năm 2015 dự kiến là 775.000 người, chiếm 62,5% dân số tỉnh. Dân số trong độ tuổi



×