Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập cơ sở văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.96 KB, 13 trang )

LỄ HỘI ĐÚC BỤT
Thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung về chủ đề và vấn đề chọn để nghiên
cứu.
Quê hương – hai tiếng vang lên thiêng liêng tràn ngập cảm xúc, bồi hồi,
hoài niệm về những kí ức đã vụt xa mãi chẳng bao giờ tìm thấy ở bất kì nơi
đâu. Đối với mỗi đứa trẻ mảnh đất quê nhà là nơi chúng ta được hịa mình vào
dịng sơng xanh mát, là nơi được tung tăng chạy trên cánh đồng lúa bạt ngàn,
là nơi được cùng những người thân yêu ấp ủ bao kỉ niệm thời ấu thơ tràn đầy
hạnh phúc, là nơi được hịa mình vào khơng khí lễ hội truyền thống rộn ràng,
náo nức...
Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ở Vĩnh Phúc, tôi may mắn được bố
mẹ cho tham gia rất nhiều lễ hội ở địa phương, mỗi lễ hội đều cho tôi những
cảm xúc rất riêng, sự tự hào về truyền thống của quê hương luôn thường trực
trong tơi.Với tơi lễ hội chính là “ kim chỉ nam” hướng con người tới những giá
trị tốt đẹp từ ngàn đời. Thế nhưng vài năm gần đây, lễ hội Đúc bụt- một lễ hội
lâu đời nổi tiếng ở quê hương , nơi tôi đã từng trực tiếp được tham gia, đã có
rất nhiều ý kiến trái chiều được đặt ra, bàn luận.Chính sự bàn luận ấy là nguồn
cảm hứng để tơi tiến hành nghiên cứu này.

2. Giải thích khái niệm có trong nghiên cứu
Người Việt Nam ta chắc hẳn khơng cịn xa lạ gì với hai chữ “lễ hội” bởi lẽ sự
phong phú và đa dạng của nó trên khắp mọi miền tổ quốc. Mỗi lễ hội lại mang
tới những sự đặc sắc riêng thể hiện phong tục nơi đó, nền văn hóa khơng thể
trộn lẫn.Khái niệm lễ hội được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau.
Các tác giả Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy,
Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa ,2008,tr694,trong Từ điển tiếng Việt của
Trung tâm Từ điển học Vietlex quan niệm lễ hội là: “cuộc vui chung có tổ chức,


có các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống”.
1


Bùi Thiết cho rằng: Hội lễ là cách gọi cô đọng nhằm để chỉ toàn bộ các hoạt
động tinh thần và ứng xử, phản ánh những tập tục, vật hiến tế, lễ nghi dâng
cúng, những hội hè đình đám của một cộng đồng làng xã nhất định [48, tr.5].
Các tác giả Lê Huy Trâm-Hồng Anh Nhân trong cơng trình Lễ tục, Lễ hội truyền
thống xứ Thanh(Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội -2001, tr 11 -15) đã đưa quan
điểm trong việc nhận thức và nghiên cứu lễ hội. Hai tác giả nhấn mạnh đến
việc quan sát, tiếp cận Lễ hội trong sự tổng thể của nó, chứ khơng nên tách
phần Lễ riêng và phần Hội riêng; Cho đến nay, chúng ta dễ nhất trí với nhau: Lễ
khơng phải chỉ là một hiện tượng đơn thuần, hoạt động độc lập tách biệt chỉ là
lễ và hội. Đã có lúc ta coi đó là văn nghệ hoặc văn hóa thuần túy và xem xét lễ
hội như là “hoạt động văn hóa”, tách phần hội như là tiết mục trị diễn văn
nghệ, có khi tách phần ngôn từ để để chỉ xem xét phần văn học của trò
diễn.Việc tách biệt ra từng phần để nghiên cứu là cần thiết song một khi diện
mạo của lễ hội chưa được khảo tả kỹ càng, đầy đủ và trung thực thì các phần
nghiên cứu tách biệt về trò diễn, về văn bản lời ca, về lễ hội đơn thuần...dễ sa
vào phiến diện, đại khái và suy diễn, khơng giúp cho chúng ta khái qt được
con đườnghình thành và phát triển của lễ hội truyền thống, không cát
nghĩađúng đắn và đầy đủ bản sắc dân tộc trọng các lễ hội [54, tr.11-12].
Từ những luận điểm trên ta có thể đứa ra được một kết luận khái quát
về lễ hội:
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hố cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư
trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật
lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của
con ngưòi với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội.

3.Xác định câu hỏi và địa bàn nghiên cứu.

3.1.Xác định câu hỏi
3.1.1 Liệu rằng đây có phải một lễ hội “vơ văn hóa và phản cảm” hay “thiêng
liêng”?
3.2.Địa bàn nghiên cứu
Bài viết này là kết quả khảo cứu ở thôn Phù Liễn- xã Đồng Tĩnh- huyện Tam
Dương- tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc là một trong những mảnh đất đầu tiên của nước ta từ thời vua
Hùng.Trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm, sự chiếm lĩnh của công nghệ hóa,
hiện đại hóa nhưng Vĩnh Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.Tam Dương
là một huyện liền kề với thành phố Vĩnh Yên, thuộc vùng trung du, nằm ở trung
2


tâm của tỉnh Vĩnh Phúc. Là huyện có 3 miền địa hình là đồng bằng, trung du và
miền núi.Phù Liễn là làng thuần nơng, sản xuất nơng nghiệp đóng vai trò rất
quan trọng đối với đời sống của người dân.Bao quanh làng là cánh đồng rộng
lớn.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu những người từng tham
gia lễ hội.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh

5. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về Đúc Bụt- lễ hội truyền thống ở địa phương mình sinh ra từ đó tơi :
- Muốn thêm tự hào về truyền thống của quê hương, hiểu được chính nơi
mình đã sinh thành và gắn bó bởi lễ hội là văn hóa.
-Muốn hiểu hơn về những tranh luận xung quanh lễ hội này, muốn thấy được
cách thể hiện, suy nghĩ của người khác về lễ hội Đúc Bụt ở quê hương mình.
-Muốn bày tỏ cách suy nghĩ cũng như quan điểm của chính bản thân với tư

cách là người đã từng được tới tham gia lễ hội.

II. Phần nội dung
Theo tôi nghĩ muốn trả lời được câu hỏi đặt ra ở phần trên trước tiên
chúng ta phải đi tìm hiểu lễ hội Đúc Bụt được diễn ra, tổ chức như thế
nào.

1 Khái quát về lễ hội Đúc Bụt
1.1 Nguồn gốc lễ hội
Truyện kể rằng Ngọc Kinh công chúa (Mỹ Tự được Vua Bà phong sau khi
dẹp xong Tô Định, Trưng Trắc lên ngôi vua). Khi Hai Bà Trưng dựng cờ
khởi nghĩa. Bà đã để các con ở lại quê, theo về với Hai Bà đánh giặc.
Được Hai Bà cử về quê Phù Liễn mộ quân, rèn đúc vũ khí, chuẩn bị lực
lượng. Tại đây, bà đã ẩn mình dưới dạng nhà sư, tu luyện tại chùa Phù
Liễn, dạy cho dân biết làm sĩ, nông, công, cổ. Bà đã dần xây dựng được
lực lượng đông đảo, bao gồm những người dân Phù Liễn và các vùng
xung quanh. Cùng với 65 quận thành trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
giành độc lập. Sau này, để tưởng nhớ công lao, nhân dân Phù Liễn đã
lập Đền thờ bà và quen gọi là Đền thờ Đức Bà lưu truyền đến ngày nay.
Và hàng năm cứ đến ngày 8 tháng Giêng (ngày hoá của Đức Bà), nhân
3


dân lại tổ chức lễ hội diễn lại các tích trị xưa và trong đó, tích trị “Đúc
Bụt” được đặc biệt quan tâm và không thể thiếu trong ngày lễ hội.
1.2 Quy trình tổ chức lễ hội
Để chuẩn bị cho lễ hội, thường vào trung tuần tháng Chạp ta năm trước
các quan viên, bô lão trong làng đã họp bàn, quyết định tổ chức mở lễ hội,
phân công công việc và chọn lựa những người trực tiếp tham gia. Trong đó,
nghiêm ngặt nhất là bầu chọn ơng chủ lễ, chủ trò và 3 thanh niên chọn làm

Bụt.
Ngay từ sáng sớm, tất cả người dân trong làng và các vùng xung quanh. Đã
nơ nức tập hợp về khu vực sân đình làng. Ban tế làm lễ tế thân tại đình. Sau
3 tuần tế, chủ tế xin âm dương và phân công quan viên đi Đúc Bụt. Sau đó,
3 thanh niên chọn làm Bụt tự xuống ao, lấy bùn trát kín tồn thân. Sau đó,
quan viên sẽ dùng một chiếc chiếu cói. Rồi để xòe phần dưới chụp lên đầu
mỗi Bụt một chiếc riêng “Bụt” đi giữa, trên đỉnh đầu. Phần chiếu buộc phía
trên có đặt một bó mạ xanh. Sau đó quan viên và dân làng làm lễ rước
“Bụt” về đình.
Sau khi làm lễ, mọi người cùng lao vào chiếu thiêng để hy vọng rút được vài
sợi chiếu. Bởi theo quan niệm truyền thống, ai giành được manh chiếu sẽ
mang lại may mắn cả năm và hình thức “cầu Đinh” ở lễ hội này khá điển
hình. Trong lễ hội cũng diễn ra các trò hài, các cuộc thi đấu thể thao cờ
tướng nhằm rèn trí, nâng cao thể lực, sức khoẻ. Tạo thêm sự vui vẻ phấn
chấn trở thành bản sắc riêng của các lễ hội dân tộc.

2.Tranh cãi về lễ hội Đúc Bụt
Trong xã hội có rất nhiều cách tiếp cận văn hóa khác nhau vì thế trong vấn
đề này cũng có những những luồng ý kiến trái chiều.
Theo tơi tìm hiểu được,trong phát biểu mới đây khi nói về lễ hội như
chém lợn ở làng Ném Thượng, lễ hội Đúc Bụt với cảnh xô đẩy để tranh cướp
“chiếu thiêng”,... Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồng Tuấn Anh –
năm 2015 có ý kiến cho rằng “cần loại bỏ những lễ hội khơng có tính giáo
dục, làm ảnh hưởng hình ảnh quốc gia” và “cần quy hoạch lễ hội”. Những
hình ảnh phản cảm, phi truyền thống với hàng trăm thanh niên giẫm đạp,
chen lấn cướp manh chiếu với mong muốn sinh con trai trong lễ hội Đúc
Bụt (thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) được yêu
cầu là không tái diễn trong mùa lễ hội năm 2019. Cướp được chiếu để có
con trai? Theo />


tinh-vinh-phuc-se-chiu-trach-nhiem-post278342 ngày đăng 19/12/2018,
ngày truy cập 5/12/2022.
“Cho đến nay đã có điều tra khoa học nào khẳng định việc cướp được chiếu
tại lễ hội Đúc Bụt sẽ sinh được con trai hay chưa? Chắc là chưa? Nhưng lễ
hội năm nào cũng nháo nhào hàng trăm người già, con trẻ, thanh niên trai
tráng lao vào cướp chiếu. Như vậy, công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị
lễ hội đã sai định hướng, khiến cho người tham gia hiểu sai và có hành
động đi ngược truyền thống...”, bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục
Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL ) khẳng định.
Bà Ninh Thị Thu Hương cũng lưu ý, lễ hội Đúc Bụt khơng chỉ gây chú ý với
những hình ảnh tranh cướp chiếu lộn xộn mà còn ở cách hiểu sai lệch về giá
trị tinh thần trong lễ hội. “Theo truyền thống, việc cướp chiếu ngồi mục
đích cầu đinh cịn có thể mang đến may mắn, tài lộc như dư luận vẫn nói
hay khơng?”, bà Hương đặt câu hỏi. Các nhà quản lý tại địa phương khẳng
định, tục cướp chiếu chỉ phục vụ mục đích cầu đinh, khơng có ý nghĩa mang
đến may mắn và tài lộc.“Như vậy, lâu nay công tác tuyên truyền về ý nghĩa,
giá trị lễ hội đã sai. Điều đó cũng lý giải vì sao tại lễ hội bà già, trẻ con cũng
lao vào cướp chiếu. Những hình ảnh này hồn tồn sai lệch với giá trị
truyền thống của lễ hội, nếu Vĩnh Phúc không thay đổi trong công tác quản
lý và tổ chức ở lễ hội này thì UBND tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ
tướng Chính phủ. Nghị định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội đã phân
cấp rõ ràng...”
Theo báo dân trí, đăng ngày21/2/2019 “Từ sau Tết Nguyên đán đến Rằm
tháng Giêng, các lễ hội, các nghi lễ cúng bái theo tín ngưỡng dân gian bùng
phát, với nhiều biểu hiện vượt quá ngưỡng bình thường, lệch lạc... dẫn đến
loạn chuẩn. Những lễ hội mở đầu đã diễn ra, được báo chí phản ánh với
những tín hiệu khơng đẹp. Mới nhất là lễ hội Đúc Bụt tại Đền thờ Đức Bà, xã
Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, hàng trăm thanh niên dẫm
đạp lên nhau để cướp manh chiếu với mong muốn sinh con trai.”
Vào ngày 4/12/2022, tôi đã về q, phỏng vấn chính mẹ của mình- 54 tuổilàm nghề nông và hiện đang sinh sống ở Vĩnh Phúc, mẹ tôi đã nghe rất

nhiều thông tin về lễ hội Đúc Bụt. Khi tôi hỏi về lễ hội mẹ tôi cho rằng “ Sao
lại cướp chiếu mà sinh được con trai vô lý quá! Nếu sinh được con trai thì
sao lại phải đến bệnh viện làm phương pháp chọn trứng, phải đi bốc thuốc
chạy chữa nhiều nơi. Lễ hội này mê tín q lại cịn phải đi tranh cướp, xô lấn
5


nhau khơng an tồn, chả biết có sinh được con khơng mà cịn vỡ đầu ra
đấy”
Trước sự biến tướng của những lễ hội nói chung và ý kiến cho rằng lễ hội
Đồng Bụt là phản cảm không phù hợp với truyền thống từ dư luận báo Công
Lý (đăng ngày 13/3/2015 nguồn ) đã có bài phỏng vấn ơng Nguyễn Hùng Vĩ – nhà nghiên
cứu văn hóa dân gian.
PV: Những năm vừa qua, và gần nhất là một vài lễ hội vừa tổ chức đầu năm
2015, có rất nhiều hành vi tiêu cực như tranh cướp, xô xát để cướp lộc, lợi
dụng đông người để trộm cắp, lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng của người dân
để kinh doanh trục lợi… Theo ơng, đây có phải là sự “biến tướng” của lễ hội
hiện nay? Vì sao lại có hiện tượng này, thưa ơng?
Nhà nghiên cứu VHDG Nguyễn Hùng Vĩ: Việc có những nghi lễ có hành động
tranh cướp. "Cướp lộc" với tư cách là một nghi lễ, bản chất nó khơng mang
nghĩa xấu như "cướp giật". Không phải từ vựng nào đi với chữ "cướp" đều
mang nghĩa xấu. Ví dụ như, "cướp chính quyền" trong cách mạng tháng
Tám, "cướp thời cơ" trong chiến tranh vệ quốc, "cướp bóng" trong thể thao
khơng thể coi là xấu. Như vậy “cướp lộc” với tư cách là một hành động lễ
nghi là một hành vi tượng trưng cho việc giành được một điều may trong
tín ngưỡng. Còn tổ chức lễ hội để hành động hội lễ này trở thành bùng phát
bạo lực là một chuyện khác.
Nói là "biến tướng" cũng đúng vì nhiều ngun do. Nguyên do thứ nhất,
hành động cướp lộc ngày xưa trong lễ hội là dành cho những người trong
một cộng đồng nhỏ, ở đó, người ta đều biết nhau trong quan hệ thân tộc,

quan hệ xóm giềng, người ta cố gắng dùng sức mình chứ khơng dùng bạo
lực để xâm hại tính mạng và sức khoẻ của nhau. Nguyên do thứ hai, con
người ngày xưa, với kinh tế tự cung tự cấp, máu làm giàu bằng mọi giá
không như bây giờ nên việc cướp được lộc, hay không được không tạo ra sự
cạnh tranh gay gắt, một mất một còn. Nguyên nhân thứ ba, ngày xưa
nghèo, lạm dụng rượu bia không nhiều, người ta tiết chế được hành vi để
phù hợp với tơn giáo, tín ngưỡng, đạo đức. Ngun do thứ tư, tổ chức lễ
hội ngày xưa, làm sai quốc pháp bị xử rất nặng và xử đúng người tổ chức.

6


Bây giờ đã khác xa lắm rồi. Vì vậy, nó dễ biến tướng là cũng đúng thôi. Vấn
đề là thiết chế văn hóa, người tổ chức, người thực thi phải hiểu những điều
đơn giản như vậy thì mới làm được mọi chuyện tốt đẹp.
Bên cạnh đó, ơng cũng có ý kiến về vấn đề “lễ hội của dân gian nên trả về
với dân gian”.
PV: Có ý kiến cho rằng “của dân gian nên trả về với dân gian”, lễ hội truyền
thống nên đậm nghi thức truyền thống, quan điểm của ông về ý kiến này?
Và làm thế nào để có thể thực hiện được việc “lễ hội dân gian nên trả về với
dân gian” trong cuộc sống hiện đại, hay nói cách khác sẽ thể hiện nó như
thế nào để vừa đảm bảo được thuần phong mỹ tục, đúng “chất dân gian”,
lại vừa có thể “phổ biến” lễ hội ấy đến những người dân ở các vùng, miền
khác?
Nhà nghiên cứu VHDG Nguyễn Hùng Vĩ: "Dân gian" là gì nhỉ? Dân gian là
trong dân, là thuộc về nhân dân. Nhưng "dân" và "nhân dân" là gì? Tơi là
nhà nghiên cứu và giảng dạy, bạn là phóng viên, vậy tơi và bạn là "dân" hay
"quan" đây? Trả về cho tôi và bạn hay trả về cho ai? Ai phát biểu rằng "lễ
hội dân gian nên trả về với dân gian" thì người ta đã bao giờ tự hỏi “dân
gian” là gì? Tơi một đời đi tìm hiểu điều đó! Nói những điều khơng đâu vào

đâu ai mà chả nói được.
Từ khi có chế độ tư hữu và nhà nước, bao giờ “dân” cũng là dân của một
thiết chế xã hội. Mối quan hệ này là khách quan, là tất yếu. Nó là lịch sử.
Bằng kinh nghiệm lịch sử, nó giống như mặt trên và mặt dưới chiếc lá, nếu
tách ra thì nó cịn đâu là chiếc lá nữa, nó sẽ héo tàn. Khơng gì vơ trách
nhiệm, thiếu tri thức bằng phát ngơn “của dân gian nên trả về cho dân
gian”.
Bởi vậy, bất cứ chủ trương nào của thiết chế cho cuộc sống đại đa số dân
chúng đều khơng tước bỏ tính chất “dân gian” vì mục đích của nó là cho
cộng đồng. Chỉ có điều là đúng và sai của các chủ trương đó. Một thiết chế
xã hội đúng là thiết chế khuếch trương được thuần phong mĩ tục. Thiết chế
sai là thiết chế khuếch trương hủ tục. Trong ý nghĩ của tơi, khơng bao giờ có
mệnh đề "lễ hội dân gian nên trả về với dân gian" mà chỉ có mệnh đề "một
thiết chế văn hóa hữu ích là hướng tới chân - thiện - mĩ".
Từ bài phỏng vấn của ông Nguyễn Hùng Vĩ ta có thể thấy ơng chỉ trả lời
những vấn đề của lễ hội chung nhưng đó cũng là tranh luận mà chúng ta
cần làm sáng tỏ trong lễ hội Đúc Bụt.Lễ hội Đúc Bụt có những ý kiến biến
7


tướng và phản cảm vậy thử hỏi nếu nói như vậy thì như thế nào mới là lễ
hội dân gian phù hợp với truyền thống dân tộc, làm thế nào để trả lại cho
dân gian? Ai là người sẽ trả lại lễ hội với truyền thống, chịu trách nhiệm cho
sự biến tướng này? Cướp lộc như thế nào mới là đúng nghĩa? Cướp lộc như
nào là văn minh? Hành vi cướp lộc có thực sự là xấu?
Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh lễ hội này vì vậy
muốn tìm hiểu kĩ ta phải xem người trong cuộc, người tổ chức, người tham
gia, người trong làng Phù Liễn nghĩ gì, quan niệm như thế nào.
Theo ơng Nguyễn Văn Ấn – phó ban di tích đình làng Phù Liễn trong bài phát
biểu với phóng viên của báo zingtv.vn ngày 13/2/2019 ngay tại sân đình khi

đang diễn ra trị đúc bụt “Để lễ hội thành cơng thì mọi người cần phải đồng
tâm hợp lực duy trì lễ hội vì thực tế lễ hội khơng thành cơng thì coi như dân
làng Phù Liễn chúng tôi là mù, câm, điếc. Lễ hội mà khơng có trị đúc bụt coi
như là khơng có lễ hội. Từ xưa đến nay trị đúc bụt khơng bao giờ xảy ra
một tai nạn gì mặc dù có xơ kéo nhau rất nhiều.Phải đến 80% những gia
đình cướp chiếu mà được chiếu giữa với cái tâm đều sinh được con trai.
Quan trọng là cái tâm chứ không phải mục đích, có khi xơ, đẩy, th, mướn
thì chưa chắc đã được mà có người tình cờ nhặt được thì lại có vì cái tâm
người ta cầu”
Trong ý kiến thu thập được của ơng Ấn tơi có để ý thấy chi tiết ơng nói nếu
khơng có trị đúc bụt thì người dân làng Phù Liễn là mù câm điếc. Một câu
hỏi được đặt ra tại sao ơng lại nói như vậy? Phải chăng trị chơi dân gian
này đã gắn bó, thân thiết trở thành giác quan của người dân Phù Liễn ? Họ
coi trò chơi là niềm tin tâm linh khơng thể xóa bỏ, soi đường, dẫn lỗi khi con
người đang phải đối diện với những khó khăn, áp lực của việc cầu mong con
cái.Nếu không tổ chức được lễ hội người làng Phù Liễn sẽ mất đi niềm tin
tâm linh, hủy hoại đi truyền thống sâu sắc của họ, mất đi ánh sáng, âm
thanh và cả giọng nói.Mất đi lễ hội người dân sẽ phải chịu những trừng phạt
của thần linh bởi đây còn là lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao của công
chúa Ngọc Kinh.Mất đi lễ hội nhân dân Phù LIễn sẽ phải chịu nhiều khó
khăn, thử thách, vận xui rủi.
Cũng trong bài phỏng vấn của zingtv.vn “khi được hỏi nhặt chiếu về làm gì?”
đã có một phụ nữ đang cúi xuống nhặt những sợi cói cịn sót lại từ tấm
chiếu cho biết rằng “Chị nhặt chiếu này về để lấy lộc, về sinh con trai. Chị lấy
về cho đứa em gái lấy chồng Vĩnh n nó chưa có con”.-chị cười rất
tươi.Người phụ nữ hồn tồn tin rằng nếu có được chiếu sẽ sinh được con,
8


chị cịn lan tỏa niềm vui, niềm tin của mình tới mọi người cụ thể là người

em gái của mình.
Trong lễ hội được cho là phản cảm, biến tướng tại sao lại có rất nhiều cán
bộ cơng an đến bảo vệ sự an toàn cho mọi người, ban tổ chức có làm hàng
rào chắn để bảo vệ người dân đến tham gia lễ hội cùng với đó 3 tấm chiếu
được xem như dùng để cầu con thì cũng đã được cắt nhỏ cho mọi người dễ
lấy, bớt được phần nào sự giằng co, xô đẩy?
Tại buổi làm việc với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) và Sở VHTTDL tỉnh
Vĩnh Phúc ngày 29.3, lãnh đạo huyện Tam Dương cho hay, nhằm khắc phục
triệt để những hình ảnh chen lấn, xơ đẩy, phần ồn ã nhất lễ hội là “cướp
chiếu” sẽ được tính tốn để thay đổi sang “tản chiếu phát lộc”.( nguồn báo
thể thao và văn hóa />ngày
đăng2/4/2019 , ngày truy cập 6/12/2022)
Khi quyết định này được đưa ra dư luận đã vấp phải rất nhiều sự phản đối
của người dân làng Phù Liễn và cả những người tham gia lễ hội cầu con.
Phỏng vấn 3 người ở lễ hội, họ đều từ nơi xa tới, không quen biết nhau
nhưng lại có suy nghĩ rất giống nhau. Họ đều cho rằng nếu bỏ việc tranh
cướp chiếu từ bao đời nay thay bằng chia lộc thì sẽ mất linh, con cái thì phải
được lấy về bằng chính cơng sức của cha mẹ, có vất vả thì con mới khỏe
mạnh.
Tơi từng được tham gia lễ hội một lần tuy từ khi còn nhỏ nhưng tơi thấy
được sự mong ngóng, háo hức của những người chờ đợi để cướp được
chiếu với niềm tin sâu sắc sẽ có được con trai.Tơi cịn nghe được mọi người
kể có rất nhiều người đã sinh được con trai sau lễ hội vì vậy mà ngày càng
đơng.Khi chiếu được tung ra mọi người vội vàng chạy ùa vào cướp chiếu có
thể thấy rõ được sự quyết tâm, khơng khí rất là vui và náo nhiệt. Theo cảm
nhận của em thì khơng hề có chút phản cảm hay vơ văn hóa nặng nề như
dư luận đã đưa ra. Kết thúc việc cướp chiếu ai cũng vui mừng, có nhiều
người không cướp được chiếu đi xin của người khác họ vẫn vui lịng sẵn
sàng cho để tản lộc.
Cịn có câu hỏi liên quan đến vấn đề mê tín dị đoan khi tin vào việc cướp

chiếu được sẽ có con trai.Nhiều người cho rằng khơng có căn cứ nào khẳng
định việc cướp được chiếu sẽ có được con trai. Nhưng họ lại không đặt ra

9


câu hỏi nếu không linh nghiệm tại sao nhiều người phải vượt hàng trăm km
chỉ để đến với lễ hội.
Anh chị tôi sinh được hai đứa cháu gái nên muốn có thêm một đứa con trai
vì vậy đã từng đến với lễ hội Đồng Bụt vào 3 năm trươc mong cầu được con
trai út, ngày 5/12 vừa qua tôi đã về nhà hỏi về cảm nhận của anh chị khi
tham gia lễ hội này và được anh tôi cho hay “ Không gian lễ hội rất rộn ràng
nhưng cũng linh thiêng. Ai cũng có niềm tin sẽ cầu được con trai và đã rất
nhiều người có con thật. Theo người dân ở đây thì lễ hội và trị chơi Đúc Bụt
rất quan trọng với đời sống, khơng có lễ hội là sự bất kính với thần linh
khơng thể tha thứ.”Anh chị tôi cũng không hề đề cập tới chuyện phản cảm,
tranh cướp, xô đẩy. Tôi không rõ là anh chị có lấy được mảnh chiếu hay
khơng nhưng sau 1 năm đã sinh được con trai, bây giờ cháu tôi đã được
hơn 2 tuổi.
Ở q tơi cũng có rất nhiều người từng tham gia lễ hội, tôi đã đi xin được
phỏng vấn 2 cặp vợ chồng gần nhà, tầm hơn 30 tuổi, đã có con trai, ai cũng
cho đó là niềm tin tâm linh thiêng không được chê cười. Hành động cướp
lộc mọi người cũng cho là một phần của lễ hội nên thấy rất bình thường.

III. Kết luận
Lễ hội vẫn ln phong phú và giàu bản sắc bên cạnh đó kèm
theo rất nhiều tranh cãi. Đến với lễ hội Đúc Bụt rất nhiều ý kiến cho rằng
đó là sự “biến tướng”, “ vơ văn hóa”, “ phản cảm”, học có những lập
luận riêng, lý lẽ riêng tưởng chừng rất hợp lý. Họ quy chụp phải “trả lại lễ
hội về với dân gian”, phải loại bỏ, làm biến mất lễ hội mà nhân dân ta đã

thực hiện từ ngàn đời, gắn bó sâu sắc với đời sống sinh hoạt của người
dân bản địa.
“Đi sâu vào trong lòng của lễ hội Đúc Bụt” ta sẽ hiểu được những suy
nghĩ, quan niệm của “người trong cuộc”.Họ giữ trong mình một niềm tin
sâu sắc với lễ hội, tự hào về lễ hội quê hương, coi đó là bản sắc văn hóa
truyền thống, nếu thiếu đi nó thì sẽ như ơng Ấn nói bên trên sẽ là người
“ mù câm điếc”. Con cháu sẽ không đầy đàn, khơng khỏe mạnh và khó có
thể sinh con trai. Người dân nơi đây quan niệm sự chuyển đổi từ “cướp
lộc” sang “chia lộc” sẽ làm mất đi sự linh nghiệm, thiếu đi sự tôn trọng
với thần linh.
Như vậy, sau những tìm hiểu trên internet, báo đài, phỏng
vấn những người từng góp mặt trong lễ hội, với trải nghiệm của bản
thân tôi nghĩ sự định giá cho lễ hội Đúc Bụt là “ vơ văn hóa và phản cảm”
10


là áp đặt. Họ chưa nhìn lễ hội ở những chiều kích khác nhau, tiếp cận
một thực hành văn hóa với quan điểm vị chủng. Văn hóa phong phú và
đa dạng, khơng có khn mẫu hay chuẩn mực, văn hóa là khác biệt.
Muốn hiểu được lễ hội Đúc Bụt chúng ta phải nghiên cứu nó từ điểm
nhìn của người trong cuộc, đặt trong bối canh văn hóa mà nó được sinh
ra và tồn tại. Tránh định giá lễ hội theo những tiêu chí cụ thể, áp đặt các
hệ giá trị từ bên ngồi như “ vơ văn hóa và phản cảm”.Văn hóa khơng
bất biến mà thay đổi giống như hành động ban tổ chức lễ hội đã cho cắt
chiếu thành những phần nhỏ để cho mọi người dễ tranh hơn, giảm bớt
khó khăn cho người tham gia .
Lễ hội Đúc Bụt là một thực hành văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn tới đời
sống tâm linh cũng như đời sống sinh hoạt của cả cộng đồng. Nó cũng
như “ món ăn tinh thần” khơng thể “ vắng bóng” mỗi mùa tết đến xuân
sang ở quê hương tôi. Tôi tự hào vì là người con của quê hương Vĩnh

Phúc – mang trên mình truyền thống ngàn đời từ thời vua Hùng với đa
dạng những thực hành văn hóa mà đặc sắc nhất phải kể tới lễ hội.

IV. Tài liệu tham khảo
1. Bùi Thiết (2000), Từ điển hội lễ Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóaThơng tin, Hà Nội.
2. Các tác giả Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm
Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa ,2008,Từ điển tiếng Việt
của Trung tâm Từ điển học Vietlex.
3. Các tác giả Lê Huy Trâm-Hồng Anh Nhân,2001, cơng trình Lễ tục, Lễ
hội truyền thống xứ Thanh, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
4. “ Luận văn: Lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình”, nguồn
ngày đăng 24/8/2012, ngày truy cập
5/12/2022.
5. “Khám phá lễ hội Đúc Bụt khi đến Vĩnh Phúc”, nguồn
/>ngày đăng 20/4/2021, ngày truy cập 5/12/2022.
6. “ Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ “ Thể chế quốc
gia phải quy hoạch được lễ hội”, nguồn ngày đăng 13/3/2015, ngày truy cập
5/12/2022.

11


7.

12

“ Lễ hội Đúc Bụt năm 2019 cứ giữ nguyên tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chịu trách
nhiệm”, nguồn ngày đăng
19/12/2018, truy cập 5/12/2022.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×