Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẬP LÀM VĂN LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.68 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN
MIÊU TẢ CÂY CỐI CHO HỌC SINH LỚP 4

Lĩnh vực/ Môn

: Ngữ Văn

Tên tác giả

:

Chức vụ

: Giáo viên

Huế, tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC


PHẦN I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, văn miêu tả cây cối chiếm thời
lượng lớn nhất về số tiết. Đó cũng là một thể loại văn khó, địi hỏi học sinh phải
có khả năng quan sát sự vật từ bao quát tới chi tiết, tỉ mỉ; biết dùng từ ngữ sát
thực để miêu tả; biết thổi hồn vào thiên nhiên bằng các biện pháp nghệ thuật


nhân hóa, so sánh. Từ đó giáo dục các em biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ cây
cối. Từ việc miêu tả cây cối lớp 4, giúp cho các em viết văn tả cảnh lớp 5 dễ
dàng hơn và là tiền đề cho việc học văn miêu tả ở các lớp trên.
Sau nhiều năm giảng dạy, phần nào tôi đã nắm được chất lượng học phân
môn Tập làm văn của học sinh lớp 4. Cơ bản các em đã nắm được thể loại văn
miêu tả cây cối, bài văn có bố cục rõ ràng và bước đầu đã biết miêu tả một cách
đơn giản. Tuy nhiên, khi làm dạng văn này học sinh vẫn còn nhiều lúng túng
như dùng từ chưa phù hợp, cách miêu tả chưa theo một trình tự hợp lý, chưa biết
sắp xếp ý và liên kết các câu cũng như chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ
thuật để tả. Mặt khác, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học khả
năng tập trung chú ý nhận thức về các sự vật cịn hạn chế, năng lực sử dụng
ngơn ngữ chưa thật phát triển. Do vậy, học sinh rất ngại khi làm bài Tập làm
văn.
Nếu như giờ học tập làm văn nói chung và giờ là văn tả cây cối nói riêng
được tổ chức dựa trên cơ sở tích cực hóa hoạt động của học sinh. Học sinh được
tự mình tham gia hoạt động và làm ra những sản phẩm từ chính những khả năng,
niềm yêu thích của bản thân và được trực tiếp đánh giá sản phẩm đó hay đánh
giá sản phẩm của bạn thì giờ học sẽ thật sự trở nên có ý nghĩa.
Xuất phát từ những lý do trên bản thân tôi lựa chọn nghiên cứu và áp dụng
Với mong muốn nâng cao hiệu quả trong công tác giảng day, năm học 20212022, tôi đã đề ra nhiều giải pháp để thực hiện và đã đạt được một số kết quả
nhất định. Đó là lý do tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm bài
văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.”


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
a. Số liệu
Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ
nhiệm lớp 4/1. Tổng số học sinh là 35 em, trong đó có 16 nữ.
b. Thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường của
phụ huynh học sinh.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp. Bản thân luôn không
ngừng học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tận tâm với công việc.
- Đồ dùng được trang cấp đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học. Học sinh
chăm ngoan, hiếu học. Các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
* Khó khăn:
- Mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh khơng đồng đều. Có em chưa ý
thức cao trong việc tự học.
- Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy
đơn giản trực quan nên việc làm văn của học sinh cịn gặp nhiều khó khăn. Chất
lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng làm văn
chưa cao.
- Học sinh chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ vào trong bài
văn miêu tả cây cối.
- Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Học sinh viết văn miêu tả cây cối có lời văn sơ lược, đơn giản, khơng
có cảm xúc chân thực.
- Học sinh thiếu sáng tạo, thường vay mượn ý của người khác, thường là
của một bài văn mẫu.
- Miêu tả hời hợt chung chung; khơng có sắc thái riêng biệt nào của đối
tượng được miêu tả. Vì thế bài văn ấy có thể sử dụng cho đối tượng miêu tả
cùng loại nào cũng được.
Trước thực trạng nêu trên, tôi đã đề ra những giải pháp để thực hiện như sau:


2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài.
Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất và cũng là một trong các biện

pháp quan trọng của bài văn. Bởi nó giúp học sinh định hướng được cơng việc
mình sẽ làm và là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với học sinh không thể thiếu
trong mỗi bài văn. Nó giúp các em xác định được yêu cầu trọng tâm và giới hạn
đề. Đó là xác định bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng
miêu tả là gì?... Để từ đó, giúp các em nắm vững yêu cầu của đề bài.
Ví dụ : Em hãy tả một cây bóng mát mà em u thích.
Tơi ghi đề bài lên bảng. Sau khi ghi lên bảng xong, tôi yêu cầu học sinh
đọc lại. ( 2-3 HS). Tôi hướng dẫn các em như sau:
- Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả)
- Kiểu bài nào? (tả cây cối)
- Đối tượng miêu tả là gì? (cây cho bóng mát)
+ Tơi u cầu học sinh thảo luận nhóm đơi trả lời câu hỏi:
Kể tên các loại cây cho bóng mát? (bàng, xà cừ, phượng vĩ,…)
+ Gọi 2 học sinh trình bày kết quả thảo luận.
+ Cả lớp nhận xét.
Sau khi trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch chân các
từ quan trọng. (tả cây bóng mát)
Việc xác định đúng yêu câu này sẽ giúp ích rất lớn cho các em trong quá
trình triển khai viết bài văn và tránh lạc đề.
Biện pháp 2. Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh.
Đối với phát triển kỹ năng này tôi giao cho các học sinh quan sát đối
tượng như là cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa bằng cách sưu tầm các tài liệu
qua tranh vẽ, thông qua các đoạn phim, bài viết. Quan sát những cây có trong
sân trường, trên đường đi học về, gia đình các em có trồng, những cây mà các
em u thích.


Để giúp các em quan sát tốt hơn tôi đã hướng dẫn học sinh tìm ra các đặc
điểm nổi bật của cây mình định tả để phân biệt loại cây này với cây khác giúp
bài văn thêm sinh động hấp dẫn, độc đáo và định hướng cho học sinh cách quan

sát, quan sát có phương pháp:
- Lựa chọn trình tự quan sát: Quan sát cây cối từ xa đến gần. Quan sát chi
tiết từng bộ phận của cây. Quan sát những sự vật có liên quan tới cây: nắng, gió,
chim chóc,…
- Hướng dẫn học sinh thu thập các nhận xét do quan sát mang lại.
Ví dụ: Quan sát cây phượng, học sinh cần quan sát tư thế, vị trí của nó;
gốc, rễ, thân, tán lá, hoa,…để tìm ra các nét riêng của cây. Để hướng dẫn học
sinh quan sát cây phượng trên sân trường. Tơi cho học sinh học ngồi không
gian lớp học bằng phương pháp trải nghiệm. Tôi hướng dẫn học sinh quan sát
cây phượng bằng những câu hỏi gợi mở.
*Các câu hỏi gợi mở:
- Trong những cây xanh rợp bóng mát, em gắn bó nhất với cây nào?
- Cây cao chừng nào?
- Em hãy ôm thân cây và cho biết nó to bao nhiêu?
- Vỏ cây có màu gì? Sờ vào vỏ cây em có cảm giác như thế nào?
- Rễ cây có đặc điểm gì?
- Cành phượng to hay nhỏ? Dài hay ngắn?
- Lá phượng như thế nào? Hình dáng lá phượng làm em nghĩ đến cái gì?
Qua quá trình quan sát như vậy các em sẽ tìm ra cơng dụng, cấu tạo của
cây cối, đặc điểm tính chất của cây cối cũng như là tìm ra màu sắc, âm thanh
hình ảnh tiêu biểu và cảm xúc của người đối với cây cối. Từ đó, giúp cho học
giúp học sinh phát triển năng lực tự chủ, tự học, năng lực giải quyết vấn đề và
bồi dưỡng tình u cây cối, u thiên nhiên, bảo vệ mơi trường.

Hình ảnh học sinh thực hành quan sát cây trong sân trường
Biện pháp 3. Rèn kỹ năng tưởng tượng cho học sinh.


Kĩ năng tưởng tượng trong miêu tả cây cối rất quan trọng. Có tưởng tượng
mới có hình ảnh hồn chỉnh về đối tượng miêu tả. Tưởng tượng giúp các em

thấy được nét đặc sắc của đối tượng, thấy được những điểm tương đồng với đối
tượng khác, thấy được mối quan hệ của đối tượng với sự vật hiện tượng xung
quanh, với những kỉ niệm hay kí ức mang dấu ấn sâu sắc trong lịng người viết.
Từ đó, học sinh sẽ cảm nhận được đối tượng miêu tả bằng tình cảm, tình u của
chính mình, thấy được tầm quan trọng của đối tượng được tả đối với chính mình
và cả với những người xung quanh
Để phát triển kĩ năng tưởng tượng cho học sinh thì tơi đưa ra các bài tập
như là điền từ, đặt câu hoặc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để làm cho
câu văn trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn.
Bài tập 1: Em hãy tìm những từ chỉ hoạt động, trạng thái của các sự vật lá, hoa,
gió ... như con người rồi đặt câu với các từ đó.
Gợi ý: 1.Tìm những từ ngữ miêu tả lá, hoa, gió như con người.
Ví dụ : Lá reo vui, hoa khoe sắc, gió vỗ về....
2. Đặt câu có những từ tìm được.
Ví dụ
- Mùa xn về, lá reo vui cùng với chim
- Những bông cúc mùa thu rực rỡ khoe sắc đua hương cùng nắng vàng.
- Những cơn gió thi nhau vỗ về vuốt ve hoa.
Bài tập 2 : Em hãy đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá với các sự vật sau:
- Hàng phượng vĩ.
- Đồng lúa đêm trăng
- Luỹ tre đêm trăng.
Thông qua việc học sinh làm các bài tập như thế này thì tơi thấy học sinh
đã tích cực, chủ động trong việc học tập và các em phát triển được năng lực
ngôn ngữ. Học sinh cũng biết cách viết những câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm
xúc, sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiết, liên kết các câu văn
trong đoạn văn và viết bài văn miêu tả cây cối.



Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài
chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tơi giúp các em có
thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn
bài chi tiết. Để giúp các em lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả cây cối, tôi
hướng dẫn theo hai bước sau:
a. Hướng dẫn học sinh chọn lọc chi tiết.
Để giúp các em chọn lọc chi tiết đã quan sát, tôi yêu cầu các em xác định
rõ yêu cầu của đề bài và đặc điểm đối tượng miêu tả để lược bỏ chi tiết không
cần thiết.
+ Khi tả bao quát cây bàng: (Tả theo trình tự từng bộ phận của cây.)
+ Khi tả chi tiết cây bàng: (Tả từng bộ phận của cây bàng.)
- Tả rễ cây bàng.
- Tả thân cây bàng.
- Tả lá bàng.
b. Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.
Sau khi chọn lọc được các chi tiết, nếu các em không biết cách sắp xếp ý
thì bài văn của các em sẽ lủng củng, lộn xộn. Để giúp các em biết cách sắp xếp
ý, tôi luôn lưu ý học sinh: một bài văn cho dù dài hay ngắn thì ln đủ ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu cây định tả. (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Thân bài: Miêu tả cây.
- Tả bao quát: (từ xa đến gần)
- Tả chi tiết: (từng bộ phận của cây)
- Ích lợi của cây: (cho bóng mát, cho ta quả, bảo vệ bầu khơng khí trong
lành.)
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.)
Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập
nhanh một dàn bài.


Ví dụ: Làm dàn ý tả cây bàng.

+ Mở bài: Giới thiệu cây bàng.
Cây bàng có ở sân trường em; có lúc nào em khơng biết vì khi em tới
trường đã thấy nó.
+ Thân bài:
- Tả bao qt: hình dáng: cây cao đến tầng hai, như một chiếc ô.
- Tả chi tiết:
+ Rễ cây: nhô lên khỏ̉ i mặt đất.
+ Thân cây: trịn, màu nâu, xù xì
+ Tán lá: xanh um, mát rượi, che kín một khoảng sân trường.
+ Hoa: những chùm hoa li ti màu trắng xen giữa đám lá xanh.
+ Quả: quả bàng lấp ló chín vàng trong kẽ̃ lá…
+ Kết bài: Tình cảm của em đối với cây bàng.
- Cây bàng như một gian nhà nhỏ che mưa, che nắng.
- Chăm sóc cây bàng để nó ngày một xanh tốt.
Tôi yêu cầu các em làm đi làm lại nhiều lần như vậy, và cứ làm như vậy
là tôi đã giúp các em xác định cho các em sắp xếp ý theo một thói quen tốt.
Hình ảnh học sinh lập dàn ý
c. Hướng dẫn học sinh dựng đoạn và viết bài văn miêu tả cây cối.
Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Từ các ý đã lập,
các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài. Tôi hướng
dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một
nét nhất định.
Ví dụ:̣ Khi tả cây phượng.
Đoạn 1: Giới thiệu cây phượng.
Đoạn 2: Tả bao quát cây phượng (nhìn từ xa, khi đến gần)


Đoạn 3: Tả từng bộ phận (gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả)
Đoạn 4: Tình cảm của em đối với cây phượng.
Đối với bước này, tôi lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên

kết giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diễn
tả theo một trinh tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.
Về mặt hình thức trình bày, khi viết hết mỗi đoạn văn các em cần chấm
xuống dòng. Các đoạn văn trong một bài cũng phải có một sự liên kết, được bố
cục chặt chẽ̃ theo ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Kỹ năng viết của học
sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài
văn hoàn chỉnh.
Sau khi học sinh viết xong bài, tôi dành thời gian để một số học sinh đọc
bài của mình trước lớp, học sinh khác theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. Trong
khi học sinh chia sẻ nhận xét bài của nhau, tôi luôn lắng nghe và tôn trọng ý
kiến của các em, không bác bỏ làm các em mất tin tưởng vào bản thân mà chỉ
sửa sai nhẹ nhàng. Từ đó học sinh tự rút kinh nghiệm, học tập bài của bạn để bổ
sung, chỉnh sửa lại bài làm của mình.
Hình ảnh học sinh đọc bài của mình trước lớp
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua một thời gian áp dụng đề tài: “ Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng
làm bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4” đem lại hiệu quả:
1. Học sinh tự tin, chủ động hơn trong giờ học Tập làm văn miêu tả cây
cối.
2. Các em có hứng thú và đam mê với phân môn Tập làm văn. Giờ học
diễn ra nhẹ nhàng và sinh động hơn.
3. Các em đã chủ động, tự giác trong việc hình thành kiến thức. Vốn từ
ngữ miêu tả của các em ngày càng phong phú hơn cả về số lượng lẫn chất lượng.


4. Học sinh khơng cịn lúng túng trong việc viết một đoạn văn hay bài
văn. Cách sử dụng từ của các em chính xác hơn. Các em đã biết sử dụng những
từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm.
5. Trong khi viết văn các em đã biết cách sử dụng các biện pháp nghệ
thuật như so sánh, nhân hóa, các từ láy, các điệp từ .

Nhờ vậy mà chất lượng làm văn miêu tả cây cối đã nâng lên rõ rệt.
Khơng những thế biện pháp cịn đáp ứng với yêu cầu đổi mới dạy học và đặc
biệt còn phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp tôi.
Sau khi áp dụng biện pháp trên trong dạy học bài tập làm văn miêu tả cây
cối cho học sinh lớp 4/1 do tôi chủ nhiệm các em đã đạt được kết quả như sau:
Đề bài: Hãy tả một cây bóng mát (hoặc cây hoa, cây ăn quả) mà em u
thích.( Đề kiểm tra giữa kì II).
Chất lượng bài văn của học sinh trước khi áp dụng biện pháp:
Học sinh viết bài văn
đầy đủ bố cục, sáng
Tổng số học
sinh: 35

tạo, mở bài, kết bài
ấn tượng.
SL
TL
7
20%

Học sinh viết được
bài văn có đủ bố cục,
đủ ý.
SL
20

TL
57,1%

Học sinh viết bài văn

chưa đủ bố cục, chưa
đầy đủ ý và mắc nhiều
lỗi dùng từ đặt câu.
SL
TL
8
22,9%


Chất lượng bài văn của học sinh sau khi áp dụng biện pháp:
Học sinh viết bài văn
đầy đủ bố cục, sáng
Tổng số học

tạo, mở bài, kết bài

sinh: 35

Học sinh viết được
bài văn có đủ bố cục,
đủ ý.

Học sinh viết bài văn
chưa đủ bố cục, chưa
đầy đủ ý và mắc nhiều

ấn tượng.
lỗi dùng từ đặt câu.
SL
TL

SL
TL
SL
TL
14
40%
17
48,6%
4
11,4%
Sau khi áp dụng biện pháp trên ở bài kiểm tra cho thấy tỉ lệ học sinh viết

bài văn đầy đủ bố cục, sáng tạo, mở bài, kết bài ấn tượng tăng cao. Qua đó thấy
được học sinh nắm vững cấu tạo bài văn tả cây cối biết sử dụng biện pháp tu từ
để miêu tả làm cho bài văn sinh động, giàu cảm xúc. Đó là niềm vui và động lực
của tôi trong công tác giảng dạy.


PHẦN III. KẾT LUÂN
Trong dạy học nói chung, dạy tập làm văn nói riêng tơi thiết nghĩ mỗi một
giáo viên ai cũng mong muốn học sinh mình đều đạt những yêu cầu cơ bản về
kiến thức cũng như kĩ năng. Nhất là đối với những đối tưọng học sinh hạn chế
về phân môn tập làm văn dặc biệt là văn miêu tả cây cối thì điều này quả thật
khơng dễ dàng chút nào. Qua trao đổi, học hỏi ở đồng nghiệp qua thăm lớp dự
giờ, cùng với sự cố gắng nỗ lực trong giảng dạy của bản thân tôi đã rút ra bài
học kinh nghiệm cho mình trong việc giúp đỡ học sinh làm bài văn miêu tả cây
cối đạt kết quả cao là:
- Giáo viên phải nhiệt tình, tận tuỵ với nghề nghiệp, có lịng u mến trẻ.
- Phải thường xuyên học hỏi để có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong bài
dạy, cách truyền thụ kiến thức nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập.

- Phải nắm được trình độ học sinh, để lựa chọn phương pháp và hình thức
tổ chức cho phù hợp tạo ra khơng khí lớp học nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi nổi.
- Giáo viên phải kiên trì, khơng vội vàng, nơn nóng, ln ln tin tưởng
vào sự tiến bộ của học sinh để khuyến khích, động viên các em kịp thời. Đồng
thời cũng phải nghiêm khắc đối với những học sinh có biểu hiện lười và tiêu cực
trong học tập.
- Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức
như: trị chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh, phải lấy học sinh làm
trung tâm cịn giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, tổ chức. Từ đó, các em
sẽ dễ dàng nhận thức, chủ động trong việc học tập, học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ
áp dụng hơn. Học sinh cũng cần tích cực rèn luyện các kĩ năng làm văn đúng
quy trình, tích cực hoạt động nhóm và tương tác trao đổi tích cực.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi nhằm rèn kĩ năng làm bài văn tả
cây cối theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 4. Trong
quá trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được
góp ý của quý đồng nghiệp để biện pháp giáo dục của tơi trở nên hồn thiện hơn.
Kính mong quý đồng nghiệp góp ý để những nội dung mà tơi đã trình bày
được hồn chỉnh hơn.


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..

Huế, ngày 4 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của bản
thân viết, không sao chép nội dung của

người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
TỔ TRƯỞNG

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHSK ĐƠN VỊ

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHSK NGÀNH GD&ĐT

NHẬN XÉT:…………………………………

NHẬN XÉT:…………………………………

………………………………………………..

………………………………………………..

………………………………………………..

………………………………………………..

………………………………………………..


………………………………………………..

………………………………………………..

………………………………………………..

………………………………………………..

………………………………………………..

ĐIỂM:…………………………………..

ĐIỂM:…………………………………..

XẾP LOẠI: …………………………….

XẾP LOẠI: …………………………….

CHỦ TỊCH HĐ KHSK ĐƠN VỊ

CHỦ TỊCH HĐ KHSK NGÀNH GD&ĐT



×