Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Quản trị nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 20 trang )

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN VICEM BAO BÌ BÚT SƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SXKD

Sản xuất kinh doanh

CTCP
LCT
DTTBH & CCDV

Công ty cổ phần
Luân chuyển thuần
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ
Nợ phải thu
Ngắn hạn
Quản lý doanh nghiệp
Thu nhập doanh nghiệp
Người lao động
Nhà nước

NPT
NH
QLDN
TNDN
NLĐ
NN

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 Tình hình hoạt động SXKD của công ty cổ phần VICEM bao bì Bút Sơn
năm 2019 - 2020
Bảng 2.2: Cơ cấu và tình hình biến động các khoản phải thu của CTCP VICEM Bút
Sơn năm 2019 – 2020
Bảng 2.3: Tình hình quản trị các khoản phải thu của CTCP VICEM bao bì Bút Sơn
năm 2019- 2020
Bảng 2.4: Vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng của CTCP VICEM Bút Sơn năm
2019- 2020


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của ngành sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng
của các nước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang khơng ngừng phát triển.
Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này có quy mơ tương đối
phức tạp. Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành SXKD đều phát sinh các khoản nợ phải
thu. Đây là một loại tài sản của doanh nghiệp, là tài sản mà doanh nghiệp bị chiếm dụng.
Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có tỷ trọng khoản nợ phải thu khác nhau điều đó ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả hoạt động SXKD. Mặt khác, trước tình hình diễn biến phức tạp của
đại dịch Covid 19, việc quản trị các khoản nợ phải thu luôn là mối quan tâm lớn của các
doanh nghiệp. Do vậy, việc hồn thiện cơng tác quản trị khoản nợ phải thu là một vấn đề hết
sức cấp thiết hiện nay, vì vậy tơi đã tiến hành tìm hiểu, thu thập thông tin để viết đề tài:
“Quản trị nợ phải thu của Cơng ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản trị các khoản nợ phải thu trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng quản lý nợ phải thu của
Cơng ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn. Rút ra những thành công, hạn chế, chỉ rõ nguyên
nhân và đồng thời đưa ra giải pháp về mặt lý luận đối với công tác quản lý nợ phải thu của

Cơng ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần VICEM bao bì Bút Sơn
Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn
trong 2 năm 2019 và năm 2020.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: thơng qua việc thu thập thông tin. Dùng phương pháp thống kê
mô tả, so sánh phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu vốn cố định của công ty.
Phương pháp định lượng: sử dụng phần mềm Excel để hỗ trợ tính tốn để đưa ra được
những số liệu, kết quả chính xác nhất phục vụ cho quá trình làm luận văn.
5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, kết
luận thì kết cấu tiểu luận gồm 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung về quản trí nợ phải thu của doanh nghiệp
Phần 2: Thực trạng hoạt động quản trị nợ phải thu của công ty cổ phần Vicem bao bì
Bút Sơn
1


Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nợ phải thu của công ty cổ
phần Vicem bao bì Bút Sơn
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1 Một số vẫn đề chung về nợ phải thu và quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về nợ phải thu và quản trị nợ phải thu
Khoản nợ phải thu là số tiền mà doanh nghiệp có thể thu hồi từ khách hàng hoặc các
đối tượng khác. Khoản nợ phải thu liên quan đến các đối tượng có quan hệ kinh tế đối với
doanh nghiệp bao gồm: Khoản nợ phải thu từ khách hàng, khoản ứng trước cho người bán,

các khoản nợ phải thu khác và các khoản nợ khó đòi.
Khoản nợ phải thu từ khách hàng: là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp tín
dụng hàng hóa thành phẩm hoặc do cung cấp dịch vụ hàng hóa cho khách hàng mà chưa
thanh tốn đã được xác nhận cơng nợ.
Khoản ứng trước cho người bán: là khoản tiền doanh nghiệp phải thu từ người bán,
người cung cấp do doanh nghiệp trả trước tiền hàng cho người bán để mua hàng hóa, thành
phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp chưa giao.
Khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên: là những khoản tiền hoặc vật tư do doanh
nghiệp giao cho các cán bộ đề thực hiện một nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết một số
công việc như mua hàng hóa, trả phí cơng tác,...
Quản trị nợ phải thu là một trong những hoạt động hỗ trợ cho việc ra quyết định về
quản trị tài sản của nhà quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị nợ phải
thu là tìm ra giới hạn hợp lý cho việc mở tín dụng và cách thức huy động các nguồn lực cho
công tác thu hồi vốn bị chiếm dụng.
1.1.2 Đặc điểm của nợ phải thu
Khoản nợ phải thu của doanh nghiệp là khoản tiền mà doanh nghiệp cần phải thu hồi
từ khách hàng hoặc các đối tượng khác hiện vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến
khi doanh nghiệp thu hồi được thì lượng vốn bị chiếm dụng mới khơng cịn nữa:
- Khoản nợ phải thu là căn cứ xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản
tiền, hàng hóa, dịch vụ,...mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai
- Khoản nợ phải thu được phản ánh trình bày trên bảng cân đối kế tốn dưới 2 mục:
Phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn
- Trong các khoản nợ phải thu thì khoản nợ phải thu khách hàng thường chiếm tỷ
trọng lớn nhất
1.2 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản đánh giá về tình hình quản trị nợ phải thu
1.2.1 Số vòng quay nợ phải thu
2


Doanhthu b á n h à ng

Khoả n ph ả ithu b ình qu â n

Số vịng quay nợ phải thu =

Ý nghĩa: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. Chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản thu càng tốt
1.2.2 Kỳ luân chuyển nợ phải thu
Số ngày 1 vòng quay nợ phải thu =

360
Số v ò ng quay khoản phải thu

Ý nghĩa: Cho biết số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ. Chỉ tiêu
này càng nhỏ, tốc độ thu hồi công nợ phải thu càng nhanh
1.2.3 Hệ số phải thu so với phải trả
Tổng khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu so với
=
Tổng khoản phảitrả
các khoản phải trả
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy mối liên hệ giữa các khoản phải thu so với các khoản
phải trả. Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn và ngược
lại nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của những
đối tượng khác. Mức độ lớn hơn hay nhỏ hơn 1 càng nhiều chứng tỏ tình hình cơng nợ đều
khơng tốt và khiến cho tình hình tài chính của doanh nghiệp đều không lành mạnh. Điều này
tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình quản trị nợ phải thu
- Khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán chịu cho khách hàng: Trong một số
trường hợp để khuyến khích người mua, doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán
chịu ( giao hàng trước, trả tiền sau) đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm một

số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng (chi phí quản lý nợ phải
thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro...). Đổi lại doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm được
lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu thụ.
- Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính
chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần
khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
- Giới hạn của lượng vốn phải thu hồi: Nếu lượng vốn phải thu q lớn thì khơng thể
tiếp tục bán chịu vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.
- Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp. Đối với các
doanh nghiệp có quy mơ lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu
bền thì kỳ thu tiền bình qn thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hao,
mất phẩm chất, khó bảo quản.

3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRÍ NỢ PHẢI THU CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN VICEM BAO BÌ BÚT SƠN
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần VICEM bao bì Bút Sơn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần VICEM bao bì Bút Sơn
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) là đơn vị chuyên sản xuất vỏ
bao xi măng các loại cung cấp cho các khách hàng trong và ngoài nước. Tiền thân là Liên
hiệp các Xí nghiệp Xi măng được thành lập ngày 01/10/1979, Liên hiệp các xí nghiệp Xi
măng được thành lập để quản lý các nhà máy xi măng trong cả nước.
- Tên giao dịch của công ty: CTCP Vicem bao bì Bút Sơn.
- Tên giao dịch trên thị trường chứng khốn: BBS
- Trụ sở chính: Km số 2 đường Văn Cao, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
- Chủ tịch HĐQT: Ông Phạm Đức Cường
- Vốn điều lệ: 60 tỷ.
Trong chặng đường phát triển, CTCP VICEM bao bì Bút Sơn chia thành nhiều giai

đoạn phát triển có thể kể đến một số giai đoạn sau:
 Ngày 18/10/1996: Tiền thân là Cơng ty Bao bì Xi măng Nam Hà được thành lập
theo Quyết định số 1738B/QĐ-UB của UBND Tỉnh Nam Hà
 Năm 2001: Đổi tên thành Xí nghiệp Bao bì Xi măng Nam Định trực thuộc Cơng ty
Xi măng Bút Sơn
 Ngày 01/05/2003: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bao bì Xi măng Bút Sơn
 Năm 2005: Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên HNX
 Năm 2011: Đổi tên thành Công ty Cổ phần VICEM Bao bì Bút Sơn
2.1.2

Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của CTCP VICEM bao bì Bút
Sơn
Sản phẩm sản xuất chính của cơng ty là vỏ bao xi măng, bao Jumbo, Sling cung cấp
cho nhà máy xi măng, vật liệu xây dựng trong và ngoài nước, thực hiện tốt các mục tiêu
kinh tế, xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng cổ tức cho các cổ đông,
thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước và không ngừng phát triển công ty.
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
chi tiết: Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì từ nhựa và giấy; Bán buôn chuyên doanh
khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: kinh doanh các loại bao bì từ nhựa giấy; Xuất nhập
khẩu bao bì các loại, thiết bị, vật tư và phụ tùng sản xuất bao bì.
4


2.2 Thực trạng hoạt động quản trị nợ phải thu của CTCP VICEM bao bì Bút Sơn
2.2.1 Phân tích tình hình hoạt động SXKD của CTCP VICEM bao bì Bút Sơn
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động SXKD của cơng ty cổ phần VICEM bao bì Bút Sơn năm
2019 - 2020
(đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu


Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch

1. Luân chuyển thuần
DTTBH & CCDV
Doanh thu tài chính
Thu nhập khác
2. Tổng chi phí
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN

453.966
453.577
73
316
448.356
412.092
15.471
6.720
12.272

490.732
490.254
17
461

483.993
434.652
14.608
7.786
25.012

36.766
36.677
-56
145
35.637
22.560
-863
1.066
12.740

Tỷ lệ
(%)
8,1
8,09
-76,71
45,89
7,95
5,47
-5,58
15,86
103,8
1
-78,03
27,77

20,19

Chi phí khác
346
76
-270
Chi phí thuế TNDN
1.455
1.859
404
3. Lợi nhuận sau
5.607
6.739
1.132
thuế
(Nguồn: Dựa trên BCTC năm 2019- 2020- CTCT VICEM Bút Sơn)
Qua bảng 2.1, ta thấy:
Tình hình doanh thu: LCT của cơng ty năm 2019 là 453.966 triệu đồng, năm 2020 là
490.732 triệu đồng. Ta thấy, LCT năm 2020 tăng so với năm 2019 là 36.766 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ tăng 8,1%. Trong đó, doanh thu chủ yếu là từ hoạt động bán hàng và cung
cấp dịch vụ (Năm 2019 DTBH &CCDV của công ty là 453.577 triệu đồng, năm 2020 tăng
36.677 triệu đồng, đạt mốc 490.254 triệu đồng). Tổng LCT năm 2020 so với năm 2019
tăng lên chủ yếu là do hoạt động bán hàng và các hoạt động khác đã tăng lên, trong khi đó
doanh thu tài chính giảm ít . Tình hình đó cho thấy các hoạt động, sản phẩm mà doanh
nghiệp sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Tình hình chi phí: Ta thấy được tổng chi phí có xu hướng tăng từ 448.356 triệu đồng
năm 2019 lên 483.993 triệu đồng năm 2020, tăng 35.637 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng là 7,95%. Mặt khác, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Coivd 19, căn cứ vào báo
cáo thuyết minh tài chính, cơng ty đã cắt giảm một số chi phí như: Chi phí lãi vay (giảm từ
15.448 triệu đồng xuống 14.562 triệu đồng); Chi phí dịch vụ mua ngồi (giảm từ 31.167

triệu đồng xuống còn 23.772 triệu đồng). Tỷ lệ tăng của LCT lớn hơn tỷ lệ tăng của tổng
5


chi phí chứng tỏ tình hình quản trị chi phí của cơng ty tương đối hiệu quả.
Tình hình lợi nhuận: Tương ứng với mức tăng trưởng của doanh thu và chi phí bỏ ra
thì tổng lợi nhuận sau thuế của cơng ty cổ phần VICEM bao bì Bút Sơn cũng có mức tăng
trưởng tương đối tốt. Năm 2019 tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 5.607 triệu đồng,
năm 2020 đạt 6.739 triệu đồng, đã tăng 1.132 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 20,19%.
Như vậy, CTCP VICEM bao bì Bút Sơn đang từng bước mở rộng quy mô và hoạt
động sản xuất kinh doanh. Trong cả 2 năm cơng ty đều làm ăn có lãi và hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, các hoạt động, sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất phù hợp với
nhu cầu của thị trường.
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá về tình hình quản trị nợ phải thu của CTCP
VICEM bao bì Bút Sơn
2.2.2.1 Tình hình biến động các khoản nợ phải thu
Bảng 2.2: Cơ cấu và tình hình biến động các khoản phải thu của CTCP VICEM Bút Sơn
năm 2019 - 2020
(đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu

Tài sản ngắn hạn

Năm 2019
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Năm 2020

Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(%)

263.849

242.041

-21.808

-8,27

Tỷ
trọn
g
(%)

3.Các khoản phải
thu NH
3.1 Phải thu khách
hàng
3.2 Trả trước cho
người bán
3.3 Phải thu khác


204.413

77,5

189.399

78,25

-15.014

-7,35

0,75

204.466

200.832

106,04

-3.634

-1,78

6,01

99,9

100,02

6
0,05

112,9

0,06

13

13

0,01

944,5

0,46

210,083

0,11

-734.417

-77.716

-0,35

3.4 Dự phịng phải
thu NH khó địi


-1.097,4

-0.536

-11.756

-6,21

-10658.6

971,6

5,65

(Nguồn: Dựa trên BCTC năm 2019 – 2020- CTCT VICEM Bút Sơn)

Qua bảng 2.2, ta thấy:
6


Tài sản ngắn hạn năm 2020 đã giảm so với năm 2019 là 21.808 triệu đồng (giảm
8,27%), nhưng các khoản phải thu ngắn hạn lại có tỷ trọng tăng 0,75%. Cho thấy các khoản
phải thu chiếm đa số trong tài sản ngắn hạn. Điều đó có nghĩa cơng ty đang tích cực thu hồi
vốn bị chiếm dụng.
Thời điểm năm 2020 so với năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi 15.014
triệu đồng (giảm 7,35%). Điều này chứng tỏ cơng ty đã có giải pháp hiệu quả để giảm thiểu
khoản phải thu. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm chủ yếu là do phải thu khách hàng giảm.
So với năm 2019 thì khoản phải thu khách hàng giảm từ 204.466 triệu còn 200.832 triệu
tương ứng 3.634 triệu đồng (giảm 1,78%), điều này có nghĩa cơng ty đã giảm được khoản bị
chiếm dụng vốn. Dù vậy nhưng công ty cũng cần có thêm những chính sách để quản lý tốt

hơn các khoản nợ phải thu nhằm tránh thất thu hoặc trở thành nợ quá hạn.
Khoản trả trước cho người bán năm 2020 so với năm 2019 tăng 13 triệu đồng (tăng
13%). Do một số nguyên, vật liệu để sản xuất phải đặt trước nên công ty phải đặt cọc tiền
trước nhằm đảm bảo cung ứng đủ nguyên vật liệu. Khoản vốn này cơng ty bị chiếm dụng
mặc dù đó là yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng hạn chế phần nào
hiệu quả sử dụng vốn.
Trong đó, ta có thể thấy khoản phải thu khác giảm mạnh từ 944,5 triệu đồng xuống
210,083 triệu đồng (giảm 77,716%) chứng tỏ công ty đã thu hồi được các khoản cho vay và
các khoản chưa được thanh tốn cơng trình.
Bên cạnh đó, ta thấy năm 2019 và năm 2020 cơng ty đều có các khoản nợ phải thu khó
địi. Mà năm 2020 còn tăng gần gấp 10 lần so với năm 2019 (tăng 931,6%). Điều đó cho
thấy, cơng ty ln có nợ xấu và số nợ xấu này biến động tăng. Điều này phù hợp với tình
hình kinh tế, do Đại dịch Covid 19 nên hầu hết các công ty đều gặp khó khăn. Một số cơng
ty khơng trụ vững được dẫn đến phá sản và khơng có khả năng thanh tốn. Dẫn đến việc
tăng mạnh cách khoản dự phịng này. Việc cấp bách bây giờ là phân tích, đánh giá, lựa chọn
khách hàng cấp tín dụng và tăng cường công tác thu hồi nợ khi đến hạn và quá hạn.

2.2.2.2 Tình hình quản trị các khoản phải thu
7


Bảng 2.3: Tình hình quản trị các khoản phải thu của CTCP VICEM bao bì Bút
Sơn
năm 2019- 2020
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2019


Năm 2020
490.536
196.906
204.413
189.399
2,5

Chênh
lệch
36.959
-4.888
5.238
-15.014
0,25

Tỷ lệ
(%)
8,15
-2,42
2,63
-7,35
11,11

1.Doanh thu bán hàng
2.NPT bình quân
a,NPT đầu năm
b,NPT cuối năm
A.Vịng quay NPT =
(1)/(2)
B.Kỳ thu tiền trung

bình = 360/(A)

Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Vòng

453.577
201.794
199.175
204.413
2,25

Ngày

160

144

-16

10

(Nguồn: Dựa trên BCTC năm 2019- 2020- CTCP VICEM Bút Sơn)
Qua bảng 2.3, ta thấy:
Năm 2019, 1 chu kỳ SXKD các khoản phải thu quay được 2,25 vòng và 1 vòng các
khoản phải thu quay hết 160 ngày. Năm 2020, 1 chu kỳ SXKD các khoản phải thu quay
được 2,5 vòng và 1 vòng các khoản phải thu quay hết 144 ngày. Vòng quay các khoản phải
thu năm 2020 là 2,5 vòng tăng so với năm 2019 là 0,25 vịng. Do đó kỳ thu tiền trung bình

giảm được 16 ngày. => Vòng quay các khoản phải thu năm 2020 là 2,5 vòng tăng so với
năm 2019 là 0,25 vịng. Do đó kỳ thu tiền trung bình giảm được 16 ngày. Điều này cho thấy
khả năng thu nợ của công ty ngày càng tốt hơn nhưng vẫn chậm do nợ quán hạn chiếm tỷ
trọng lớn trong khoản phải thu. Tốc độ luân chuyển nợ phải thu tăng nguyên nhân là do
doanh thu bán hàng tăng và nợ phải thu bình qn giảm điều đó dẫn đến vịng quay nợ phải
thu tăng.
Doanh thu bán hàng năm 2020 tăng lên là do cơng ty đã chủ động tìm kiếm, mở rộng
thị trường ngoài Vicem. Đặc biệt là khai thác thị trường vỏ bao xuất khẩu, bao dán đáy, bao
Jumbo và Sling đã góp phần làm doanh thu của cơng ty tăng. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng
của đại dịch Covid 19 mà tình hình sản xuất xây dựng có dấu hiệu đi xuống điều này ảnh
hưởng đến tốc độ thu hồi các khoản nợ của cơng ty. Vì vậy, cơng ty cần phải xem xét đưa ra
những giải pháp giúp đẩy mạnh tốc độ tăng doanh thu bán hàng và có chính sách thu hồi số
vốn bị chiếm dụng.
2.2.2.3 Tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của công ty
Bảng 2.4: Vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng của CTCP VICEM Bút Sơn năm
2019- 2020
(đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2019
Số tiền
Tỷ
trọng

Năm 2020
Số tiền
Tỷ
trọng
8


Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(%)

Tỷ
trọng


I. Các khoản phải
thu NH
1. Phải thu khách
hàng
2. Trả trước cho
người bán
3. Phải thu khác

(%)
204.413
77,5

(%)
189.399 78,25

-15.014

-7,35

(%)
0,75


204.466

100,03

200.832

106,04

-3.634

-1,78

6,01

99,9

0,05

112,9

0,06

13

13

0,01

944,5


0,46

210,083

0,11

-734,417

-77,716

-0,35

4. Dự phòng phải
-1.097,4 -0.536 -11.756
-6,21
-10.658.6
971,6
5,65
thu NH khó địi
II. Các khoản phải 291.949
261.037
-30.912
-10,6
trả NH
1. Phải trả người
97.519
33,4
63.359
24,27

-34.160
-35,03
-9,13
bán NH
2. Người mua trả
16,32
0,00
51,651
0,02
35,331
216,5
0,02
tiền trước NH
3. Thuế và các
774,25
0,26
2.486
0,95
1.712
221,1
0,69
khoản phải nộp NN
4. Phải trả NLĐ
18.363
6,3
22.838
8,75
4.475
24,37
2,45

5. Chi phí phải trả
1.456
0,5
909,5
0,35
-546,5
-37,53
-0,15
NH
6. Phải trả NH khác 845,436 0,29
1.030
0,4
184,56
21,83
0,11
7. Vay và nợ thuê
172.743 59,17
169.099 64,78
-3.644
-2,11
5,61
tài chính NH
8. Quỹ khen thưởng, 232,688 0,08
1.263
0,48
1.030
442,8
0,4
phúc lợi
III. Chênh lệch

-87.536
-71.638
15.898
-18,162
phải thu và phải
trả = I - II
IV. Hệ số phải thu
0,7
0,73
0,03
3,63
so với phải trả =
I/II
Qua bảng 2.4, ta thấy:
Xét về vốn chiếm dụng: Các khoản phải trả giảm từ 291.949 triệu đồng xuống còn
261.037 triệu đồng tức đã giảm 30.912 triệu (giảm 10,6%). Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy
công ty đã trả được một số khoản nợ trong năm phần lớn là do: giảm phải trả người bán
ngắn hạn và giảm các khoản vay và nợ thuê tài chính.
+ Khoản nợ phải trả người bán đã giảm 34.160 triệu đồng (giảm 35,03%) đây là một
dấu hiệu tốt bởi vì có trả thì cơng ty mới tạo được mối quan hệ tốt với người bán. Người bán
9


là người cung cấp nguyên vật liệu cho công ty vì vậy dảm bảo uy tín là điều cơng ty phải
tiến hành
+ Khoản người mua trả tiền trước đã tăng mạnh 35.331 triệu đồng (tăng 216,5%). Cho
thấy công ty đã mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất, mở rộng nhà cung cấp, tạo nhiều
chính sách tiêu dùng, ưu đãi cho khách hàng. Đây là nỗ lực tạo dựng uy tín của cơng ty
+ Khoản phải trả người lao động tăng 24,37% và quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng mạnh
442,8%. Điều này cho thấy công ty cần trả lương cho cán bộ, công nhân viên đúng kỳ và

không nên nợ vì nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cơng nhân, khơng những thế
quỹ khen thưởng cịn tăng mạnh chứng tỏ công ty đã dành 1 phần lợi nhuận để trích lập quỹ
khen thưởng phúc lợi. Tuy nhiên công ty cũng cần sử dụng quỹ đúng mục đích để đảm bảo
quyền lợi cho người lao động. Vì vậy công ty cần thúc đẩy thu nợ về và thanh toán các
khoản nợ này càng sớm càng tốt.
+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng từ 774,24 triệu đến 2.486 triệu đồng
tương ứng tăng 1.712 triệu (tăng 221,1%). Đây là khoản vốn chiếm dụng nhạy cảm và ảnh
hưởng đến uy tín cơng ty nên cơng ty cần phải có chính sách chiếm dụng vốn hợp lý để
tránh bị phạt.
+ Ngồi ra vay và nợ th tài chính cũng giảm 3,644% điều này cũng ảnh hưởng phần
nào đến giảm các khoản nợ phải trả.
Xét về vốn bị chiếm dụng: Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 đều giảm so với
năm 2019. Đặc biệt là phải thu khách hàng và phải thu khác giảm lần lượt 3.634 triệu đồng
(giảm 1,78%) và 734,417 triệu đồng (giảm 77,716%). Việc này cho thấy cơng ty đã có
chính sách quản lý hiệu quả để giảm lượng vốn bị chiếm dụng. Ngoài ra khoản nợ phải thu
khó địi cũng tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang bị nợ xấu vì vậy cần có chính sách quản lý
công nợ chặt chẽ hơn.
Xét về tương quan giữa phải trả và phải thu:
Cuối năm 2019, hệ số phải thu trên phải trả là 0,7 cho biết khi cơng ty chiếm dụng 1
đồng vốn của người bán thì bị chiếm dụng 0,7 đồng. Đến cuối năm 2020, hệ số này là 0,73
là khi công ty chiếm dụng 1 đồng vốn của người bán thì bị chiếm dụng 0,73 đồng. Hệ số
này nhỏ hơn 1 có nghĩa là cơng ty đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng. Tuy cuối
năm 2020 có tăng nhẹ nhưng điều đó khơng ảnh hưởng nhiều đến lượng vốn đi chiếm dụng.
Khi đó, cơng ty có thể sử dụng vốn chiếm dụng để sử dụng cho mục đích SXKD tuy nhiên
cơng ty vẫn cần có kế hoạch trả nợ đúng hạn để tránh tình trạng nợ quá hạn phải nộp phạt
cũng như mất uy tín đối với khách hàng và cơng ty đối tác.
2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị nợ phải thu của CTCP VICEM bao bì Bút
Sơn
2.3.1 Những kết quả đạt được
10



Qua phân tích thực trạng quản trị nợ phải thu cho thấy công ty đã nỗ lực trong công tác
quản trị nợ phải thu.
Các chỉ tiêu như: số vòng quay nợ phải thu, kỳ luân chuyển nợ phải thu giảm qua các
năm và hệ số phải thu so với phải trả ở mức tốt. Chứng tỏ cơng ty đã có những biện pháp
giúp giảm khoản nợ phải thu và nợ phải trả một cách hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho
công ty.
Doanh thu của công ty cũng tăng lên do việc mở rộng quy mô hiệu quả và sản phẩm
phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng điều đó cũng giúp công ty giảm được các khoản nợ.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Tuy đạt được một số thành tích nhất định trong việc quản trị nợ phải thu nhưng với
tình hình kinh tế như hiện nay thì việc quản trị NPT của công ty cần phải cải thiện hơn. Cần
có những chính sách thu hồi vốn bị chiếm dụng để tránh tình trạng nợ xấu, nợ khó địi.
Đồng thời phải có chiến lược cạnh tranh, mở rộng thị trường để tăng doanh thu. Những năm
gần đây, nên kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi Đại dịch Covid 19, do đó những khoản nợ
phải thu bị ảnh hưởng trực tiếp. Bên cạnh đó tình hình SXKD cũng gặp nhiều khó khăn. Vì
vậy, phải có giải pháp để giảm thiểu những tác động trực tiếp, để nâng cao hoạt động SXKD
của công ty.

PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN VICEM BAO BÌ BÚT SƠN
3.1 Tăng thời hạn tín dụng cho khách hàng
- Cơ sở thực hiện:
Tăng thời hạn tín dụng là kéo dài thời hạn bán chịu cho khách hàng.Với cách làm như
vậy công ty có thể nâng cao doanh số của mình. Bên cạnh đó, khi mở rộng thời hạn trả nợ sẽ
kích thích và thu hút các khách hàng có tiềm lực tài chính yếu hơn sẽ quyết định tiêu thụ sản
11



phẩm của công ty.
- Nội dung thực hiện:
Căn cứ vào tình hình tài chính của cơng ty, với mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm,
từng bước chiếm lĩnh thị trường, Công ty nên tăng thời hạn bán chịu cho khách hàng, đồng
thời cần kết hợp chính sách tín dụng khác như tăng chiết khấu thanh toán nhanh, tăng lãi
suất nợ quá hạn.
3.2 Sử dụng tỷ lệ chiết khấu thanh tốn sớm như là cơng cụ để thúc đẩy việc thanh tốn
của khách hàng
Trong điều kiện hiện nay của cơng ty giảm thiểu khoản phải thu, rút ngắn kỳ thu tiền
bình quân là rất cần thiết cũng như duy trì mối quan hệ với khách. Do vậy công ty cần tính
tỷ lệ chiết khấu nhanh cho khách hàng.
Khi áp dụng chính sách chính sách chiết khấu thì các yếu tố khác cũng thay đổi:
doanh số bán hàng tăng,vốn đầu tư các khoản phải thu giảm và công ty sẽ nhận được ít hơn
trên mỗi doanh thu bán hàng nhưng Cơng ty sẽ được lợi nhiều hơn do yếu tố khác mang lại
khi áp dụng suất chiết khấu. Cơng ty có thể giảm phí thu nợ cũng như một số nợ khó địi và
nợ q hạn cũng có thể giảm.Một khi khách hàng nhận được lợi ích từ tỷ lệ chiết khấu thì sẽ
kích thích họ trả tiền nhanh hơn, Cơng ty cũng được lợi từ giảm chi phí thu nợ.
3.3 Hồn thiện chính sách thu tiền để giảm tồn động nợ phải thu
- Cần phải hiểu rằng hiệu quả của hoạt động về các khoản phải thu không chỉ là trách
nhiệm của bộ phận kế tốn-tài chính trong cơng ty mà là sự phối hợp hoạt động giữa các bộ
phận khác như bộ phận bán hàng, phòng kinh doanh, bộ phận dịch vụ khách hàng, và thậm
chí cả ban giám đốc. Yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc
phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh tốn chậm.
Ln ln lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch, liên hệ của bạn với khách hàng như
email, thư, cuộc gọi,…địi nợ. Bạn có thể cần những thứ này cho việc tranh tụng sau này.
- Gửi hóa đơn cho khách hàng là việc quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào
cũng chú tâm tới việc nay. Kế toán công nợ phải theo dõi chặt chẽ đường đi của hóa đơn
xuất bán để đảm bảo khách hàng nhận được hố đơn đúng thời gian. Tránh sai sót, thất lạc,
chậm trễ.Trước và sau khi gửi hóa đơn, kế tốn cơng nợ nên chủ động gọi điện thoại, hoặc
thông báo bằng fax, email (bản scan) cho người có trách nhiệm về hóa đơn được gửi để xác

nhận hốn đơn được đưa đến phịng kế tốn của khách hàng.
12


- Kế toán nên nhắc về thời hạn cũng như khoản nợ khách hàng phải thanh toán trước
5-10 ngày bằng email hoặc điện thoại. Và cần có một kịch bản gọi điện để tiếp cận khách
hàng nhẹ nhàng, thoải mái. Lưu ý nên tránh gọi điện cho khách hàng vào những ngày đầu
năm, đầu tháng, đầu tuần vì xử lý khơng khéo dễ gây căng thẳng về phía khách hàng.
- Cơng ty phải có những khóa học bồi dưỡng giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân
viên phục vụ khách hàng. Giúp họ học hỏi và có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý. Điều
này cũng phần nào đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với
công nhân sản xuất trực tiếp, công ty cần có thêm những chính sách lương thưởng phù hợp
với năng suất làm việc, tránh trường hợp nợ lương điều đó sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất
của cơng ty.
KẾT LUẬN
Trước diễn biến phức tạp của tình hình Covid 19, cơng ty cổ phần Vicem bao bì Bút
Sơn đã gặp khơng ít khó khăn trong cơng tác quản trị nợ phải thu nói riêng và hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung. Mặc dù vậy, cơng ty ln chủ động trong mọi hoạt động kinh
doanh cũng như việc quản lý và sử dụng hiệu quả sử dụng khoản phải thu.Bài tiểu luận đã
phần nào giải quyết được các vấn đề về nợ phải thu và đưa ra giải pháp cải thiện tình hình
quản lý khoản nợ phải thu tại Cơng ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn.
Bài tiểu luận thể hiện ý kiến cá nhân của em với hy vọng được đóng góp một phần hết
sức nhỏ bé vào việc thực hiện công tác quản lý khoản phải thu. Tuy nhiên, do khả năng hạn
chế, lý luận non kém nên vấn đề vẫn chưa được nêu ra hết, công tác khảo sát, nghiên cứu
không sao tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của Giảng viên
để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Bùi Văn Vần & PGS.TS. Vũ Văn Ninh, giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

NXB Tài Chính.
2. Báo cáo tài chính tổng hợp của Cơng ty cổ phần Vicem bao bì Bút Sơn
3. Website công ty: .
4. />13


14


15


16


17


18




×