Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.53 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUỆ
QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2013
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUỆ
QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH BẮC NINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN NGUYÊN CỰ
HÀ NỘI, NĂM 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được bảo vệ một học
vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích
dẫn trong luận văn này đều đã được trân trọng chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huệ
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp


đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Nguyên
Cự – bộ môn Marketing, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kế toán và Quản trị
kinh doanh cùng toàn thể quý thầy cô thuộc Khoa Kế toán và Quản trị Kinh
doanh, đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đông Nam Á -
Chi nhánh Bắc Ninh đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập; xin cảm ơn các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thu thập số
liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành
chương trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huệ
ii
MỤC LỤC
 i
 i
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii
AMC xiii
: xiii
Asset Management Company (Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản) xiii
CCH xiii
: xiii
Có kỳ hạn xiii

DN xiii
: xiii
Doanh nghiệp xiii
DPRR xiii
: xiii
Dự phòng rủi ro xiii
ĐVT xiii
: xiii
Đơn vị tính xiii
KKH xiii
: xiii
Không kỳ hạn xiii
NHNN xiii
iii
: xiii
Ngân hàng Nhà nước xiii
NHTM xiii
: xiii
Ngân hàng thương mại xiii
NQH xiii
: xiii
Nợ quá hạn xiii
QĐ xiii
: xiii
Quyết định xiii
RRTD xiii
: xiii
Rủi ro tín dụng xiii
SeABank xiii
: xiii

Ngân hàng Đông Nam Á xiii
TCKT xiii
: xiii
Tổ chức kinh tế xiii
TCTD xiii
: xiii
Tổ chức tín dụng xiii
TMCP xiii
: xiii
Thương mại cổ phần xiii
XLRR xiii
: xiii
iv
Xử lý rủi ro xiii
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của Ngân hàng,
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang
lại rủi ro cao nhất cho Ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTM đã
coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng
không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm
soát, thông tin sai lệch… mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu, đặc biệt
nợ quá hạn, tránh tổn thất cho Ngân hàng. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi
đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất
động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng. Do vậy, quản trị nợ quá hạn,
hạn chế nợ quá hạn, xử lý nợ quá hạn phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong
toàn bộ hoạt động quản lý của Ngân hàng 1
Ý thức được điều này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Bắc Ninh đã coi quản trị nợ quá
hạn là một trong những việc cần được giải quyết hàng đầu nhằm nghiêm túc đưa ra những giải pháp

quản trị nợ quá hạn, góp phần tăng cường một cách toàn diện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân
hàng, giúp tạo ra điểm tựa vững chắc trong quá trình thực hiện đổi mới, hiện đại hóa Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Bắc Ninh 1
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Một số vấn đề lý luận về Quản trị nợ quá hạn trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại 4
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại 4
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về nợ quá hạn 11
2.1.3. Nội dung của Quản trị nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại 25
2.2. Một số vấn đề thực tiễn về công tác quản trị nợ quá hạn một số nước trên Thế giới và Việt Nam 40
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới về Quản trị nợ quá hạn 40
2.2.2. Thực tiễn nợ quá hạn và Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam . .44
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh 45
v
PHẦN III 47
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
3.1. Đặc điểm cơ bản của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh 47
3.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển 47
Ngân hàng Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank (SeABank) được thành lập từ
năm 1994, Hội sở chính đặt tại 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Là một trong những Ngân hàng TMCP
có mặt sớm nhất tại Việt Nam, SeABank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đã đạt
được những thành công hết sức khả quan. Đặc biệt trong những năm gần đây, SeABank liên tục có sự
tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động như: Tổng tài sản đạt 55.695 tỷ đồng (tăng 182% so với
2009), tổng huy động đạt 39.867 tỷ đồng (tăng 162% so với 2009), tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế
và cá nhân đạt 20.417 tỷ đồng (tăng 214% so với 2009) và tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,82% tổng dư nợ. Doanh

thu phí dịch vụ năm 2010 của SeABank đạt 102,5 tỷ đồng (tăng 180% so với 2009). Hiện SeABank có
1.533 CBNV tại 104 điểm giao dịch (tăng 145% so với 2009) và gần 104.000 khách hàng trên toàn
quốc. 47
Hiện tại SeABank đã phát hành được gần 87.900 thẻ ATM gồm các loại thẻ ghi nợ nội địa S24+, S24+
+, thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ quốc tế MasterCard… và có 137 máy ATM trên toàn quốc. Thẻ ATM
của SeABank có thể giao dịch tại hơn 10.000 máy ATM, 36.451 máy POS của SeABank và các ngân
hàng trong liên minh thẻ BanknetVN & SmartLink, VNBC trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt với tư
cách là thành viên chính thức của 2 tổ chức thẻ lớn nhất thế giới là MasterCard và Visa Card, năm
2010 SeABank cũng đã chính thức phát hành Thẻ ghi nợ quốc tế EMV MasterCard, Thẻ ghi nợ quốc
tế trả sau EMV MasterCard sử dụng công nghệ thẻ chip EMV có tiêu chuẩn bảo mật cao nhất mà hiện
tại ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung hầu như chưa có ngân hàng nào áp dụng. Thẻ
quốc tế SeABank MasterCard có thể được giao dịch tại 24 triệu POS và 1 triệu ATM trên toàn thế giới
với đầy đủ các tính năng như rút tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ, chuyển khoản, truy vấn số dư, đổi
pin, in sao kê… Bên cạnh đó SeABank cũng chuẩn bị phát hành thẻ quốc tế Visa Card vào cuối Quý
I/2011 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ quốc tế của khách hàng. 47
Năm 2010 SeABank cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại tất cả các điểm giao dịch
trên toàn quốc theo mô hình ngân hàng bán lẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội – ngoại thất, đội
ngũ nhân sự, quy trình tác nghiệp… Ngoài ra, SeABank cũng không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa &
nhỏ. 48
Với những thành tích hoạt động trong năm vừa qua, SeABank đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao
quý, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Giải thưởng doanh nghiệp ASEAN – ABA 2010,
Top 300/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 85/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam,
Top 44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam… 48
SeABank chi nhánh Bắc Ninh là một trong những điểm giao dịch của SeABank được đặt trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh. Tại đây là trung tâm kinh tế - văn hóa phụ trợ, là một thành phố vệ tinh quan
trọng cho Hà Nội và là điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản,
vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng sông Hồng và
các vùng lân cận 48

Do vậy, nếu chỉ dựa trên yếu tố khách quan thì vị trí của SeABank chi nhánh Bắc Ninh thuận tiện cho
việc phát triển tín dụng không chỉ trong lĩnh vực tiểu thương, cho vay hộ cá thể và thu hút tiền gửi cư
dân nhỏ lẻ (trên dưới 10 triệu đồng) mà còn phát triển tín dụng ở lĩnh vực giao dịch thương mại lớn,
cho vay và thu hút tiền gửi của các thành phần kinh tế khác 49
vi
Với khối lượng khách hàng như hiện nay thì dựa vào nỗ lực của toàn thể đội ngũ nhân viên, phương
thức quản lý đúng đắn và định hướng phát triển rõ ràng của Ban Lãnh đạo SeABank chi nhánh Bắc
Ninh sẽ giúp ngân hàng xây dựng hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn vì
lợi ích của khách hàng 49
3.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh 49
3.1.3. Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh 55
3.1.4. Tình hình Tài sản – nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh trong
thời gian vừa qua 58
Trong gian đoạn từ năm 2010 – 2012, tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình nền kinh tế
trong nước nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, Tuy vậy, Ngân hàng Seabank chi nhánh Bắc Ninh về
cơ bản vẫn hoạt động ổn định, vẫn giữ mức độ kinh doanh có hiệu quả cụ thể như sau: 58
3.2. Phương pháp nghiên cứu 60
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 60
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 60
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu chú trọng phân tích 61
PHẦN IV 63
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
4.1. Thực trạng Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh 63
4.1.1. Hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng 63
4.1.1.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh 63
(ĐVT: Tỷ đồng) 64
4.1.1.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh 65
4.1.2. Thực trạng Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh 68
4.1.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch về Quản trị nợ quá hạn 69
Tại Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh luôn xác định xây dựng những kế hoạch, mục tiêu nợ quá hạn và

quản trị nợ quá hạn một cách cụ thể, chặt chẽ hơn nữa. Lập kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch
nợ quá hạn để từ đó có những chuẩn bị tốt hơn cho việc tiếp nhận các món nợ vay quá hạn một cách
chủ động 69
4.2. Đánh giá chung công tác Quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh
79
4.2.1. Những kết quả đạt được quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh
79
Trong thời gian vừa qua, công tác quản trị nợ quá hạn tại Seabank – Chi nhánh Bắc Ninh được thực
hiện, kiểm soát chủ động, không bị ảnh hưởnh bởi những ảnh hưởng của nợ quá hạn. 79
vii
4.2.2. Những tồn tại trong Công tác quản trị nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc
Ninh 79
4.2.3. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh 81
4.1.3.1. Nguyên nhân khách quan 81
- Nguyên nhân bao trùm là sự biến động về kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam hoạt động trong cơ chế thị
trường, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi này chứa đựng nhiều rủi ro tất yếu không tránh khỏi có
những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng NQH đối với ngân hàng 81
- Quy định phát triển của nền kinh tế mang tính chu kỳ: Lúc thịnh vượng kinh tế phát triển mạnh,
doanh nghiệp sẵn sàng có khả năng chi trả. Lúc suy thoái thậm chí không trả được nợ quá hạn, gây ra
tình trạng nợ quá hạn 81
- Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, hệ thống pháp luật
không đồng bộ: Đây là vấn đề tất yếu của một đất nước đang trong quá trình kiến thiết và phát triển.
Tuy nhiên điều này đôi khi cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng 81
- Ngoài ra, môi trường kinh doanh cũng là nguyên nhân phát sinh những món nợ quá hạn tại Chi
nhánh, chẳng hạn như sự cạnh tranh, cơ chế pháp lý, chính sách địa phương… làm ảnh hưởng đến
tính chủ động trong phán quyết tín dụng 81
4.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan 81
*Từ phía khách hàng: 81
- Kinh doanh thua lỗ do trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu kém. Nhiều
doanh nghiệp tham gia kinh doanh quá nhiều mặt hàng, vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh vượt

khả năng quản lý dẫn đến ứ đọng hàng hoá, kinh doanh thua lỗ, vốn bị thất thoát. Ngoài ra việc thẩm
định dự án đầu tư không đúng cũng dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ không trả được 81
- Sử dụng vốn sai mục đích xin vay đã nêu trong phương án vay vốn và trong hợp đồng tín dụng đã ký
kết giữa ngân hàng và khách hàng. Nhiều khách hàng dùng tiền ngân hàng quay vốn không đúng đối
tượng kinh doanh hoặc xử lý vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động
sản nên đã không trả nợ được đúng hạn 82
- Đối tác của khách hàng không trả được nợ: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn
phát triển được phải không ngừng mở rộng bạn hàng. Nhưng khi hàng hóa đã được giao cho bạn hàng
thì bạn hàng không có khả năng trả nợ dẫn đến khách hàng của chi nhánh không có tiền để trả nợ
đúng hạn. 82
* Từ phía ngân hàng: 82
* Nguyên nhân từ cơ sở hạng tầng công nghệ thông tin: 83
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản trị nợ quá hạn tại Ngân hàng Đông Nam
Á – Chi nhánh Bắc Ninh 84
PHẦN V 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
5.1. Kết luận 92
5.2. Kiến nghị 93
viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu Ngân hàng TMCP 44
Công thương Việt Nam 44
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh qua các năm
2010 – 2012 57
Bảng 3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - chi nhánh Bắc Ninh
giai đoạn 2010 - 2012 58
Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời gian của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á -
Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2012 64

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ) 64
Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy, cơ cấu tiền gửi theo thời gian tại chi nhánh phân bổ không đồng đều, tỷ
trọng vốn huy động không kỳ hạn khá thấp so với các loại nguồn vốn huy động có kỳ hạn khác, chiếm
12,2% so với tổng số vốn huy động theo thời gian. Điều này ảnh hưởng lớn đến chi phí sử dụng vốn và
hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, tiền gửi KKH và tiền gửi CKH < 12 tháng liên tục
tăng qua các năm. Tiền gửi KKH tăng nhanh, năm 2011 tăng 59,5% so với năm 2010 và năm 2012
tăng 70,1% so với năm 2011. Khi tỷ trọng tiền gửi KKH ở mức quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ
lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ thanh toán. Như vậy, Ngân hàng phải cố gắng phát triển hài hòa các
loại hình tiền gửi, tránh để phát sinh thiên về một hướng mà có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả kinh
doanh và cơ cấu nguồn vốn cũng phải phát triển tương ứng với cơ cấu dư nợ cho vay thì mới có kết
quả tốt hơn, hiệu quả cao hơn trong kinh doanh 64
b. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo tính chất 65
Bảng 4.2. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo tính chất của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á –
Chi nhánh Bắc Ninh 65
(ĐVT: Tỷ đồng) 65
Bảng 4.3. Tình hình dư nợ phân theo loại ngoại tệ tại Ngân hàng Đông Nam Á – chi nhánh Bắc Ninh
giai đoạn 2010 – 2012 66
(ĐVT: Tỷ đồng) 66
Bảng 4.4. Tình hình dư nợ phân theo thời gian cho vay của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc
Ninh giai đoạn 2010 – 2012 67
Bảng 4.5. Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh
Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2012 68
(ĐVT: Tỷ đồng) 68
Bảng 4.6. Thực trạng nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 –
2012 70
Bảng 4.7. Thực trạng công tác thẩm định khách hàng vay của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh
Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2012 73
x
Bảng 4.8. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi
nhánh Bắc Ninh 75

Chỉ tiêu 75
Năm 2010 75
Năm 2011 75
Năm 2012 75
So sánh (%) 75
2011/2010 75
2012/2011 75
1. Số lượng khách hàng được vay (người) 75
2. Tổng số tiền đã giải ngân (tỷ đồng) 75
3. Số lượng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (người) 75
4. Doanh số cho vay sai mục đích (tỷ đồng) 75
195 75
327 75
4 75
3 75
155 75
284 75
2 75
2,5 75
245 75
391 75
2 75
1 75
- 20,51 75
- 13,15 75
- 50,00 75
xi
- 16,67 75
58,06 75
37,68 75

0 75
- 60,00 75
(Nguồn: Phòng Khách hàng và thẩm định) 75
Theo số liệu qua các năm thì số lượng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và doanh số cho vay
sai mục đích đã giảm đáng kể, đưa hoạt động cho vay vào quy trình ổn định hơn, giảm thiếu những rủi
ro tín dụng. Cụ thể: Năm 2011 số lượng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích giảm 50% so với năm
2010, doanh số cho vay sai mục đích giảm 16,67%. Sang năm 2012, doanh số này giảm mạnh hơn, tỷ lệ
giảm là 60% so với năm 2011. 75
4.1.2.5. Thực trạng công tác phòng ngừa nợ quá hạn 75
Bảng 4.9. Thực trạng công tác phòng ngừa nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc
Ninh 76
(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ) 76
Bảng 4.10. Thực trạng công tác phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng Đông
Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh đối với khách hàng vay vốn 77
(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ) 77
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ quá hạn doanh nghiệp và dư nợ quá hạn hộ gia đình, cá thể đều
có xu hướng giảm qua các năm. Đối với dư nợ hộ gia đình, cá thể năm 2011 tăng 39,73 % so với năm
2010 nhưng sang năm 2012 số dư nợ này giảm 9,8% so với năm 2011 77
Bảng 4.11. Thực trạng công tác phân loại nợ quá hạn theo thời gian quá hạn của Ngân hàng Đông
Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh đối với khách hàng vay vốn 77
Bảng 4.12. Thực trạng công tác xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh
đối với khách hàng vay vốn 78
Bảng 4.13. Thực trạng nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Bắc Ninh với một số Chi
nhánh ở khu vực các tỉnh miền Bắc năm 2012 79
(ĐVT: Tỷ đồng) 79
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AMC : Asset Management Company (Công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản)
CCH : Có kỳ hạn

DN : Doanh nghiệp
DPRR : Dự phòng rủi ro
ĐVT : Đơn vị tính
KKH : Không kỳ hạn
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NQH : Nợ quá hạn
QĐ : Quyết định
RRTD : Rủi ro tín dụng
SeABank : Ngân hàng Đông Nam Á
TCKT : Tổ chức kinh tế
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
XLRR : Xử lý rủi ro
xiii
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM, phản ánh hoạt
động đặc trưng của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản,
mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất
cho Ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số
NHTM đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách
hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các
tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai
lệch… mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu,
đặc biệt nợ quá hạn, tránh tổn thất cho Ngân hàng. Những khoản cho vay
không thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ quá hạn
ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc
đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng. Do vậy, quản trị nợ quá

hạn, hạn chế nợ quá hạn, xử lý nợ quá hạn phát sinh là một yêu cầu cấp thiết,
có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của Ngân hàng.
Ý thức được điều này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Bắc Ninh
đã coi quản trị nợ quá hạn là một trong những việc cần được giải quyết hàng
đầu nhằm nghiêm túc đưa ra những giải pháp quản trị nợ quá hạn, góp phần
tăng cường một cách toàn diện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng,
giúp tạo ra điểm tựa vững chắc trong quá trình thực hiện đổi mới, hiện đại hóa
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Bắc Ninh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó,tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quản trị nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc
Ninh ” làm luận văn tốt nghiệp.
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác Quản trị nợ quá hạn ở Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản trị nợ quá
hạn của Ngân hàng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về nợ quá hạn và Quản trị nợ quá
hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại.
- Phân tích thực trạng công tác Quản trị nợ quá hạn tại Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản trị
nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh trong
thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công tác Quản trị nợ quá hạn
của Ngân hàng thương mại.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác Quản trị nợ quá hạn của Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Bắc Ninh.
+ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản
trị nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Bắc Ninh.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bắc Ninh, số 66 – 68, đường Lý Thái
Tổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
2
- Phạm vi về thời gian :
+ Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9
năm 2012.
+ Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ năm 2009 đến nay và
tập trung vào giai đoạn từ năm 2010 đến 2012.
3
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề lý luận về Quản trị nợ quá hạn trong hoạt động của
Ngân hàng Thương mại
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại
2.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong
nền kinh tế. Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động cũng như sự phát
triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, Ngân hàng
bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư,
Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác,
trong đó Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài
sản, thị phần và số lượng các Ngân hàng. Ngân hàng thương mại được xem là
một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn từ nơi có khả năng cung ứng

vốn đến những nơi có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tư phát
triển kinh tế. Chúng ta có thể xem xét một số khái niệm về NHTM như sau:
- Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam có qui định:
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ
yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số
tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam do Quốc hội khóa
X thông qua ngày 12/12/1997 thì: Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện
toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Trong đó TCTD được định nghĩa là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo
qui định của Luật này và theo các qui định khác của Pháp luật để hoạt động
kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử
dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
4
Ngoài ra, Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 có
nêu: NHTM là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Trong đó, hoạt động Ngân hàng
là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán.
- Nếu xét trên phương diện những loại hình dịch vụ mà Ngân hàng
cung cấp thì NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục
dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh
toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Như vậy, có thể nói NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh
về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu,
bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan.
Ngoài ra, NHTM còn là một định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng

trong nền kinh tế thị trường. Nhờ vào hệ thống này mà các nguồn tiền nhàn
rỗi vốn nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động và tập trung lại với số
lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các Tổ chức kinh tế (TCKT), cá nhân nhằm
mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sự có mặt của NHTM trong hầu
hết các mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội đã chứng minh rằng: Ở đâu có
một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của
nền kinh tế - xã hội và ngược lại.
2.1.1.2. Các hoạt động của Ngân hàng Thương mại
a. Hoạt động huy động vốn
Đây là một nghiệp vụ đặc trưng của trong hoạt động kinh doanh của
NHTM, có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của Ngân
5
hàng. Các NHTM có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh
tế và dân cư bằng nhiều hình thức khác nhau như sau:
- Hoạt động nhận tiền gửi thường chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng
nguồn huy động của NHTM do các Ngân hàng đã chú trọng đến việc đa dạng
hóa các loại tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, trong mỗi loại lại chia
thành nhiều loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Ngân hàng có thể huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế bằng cách bán
cho họ các trái phiếu do Ngân hàng phát hành, đây là hình thức hay được sử
dụng vì thời gian huy động vốn rất ngắn trong khi lãi suất có được lại tương đối
cao, do đó Ngân hàng thường phát hành trái phiếu khi cần vốn đột xuất.
- Ngoài các hình thức huy động vốn trên, các Ngân hàng có thể huy
động vốn bằng cách vay Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác.
Ở Việt Nam, hình thức này chịu sự quản lý của Ngân hàng Trung ương cả về
khối lượng vay và lãi suất đi vay. Do vậy, trong bảng tổng kết tài chính của
các NHTM khoản đi vay này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng huy động vốn
của Ngân hàng.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Ngân hàng huy động vốn và sử dụng vốn đó cho vay và đầu tư để

hưởng doanh lợi. Cho vay là hình thức thông dụng nhất ở các định chế tài
chính nói chung và NHTM nói riêng ở khắp các nơi trên thế giới. Ở Việt
Nam, hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chính mang tính lợi nhuận
cao nhất cho các Ngân hàng và có ý nghĩa sống còn đối với Ngân hàng.
Cho vay là nghiệp vụ trong đó một thể nhân hoặc một pháp nhân gọi là
người cho vay để cho một người khác gọi là người đi vay sử dụng một số tiền
với cam kết hoàn trả kèm theo lãi. Chính vì thế, có thể nói: “Ngân hàng là
6
người đi vay để cho vay”, số tiền Ngân hàng sử dụng để cho vay xuất phát từ
nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được. Lợi nhuận thu được của Ngân hàng
phụ thuộc vào khoản chênh lệch giữa chi phí huy động nguồn và lãi suất
Ngân hàng cho vay.
Qua các lý luận về hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn nói trên của
Ngân hàng, có thể thấy Ngân hàng thực hiện chức năng là người trung gian
đứng ra dàn xếp giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Thông qua hoạt
động cho vay, Ngân hàng kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông, tăng
vòng quay vốn của nền kinh tế, làm cho khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế
không ngừng vận động và sinh lời.
c. Thực hiện các dịch vụ khác cho khách hàng
Ngày nay, hoạt động dịch vụ của NHTM trên thế giới đem lại một mức
lợi nhuận khổng lồ cho Ngân hàng (chiếm khoảng 75% tổng số lợi nhuận
Ngân hàng) nhưng ở Việt Nam thì con số này thật khiêm tốn, chỉ chiếm
khoảng 25%. Do vậy, vấn đề đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ ở Ngân hàng
đang rất được quan tâm. Các dịch vụ này bao gồm:
- Hoạt động điện tử liên quan đến Ngân hàng: gồm việc nối mạng từ
các máy tính của Ngân hàng và máy tính của khách hàng, chủ yếu là các công
ty để trao đổi các thông tin dữ liệu giúp cho các công ty quản trị nguồn vốn
của mình có hiệu quả hơn.
- Bảo đảm an toàn vật có giá: Đây là một trong những dịch vụ lâu đời
nhất của NHTM. Do Ngân hàng có đội ngũ nhân viên bảo vệ và có các két sắt

giữ tiền rất an toàn, nên khách hàng có thể ký gửi các tài sản quý, những giấy
tờ có giá… dịch vụ nhận tiền gửi qua đêm. Ở nước ta hiện nay dịch vụ này
chưa có nhưng trong tương lai sẽ dần dần hình thành vì thu nhập của dân của
ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc các tài sản quý mà người dân sở hữu
7
cũng tăng lên và từ đó phát sinh nhu cầu được bảo vệ và đây cũng là lúc Ngân
hàng phát huy chức năng quan trọng của mình.
- Các nghiệp vụ ủy thác: Ngân hàng nhận ủy thác từ các khách hàng để
quản trị các tài sản khác. Có thể chia thành 2 loại tài sản bằng tiền và hiện vật,
phần đông khách hàng ủy thác cho Ngân hàng quản trị tài sản bằng tiền, ký
gửi vào một tài khoản, ủy thác cho Ngân hàng quản trị một mình hay cùng với
người khác. Ngoài ra, Ngân hàng cũng được ủy thác quản trị tài sản của người
cầm cố, của vị thành niên…
- Các dịch vụ kinh doanh khác: Những dịch vụ khác bao gồm nhiều
loại như bảo đảm tín dụng, mua các khoản sẽ thu của các công ty, phát hành
thẻ tín dụng, làm dịch vụ tư vấn thuê mua…
Có thể thấy hoạt động của NHTM là vô cùng phong phú và đa dạng,
trong đó nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay chiếm tỷ trọng hàng đầu. Thông
qua các nghiệp vụ này, NHTM đã chứng tỏ vai trò quan trọng không thể thiếu
của mình trong mỗi quốc gia.
2.1.1.3. Đặc thù hoạt động tín dụng của Ngân hàng
a. Bản chất của tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, là hình thái đặc thù trong quá trình
vận động của tiền tệ. Nhờ tín dụng mà trong quá trình vận hành nền kinh tế
dòng tài sản thể hiện dưới hình thái tiền tệ sẽ dịch chuyển từ chỗ tạm thời
nhàn rỗi sang chỗ tạm thời thiếu hụt để cân bằng cung cầu vốn của thị trường.
Nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế có thể sử dụng để làm nguồn vốn
cho vay được hình thành bằng các luồng:
- Nguồn vốn bằng tiền của doanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi trong quá
trình sản xuất kinh doanh.

8

×