Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

tình hình biến động giá của các loại sản phẩm sữa ở thị trường việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.48 KB, 34 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TỔNG HỢP
BỘ MÔN: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
LỚP KD207.1
GVHD: THS. ĐÀO QUỲNH NHƯ
BigBang.Corp
26/3/2010
PHẦN I
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Sữa là mặt hàng bổ dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe,
đặc biệt là trẻ em và người già hoặc người ốm đau. Rất
đáng tiếc là chúng ta chưa làm tốt việc quản lý đối với
mặt hàng thiết yếu này, kể cả về giá bán cũng như về
chất lượng
Sau đây là ý kiến của bạn đọc trên
báo Tuổi Trẻ Online:
• “Mỗi lần mua sữa cho con, tôi như muốn thắt lòng. Với mức
thu nhập của một công nhân hiện nay thì sữa cho con được
xem như là mặt hàng xa xỉ. Tôi rất bất bình về việc tăng giá
liên tục như vậy. Đâu rồi các bộ ngành quản lý, các cơ quan
thanh tra kiểm tra, sao lại không lên tiếng trước những
hành động cấu kết để nâng giá sữa vô tư như vậy?

“Cứ theo tình hình tăng giá liên tục thế này thì sữa sẽ trở
thành một mặt hàng "xa xỉ" và "xa vời" đối với trẻ em và
giới bình dân Việt Nam. Sở dĩ hầu hết trẻ em ở khu vực
thành phố cao hơn, phát triển hơn trẻ em ở khu vực nông
thôn vì trẻ em ở nông thôn ít được uống sữa hơn. Như vậy


thì sự chênh lệch của thành phố và nông thôn ngày càng xa
hơn. Thế hệ tương lai Việt Nam sẽ thế nào đây?”
2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI :
•Mục tiêu chính:
Tìm hiểu về sự biến động giá của các loại sản phẩm sữa
trên thị trường Việt Nam hiện nay.
•Mục tiêu cụ thể:
Tình hình biến động giá của các loại sản phẩm sữa trên thị
trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá của các loại
sản phẩm sữa trên thị trường.
Giải pháp bình ổn giá sữa trên thị trường Việt Nam.
3.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

Giúp cho các cơ quan chức năng có cái nhìn toàn
cảnh về sự biến động giá, cũng như nguyên nhân dẫn
đến sự biến động giá của các loại sản phẩm sữa trên thị
trường Việt Nam, từ đó có những biện pháp kiểm soát,
bình ổn giá phù hợp để giúp cho người tiêu dùng có
thể mua được những sản phẩm có chất lượng với giá
cả phù hợp.
4.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
●Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn.
● Sử dụng dữ liệu thứ cấp: là các tài liệu, thông tin có sẵn
trên sách, báo, internet,…
5.PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
●Tập trung nghiên cứu sự biến động về giá của các loại
sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam hiện nay.
● Dữ liệu sử dụng là những dữ liệu có sẵn trong quá khứ.


PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
1.KHÁI NIỆM GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG:
Có hai cách để khái niệm Gía cả (Price) là:
• Tổng số tiền người tiêu dùng phải trả để có được một sản
phẩm hay dịch vụ.

Tổng giá trị người tiêu dùng phải đưa ra trao đổi để có
được giá trị sử dụng của một sản phẩm hay dịch vụ.
2.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐỊNH
GIÁ:
Định giá:
Việc định giá bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu giá
cả. Có nhiều loại mục tiêu khả thi, và rất hữu ích nếu xem
lại các lựa chọn trước khi xác định hay điều chỉnh giá.

Mục tiêu Doanh số

Mục tiêu Lợi nhuận

Mục tiêu Cạnh tranh
2.1.Nhóm yếu tố bên trong

Mục tiêu marketing của doanh nghiệp

Chiến lược marketing mix

Chi phí

Các nhân tố về tổ chức: Những ai có ảnh hưởng quyết

định giá cả?
2.2.Nhóm yếu tố bên ngoài

Bản chất của thị trường và cung cầu

Tình hình các đối thủ cạnh tranh.

Các nhân tố khác của môi trường
3.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ:
3.1.Những căn cứ chủ yếu khi định giá:
3.2.Định giá dựa theo chi phí:
Định giá bằng cách cộng thêm lãi định mức vào giá
thànhđơn vị.
Gía bán = giá thành đơn vị / (1 – lãi xuất dự
kiến).
Định giá trên cơ sở phân tích điểm hoà vốn và đảm
bảo lợi nhuận mục tiêu.
Q = F / (P-V)
Trong đó:
Q : Sản lượng hoà vốn
F : Định phí
P : Gía bán đơn vị sản phẩm
V : Biến phí đơn vị sản phẩm
3.3.Định giá dựa theo giá trị:

Cơ sở định giá là giá trị cảm nhận của người mua về một sản
phẩm.

Người bán căn cứ vào giá trị cảm nhận của khách hàng (trong
điều kiện cụ thể về không gian và thời gian) để định trước giá

mục tiêu. Sau đó mới thiết kế sản phẩm và dự toán chi phí sản
xuất.
3.4.Định giá dựa theo điều kiện cạnh tranh:
Người mua khảo giá sản phẩm qua giá bán của các đối thủ cạnh
tranh( định giá theo hiện hành, theo sát giá của đối thù cạnh
tranh, chào giá cạnh tranh, giá bỏ thầu kín)
PHẦN III
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
1.PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG:
1.1.Thị trường sữa ở Việt Nam:
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, việc mở cửa thị trường đã tạo nên sự đa dạng cho thị trường
trong nước. Xét về mặt tổng quan, thị trường các sản phẩm sữa rất đa
dạng, cơ bản gồm:

Sản phẩm quốc nội

Sản phẩm ngoại nhập
Phân bổ thị phần sản xuất sữa tại Việt Nam:

Vinamilk chiếm 35%; Dutch Lady chiếm 24%; 22% là các
sản phẩm sữa bột nhập khẩu như Mead Johnson, Abbott,
Nestle…; 19% còn lại là các hãng nội địa: Anco Milk,
Hanoimilk, Mộc châu, Hancofood, Nutifood…

Trong đó, nhóm sữa đặc: Vinamilk chiếm 79%; Dutch Lady
chiếm 21%. Sữa nước: Dutch Lady chiếm 37%; Vinamilk:
35%. Sữa chua: Vinamilk chiếm 55%. Sữa bột: Dutch Lady
chiếm 20%, Abbott và Vinamilk cùng chiếm 16%; Mead

Johnson 15%; Nestle: 10%.

Theo báo cáo cuối năm 2007 của Euromonitor, riêng 4 hãng
sữa lớn của nước ngoài là Dutch Lady, Abbott, Nestle và
Mead Johnson đã chiếm tới 61 tổng thị phần sữa bột tại
Việt Nam. Như vậy, có thể có một sự dẫn dắt thị trường của
các hãng sữa lớn.
Nhu cầu thị trường:

Mặc dù sản lượng sữa của Việt Nam liên tục
tăng từ năm 2001 đến nay, với tốc độ tăng trung
bình khoảng 19%/năm, song vẫn chỉ đáp ứng
được khoảng 28% tổng nhu cầu nội địa.

Hơn 70% số còn lại vẫn phải nhập khẩu (trong
đó 50% là nguyên liệu và 22% là sữa thành
phẩm).

Bên cạnh đó chi phí sản xuất một sản phẩm thì
không quá cao nhưng khi bán ra ngoài thị
trường lại cao gấp 2 đến 3 lần khiến cho sữa trở
nên “xa xỉ” với một số người có thu nhập thấp.
1.2.Tình hình biến động giá của các loại sản phẩm sữa trên thị
trường hiện nay:
☻ Nhận định chung về thị trường:
ở thị trường nước ta hiện nay ngoài các sản phẩm quốc nội
còn có rất nhiều dòng sản phẩm ngoại nhập khác nhau( có
thương hiệu cũng như không có thương hiệu). Nhưng lúc
nào cũng tồn tại một nghịch lý là giá sản phẩm sữa tại Việt
Nam lúc nào cũng cao hơn rất nhiều so với các nước trong

khu vực cũng như trên thế giới.
Bên cạnh đó giá sữa thường không ổn định, tăng giá liên tục
kể cả sữa nội lẫn sữa ngoại.
☻ Sữa nhập chiếm lĩnh thị trường:
Theo báo cáo của Trung tâm thông tin Phát triển nông
thôn, sản lượng sữa của VN hiện nay chỉ đáp ứng được
khoảng 28% tổng nhu cầu nội địa; 70% nhu cầu còn lại
phải nhập khẩu, trong đó, 50% là nguyên liệu và 22% là
sữa thành phẩm. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy,
trong 5 tháng đầu năm 2009, VN đã nhập khẩu hơn 2,9
triệu hộp sữa bột, trị giá lên tới 86.707.639 USD.
☻ Sữa bột đã và sẽ tiếp tục tăng
Việc kiểm giá sữa hiện nay ở Việt Nam còn gặp phải rất
nhiều khó khăn vì tình trạng sữa lậu được nhập vào rất khó
kiểm soát hết. Do đó người dân sẽ còn phải chịu tình trạng
giá sữa tăng bất ồn trong thời gian tới.
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá của các loại sản phẩm
sữa trên thị trường hiện nay:
☻ Gía nguyên liệu tăng
☻ Trên 80% đầu vào của ngành sữa vẫn phải nhập khẩu
☻ Chi phí nghiên cứu kiểm soát chất lượng
☻ Chi phí thay đổi mẫu mã bao bì
☻ Chi phí tăng cường hay bổ sung thành phần sữa
☻ Đại lý tự ý nâng giá bán
☻ Quan điểm của người tiêu dùng
☻ Tăng lợi nhuận
☻ Càng tiếp thị, sữa càng đắt
☻ Quy định giá cả một cách lỏng lẻo…
☻Sự thống lĩnh thị trường của sữa ngoại
Số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường ước tính, thị trường

sữa bột Việt Nam năm 2008 có qui mô khoảng 8.000 tỉ đồng,
nhưng trong đó 7.000 tỉ thuộc về các nhãn hiệu ngoại nhập và
công ty nước ngoài. Trong 20% thị phần ít ỏi còn lại, Vinamilk
chiếm 15%, các nhà sản xuất sữa khác của Việt Nam chiếm 5%.
☻Cạnh tranh không lành mạnh
Căn nguyên của việc vì sao sữa ngoại vẫn hút hàng trong khi giá
cao hơn nhiều so với sữa nội, Có cả những nguyên do được coi là
hình thức cạnh tranh không lành mạnh như chia sẻ hoa hồng
trực tiếp đến người mua, đến các bác sĩ, y tá tại các bệnh viện,
ngôn từ quảng cáo.Hội thảo – vui chơi, tặng thẻ VIP,cho khách
hàng đánh trúng tâm lý của các bậc cha mẹ như mong con khoẻ
mạnh, thông minh, thần đồng.
1.4.Nhận định chung:
Hầu hết các công ty sản xuất sữa đều viện dẫn lý do sữa tăng giá
là do tỷ giá gần đây tăng cao,nguyên liệu chế biến sữa tăng
nhưng thực tế thì không phải vậy theo tính toán của các nhà
chuyên môn, giải thích của các hãng sữa là chưa hợp lý. Chỉ trong
vài tháng qua, nhiều hãng sữa đã tăng giá từ 7%-14%, trong khi
tỉ giá chỉ tăng vài ba phần trăm. Việc viện dẫn nguyên nhân giá
nguyên liệu sữa tăng mạnh cũng không thuyết phục.
Ngoài ra nguyên nhân có thể là do: giá sữa thế giới tăng nhẹ (Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ nhận định giá sữa thế giới sẽ tăng trở lại sau
khi chạm đáy vào quý II), thuế nhập khẩu giảm (nhiều khả năng
mức thuế này sẽ được áp dụng tới cuối năm 2009), giá thức ăn
chăn nuôi tăng và tỷ giá USD/VND cũng tăng (đẩy chi phí nhập
khẩu sữa tăng).
2.GIẢI PHÁP VÀ LỢI ÍCH CỦA CÁC GIẢI
PHÁP:
2.1.Hỗ trợ chăn nuôi bò sữa
Để gỡ khó cho ngành sữa, Bộ Công thương kiến nghị Chính phủ

có chính sách hỗ trợ vùng nguyên liệu chăn nuôi bò sữa cụ thể
hơn như: cấp đất xây trang trại, công tác bảo vệ sức khỏe đàn bò
sữa, nguồn nhân lực cũng như chính sách giá hợp lý để người
chăn nuôi gắn bó lâu dài
2.2.Sửa Luật cạnh tranh để kiểm soát giá sữa
Cuộc cạnh tranh hiệu quả - cạnh tranh không ngừng nâng
cao chất lượng, đồng thời hạ giá thành sản phẩm - là cuộc
cạnh tranh bảo vệ tốt nhất quyền đó và là cuộc cạnh tranh
duy nhất được WTO ủng hộ. Nhưng cuộc cạnh tranh hiệu
quả và quyền tự do quyết định tiêu dùng hầu như không
được Luật cạnh tranh của ta để ý đến. Đó mới là nguyên
nhân thật sự của giá sữa cao hiện nay.
Luật cạnh tranh của ta chỉ cấm một vài hình thức hoạt động
cạnh tranh gây nhầm lẫn, hoàn toàn không cấm cạnh tranh
gây ngộ nhận (xác tín không đúng với sự thật). Vì vậy,
muốn kiểm soát giá sữa, nên sửa ngay lập tức Luật cạnh
tranh của chúng ta.

×