Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước điển hình được chọn (trung quốc, singapore, australia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế
---------------

BÀI TẬP NHĨM 6

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Chủ đề 7:
Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
một số nước điển hình được chọn (Trung Quốc, Singapore, Australia)

HP: Quản trị tài chính quốc tế_01
GV: ThS. Nguyễn Thị Thanh Dương
Hà Nội – 2022
MỤC LỤC


A - Lý thuyết................................................................................................................1
1.Định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI.......................................................1
2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi..........................................................1
3.Tổng quan thị trường FDI toàn cầu.....................................................................2
B- Thực tiễn.................................................................................................................. 5
I.Việt Nam.................................................................................................................... 5
1.Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam.....................................................................5
2.Thực trạng FDI vào Việt Nam..............................................................................5
2.1 Chính sách thu hút FDI..................................................................................5
2.2. Thành quả thu hút FDI..................................................................................6
2.3 Các lĩnh vực chủ yếu tiếp nhận FDI..............................................................7
2.4 Các đối tác đầu tư FDI....................................................................................8
3.Đánh giá thực trạng quản lý FDI ở Việt Nam...................................................10
3.1 Những kết quả thành công...........................................................................10


3.2 Một số hạn chế...............................................................................................10
II. Trung Quốc...........................................................................................................11
1.Lý do chọn Trung Quốc......................................................................................11
1.1.Tổng quan về kinh tế Trung Quốc...............................................................11
1.2.Lý do chọn.....................................................................................................11
2. Thực trạng FDI vào Trung Quốc......................................................................11
2.1. Chính sách thu hút FDI...............................................................................11
2.2. Thành quả thu hút FDI................................................................................12
2.3. Các lĩnh vực chủ yếu tiếp nhận FDI............................................................13
2.4. Các đối tác chính đầu tư FDI......................................................................13
3. Quản lý FDI của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............13
3.1.Chính sách quản lý FDI................................................................................13
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.............................................................14
III.Singapore..............................................................................................................15
1.Lý do chọn Singapore..........................................................................................15
1.1 Tổng quan về kinh tế.....................................................................................15
1.2 Lý do lựa chọn...............................................................................................15
2.Thực trạng FDI vào Singapore...........................................................................16
2.1 Chính sách thu hút FDI của Singapore.......................................................16
2.2 Thành quả thu hút FDI.................................................................................17
2.3 Các lĩnh vực chủ yếu tiếp nhận FDI.............................................................18
2.4 Các đối tác đầu tư chính...............................................................................18


3.Quản lý FDI của Singapore và bài học cho Việt Nam......................................19
3.1 Chính sách quản lý FDI................................................................................19
3.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................................................20
IV. Australia............................................................................................................... 21
1.Lý do lựa chọn.....................................................................................................21
1.1.Tổng quan về nền kinh tế Australia.............................................................21

1.2.Lý do lựa chọn...............................................................................................21
2.Thực trạng thu hút FDI......................................................................................21
2.1.Chính sách thu hút FDI................................................................................21
2.2.Các thành tựu đạt được................................................................................22
2.3.Các lĩnh vực chủ yếu tiếp cận FDI...............................................................23
2.4. Các đối tác chính đầu tư FDI......................................................................25
3. Quản lí FDI của Australia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..................25
3.1. Chính sách quản lí FDI................................................................................25
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.............................................................28
C – Đúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý nhà nước đối với
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài................................................................................28
1.Bài học chung trong quản lý FDI của Việt Nam...............................................29
2.Bài học điểm nhấn từ các nước được chọn........................................................29
2.1.Bài học từ Trung Quốc.................................................................................29
2.2.Bài học từ Singapore.....................................................................................29
2.3.Bài học từ Australia......................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................31


A - Lý thuyết
1.Định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là hình thức đầu
tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngồi góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà
họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro và thu lợi nhuận
từ những hoạt động đầu tư đó.
 Theo tổ chức thương mại thế giới WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài chính khác.

 Theo quy định Luật Đầu tư 2020: tại Khoản 22 Điều 3: định nghĩa một cách
khái như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là tổ chức kinh tế có
nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đơng”. Như vậy, theo quy định
này, đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh,
pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước
ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngồi) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Theo chiều đầu tư:
 FDI chiều dọc: đầu tư vào các ngành/sản phẩm có liên quan chặt chẽ
đến sản phẩm mà công ty đang sản xuất
 FDI chiều ngang: đầu tư cùng ngành, cùng sản phẩm
 Theo tính chất đầu tư:
 Đầu tư mới (greenfield): xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng dây
chuyền sản xuất
 Mua lại và sáp nhập (Merger & Acquisition): đầu tư mua tài sản của
doanh nghiệp nước ngồi
 Theo hình thức pháp lý:
 Liên doanh
 100% vốn nước ngoài
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
 BOT, BTO, BT: (BOT - Build Operate Transfer: Xây dựng - Vận hành
- Chuyển giao): là hình thức đầu tư dưới dạng hợp đồng do nhà nước kêu
gọi các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (Build), sau đó vận
hành và khai thác (Operate) một thời gian và cuối cùng là chuyển giao
(Transfer) cho nhà nước sở tại.

1



3.Tổng quan thị trường FDI toàn cầu
3.1. Top 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn FDI nhất năm 2019 và 2020

Theo Báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát
triển (UNCTAD) mới công bố, dẫn đầu top các nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất là
Mỹ với 156 tỷ USD, vị trí thứ 2 là Trung Quốc với 149 tỷ USD, vị trí thứ 3 là Hồng
Kơng (Trung Quốc) với 119 tỷ USD... Việt Nam nằm ở vị trí 19 với thu hút FDI trong
năm 2020 là 16 tỷ USD, tăng 5 bậc so với năm 2019 và cao hơn Nhật Bản ở vị trí 20
với 10 tỷ USD.
3.2. Thực trạng dòng vốn FDI và xu hướng tăng giảm trong những năm gần đây
Biều đồ thể hiện giá trị dòng vốn FDI trên toàn thế giới giai đoạn 2012 - 2021
Đơn vị: nghìn tỷ USD

Nguồn: statista 2022

2


Năm 2020:
Cũng theo Báo cáo đầu tư 2021 của UNCTAD, dịng vốn FDI tồn cầu năm
2020 đã giảm 35%, từ mức 1.500 nghìn tỷ USD năm 2019 xuống cịn 1.000 tỷ USD.
Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2005 và thấp hơn gần 20% so với mức đáy năm 2009
sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Ngun nhân lớn nhất có thể kể đến là do
sức ảnh hưởng vô cùng lớn của đại dịch Covid 19 xuất hiện.

Theo UNCTAD, thực tế sụt giảm FDI xảy ra nhiều hơn ở các nền kinh tế phát
triển, dòng vốn FDI tại đây đã giảm 58%, lý do một phần vì tái cơ cấu doanh nghiệp
và các dịng tài chính ổn định. Trong khi đó, FDI ở các nền kinh tế đang phát triển
giảm ít hơn với mức 8%, chủ yếu là do quá trình chuyển đổi linh hoạt tại châu Á.
Nhìn chung, các nền kinh tế đang phát triển năm 2020 chiếm 2/3 tổng vốn FDI toàn

cầu, tăng so với mức gần 1/2 trong năm 2019.
Năm 2021:

3


Theo báo cáo, FDI toàn cầu tăng 77%, từ mức 929 tỷ USD năm 2020 lên ước
tính 1.650 tỷ USD năm 2021, vượt qua mức trước đại dịch COVID-19. Trong đó, các
nền kinh tế phát triển ghi nhận mức tăng vốn FDI mạnh nhất từ trước đến nay, với ước
tính 777 tỷ USD trong năm 2021.
Các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất (LDC),
ghi nhận mức tăng trưởng phục hồi khiêm tốn hơn. Dòng vốn FDI đổ vào các nền kinh
tế đang phát triển tăng 30%, lên gần 870 tỷ USD, trong đó Đơng và Đơng Nam Á tăng
20%, khu vực Mỹ Latinh và Caribe ghi nhận sự phục hồi gần mức trước đại dịch.
Dòng tiền đầu tư vào châu Phi cũng tăng, song hầu hết các nước nhận đầu tư ở châu
lục này đều cho rằng FDI tăng vừa phải.
Năm 2022:

Ước tính sơ bộ cho quý 1 năm 2022 cho thấy dịng vốn FDI tồn cầu tiếp tục đi
lên, tăng 28% so với quý 4 năm 2021, lên 535 tỷ USD. Dịng vốn FDI tồn cầu đạt
mức cao nhất hàng q trong vịng 5 năm qua. Tính trên cơ sở hàng năm, dịng vốn
FDI tồn cầu tăng 15% so với q 1/2021.
Các quốc gia nhận được nhiều dòng vốn FDI nhất trên toàn thế giới trong quý
đầu tiên của năm 2022 là Trung Quốc (101 tỷ USD), Hoa Kỳ (67 tỷ USD) và Australia
(59 tỷ USD).
Các nguồn dẫn đầu về dòng vốn FDI trên toàn thế giới là Hoa Kỳ (114 tỷ
USD), Australia (80 tỷ USD) và Vương quốc Anh (58 tỷ USD).
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy giá trị dịng vốn FDI vẫn có xu hướng tăng cao trong
Quý IV năm nay, dự kiến sẽ ngày càng tăng cao hơn nữa nhờ vào những chính sách
thu hút đầu tư, cũng như các chính sách quản lý FDI của các quốc gia nhận vốn.


4


B- Thực tiễn
I.Việt Nam
1.Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đang
phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6/11 ở Đông Nam Á, lớn thứ 44 trên thế giới
xét theo quy mô GDP danh nghĩa. Tháng 10 năm 2020, theo ước đoán của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF), quy mô nền kinh tế Việt Nam với 97,3 triệu dân theo GDP danh nghĩa
đạt 340,6 tỷ đô la Mỹ, sức mua tương đương đạt 1,047 tỷ đô la Mỹ, GDP bình quân
đầu người theo danh nghĩa là 3,498 USD/người còn theo sức mua là 10,755
USD/người.
2.Thực trạng FDI vào Việt Nam
2.1 Chính sách thu hút FDI
Việt Nam là quốc gia rất tích cực thay đổi các chính sách mở cửa nhằm thu hút
nhà đầu tư nước ngoài. Bởi nhà nước nhận rõ tầm quan trọng và đóng góp của nguồn
vốn FDI cho GDP quốc gia.
❖ Môi trường đầu tư hấp dẫn: Việt Nam đã thu hút FDI bằng việc tạo ra môi trường
đầu tư vô cùng hấp dẫn. Theo đó, mọi tác động ở mơi trường này đều qua lại lẫn nhau
và ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh đầu tư. Đồng thời các cá nhân hay doanh
nghiệp nước ngồi buộc phải thay đổi mục đích và phạm vi hoạt động thích hợp. Hiện
nay, có thể phân mơi trường đầu tư theo nhiều hình thức riêng biệt
✔ Phạm vi không gian: nội bộ doanh nghiệp, đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế.
✔ Lĩnh vực hoạt động: chính trị, luật pháp hay kinh tế mơi trường, cơ sở hạ tầng
✔ Độ hấp dẫn: đầu tư cạnh tranh cao, trung bình, thấp và khơng có tính cạnh tranh
❖ Đảm bảo quyền cơ bản của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi: Trong
chính sách thu hút đầu tư nước ngồi của Việt Nam có những quyền lợi cơ bản như

sau
✔ Không bị tước đoạt tài sản: vấn đề này được quy định ở ngày đầu điều khoản ký
kết giữa nhà đầu tư nước ngoài với Luật pháp Việt Nam để đảm bảo phát triển
song phương.
✔ Đảm bảo tổn thất: nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đảm bảo tổn thất nếu như
Việt Nam thực hiện chính sách Quốc hữu hóa, phá hủy do chiến tranh hay
chuyển đổi biến động từ ngoại tệ.
✔ Chuyển đổi ngoại hối: các nhà đầu tư nước ngoài được phép giao dịch chuyển
khoản về quê hương một cách thoải mái ở Việt Nam. Những hình thức pháp
luật cho phép hiện nay bao gồm là: lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh
chính, phụ, đầu tư, gốc và lãi vay ngân hàng nước ngoài, thanh tốn lương, bản
quyền, chi phí vận hành,..

5


❖ Ưu đãi về đất đai : Ưu đãi về đất đai là chính sách đầu tiên mà chính phủ Việt Nam
thu hút rất đơng nguồn đầu tư nước ngồi. Cụ thể, các doanh nghiệp hay công ty sẽ
được giảm tiền th đất nhà nước. Ngồi ra ở chi phí sử dụng đất và thuế cũng đồng
loạt thấp hơn so với các doanh nghiệp trong nước.
❖ Miễn giảm các khoản thuế: Chính phủ đang áp dụng mức thuế thấp hơn mức thuế
bình thường theo thời hạn hoặc đến khi dự án thực hiện xong. Ngoài doanh nghiệp
nước ngoài được giảm thuế thu nhập tới gần 30%. Đặc biệt hơn, những tổ chức kinh tế
vốn nước ngồi được miễn phí tồn bộ thuế nhập khẩu. Tuy nhiên loại hàng hóa đó
phải đảm bảo tạo ra tài sản cố định như: nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư xây dựng dự
án.
❖ Nhận trợ cấp từ chính phủ
✔ Trợ cấp chi phí tổ chức và vận hành dự án. Ngoài ra, đơn vị này cịn có thể
cộng khoản này vào chi phí hoạt động trong một thời gian.
✔ Trợ cấp khi tái đầu tư: nếu doanh nghiệp vốn nước ngoài dùng lợi nhuận để tái

đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi.
✔ Trợ cấp đầu tư: chính phủ Việt Nam có trợ cấp một khoản đầu nhất định cho
danh mục không chịu nghĩa vụ thuế.
❖ Các khuyến khích đặc biệt khác
✔ Cơng ty đa quốc gia được xem như doanh nghiệp có tên trên bảng chứng khốn
và nhận đặc quyền tương tự.
✔ Cơng ty đa quốc gia được phép tạo ra công ty cổ phần.
2.2. Thành quả thu hút FDI
Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành
công nhất khu vực và trên thế giới. Sau hơn 35 năm Việt Nam mở cửa thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngồi, nguồn vốn FDI đã đóng góp vai trò quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội.
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tổng vốn FDI
đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng
ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ
USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thực hiện
tại Việt Nam năm 2021 ước đạt 19,74 tỷ USD.
✔ Vốn đăng ký điều chỉnh của 228 lượt dự án (đã cấp phép từ các năm trước) với
số vốn đầu tư tăng thêm 4,07 tỷ USD, tăng 93,3% so với cùng kỳ năm trước.
✔ Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi có 734 lượt với
tổng giá trị góp vốn 1,63 tỷ USD, tăng 102,6% so cùng kỳ năm trước.

6


Các số liệu trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã coi Việt Nam là điểm đến
đầu tư an tồn, thể hiện niềm tin về mơi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục mở rộng
đầu tư tại Việt Nam, khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19, nền kinh tế phục hồi
và tăng trưởng trở lại trong trạng thái bình thường mới.
2.3 Các lĩnh vực chủ yếu tiếp nhận FDI

Theo Tổng cục Thống kê,Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành
trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế
tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới,
điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần khơng nhiều, song có dự án có quy mơ vốn
lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn-bán lẻ với
tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD...

7


2.4 Các đối tác đầu tư FDI

Biểu đồ này thể hiện tổng FDI đăng ký vào Việt nam giai đoạn 2016 – 2019,
trong nhiều năm liên tiếp, Hàn Quốc luôn là quốc gia đứng đầu, thứ 2 là Nhật, theo sau
đó là Singapore, Đài Loan…
Các quốc gia đầu tư vào Việt Nam năm 2021
STT

Đối tác

Tổng vốn đầu tư
(tỷ USD)

Tỷ lệ (%)

Tăng trưởng
(%)


1

Singapore

10,7

24,4

19,1

2

Hàn Quốc

4,95

16

25,4

3

Nhật Bản

3,9

13

64,6


4

Trung Quốc, Hồng
Kong, Đài Loan…







Tính đến ngày 20/12/2021, đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào
Việt Nam trong năm 2021. Trong đó, Singapore đã vượt qua Hàn Quốc, trở thành quốc
gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020; Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,95 tỷ USD,
chiếm 16% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với
tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư, tăng 64,6% so
với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…

8


Bảng thống kế các dự án FDI còn hiệu lực vào Việt Nam theo đối tác đầu tư, tính
lũy kế đến 20/12/2019

Tổng vốn đầu tư lũy kế tính đến 2021 vào Việt Nam
STT

Đối tác


Tổng vốn đăng ký (tỷ USD)

Tỷ lệ (%)

1

Hàn Quốc

74,7

18,3

2

Nhật Bản

64,4

15,8

3

Singapore, Đài
Loan, Hồng Kong





Tính lũy kế đến ngày 20/12/2021, hiện có 140 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án

đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc vẫn đứng đầu với
tổng vốn đăng ký gần 74,7 tỷ USD (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư); Nhật Bản đứng thứ
hai với gần 64,4 tỷ USD (chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là
Singapore và Đài Loan, Hồng Kông.
Các đối tác được cấp phép đầu tư FDI mới vào Việt Nam trong 3 tháng
đầu năm 2022
ST
T

Đối tác

Tổng vốn đầu tư (tỷ USD)

Tỷ lệ (%) tổng vốn đăng ký mới

1

Đan Mạch

1,32

41,1

2

Singapore

0,3795

11,8


3

Đài Loan

0,2199

6,8

4







Trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại
Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, Đan Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ
USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 626,6 triệu USD,
chiếm 19,5%; Trung Quốc 379,5 triệu USD, chiếm 11,8%; Đài Loan 219,9 triệu USD,
chiếm 6,8%; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 191,7 triệu USD, chiếm
6%.

9


3.Đánh giá thực trạng quản lý FDI ở Việt Nam
3.1 Những kết quả thành cơng
✔ Việt Nam đã tích cực xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để

quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp FDI, tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt
động có hiệu quả của khu vực doanh nghiệp FDI
✔ Các chính sách đầu tư nước ngoài được ban hành và thực hiện theo hướng
thơng thống, mở cửa thị trường, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước
ngồi thơng qua cải cách thủ tục hành chính và ưu đãi đầu tư.
✔ Việt Nam tích cực chủ động hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thu hút đầu tư của
các doanh nghiệp FDI.
✔ Tích cực cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI.
✔ Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
3.2 Một số hạn chế
⮚ Một là, môi trường đầu tư, kinh doanh mặc dù có sự cải thiện đáng kể những
vẫn cịn những rào cản nhất định, ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư và hoạt
động của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng
⮚ Hai là, Việt Nam chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, công nghệ cao;
thu hút doanh nghiệp FDI chưa thực sự gắn kết với đổi mới mơ hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế , việc thu hút các doanh nghiệp FDI nhằm hình
thành các cụm ngành, hệ sinh thái cơng nghệ, hệ thống doanh nghiệp hỗ trợ còn
hạn chế.Việc liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn
thiếu chặt chẽ, khả năng lan tỏa công nghệ, kỹ năng quản lý từ các nước doanh
nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước còn thấp
⮚ Ba là, thu hút và quản lý doanh nghiệp FDI có lúc, có nơi cịn lỏng lẻo, dễ dãi
dẫn đến tình trạng dự án, doanh nghiệp FDI vi phạm quy định về môi trường,
chế độ lao động các phạm vi về thuế…
⮚ Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực,kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, cơng tác
quản lý nhà nước về đầu tư nước ngồi còn thiếu sự phối hợp từ trung ương đến
địa phương
⮚ Năm là, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư FDI vào Việt Nam trước hết là vì mục
tiêu lợi nhuận .Hiện tượng doanh nghiệp chuyển giá, trốn thuế hoặc chưa
nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường vẫn diễn ra phổ biến


10


II. Trung Quốc
1.Lý do chọn Trung Quốc
1.1.Tổng quan về kinh tế Trung Quốc
Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế phát triển
theo định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch. GDP Trung Quốc đạt mức 17,73
nghìn tỷ USD (2021), tăng trưởng 8.1% so với năm 2020, trong đó lạm phát là 4,4%,
đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ). GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương
(PPP) của Trung Quốc đã đạt 19.338 USD (2021), vượt qua ngưỡng thu nhập trung
bình, bắt đầu bước sang ngưỡng thu nhập cao. Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) là 149 tỷ USD (2020) tăng 6% so với 2019, đứng số 1 thế giới.
Nguồn: Theo Data Worldbank
1.2.Lý do chọn
Quốc gia thành công nhất trong việc thu hút và khai thác dòng vốn FDI để thay
đổi về chất cho nền kinh tế chính là Trung Quốc, vừa leo lên vị trí số 1 trong việc thu
hút FDI trong năm 2020 vừa qua. Bắt đầu từ sau giai đoạn cải cách kinh tế năm 1978,
bài học của Trung Quốc về việc khai thác dòng vốn FDI của Trung Quốc chính là bài
học kinh điển về việc sử dụng khả năng đàm phán quốc gia để cân bằng lợi ích của
quốc gia trong dài hạn và lợi ích tài chính của các tập đồn đa quốc gia.
2. Thực trạng FDI vào Trung Quốc
2.1. Chính sách thu hút FDI
Chiến lược thu hút dòng vốn FDI của Trung Quốc được chia ra làm hai giai
đoạn rất khác biệt về mặt chiến lược và định hướng phát triển, đó là giai đoạn trước
những năm 2000 và giai đoạn từ năm 2000 trở về sau.
Giai đoạn 1978 - 2001:
Trung Quốc chủ yếu tập trung kêu gọi các doanh nghiệp FDI thiên về xuất
khẩu, thông qua việc thành lập các đặc khu kinh tế quan trọng. Trong giai đoạn này,
FDI vào Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các ngành gia công, chế tạo, sử dụng nhiều

lao động. Bên cạnh đó, để hạn chế các tác động của các doanh nghiệp FDI lên ngành
sản xuất trong nước, Trung Quốc áp đặt những hạn chế đối với các doanh nghiệp FDI
sản xuất các mặt hàng cho thị trường nội địa. Những hạn chế này góp phần giúp cho
các doanh nghiệp trong nước có thời gian để học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các
doanh nghiệp FDI và tranh thủ thiết lập nền tảng thị trường vững chắc cho giai đoạn
cạnh tranh sắp tới.
Giai đoạn 2001 - nay:
Chính phủ Trung Quốc giảm bớt các hạn chế đối với các doanh nghiệp FDI
hướng về thị trường nội địa. Bên cạnh đó, việc liên doanh của các doanh nghiệp FDI
với các doanh nghiệp nội địa được đẩy mạnh. Thơng qua chính sách này, khơng chỉ
khiến thị trường Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn bởi các doanh nghiệp FDI có thể
tiếp cận thị trường tiêu thụ tỉ dân mà còn giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể

11


tiếp cận được với các công nghệ sản xuất hiện đại. Các FDI thiên về nghiên cứu phát
triển và có hàm lượng cơng nghệ cao được Trung Quốc khuyến khích. Đồng thời, các
doanh nghiệp trong nước được chính phủ khuyến khích việc nghiên cứu về cơng nghệ
để đảm bảo khả năng tương thích với xu hướng chuyển giao cơng nghệ giữa các doanh
nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa.

Nguồn: Học được gì từ chiến lược thu hút FDI của Trung Quốc – thesaigontimes.vn
2.2. Thành quả thu hút FDI
Trung Quốc leo lên vị trí số 1 về đất nước thu hút vốn đầu tư FDI trên thế giới.
Tổng cộng có 38.570 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi mới được thành lập vào
năm ngối, tương đương trung bình hơn 100 doanh nghiệp mới mỗi ngày. Trung Quốc
đã trở thành một nơi ổn định và an toàn cho đầu tư xuyên biên giới, góp phần vào sự
phục hồi kinh tế toàn cầu.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong 11 tháng kể từ đầu năm nay, vốn FDI đổ vào

Trung Quốc đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mốc 157,2 tỷ USD.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, trong giai đoạn
từ tháng 1-9/2021, GDP của Trung Quốc đã tăng 9,8%, cao hơn nhiều so với mục tiêu
tăng trưởng hàng năm là hơn 6%. Các công ty đa quốc gia đã “phi nước đại” để bơm
tiền mặt của họ vào thị trường Trung Quốc khi nhận thấy sự phục hồi vững chắc của
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một phần nhờ việc ứng phó hiệu quả với đại dịch. Bên
cạnh đó, khối lượng thị trường lớn, các chính sách hỗ trợ và môi trường kinh doanh
được cải thiện của Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến nước này giành được nhiều
cam kết đầu tư dài hạn từ các công ty đa quốc gia. Việc Trung Quốc tích cực thúc đẩy
chuyển đổi xanh và giảm phát thải carbon cũng mang lại cơ hội phát triển rộng rãi cho
các doanh nghiệp đa quốc gia, qua đó mở đường cho dịng vốn FDI tăng trưởng mạnh
mẽ.
Trong nửa đầu năm 2021, mức đầu tư thực tế của Liên minh châu Âu (EU) vào
Trung Quốc tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngối. Đầu tư nước ngồi từ các quốc gia
dọc theo “Vành đai và Con đường” và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

12


vào Trung Quốc cũng đã tăng lần lượt 24,7% và 23,7% trong giai đoạn từ tháng 1 đến
tháng 11 năm nay.
2.3. Các lĩnh vực chủ yếu tiếp nhận FDI
Bảng số liệu năm 2020
Các lĩnh vực được đầu tư
chủ yếu

Tỉ trọng
(%)

Sản xuất chế tạo


Các lĩnh vực được đầu
tư chủ yếu

Tỉ trọng
(%)

21,47 Bán buôn và bán lẻ

Dịch vụ kinh doanh cho thuê

8,2

18,4 Trung gian tài chính

4,49

Bất động sản

14,08 Logistics

3,46

Nghiên cứu khoa học, dịch vụ
kỹ thuật và khảo sát địa chất

12,43 Công ty ga, điện, nước

2,16


Truyền tải thơng tin, dịch vụ
máy tính và phần mềm

11,38 Xây dựng

1,26

Nguồn: Chinese Stastical Yearbook 2020
2.4. Các đối tác chính đầu tư FDI
Bảng số liệu năm 2020
Các nước đầu tư chính

Tỉ trọng (%)

Trung Hoa đại lục
Singapore
Quần đảo Virgin
Nhật Bản

Các nước đầu tư chính

Tỉ trọng (%)

73,28 Hàn Quốc
5,32 Quần đảo Cayman
3,6 Hà Lan
2,58 Mỹ

2,5
1,92

1,77
1,6

Nguồn: Chinese Stastical Yearbook 2020
3. Quản lý FDI của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
3.1.Chính sách quản lý FDI
 Thận trọng trong mở cửa đầu tư, phát triển cân đối các vùng, miền
Trung Quốc rất thận trọng trong việc mở cửa thu hút nguồn vốn FDI. Điều đó
thể hiện ở việc chú trọng xây dựng một khung khổ pháp lý vừa tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư, vừa giám sát chặt chẽ nguồn vốn này. Tổng số luật và quy định hiện hành
liên quan đến FDI lên tới 200 luật và quy định.
Không chỉ thận trọng trong việc tạo ra một môi trường pháp lý vừa mở cửa, vừa
giám sát chặt chẽ, Trung Quốc còn rất thận trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào các
vùng ưu tiên. Nguyên tắc mà Trung Quốc đề ra là mở cửa từng điểm, tiến tới mở cửa
tuyến, diện, khi đã có kết quả thì nhân rộng ra các vùng khác. Chủ trương này cũng thể
hiện rõ trong luật pháp của Trung Quốc. Trung Quốc thực hiện thu hút FDI thử
nghiệm đầu tiên ở các đặc khu kinh tế sau đó mở rộng ra các thành phố ven biển Thái
Bình Dương, tạo nên một cánh cung khổng lồ các đặc khu kinh tế và các thành phố
ven biển, trở thành địa bàn trọng điểm thu hút FDI, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung

13


Quốc thiết lập các quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng
cường hội nhập quốc tế.
 Kiểm sốt cơng nghệ nhập và bảo vệ môi trường
Trung Quốc giám sát nghiêm ngặt các các dự án sử dụng công nghệ nhập lạc
hậu, đồng thời thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, bảo vệ mơi trường. Mặc dù
Trung Quốc khơng có tiêu ch̉n mơi trường riêng cho đầu tư nước ngồi, nhưng các
nhà đầu tư FDI phải tuân theo luật và quy định về mơi trường của Trung Quốc. Một số

chính sách và thủ tục hành chính giúp quản lý và giám sát FDI liên quan đến bảo vệ
môi trường như các quy định về Hướng dẫn đầu tư nước ngoài. Các quy định này
khuyến khích đầu tư vào cơng nghệ thân thiện với mơi trường, hạn chế đầu tư nước
ngồi vào khai thác tài nguyên khoáng sản quý hiếm hay các dự án gây ô nhiễm môi
trường, đe dọa sức khỏe con người, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.
 Phát triển R&D
Trung Quốc rất chú trọng phát triển công nghệ nền thông qua hoạt động R&D
(nghiên cứu và triển khai). Trong khi đó hoạt động R&D lại do các TNC (cơng ty
xun quốc gia) nắm giữ. Chính vì vậy, trong điều chỉnh chính sách FDI, Trung Quốc
rất chú trọng thu hút các TNC đầu tư và góp phần đẩy mạnh hoạt động này tại nước
này. Trung Quốc khuyến khích các TNC thành lập các trung tâm nghiên cứu, đào tạo;
coi đổi mới công nghệ đồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trường và giữ thế độc quyền.
 Xác định đối tác đầu tư ưu tiên chính
Trong giai đoạn đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc chú trọng thu
hút nguồn vốn của Hoa kiều từ Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao đầu tư vào các đặc khu
kinh tế. Mặc dù nguồn vốn này giữ một vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc nhưng
đây lại là các nền kinh tế đang phát triển, khơng có cơng nghệ cao mà chỉ có cơng
nghệ trung bình, sử dụng nhiều lao động và tiêu tốn nhiều tài nguyên, tác động tiêu
cực đến môi trường của Trung Quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn và công
nghệ từ Mỹ và Tây Âu, Trung Quốc đã chuyển hướng chính sách trong lựa chọn đầu
tư. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh ngày càng gia tăng vốn
đầu tư và chiếm vị trí ngày càng cao tại Trung Quốc.
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
⮚ Do địa hình lãnh thổ Việt Nam khá phức tạp, có những đặc trưng và lợi thế riêng
nên chúng ta phải định hướng phát triển cho từng vùng với những biện pháp, chính
sách phù hợp nhằm phát huy thế mạnh và vai trị các vùng, nhằm khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, giảm bớt sự mất cân
bằng trong cơ cấu vùng.
⮚ Nhà nước cũng cần phải có định hướng thu hút FDI đối với từng ngành, lĩnh vực

theo hướng phát triển bền vững, ưu đãi đối với những dự án thân thiện mơi trường,
dịch vụ có chất lượng cao và tạo ra phương thức sản xuất, kinh doanh mới. Thường

14


thì vốn đầu tư vào những dự án này khá cao nên theo kinh nghiệm các nước, cần
phải có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước và có sự cạnh tranh công bằng thông qua
đấu thầu minh bạch để phát triển nhanh các nguồn năng lượng mới.
⮚ Đào tạo và thu hút đội ngũ lao động tay nghề cao, có trình độ chun mơn, thơng
thạo ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu do các nhà đầu tư nước ngoài đề ra. Chính phủ
cũng phải nghiêm ngặt và chủ động trong công tác chọn lựa đối tác đầu tư. Việc
kết hợp hài hòa, đồng bộ những biện pháp cải tạo thiết thực với các chính sách
thơng thống cho chủ đầu tư nước ngoài và hệ thống pháp luật chặt chẽ hứa hẹn sẽ
mang đến cho Việt Nam những nguồn vốn FDI sạch, đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của đất nước trong tương lai.
⮚ Lựa chọn dự án có vốn đầu tư nước ngồi phải dựa trên lợi ích lâu dài của đất
nước.
III.Singapore
1.Lý do chọn Singapore
1.1 Tổng quan về kinh tế
Singapore là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của thế giới với vị
thế là trung tâm tài chính lớn thứ 4 và là một trong 5 cảng biển bận rộn nhất trên toàn
cầu. Nền kinh tế mang tính tồn cầu hóa và đa dạng của Singapore phụ thuộc nhiều
vào mậu dịch, đặc biệt là xuất khẩu, thương mại và công nghiệp chế tạo, chiếm 26%
GDP vào năm 2005. Theo sức mua tương đương thống kê năm 2020, Singapore có
mức thu nhập bình qn đầu người đạt 66.679 USD/người, cao thứ 2 trên thế giới.
Quốc gia này được xếp hạng cao trong hầu hết các bảng xếp hạng quốc tế liên quan
đến chất lượng kinh tế, giáo dục cơng, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ
và tính cạnh tranh kinh tế. Chính phủ Singapore đang cố gắng tái cấu trúc nền kinh tế

nước này để giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài, tăng trưởng năng suất và
tăng lương trong bối cảnh tăng trưởng lực lượng lao động chậm lại và dân số già.
Singapore đã thu hút các khoản đầu tư lớn vào sản xuất tiên tiến, dược phẩm và sản
xuất công nghệ y tế và sẽ tiếp tục nỗ lực để củng cố vị thế là trung tâm tài chính và
cơng nghệ hàng đầu Đông Nam Á.
1.2 Lý do lựa chọn
Singapore thuộc top 4 nước thu hút nhiều vốn FDI nhất thế giới theo xếp hạng
của UNCTAD năm 2020, đồng thời cũng là một trong những nước thành công nhất
trong khu vực ASEAN về thu hút vốn đầu tư nước ngồi có chất lượng cao. Quốc gia
này có mơi trường chính trị và pháp luật ổn định, bộ máy hành chính xử lý nhanh
chóng, mơi trường đầu tư kinh doanh thân thiện, không phân biệt đối xử. Đồng thời,
Singapore cũng là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á nên sẽ có một số điểm
tương đồng với Việt Nam. Việc phân tích những chính sách quản lí dịng vốn FDI của
Singapore chắc chắn sẽ mang lại một số bài học nhất định cho Việt Nam.

15


2.Thực trạng FDI vào Singapore
2.1 Chính sách thu hút FDI của Singapore
● Singapore đã tạo dựng một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà
đầu tư nước ngồi thơng qua hệ thống luật pháp minh bạch, cơng bằng.
Kế thừa hệ thống pháp luật từ Anh và phát triển thành bản sắc riêng, hệ thống luật
pháp của Singapore đến nay được đánh giá cao nhờ tính hiệu quả và nhất quán. Hệ
thống luật thương mại của Singapore nổi tiếng với sự công bằng và vô tư, trở thành lựa
chọn làm nơi giải quyết tranh chấp, đặc biệt là hịa giải và trọng tài ở khu vực Đơng
Nam Á. Ngoài ra, viên chức nhà nước được trả lương cao để làm việc nhằm tránh tệ
nạn tham nhũng, nếu vi phạm bị xử phạt rất nghiêm cả hành chính và hình sự.
● Hệ thống thuế là điểm mạnh của quốc gia này khi được đánh giá là đơn giản và thân
thiện với nhà đầu tư.

Mức thuế doanh nghiệp cao nhất ở Singapore chỉ là 17%, áp dụng cho cả doanh
nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngồi. Chính phủ cũng có nhiều ưu đãi về thuế
cho các cơng ty khởi nghiệp, đặc biệt là về lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D),
phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, Singapore đã ký kết Hiệp định
Tránh đánh thuế hai lần (DTAAs) với hơn 80 quốc gia trên thế giới, qua đó góp phần
quan trọng giảm gánh thuế cho doanh nghiệp nước ngồi.
● Chính phủ coi trọng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thu hút
FDI, đặc biệt là vốn FDI có cơng nghệ cao.
Singapore là quốc gia ít dân với dân số chỉ có 5,45 triệu người, chính vì vậy ngồi việc
tăng cường công tác bồi dưỡng đào tạo lực lượng lao động trong nước, Singapore luôn
quan tâm đến việc thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngồi.
Chính sách đầu tiên “Kết nối Singapore” được ban hành vào năm 1997. Năm 1998, Ủy
ban tuyển dụng người tài của Singapore (STAR) được thành lập với mục tiêu thu hút
người tài đến Singapore làm việc. Năm 1999, Chương trình nhân lực thế kỷ XXI và
Chương trình nhân lực quốc tế của Hội đồng Phát triển kinh tế được ra đời. Chính phủ
Singapore đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hút nhân tài đến lưu trú lâu dài thông qua
các đề án ưu đãi về nhà ở và chính sách tiền lương thỏa đáng. Bên cạnh đó, Chính phủ
xem trọng tuyển dụng nhân tài nước ngồi thơng qua kênh giáo dục. Hiện tại, lượng du
học sinh đến Singapore khá lớn và nước này cũng là một trong những trung tâm đào
tạo uy tín của thế giới.
● Chính phủ Singapore chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, đặc biệt
là giao thông đường biển và đường hàng không.
Về cảng biển, cảng Singapore hiện nay là một trong những cảng tấp nập nhất trên thế
giới về mặt trọng lượng tàu hàng xử lý khi trung chuyển 1/5 lượng hàng vận chuyển
bằng container trên thế giới. Năm 2020, cảng Singapore tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu
trong năm thứ tám liên tiếp theo Chỉ số Phát triển Trung tâm Hàng hải Quốc tế Tân
Hoa Xã - Baltic với vị thế là trung tâm hàng hải số một thế giới trong tổng số 43 trung

16



tâm hàng hải đã được đánh giá. Ngồi ra, Chính phủ nước này đang cho xây dựng siêu
cảng biển Tuas - cảng container tự động lớn nhất thế giới sẽ đi vào vận hành vào năm
2040.
Về hàng không, Singapore hiện nay chỉ có một sân bay duy nhất là Sân bay Quốc tế
Singapore Changi, nhưng đây lại là trung tâm vận chuyển và trung chuyển hàng không
lớn và là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đơng Nam Á nói riêng.
Trong 5 năm liên tiếp (2013 - 2017), sân bay Changi đã được Tổ chức Skytrax vinh
danh là sân bay tốt nhất thế giới. Bên cạnh đó, Singapore đã tận dụng được triệt để lợi
thế về vị trí địa lý của quốc gia (nằm ở tuyến đường giao thơng trọng điểm của khu
vực; địa hình nhiều đảo, vũng, vịnh) để đầu tư phát triển hệ thống bến bãi, kho lưu
hàng đạt chất lượng cấp quốc tế.
2.2 Thành quả thu hút FDI
Singapore đã đạt được nhiều thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI và
luôn nằm trong nhóm những quốc gia dẫn đầu trong việc thu hút nguồn vốn quan trọng
này. Theo số liệu của UNCTAD, giai đoạn 2000 - 2019, vốn FDI của nước này có xu
hướng tăng, với mức tăng cao nhất ghi nhận được ở năm 2010 là 210,1%. Năm 2019,
tổng vốn FDI của Singapore là 114,16 tỷ USD, tăng 50,3% so với năm 2018; quy mô
vốn gấp gần 2 lần so với năm 2010 và hơn 7 lần so với năm 2000. Tuy nhiên, đến năm
2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn vốn FDI vào nước này giảm 20,7%,
vốn thực hiện đạt 90,56 tỷ USD. Mặc dù nguồn vốn FDI vào Singapore năm 2020
giảm nhưng vẫn là kết quả khả quan trong thu hút nguồn vốn này. FDI vào khu vực
châu Á nói chung, Đơng Nam Á nói riêng vẫn tăng trong bối cảnh FDI tồn cầu giảm,
trong đó Singapore ln là quốc gia thu hút nhiều FDI nhất trong nhóm các nước
Đơng Nam Á.
Hình 3. Q trình thu hút vốn FDI ở Singapore, 2000 - 2020

Nguồn: UNCTAD (2021)
Trong những năm qua, dòng vốn FDI vào Singapore tăng lên đáng kể, trở thành
một trong những quốc gia lớn nhất khu vực châu Á. Mặc dù khơng có thế mạnh về tài

ngun hay nguồn lao động dồi dào, đồng thời trong bối cảnh khủng hoảng về kinh tế,

17



×