Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bị cận thị có cần đeo kính thường xuyên không ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.61 KB, 6 trang )

Bị cận thị có cần đeo kính thường xuyên không?
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tỷ lệ
cận thị trong giới học đường hiện khoảng 30-40%, ở một số thành
phố lớn, con số này còn lên tới 80%.
Có cần đeo kính cận thường xuyên?
Việc đeo kính phụ thuộc vào tầm nhìn của bạn, nếu tầm nhìn của bạn bị
ảnh hưởng (bị giảm) thì nên đeo kính để thấy rõ hơn và giúp mắt không
phải làm việc quá nhiều.
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ khi nhìn xa mới dùng kính, trong lớp học
khi nhìn vào vở thì bỏ kính ra còn nhìn lên bảng thì đeo kính vào? Tuy
nhiên, quan điểm này không hoàn toàn đúng, mặc dù một vài bác sỹ vẫn
khuyên bệnh nhân như vậy.
Thực tế, mắt cận thị muốn nhìn rõ được vật thì phải đưa lại gần sát mắt,
gần hơn nhiều so với người bình thường, đặc biệt khi cận thị trung bình
và nặng. Đeo kính cận thường xuyên giúp chức năng nhìn của mắt trở về
gần như người bình thường, nhìn xa rõ mà nhìn gần cũng không phải
đưa sát mắt. Tư thế này giúp hình thành một thói quen tốt trong tư thế
học hành, tránh được hiện tượng tăng số kính quá nhanh do thói quen
nhìn gần. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường trên 2 diop thì
nhiều người đeo kính thường xuyên hơn.
Những thói quen xấu gây cận thị
- Nhìn gần liên tục không để mắt nghỉ ngơi.
- Học tập trong điều kiện ánh sáng thiếu.
- Đọc sách ở các tư thế không tốt: nằm đọc, đi tàu xe đọc…
- Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
Các dấu hiệu của trẻ bị cận thị
- Phải nhìn gần, cúi sát mắt vào sách vở, đứng sát vào khi xem ti vi.
- Hay nheo mắt để nhìn mọi vật, đặc biệt khi ánh sang yếu, liên tục như
dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn.
- Trẻ kêu mắt nhìn mờ hoặc nhức mắt.
- Kết quả học tập sút kém, không thích các hoạt động nhìn xa như đá


bong, đá cầu mà thích thú hơn với việc đọc truyện, xem phim, chơi
game…
- Nếu cận thị nặng có thể bị lác mắt kèm theo.
Khi bị cận thị nặng cần phải được đưa đến khám tại các cơ sở chuyên
khoa mắt để xác định chính xác mức độ cận thị, loại cận thị, phát hiện và
điều trị các tổn thương ở đáy mắt nếu có.
Các chuyên gia khuyến cáo, ở lứa tuổi học đường, mắt còn chịu tác
động nhiều của các hoạt động nhìn gần và cấu trúc nhãn cầu còn nhiều
thay đổi theo môi trường sống do vậy vẫn xảy ra hiện tượng tăng số
kính. Tuy nhiên, việc bố trí thời lượng học tập và vui chơi giải trí sẽ giúp
mắt được thư giãn, tránh được hiện tượng tăng số kính quá nhanh. Quan
trọng nhất là tạo thói quen đừng nhìn gần quá và để mắt thường xuyên
đượcnhìn xa. Hãy bố trí cho các cháu nhỏ một không gian sống và vui
chơi thật thoáng mát và rộng rãi. Thỉnh thoảng uống một ít thuốc bổ mắt
cũng tốt, tuy nhiên đừng quá lạm dụng không cần thiết.
Thực phẩm giúp bổ mắt
1. Cà rốt
Các loại rau củ quả có màu cam như cà rốt chứa rất nhiều beta-caroten
và chất chống ôxy hóa, giúp chống lại các bệnh thoái hóa mắt như đục
thủy tinh thể và bệnh võng mạc.
Cà rốt có thể dễ dàng thêm vào bất kỳ món ăn nào, hoặc dùng làm
salad. Nhưng nếu bạn không thích chúng vì quá cứng, nước ép cà rốt là
một lựa chọn tuyệt vời. Hầu hết các loại thực phẩm bổ sung hay thức
uống dành cho trẻ em đều có cà rốt là thành phần chính. Cà rốt có thể là
nguyên liệu cho các món súp, món hầm, các loại nước sốt, hay làm món
khai vị. Lưu ý không nên ăn quá nhiều cà rốt vì có thể gây vàng da.
2. Trứng
Theo bác sĩ Paul Dougherty, giám đốc y tế của Dougherty Laser Vision
tại Los Angeles (Mỹ), lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp dồi dào lutein,
zeaxanthin, và kẽm. Những chất này có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái

hóa điểm vàng (macular degeneration) ở mắt. Đây là một trong những
bệnh phổ biến làm cho nhiều người lớn tuổi bị lòa mắt, thậm chí mù.
Họ cam quýt rất giàu vitamin C - loại vitamin vốn đã được chứng minh
có tác dụng giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy
tinh thể ở mắt.
Họ cam quýt rất giàu vitamin C - loại vitamin vốn đã được chứng minh
có tác dụng giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy
tinh thể ở mắt.
3. Ớt chuông
Ớt chuông cung cấp nhiều vitamin C, một yếu tố quan trọng để giữ cho
thị lực khỏe mạnh. Ngoài ra, ớt chuông cũng chứa rất nhiều các chất
chống ôxy hóa và vitamin khác giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
Ớt chuông có thể dùng để ăn tươi trong các món salad, dùng làm nước
sốt, ăn kèm với bánh mì hoặc nấu trong các món hầm hoặc bổ sung với
các món thịt nướng. Ớt chuông giúp làm gia tăng màu sắc và hương vị
của các món ăn, cũng như làm tăng thêm yếu tố lành mạnh. Đây chính là
thành phần lý tưởng để có thị lực tốt.
4. Thịt gia cầm
Gia cầm như gà, ngan, ngỗng, đà điểu là sự thay thế lành mạnh cho các
loại thịt màu đỏ bạn thường dùng trong món ăn như thịt bò, lợn, cừu.
Mặc dù thịt đà điểu chưa mấy phổ biến, nhưng nó chứa rất nhiều kẽm,
kali, protein và sắt, là những yếu tố quan trọng để có thị lực tuyệt vời.
Kẽm là một khoáng chất quan trọng được tìm thấy trong võng mạc, giúp
kích thích sản xuất ra enzyme gắn liền với một đôi mắt khỏe mạnh.
Ngoài ra, sắt giúp chống thoái hóa mắt, giữ cho đôi mắt khỏe mạnh ngay
cả khi về già.
Gà tây và thịt gà cũng có một lượng lớn kẽm, bên cạnh đó nó còn có
một lợi thế lớn nữa là rất giàu vitamin như vitamin B, axit nicotinich và
vitamin E. Đây là những dưỡng chất cần thiết trong cuộc chiến chống
đục thủy tinh thể và những căn bệnh về suy nhược mắt khác. Các loại

thịt này có thể chế biến thành món hầm, nấu súp, nướng hay làm salad.
5. Cải bó xôi (rau bina)
Cải bó xôi chứa hầu hết các loại vitamin, nhiều nhất là vitamin C,
lutein, zeaxanthin và beta carotene. Ngoài ra, loại rau này còn có nồng
độ cao các chất chống ôxy hóa, giúp chống lại sự thoái hóa điểm vàng.
Zeaxanthin và lutein làm tăng mật độ sắc tố ở các khu vực điểm vàng, có
tác dụng như kem chống nắng tự nhiên cho đôi mắt, hấp thụ 40-90% các
loại ánh sáng quang phổ màu xanh nguy hiểm. Cải bó xôi có thể hấp,
luộc, làm salad hay nước sốt cho món mì ống.
6. Họ cam quýt và quả mọng
Các loại trái cây này rất giàu vitamin C - loại vitamin vốn đã được
chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và
đục thủy tinh thể ở mắt.
7. Khoai lang
Đây là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng beta carotene cao cho
đôi mắt sáng khỏe. Bạn có thể luộc, nướng chiên hay nghiền như khoai
tây để ăn.
8. Cá
Các loại cá nói chung chứa một lượng lớn chất béo omega 3, một dưỡng
chất cần thiết cho lối sống lành mạnh. Đặc biệt, cá hồi và cá mòi chứa
hàm lượng chất béo omega 3 cao hơn hẳn cho đôi mắt khỏe mạnh.
Omega 3 giúp bảo vệ các mạch máu nhỏ bao quanh và dưới nhãn cầu.
Với 170g cá hồi hay cá mòi mỗi ngày, bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy sự
khác biệt.
9. Hạnh nhân
Vốn rất giàu vitamin E, loại thực phẩm này đã được các chứng minh có
tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng. Chỉ một nắm hạnh
nhân cũng đã cung cấp cho bạn một nửa lượng vitamin E cần thiết cho
mỗi ngày.

×