Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tl xhhyt tác động của dịch covid 19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.32 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................1
1. Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe nhân viên y tế..............1
2. Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe sinh viên......................2
3. Tác động của đại dịch COvid-19 đến sức khỏe người lao động..............4
PHẦN II: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU........................................................7
1. Tên đề tài......................................................................................................7
2. Tính cấp thiết...............................................................................................7
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...........................................8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................8
5. Giả thuyết và biến số...................................................................................9
6. Khung lý thuyết.........................................................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài........................................................11
8. Cơ sở lý thuyết áp dụng nghiên cứu........................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16


PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe nhân viên y tế
“Tác động của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe của nhân viên y tế tạo
một số bệnh viện tuyến trung ương năm 2020” của tác giả Nguyễn Thanh
Thảo cùng cộng sự với cỡ mẫu lớn (1.764 nhân viên y tế) là một trong những
nghiên cứu mới, có nhiều phát hiện quan trọng về vấn đề sức khỏe tâm thần
của nhân viên y tế do tác động của đại dịch. Trong tổng số cán bộ y tế tham
gia nghiên cứu có tới 92,4% là có nguy cơ lây nhiễm và chỉ có 7,7% là gần
như khơng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Theo số liệu điều tra, có gần 10%
cán bộ y tế có vấn đề về sức khỏe tâm thần cần quan tâm; 8,8% có ảnh hưởng
lâu dài trong nhiều năm và khoảng 3% được chẩn đốn có tình trạng căng
thẳng. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, điều dưỡng trực tiếp chăm
sóc bệnh nhân, nhân viên y tế tại các khoa hành chính, cán bộ y tế sống độc
thân và có tuổi đời tuổi nghề cao có nguy cơ cao bị các vấn đề lo âu, căng


thẳng, trầm cảm hơn các đối tượng khác. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn một
số hạn chế do nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm nên
không thể đánh giá tác động tâm lý một cách dài hạn và khó đánh giá những
di chứng về tâm lý và nhu cầu điều trị [5].
Nghiên cứu “Tác động của đại dịch Covid-19 tới nhân viên y tế tại
Hà Nội năm 2020” tập trung đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 lên
công việc của cán bộ y tế qua hai nhân tố là “thái độ lạc quan tại nơi làm
việc” và “áp lực công việc”. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên y tế tuyến
huyện/xã có nhiều áp lực trong cơng việc hơn tuyến trung ương, điều này có
thể do tuyến cơ sở tiếp xúc gần dân hơn và trực tiếp phải đảm nhiệm những
công việc như truy vết đối tượng nghi nhiễm, phun thuốc khử trùng, chăm sóc
đối tượng cách ly. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nữ giới có áp lực cơng
việc thấp hơn nam; điều dưỡng cảm thấy nhiều áp lực công việc hơn bác sĩ;
nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm với dịch bệnh thì bi quan hơn do họ có
nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Đặc biệt, phát hiện mới của nghiên cứu đó là
1


người có tuổi đời càng cao thì áp lực cơng việc càng lớn nhưng lại lạc quan
hơn. Qua đó cho thấy nhân viên y tế đang phải chịu rất nhiều áp lực về tâm lý
và sức lực, áp lực công việc ngày càng lớn [7].
“Những đối tượng nghiên cứu công tác tại các cơ sở tuyến đầu chống
dịch có nguy cơ rối loạn lo âu có xu hướng tăng dần từ thấp đến cao, với thấp
nhất là trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố và cao nhất là cán bộ y tế
thuộc Bệnh viện Đà Nẵng” là khẳng định được rút ra từ nghiên cứu “Đánh
giá mức độ lo âu của cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch trong thời gian dich
Covid-19 diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng” của tác giả Ngô Thị Kim Yến
(2021). Kết quả nghiên cứu cho thấy vị trí đơn vị cơng tác là một trong những
yếu tố có liên quan mật thiết đến sức khỏe tâm thần của các cán bộ y tế. Có
hai yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu ở cán bộ y tế bao gồm: có tiếp xúc

với bệnh nhân mắc COVID 19 và tổng điểm áp lực gặp phải của cán bộ y tế.
Bên cạnh đó, áp lực thời gian làm việc và khối lượng cao việc vẫn là những
yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm của cán bộ y tế [8].
2. Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe sinh viên
Báo cáo về tác động của Covid đến sức khỏe tâm thần của sinh viên ở
Mỹ do Jenny Lê cùng cộng sự tiến hành vào tháng 5 năm 2021 cho thấy hầu
hết sinh viên gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm, cô
đơn. Nghiên cứu chỉ ra các vấn đề đó là do sự thay đổi xã hội đột ngột từ việc
học truyền thống sang việc học trực tuyến, sự lo lắng về sức khỏe của người
thân giữa đại dịch, cảm thấy không yên tâm về kế hoạch học tập, tài chính,
việc làm lo lắng bị nhiễm virus. Trong số những người được hỏi, có đến gần
40% trả lời rằng việc căng thẳng giữa các mối quan hệ trong gia đình làm họ
căng thẳng hơn [11].
Một nghiên cứu cắt ngang của một mẫu sinh viên đại học ở Bắc New
Jersey đã mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần trong thời
gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Sinh viên có kiến thức cơ bản về sự lây
truyền COVID-19 và các triệu chứng thơng thường và có xu hướng sử dụng,
2


tin tưởng các nguồn chính thức và đã thay đổi hành vi của mình theo các
khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng (nghĩa là tăng cường rửa tay, đeo khẩu
trang). Tuy nhiên, các sinh viên cho biết có mối quan hệ giữa một số khó
khăn trong học tập và tình trạng sức khỏe tâm thần. Mức độ trầm cảm càng
cao có liên quan đến khó khăn trong việc tập trung vào công việc học tập và
mất việc làm càng nhiều. Bên cạnh đó, sinh viên năm nhất và những người
dành một giờ mỗi ngày để tìm kiếm thơng tin về COVID-19 có mức độ lo
lắng thấp hơn so với nhóm sinh viên còn lại [9].
Nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên
quan ở sinh viên trong làn sóng đại dịch Covid-19 thứ nhất tại một số

trường đại học khoa học sức khỏe ở Việt Nam 2020” của tác giả Nguyễn
Hoàng Thùy Linh cùng cộng sự đã tiến hành mô tả cắt ngang trên 877 sinh
viên tại một số trường đại học khoa học sức khỏe ở Huế, Đà Nẵng và Thành
phố Hồ Chí Minh bằng khảo sát trực tuyến với cỡ mẫu thuận tiện. Sức khỏe
tâm thần được đánh giá bằng bộ công cụ WHO-5 Well-being Index. Các biến
số trong nghiên cứu bao gồm đặc điểm chung, sức khỏe cá nhân, hành vi tìm
kiếm thông tin về COVID-19. Kết quả cho thấy: 12,7% sinh viên có dấu hiệu
trầm cảm trong đại dịch COVID-19. Phân tích hồi quy logistic đa biến để tìm
hiểu yếu tố liên quan cho thấy: có mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần với
các yếu tố như: chương trình học, tình trạng đảm bảo nguồn tài chính, lo lắng
về tương lai, bệnh mãn tính, phàn nàn về sức khỏe hiện tại, tầm quan trọng
của tìm kiếm thơng tin trên Internet, sự hài lịng chất lượng thơng tin về dịch
bệnh [2].
Kết quả nghiên cứu “Nỗi sợ Covid-19 và mối liên hệ với stress trong
học tập của sinh viên Đại học Đồng Nai” đã thể hiện rằng nỗi sợ đối với
dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ lần thứ 4 khiến sinh viên gặp nhiều
stress trong học tập, nhất là áp lực về điểm số và việc học của bản thân,
nguyên nhân chủ yếu là vì sinh viên chưa thích ứng với phương pháp học tập
mới thông qua các phần mềm trực tuyến. Đáng chú ý, nỗi sợ hãi COVID-19
3


của sinh viên nữ có mức độ nghiêm trọng hơn so với sinh viên nam; tỷ lệ sinh
viên ở trọ có nỗi sợ cao hơn sinh viên sống chung với gia đình hoặc kí túc xá.
Tuy nhiên, cỡ mẫu của nghiên cứu nhỏ, có sự chênh lệch lớn giữa số lượng
sinh viên nam và nữ tham gia khảo sát. Tiếp đó nghiên cứu chỉ tập trung vào
sinh viên đại học chính quy, bỏ qua sinh viên hệ cao đẳng hoặc văn bằng 2,
vừa học vừa làm. Do đó, nghiên cứu chưa khái quát hết được vấn đề nghiên
cứu, kết quả chưa mang tính đại diện [6].
Với hơn 37.000 phản hồi từ sinh viên, kết quả nghiên cứu của trường

Đại học quốc gia - Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khái quát về sức khỏe của sinh
viên quan nghiên cứu “Sự tác động của Covid-19 đến sức khỏe tâm thần
của sinh viên ĐHQG-HCM”. Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến của
sinh viên trong giai đoạn Covid-19 gồm: Rối loạn giấc ngủ (56,2%); Tính tình
thay đổi hay cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do (35,7%); Mất nhận thức
thống qua, có những hành vi vơ thức, và hay quên (36,5%). Có 1 tỉ lệ nhỏ
nhưng đáng lưu tâm về về sinh viên phản ánh bị ngược đãi/bạo lực/quấy rối
bằng cơ thể hoặc ngôn ngữ và đáng ngạc nhiên là có tỉ lệ nhỉnh hơn các sinh
viên nam so với sinh viên nữ bị ngược đãi, cảm thấy bị phân biệt đối xử về
các vấn đề liên quan đến giới tính. Áp lực học trực tuyến xuất hiện nhiều từ
năm đầu đến năm 3 và giảm dần ở những năm về sau, trong khi vấn đề ngại
tiếp xúc với người khác gia tăng đều theo năm học của sinh viên từ năm 1 tới
năm 6. Với kết quả có đến 56,8% thiếu tập trung hoặc khơng có hứng thú
trong học tập thể hiện việc tổ chức giảng dạy trong giai đoạn Covid-19 cịn
nhiều hạn chế. Ngồi ra có nhiều sinh viên khơng hài lịng với chất lượng bài
giảng trực tuyến. Có 48% ý kiến cho thấy sự tự ti, mất phương hướng hay mơ
hồ về mục đích sống của bản thân [4].
3. Tác động của đại dịch COvid-19 đến sức khỏe người lao động
Nghiên cứu “Các phản ứng tâm lý tức thì và các yếu tố liên quan
trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch bệnh do Coronavirus năm 2019
trong cộng đồng dân cư ở Trung Quốc” là một trong những cuộc khảo sát về
4


tác động tâm lý và sức khỏe tâm thần đầu tiên được thực hiện trong cộng
đồng trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi bùng phát COVID-19. Kết quả cho
thấy hơn một nửa số người được hỏi đánh giá tác động tâm lý đợt bùng phát
là trung bình hoặc nghiêm trọng; 16,5% cho biết có các triệu chứng trầm cảm
từ trung bình đến nặng; 28,8% cho biết các triệu chứng lo lắng từ trung bình
đến nặng và 8,1% cho biết mức độ căng thẳng từ trung bình đến nặng. Hầu

hết những người được hỏi dành 20–24 giờ mỗi ngày ở nhà (84,7%); lo lắng về
các thành viên gia đình của họ nhiễm COVID-19 (75,2%); và hài lịng với
lượng thơng tin y tế có sẵn (75,1%). Giới tính nữ, các triệu chứng thể chất cụ
thể (ví dụ: đau cơ, chóng mặt, sổ mũi) và tình trạng sức khỏe tự đánh giá kém
có liên quan đáng kể đến tác động tâm lý lớn hơn của đợt bùng phát và mức
độ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm cao hơn. Thông tin sức khỏe cập nhật cụ
thể và chính xác (ví dụ: cách điều trị, tình hình bùng phát tại địa phương) và
các biện pháp phịng ngừa cụ thể (ví dụ: vệ sinh tay, đeo khẩu trang) có liên
quan đến tác động tâm lý thấp hơn của đợt bùng phát và giảm mức độ căng
thẳng, lo lắng , và trầm cảm [10].
Một cuộc thăm dò theo dõi sức khỏe của KFF từ tháng 7 năm 2020
cũng cho thấy rằng nhiều người lao động ở Mỹ đang chịu những tác động tiêu
cực do Covid-19, cụ thể đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của họ, chẳng
hạn như khó ngủ (36%) hoặc ăn uống (32%), tăng uống rượu hoặc sử dụng
chất kích thích (12%), và làm trầm trọng thêm tình trạng mãn tính (12%), do
lo lắng và căng thẳng vì coronavirus [12].
Đo lường mức độ tác động của dịch bệnh Covid-19 tới việc làm và đời
sống lao động di cư là mục tiêu của nghiên cứu “Tác động của dịch bệnh
Covid đến lao động di cư (Nghiên cứu trường hợp xã Hoàn Sơn, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)”. Kết quả khảo sát đối với 114 lao động di cư đang
sinh sống tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho thấy gần 70%
người lao động di cư bị mất hoặc giảm việc làm, 86% bị giảm thu nhập, giảm
chi tiêu. Nghiên cứu cho thấy mặc dù chịu tác động lớn bởi dịch bệnh nhưng
5


nhóm lao động di cư khơng nhận được đầy đủ sự trợ cấp của Nhà nước từ gói
hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương.
Đặc biệt là sự tác động của Covid-19 đến sức khỏe tinh thần của lao động di
cư. Theo số liệu khảo sát, 69,23% lao động di cư nữ và 59,18% lao động di cư

nam giới cảm thấy bất an khi đại dịch xảy ra và kéo dài. Họ lo lắng cho bản
thân và gia đình có nguy cơ bị nhiễm bệnh, lo lắng về thu nhập, việc làm sau
dịch bệnh. Khi thu nhập và chi tiêu vị xáo trộn, các cặp vợ chồng trẻ có xu
hướng cãi vã nhiều hơn nhiều hơn các cặp lớn tuổi. Chỉ có một số rất ít chiếm
5,26% cho rằng dịch bệnh là bình thường, tâm lý không bị ảnh hưởng [3].
Hầu hết các nghiên cứu trên còn một số hạn chế do nghiên cứu là
nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm nên không thể đánh giá tác động tâm
lý một cách dài hạn và khó đánh giá những di chứng về tâm lý và nhu cầu
điều trị. Ngoài ra, các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi trực tuyến nên có sai số
do không quản lý được triệt để các đối tượng nghiên cứu, nguyên nhân do
một số người không sử dụng thành thạo internet và điện thoại. Do đó cần có
thêm những nghiên cứu sâu để đánh giá tác động tâm lý lâu dài đối với nhân
viên y tế để có những biện pháp can thiệp cần thiết và kịp thời.

6


PHẦN II: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1. Tên đề tài
Tác động của dịch COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. Tính cấp thiết
Thế giới loài người đang tiếp tục đối mặt với virus SARS-CoV-2
(COVID-19) trong năm 2021. Đại dịch bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc)
tháng 12/2019 và lan rộng ra khắp các châu lục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kinh tế, xã hội, sức khỏe và tính mạng của người dân nhiều quốc gia trên
thế giới. Theo nguồn Worldometer (2021), tính đến ngày 19/12/2021, toàn thế
giới đã ghi nhận tổng cộng 274,682,297 người nhiễm COVID-19, trong đó có
5,369,063 ca tử vong. Các quốc gia có số ca mắc và tử vong nhiều nhất là
Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil [13]. Tại Việt Nam, theo số liệu truy cập đến 21 giờ

ngày 19 tháng 12 năm 2021 trên Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch
COVID-19 ghi nhận tổng số 1,540,478 ca nhiễm và 29,566 trường hợp tử
vong [14]. Không ai có thể ngờ rằng đại dịch có thể ảnh hưởng sâu rộng
đến mọi mặt đời sống xã hội trên phạm vi tồn cầu. Đại dịch kéo dài với quy
mơ lớn hơn nhiều so với dự báo. Những làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới
và các biện pháp nhằm hạn chế lây nhiễm áp đặt lên đời sống xã hội đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của nhiều quốc gia.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa thể khẳng định bao giờ đại dịch
chấm dứt và việc phải chung sống với COVID-19 dường như là một thực tại
hiện hữu.
Song song với những thiệt hại về kinh tế - xã hội là gánh nặng bệnh tật
và số ca tử vong tăng theo thời gian. Đại dịch còn là tác nhân nghiêm trọng
gây tổn thương tâm lý và sức khỏe tinh thần con người. Người dân ở hầu hết
các châu lục đã và đang trải qua tâm trạng bất an, lo âu, căng thẳng trước sự
lây lan nhanh của các biến chủng mới, do bị mất việc làm, thu nhập giảm
sút, bị cách ly, xét nghiệm, nhập viện. Nguy cơ rối loạn thần kinh như trầm
7


cảm, lo lắng, hoang mang, rơi vào trạng thái khủng hoảng gia tăng khi tình
hình dịch bệnh, phong tỏa và giãn cách xã hội kéo dài.
Sinh viên hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến
sức khỏe tâm thần. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thơng xã hội
đã thay đổi thói quen của sinh viên. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội
do COVID-19, sinh viên dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, giảm thời
gian thực và tăng nhiều quan tâm tới các mối quan hệ trên mạng xã hội. Bên
cạnh đó, sự thay đổi hình thức học đột ngột từ mơ hình học tập trung truyền
thơng sang học trực tuyến đã gây ra nhiều áp lực cho sinh viên từ việc làm
quen với phần mềm học, các phương thức tiếp thu bài và hình thức thi,...
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc đánh giá thực trạng sức khỏe tâm

thần của sinh viên đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19, tá giả chọn đề tài:
“Tác động của dịch COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên
Học viện Báo chí và Tun truyền” nhằm đóng góp thêm hiểu biết về thực
trạng và tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền và gợi ý hướng giải quyết vấn đề cấp
bách này trong thực tiễn.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của dịch COVID-19 đối với sức khỏe tâm
thần của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên hệ chính quy các lớp từ năm nhất đến năm tư, tương đương
từ K37 đến K40 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Phạm vi thời gian: 1/2022 – 3/2022.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
8


Nghiên cứu hướng tới mục đích mơ tả thực trạng sức khỏe tâm thần của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong đại dịch COVID-19, tìm
hiểu các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên. Kết
quả nghiên cứu góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của đại dịch đến sức khỏe tâm thần, bên cạnh đó cũng đưa ra các
chính sách hỗ trợ sinh viên kịp thời.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nói trên, nghiên cứu có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xây dựng khung phân tích cho đề tài nghiên cứu.

Thứ hai, khảo sát và làm rõ thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thứ ba, phân tích một số yếu tố xã hội tác động đến sức khỏe tâm thần
của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền trong đại dịch COVID-19.
Thứ tư, đưa ra các gợi ý về giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của đại dịch đến sức khỏe tâm thần, bên cạnh đó cũng đưa ra các chính sách
hỗ trợ sinh viên kịp thời.
5. Giả thuyết và biến số
5.1. Giả thuyết
- Phần lớn sinh viên cảm thấy lo lắng trong học tập, nhất là về điểm số
và việc học của bản thân, nguyên nhân chủ yếu là vì sinh viên chưa thích ứng
với phương pháp học tập mới thông qua các phần mềm trực tuyến.
- Sinh viên năm tư có xu hướng cảm thấy bản thân thiếu sót, tự ti và mơ
hồ về mục đích sống của bản thân, đặc biệt là về cơ hội việc làm.
- Sự hiểu biết về COVID-19 là yếu tố tác động lớn nhất đến tình trạng
sức khỏe tinh thần của sinh viên: sinh viên có kiến thức và sự hiểu biết về
COVID-19 kém sẽ có tinh thần lo lắng, căng thẳng hơn là sinh viên có nhận
thức tốt về COVID-19.
5.2. Biến số
5.2.1. Biến độc lập
9


Nhóm biến số độc lập bao gồm:
- Đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên, bao gồm: Giới tính, năm học,
ngành học, mức độ năng động của sinh viên.
- Đặc điểm gia đình: Điều kiện kinh tế gia đình, khu vực sinh sống của
gia đình, nghề nghiệp của bố/mẹ,
- Tình trạng dịch bệnh tại nơi sinh viên sinh sống.
- Nhận thức về COVID-19

5.2.2. Biến phụ thuộc
Sức khỏe tâm thần của sinh viên, trong đó phân tích trên 4 nội dung cơ bản:
- Lo lắng, bất an về các vấn đề thường ngày
- Mơ hồ về mục đích sống, bi quan về tương lai
- Áp lực học tập
- Mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, người quen
5.2.3. Biến can thiệp
- Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
- Mơi trường kinh tế – văn hóa – xã hội
6. Khung lý thuyết

10


7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
7.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như hệ thống các quan
điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước.
7.2. Phương pháp nghiên cứu Xã hội học
Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục
nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu thực hiện giữa giữa phương pháp nghiên cứu
định lượng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính. Trong đó phương
pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính và được thực hiện trước,
phương pháp định tính thực hiện sau và mang tính bổ sung cho phương pháp
định lượng.
a. Phương pháp định lượng
Sử dụng phương pháp Anket (điều tra bằng bảng hỏi): Nhằm mơ tả,
lượng hố và làm rõ thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên. Phân tích
những yếu tố xã hội có tác động đến sức khỏe tâm thần của sinh viên Học

viện Báo chí và Tun truyền thơng qua phân tích tương quan mối quan hệ
giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc
b. Phương pháp định tính
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: Với phương pháp này, kết quả
nghiên cứu sẽ được minh chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương
pháp Anket. Đồng thời khai thác các thông tin thông qua lời chia sẻ, câu
chuyện liên quan đến sức khỏe tâm thần của sinh viên nhằm hiểu thêm về
những động cơ cũng như khó khăn, vướng mắc mà sinh viên gặp phải trong
địa dịch COVID-19
c. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu với phương pháp định lượng
Đề tài nghiên cứu dự kiện chọn mẫu theo phương pháp phân cụm/theo
chùm: lập danh sách các lớp chia theo 2 chùm là lớp thuộc khối lý luận và
11


nghiệp vụ từ năm nhất đến năm tư học học 2019 – 2020 sau đó sẽ từ danh
sách các lớp mỗi chùm chọn ngẫu nhiên hệ thống 4 lớp theo bước nhảy K và
chọn ngẫu nhiên đơn giản mỗi lớp 35 SV. Dự kiến là 280 mẫu
- Chọn mẫu với phương pháp định tính
Phỏng vấn sâu 10 sinh viên với phương pháp chọn mẫu thuận tiện với
các năm học khác nhau, bao gồm cả nam và nữ là sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền. Cụ thể: 5 nam, 5 nữ sống ở cả nông thôn và đô thị.
d, Phương pháp xử lý thông tin
Những bảng hỏi định lượng được xử lý trên máy tính bằng phần mềm
SPSS 20.0. Những số liệu định lượng được xử lý dưới dạng so sánh các giá trị
điểm trung bình (ĐTB), các tương quan, kiểm định Chi – Squaretests, hồi quy
nhằm so sánh, đánh giá mối liên hệ nội dung nghiên cứu, mối liên hệ giữa các
biến số ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Những thông tin thu được từ bảng phỏng vấn sâu được xử lý phân chia

thơng tin theo các nhóm chủ đề cụ thể để phục vụ mục tiêu nghiên cứu, góp
phần làm sâu, rõ hơn các nội dung nghiên cứu của đề tài mà số liệu định
lượng chưa làm rõ được
8. Cơ sở lý thuyết áp dụng nghiên cứu
8.1. Lý thuyết tương tác biểu trưng
Tương tác biểu trưng là lý thuyết được vận dụng khá phổ biến trong
nghiên cứu xã hội học ở cấp độ trung mô, với nhiều tác giả tiêu biểu như:
Blumer Goffman, Becker, Blumer, Herbert Mead… [1]
Về nguồn gốc của lý thuyết, có một số ý kiến cho rằng, thuyết tương
tác biểu trưng bắt nguồn từ quan điểm của H. Mead về tương tác xã hội và sau
đó được phát triển lên thành lý thuyết tương tác biểu trưng. Quan điểm khác
cho rằng thuyết tương tác biểu trưng bắt nguồn từ thuyết hành động xã hội
của M. Weber, trong đó hành động xã hội được định nghĩa là hành vi mà chủ
thể gán cho nó một ý nghĩa xã hội nhất định, hành vi mang ý nghĩa xã hội, thể
hiện thơng điệp hay có ý nghĩa mang tính biểu tượng nhất định. Hay nói cách
12


khác, cá nhân không phản ứng với các tác nhân bên ngoài hay đối tác của bản
thân theo phản xạ tự nhiên mà thường “đọc và diễn giải” chúng trước khi
hành động đáp lại. Tương tác biểu trưng chính là quá trình hành động và hành
động đáp lại của các chủ thể tham gia tương tác: họ không phản ứng trực tiếp
với các tác nhân mà đọc, diễn giải hành vi, từ đó đưa ra thơng điệp muốn
truyền tải gán cho các hành vi đáp lại thông qua các biểu tượng thể hiện qua
hành động cụ thể. Như vậy, hành động của cá nhân trong tương tác xã hội là
yếu tố cấu thành nên tương tác xã hội. Yếu tố “xã hội” hay “tính biểu trưng”
của hành động xã hội là yếu tố cần khám phá tìm hiểu qua các nghiên cứu cụ
thể. Khi nghiên cứu tương tác biểu trưng, nhà nghiên cứu cần tìm hiểu:
- Ý nghĩa biểu tượng được các thành viên tham gia tương tác gán cho
các hành vi.

- Động cơ, mục đích mỗi cá nhân tính toán và gán cho các hành động
khi tham gia vào các tương tác xã hội. - Hoàn cảnh xã hội các tương tác xã
hội diễn ra và trao đổi, chia sẻ các ý nghĩa biểu tượng.
- Các ý nghĩa được thay đổi, biến đổi khi gán ghép cho các hành động
xã hội, tương tác xã hội trong các tương tác biểu trưng [1]
Qua đó, lý thuyết đã gợi mở cho đề tài một hướng nghiên cứu khá thú
vị: Khi tìm hiểu thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên, tác giả sẽ xem
xét đến mối quan hệ của sinh viên với những người xung quanh như người
thân, bạn bè. Điều này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với sinh viên
tùy thuộc vào cách ứng xử giữa họ.
8.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Nói tới sự hài lịng, thỏa mãn nói chung người ta thường hay nhắc tới
thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow (1943). Đây cũng được xem
là một lý thuyết về động cơ tạo nền tảng cho những nghiên cứu về sự hài
lòng của người bệnh nói riêng và sự hài lịng nói chung. Trong lý thuyết
này, ông phân loại các nhu cầu của con người theo tầm quan trọng của
chúng và sắp xếp vào các nhóm theo trật tự thứ bậc. Tầng đầu tiên và thấp
13


nhất là nhóm nhu cầu sinh lý như: ăn, uống, ngủ, hô hấp… Khi những nhu
cầu này được thỏa mãn, suy nghĩ và hành vi của con người sẽ tập trung
hướng vào nhóm nhu cầu về sự an tồn, n ổn ở tầng thứ hai. Các nhu cầu
ở nấc cao hơn muốn xuất hiện thì nhu cầu ở nấc thấp hơn phải được thỏa
mãn trước.
Năm cấp bậc nhu cầu đó là:
- Nhóm nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh lý là những nhu cầu đảm bảo
cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại, phát triển nòi giống, và
các nhu cầu của cơ thể khác. Đây là những nhu cầu cơ bản và mạnh nhất của
con người. Maslow cho rằng những nhu cầu cao hơn sẽ không xuất hiện trừ

khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này
sẽ hối thúc, chế ngự, giục giã một người hành động khi nhu cầu này chưa
được đáp ứng.
- Nhóm nhu cầu về an toàn và an ninh là các nhu cầu an tồn, khơng bị
đe dọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ.
- Nhóm nhu cầu được chấp nhận (nhu cầu xã hội) là các nhu cầu về tình
yêu được chấp nhận, bạn bè, quan hệ xã hội.
- Nhóm nhu cầu được tơn trọng là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng
người khác, được người khác tơn trọng, địa vị…
- Nhóm nhu cầu thể hiện bản thân là khi mọi nhu cầu được đáp ứng con
người bắt đầu muốn thể hiện mình. Điển hình ở nhóm nhu cầu này chính là
các tỷ phú vẫn tiếp tục làm việc và cống hiến mặc dù cơ bản nhu cầu của họ
đã được đáp ứng đầy đủ.
Với mỗi cá nhân, tùy từng thời điểm lại có những nhu cầu riêng biệt và
các mức độ thỏa mãn là khác nhau và các cá nhân sẽ có những mức độ hài
lòng khác nhau khi nhu cầu được đáp ứng ở những mức độ khác nhau. Những
nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp nhu cầu phải được thỏa mãn trước khi nghĩ
đến các nhu cầu cao hơn. Nhóm nhu cầu bậc cao có thể được thoả mãn khơng
theo trình tự, tùy từng trường hợp nhất định trong từng hoàn cảnh hay mong
14


muốn khác nhau của con người, miễn là tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã
được đáp ứng đầy đủ.
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vào nghiên cứu này nhằm để
xác định các yếu tố đo lường thực trạng sức khỏe của sinh viên. Mức độ đáp
ứng về nhóm nhu cầu thứ nhất của sinh viên (nhu cầu về thể chất và sinh lý)
sẽ được đo lường thông qua các yếu tố về vận động, chất lượng giấc ngủ, thực
trạng nghỉ ngơi. Nhóm nhu cầu thứ hai (nhu cầu về an toàn và được bảo vệ)
được thể hiện qua yếu tố đo lường cảm nhận của sinh viên về các nguy cơ lây

nhiễm COVID-19 của chính bản thân hay của gia đình, những bất an về cuộc
sống, áp lực về học tập, hoài nghi về mục đích sống và cơng việc tương lai.
Nhóm nhu cầu thứ ba và thứ tư được đo lường thông qua cảm nhận của sinh
viên về thái độ ứng xử và quan tâm của gia đình, bạn bè, nhà trường đến đời
sống và học tập của bản thân sinh viên. Nhóm nhu cầu thứ năm là nhóm về
thể hiện bản thân.
Có thể thấy, tất các các nhóm nhu cầu của A. Maslow đều có liên hệ
mật thiết tới nhu cầu người bệnh. Người bệnh hài lòng với chất lượng dịch vụ
của một bệnh viện, chính là khi họ được thỏa mãn các nhóm nhu cầu trên.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
[1] Dương Thị Thu Hương, (2018), Giáo trình nội bộ Xã hội học Y tế, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
[2] Nguyễn Hoàng Thùy Linh, Nguyễn Thị Miên Hạ, Trần Xuân Minh Trí và
cộng sự (2021), "Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở
sinh viên trong làn sóng đại dịch Covid-19 thứ nhất tại một số trường Đại học
khoa học sức khỏe ở Việt Nam 2020", Tạp chí y học dự phịng, 6 (31)
[3] Đồng Thanh Mai và cộng sự, "Tác động của dịch bệnh Covid đến lao
động di cư (Nghiên cứu trường hợp xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh)", Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(10).
[4] Nguyễn Phương Thảo cùng cộng sự (2021), "Sự tác động của Covid-19
đến sức khỏe tâm thần của sinh viên ĐHQG-HCM",
[5] Nguyễn Thanh Thảo, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự
(2020), "Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của nhân
viên y tế tại một số bệnh viện tuyến trung ương năm 2020", Tạp chí nghiên
cứu ý học, 8(144).

[6] Nguyễn Thị Bích Tuyền, Nguyễn Thanh Trúc (2021), "Nỗi sợ Covid-19
và mối liên hệ với stress trong học tập của sinh viên Đại học Đồng Nai",
[7] Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân (2021), "Tác
động của đại dịch COVID-19 tới nhân viên y tế tại Hà Nội năm 2020", Tạp
chí nghiên cứu y học, 8(144).
[8] Ngơ Thị Kim Yến, Trần Thị Hoài Vi, Trần Thanh Thủy và cộng sự
(2021), "Đánh giá mức độ lo âu của cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch trong
thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng", Tạp chí y học Việt
Nam, 1(505).
Tài liệu nước ngoài

16


[9] Aleksandar Kecojevic (2020), "The impact of the COVID-19 epidemic on
mental health of undergraduate students in New Jersey, cross-sectional”
[10] Cuiyan Wang (2020), "Immediate Psychological Responses and
Associated Factors during the Initial Stage of the 2019 Coronavirus Disease
(COVID-19) Epidemic among the General Population in China", MDPI
Journals.
[11] Jenny Lee, Matthew Solomon, Tej Stead, Bryan Kwwon and Latha Ganti
(2021), "Impact of COVID-19 on the mental health of US college students",
BMC Psychology
[12] Nirmita (2021), "The Implications of COVID-19 for Mental Health and
Substance Use", KFF Article
Tài liệu online
[13] o/coronavirus/, truy cập ngày 19/12/2021
[14] truy cập ngày 19/12/2021

17




×