Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tl xhhyt thực trạng ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 đến cuộc sống của người dân (nghiên cứu tại huyện thanh oai thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.55 KB, 20 trang )

Mục lục
Phần 1. Tổng quan nghiên cứu.........................................................................1
Phần 2. Đề xuất nghiên cứu cụ thể...................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................7
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................9
a. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................9
b. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................9
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.............................................10
a. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................10
b. Khách thể nghiên cứu....................................................................................10
c. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................10
4. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................10
5. Biến số và khung phân tích..........................................................................11
a. Biến số...........................................................................................................11
b. Khung lý thuyết (Khung phân tích)...............................................................12
6. Cơ sở lý thuyết của đề tài.............................................................................12
a. Lý thuyết cấu trúc- chức năng.......................................................................12
b. Lý thuyết hành động xã hội...........................................................................15
c. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý.....................................................................16
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................17
a. Mẫu nghiên cứu.............................................................................................17
b. Phương pháp thu thập thông tin...................................................................17
c. Phương pháp thu thập thông tin:..................................................................18
d. Phương pháp xử lý thông tin:........................................................................18
Tài liệu tham khảo


Phần 1. Tổng quan nghiên cứu
Do dịch bệnh COVID -19 vẫn đang là một chủ đề mới nên các nghiên cứu
khoa học có liên quan đến đề tài này được cơng bố cịn hạn chế và khó có thể tìm
kiếm đặc biệt là các nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học.


Trong các nghiên cứu, báo cáo liên quan đến COVID-19 được công bố tại
Việt Nam trong thời gian vừa qua thì chủ yếu là các nghiên cứu liên quan đến ảnh
hưởng của COVID-19 đến nền kinh tế và các nhóm xã hội dễ chịu tổn thương là trẻ
em, phụ nữ và người khuyết tật.
Đầu tiên với các nghiên cứu, báo cáo tác động của COVID-19 đến kinh tế,
có hai báo cáo tiêu biểu:
Với “Báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế và các
khuyến nghị chính sách” được thực hiện trong tháng 3 năm 2020 bởi Đại học Kinh
tế Quốc dân. Nội dung báo cáo đã làm rõ bối cảnh của COVID-19, qua đó là những
phân tích đánh giá tác động cụ thể của COVID -19 đến tổng thể nền kinh tế, các
nghành sản xuất và các doanh nghiệp ở Việt Nam với nhận định: Nếu đại dịch kéo
dài thì ảnh hưởng đến nền kinh tế rất nghiêm trọng. Đến hết tháng 4/2020, có
49,2% doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động; 31,9% cắt giảm qui mơ sản xuất;
18,1% tạm dừng hoạt động; và 0,8% có khả năng phá sản. Nếu đến hết tháng 6,
tháng 9 hoặc hết năm tỷ lệ phá sản sẽ là 6,1%, 19,3% và 39,3%. Một khía cạnh
khác, mà báo cáo đề cập chính là những đánh giá các tác động và hiệu quả của
những chính sách mà Chính phủ đã ban hành đễ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân
khắc phục hậu quả và tiêu cực của COVID-19. Từ đó, làm tiền đề để đưa ra những
định hướng, khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn và khuyến nghị chính sách dài
hạn.

1


Tiếp theo là nghiên cứu “Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế xã hội TP.
HCM và đề xuất một số chính sách thúc đẩy đà tăng trưởng cho năm 2020” của Hồ
Thiện Thơng Minh và Nguyễn Hồng Tiến (Đại học Quốc tế Sài Gòn) cũng đánh
giá về tác động của dịch bệnh tới kinh tế nhưng ở phạm vi phân tích cụ thể hơn là ở
TP.HCM. Nội dung nghiên cứu bắt đầu là đánh giá rõ bối cảnh của nền kinh tế ở
thế giới, Việt Nam và ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đưa ra những kịch bản,

dự báo kinh tế từ đây nêu lên những hướng đánh giá chi tiết tác động chính của
dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế - xã hội của TP. HCM và thảo luận những biện
pháp chính sách đặc thù nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế bền vững cho năm
2020 của Thành Phố. Qua hai tài liệu trên, có thể thấy được sự tương đồng của các
nghiên cứu, báo cáo về tác động của COVID-19 đến kinh tế đó là những tác động
rất mạnh, được đánh giá, nhận định từ tình hình thực tế nền kinh tế trên thế giới và
tại Việt Nam. Theo đó, khi dịch bệnh khơng được đẩy lùi thì kinh tế sẽ khơng thể
tăng trưởng nên việc phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh được coi là giải pháp được
đặt lên hàng đầu. Ngoài ra ở hai nghiên cứu này khía cạnh chính sách của Nhà
nước đặc biệt là các chính sách kinh tế rất được quan tâm vì nó được coi là giải
pháp tồn diện nhất để đầy lùi dịch bệnh và tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh
tế ở thời điểm khó khăn này.
Một nghiên cứu khác, “Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch Covid19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam”. Báo cáo
được thực hiện bởi Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam theo yêu cầu và hỗ trợ tài chính bởi UNDP và UN WOMEN tại Việt
Nam. Với mục đích giúp cung cấp thêm thơng tin cho những quyết sách của Chính
phủ Việt Nam trước tác động và sẵn sàng với đại dịch COVID-19. Khảo sát 930 hộ
gia đình và 935 đơn vị sản xuất dễ bị tổn thương tại 58/63 tỉnh thành. Và kết quả
nghiên cứu cho thấy:
2


+ COVID-19 đã khiến thu nhập của các hộ gia đình và người lao động dễ bị
tổn thương bị sụt giảm đáng kể và dẫn đến sự gia tăng nghèo tạm thời về thu nhập
và đẩy các hộ nghèo lún sâu hơn vào tình trạng nghèo thu nhập.
+ Trong khi đại dịch gây ra giảm thu nhập và do đó làm tăng tình trạng
nghèo tạm thời về thu nhập ở tất cả các nhóm hộ gia đình được khảo sát, nhóm hộ
gia đình DTTS và hộ gia đình của lao động phi chính thức và di cư chịu những mức
độ ảnh hưởng lớn hơn.
+ Trong khi tỉ lệ nghèo tạm thời về thu nhập giảm vào tháng 5 năm 2020,

những dấu hiệu cải thiện thấp nhất đã được ghi nhận ở nhóm DTTS, lao động phi
chính thức và hộ gia đình có nữ chủ hộ.
+ Các hộ gia đình và nhóm lao động dễ bị tổn thương gặp nhiều thách thức
để duy trì sinh kế của họ khi khả năng chuyển việc làm thấp nhất đối với nhóm lao
động nơng nghiệp, nuôi trồng thủy sản và xây dựng.
+ Các hộ được khảo sát nhận được nhiều hỗ trợ từ chính quyền địaphương và
các tổ chức đoàn thể hơn so với những nguồn hỗ trợ khác.
+ Gói trợ giúp bảo trợ xã hội của Chính phủ giúp bảo vệ sinh kế của người
lao động và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; Các nhóm dễ bị tổn
thương bị lọt lưới, chưa được chú trọng trong gói bảo trợ xã hội của Chính phủ;
Quy trình thủ tục phức tạp trong việc xác định và xác minh điều kiện nhận hỗ trợ
đã khiến một số nhóm mục tiêu khơng thể tiếp cận gói bảo trợ xã hội của Chính
phủ.
+ COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến các đơn vị sản xuất kinh doanh dễ bị
tổn thương, với tác động khác biệt đáng kể giữa các đơn vị có những đặc điểm khác
nhau và thuộc các tiểu ngành khác nhau.

3


+ Về mặt kinh tế, COVID-19 đã cho thấy các tác động khác biệt đáng kể
theo giới, liên quan nhiều tới các quan niệm hiện thời về quan hệ và vai trị theo
giới, tạo sự gia tăng tính dễ bị tổn thương của các hộ gia đình có nữ chủ hộ đối
trong nhóm lao động phi chính thức và hộ DTTS, cho thấy đặc tính dẻo dai và gắn
kết xã hội của các doanh nghiệp do nữ lãnh đạo.
Đây là ba nghiên cứu của lĩnh vực kinh tế còn đối với xã hội học thì hồn
tồn chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này. Tuy nhiên, ba nghiên cứu báo cáo đều
đi theo hướng phân tích là đi từ tiếp cận, đánh giá thực trạng nền kinh tế thế giới
sau đó đưa ra các mơ hình, các dự đốn theo diễn biến của dịch cuối cùng là phân
tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp. Đây là cách phân tích nội dung hợp

lý và phù hợp với đề tài nghiên cứu của tôi và tôi sẽ áp dụng cách phân tích này
cho khóa luận của mình.
Thứ hai là các nghiên cứu, báo cáo tác động trực tiếp của COVID-19 nhưng
ở hướng tác động đến kinh tế- xã hội thế bao gồm gia đình, trẻ em, phụ nữ và người
khuyết tật. Đây là hướng nghiên cứu mang tính xã hội cao hơn và sẽ rất cần thêm
các nghiên cứu theo hướng tiếp cận này, đặc biệt là những nghiên cứu xã hội học.
Các nghiên cứu, báo cáo, đánh giá gồm:
“Đánh giá nhanh tác động kinh tế và xã hội của đại dịch COVID-19 đối với
trẻ em và gia đình tại Việt Nam” đây là đánh giá nằm trong chương trình hỗ trợ
tồn diện của UNICEF Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam trong việc cung cấp
thơng tin và bằng chứng cho cơng tác hoạch định chính sách ứng phó với đại dịch
COVID-19 được cơng bố tháng 8 năm 2020. Kết quả của đánh giá được thể hiện
với rất nhiều các phát hiện chính xoay quanh đối tượng nghiên cứu chính là gia
đình và đặc biệt là trẻ em trong bối cảnh COVID-19 tại Việt Nam bao gồm các lĩnh
vực: Kinh tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, sức khỏe tân thần và tâm lý,
vệ sinh, hoạt động xã hội, sự kỳ thị, bạo lực, giáo dục, bảo trợ xã hội, vai trò giới và
4


hỗ trợ của cộng đồng xã hội. Qua đó, nhận định rằng COVID-19 đã có tác động cả
tích cực lẫn tiêu cực lên đời sống của trẻ em và gia đình thơng qua nhiều phương
diện kinh tế - xã hội khác nhau. Và trẻ em trở dễ bị tổn thương nhất nhất là trẻ em ở
nơng thơn, gia đình nhập cư, gia đình nghèo ở đơ thị, dân tộc thiểu số và trẻ em
khuyết tật. Dịch bệnh ảnh hưởng một cách toàn diện đến chất lượng và các dịch vụ
xã hội, cũng như kéo theo các hệ lụy khác khi trẻ em khơng được đi học, khơng
được tiêm phịng và không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nguy cơ bạo lực và
các vấn đề liên quan đếm tâm lý, tâm thần...
Cùng hướng đánh giá này, cịn có “Báo cáo đánh giá nhanh về tác động
kinh tế- xã hội của đại dịch COVID-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam” thực
hiện và công bố bởi UNDP Việt Nam vào tháng 5 năm 2020. Báo cáo này đưa ra

những phát hiện chính về những khó khăn của người khuyết tật trong đại dịch: 70%
người khuyết tật trả lời rằng có khó khăn trong tiếp cận chăm sóc y tế như khám
bệnh, thuốc chữa bệnh, dụng cụ trợ giúp phục hồi chức năng; 25% khó khăn trong
có được khẩu trang và dung dịch sát khuẩn tay; 22% chịu ảnh hưởng từ bệnh nền
có sẵn... và rất nhiều người khuyết tật thuộc vào nhóm nghèo nhất trong xã hội,
cũng như gặp phải tình trạng thất nghiệp, bị giảm thu nhập, khơng được đảm bảo
sự hòa nhập xã hội... Cả hai báo cáo đánh giá trên đều là những đánh giá mới được
thực hiện trong năm 2020 với mục đích phát hiện những tác động từ dịch bệnh đến
những nhóm yếu thế trong xã hội và đó sẽ là tiền đề để đưa đến những khuyến
nghị, đề xuất giải pháp.
Ngoài ra, trong đánh giá nhanh của UNICEF thực hiện tháng 12 năm 2020
với tên : “Đánh giá nhanh nhu cầu trợ giúp xã hội của trẻ em và gia đình chịu ảnh
hưởng của đại dịch covid-19 tại Việt Nam” mục tiêu của đánh giá nhanh này nhằm
thu thập các bằng chứng quan trọng, phát hiện các yếu tố dễ bị tổn thương của gia
đình và trẻ em do tác động kinh tế và xã hội của đại dịch cũng như khoảng trống
5


chính sách liên quan đến việc ứng phó của gia đình và trung tâm bảo trợ xã hội với
đại dịch. Khảo sát trên 8 tỉnh thành trên cả nước, kết quả là: “Khảo sát nhanh cũng
cho thấy, hầu hết các gia đình đều cho rằng việc học từ xa là một áp lực đáng kể
đối với trẻ em. Đặc biệt với nhóm trẻ mầm non, thời gian nghỉ dịch khơng đến lớp
đã làm gián đoạn việc học tập và kết nối giữa các em với nhà trường, các em phải
nghỉ học ở nhà hoặc phải gửi về quê ở cùng với ơng/bà/người thân. Với nhóm trẻ
em khuyết tật thì thực hiện giãn cách xã hội cũng đồng nghĩa với việc các em dừng
hẳn việc học tập, rèn luyện”. Mặt khác, báo cáo cho thấy các tỉnh cũng cho thấy
một mức độ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của hầu hết các trẻ nhỏ do phải sống
khép kín một thời gian dài trong một không gian hẹp và thiếu tương tác xã hội.
Ngoài ra, trẻ cũng bị ảnh hưởng tâm lí nhất định bởi trạng thái tiêu cực của các
thành viên trong gia đình đối với dịch bệnh (hoang mang, lo sợ nhiễm bệnh). Giảm,

mất thu nhập dẫn đến buồn chán, bức bối làm khơng khí gia đình căng thẳng và
thêm nặng nề. Từ đó, có thể thấy dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến trẻ em, từ sức
khỏe thể chất đến sức khỏe tinh thần của các em. Các ảnh hưởng này tác động xấu
đến sự phát triển của trẻ.
Một nhóm đối tượng nữa đó chính là bệnh nhân, nhân viên y tế cũng chịu
ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đó là một phần nội dung quan trọng trong
nghiên cứu “Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú và
đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid19 tới khoa bệnh nhiệt đới- bệnh viện E” của
tác giả Nguyễn Thị Mơ năm 2021 khảo sát từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm
2020. Bằng phương pháp khảo sát trực tiếp cán bộ y tế và phân tích số liệu. Tác giả
thu được kết quả là:
1) Đánh giá của nhân viên y tế: 20% nhân viên y tế chịu ảnh hưởng lớn;
100% lo lắng khả năng lây nhiễm của bản thân; 40% phải tăng ca trực, tăng giờ làm
việc 1 ngày/tuần, 20% cho rằng lương giảm nhẹ; Đa số bệnh nhân đều khai báo đầy
6


đủ thông tin đi lại, gặp gỡ tuy nhiên thái độ nhiệt tình chỉ khoảng 70%; BN và
người nhà tuân thủ nghiêm túc phòng hộ y tế, tuy nhiên vẫn còn đeo khẩu trang sai
cách.
2) Sự thay đổi bệnh nhân điều trị nội trú: Số lượng giảm; Phần lớn bệnh
nhân sốt xuất huyết 48.12% sau đó là các nhóm bệnh có biểu hiện sốt, bệnh đường
hơ hấp (16.67% và 13.7%), các nhóm bệnh khác (8.6%).
Tóm lại, qua những nghiên cứu, báo cáo, đánh giá liên quan trực tiếp đến
COVID-19 trong năm 2020 đã trả lời cho câu hỏi những vấn đề nào đã được nghiên
cứu về chủ đề này và cho ta thấy được đây là vấn đề cấp thiết của tồn xã hội, nó
ảnh hưởng tồn diện đến mọi mặt cuộc sống con người. Những người thuộc nhóm
yếu thế dễ bị tổn thương như người dân nông thôn, dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ
em và người khuyết tật là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tác động
của dịch bệnh. Qua những nghiên cứu trên cá nhân tác giả thấy có thể nó sẽ là tiền

đề tốt và là những dữ liệu quan trọng trong q trình tác giả phân tích và đánh giá
nội dung thực trạng của đề tài “Thực trạng ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19
đến cuộc sống của ngưởi dân (Nghiên cứu tại Huyện Thanh Oai- Thành phố Hà
Nội)”.

Phần 2. Đề xuất nghiên cứu cụ thể
Đề tài: Thực trạng ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến cuộc sống của
ngưởi dân (Nghiên cứu tại Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội)
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dịch bệnh COVID-19 hiện này đã trải rộng trên phạm vi toàn cầu và tại
Việt Nam dịch bệnh vẫn diễn ra rất phức tạp và ngày càng có xu hướng nguy hiểm
bởi các biến thể của vi rút trên toàn thế giới với mức độ lây lan siêu nhanh, kháng
vaccine, gây nguy hiểm với tính mạng con người.
7


Theo các nhà nghiên cứu, dịch bệnh COVID-19 là dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm đối với sức khỏe con người, tác nhân gây bệnh là do chủng virus SARSCoV2 (virus gây suy giảm đường hô hấp ở người). Ca mắc đầu tiên được ghi nhận
là tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12 năm 2019, đến thời điểm hiện
tại các ca mắc xuất hiện trên tất cả các châu lục và gây ảnh hưởng rất lớn đến tính
mạng con người của các quốc gia trên thế giới. Tính đến ngày 26 tháng 11 năm
2021 số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đã cán mốc 259.206.755 ca nhiễm và
gây nên cái chết cho 5.186.742 người, còn tại Việt Nam số ca mắc vẫn đang là
những kỷ lục và cho đến hiện tại là 1.168.228 ca mắc, trong đó tử vong là 24.407
người. Và Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn đang đứng đầu cả nước với tổng số ca
nhiễm 459.474 ca nhiễm, tử vong 17.687 người.
Hơn nữa, tại Việt Nam dịch bệnh gây nguy hiểm cho cộng đồng, sức khỏe
con người và nó cũng tác động đến đời sống của người dân của người dân về kinh
tế, sinh hoạt sống, cho đến việc làm, giáo dục, y tế..... Ngoài ra, đời sống người
dân đặc biệt là người dân vùng có dịch có những thay đổi và hạn chế nhất định, khi

phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội về đi lại, tập trung đặc biệt ở những
nơi công cộng... Cho đến thời điểm hiện tại, đã hơn một năm từ khi dịch xuất hiện
tại Việt Nam và người dân cũng đã dần quen hơn với sự xuất hiện của dịch bệnh.
Nhưng ảnh hưởng của dịch bệnh thì vẫn là vấn đề được quan tâm trong bối cảnh
hiện nay đặc biệt là ảnh hưởng đối với đời sống của người dân.
Huyện Thanh Oai là một huyện thuộc khu vực ngoại thành của Thành phố
Hà Nội có diện tích lớn vào khoảng 142,31km2 với dân số là 185.400 người (Theo
kết quả tổng điều tra dân số năm 2019). Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát thì
lãnh đạo Huyện cũng có những biện pháp phòng chống dịch nhưng mà trên địa bàn
tỉnh vẫn xuất hiện những ca F0 và nhanh chóng được kiểm sốt. Nhìn chung, dịch
bệnh COVID-19 vẫn tác động đến cuộc sống của người dân trong khu vực Huyện.
8


Chính vì những lý do đó, tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Thực
trạng ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến cuộc sống của ngưởi dân (Nghiên
cứu tại Huyện Thanh Oai- Thành phố Hà Nội)” nhằm khảo sát thực trạng ảnh
hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới cuộc sống của người dân, cũng như thái độ của
người dân đối với những biện pháp phòng chống dịch của địa phương. Từ đó, có
thể đưa ra những khuyến nghị đề xuất giải pháp cho vấn đề này giúp người dân có
thể thích ứng được với tình hình dịch bệnh, cũng như giúp cho cơ quan chức năng
nâng cao hiệu quả phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian tới.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận, nghiên cứu nhằm phân tích, tìm hiểu thực trạng ảnh
hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến đời sống của người dân, từ đó đề xuất một số
khuyến nghị nhằm khắc phục hạn chế và giúp cho người dân ít chịu ảnh hưởng nhất
của dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch bệnh

COVID-19 tới người dân bao gồm các khái niệm liên quan và các lý thuyết xã hội
học được áp dụng vào đề tài.
Mơ tả, phân tích thực trạng ảnh hưởng của dịch bệnh và thái độ của người
dân với các biện pháp được áp dụng vào phịng chống dịch bệnh tại địa phương. Từ
đó thấy được những đánh giá, quan điểm, nhận xét của người dân một cách khách
quan nhất.
Đưa ra khuyến nghị đối với người dân và cơ quan chức năng để khắc phục
các vấn đề mà người dân còn gặp phải, giúp cho cuộc sống người dân không phải
chịu quá nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
9


3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến cuộc sống của người
dân.
b. Khách thể nghiên cứu
Người dân đang sinh sống tại Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội (Độ
tuổi từ 18 đến 60 tuổi).
c. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà
Nội.
+ Phạm vi thời gian: Tháng 12 - 3 năm 2022.
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng ảnh
hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến đời sống của người dân trong giai đoạn hiện
nay.
4. Giả thuyết nghiên cứu
+ COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người trong đó ảnh
hưởng nặng nề nhất đến đời sống và hoạt động thường ngày của người dân.
+ Dịch bệnh COVID-19 làm người dân mất việc làm ở tỷ lệ cao, ảnh hưởn

lớn đến vấn đề kinh tế cá nhân và gia đình.
+ Người dân khơng bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe thể chất nhưng ảnh
hưởng nhiều tới sức khỏe tinh thần: Lo lắng, sợ hãi dịch bệnh.
+ Tỷ lệ nam giới chịu ảnh hưởng cao hơn nữ giới về vấn đề mất việc làm.

10


+ Các biện pháp phòng chống dịch bệnh tác động đến cuộc sống của người
dân, nhưng được đa số người dân thông cảm, ủng hộ và thực hiện một cách tự
nguyện và tích cực.
5. Biến số và khung phân tích
a. Biến số
+ Biến độc lập: Đặc điểm nhân khẩu học của người dân, đặc điểm gia đình,
nhận thức của người dân về dịch bệnh COVID-19 và các biện pháp phòng chống
dịch bệnh COVID-19.
+ Biến phụ thuộc: Thực trạng ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến cuộc
sống của người dân (Kinh tế/ việc làm/ hoạt động sinh hoạt/ hoạt động sống/ ảnh
hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần).
+ Biến can thiệp (mơi trường): Mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa
phương và chính sách pháp luật về dịch bệnh COVID-19 của Nhà nước.

b. Khung lý thuyết (Khung phân tích)

Mơi trường Kinh tế- Văn hóa – Xã hội

- Đặc điểm nhân khẩu học(tuổi,
giới tính, nghề nghiệp, tơn giáo,
trình độ học vấn...)


Thực trạng ảnh hưởng của dịch
11

bệnh COVID-19 đến cuộc sống của
ngưởi dân:


- Đặc điểm gia đình (nơi sống,
mức sống..)

- Nhận thức của người dân về
dịch bệnh COVID-19 và biện
pháo phịng chống

Chính sách pháp luật về dịch bệnh
COVID-19 của Nhà nước

6. Cơ sở lý thuyết của đề tài
a. Lý thuyết cấu trúc- chức năng
Trước khi vào nội dung của thuyết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiền
đề của lý thuyết cấu trúc- chức năng dưới cái nhìn của các nhà nghiên cứu xã hội
học: Auguste Comte, H.Spencer và E.Durkheim.
Đầu tiên, với Comte cha đẻ của ngành xã hội học, ông cho rằng: xã hội như
một cơ thể sống có cấu trúc bơi ba bộ phận rất quan trọng đó là các thành phần,
chỗi liên kết mô và các cơ quan. Xã hội được coi là một cơ thể sồng được cấu trúc
bởi gia đình với tư cách là tế bào sống của cơ thể; sau đó là các giai cấp, giai tầng
với tư cách là chuỗi liên kết các tế bào thành các mơ thích hợp của cơ thể sống;
cuối cùng các thành phố hoặc các cộng đồng dân cư. Khi đó, ơng coi xã hội như
12



một thể thống nhất bởi các bộ phận, mỗi bộ phận cơ thể có chức năng riêng đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của mình và có liên quan tới các bộ phận khác trong cơ
thể xã hội. Với quan điểm này ơng đề cao tính thống nhất chức năng để duy trì một
trật tự xã hội. Tuy nhiên, khái niệm chức năng này vẫn còn đơn giản và chưa thực
sự chi tiết.
Tiếp theo là quan điểm của H.Spencer, ông cho rằng xã hội cần được phân
tích như một siêu hệ thống, nó khơng phải đơn thuần như một cơ thể sinh học mặc
dù giữa chúng có sự tương đồng. Cơ thể sinh học tồn tại trên cơ sở của các quy luật
của quá trình sinh thái học, nghĩa là “biến đổi, cạnh tranh và chọn lọc”; cơ thể xã
hội thì tồn tại và phát triển theo quy luật tiến hóa xã hội. Ơng coi chiến tranh là
nhân tố tất yếu của lịch sử để đảm bảo xã hội tiến hóa. Tóm lại, xã hội khơng phải
là cơ thể sinh học mà là hệ thống siêu sinh học nghĩa là nó là sự tổ chức của các cơ
thể sống, xã hội là sự tổ chức của một trật tự xã hội. Spencer có đưa ra 3 nhu cầu cơ
bản hay ba điều kiện tiên quyết chức năng mà theo ông xã hội tồn tại dựa trên 3
chức năng này:
1) Nhu cầu an tồn và lưu thơng các nguồn lực
2) Nhu cầu sản xuất những vật chất thực tế cần thiết
3) Nhu cầu điều tiết, kiểm soát và điều hành các hoạt động có tính hệ thống.
Nhiệm vụ của phân tích xã hội học cũng chính là phát hiện ba loại nhu cầu
tất yếu của xã hội đang tồn tại như thế nào để tìm ra phương pháp chữa trị hoặc đáp
ứng chúng.
Cuối cùng, theo E.Durkheim ông cho rằng xã hội biến đổi theo quy luật tiến
hóa chức năng từ xã hội tiền công nghiệp sang xã hội công nghiệp. Trong xã hội
tiền công nghiệp, xã hội được tổ chức theo kiểu đoàn kết cơ giới, ý thức xã hội là
phổ biến và quyết định đối với ý thức cá nhân. Trong khi đó, xã hội cơng nghiệp
13


được tổ chức theo kiểu đoàn kết hữu cơ, trong đó ý thức cá nhân nổi lên, ý thức tập

thể khơng cịn vai trị quyết định đối với ý thức ca nhân như thời kỳ xã hội tổ chức
theo kiểu đồn kết cơ giới nữa. Từ đây nó tạo ra sự phân cơng lao động xã hội tức
là có sự phân chia các chức năng xã hội. Trong xã hội công nghiệp con người quan
hệ xã hội với nhau theo kiểu phụ thuộc lẫn nhau về mặt chức năng, do đó nó hình
thành nhiều dạng tổ chức xã hội và không đồng nhất đơn điệu như xã hội tiền công
nghiệp. Để xã hội tồn tại như một tổng thể xã hội phải được tổ chức theo cách nào
đó. Muốn tồn tại, các quan hệ xã hội phải tôn trọng và duy trì một trật tự nhất định
có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Từ những tiền đề trên, T.Parsons đã đưa ra thuyết cấu trúc – chức năng với
nhận định: Để tồn tại và đảm bảo sự cân bằng với môi trường, bất kỳ hệ thống nào
cũng phải thực hiện bốn chức năng cơ bản, thiết yếu, đó chính là thích ứng với mơi
trường, đạt mục đích cụ thể, liên kết thành viên và duy trì các khn mẫu. Parsons
xem xét xã hội thơng qua phân tích vai trị đã được chuyên biệt hóa, các tập thể, cá
nhân, tổ chức được phân hóa về mặt chức năng, Ơng cho rằng xã hội là hệ thống
với phức hợp các tiểu hệ thống chức năng khác nhau: Kinh tế, chính trị, cộng đồng
xã hội và văn hóa.
Tóm lại, ta có thể hiểu lý thuyết chức năng trong xã hội học có nội dung
chính đề cập đến xã hội là một tổng thể và nó tồn tại, phát triển được là do các bộ
phận cấu thành nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung
của cả cấu trúc, bất kỳ sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi
ở các thành phần khác.
Với nội dung lý thuyết này, khi áp dụng vào đề tài này tác giả có thể áp dụng
vào việc phân tích vai trị của các lĩnh vực trong đời sống của người dân, cũng như
phân tích những ảnh hưởng của dịch bệnh tới những khía cạnh của đời sống xã hội.
Và từ lý thuyết này tơi có thể áp dụng vào xây dựng mục tiêu cho đề tài.
14


b. Lý thuyết hành động xã hội
Khái niệm hành động xã hội theo M.Weber là loại hành động cá nhân mang

ý nghĩa chủ quan để lý giải về tính hợp lý của mối quan hệ giữa phương tiện với
mục đích của hành động trên cơ sở định hướng và tính tốn, chờ đợi phản ứng đáp
lại từ phía đối tác. Ông định nghĩa cụ thể hành động xã hội như sau: “Hành động
xã hội là loại hành động tương quan với hành động của người khác, định hướng
vào hành động của họ theo ý nghĩa chủ quan của chủ thể”. Trong trường hợp nhiều
cá nhân tham gia vào một hoạt động tập thể, thì từng cá nhân cũng lý giải hành
động theo ý nghĩa chủ quan của riêng mình.
Vì thế, hành động xã hội là hành động của một hay nhiều cá thể tương quan
với hành động của những người khác và định hướng vào hành động bên trong và
bên ngồi theo ý nghĩa chủ quan của mình. Việc giải thích hành vi của người khác
bằng cách nhìn, cách hiểu và cách đánh giá của chính mình chủ thể hành động lại là
cái xã hội vì nó liên quan đến việc cắt nghĩa và thông hiểu người khác thông qua
hành vi của họ. Cách nhìn xã hội của Weber là từ “mình” suy ra “người”, lấy phản
ứng của người khác làm cáu điều chỉnh hành vi của mình; trong khi đó cách nhìn
của Durkheim lại từ cái khách quan để suy ra cái chủ quan. Hành động của cá nhân
theo Durkheim là kết quả của cái khách quan được bộc lộ trong cái chủ quan.
Xã hội học, theo M.Weber là khoa học về sự thông hiểu hành động xã hội xã
hội và giải thích nguyên nhân và kết quả của hành động xã hội.
Trong đó, điều kiện của hành động xã hội là: Điều kiện đầu tiên của hành
động là động cơ của hành động; tiếp theo là sự có mặt của người khác với tư cách
đối tượng để hành động hướng tới. Người khác có thể hiện diện trực tiếp, đối mặt,
nhưng cũng có thể là gián tiếp, xa cách về không gian, thời gian; điều kiện tiếp theo
là phương tiện để chủ thể thực hiện hành động của mình; kinh nghiệm và nhận thức
của chủ thể hành động và hồn cảnh mơi trường nơi hành động diễn ra. Hành động
15


xã hội không thể không liên quan đến người khác và việc định hướng của chủ thể
vào người khác.
Áp dụng lý thuyết hành động xã hội vào nghiên cứu này để giải thích đến

hành động của người dân trong thời gian dịch bệnh diễn ra họ đã ứng phó như thế
nào trong đời sống, những đánh giá, bình luận hay ý kiến của người dân khi đánh
giá những ảnh hưởng của dịch bệnh đến đời sống của người dân. Mặt khác, lý
thuyết này giúp cho tác giả phân tích hành động chấp hành các biện pháp phòng
chống dịch của người dân.
c. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học
và nhân học từ thế kỷ XVIII-XIX. Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng
con người ln hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để chọn lựa và sử dụng
các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Theo John Elster: “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm
cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”.
Thuyết lựa chọn hợp lý địi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân
trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những
nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của
từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác. Do tác động của nhiều yếu tố như vậy mà các
hành vi lựa chọn duy lý của các cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm phi lý khơng
mong đợi của các nhóm, tập thể.
Thuyết lựa chọn hợp lý khơng phải chỉ giải thích hành động xã hội trên cấp độ
vi mô - hành động cá nhân. Thuyết này được xây dựng, phát triển để xem xét hoạt
động chức năng của hệ thống và thiết chế kinh tế, xã hội, tức là trên cấp độ vĩ mơ, Nó
được dùng làm phương pháp tiếp cận hành động cá nhân, của nhóm và chức năng của
cả hệ thơng cũng như các mối liên hệ chức năng giữa cá nhân, nhóm và hệ thống.
16


Trong đề tài này, lý thuyết này được áp dụng để giúp giải thích về lý do hành
động của người dân trong thời điểm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Cũng như lý do
vì sao người dân lại chấp hành hay khơng chấp hành những biện pháp phịng chống
dịch bệnh của cơ quan chức năng.

7. Phương pháp nghiên cứu
a. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên người dân từ độ tuổi 18 đến 60 đang sinh sống
trên địa bàn Huyện Thanh Oai- Thành Phố Hà Nội
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa trên đơn vị hành chính
của Huyện Thanh Oai.
Số lượng mẫu: 600 mẫu nghiên cứu
b. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp phân tích tài liệu theo hướng định lượng
và định tính để phân tích những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới đời sống
của người dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong đó, việc phân tích định lượng nhằm phân tích những đánh giá của
người dân về những ảnh hưởng của dịch bệnh tác động đến cuộc sống của họ, cũng
như phân tích những đánh giá, hành động của họ khi thực hiện các biện pháp phòng
chống dịch. Mặt khác, nghiên cứu định tính để làm rõ hơn những nguyên nhân,
động cơ, lý do vì sao người dân đánh giá những ảnh hưởng dịch bệnh tới cuộc sống
của họ như vậy, cũng như lý do thực hiện hay không thực hiện những biện pháp
phòng chống dịch bệnh.

17


c. Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
anket được xây dựng sẵn nhằm thu thập thông tin một cách nhanh chóng và tập
trung trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Đây là phương pháp định lượng
nổi bật có thể thu thập lượng lớn thơng tin hiệu quả trong thời gian ngắn, bảng hỏi
được in thành phiếu và thu thập thông tin bằng cách xin ý kiến và điền vào phiếu
hỏi.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng bộ cung cụ hướng dẫn phỏng vấn sâu

nhằm thu thập thông tin từ khách thể nghiên cứu. Đây là phương pháp định tính nổi
bật có thể thu thập được những thông tin chi tiết, sâu hơn về một vấn đề và trong đề
tài này là vấn đề ảnh hưởng của dịch bệnh tới cuộc sống của người dân.
d. Phương pháp xử lý thông tin:
Các dữ liệu định lượng được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS
20 và dữ liệu định tính là phần mềm Nvivo 8.0.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19, truy cập ngày
26/11/2021, Link:.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), , Báo cáo đánh giá tác động của
COVID-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách, Hà Nội.
3. Hồ Thiện Thơng Minh và Nguyễn Hồng Tiến (2020), Tác động của dịch
Covid-19 đến kinh tế xã hội TP. HCM và đề xuất một số chính sách thúc đẩy đà
tăng trưởng cho năm 2020, Đại học Quốc tế Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Mơ (2021), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh
nhân điều trị nội trú và đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid19 tới khoa bệnh nhiệt
đới- bệnh viện E, Khóa luận tốt nghiệp ngành dược học, Trường đại chọ Y Dược,
Hà Nội.
5. UNDP (Chương trình phát triển LHQ) và UN WOMEN (Trao quyền cho
phụ nữ) (2020), Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch Covid - 19 đối với
hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam, tháng 6- năm 2020.
6. UNDP Việt Nam (2020), Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế- xã
hội của đại dịch COVID-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam.
7. UNICEF Việt Nam (12-2020), Đánh giá nhanh: Nhu cầu trợ giúp xã hội
của trẻ em và gia đình chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, tháng
12- năm 2020.

8. UNICEF Việt Nam (2020), Đánh giá nhanh tác động kinh tế và xã hội
của đại dịch COVID-19 đối với trẻ em và gia đình tại Việt Nam, Hà Nội.
9. Vũ Hào Quang (2017), Các lý thuyết xã hội học, Sách tham khảo, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội.



×