Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu trạng thái stress và khả năng tư duy logic ở học sinh trường THPT thanh oai b, huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
=======***=======

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU TRẠNG THÁI STRESS
VÀ KHẢ NĂNG TƯ DUY LOGIC CỦA HỌC SINH THPT
THANH OAI B, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật

HÀ NỘI - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
=======***=======

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU TRẠNG THÁI STRESS
VÀ KHẢ NĂNG TƯ DUY LOGIC CỦA HỌC SINH THPT
THANH OAI B, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật
Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Dương Thị Anh Đào, những người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, khích lệ và động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Phạm Thị Kim Dung và các thầy, cô giáo
trong tổ Bộ môn Sinh lý người và động vật khoa Sinh – KTNN, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, cùng
toàn thể các em học sinh Trường THPT Thanh Oai B. Tôi xin cảm ơn những
người thân trong gia đình và bạn bè luôn là hậu phương vững chắc, động viên tôi
vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này
được thực hiện một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong
khóa luận tốt nghiệp này chưa được công bố trên bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Trang



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 3
1.1.

Nghiên cứu về trạng thái stress ............................................................... 3

1.1.1.

Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 3

1.1.2.

Khái niệm về stress .................................................................................. 6

1.1.3.

Nguyên nhân của stress ........................................................................... 7

1.1.4.

Phản ứng với stress ................................................................................ 10

1.1.5.


Stress lứa tuổi vị thành niên .................................................................. 14

1.2.

Nghiên cứu về khả năng tư duy logic .................................................... 16

1.2.1.

Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 16

1.2.2.

Khái quát chung về tư duy..................................................................... 17

1.2.3.

Tư duy logic........................................................................................... 20

1.2.4.

Biểu hiện của năng lực tư duy logic ...................................................... 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 27
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 27

2.2.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 27

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27

2.3.1.

Chọn mẫu nghiên cứu ............................................................................ 27

2.3.2.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27

2.3.3.

Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 30
3.1.

Nghiên cứu về trạng thái stress ............................................................. 30

3.1.1.

Thực trạng stress của học sinh lớp 12 ................................................... 30

3.1.2.

Thực trạng stress của học sinh lớp 11 ................................................... 33



3.1.4.

Thực trạng stress của học sinh............................................................... 39

3.2.

Nghiên cứu về khả năng tư duy logic .................................................... 42

3.2.1.

Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 12 ........................................... 43

3.2.2.

Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 11 ........................................... 44

3.2.3.

Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 10 ........................................... 45

3.2.4.

Khả năng tư duy logic của học sinh ...................................................... 46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



NHỮNG KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TRONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KTNN

Kỹ thuật nông nghiệp



Mức độ

n

Số lượng (học sinh)

Nxb

Nhà xuất bản

SH

Chỉ số stress ở thời điểm hiện tại

ST

Chỉ số stress thường xuyên

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

Tr

Trang

TKTC

Thần kinh tự chủ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Trạng thái stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 12 ................. 30
Bảng 3.2. Trạng thái stress thường xuyên của học sinh lớp 12 .......................... 31
Bảng 3.3. Trạng thái stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 11 ................. 34
Bảng 3.4. Trạng thái stress thường xuyên của học sinh lớp 11 .......................... 35
Bảng 3.5. Trạng thái stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 10 ................. 37
Bảng 3.6. Trạng thái stress thường xuyên của học sinh lớp 10 .......................... 38
Bảng 3.7. Trạng thái stress ở thời điểm hiện tại của học sinh ............................ 39
Bảng 3.8. Trạng thái stress thường xuyên của học sinh ..................................... 40
Bảng 3.9. Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 12 ........................................ 43
Bảng 3.10. Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 11 ...................................... 44
Bảng 3.11. Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 10 ...................................... 45
Bảng 3.12. Khả năng tư duy logic của học sinh ................................................. 46


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ về thực trạng stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 12 ... 31
Hình 3.2. Biểu đồ về thực trạng stress thường xuyên của học sinh lớp 12 ............ 32
Hình 3.3. Biểu đồ về thực trạng stress ở hiện tại của học sinh lớp 11 ................... 34
Hình 3.4. Biểu đồ về thực trạng stress thường xuyên của học sinh lớp 11 ............ 35
Hình 3.5. Biểu đồ về thực trạng stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 10 ... 37
Hình 3.6. Biểu đồ về thực trạng stress thường xuyên của học sinh lớp 10 ............ 38
Hình 3.7. Biểu đồ về thực trạng stress ở thời điểm hiện tại của học sinh .............. 40
Hình 3.8. Biểu đồ về thực trạng stress thường xuyên của học sinh ....................... 41
Hình 3.9. Biểu đồ đánh giá khả năng tư duy logic của học sinh lớp 12................. 44
Hình 3.10. Biểu đồ đánh giá khả năng tư duy logic của học sinh lớp 11 ............... 45
Hình 3.11. Biểu đồ đánh giá khả năng tư duy logic của học sinh lớp 10 ............... 46
Hình 3.12. Biểu đồ đánh giá khả năng tư duy logic của học sinh .......................... 47


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, vì vậy bất cứ quốc gia nào
muốn phát triển đều phải quan tâm đến lĩnh vực này. Phát triển con người là
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố cơ bản để đi vào công nghiệp. Các
chỉ số sinh học và trí tuệ được coi là hai mặt cùng phát triển trong quá trình hình
thành con người mới phục vụ cho nền kinh tế tri thức.
Do tác động yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi không chỉ đáp ứng
nhu cầu phát triển về thể chất mà còn đòi hỏi đáp ứng về sự phát triển hoàn thiện
của trí tuệ. Đặc biệt là các em học sinh đang trong giai đoạn cuối cấp và thời kì
dậy thì, tâm lí các em trong giai đoạn này chưa ổn định cùng với áp lực của việc
học các em rất dễ bị stress. Trí tuệ và sự phát triển năng lực trí tuệ là những vấn
đề cơ bản nhất trong chiến lược xây dựng nguồn nhân lực “chất xám” ở nước ta
hiện nay. Vấn đề phát triển trí tuệ ở nước ta hiện nay cũng đã được nghiên cứu ở
nhiều công trình trên các đối tượng học sinh, sinh viên. Kết quả các nghiên cứu
này cho thấy năng lực trí tuệ con người thay đổi theo lứa tuổi và điều kiện xã

hội, đặc biệt ở đối tượng học sinh.
Trường THPT Thanh Oai B nằm ở ngoại thành thành phố Hà Nội, là một
trong những trường thuộc vùng nông thôn, cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo
cũng như sự quan tâm đến học sinh về các mặt tâm lý chưa được chú trọng cao.
Chính vì vậy, để góp phần tìm hiểu về trạng thái stress và khả năng tư duy logic
của học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Thanh Oai B nói riêng,
chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu trạng thái stress và khả
năng tư duy logic ở học sinh trường THPT Thanh Oai B, huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định trạng thái stress và khả năng tư duy logic ở học sinh trường THPT
Thanh Oai B, Hà Nội.
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh trường THPT, độ tuổi từ 15-17 tuổi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trạng thái cảm xúc được xác định bằng thang lo âu SPIELBERGER
Khả năng tư duy logic được xác định bằng phương pháp “tìm số theo quy
luật”
5. Ý nghĩa của đề tài
Xác định trạng thái stress và khả năng tư duy logic của học sinh lứa tuổi 15 –
17 tuổi.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sử dụng trong nghiên cứu phương
pháp giảng dạy nâng cao hiệu quả học tập. Trên cơ sở đó các nhà giáo dục và
bản thân các em học sinh có thể đề ra phương pháp giáo dục, rèn luyện hợp lí,
bố trí thời lượng học tập, thể dục thể thao, lao động phù hợp thúc đẩy sự phát
triển toàn diện của cơ thể.


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Nghiên cứu về trạng thái stress

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Stress là một đề tài quen thuộc với nhiều người, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về stress trong các trung tâm nghiên cứu, trên các bài báo, báo cáo
khoa học,… trên nhiều khía cạnh như: Bí quyết ngăn ngừa và giải tỏa stress,
những nguyên nhân và cách điều trị bệnh stress, triệu chứng stress, biểu hiện của
stress,…
1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Ở thế kỷ XVII, Stress được dùng với nghĩa là một sức ép hay một xâm nhập
nào đó tác động vào con người gây ra phản ứng căng thẳng. Tiếp theo vào thế kỷ
XVIII ở Y học Phương Tây bắt đầu từ Willlam Cullen (1769), người đầu tiên
nghiên cứu stress với tên gọi “loạn thần kinh cơ năng” tức là một bệnh không có
sốt, khám bệnh thì mọi phụ tạng đều bình thường nhưng người bệnh đau đầu dai
dẳng, mất ngủ kéo dài, hồi hộp, buồn lo vô duyên cớ, hay quên, dễ cáu gắt, đau
lưng, táo, ra nhiều mồ hôi, loạn kinh, di mộng tinh, tức đã nêu lên dấu hiệu của
bệnh lý stress [8].
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, kế thừa nghiên cứu của Claude Bermad
là Tiến sỹ Han Selye (1936) người đầu tiên theo phương pháp hiện đại nghiên
cứu ảnh hưởng của stress. Ông gọi phản ứng chung, không đặc hiệu của cơ thể
bằng những thuật ngữ “Stress” thuật ngữ này lúc đầu tiên là bệnh học, nên dùng
là “Hội chứng”. Sau đó hiểu là “hội chứng thích nghi” là phản ứng nhằm giúp
cho cơ thể thích nghi với môi trường luôn luôn thay đổi. Đây là quá trình diễn ra
qua 3 giai đoạn : Báo động, cầm cự và kiệt quệ. Năm 1972, Viện sĩ V.V Parin đã

nhận xét “ Khái niệm stress của H. Sely đã thay đổi phần lớn quy tắc chữa bệnh
và phòng ngừa hàng loạt bệnh”. Sau đó stress đã được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu theo 2 hướng cơ bản [12].
Một là: Nghiên cứu stress dưới góc độ sinh học là ảnh hưởng thu hút rất
nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh lý học. Giải thích rõ một sự kiện tự
3


nhiên, xã hội được coi là stress đối với cơ thể khi nó có cường độ cao quá mức
bình thường, các tác nhân gây stress có thể bên trong cơ thể hoặc bên ngoài.
Trước một tác nhân gây stress cơ thể đáp ứng phản ứng stress bằng phản ứng
sinh lý con người là những đáp ứng tự động, với sự thay đổi cơ thể có thể dự
đoán được. Các phản ứng sinh lý hoạt động dưới sự chỉ huy của não bộ con
người.
Các công trình nghiên cứu sinh lý học hiện đại cho rằng những yếu tố bất
thường của môi trường tự nhiên đã gây ra stress sinh thái. Năm 1969 Oliam Ska
đã chứng minh rằng: Với một tác động nhiệt độ cao của môi trường dù chỉ trong
thời gian ngắn cũng gây cho cơ thể một loạt phản ứng kiểu stress bao gồm các
yếu tố không đặc trưng của phản xạ nhiệt [22].
Những công trình nghiên cứu của VA.Aliranova. A.S Danherva đã nghiên
cứu và chứng minh rằng những rối loạn chức năng biểu hiện trước tiên là quá
trình trao đổi chất, chức năng của hệ tim mạch, hệ thần kinh, nội tiết xuất hiện
trong cơ thể dưới ảnh hưởng của khí hậu nóng, lạnh, độ ẩm thay đổi... Các phản
ứng stress để đi đến hội chứng thích nghi của cơ thể khi có tác động của nhiệt độ
cao và độ ẩm quá thấp hoặc nhiệt độ thấp, độ ẩm quá cao cũng như những kích
thích bệnh lý khác đã được Celer để cập và khẳng định trong các thí nghiệm trên
động vật [12].
Một công trình nghiên cứu gần đây của tiến sỹ An Thony Feinstein (Canada)
cho thấy rằng những đối tượng thường bị stress là những người làm việc trong
điều kiện áp lực cao như: Trẻ em học quá nhiều, học sinh, sinh viên trong mùa

thi cử, thương gia, bộ đội trong chiến trường, nhà báo...[15].
Hai là: Nghiên cứu stress trên góc độ tâm lý học
Các quan điểm của các nhà nghiên cứu dưới góc độ tâm lý ngày nay cho
rằng : Cuộc sống của con người ngày càng phải đối mặt với nhiều căng thẳng.
Những phản ứng chính sinh lý không diễn ra, để xác định mức độ căng thẳng
stress các nhà khoa học đã đưa ra biện pháp đo lường. Một thang đo hệ thống tự
đánh giá stress được Tiến sỹ Holmes và Rahe đã nghiên cứu và năm 1967 giữa
thế kỷ XX gọi thang đo lường đáp ứng xã hội [13].
4


Năm 1983, hai nhà nghiên cứu Beardlle và Mack tiến hành điều tra thái độ
sinh viên trên khắp đất nước Mỹ. Bộc lộ nỗi lo sợ thiếu sự giúp đỡ và sự giận dữ
đối với thế hệ mới lớn cũng như các công trình nghiên cứu của Jonhson và
Sarasan 1979, Brom và Hanrris 1983. Nghiên cứu dưới góc độ cho rằng những
stress được tích lũy trong cuộc sống [13].
Năm 1992, tổ chức Liên Hợp Quốc đã đưa ra một bản báo cáo mang tên
“Bệnh tật trong thế kỷ XX”. Trong đó, có việc cảnh báo stress có thể mang
nhiều nguy cơ gây hại cho cuộc sống của con người ở thế kỷ XXI. Những rối
loạn tâm thần, thường cũng do stress gây ra như: các rối loạn lo âu ám sợ; phản
ứng với stress trầm trọng và các rối loạn sự thích ứng...
Một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học thuộc trường đại học Pitt Sburgh
Mỹ (2004) đã thực nghiệm nghiên cứu trên sinh viên khỏe mạnh đang ôn thi tốt
nghiệp, tất cả cho thấy sinh viên đều ở trạng thái căng thẳng lo lắng, giấc ngủ rối
loạn, nhịp tim, hô hấp đều rối loạn, lý do chính stress đã gây nên [19].
Như vậy từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI vấn đề nghiên cứu stress đã
được nhiều nhà khoa học trên thế giới ở các lĩnh vực khoa học khác nhau quan
tâm nghiên cứu. Người ta hình dung nó như “là một căn bệnh” của thời đại công
nghiệp, của nếp sống thành thị. Đó là vấn đề không phải mới mẻ đối với các
nước trong thời đại phát triển hiện nay.

1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam như :
Tác giả Nguyễn Thành Khải (2001) đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về
stress ở cán bộ quản lý; khảo sát thực trạng, mức độ biểu hiện, hậu quả, nguyên
nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở cán bộ quản lý; các phương pháp làm
giảm stress ở cán bộ quản lý [12].
Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Hiên đã tiến hành nghiên cứu một số chỉ số
chức năng tim - mạch , tâm - thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở
trạng thái tĩnh và sau khi thi [11].

5


Theo một nghiên cứu gần đây “Stress trong học tập của học sinh THPT” của
Phạm Thanh Bình, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội phần
lớn số học sinh được điều tra đang ở mức độ báo động có tới 143/150 học sinh,
chiếm 95,23% học sinh trong tổng số học sinh được điều tra [1].
Đây đều là những công trình nghiên cứu thành công, đem đến những hướng
suy nghĩ, tiếp cận và đối mặt mới mẻ với những tiêu cực do stress gây ra.
Từ đó, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về stress là vô cùng quan trọng. Đa
phần khi stress, người bị stress sẽ bị những bất ổn về tâm lý, từ đó dẫn đến
những rối loạn, làm giảm sút hiệu quả làm việc, học tập thậm chí ảnh hưởng đến
sức khỏe, tính mạng của người bị stress.
1.1.2. Khái niệm về stress
Stress là một thuật ngữ được dùng đầu tiên trong vật lý học để chỉ một sức
nén vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỷ thứ 17, “Stress” – từ ý nghĩa sức ép trên
vật liệu được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm
phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng. Tuy
nhiên, nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái khác nhau. Theo Han Selye:
“Stress là một phản ứng không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng

thẳng”. Theo J.Delay: “Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể
buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang
đe dọa” [4].
Theo GS. Tô Như Khuê, một người đã nhiều năm nghiên cứu sự căng thẳng
cảm xúc của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến đấu cho rằng:
“Stress tâm lý cũng chính là những phản ứng tâm lý không đặc hiệu xảy ra một
cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà
con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc đe dọa, ở đây vai trò quyết định không
chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó”
[13].
Stress là kiểu đáp ứng riêng và chung được sinh vật tạo ra đối với các sự kiện
kích thích làm đảo lộn thể cân bằng của sinh vật và vượt quá năng lực ứng phó
6


của nó. Theo định nghĩa chính thức thì tác nhân gây stress là một sự kiện kích
thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài, đặt ra một yêu cầu khiến một sinh vật phải
có một đáp ứng kích thích nào đấy. Phản ứng của sinh vật với tác nhân gây
stress từ bên ngoài gọi là căng thẳng. Đáp ứng của một cá nhân đối với nhu cầu
được thay đổi là một tổ hợp gồm các phản ứng đa dạng – sinh lý, ứng xử, cảm
xúc và nhận thức [15].
Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựng được
và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thỏa đáng.
Stress trở nên bệnh lý khi tình huống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc
không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu đựng của đối
tượng gây ra các rối loạn liên quan đến stress.
1.1.3. Nguyên nhân của stress
Mỗi con người đều đối mặt với stress. Những đổi thay gây ra stress là một
phần không thể tránh trong cuộc sống như: những người thân lâm vào tình trạng
đau ốm, phải đi xa hoặc chết; bắt đầu những việc làm mới mẻ, bị sa thải hoặc bị

đình chỉ công việc; khi rời xa gia đình, bắt đầu vào trường đại học; lúc thành
công khi thất bại; khi kết hôn hay tan vỡ. Ngoài những thay đổi to lớn này của
cuộc sống, còn có những hẫng hụt thường xảy ra như tắc nghẽn giao thông tiếng
ngáy to của các bạn cùng phòng và những cuộc thất hẹn. Những sự kiện mang
tính tai họa không thể đoán trước như động đất hoặc những tai nạn lớn sẽ ảnh
hưởng đến một số trong chúng ta; những vấn đề tồn tại dai dẳng về mặt xã hội
như ô nhiễm, tội phạm, thành kiến và tình trạng vô gia cư, cũng là những
nguyên nhân quan trọng gây ra stress với một số người khác [16].
 Thay đổi trong cuộc sống
Những thay đổi đột ngột trong cuộc sống là nguyên nhân gây ra stress cho
nhiều người trong chúng ta. Mặc dầu sự đổi thay có thể khiến cuộc sống thêm
đậm đà, song nếu quá nhiều thì có thể làm hại đến sức khỏe ngay cả những sự
kiện được ta đón nhận cũng đòi hỏi ta phải có những thay đổi để thích nghi với
những yêu cầu mới. Những nghiên cứu mới đây cho thấy những thay đổi được
7


mong đợi nhất trong cuộc sống lứa đôi như việc sinh đứa con đầu lòng cũng là
một nguồn gây stress quan trọng có thể làm giảm đi hạnh phúc hôn nhân. Stress
có thể gây hậu quả nặng nề khi lường trước các quyết định nhiều hơn là khi đưa
ra các quyết định hoặc phải chung sống với các quyết định đó. Chẳng hạn kết
quả một nghiên cứu về các đáp ứng tâm lý với việc phá thai cho thấy nỗi đau
buồn thường diễn ra sâu sắc nhất trước khi phá thai và thường được vơi đi sau
khi bỏ một cái thai không mong muốn, nhất là nếu họ đã được người thân hỗ trợ
trong quyết định đó [14].
Một số nhà nghiên cứu nhìn nhận stress là hậu quả do ảnh hưởng của những
thay đổi hoặc những sự kiện quan trọng trong cuộc sống. Đôi khi người ta có thể
thụ stress và chung sống với nó. Những phản ứng này tùy thuộc các nguồn lực
của họ và các bối cảnh trong đó diễn ra stress. Nếu bạn có tiền, có thời giờ và có
bạn bè giúp bạn đứng dậy và tiếp tục sống sau một cuộc đổ vỡ thì có khả năng

bạn sẽ sống thoải mái hơn so với một người nào đó lại có nhiều tin chẳng lành
đến với anh ta tiếp theo một loạt những thất bại phải đối phó một mình. Ảnh
hưởng của những thay đổi quan trọng trong cuộc sống và hậu quả của nó đối với
sức khỏe tâm trí và thể xác đã là một nguồn đề tài nghiên cứu phong phú [2].
 Những điều phiền toái.
Trong một nghiên cứu về nhật ký, một nhóm nam giới và phụ nữ trung niên,
thuộc tầng lớp trung lưu đã bám sát những điều phiền toái hằng ngày của họ
trong khoảng thời gian một năm. Họ cũng ghi lại được những thay đổi quan
trọng trong cuộc sống và các triệu chứng thực tế. Một mối liên quan rõ rệt xuất
hiện giữa những phiền toái với những vấn đề sức khỏe cả thể chất lẫn tâm trí.
Những phiền toái hằng ngày càng giảm thì cuộc sống sẽ càng thoải mái. Đành
rằng các tác nhân gây stress đã được chứng minh là ảnh hưởng tức thì đến tính
khí của con người, song người nào làm quen được với chúng thì những ảnh
hưởng tiêu cực không bộc lộ vào ngày hôm sau. Ngoại lệ là những xung đột nội
tâm. Có thể như bạn đã biết, một vấn đề xảy ra với một người thân; tranh cãi với
một người bạn thân hoặc hiểu lầm với một bạn tình - thì khó giải quyết hơn
những hẫng hụt do những vật hoặc người lạ gây ra. Những tác nhân gây stress
8


giữa những người có quan hệ gần gũi này dễ có nguy cơ tái diễn trừ khi chúng
đã thực sự được xử lý. Một số nhà nghiên cứu cảm thấy những chuyện rắc rối
xảy ra giữa những người thân thích thì dễ gây ra stress cho nữ nhiều hơn cho
nam. Lý do là vì nữ giới thường đề cao tầm quan trọng cái gọi là “mối quan tâm
tới người khác” [14].
 Thảm họa tự nhiên
Khi một sự kiện không kiểm soát được, không thể đoán trước được hoặc tỏ
ra mập mờ nước đôi thì trải nghiệm sự kiện đó dễ gây ra stress nhiều hơn.
Những tình huống như vậy sẽ có ý nghĩa đặc biệt trong trường hợp những sự
kiện là thảm họa.

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về các tác động sức khỏe và tâm lý
của các sự kiện thảm họa đã được tiến hành. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra sự
đáp ứng với các thiên tai có chiều hướng diễn ra theo năm giai đoạn:
 Trong trường hợp điển hình, có một giai đoạn sốc, lú lẫn thậm chí tê liệt
tâm trí, trong lúc đó con người không thể hiểu đầy đủ cái gì đã xảy ra.
 Giai đoạn hai, gọi là hành động tự động, con người cố gắng đáp ứng với
các loại thảm họa và có thể ứng xử một cách thích nghi nhưng hành
động với nhận thức nghèo nàn và ít nhớ lại điều đã trải nghiệm.
 Ở giai đoạn ba, con người thường cảm thấy nhiệm vụ được hoàn thành
tốt đẹp và thậm chí có một ý thức tích cực về nỗ lực mang tính cộng
đồng trước một mục tiêu đươc chia sẻ. Cũng trong giai đoạn này, con
người cảm thấy rã rời và có ý thức đang tận dụng phần năng lượng dự
trữ.
 Trong suốt giai đoạn tiếp theo, con người trải nghiệm một tâm trạng chán
ngán, năng lượng bị tiêu kiệt và cuối cùng thì hiểu được tác động của tấn
bi kịch và cảm thấy rất xúc động.
Tiếp theo là quá trình hồi phục, một giai đoạn chót kéo dài là vì con người
đã thích nghi với những thay đổi do tai họa gây ra.
Hiểu được những giai đoạn phản ứng điển hình này sẽ cho ta một mô hình
khả dĩ giúp tiên đoán những phản ứng của con người khi tai họa xảy ra. Mô hình
9


này cho phép các nhân viên cứu hộ dự đoán và giúp các nạn nhân trước những
vấn đề phát sinh những đáp ứng với thảm họa như lụt, bão, tai nạn máy bay,
những vụ nổ nhà máy,... hết thảy đều đã được chứng minh là diễn ra theo một
chuỗi các phản ứng như vậy [14].
 Thảm họa xã hội
Quá tải dân số, tội phạm, suy thoái kinh tế, ô nhiễm môi trường, dịch AIDS,
và môi đe dọa của chiến tranh nguyên tử tác động đến cuộc sống tâm trí của ta

như thế nào? Những cuộc điều tra về thái độ các sinh viên trên khắp nước Mỹ đã
cho thấy một mối lo hãi và băn khoăn chung về cuộc sống tương lai. Những
công trình nghiên cứu nhóm sinh viên cao đẳng và đại học trong thập niên vừa
qua đã cho thấy sự gia tăng đáng kể nỗi lo sợ sự thiếu giúp đỡ và sự giận dữ của
thế hệ trước. Người lớn cũng tỏ ra lo ngại về tình hình thế giới, và còn tỏ ra băn
khoăn trước những quan ngại tức thời hơn là về việc làm an toàn kinh tế.
Có những thời điểm đặt chúng ta trước những nhiệm vụ khó khăn, chẳng hạn
như kinh tế suy thoái, chiến tranh, thất nghiệp v.v... Càng hiểu rõ cách xử lý
stress bao nhiêu ta càng đáp ứng thuận lợi bấy nhiêu những thử thách trong cuộc
sống đầy rẫy stress của chúng ta [2] [14].
1.1.4. Phản ứng với stress
Bộ não con người thoạt tiên xuất hiện như một trung tâm dành cho sự phối
hợp hành động được hữu hiệu. Tính hữu hiệu hàm ý đáp ứng linh hoạt và
thường là mau lẹ, tự động với sự thay đổi những đòi hỏi của điều kiện môi
trường. Loạt những đáp ứng đầu tiên này của cơ thể diễn ra khi một mối đe dọa
từ bên ngoài được con người tri giác thấy. Hành động tức thời và sức mạnh siêu
hạng có thể cần tới nếu cơ thể được tồn tại và các cơ chế tự động đã được triển
khai nhằm đáp ứng đòi hỏi này. Loạt thứ hai khi các phản ứng sinh lý với stress
diễn ra nếu mối nguy hiểm đến từ bên trong và cơ thể bị đe dọa bởi các vi khuẩn
xâm lấn hoặc bởi các tác nhân sinh bệnh làm suy sụp các quá trình sinh lý bình
thường [14].

10


1.1.4.1. Những phản ứng khẩn cấp
Vào năm 1920, nhà sinh lý học Walter Cannon đã phác họa mô tả khoa học
đầu tiên cách con vật và con người đáp ứng với mối hiểm nguy đến từ bên
ngoài. Ông nhận thấy có một trình tự hoạt tính được phát khởi trong các dây
thần kinh và các tuyến nội tiết nhằm chuẩn bị để cơ thể chiến đấu chống lại

hoặc bỏ chạy để bảo toàn tính mạng. Cannon gọi đáp ứng kép này với stress
(Dual - Stress Response) là hội chứng chống trả hoặc bỏ chạy.
Trung tâm của đáp ứng nguyên thủy này với stress là vùng dưới đồi, đôi khi
được gọi là trung tâm stress là vì nó kiểm soát hệ thần kinh tự chủ (TKTC) và
hoạt hóa tuyến yên [2].
1.1.4.1.1. Hội chứng chống trả hoặc bỏ chạy
Hệ TKTC điều hòa các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Trong các
tình huống gây ra stress, nhịp thở trở nên nhanh hơn và sâu hơn, nhịp tim gia
tăng và các cơ hô hấp giúp các đường thở mở rộng thêm kích cỡ khiến không
khí tới hai buồng phổi nhiều hơn. Hệ TKTC phát đi các thông tin tới các cơ
nhẵn khiến một số chức năng phải ngừng hoạt động, ví dụ chức năng tiêu hóa
không thích hợp với tình huống khẩn cấp này. Trong khi stress đang diễn ra thì
hệ TKTC còn làm tăng tiết adrenalin trong máu lưu hành; lá lách phóng thích
nhiều hồng cầu hơn giúp tăng quá trình đông máu nếu có xảy ra chấn thương;
tủy xương phóng thích nhiều bạch cầu hơn để giúp chống lại nhiễm trùng nếu
xảy ra; gan sản xuất ra đường nhiều hơn, tạo năng lượng cho cơ thể. Tuyến
yên đáp ứng với các tín hiệu phát đi từ vùng dưới đồi bằng cách tiết ra các
hoocmôn có ý nghĩa sinh tử đối với phản ứng stress. Khi cơ thể lâm vào tình
trạng stress mạn tính thì các "hoocmôn stress" được sản xuất gia tăng và ảnh
hưởng đến hệ miễn dịch. Sự duy trì các chức năng sinh lý phải bị trả giá bằng
các cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể [2].
Từ lâu ta đã thấy vai trò của năng lực huy động các hệ đáp ứng tích cực
của cơ thể, được xem là một cách ứng phó với các tác nhân gây stress thực thể
của con người.

11


1.1.4.1.2. Hội chứng thích ứng chung
Người đầu tiên theo phương pháp hiện đại nghiên cứu các ảnh hưởng của

stress nặng tác động liên tục lên cơ thể là Hans Selye, một nhà nội tiết học
người Canadal. Vào cuối những năm 1930, Selye báo cáo về các đáp ứng phức
tạp của các súc vật thực nghiệm với các tác nhân gây thương tổn như các bệnh
do vi khuẩn, các độc tố, chấn thương hoặc sự câu thúc, nóng, lạnh v.v... Theo
Selye, có nhiều loại tác nhân tạo ra stress khả dĩ làm phát khởi cùng một phản
ứng toàn thân hoặc đáp ứng chung của cơ thể. Hết thảy mọi tác nhân gây stress
đều đòi hỏi sự thích ứng - duy trì tính toàn vẹn tổng thể và sự thoải mái bằng
cách phục hồi thế cân bằng còn gọi là cân bằng nội tại (Homeostasis), về mặt
lý thuyết, stress được quan niệm như một trạng thái bên trong cơ thề.
Selye mô tả đáp ứng toàn thân với các tác nhân gây stress không đặc hiệu
như vậy được xem là hội chứng thích ứng chung (GAS). Nó bao gồm ba giai
đoạn: một giai đoạn phản ứng báo động, một giai đoạn đề kháng và một giai
đoạn kiệt sức (Selye, 1956)... GAS mang tính thích ứng là vì trong giai đoạn đề
kháng, cơ thể có thể chịu đựng và đề kháng những ảnh hưởng làm suy yếu về
sau. Sự tự vệ được kích thích chống lại tác nhân gây stress này xuất hiện và
duy trì một giai đoạn trung gian của sự phục hồi [2].
1.1.4.2. Những phản ứng tâm lý
Các phản ứng sinh lý của chúng ta với stress là những đáp ứng tự động, có
thể dự đoán, được tạo thành một bộ phận kết cấu mà bình thường ta không thể
kiểm soát bằng ý thức. Thế nhưng, những phản ứng tâm lý của chúng ta lại là
những phản ứng mang tính tập nhiễm, chúng tùy thuộc các tri giác và các cách
diễn giải của chúng ta về thế giới và tùy thuộc năng lực của ta trong xử lý stress.
Các phản ứng tâm lý với stress có thể bao gồm các đáp ứng ứng xử, cảm xúc và
nhận thức [2].
* Đáp ứng ứng xử
Ứng xử của một người đã phải đối mặt với một tác nhân gây stress tùy thuộc
một phần vào mức độ stress được trải nghiệm. Những kiểu phản ứng khác nhau
là kết quả của các mức độ stress nặng, nhẹ khác nhau.
12



Stress mức độ nhẹ hoạt hóa và tăng cường các ứng xử có ý nghĩa về mặt sinh
học, tăng sức thèm ăn, tăng hoạt động kể cả hoạt động tình dục. Stress nhẹ khiến
một cơ thể trở nên cảnh giác hơn. Nó có thể dẫn tới những thích nghi tích cực về
mặt ứng xử, chẳng hạn được thông tin tốt hơn, tìm kiếm sự nâng đỡ nơi những
người khác và học hỏi các cách hành xử tốt hơn [2].
Những tác nhân gây stress nhẹ không giải quyết được vẫn tiếp diễn có thể
gây ra những phản ứng ứng xử không thích nghi, chẳng hạn như dễ giận dữ cáu
gắt, kém tập trung (chú ý) và mất tính kiên trì.
Stress mức độ vừa, trong trường hợp điển hình, khiến ứng xử trở nên rối
loạn, nhất là ứng xử nào đòi hỏi kỹ năng phối hợp. Phát biểu ý kiến hoặc chơi
một trò biểu diễn gì đó là những ví dụ quen thuộc về các tình huống stress mức
độ vừa. Với một số người ăn quá mức là một đáp ứng ứng xử điển hình đối với
stress mức độ vừa. Ứng xử xâm kích công khai có thể xảy ra, nhất là trong đáp
ứng với hẫng hụt, stress mức độ vừa còn có thể dẫn tới những hành động rập
khuôn, lặp đi lặp lại, chẳng như đi từng bước theo các vòng tròn hoặc ngồi trên
ghế đu đưa từ trước ra sau. Những động tác lặp đi lặp là những đáp ứng mang
tính thích nghi là vì chúng làm giảm nhẹ kích thích, song chúng cũng không có
ý nghĩa thích nghi là vì chúng là những động tác khô cứng, máy móc và kéo dài.
Stress mức độ nặng ức chế và triệt tiêu ứng xử có thể dấn đến tình trạng bẩt
động hoàn toàn [2].
* Những phương diện cảm xúc của stress
Phần lớn stress diễn biến cấp tính gây ra cảm giác khó chịu, chỉ làm phát
sinh những cảm xúc tiêu cực và những nỗ lực nhằm làm giảm nhẹ cảm giác khó
chịu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Những thay đổi nào trong cuộc sống gây
ra stress có dính líu đến mất mát hoặc phải xa cách bạn bè và người thân yêu thì
thường là những tác nhân mở đường cho trầm nhược. Sau một cuộc đổ vỡ, mặc
dù cả hai đều đau khổ, song đối tác nào bị bỏ rơi có lẽ sẽ cảm thấy đau khổ
nhiều hơn so với bên bỏ rơi. Các nghiên cứu cho thấy trầm nhược có khả năng
phát sinh nhiều hơn nếu người đó bị bỏ rơi so với một cuộc chia ly do chính

hành động của mình gây ra [2].
13


* Những tác động về mặt nhận thức
Một tác nhân gây stress, một khi được diễn giải như một mối đe dọa, thì cả
loạt những chức năng trí tuệ có thể chịu ảnh hưởng một cách tiêu cực. Nói
chung, stress càng nặng bao nhiêu, hiệu năng nhận thức và tư duy linh hoạt cảng
giảm đi bấy nhiêu vì lý do chú ý là một nguồn lực có hạn, nên nếu tập trung vào
các phương diện đe dọa của một tình huống và tập trung vào tính cảm giác của
ta thì ta sẽ giảm đi lượng chú ý sẵn có nhằm đối phó hữu hiệu với các nhiệm vụ
khác nằm trong tay. Trí nhớ cũng bị ảnh hưởng là vì trí nhớ ngắn hạn bị hạn chế,
lượng chú ý mới đưa vào và việc phục hồi những trí nhớ cũ lại tùy thuộc sự thao
tác linh hoạt khi sử dụng các tín hiệu phục hồi thích hợp. Tương tự, stress có thể
làm cản trở việc giải quyết vấn đề, việc xét đoán và việc đưa ra quyết định do bị
thu hẹp những giải pháp thay thế và bị thay thế bằng cách tư duy rập khuôn,
cứng nhắc thay vì đáp ứng với tinh thần sáng tạo hơn [2].
1.1.5. Stress lứa tuổi vị thành niên
Cuộc sống con người đang luôn thay đổi, sự thay đổi đó tất yếu gắn liền với
nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, từng tế bào gia đình, mỗi cộng
đồng xã hội và suy rộng ra, gắn với nhu cầu của cả cộng đồng nhân loại. Những
thay đổi đó, suy cho cùng, chính là các tác nhân gây stress, nó diễn ra hằng
ngày, bắt nguồn từ môi trường bên ngoài (môi trường vật lý như thiên tai, ô
nhiễm... và môi trường xã hội như những bước thăng trầm, biến động, những
cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, sắc tộc, thậm chí những cuộc chiến tranh...),
và từ nội tâm mỗi con người (những bước ngoặt phát triển nhân cách theo chu
kỳ cuộc sống) hoặc từ sự xáo trộn cân bằng nội môi trong tương tác gia đình
[14].
Việt Nam đang trải nghiệm một cuộc sống sâu sắc và toàn diện trên các bình
diện kinh tế, văn hóa, xã hội, với một nhịp điệu sôi động chưa từng có (GDP

tăng 8 – 10% liên tục trong một thập kỷ qua) diễn ra trong một xu thế toàn cầu
hóa không thể cưỡng lại, làm biến đổi xã hội từ cổ truyền sang hiện đại. Bối
cảnh đó khiến các tác nhân gây stress có điều kiện phát huy đầy đủ và hiệu quả,
14


vừa tích cực (Eustress) vừa tiêu cực (Distress), ảnh hưởng sâu sắc đến chất
lượng cuộc sống của hết thảy các tầng lớp nhân dân: từ trẻ em (thai nhi, sơ
sinh...) đến phụ nữ, người trưởng thành, người cao tuổi, nhất là tuổi thanh thiếu
niên [14].
1.1.5.1. Đặc điểm của lứa tuổi vị thành niên
Tuổi thanh thiếu niên hoặc vị thành niên là một bước ngoặt phát triển rất
quan trọng trong đời người, do những đặc điểm:
(1) Phát triển thể chất quá mau lẹ, nhất là khám phá bất ngờ nhu cầu tình
dục.
(2) Không có khả năng kiềm chế các thôi thúc nội tâm
(3) Nảy sinh những xung đột mới với gia đình (cha mẹ)
(4) Mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu tự chủ cao với khả năng bất cập và vẫn
phụ thuộc gia đình.
Những nhược điểm đó khiến vị thành niên dễ nhạy cảm với các thay đổi và
trong những hoàn cảnh nhất định dễ chịu tác động của tác nhân gây stress. Khi
không thắng nổi các tác động của stress (thường là stress cường độ mạnh và tái
diễn) thì con người dễ lâm vào các tình trạng bệnh hoạn hoặc rối nhiễu với các
biểu hiện thường gặp [14].
1.1.5.2. Những triệu chứng của trạng thái stress ở tuổi vị thành niên
Một mặt là các chứng bệnh tâm thể như các chứng đau nhức mãn tính
(không có thực tổn), bệnh tim mạch (cao huyết áp vô căn), bệnh tiêu hóa (loét dạ
dày – tá tràng, hội chứng ruột kết), bệnh hô hấp (hen phế quản), bệnh ngoài da
(viêm da – thần kinh), thậm chí một số bệnh nhiễm trùng tái phát và ung thư.
Mặt khác là các chứng nhiễu tâm như lo hãi, ám ảnh ép buộc làm ảnh ép

buộc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày, kể cả quan hệ
tình dục.
Có thể là tương tác giữa các thành viên trong gia đình bị xáo trộn hoặc do
che chở quá mức gây bối rối lo sợ cho trẻ thơ, hoặc lạm dụng quyền uy tới mức
xâm phạm quyền tự chủ của con cái, có thể là xung đột trong gia đình không lối
thoát hoặc quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ rạn nứt hay tan vỡ... Chính cuộc sống
15


thiếu an toàn và thiếu tình thương yêu như vậy đã tạo ra cho đứa trẻ một tâm
trạng lo hãi triền miên đó chính là một nguồn gốc gây stress mãn tính ở lứa tuổi
thanh thiếu niên mà phản ứng là:
Các rối nhiễu hành vi như ăn cắp, nói dối, trốn học, bỏ nhà qua đêm. Các
hành vi nhiều nguy cơ thậm chí hành vi chống xã hội như trấn lột, bạo hành, gây
rối, nghiện ngập (rượu, thuốc lá, ma túy), mại dâm, phạm tội thường được mệnh
danh là các bệnh lý xã hội hoặc trong những tình huống cực đoan hơn có thể dẫn
tới trầm nhược, chán trường, tuyệt vọng đi đến hủy hoại người khác (giết người)
hoặc hủy hoại chính bản thân (tự sát) [14].
1.2.

Nghiên cứu về khả năng tư duy logic

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu
Tư duy nói chung, tư duy logic nói riêng là một vấn đề được nhiều
nhà thông thái, nhà khoa học đề cập và nghiên cứu từ cổ chí kim cả trên thế giới
và trong nước.
1.2.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Ngay từ thời cổ đại, những nhà thông thái như Socrate đã đưa ra phương
pháp sử dụng bảng để gạt bỏ những tri thức sai, đạt tới những chân lí. Bằng việc
sử dụng những câu hỏi, ông đã bước đầu nhấn mạnh đến tính thiết yếu của tư

duy logic như tính chặt chẽ, mạch lạc, suy luận đi từ những vấn đề đơn giản đến
những vấn đề phức tạp.
Aristot là người nêu ra những phương pháp cơ bản của việc xây dựng
những khái niệm, phạm trù phán đoán, suy luận tam đoạn luận và chứng minh.
Ông là người đầu tiên đưa ra những quy luật cơ bản của môn “logic học hình
thức” với tư cách là một quy luật tư duy [23].
Theo M.Alecxeep thì việc bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh và việc
hình thành những kĩ năng, kĩ xảo suy luận hợp logic cho học sinh chiếm một vị
trí đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của thầy giáo. Đồng thời tác giả cũng
chỉ ra những đặc trưng của tư duy logic và những yêu cầu, biện pháp rèn luyện
16


×