Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận xã hội học tôn giáo nhận thức về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và ảnh hưởng của nó đến lối sống của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.63 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất lâu và trải
qua thời gian tồn tại lâu dài nó đã trở thành một tập tục truyền thống mang
tính phổ biến ở nhiều quốc gia, dân tộc. Cho đến ngày nay tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con
người, đáp ứng nhu cầu tinh thân và tâm linh của họ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên cịn là biểu hiện của một dạng văn hóa tinh thần đặc biệt, sản phẩm của
văn hóa. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một hình thái đặc biệt của phép ứng
xử, không đơn thuần chỉ là cách ứng xử giữa người với người mà là giữa con
người với những giá trị vĩnh hằng. Chính điều này đã tạo sự hấp dẫn đối với
những người muốn tìm hiểu về nó. Trải qua thời kì lịch sử lâu dài nhưng tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên khơng chỉ tồn tại mà cịn phát triển phổ biến ở nhiều
quốc gia, dân tộc chứng tỏ được giá trị tinh thần đặc biệt của mình.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có sức sống lâu bền và từ lâu đã thấm đợm
và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của mọi người dân Việt Nam,.
Tín ngưỡng này khơng chỉ chứa đựng những giá trị văn hố, đạo đức tốt đẹp
của dân tộc mà cịn thể hiện quan niệm của người Việt về thế giới, về nhân
sinh. Do vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ảnh hưởng tích cực tới đời sống
của mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội. Sự ảnh hưởng này được thể hiện thơng
qua hệ thống giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được chuyển tải vào hoạt
động giáo dục nhân cách con người Việt cũng như trong việc thoả mãn nhu
cầu tâm linh của mỗi cá nhân.
Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, từng bước dân chủ hóa đời sống xã
hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự may rủi trong cơ
chế thị trường, phân hóa giàu nghèo trong xã hội, môi trường sinh thái bị hủy
diệt… đã tạo ra tâm lý bất an. Trước đây, đã có một thời gian dài chúng ta có
1



biểu hiện tả khuynh có những sai lầm khi đánh đồng tất cả các hoạt động,
nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian, các hoạt động tế lễ, lên đồng… đều là mê
tín dị đoan cần phải bài trừ. Đó là những nguyên nhân tâm lý, xã hội và hiện
thực dẫn đến việc các hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng đều có chiều hướng gia
tăng. Hoạt động thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dịng họ diễn ra khá phổ biến
ở các địa phương trong cả nước. Điều đó đã góp phần gìn giữ và phát huy
những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.
Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của lối sống hiện đại, đã làm cho tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên có biểu hiện tiêu cực như: phô trương về tiền tài,
danh vong, địa vị gây chia rẽ, bè phái, bày ra những nghi thức cầu kỳ, tốn
kém làm mất đi tính thiêng liêng và giá trị văn hóa của tín ngưỡng, nặng nề
về mê tín. Vì vậy nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt là một vấn đề mang ý nghĩa lý luận về thực tiễn, làm góp phần
làm lành mạnh hóa các hoạt động tín ngưỡng hướng vào các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc, xây dựng lối sống văn hóa.
Bản thân tác giả ngay từ khi cịn bé đã thấy rằng mỗi khi gia đình có
chuyện gì thì ơng bà cha mẹ đều thắp hương lên bàn thờ kính báo, cầu xin, đã
khiến cho tác giả tò mò, thắc mắc. Khi lớn lên tác giả đã có cơ hội để tiếp cận
và tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dần dần từng bước đi tìm câu trả
lời cho chính mình. Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến sâu
rộng trong cả nước, tuy nhiên tác giả chỉ tìm hiểu và khảo sát ở phạm vi học
viện báo chí và tuyên truyền.
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Nhận thức về tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên và ảnh hưởng của nó đến lối sống của sinh viên trong thời
kì hội nhập văn hóa hiện” làm đề tài kết thúc môn học xã hội học Tôn Giáo.
2. Tổng quan tài liệu
Vấn đề tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử
nhân loại và tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
2



Nam. Vì lẽ đó, vấn đề thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống
người Việt là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của rất các nhà
nghiên cứu. Để làm sáng tỏ giá trị cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có
khơng ít những cơng trình nghiên cứu được cơng bố trên sách, báo, tạp chí có
liên quan đến vấn đề này. Các tác phẩm như: Trong các công trình nghiên
cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đáng chú ý là cơng trình: “Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người việt hiện nay”, tác
giả Th.s Nguyễn Thị Hiền đã làm rõ đặc điểm, biểu hiện của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên. Đề tài còn đưa ra được một số giải pháp nhằm định hướng đúng,
hiểu rõ và phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên.
Trong đề tài nghiên cứu: “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt:
Khái niệm và giá trị tâm linh”, tác giả Nguyễn Văn Thắng nghiên cứu sâu vảo
việc giải thích, làm rõ hơn về khái niệm, bối cảnh và những giá trị tâm linh
này được cha ông để lại thông qua những cảm nhận tự thân, giáo dục vô thức
và học tập kiến thức.
Đề tài nghiên cứu: “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vai trị của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giáo dục gia đình ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện
nay”, tác giả Nguyễn Thị Thảo đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thông qua triết lý nhân sinh ẩn dấu trong
các hoạt động thờ cúng, từ đó làm rõ vai trị của nó trong giáo dục gia đình,
qua đó góp phần vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.
Đề tài nghiên cứu: “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống cư dân
Mường Động - Kim Bơi - Hịa Bình”, tác giả Nguyễn Thị Thương nghiên cứu
tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường Động. Nét đặc
sắc trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường Động. đề tài nêu lên
ý nghĩa, những biển đối và hướng giữ gìn nét đẹp trong tục thờ cúng tổ tiên ở
Mường Động.


3


Đề tài: “Quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt”, tác giả Nguyễn Thị Bích đưa ra những quan niệm về nhân sinh
qua nội dung nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Khảo sát
thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay. Đề xuất một
số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quan niệm
nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, góp phần xây dựng nền văn hố
mới ở nước ta hiện nay.
Đề tài: “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vai trị của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên trong giáo dục gia đình ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”, tác giả
Nguyễn Thị Hảo đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân
Đồng bằng Bắc Bộ thông qua triết lý nhân sinh ẩn dấu trong các hoạt động
thờ cúng, từ đó làm rõ vai trị của nó trong giáo dục gia đình, qua đó góp phần
vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.
Đề tài nghiên cứu: “Nhân sinh quan của người Khmer Nam Bộ nhìn từ
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”, tác giả Nguyễn Văn lượm chỉ ra quan niệm của
người Khmer về cuộc sống, đạo đức sống, về sự tiếp nối của đời người.
Bài báo khoa học “Một số đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ”, tác giả Lê Thị Sơn trình bày một
số đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam bộ: mang
tính đơn giản, phổ biến, gần gũi với đời thường; mang đậm yếu tố tâm linh
hơn ý nghĩa triết lý; mang tính tự nguyện, tự phát, ít mang tính xã hội; chịu
ảnh hưởng văn hóa, tín ngưỡng của các dân tộc cộng cư và là cơ sở nghi lễ
thờ cúng của các đạo địa phương ở Nam bộ. Nghiên cứu các đặc trưng này
góp phần tìm hiểu văn hóa ở vùng Nam bộ nói riêng, văn hóa Việt Nam nói
chung.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập dưới các góc độ

khác nhau về tín ngưỡng, tơn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
4


của người Việt nói riêng. Trong bối cạnh hiện nay, khi mà những giá trị đạo
đức, văn hóa có những biểu hiện bị xâm hại dẫn đến tình trạng bị suy thối thì
việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó đối với
người Việt là vấn đề lâu dài cần tiếp tục được nghiên cứu để phát huy những
giá trị của nó đối với đối với sự phát triển nền tảng văn hóa, tinh thần của dân
tộc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên trong xã hội hiện
nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Làm rõ khái niệm tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nguồn gốc bản chất

tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tìm hiểu thêm về thờ cúng tổ tiên của người
Mường, Tày.
-

Trình bày những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

của người Việt. Từ thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đề xuất một số
giải pháp nhằm định hướng đúng, hiểu rõ và phát huy những giá trị của thờ
cúng tổ tiên.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5. Giả thuyết nghiên cứu
-

Tính chất thờ cúng tổ tiên của người việt nam mang tính chất đơn

giản, phổ biến, gần gũi với đời thường
-Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt nam mang đậm yếu tố tâm
linh hơn ý nghĩa triết lý

5


-Tín ngường thờ cúng tổ tiên ở việt nam mang tính tự nguyên, tự phát,
ít mang tính xã hội.
6. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu :
Khi nghiên cứu lý luận, chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu lý luận
, các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận án, bài báo, tạp chí, cơng trình
nghiên cứu trong và ngoài nước,..) về các vấn đề liên quan đến đề tài. Các tư
liệu trên được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp , hệ thống hóa để xây dựng cơ
sở lý luận cho đề tài.
Đề tài thu thập các thông tin có sẵn từ các cơng trình nghiên cứu khoa
học của các tác giả, các bài báo, tạp chí Khoa học… Dựa vào đó sử dụng các
thơng tin phù hợp để học tập, phân tích, so sánh với kết quả nghiên cứu của
đề tài này.
6.2. Phương pháp điều tra bằng phương pháp phỏng vấn sâu:
Điều tra hương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả được xử lý và phân tích
qua phần mềm thống kê NVIVO 8 để xử lý các thông tin định tính.
6.3. Cách thức chọn mẫu:
Cỡ mẫu: 40 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền


Cách thức chọn mẫu: Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng với khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học
tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bao gồm cả sinh viên khối nghiệp vụ
và sinh viên khối lý luận, đảm bảo khách thể nghiên cứu được lựa chọn một
cách khách quan, và có cơ hội lựa chọn như nhau.
Cụ thể đề tài sẽ khảo sát thu thập thông tin từ Sinh viên đang học và
làm việc tại Học viện Báo chí và tuyên truyền. Trong quá trình thu thập số

6


liệu chúng tôi đã phỏng vấn 40 sinh viên và cố gắng thu thập đủ số liệu sử
dụng cho quá trình phân tích và xử lý thơng tin.
Chia khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học tại Học viện
Báo chí và Tun truyền thành 4 nhóm là sinh viên năm Nhất, sinh viên năm
Hai, sinh viên năm Ba và sinh viên năm Bốn. Tiếp theo, lại chia thành nhóm
sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ. Như vậy, sẽ có danh sách 8 nhóm. Tiến
hành khảo sát ngẫu nhiên 5 sinh viên ở mỗi nhóm trên thu về 40 mẫu kết quả
phỏng vấn sâu.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận
Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời góp phần định
hướng đúng đắn quan niệm về giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
nghiên cứu môn xã hội học tôn giáo tôn và các ngành học thuộc nghành xã
hội học


7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quang Hà, 2002, Xã hội học tôn giáo. NXB Đại Học Quốc Gia
Hà Nội.
2. Lê Thanh Hà, Giáo trình tơn giáo học
3. Nguyễn Thị Hiền, 2014, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những gái
trị của nó trong đời sống người Việt hiện nay, Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học
4. Nguyễn Thị Thương, 2015, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời
sống cư dân Mường Động- Kim Bơi- Hịa Bình.
5. PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan, Ths. Nguyễn Thị Hải Yến, Niềm tin
vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và ảnh hưởng của nó đến lối sống của người
dân Hà Nội trong thời kỳ hội nhập văn hóa
6. Lê Thị Son, 2015, Một số đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiến của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
7. Nguyễn Thị Bích, 2003, Quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt

8



×