MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Khái quát về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.......................................3
II.
Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chiến
tranh lạnh...........................................................................................................
6
III.
Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ sau Chiến
tranh lạnh.......................................................................................................12
1. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên..............................................................12
2. Trung Quốc và Đài Loan........................................................................13
3. Quan hệ Trung Quốc – ASEAN............................................................17
4. Quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản........................................................19
IV.
Thách thức và triển vọng của Trung Quốc ở khu vực châu Á Thái
Bình Dương....................................................................................................25
V. Vai trị của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á –
Thái Bình Dương giai đoạn hiện nay...........................................................29
KẾT LUẬN....................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................35
MỞ ĐẦU
Đông Á là một bộ phận của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có sự
phát triển kinh tế năng động trên thế giới với mức tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) cao trong nhiều năm liền, nơi tập trung khoảng 65% GDP
của cả thế giới, 55% giá trị thương mại toàn cầu, 50% tổng giá trị các nguồn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, đang được mệnh danh là "khu vực của thế kỷ
XXI". Hơn nữa, Đông Á nằm ở bờ Đông của lục địa Á - Âu - cái "rốn" của
địa chính trị thế giới, là điểm giao thoa, đan xen lợi ích chiến lược của các
nước lớn hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản.
Đồng thời, xu hướng khu vực hố ở Đơng Á đang nổi lên hết sức mạnh mẽ
như: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp hội các nước Đông
Nam Á + Trung Quốc (ASEAN+1), Hiệp hội các nước Đông Nam Á + Nhật
Bản + Trung Quốc + Hàn Quốc (ASEAN+3)...
Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng hợp tác và cạnh tranh phát triển thì
Đơng Á vẫn đang đứng trước nhiều thách thức về an ninh. Cùng với tốc độ
tăng trưởng của Ấn Độ, nỗ lực của Nhật Bản và sự trở lại của Nga, sự nổi lên
của Trung Quốc, ảnh hưởng mới của Mỹ trong việc tiếp tục duy trì vị thế vốn
có của họ ở khu vực Đông Á cũng như trên thế giới càng làm tăng tính bất
chắc, nhạy cảm của mơi trường địa chính trị và trật tự Đơng Á trong thế kỷ
XXI. Xu hướng này ngày càng tăng tốc, đang và sẽ tác động sâu sắc tới môi
trường an ninh và hợp tác phát triển của khu vực. Trước hết là những điểm
nóng tạo nguy cơ tiềm tàng gây bất ổn định ở Đông Bắc Á (vấn đề hạt nhân
trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông) chưa thể
giải quyết một cách triệt để. Ở Đông Nam Á, vấn đề biển Đông, các phong
trào ly khai, bạo loạn, lật đổ, đặc biệt là hoạt động khủng bố tại Philippin,
Inđônêxia, Thái Lan... vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, Đơng Á vẫn
chưa có một cơ chế an ninh tập thể chặt chẽ, Diễn đàn khu vực ASEAN (viết
tắt là ARF) vẫn chỉ là một diễn đàn tham khảo ý kiến của các nước khác nhau
1
về vấn đề an ninh. Ngồi ra, Đơng Á là khu vực tập trung những nước có chế
độ chính trị - xã hội khác nhau nên vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát
xung đột ý thức hệ, vấn đề dân chủ và nhân quyền thu hút sự quan tâm của
cộng đồng quốc tế.
Việt Nam là thành viên của ASEAN, nằm ở vị trí kết nối giữa Đơng
Bắc Á và Đông Nam Á cả phần đất liền và trên biển, lại có bờ biển dài hướng
ra biển Đơng, có hạ nguồn sông Mê Kông chảy ra biển, nơi không gian sinh
tồn của người Việt và đan xen nhiều lợi ích chiến lược của nhiều nước khác,
trong đó có các nước lớn như: Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Không chỉ vậy,
Việt Nam đang chứa trong mình cả những cơ hội và thách thức của thời đại,
những yếu tố địa chính trị, đấu tranh ý thức hệ cũng như cạnh tranh của tồn
cầu hố, khu vực hố tạo ra. Vì vậy, Việt Nam đang nằm trong. Đồng thời,
xuất phát từ vai trị địa chính trị của khu vực Đơng Á và sự gia tăng ảnh
hưởng của Trung Quốc trên lĩnh vực an ninh ở khu vực này, tác giả lựa chọn
đề tài: "Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á –
Thái Bình Dương giai đoạn hiện nay" để viết tiểu luận.
2
NỘI DUNG
I. Khái quát về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Sự xuất hiện của Trung Quốc với tư cách là “siêu cường đang trỗi
dậy" là sản phẩm của hơn 60 năm cách mạng, cải cách và mở cửa. Vào những
năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc vẫn còn là một nước trong quá trình
chuyển đối với “thế hệ thứ tư” đang cầm quyền trong Đảng Cộng sản Trung
Quốc.' Chương này sẽ phân tích chính sách đối ngoại của Trung Quốc và mối
quan hệ qua lại giữa Trung Quốc và những chủ thể chủ yếu ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dương như Đài Loan, Hồng Kơng, Bắc Triều Tiên, Nhật Bản và
Mỹ. Những lợi ích an ninh quốc gia của những nước này liên quan hữu cơ với
nhau và cả khu vực đã phải chứng kiến sự bất ổn trong những năm gần đây
với sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan cùng với việc
Bắc Triều Tiên tái khởi động chương trình vũ khí hạt nhân. Đồng thời, Trung
Quốc cũng phát triển mạnh mẽ mối quan hệ kinh tế với các nước láng giềng,
là những vấn đề có hàm ý rất lớn cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc
trong khu vực trong những thập kỷ tiếp theo. Đây là vấn đề quan trọng và
phức tạp bởi vì Trung Quốc trỗi dậy đang là đề tài được thảo luận sơi nổi
khắp nơi và chưa có sự thống nhất.
- Với chiến thắng giành được trong cuộc nội chiến, Mao Trạch Đông đã
trở thành người đứng đầu nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào
ngày 1/10/1949, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc, đồng
thời là sự kiện trọng dại trong lịch sử thế giới ở vào thời điểm nóng nhất của
Chiến tranh lạnh. Một năm trước đó, với sự giúp dỡ của Liên Xô, các nước
Đông Âu đã trở thành các quốc gia đồng minh trong hệ thống XHCN. Cách
mạng Trung Quốc hoàn thành ngay lập tức đã làm cho cản cần lực lượng
nghiêng hẳn về phe xã hội chủ nghĩa. Nhưng quan hệ giữa Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa ra đời vào ngày 1/10/1949, đánh dấu một bước ngoặt trong
lịch sử Trung Quốc, đồng thời là sự kiện trọng dại trong lịch sử thế giới ở vào
3
thời điểm nóng nhất của Chiến tranh lạnh. Một năm trước đó, với sự giúp đỡ
của Liên Xơ, các nước Đông Âu đã trở thành các quốc gia đồng minh trong
hệ thống XHCN. Cách mạng Trung Quốc hoàn thành ngay lập tức đã làm cho
cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phe xã hội chủ nghĩa. Nhưng quan hệ giữa
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và phương Tây ngay lập tức bị đóng băng
trong vịng gần một phần tư thế kỷ. Chính quyền của Quốc dân Đảng mặc dù
phải chạy ra đảo Đài Loan nhưng vẫn tiếp tục được công nhận là chính phủ
hợp pháp (de jure) kiểm sốt Đài Loan dưới tên gọi Cộng hòa Trung Hoa và
giữ quyền đại diện ở Liên hợp quốc cho đến năm 1971.
-Một điều đặc biệt là mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Liên Xô và
Trung Quốc mới được thiết lập đầu những năm 1950 đã nhanh chóng trở nên
lạnh nhạt và bùng phát chia rẽ sâu sắc trong giai đoạn 1957-1961. Mặc dù vậy
phải đến hơn một thập kỷ sau các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ mới tận
dụng sự chia rẽ này và tạo ra sự thay dối có tính chất cấu trúc trong hệ thống
quốc tế, mặc dù Trung Quốc vẫn phải tiếp tục chịu quy chế của một nước có
vị trí thấp hơn. Trên thực tế, từ năm 1949 Trung Quốc đã không phải là một
mà là 4 bao gồm Hồng Kông (thuộc Anh), Ma Cao (thuộc Bồ Đào Nha),
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Hoa lục địa) và Cộng hòa Trung Hoa
(Đài Loan). Ngay sau khi thành lập không lâu, Trung Quốc đã bị lôi kéo vào
cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Hộp 5: Những sự kiện quan trọng trong lịch sử hiện
đại Trung Quốc
1925
-Thành lập chính phủ của Quốc dân Đảng 1931 Nhật Bản chiếm Mãn
Châu
1931
-Thảm sát Mãn Châu làm chết 100.000 người
1949
- Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc giành chính
quyền thành lập Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa
4
- Chính quyền của Quốc Dân Đảng chiếm Đài Loan lập Cộng hòa Trung
Hoa và tiếp tục giữ ghế tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
1950
- Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho
phép can thiệp dẫn đến cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài 3 năm.
200.000 quân tình nguyên Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến tranh này
1953
- Chiến tranh Triều Tiên chấm dứt. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt ở vị
tuyến 38
1956
- Mẫu thuẫn Xô-Trung bùng phát
1959
-Liên Xô ngừng chương trình trợ giúp phát triển hạt nhân cho Trung
Quốc
1964
-Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa thử thiết bị nguyên tử đầu tiên
1966
-Cách mạng văn hóa
1971
-Ngoại trưởng Kissinger bí mật thăm Bắc Kinh Tổng thống Nixon thông
báo Mỹ sẽ ủng hộ CHND Trung Hoa gia nhập Liên hợp quốc
- Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu CHND Trung Hoa vào LHQ và khai
trừ Đài Loan ra khỏi tổ chức này
1972
-Tổng thống Nixon thăm Bắc Kinh
-Nhật Bản công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
1973
-CHND Trung Hoa trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo
an LHQ
1976
-Mao Trạch Đông từ trấn. Kết thúc Cách mạng văn hóa. Đặng Tiểu Bình
nằm quyền lãnh đạo
1977
-Đặng Tiểu Bình thực hiện chính sách đầu tư và thương mại “mở cửa" và
Khu kinh tế đặc biệt
1979
-Mỹ thiết lập quan hệ với CHND Trung Hoa Trung Quốc
5
-Đặng Tiểu Bình đưa ra sáng kiến cải cách kinh tế xây dựng CNXH
mang máu sắc
1989
-Sự kiện Thiên An Môn Giang Trạch Dân nắm quyền lãnh đạo
1994
-Trung Quốc khỏi động lại thí nghiệm hạt nhân
- Trung Quốc thực hiện một loạt cuộc thử vũ khí ở eo biển Đài Loan
1996
1996
-Giang Trạch Dân nắm quyền lãnh đạo thay Đặng Tiểu Bình
- Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc
1997
-Tổng thống Bill Clinton kỷ Đạo luật quan hệ thương mại với Trung
Quốc
2000
-CHND Trung Hoa và Đài Loan gia nhập WTO
2001
-Chính phủ Hoa Kỳ cấp quy chế thương mại bình thường vĩnh viên cho
CHND Trung Hoa
2003
-Hồ Cám Đào nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc thay Giang Trạch Dân
2013
-Tập Cận Bình thay Hồ Cẩm Đào
II. Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chiến
tranh lạnh
- Tình trạng tiến thối lưỡng nan của Hoa Kỳ trong việc làm thế nào để
ngăn chặn làn sóng cộng sản là một trường hợp kinh điển trong chia rẽ chính
sách giữa trường phái bảo thủ và hiện thực. Đối với những người theo chủ
nghĩa hiện thực như Hans Morgenthau, nhà nước chỉ là một nhà nước và chỉ
vậy mà thơi. Khơng có sự khác biệt giữa nhà nước cộng sản hoặc tư bản, độc
tải hoặc dân chủ. Morgenthau quả quyết rằng tất cả nhà nước đều có lợi ích
tương tự như nhau là an ninh và tồn tại.' Ngược lại, những người theo chủ
nghĩa bảo thủ như Kennan lại lập luận rằng chủ nghĩa cộng sản là một "lực
lượng tư tưởng mới, nguy hiểm” và phải ngăn chặn bằng mọi giả. Nhưng chủ
6
nghĩa bảo thủ lại không hiểu rằng phản ứng của Trung Quốc trong chiến tranh
Triều Tiên là một phản ứng có tính chất hiện thực đối với mối đe dọa ở biên
giới của nước này, chứ không phải là hậu quả của liên minh giữa Trung Quốc
và Liên Xô.
- Uy thế của đường lối bảo thủ trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đối
với Trung Quốc đã không hề thay đổi cho đến tận năm 1969 khi Nixon trở
thành tổng thống Hoa Kỳ. Cả Nixon và Cố vấn an ninh Quốc gia (sau này là
Ngoại trưởng) Henry Kissinger đã thực hiện đường lối của chủ nghĩa hiện
thực đối với "câu hỏi Trung Quốc". Chủ nghĩa bảo thủ đã không xem xét sự
rạn nứt Xô - Trung 1957-1961 một cách đầy đủ. Ngược lại, những người theo
chủ nghĩa hiện thực lập luận rằng lợi ích của Trung Quốc và Liên Xơ là lợi
ích quốc gia, bị chi phối bởi vấn đề an ninh, trong khi những người theo chủ
nghĩa bảo thủ lại có xu hướng bơi đen tất cả các nước XHCN như Liên Xô,
Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu Ba như nhau. Theo họ, tất cả đều
là vệ tinh của Mátxcơva, hơn là các thực thế quốc gia độc lập với những lợi
ích khác nhau. Những người theo chủ nghĩa tân tự do ngược lại cho rằng nếu
Hoa Kỳ dã hành động theo lợi ích quốc gia của mình, Hoa Kỳ đã phải liên
minh với Trung Quốc để cân bằng với quyền lực Xô Viết
-Bước ngoặt trong quan hệ của phương Tây với CHND Trung Hoa diễn
ra vào năm 1971-1972 bắt đầu bằng chuyến thăm của lãnh đạo Cơng đàng
(sau đó là thủ tướng) Gough Whitlam đến Bắc Kinh năm 1971. Cũng trong
thời gian dó, Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger cũng có chuyến thảm bí mật
tới Bắc Kinh, mà kết quả là thơng báo sau đó về chuyến thăm của Tổng thống
Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972. Đối với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, sự
kiện này là bước ngoặt trong quan hệ của Trung Quốc với thế giới. Đối với
Hoa Kỳ, đây là một thắng lợi ngoại giao trong cuộc chiến với Liên Xô. Một
số nhà bình luận cho rằng thắng lợi ngoại giao của Hoa Kỳ là nhờ sự "tan
7
băng” trong quan hệ Xô - Mỹ mà kết quả được thể hiện trong giai đoạn hỏa
dịu 1972-1979 giữa hai siêu cường
-Sự cải thiện quan hệ Trung-Mỹ dã dẫn đến việc Cộng hịa Trung Hoa
khơng những bị khai trừ ra khỏi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà còn ra
khỏi tổ chức này. Cộng hòa Trung Hoa đã chấm dứt sự tồn tại của mình với tư
cách là một quốc gia có chủ quyền vào năm 1971. CHND Trung Hoa đã được
thế chân. Mặc dù vậy, Đài Loan vẫn khăng khăng tiếp tục địi quyền độc lập.
Mặc dù khơng muốn và vì lợi ích của minh, Hoa Kỳ vẫn phải thực hiện chính
sách “một Trung Quốc" theo đó Hoa Kỳ công nhận chủ quyền thực tế (de
facto) và chủ quyền pháp lý (de jure) của CHND Trung Hoa. Mặc dù vậy trên
thực tế, điều này khơng có nghĩa là chấm dứt sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho sự
độc lập kinh tế và chính trị của Đài Loan đối với lục địa. Đây là vấn đề được
coi là một trong những điểm nóng và phức tạp nhất trong khu vực châu ÁThái Bình Dương.
- Sự “thay đổi” rất ấn tượng của Nixon trong quan hệ Mỹ - Trung đã
dẫn đến Thông cáo chung Thượng Hải 1972 xác định những nguyên tắc cho
chính sách “một Trung Quốc" của Hoa Kỳ. Mặc dù thơng cáo đã làm hài lịng
chính phủ CHND Trung Hoa, nhưng nó được che đậy một cách cẩn trọng
trong một diễn đạt rất mơ hộ: Hoa Kỳ thừa nhận rằng tất cả người Trung
Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan xác nhận rằng chỉ có một Trung Quốc và
Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Bằng cách che dậy chính sách “một
Trung Quốc” theo cách mập mờ như thế, ý định … rõ ràng của Chính quyền
Nixon là tránh làm mất lịng Đài Bắc, trong khi đồng thời cơng nhận khơng có
hai chính phủ “pháp lý” ở Trung Quốc. Sự khẳng định cụ thể của chính quyền
Hoa Kỳ về sự vượt trội của CHND Trung Hoa xuất hiện năm 1971 khi Cộng
hòa Trung Hoa bị gạt ra khỏi chiếc ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc và cho phép CHND Trung Hoa thay vào đó.
8
- Khi quan hệ với Trung Quốc đã được ổn định sau chuyến thăm Trung
Quốc của Nixon vào năm 1972, Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường thể chế mối quan
hệ này bằng việc đưa ra ba thông cáo vào các năm 1973, 1978 và 1982 nhấn
mạnh việc thừa nhận Trung Quốc của Hoa Kỳ, chính sách “một Trung Quốc"
và giảm bán vũ khí cho Đài Loan. Mặc dù quan hệ nồng ấm, nhưng đến tận
năm 1979, Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận CHND Trung Hoa, vào thời điểm mà
sự thù địch Chiến tranh lạnh với Liên Xô lại tái phát. Gần như đồng thời, Hoa
Kỳ thông qua Đạo luật quan hệ Mỹ - Đài Loan, theo đó Hoa Kỳ cam kết
"chống lại bất cứ nỗ lực nào nhằm định đoạt tương lai của Đài Loan bằng con
đường phi hịa bình". Năm 1994, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng để ra
được thông cáo Mỹ - Trung số 4 cho phép loại trừ bất cứ khả năng nào cho
phép Hoa Kỳ tạo ra những chuyến viếng thăm cao cấp đến Đài Loan hoặc
ngược lại và thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Đài Chính quyền Clinton từ
chối lời đề nghị đưa ra thông cáo số 4 và cũng khước từ đón tiếp chuyển thăm
chính thức đối với thủ tướng Trung Quốc, khi cho rằng chỉ có những nước
dân chủ chia sẻ những lý tưởng Hoa Kỳ mới được phép thăm Hoa Kỳ ở cấp
nhà nước. Cuối cùng thì người ta cũng đạt được một thỏa hiệp bằng một cuộc
gặp giữa Clinton và Giang Trạch Dân trong lễ kỷ niệm 50 năm Liên hợp quốc
tại New York vào năm 1995. Nhưng sự kiện này cho thấy sự rạn nứt đã xuất
hiện trong quan hệ Mỹ - Trung đã kéo dài qua các chính quyền từ CarterReagan-Bush khi Trung Quốc bị hạ xuống vị trí hạng hai trong “cuộc Chiến
tranh lạnh thứ hai" giữa Hoa Kỳ và Liên Xô (1979-1986), và kết quả là cải
thiện quan hệ với Liên Xô (1986-1991).
- Tiếp theo cuộc xung đột sớm chấm dứt ở eo biển Đài Loan năm
1996, Hoa Kỳ đã đưa ra một số sáng kiến nhằm xoa dịu căng thẳng giữa
Washington và Bắc Kinh. Trước hết, chính quyền Clinton chọn theo cách tiếp
cận "lợi ích quốc gia" trong chính sách đối với Trung Quốc, cấm những cố
gắng ngăn chặn kiều nửa vời trong những năm đầu 1990. Ngoại trưởng Hoa
Kỳ Warren Christopher lập luận rằng: “Chúng ta từ chối sự trao đổi với
9
những ai tìm cách kiếm chế hoặc cơ lập Trung Quốc... đường lối đó sẽ có hại
cho lợi ích quốc gia, không bảo vệ họ. Biển Trung Quốc thành quỷ cũng nguy
hiểm khơng kém như lãng mạn hóa nó". Mặc dù vậy, những sự kiện như Hoa
Kỳ ném bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999 và sự va chạm
máy bay Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 2001 cho thấy quan hệ Mỹ - Trung rất
mong manh.
-Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2000, Clinton và Phó
Tổng thống Gore cho rằng Trung Quốc là một đối tác của Hoa Kỳ. Ngược lại,
ứng cử viên Đảng cộng hòa George W. Bush lại quả quyết rằng Trung Quốc
là dối thủ cạnh tranh chứ không phải là một đối tác. Mặc dù có một số vụ việc
mâu thuẫn ngoại giao trong năm 2001 tiếp theo vụ xâm nhập của một máy
bay gián điệp Hoa Kỳ, quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ từ khi Bush đắc
cử đã trở nên tương đối thân thiện. Hai sự kiện nổi bật cho thấy chính sách
của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã minh bạch và có tính hịa giải.
+ Thứ nhất, Hoa Kỳ chào đón Trung Quốc và Đài Loan trở thành thành
viên của WTO vào năm 2001.
+ Thứ hai, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Trung Quốc “quy chế thương mại
bình thường vinh viễn" vào năm 2002.
- Mặc dù vậy, việc gia nhập WTO của Trung Quốc cũng có nghĩa
Trung Quốc sẽ là đối tượng kiểm tra chặt chẽ hơn của cả WTO và Hoa Kỳ.
( Ví dụ, tháng 5 năm 2003, Hoa Kỳ đã tận dụng một điều khoản của
WTO để bảo vệ thị trường của mình chống lại sự gia tăng hàng xuất khẩu
Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ. )
- Những khác biệt ngoại giao đáng kể vẫn tồn tại trong các lĩnh vực chủ
yếu của quan hệ Trung - Mỹ. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sự
ủng hộ công khai của họ đối với “cuộc chiến chống khủng bố" của Hoa Kỳ,
nhưng hai nước vẫn có quan điểm khác nhau về chính sách ở Iraq, trong khi
10
Hoa Kỳ ủng hộ sự can thiệp quân sự, còn Trung Quốc lại cho rằng hành động
của Hoa Kỳ không được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
một sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế. Ngồi ra, chính phủ Trung Quốc
cịn phản đối mạnh mẽ Đạo luật cho phép phòng thủ của Hoa Kỳ năm 2002
mà Trung Quốc cho rằng chứa dựng diều khoản “chống Trung Quốc". Bắc
Kinh tiếp tục bận tâm về việc bán tàu khu trục hải quân công nghệ cao của
Hoa Kỳ và tên lửa Maverick cho Đài Loan. Đồng thời, tình báo Hoa Kỳ cũng
chỉ ra bằng chứng về sự ủng hộ bí mật ngày một tăng của Trung Quốc đối với
Bắc Triều Tiên và chương trình hạt nhân của nước này
- Mặc dù vậy, Trung Quốc đã bày tỏ sự đồn kết với Hoa Kỳ sau vụ tấn
cơng của bọn khủng bố ngày 11/9/2001. CHND Trung Hoa cũng phải đối mặt
với các nhóm khủng bố, các nhóm ly khai Hồi giáo hoạt động tích cực ở Tân
Cương và các vụ tấn công ở cả Tân Cương và Bắc Kinh được cho là do những
người đã được Al-Qaeda huấn luyện ở Afghanistan. Mặc dù vậy, Bắc Kinh
cũng lợi dụng sự kiện 11/9 như là một vỏ bọc cho những vụ bắt bớ và tử hình
một số nhóm ly khai và hoạt động gồm cả Pháp Luân Công. Không những
thế, sự phản đối của Trung Quốc đối với cuộc chiến do Hoa Kỳ cấm dầu ở
Iraq năm 2003 đã biểu thị rằng Trung Quốc đang tiến đến gần hơn quan điểm
đa phương của Nga và Pháp trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn “quyền lực
được thổi phóng" của Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, đối lập với Hoa
Kỳ, Pháp đã ngừng phê phán Trung Quốc trong Ủy ban Nhân quyền của Liên
hợp quốc. Sự đón tiếp q nơng hậu dành cho Thủ tướng Lý Bằng trong
chuyến công du đến Paris năm 1998 đã gây ra sự phê phán trong quốc hội
Pháp về chính sách Trung Quốc, buộc Ngoại trưởng Pháp phải trả lời rằng
“cách tiếp cận theo quan điểm hiện thực" của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã
không đem lại các kết quả cụ thể
- Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã
phải phụ thuộc rất nhiều vào dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nước
11
CHND Trung Hoa là cái đích của 10% tổng đầu tư toàn cầu năm 2002 (53 tỷ
USD) và 70% của tất cả FDI trong nội bộ châu Á. Thậm chí kể cả trước khi
Trung Quốc gia nhập WTO, 51% của tổng giá trị thương mại là do các công
ty nước ngoài sản xuất và thương mại chiếm 41% của GDP năm 2001 Ngược
lại, các nền kinh tế phát triển, ví dụ như Đức, xuất khẩu chỉ chiếm 25-30%
GDP. Trung Quốc cũng phụ thuộc nặng nề vào thị trưởng Hoa Kỳ với tư cách
là một cái dích xuất khẩu. Hoa Kỳ chiếm tới 20,4% giá trị xuất khẩu của
Trung Quốc lục địa năm 2001 (54,3 tỷ USD). Vì tái xuất khẩu của đại lục từ
Hồng Kông được xếp loại riêng và một phần quan trọng của thương mại
Trung Quốc với Hoa Kỳ được xuất khẩu từ Hồng Kông, nên xuất khẩu Trung
Quốc đến Hoa Kỳ thậm chí quan trọng hơn là số liệu thương mại trực tiếp
cung cấp.
- Nhật Bản đã xuất hiện với tư cách là nguồn nhập khẩu quan trọng
nhất của Trung Quốc, với 17,6 % nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản (42,8
tỷ USD) năm 2001. Đài Loan và Hoa Kỳ là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai và
thứ ba của Trung Quốc với 11,2% và 10,8 % tương ứng. Đứng thứ năm và
thứ sáu trong danh sách này là Hàn Quốc và Đức với số liệu tương ứng đều là
8%. Sau hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc đã
gia nhập WTO cùng với Đài Loan vào tháng 11/2001. Mặc dù tấm thẻ thành
viên WTO có vẻ đem đến sự gia tăng mạnh mẽ về FDI và thương mại với
Trung Quốc, nhưng sự gia nhập tổ chức này cũng đòi hỏi Trung Quốc phải
thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế. Các quy định này bao gồm không chỉ
các biện pháp an ninh phù hợp
- với các thỏa thuận của WTO về thương mại trong dịch vụ quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPS), mà còn bao gồm những cải cách cấu trúc đối với sở hữu
tài sản và bãi bỏ dịch vụ hành chính. Nó bao gồm cả những lĩnh vực như vay
tiền nội địa thơng qua ngân hàng nước ngồi, thâm nhập thị trường cho các
thể chế tài chính quốc tế nước ngồi, bao gồm cả các cơng ty bảo hiểm, tiến
12
ký quỹ nội địa và các phương thức xâm nhập thị trường khác. Theo quy định
của WTO, tất cả các thể chế kinh tế quốc tế bây giờ trở thành đối tượng “đối
xử quốc gia” (có nghĩa là chính phủ Trung Quốc không được phân biệt đối xử
giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài). Thậm chí với ý
nghĩa lớn hơn người ta cịn dỡ bỏ một phần những hạn chế đối với sở hữu
nước ngoài của các tài sản khu vực tải chính Trung Quốc. Giờ đây 50% là
mức độ sở hữu tối đa chấp nhận được, mặc dù điều này có nghĩa sẽ khơng có
các cơng ty hồn tồn là sở hữu nước ngồi ở Trung Quốc đại lục. Ngồi ra,
thậm chí các quy định về nguồn ngân sách hưu trí và an ninh vẫn được duy trì
chặt chẽ. Các cơng ty nước ngồi bị quy định chặt chẽ với mức 33% sở hữu
trong khu vực này, được nâng lên 49% vào cuối năm 2004. Ở Hồng Kông,
buôn bán đồng Nhân dân tệ bị hạn chế đối với các ngân hàng do nhà nước
quản lý.
- Mặc dù vậy, vì khu vực tài chính tiềm năng bị sụp đổ, CHND Trung
Hoa có thể bị buộc phải bỏ những hạn chế này với tốc độ nhanh hơn so với
yêu cầu của WTO. Một học giả nhận xét rằng những thực tế tài chính và
thanh tốn nghèo nàn, những khoản vay không thực hiện và những khoản vay
rộng rãi được ngân hàng Trung Quốc thực hiện tại một trong 4 ngân hàng lớn
nhất của Trung Quốc, có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc
với việc các khoản vay chiếm 39% danh mục vốn đầu tư của ngân hàng năm
1999. Năm 2000, bốn ngân hàng lớn nhất cùng nhau chiếm giữ khoảng từ 240
tỷ USD đến 600 tỷ USD trong những khoản vay không thực hiện, tương ứng
với 40-75% GDP của Trung Quốc.' Sự khơng tham gia của Trung Quốc vào
thực tế thanh tốn cũng cho thấy các báo cáo của chính phủ về sự thâm hụt tài
chính và nợ là vơ cùng khơng chính xác và khơng đầy dủ.
III. Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ sau
Chiến tranh lạnh
1.
Trung Quốc và Bắc Triều Tiên
13
- Chiến sự định chiến năm 1953 đã làm cho tình hình bán đảo Triều
Tiên tiếp tục bị chia cắt đến tận ngày nay. Trên bán đảo vẫn tiếp tục tổn tại
hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau là Hàn Quốc - một trong
những con hổ châu Á và một Triều Tiên đóng cửa, cơ lập và xa lạ với thế giới
tồn cầu hóa. Chỉ có Trung Quốc tiếp tục duy trì quan hệ gắn gũi và là đối tác
thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên và cung cấp tới 70% nhu cầu xăng
dấu cho Bình Nhưỡng. Năm 2003, chính phủ Bắc Triều Tiên đã trục xuất các
thanh sát viên vũ khí của Liên hợp quốc và tun bố tái khởi động chương
trình vũ khí hạt nhân của nước này. Tồi tệ hơn, Bình Nhưỡng đã tiến hành
bán thứ hai vụ tên lửa mang đấu đạn hạt nhân về phía Nhật Bản và biển Nhật
Bản, gây ra tình trạng báo động trong tồn khu vực.
- Chính quyền của Tổng thống Bush đã coi Bắc Triều Tiên là một phần
của “trục ma quỷ” bên cạnh Iraq và Iran. Trong một báo cáo gửi quốc hội Hoa
Kỳ tháng 1 năm 2003, Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã đưa ra lý lẽ
là Bắc Triều Tiên đã có được ngun liệu thổ cho chương trình lửa hạt nhân
thông qua các nhà máy của Bắc Triều Tiên đặt ở Trung Quốc. Tình báo Mỹ
cũng khẳng định Bình Nhưỡng cũng mua sắm các hóa chất được cho là để
chiết xuất nguyên liệu từ chất đốt nguyên tử đã sử dụng để giúp chương trình
plutonium từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã phản hồi bằng cách siết chặt sự kiểm
soát vốn lỏng lẻo trước đây đối với các ngành công nghiệp xuất khẩu các
nguyên liệu “sử dụng hai lần”.
- Vai trò trung gian hòa giải của Trung Quốc giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều
Tiên bị nhiều người nghi ngờ. Bắc Kinh đã chủ trì đối thoại ba bên giữa Hoa
Kỳ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vào tháng 4 năm 2003. Rõ ràng là Bắc
Kinh đã sử dụng vấn đề Triều Tiên để tìm kiếm “sự đổi chác” với vấn đề quan
hệ Mỹ - Đài Loan. Tổng thống Bush đã thông báo với Chủ tịch Giang Trạch
Dân vào cuối năm 2002 rằng Hoa Kỳ “phản đối” sự độc lập của Đài Loan.
Mặc dù vậy, Bắc Kinh đã làm Washington thất vọng bằng cách từ chối thực
14
hiện đường lối cứng rắn đối với Bắc Triều Tiện. Cho dù Trung Quốc khơng
mong muốn Bình Nhưỡng phát triển khả năng vũ khí hạt nhân, nếu điều này
xảy ra, đó ít nhất sẽ là một phần của chính sách khơng phổ biến vũ khí hạt
nhân rất lỏng lẻo của Bắc Kinh, tương tự như sự giúp đỡ của Trung Quốc đối
với chương trình vũ khí hạt nhân của Pakistan. Mặc dù, Bắc Kinh dường như
chắc chắn không ủng hộ hành động vũ trang của Bắc Triều Tiên chống Nam
Triều Tiên, nhưng Trung Quốc chắc chắn cũng không ủng hộ một nghị quyết
của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trừng phạt Bình Nhưỡng. Một điều cũng
chắc chắn là Bắc Kinh sẽ tích cực động viên Bắc Triều Tiên điều hịa hành vi
của mình. Quan hệ Mỹ - Trung phụ thuộc rất nhiều vào hai điểm nóng liên
quan đến họ là eo biển Đài Loan và Bắc Triều Tiên.
2. Trung Quốc và Đài Loan
- Căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Đài Loan có nguồn gốc từ
năm 1949 khi có hai chính phủ thù dịch ở Bắc Kinh và Đài Bắc cùng song
song tồn tại. Đài Loan đã duy trì được chiếc ghế thành viên thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc đến tận năm 1971. Trung Quốc tiếp nhận chiếc
ghế đó của Đài Loan sau đó một năm. Mặc dù Đài Loan đã làm dịu yêu cầu
liên quan đến quyền thực thi pháp lý đối với Trung Quốc lục địa, nhưng buộc
phải tuân theo chính sách “một Trung Quốc" do Hoa Kỳ đưa ra.
- Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã làm cho mâu thuẫn Bắc
Kinh - Đài Bắc leo thang thêm vì Bắc Kinh liên hệ với sự can thiệp của Hoa
Kỳ vào Bắc Triều Tiên có thể sẽ là tiền lệ cho việc Hoa Kỳ sẽ xâm lược
Trung Quốc lục địa, ủng hộ chính quyền Tưởng Giới Thạch. Mặc dù vậy, sự
bế tắc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cộng với sự tin chắc của các nhà
hoạch định Hoa Kỳ rằng Liên Xô - Trung Quốc - Triều Tiên đang hình thành
một liên minh cộng sản thù địch, đã làm “băng giá" quan hệ giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc trong suốt gần hai thập kỷ tiếp theo uộc chiến tranh Triều Tiên
1950-1953 đã làm cho mâu thuẫn Bắc Kinh - Đài Bắc leo thang thêm vì Bắc
15
Kinh liên hệ với sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Bắc Triều Tiên có thể sẽ là tiền
lệ cho việc Hoa Kỳ sẽ xâm lược Trung Quốc lục địa, ủng hộ chính quyền
Tưởng Giới Thạch. Mặc dù vậy, sự bế tắc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên
cộng với sự tin chắc của các nhà hoạch định Hoa Kỳ rằng Liên Xơ - Trung
Quốc - Triều Tiên đang hình thành một liên minh cộng sản thù địch, đã làm
“băng giá" quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong suốt gần hai thập kỷ
tiếp theo
- Vấn đề an ninh của Đài Loan đã trở thành và vẫn đang là “đinh chốt"
trong chính sách của Hoa Kỳ dối với tồn bộ khu vực châu Á-Thái Bình
Dương. Quan hệ Đài Loan - Trung Quốc đã đạt căng thẳng dinh điểm vào
năm 1996 trong cuộc bầu cử ở Đài Loan đã đe dọa sự ra mắt của một chính
phủ Đài Bắc dân chủ đối với Trung Quốc. Tháng 3, Trung Quốc đã khiêu
khích tuyên bố về vụ thử tên lửa đất đối đất rất gần với hai cảng của Đài
Loan. Các cuộc tập trận của lực lượng hải quân và không quân dã sử dụng
đạn thật ở co biển Đài Loan. Cuộc tập trận thứ ba bằng không quân và hải
quân cũng diễn ra vào cuối tháng 3. Phản ứng của Hoa Kỳ là cử hai tàu chở
máy bay đến eo biển Đài Loan với mục dịch giám sát các cuộc tập trận của
Hoa Kỳ, đồng thời đảm bảo an ninh khu vực trong thời gian diễn ra cuộc bầu
cử ở Đài Loan. Mặc dù khơng có uộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã
làm cho mâu thuẫn Bắc Kinh - Đài Bắc leo thang thêm vì Bắc Kinh liên hệ
với sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Bắc Triều Tiên có thể sẽ là tiền lệ cho việc
Hoa Kỳ sẽ xâm lược Trung Quốc lục địa, ủng hộ chính quyền Tưởng Giới
Thạch. Mặc dù vậy, sự bế tắc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cộng với sự
tin chắc của các nhà hoạch định Hoa Kỳ rằng Liên Xô - Trung Quốc - Triều
Tiên đang hình thành một liên minh cộng sản thù địch, đã làm “băng giá"
quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong suốt gần hai thập kỷ tiếp theo
- Ngay từ năm 1995, Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy đã có bài phát
biểu mạnh mẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận sự độc lập pháp lý của
16
Đài Loan đối với Trung Quốc. Đài Loan luôn phủ nhận học thuyết "một đất
nước hai chế độ” của Bắc Kinh và trên thực tế là Đài Loan khơng có chủ
quyền. Mặc dù vậy, quan điểm khiêu khích của Tổng thống Lý Đăng Huy đã
không đi quá xa như kiểu phủ nhận chính sách chính thức của Hoa Kỳ và
Trung Quốc liên quan đến vấn đề một Trung Quốc. Năm 1999, Tổng thống
Lý đã giải thích quan điểm của Đài Loan về CHND Trung Hoa là không thay
đổi và sự thống nhất hịa bình với một Trung Quốc lục địa dân chủ vẫn là mục
tiêu của Đài Loan. Trước sau như một ông cho rằng Đài Loan là một quốc gia
có chủ quyền và CHND Trung Hoa phải cơng nhận Đài Loan với tư cách là
một quốc gia. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tự do tại Hoa Kỳ lập
luận rằng sự mập mờ trong chính sách “một Trung Quốc” của Hoa Kỳ là
không thay dổi và việc khuyến khích Đài Loan độc lập chỉ gây ra ấn tượng
Hoa Kỳ là mối đe dọa đối với lợi ích của Trung Quốc trong khu vực. Một học
giả lại cho rằng thay vì thách thức an ninh của Trung Quốc một cách vơ ích,
Hoa Kỳ nên sử dụng ưu thế chiến lược của họ để mở rộng hợp tác với Trung
Quốc và duy trì an ninh của Đài Loan. Mặc dù vậy, có những biểu hiện cho
thấy chính quyền Bush bắt đầu rời bỏ chiến lược “mập mờ về Đài Loan đã tồn
tại từ lâu, nhưng áp dụng lâu dài như thế nào sự thay đổi này thì cịn chưa rõ
ràng. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chuyển một khối lượng lớn vũ khí lớn cho
Đài Loan, Tổng thống Bush đã dứt khoát loại bỏ sự ủng hộ Đài Loan độc lập.
Sau đó, năm 2003, Tổng thống Trần Thủy Biến đã giảm bớt sự căng thẳng
trong những tuyên bố yêu cầu độc lập của Đài Loan, có tính đến mơ hình
“Hồng Kơng”, nhưng vẫn khơng từ bỏ quan điểm “hai nước” trong quan hệ
với Trung Quốc.
- Việc Đài Loan tái phát động phong trào đòi độc lập đã làm cho quan
hệ hai bên căng thẳng trở lại. Mặc dù vậy, dân chủng Đài Loan vẫn chưa ủng
hộ hoàn toàn tuyên bố độc lập của chính phủ, mặc dù có sự phủ nhận rộng rãi
chính sách “một đất nước, hai chế dộ” của CHND Trung Hoa. Đài Bắc cũng
cố gắng giành lại tư cách thành viên trong Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như
17
là một bước đệm để nộp đơn xin trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Đại
Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) đã phủ quyết 5 lần đơn của Đài Loan xin gia
nhập WHO trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2001. Quy chế thành viên chỉ
được áp dụng đối với các quốc gia có chủ quyền và CHND Trung Hoa đã
ngăn cản hiệu quả các cố gắng của Đài Loan, mặc dù có sự hậu thuẫn mạnh
mẽ của Hạ viện Hoa Kỳ. Trong thời gian xảy ra đại dịch SARS năm 2003,
CHND Trung Hoa bày tỏ mong muốn được trợ giúp cho Đài Loan nhưng đã
bị từ chối. Khơng có sự đồng ý của Bắc Kinh, đại diện của WHO không thể
kết nạp Đài Loan vào tổ chức này được.
- CHND Trung Hoa tiếp tục phản đối mạnh mẽ các quốc gia có trao đổi
đại diện cấp cao với Đài Bắc, Bán vũ khí cho Đài Loan cũng là một vấn đề dễ
bùng phát tiềm tàng khác. Ngay từ năm 1982, trong một thông cáo chung giữa
Mỹ và Trung Quốc, Hoa Kỳ đã cam kết sẽ giảm dần việc bán vũ khí cho Đài
Loan. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp các vũ khí hiện đại cho Đài
Bắc trong khi hợp tác nghiên cứu tên lửa chống đạn đạo. Chuyến thăm của
người đứng đầu lực lượng quốc phòng Đài Loan đến Hoa Kỳ tháng 3 năm
2002 lại làm gia tăng xung đột giữa Bắc Kinh và Washington. Trung Quốc đã
phản đối chuyến thăm và cho rằng diều này đã vi phạm nguyên tắc “một
Trung Quốc" và đi ngược lại những thông cáo chung mà hai nước đã đưa ra.
Những người theo trường phái tân bảo thủ của Hoa Kỳ trong khi ủng hộ học
thuyết “một Trung Quốc" lại làm rất ít để làm lắng dịu sự nghi ngờ của Trung
Quốc về ý định ủng hộ độc lập Đài Loan của Hoa Kỳ. Tương tự như vậy,
quốc hội Hoa Kỳ cũng nghi ngờ không kém về chiến lược Đài Loan của
CHND Trung Hoa khi đặt hàng nghiên cứu thường niên về hiện đại hóa quân
sự của Trung Quốc. Bảo cáo năm 2003 của Lầu năm góc đưa ra tun bố rằng
Trung Quốc khơng chỉ có các tên lửa tầm ngắn có khả năng tấn cơng ngang
eo biển Đài Loan nhanh hơn nhiều lần trước đây mà cịn có khả năng phát
triển tên lửa nhằm vào các mục tiêu của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn bất cứ cuộc
tấn công nào của Hoa Kỳ trong tương lai.
18
3.
Quan hệ Trung Quốc – ASEAN
- Trung Quốc và ASEAN mới chỉ phát triển quan hệ mạnh mẽ từ dầu
những năm 1990 trở lại đây bằng việc đại diện Trung Quốc tham dự hội nghị
Bộ trưởng ASEAN tại Kuala Lumpur vào năm 1991. Trong một tuyên bố
năm 1996, ASEAN cũng công nhận tầm quan trọng của Trung Quốc đối với
khu vực. Những sáng kiến quan trọng cũng được đưa ra bao gồm hình thành
Ủy ban hợp tác chung ASEAN - Trung Quốc và Quý Hợp tác ASEAN Trung Quốc. Một lĩnh vực then chốt của lợi ích đa phương đã được đề cập là
việc ASEAN và Trung Quốc năm 2002 đã ký được Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như năm 2010 Hiệp định thương mại tự do
giữa Trung Quốc và ASEAN (CAFTA) đã có hiệu lực.
- Mặc dù vậy, cả hai vấn đề là FTA và Biển Đơng đều gặp phải khó
khăn trong quá trình trình thực hiện. Cả hai bên đều đồng ý thể hiện "sự kiểm
chế trong vấn đề Biển Đông. Một FTA giữa Trung Quốc và ASEAN cũng
phức tạp không kém, khi có sự chênh lệch quá lớn trong tiềm năng kinh tế
giữa hai đối tác. Theo đó, Trung Quốc đã đồng ý tự do hóa đáng kể thị trưởng
của mình để bù đắp lại tác động tiêu cực của dòng chảy FDI bị thu hút từ
ASEAN sang Trung Quốc khi nước này trở thành thành viên của WTO. Mặc
dù vậy, tiếp sau cuộc gặp Trung Quốc - ASEAN vào tháng 11 năm 2002 tại
Phnompenh, Đài Loan cũng đề nghị một hiệp định thương mại tự do ASEAN
- Đài Loan, mặc dù điều này khơng có vẻ được ASEAN xem xét một cách
nghiêm túc. Với nỗ lực và lợi ích của hai bên, cuối cùng ngày 1/1/2010 khu
vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN đã trở thành hiện thực. Đó là
một thị trường thống nhất lớn nhất thế giới, bao gồm 1,7 tỷ người, với GDP
khoảng 2 nghìn tỷ USD và kim ngạch thương mại hai chiếu lên đến hơn 1,2
nghìn tỷ USD.' Mặc dù vậy, các nghiên cứu của ASEAN về lợi ích của một
khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN cho thấy rất ít lợi ích từ một
hiệp định như thế, dự tính lợi ích chỉ là 0,9% tổng giá trị GDP của ASEAN
19