Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Mối quan hệ giữa phát triển tài chính, bất ổn định tài chính, tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khu vực châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.79 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ UYỂN VY
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, BẤT ỔN ĐỊNH TÀI
CHÍNH, TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
CÁC QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Tài chính Doanh Nghiệp
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Mối quan hệ giữa phát triển tài chính, bất ổn
định tài chính, tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu và kết quả trong luận văn là đáng tin
cậy, được xử lý trung thực và khách quan.

Người viết

Lê Uyển Vy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .....................................................................2
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................2
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
1.5 Bố cục bài nghiên cứu .........................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
...................................................................................................................................6
2.1 Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................6
2.1.1 Lý thuyết về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu ..........................................6
2.1.1.1 Phát triển tài chính........................................................................................6
2.1.1.2 Bất ổn định tài chính .....................................................................................7
2.1.1.3 Tự do hoá tài chính .....................................................................................11
2.1.1.4 Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................14


2.1.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu ...........17
2.1.2.1 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ....................17
2.1.2.2 Mối quan hệ giữa tự do hoá tài chính và tăng trưởng kinh tế ....................18
2.1.2.3 Mối quan giữa tự do hoá tài chính và bất ổn định tài chính ......................19
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính,
bất ổn định tài chính, tự do hoá tài chính và tăng trưởng kinh tế ...........................20
2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tự do hoá tài chính và tăng
trưởng kinh tế, bất ổn định tài chính .......................................................................21
2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa bất ổn định tài chính và

tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính ..................................................................23
2.2.3 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm liên qua đến các mối liên hệ được kiểm
định trong bài nghiên cứu .......................................................................................26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................32
3.1 Mô hình thực nghiệm ........................................................................................32
3.2 Dữ liệu mẫu .......................................................................................................32
3.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH ...................................................................43
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................................43
4.2 Kiểm định việc lựa chọn mô hình ước lượng hồi quy ......................................48
4.3 Các kiểm định lựa chọn mô hình ......................................................................49
4.3.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư ......................................49
4.3.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng ...................50


4.3.3 Phân tích kết quả hồi quy mô hình .................................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................58
5.1 Tổng kết ............................................................................................................58
5.2 Hạn chế đề tài ....................................................................................................59
5.3 Hướng nghiên cứu mở rộng ..............................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu liên quan….....................................Trang 28
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình…................................Trang 36
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình…......................Trang 43
Bảng 4.2: Kết quả phân tích thành phần chính bất ổn định tài chính…........Trang 47

Bảng 4.3: Kết quả phân tích thành phần chính phát triển tài chính…...........Trang 48
Bảng 4.4: Kết quả ma trận tự tương quan…..................................................Trang 48
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến….................................................Trang 49
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi…........................................Trang 50
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng….......Trang 50
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình dữ liệu bảng….......................................Trang 51


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký tự

Viết đầy đủ

PCI

Per Capita Income

GDP

Gross Domestic Product

GNP

Gross Domestic Product

GMM

General Method of Moments


NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước


1

TÓM TẮT
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối
quan hệ giữa phát triển tài chính, bất ổn định tài chính, tự do hoá tài chính và tăng
trưởng kinh tế ở một số quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bài nghiên
cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM cho bộ dữ liệu bảng của 14 quốc gia thuộc
châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Australia, China, Hong Kong SAR, Indonesia,
Japan, Korea, Malaysia, Mongolia, New Zealand, Vanuatu, Philippines, Singapore,
Thailand và Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2015, với kỳ quan sát
tính theo năm. Không gian và thời gian nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở có đủ
dữ liệu trong Data WorldBank. Bài nghiên cứu rút ra một số phát hiện quan trọng
như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bất ổn định tài chính, mối qua hệ này là cùng chiều, một nền kinh tế càng
tăng trưởng thì càng tăng độ bất ổn của tài chính, ngay cả khi không xét đến yếu tố
phát triển tài chính và tự do hoá tài chính.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và bất ổn định tài chính, mối quan hệ này là cùng chiều, hệ thống tài chính
càng phát triển thì rủi ro bất ổn định tài chính càng tăng, ngay cả khi không xét đến
yếu tố tự do hoá tài chính.
Thứ ba, không tìm thấy mối quan hệ giữa tự do hoá tài chính và bất ổn định
tài chính, ngay cả khi không xét đến yếu tố phát triển tài chính do ở các nước khu
vực Châu Á, do lãi suất ở khu vực này tương đối bị kiểm soát chặt chẽ không đi
theo hướng thả nổi thị trường
Đặc biệt mặc dù bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997, kết
quả trong bài nghiên cứu này không bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính này.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Năm 2017 được đánh giá là sức khoẻ nền kinh tế Châu Á cũng như toàn cầu
là khá tốt. Ngân hàng thế giới ước tính tăng trưởng thế giới là 2.7%, cao hơn 2.3%
so với năm ngoái, trong đó Châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Kể từ
khi nghành tài chính hình thành, sau khi phát triển đến một mức độ nhất định thì bất
ổn tài chính đã trở thành một sản phẩm tất yếu. Các ngân hàng, định chế tài chính,
cũng như các thực thể tham gia vào thị trường và mọi chính phủ đều thừa nhận
khiếm khuyết này của hệ thống. Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính (về
trình độ thị trường, quy mô và tầm ảnh hưởng), khiếm khuyết này không giảm bớt
mà ngày một lớn bởi các định chế tài chính ngày một lớn và phức tạp, các sản phẩm
tài chính ngày càng đa dạng và khó kiểm soát rủi ro trong khi thế giới ngày một
phẳng và không còn ranh giới.
Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thịnh vượng, các quốc gia có xu hướng hội
nhập kinh tế, từng bước đi theo con đường tự do hoá tài chính, hoạt động đầu tư

tăng làm cho hệ thống tài chính ngày càng năng động và phát triển, rủi ro bất ổn tài
chính đẩy lên cao. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả thực hiện
nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính, bất ổn định tài chính, tự do
hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương trong giai đoạn 1990 – 2015.
Xoay quanh vấn đề tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố trong thị trường tài
chính có khá nhiều bài nghiên cứu đã thực hiện trước đây, thậm chí theo các trường
phái khác nhau. Một trường phái nghiên cứu theo hướng, tự do hoá tài chính có tác
động tích cực hay tiêu cực đến sự bất ổn tài chính phụ thuộc vào mức độ tăng
trưởng của một quốc gia, tiêu biểu cho trường phái này có các nghiên cứu: Reinhart
và Tokatlidis (2003), Rodrik và Subramanian (2009), Suwailem (2014)… Một
trường phái nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính và


3

bất ổn định tài chính, tiêu biểu cho trường phái này có các nghiên cứu: Rajan và
Zingales (1998), Binifigliol và Mendocine (2004), Enowbi và cộng sự (2016) …
Mối quan hệ giữa các yếu tố trên không phải là một vấn đề nghiên cứu quá
mới tuy nhiên ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa được nghiên cứu
nhiều và ít tài liệu liên quan. Trong bài nghiên cứu của mình tác giả kỳ vọng tìm
được bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến độ bất ổn định tài chính, đặc biệt xét
trong thời kỳ hội nhập kinh tế mối quan hệ này khác nhau như thế nào đối với các
quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương thời điểm trước và sau tự do hóa tài chính.
Luận văn được thực hiện dựa trên bài nghiên cứu: “Linkages between
financial development, financial instability, financial liberalization and economic
growth in Africa” của Enowbi và cộng sự (2016)
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối

quan hệ giữa phát triển tài chính, bất ổn định tài chính, tự do hoá tài chính và
tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai
đoạn 1990 – 2015.
Các quốc gia được lựa chọn trong khu vực nghiên cứu: Australia, China,
Hong Kong SAR, Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, Mongolia, New Zealand,
Vanuatu, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam. Đây là các quốc gia có đầy
đủ dữ liệu trong danh sách các quốc gia được Ngân hàng Thế giới (Worldbank)
phân loại trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. (14 quốc gia)
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu kiểm tra mối quan hệ giữa phát triển tài
chính, bất ổn tài chính, tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương.


4

Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ dài hạn từ và một chiều từ các yếu tố :
tự do hoá tài chính, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế tác động đến độ bất ổn
định tài chính
Cụ thể, bài nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Phát triển tài chính có tác động đến sự bất ổn tài chính hay không?

-

Tự do hóa tài chính có tác động đến sự bất ổn tài chính hay không?

-


Tăng trưởng kinh tế có tác động đến sự bất ổn tài chính hay không?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phép phân tích trên dữ liệu bảng nhằm trả lời câu hỏi
mối quan hệ giữa các yếu tố tăng trưởng, phát triển tài chính và tự do hóa tài chính
ảnh hưởng đến độ ổn định tài chính quốc gia. Bài nghiên cứu lần lượt kiểm định các
giả thiết cổ điển bao gồm đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan và nội
sinh, sau đó sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng GMM được giới thiệu bởi
Arellano Bond (1991) nhằm đảm bảo tính vững và hiệu quả ước lượng.
Phần mềm tác giả được sử dụng tính toán và ước lượng là Stata 13.
1.5 Bố cục bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu bao gồm 5 phần với bố cục như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Trong chương này, một số vấn đề của đề tài sẽ được làm rõ: lý do chọn đề tài, mục
tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, vấn đề cần nghiên cứu, giới thiệu tổng quan về
phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
Tổng hợp những lý thuyết cơ bản, cơ sở lý luận khoa học liên quan và những nghiên
cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa tự do hoá tài chính, phát triển
tài chính, tăng trưởng kinh tế và độ bất ổn định tài chính
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.


5

Trong chương này tác giả trình bày: mô hình nghiên cứu, mô tả các biến, dữ liệu
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quán hệ giữa các yếu tố:
Tự do hoá tài chính, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế đối với độ bất ổn định
tài chính ở một số quốc gia Châu Á tương ứng với phương pháp nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận
Tổng kết lại các nội dung:
-

Tóm tắt kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu

-

Tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu đã đưa ra

-

Hướng mở rộng và những hạn chế của đề tài


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý thuyết
Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài
chính, tự do hóa tài chính, tăng trưởng kinh tế đối với độ bất ổn tài chính. Vì vậy,
trước khi trình bày chi tiết nội dung mô hình nghiên cứu ở chương 3, trong chương
này tác giả tổng hợp những lý thuyết liên quan nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về
các yếu tố nghiên cứu trong mô hình.
2.1.1. Lý thuyết về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu:
2.1.1.1. Phát triển tài chính
Thị trường tài chính là khu vực trung gian của nền kinh tế, thông qua các
công cụ tài chính (chứng khoán nợ, chứng khoán vốn và chứng khoán phái sinh)
thực hiện các chức năng cơ bản dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn đáp ứng

kịp thời nhu cầu của nền kinh tế.
Phát triển tài chính có thể được định nghĩa như một sự cải tiến về chất lượng
trong 4 chức năng chính của thị trường tài chính (theo mô hình Levine, R 1997):
(1) Huy động vốn
(2) Phân bổ vốn và hỗ trợ lưu thông hàng hoá
(3) Hỗ trợ kiểm soát doanh nghiệp
(4) Hỗ trợ quản trị rủi ro
Các đặc trưng có liên quan phát triển tài chính hỗ trợ thực hiện tốt 4 chức năng trên
Để thực hiện tốt bốn chức năng trên, thì cần phải có sự bổ trợ của các hoạt động
sau:
-

Các trung gian tài chính được hình thành đa dạng và cách thức hoạt động
khác nhau giúp giảm chi phí giao dịch và tạo ra lợi tức vốn phân bổ tối ưu


7

-

Các dịch vụ tài chính ra đời và cung cấp gần như tối ưu đến các lĩnh vực/
nghành nghề kinh tế xã hội
Phát triển tài chính và sự hình thành cơ sở hạ tầng liên quan đến trung gian

tài chính giải quyết được phần nào vấn đề bất cân xứng thông tin, giúp cho cung và
cầu của nhà đầu tư và người đi vay gặp nhau.
Phát triển tài chính thông qua các trung gian tài chính đã thực hiện tốt vai trò
của mình là thu hút và huy động tiền tiết kiệm cho đầu tư, và phân bổ vốn một các
hiệu quả cho các dự án có lợi tức kỳ vọng cao, tạo điều kiên gia tăng năng suất
chung của nền kinh tế và lợi suất thực của vốn.

Theo nghiên cứu của Pagano (1993), tuy các cấu phần của phát triển tài
chính làm cho chi phí giao dịch có liên quan không giảm được, nhưng khi phát triển
tài chính vượt quá một ngưỡng có thể làm giảm chi phí giao dịch của hệ thống tài
chính, thúc đẩy gia tăng tăng trưởng kinh tế và đổi mới sản phẩm tài chính.
2.1.1.2. Bất ổn định tài chính
Có nhiều cách hiểu về bất ổn định tài chính (khủng hoảng ngân hàng, khủng
hoảng nợ, đổ vỡ bong bóng thị trường tài sản), nhưng khái quát lại bất ổn tài chính
là trạng thái sụt giảm mạnh trong ngắn hạn về giá trị các tài sản tài chính, các tổ
chức tài chính và sự đổ vỡ của hệ thống tài chính
Trong giới học thuật, nhiều nghiên cứu trước đây thảo luận về vấn đề bất ổn
định tài chính. Như nghiên cứu Gracia Herrero (2003) và Cihak (2007) đã sử dụng
khủng hoảng ngân hàng như là một đại diện cho sự bất ổn tài chính. Tuy nhiên
nghiên cứu Caprio và Klingebiel (1996) không tán đồng chỉ số này vì rất khó xác
định thời điểm của các cuộc khủng hoàng. Các cuộc khủng hoảng chỉ được xem xét
khi các chính sách khắc phục kịp thời không hạn chế được, chúng đủ trầm trọng để
kích hoạt các sự kiện thị trường. Và nếu chỉ tính đến các cuộc khủng hoảng ngân
hàng thì sự bất ổn định ở các bộ phận khác của hệ thống tài chính sẽ bị bỏ rơi.


8

Để vượt qua những vấn đề này, Guillaumout và Kpodar (2004) và Loayza và
Ranciere (2004) xây dựng một chỉ số về độ bất ổn tài chính bằng cách đo lường sự
phát triển tài chính đó là phần chênh lệch tiêu chuẩn cho mỗi kỳ bảy năm dự kiến
xu hướng tài chính, chỉ số phát triển trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này có nghĩa
là chỉ số bất ổn định về tài chính là được tính từ độ lệch chuẩn của phần còn lại của
biến số phát triển tài chính quay lại độ trễ giá trị và xu hướng của nó. Loayza và
Ranciere (2004) tính tiêu chuẩn độ lệch từ tăng trưởng của chỉ số phát triển tài
chính, trong khi Eggoh Jude (2008) đo lường sự bất ổn tài chính thông qua một
thành phần chu kỳ của chỉ số phát triển tài chính.

Bài nghiên cứu dựa theo phương pháp của Klomp và Haan (2009) xây dựng
một chỉ số bất ổn định tài chính liên tục, bằng cách phân tích số học về một số chỉ
số ổn định tài chính.
Dấu hiệu của bất ổn định tài chính
Giai đoạn tiền khủng hoảng, giống như bầu trời trước bão, luôn có đầy đủ
dấu hiệu cảnh báo cần thiết. Theo một nghiên cứu của IMF dựa trên các cuộc khủng
hoảng đã xảy ra trong lịch sử về dấu hiệu, diễn biến và nguyên nhân, trước khi xảy
ra khủng hoảng, các dấu hiệu sau (hoặc cùng nhau hoặc một hay một số trong đó)
thường xuất hiện:
-

Thứ nhất, tín dụng mở rộng quá mức và/hoặc giá tài sản tăng quá cao
Dấu hiệu này thường đi kèm với chính sách tiền tệ mở rộng, dòng vốn giá rẻ

ồ ạt cung vào thị trường qua hệ thống tài chính. Hệ lụy là dòng tiền không thể hấp
thụ hết vào khu vực sản xuất sẽ chảy vào những khu vực có tỷ suất sinh lời cao và
rủi ro cũng cao như các thị trường tài sản (bất động sản, thị trường chứng khoán),
nhiều trong số đó mang tính đầu cơ ngắn hạn, tạo bong bóng tài sản. Khủng hoảng
sẽ xảy ra khi dòng vốn giá rẻ đột ngột đảo chiều, thị trường tài sản đổ vỡ (giảm giá
mạnh, mất thanh khoản).
Thực tế cho thấy, dấu hiệu đầu tiên này cũng là dấu hiệu phổ biến và cơ bản
nhất, xuất hiện tại mọi cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Ví dụ, tại cuộc khủng hoảng


9

nợ của các nước Mỹ La-tinh năm 1982, do dễ dàng vay nợ giá rẻ từ nước ngoài
trong nhiều năm, các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng trưởng tín dụng nhanh
với quy mô lớn, nhờ đó kinh tế tăng trưởng cao trong những năm này. Tuy nhiên,
khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập kỷ 70, dòng

vốn đảo chiều, lãi suất tăng vọt, chính phủ các nước Mỹ la tinh mất khả năng trả nợ.
Gần đây hơn, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và khủng hoảng tài
chính toàn cầu 2008 - 2009 cũng chứng kiến hiện tượng tương tự, dòng vốn giá rẻ
qua hệ thống tài chính cung quá mức vào thị trường, dẫn đến bong bóng tài sản tại
các nước Châu Á (1997), hay bong bóng giá nhà ở và nợ dưới chuẩn của Mỹ (20082009)
-

Thứ hai, hệ thống tài chính khó khăn hoặc mất khả năng cung cấp nguồn lực
tài chính cho các khu vực khác của nền kinh tế.
Tình trạng này xảy ra khi hệ thống tài chính mất khả năng thanh khoản, khả

năng thanh toán hoặc mất mát niềm tin khiến tín dụng không thể cung ra thị trường,
nợ xấu ngân hàng gia tăng. Dấu hiệu này thường rõ nét ngay trước khủng hoảng
bùng nổ, cũng như trong và sau khủng hoảng.
-

Thứ ba, hỗ trợ của chính phủ ở quy mô lớn (như hỗ trợ thanh khoản, tái cấp
vốn).
Đặc trưng của các hệ thống tài chính là rủi ro lây nhiễm cao, niềm tin dễ

dàng bị xói mòn khi thông tin bất cân xứng, có thể tạo nên tình trạng “hoảng loạn
tập thể” gây đổ vỡ hệ thống. Bởi vậy, Chính phủ thường hỗ trợ thanh khoản, tái cấp
vốn cho các định chế tài chính lớn đang gặp khó khăn hoặc rủi ro nếu sự đổ vỡ của
các định chế đó ảnh hưởng xấu tới hệ thống. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
mặc dù Chính phủ có hỗ trợ lớn nhưng đổ vỡ hệ thống vẫn diễn ra, tình trạng hỗn
loạn vẫn trầm trọng do rủi ro lây nhiễm đã lan quá rộng, ngoài năng lực hỗ trợ của
chính phủ. Chúng ta có thể thấy thực trạng này tại cuộc khủng hoảng gần đây nhất
năm 2007-2008, Chính phủ Mỹ và Chính phủ của một số nền kinh tế đều thực hiện



10

cứu trợ quy mô lớn nhưng vẫn không thể ngăn chặn đà tiến của cuộc khủng hoảng
đó.
-

Thứ tư, các bất cân đối lớn trên bảng cân đối tài khoản, cụ thể là bất cân đối
giữa NỢ và TÀI SẢN (của Chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình, ngân hàng
thương mại (NHTM)…).
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu bất cân đối khác như sự phá giá tiền tệ mạnh

và đột ngột, suy giảm mạnh dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương (NHTW)
trong thời gian ngắn, thâm hụt cán cân thanh toán, cán cân thương mại nghiêm
trọng và kéo dài …
Tác động của bất ổn định tài chính
-

Tác động cơ bản và rõ nét nhất là thị trường hàng hoá, tiêu thụ thu hẹp, tỷ lệ
thất nghiệp gia tăng
Thị trường hàng hoá, tiêu thụ thu hẹp do sản xuất của doanh nghiệp, thu

nhập của người dân giảm mạnh. Vì vậy nhu cầu về tiêu thụ hàng hoá sản phẩm
giảm, đặc biệt đối với các quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu chiếm phần lớn GDP (Việt
Nam hơn 50% GDP là sản lượng xuất khẩu) thì tác động này càng rõ nét. Cầu tiêu
thụ giảm kéo theo hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp, giá trị sản xuất công
nghiệp giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng gây khó khăn toàn diện về lĩnh vực kinh tế
cũng như an sinh xã hội.
-

Thứ hai là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp sụt

giảm
Đây cũng là tác động ảnh hưởng lớn. Những khó khăn về tài chính của các tổ

chức, doanh nghiệp, của chủ đầu tư nước ngoài trong điều kiện khủng hoảng tài
chính là không nhỏ, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư từ các
nước lớn phát triển vào các nước nghèo hoặc các nước đang phát triển theo xu
hướng giảm về số lượng và quy mô vốn. Quá trình này ảnh hưởng không nhỏ đến
các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh các nghành nghề tại các quốc gia có liên


11

quan đến vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua đó tác động trực tiếp đến tốc độ tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế.
-

Thứ ba là bất ổn kinh tế - tài chính toán cầu có tác động gián tiếp đến thị
trường tài chính tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Tác động này phản ảnh rõ trên ba phương diện:
 Dòng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh thông qua thị trường
chứng khoán. Sự bất ổn tài chính tạo ra tâm lý bảo toàn vốn, tâm lý
muốn nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của các nhà đầu tư
 Các hoạt động đầu tư, liên kết, góp vốn mua cổ phẩn của các nhà đầu
tư chiến lược và hệ thống ngân hàng giảm và hạn chế hơn, tâm lý
thiếu tin tưởng vào hệ thống ngân hàng.
 Những biến động của lãi suất, của giá vàng, của đồng USD … trên
các thị trường tiền tệ thế giới trong điều kiện khủng hoảng thường
biến động nhanh, liên tục và khó dự báo. Điều này tạo môi trường cho
các hoạt động đầu cơ, và tác động ảnh hưởng nhất định đến thị trường
tiền tệ, thị trường ngoại hối …


2.1.1.3. Tự do hoá tài chính
Tự do hoá tài chính có thể hiểu là giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào
các quan hệ và giao dịch tài chính, làm cho hệ thống tài chính quốc gia được hoạt
động tự do hơn và hiệu quả hơn theo tín hiệu thị trường. Đây chính là quá trình nới
lỏng những hạn chế về các quyền tham gia thị trường cho các bên tìm kiếm lợi ích
trong phạm vi kiểm soát được của pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau:
-

Giảm thiểu tối đa việc kiểm soát về giá cả và lãi suất trên thị trường tài chính

-

Xã hội hóa khu vực tài chính và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong
việc cho vay tín dụng

-

Cho phép sự gia nhập rộng rãi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đặc biệt xóa
bỏ những trợ cấp cho các tổ chức hoạt động trong thị trường tài chính …


12

Từ định nghĩa của tự do hoá tài chính, có thể hiểu bản chất của nó là đưa
hoạt động tài chính vận hành theo cơ chế thị trường, và chuyển giao dần vai trò từ
chính phủ sang thị trường trong vấn đề điều tiết tài chính, trong quá trình chuyển
giao sẽ dần tìm thấy sự phối hợp hiệu quả nhất trong việc thực hiện các mục tiêu xã
hội, kinh tế giữa nhà nước và thị trường
Tự do hoá tài chính bao gồm các nội dung cơ bản tự do hoá các hoạt động

sau: hoạt động cho vay của NHTM, hoạt động của các tổ chức tài chính, hoạt động
ngoại hối, và đặc biệt là tự do hoá lãi suất.
Chia theo chiều dọc thì tự do hóa tài chính chủ yếu hàm ý tự do hóa trên thị
trường tiền tệ và tự do hóa trên thị trường vốn. Chia theo chiều ngang tự do hóa tài
chính được phân làm hai cấp độ:
-

Thứ nhất là tự do hóa tài chính nội địa: các công cụ chính sách tiền tệ dần
được điều hành theo tín hiệu thị trường, bỏ kiểm soát lãi suất và phân bổ tín
dụng, các dịch vụ tài chính được cho phép thực hiện theo nguyên tắc thị
trường, khuyến khích phát triển các thị trường tài chính trong nước.

-

Tự do hóa tài chính quốc tế: loại bỏ các hạn chế và kiểm soát vốn trong giao
dịch ngoại hối cụ thể là tự do hoá giao dịch vốn và giao dịch vãng lai
Hoạt động tự do hoá lãi suất là quan trọng nhất trong trự do hoá tài chính, vì

vậy cần thiết phải được kiểm soát bởi các hoạt động sau:
-

Thông qua những tiến bộ đạt được trong cải cách khu vực ngân hàng và
DNNN, xác định tốc độ và thời điểm bắt đầu tự do hoá lãi suất

-

Tuỳ mỗi công cụ tài chính khác nhau sẽ có trật tự và lộ trình tiến hành tự do
hoá lãi suất để không làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng

-


Trong khuôn khổ hệ thống tài chính đã tiến trình tự do hoá, NHTW cần có
những chiến lược chỉ đạo chính sách tiền tệ phù hợp

-

Để bắt kịp tối đa hoá hiệu quả hoạt động tự do hoá tài chính, cần chuẩn bị
những công cụ tài chính mới.
Lợi ích của tự do hóa tài chính, có thể tóm tắt 6 lợi ích chính:


13

Thứ nhất, tự do hoá tài chính góp phần tạo điều kiện mở rộng quá trình
chuyển tiết kiệm sang cho đầu tư. Vì khi đó, lãi suất huy động thâp hơn so với các
tổ chức đầu tư tài chính, các thủ thủ tục ràng buộc về vay vốn cũng sẽ đơn giản hơn.
Thứ hai, tự do hoá tài chính làm cho việc phân bổ nguồn đầu tư trở nên hiệu
quả hơn. Khi quá trình tự do hoá vận hành khiến cho các tổ chức tín dụng e ngại rủi
ro, tập trung tìm kiếm các dự án có khả năng sinh lời cao, để thủ tục và nguồn vốn
cho vay được an toàn. Việc này kéo theo các định chế tài chính thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ thẩm định đánh giá dự án tiềm năng, nguồn vốn phân bổ sẽ được đầu tư
một cách hiệu quả và nguồn nhân lực của xã hội cũng được cải thiện một cách đáng
kể qua quá trình cạnh tranh và hoạt động nghiêm túc.
Thứ ba, tự do hoá tài chính giữ cho lãi suất thực luôn dương do sự tự diều
chỉnh về quy luật cung cầu thị trường. Khi đó người cho vay sẽ an tâm khi gửi tiền
tiết kiệm vào tồ chức tín dụng, nguồn vốn đầu tư cho các dự án gia tăng, kích thích
tăng trưởng kinh tế
Thứ tư, tự do hoá tài chính giúp gia tăng năng lực quản lý của các tổ chức tài
chính nội địa, các hoạt động dịch vụ tài chính ổn định, đa dạng và hiệu quả hơn.
Thứ năm, tự do hoá các dịch vụ tài chính mang lại cơ hội giảm thiểu rủi ro hệ

thống và chuyển giao công nghệ tối ưu hơn.
Thứ sáu, tự do hoá các dịch vụ tài chính tạo điều kiện kéo gần lại nền kinh tế
thế giới và trong nước, phân phối nguồn lực hiệu quả thông qua việc thiết lập một
chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp theo từng quốc gia, sẵn sàng đối phó với những
bất thường có thể xảy ra trên bình diện thị trường tài chính
Nguy cơ của tự do hóa tài chính
Tự do hoá tài chính nếu thực hiện nôn nóng, thiếu đồng bộ hoặc sai trình tự
trong các hoạt động quản lý vỹ mô, chính phủ bị động mất quyền điều tiết thị
trường. Tự do hoá tài chính cũng tiềm ẩn những nguy cơ, cụ thể:


14

Thứ nhất, nguy cơ tỷ giá hối đoái không hợp lý làm cho đồng nội tệ mất giá,
nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện dễ dàng việc chuyển vốn ra nước ngoài.
Thứ hai, thiếu các hoạt động kiểm soát dòng vốn ngắn hạn sẽ làm xảy ra hiện
tượng tiền tháo chạy.
Thứ ba, khi biến động tỷ giá, giá bất động sản, giá chứng khoán hay giá trị
tài sản thế chấp biến động, xu hướng sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn gia
tăng, tính thanh khoản bị ảnh hưởng làm cho tỷ lệ vỡ nợ không kiểm soát được.
Bốn là, khi thực hiện tự do hoá không bài bản theo trình tự, khả năng mất
chủ quyền của nhà nước rất đáng lo ngại. Các doanh nghiệp sẽ không quan tâm mục
tiêu nào khác ngoài lợi nhuận, có thể gây ra những bất đồng mục tiêu kinh tế xã hội
của quốc gia nhưng Chính phủ lúc này không kiểm soát được, đặc biệt rủi ro này
đẩy lên cao khi tự do hoá được thực hiện ở các nước có hệ thống tài chính nội địa
cạnh tranh kém.
Từ những mặt trái trên, để có thể hạn chế tác động tiêu cực của tự do hoá tài
chính thì nên cải thiện năng lực tài chính nội địa lên một khả năng cạnh tranh đáng
kể trước khi công cuộc mở cửa được tiến hành. Việc theo đuổi tiến trình tự do hoá
tài chính đúng đắn, thận trọng và đúng thời cơ sẽ cân bằng được các lợi ích và mang

lại hiệu quả kinh tế xã hội tiềm năng với mức chi phí tối ưu.
Trên thực tế, rất ít bằng chứng cho rằng tự do hoá tài chính có thể gây hại
cho sự an toàn của hệ thống tài chính nội địa. Theo Dobson & Jacquet (1998), sự đa
dạng và tính ổn định của hệ thống tài chính được tăng thêm khi có sự góp mặt của
các tổ chinh tài chính nước ngoài. Và hiêu quả của chính sách tài chính tiền tệ
không phụ thuộc vào sự góp mặt của các tổ chức tài chính quốc tế, mà phụ thuộc
chính vào chình sách điều vốn và tỷ giá của nước chủ nhà.
2.1.1.4. Tăng trưởng kinh tế


15

Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc
thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
Xét trong điều kiện một khoảng thời gian nhất định, sự gia tăng GNP hoặc
GDP được xem là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế. Cũng có thể định nghĩa tăng
trưởng kinh tế là sự gia tăng sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) được xét trong
một khoản thời gian nhất định là giá trị của tất cả các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
tính bằng tiền và lưu ý đây là sản phẩm dịch vụ cuối cùng được sản xuất tạo ra tới
tay người tiêu dùng (thường tín niên độ một năm tài chính)
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) cũng được định
nghĩa giống GDP nhưng điểm khác nhâu để phân biệt hai định nghĩa này là GNP là
giá trị của các hàng hoá dịch vụ do người dân quốc gia đó tạo ra, không kể người
dân đó đang ở đâu trên thế giới chỉ cần mang quốc tịch nước nhà là được tính, còn
GDP là sản phẩm tạo ra trên quốc gia đó không xét người dân của quốc gia nào
miễn đang ở trong lãnh thỗ là được tính.
Tổng sản phẩm quốc nội chia cho số dân được gọi là tổng sản phẩm bình

quân đầu người
Tổng sản phẩm quốc dân chia cho số dân được gọi là tổng thu nhập bình
quân đầu người
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở
một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập
bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo
khổ.


16

Để đo lường tăng trưởng kinh tế, người ta dùng nhiều cách có thể đo bằng %
tốc độ tăng trưởng, hoặc lấy hiệu số tuyệt đối giữa hai năm của các chỉ tiêu được
định nghĩa ở trên: GDP, GDP bình quân …
Về vai trò, tăng trưởng kinh tê có 4 vai trò chính:
-

Tăng trưởng kinh tế cao, tăng năng suất lao động, nâng cao mức số, sự ổn
định chi phí và giá cả, đẩy mạnh an ninh quốc gia

-

Khuyến khích sự đổi mới, hiệu quả kỹ thuật và quản lý

-

Tạo thuận lợi cho năng động về mặt kinh tế (nguồn nhân lực mới, nguồn đầu
tư mới) và xã hội (sự sáng tạo)

-


Tạo nguồn vốn cho công đồng
Nguồn lực của tăng trưởng kinh tế có 4 yếu tố bao gồm: Vốn nhân lực (tri
thức và kỹ năng nhân lực), tích lũy tư bản (cơ sở vật chất khu vực tư nhân và
công cộng), tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản), tri thức công nghệ
(máy móc kỹ thuật cao).
Cơ sở lý thuyết xác định nguồn lực của tăng trưởng kinh tế:

-

Lý thuyết cổ điển của Smith: Ông cho rằng đất đai được chia tự do cho tất cả
mọi người, đất đai là sẵn có nên đơn giản mọi người chỉ cần mở rộng thêm
nhiều diện tích hơn khi dân số tăng lên. Sản lượng sẽ tăng tương ứng cùng
với dân số. Tiền lương thực tế theo đầu người sẽ không đổi theo thời gian.

-

Lý thuyết cổ điển của Malthus: Ông cho rằng mức sống sẽ khó được cải
thiện chỉ ở mức vừa và đủ do áp lực tăng dân. Ông lý giải rằng, khi thu nhập
cao hơn mức sống, dân số sẽ gia tăng, cung lao động tăng, mức lương giảm
xuống thấp kéo theo tỷ lệ tử vong cao làm giảm dân số, ảnh hưởng cung lao
động khan hiếm, mức tiền lương cải thiện và tiếp tục vòng tuần hoàn

-

Lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes: Mô hình nhấn mạnh vai trò
của tiết kiệm và đầu tư trong tăng trưởng kinh tế.

-


Lý thuyết tân cổ điển vè tăng trưởng kinh tế: Mô tả một nền kinh tế trong đó
một đồng ra đồng nhất duy nhất được sản suất bằng hai loại đầu vào, tử bản
và lao động.


17

Hàm sản xuất: Y = f (K, L)
2.1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu:
2.1.2.1 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Thị trường tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Rất
nhiều các nghiên cứu đã thảo luận vấn đề này. Bagehot (1873) cho rằng hệ thống tài
chính chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa tại Anh. Tương
tự, Schumpeter (1912) kết luận rằng các ngân hàng hiện đại đã góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát triện hệ thống kỹ thuật tiên tiến để tìm và hỗ
trợ những nhà khởi nghiệp, trao cho họ cơ hội quý giá để phát triển sản phẩm và
quy trình sản xuất. Steiner, et al (1963) khẳng định hoạt động của hệ thống ngân
hàng tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Hoạt động của khu vực này tác
động đến cung tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến quán trình sản xuất như loại hàng hóa,
số lượng và nơi sản xuất. Levine, R. (1997) minh họa mối quan hệ giữa thị trường
tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng sơ đồ sau:
Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Thị trường không hoàn hảo:
-

Chi phí thông tin

Thị trường tài chính và các định chế tài chính

Chức năng của thị trường tài chính:

-

Huy động vốn

-

Phân bổ vốn

-

Hỗ trợ kiểm soát doanh nghiệp

-

Hỗ trợ quản trị rủi ro


18

Kênh tăng trưởng
-

Tích lũy vốn

TĂNG TRƯỞNG

Nguồn: Lavine .R (1997)
nước ngoài” (Dobson & Jacquet, 1998)
2.1.2.2 Mối quan hệ giữa tự do hoá tài chính và tăng trưởng kinh tế
Những thời điểm thập niên 1950 và 1970, hầu hết ở các nước đang phát triển

đều để cho nhà nước kiểm soát thị trường tài chính, vì các tổ chức tài chính tư nhân
bị cho là không đủ năng lực về tầm nhìn nhu cầu đầu tư. Các ngân hàng hầu như
đều được sở hữu bởi nhà nước và hoạt động của các nhân hàng tư nhân bị hạn chế.
Việc phân biệt và quyền lực gây ra sự phân khúc hệ thống tài chính, các doanh
nghiệp nhà nước thường được hưởng chính sách ưu đãi với các khoản tín dụng
chính thức lãi suất thấp, các dự án tiềm năng cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ
không tiếp cận được nguồn vốn tốt phải đi vay ở thị trường tài chính phi chính thức,
lãi suất cao. Điều này làm cho hiệu quả chung của nền kinh tế giảm sút đáng kể.
Một vấn đề nữa, các ngân hàng chào lãi suất tiết kiệm thấp, làm mất động lực gửi
tiền của các hộ gia đình, giảm nguồn vốn sẵn có cho hoạt động cho vay kinh doanh.
Năm 1973, sự ra đời của hai cuốn sách được viết bởi Edward Shaw và
Ronald McKinnon đã ảnh hưởng đến tư duy tài chính của các nhà hoạch định chính
sách. Theo McKinnon và Shaw, chính phủ làm cản trở ngân hàng và các tổ chức tài
chính thực hiện chức năng quan trọng là trung gian tài chính. Dưới tác động của “áp
chế tài chính”, ở các nước phát triển, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư là quá thấp. Các hệ
thống tài chính được cho là bị “áp chế tài chính” (financial repression), có nghĩa là
lãi suất, tỷ giá bị kiểm soát, tín dụng phân khúc, số lượng ngân hàng và tổ chức phi
tài chính bị kiểm soát…


×