Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện, lượng khí thải CO2 và phát triển tài chính ở các quốc gia khu vực châu á – thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.32 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN LÊ XUÂN AN

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ,
TIÊU THỤ ĐIỆN, LƢỢNG KHÍ THẢI CO2 VÀ PHÁT
TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CÁC QUỐC GIA KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN LÊ XUÂN AN

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ,
TIÊU THỤ ĐIỆN, LƢỢNG KHÍ THẢI CO2 VÀ PHÁT
TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CÁC QUỐC GIA KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƢƠNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG



TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Mối quan hệ giữa
tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ điện, lƣợng khí thải CO2 và phát triển tài chính ở các
quốc gia khu vực châu Á -Thái Bình Dƣơng” là công trình nghiên cứu của tôi cùng
với sự hỗ trợ của Giảng viên hƣớng dẫn TS. Nguyễn Tấn Hoàng và chƣa từng đƣợc
công bố trƣớc đây.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội
dung tôi đã trình bày trong luận văn này.
TP Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2016
Ngƣời thực hiện

Trần Lê Xuân An


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
TÓM TẮT ..................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................2
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................3

1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................4
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................4
1.6. BỐ CỤC BÀI NGHIÊN CỨU ..................................................................................4
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
ĐÂY ............................................................................................................................6
2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT....................................................................................6
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế ...................................................................................6
2.1.2. Lượng phát thải CO2 .................................................................................6
2.1.3. Phát triển tài chính....................................................................................7
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ..........................................................................8
2.2.1. Mối quan hệ giữa phát thải CO2, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng
kinh tế ..................................................................................................................8
2.2.2. Mối quan hệ giữa CO2 và phát triển tài chính ........................................15
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................20
3.1. MÔ TẢ BIẾN VÀ DỮ LIỆU .................................................................................20
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................................20
3.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH .......................................................................21
3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................................21
3.3.2. Kiểm định đồng liên kết ..........................................................................23
3.3.3. Kiểm định đồng liên kết theo Johansen (1988) .......................................23


3.3.4. Ước lượng hồi quy đồng liên kết bảng ....................................................23
3.3.5. Mô hình hiệu ứng cố định năng động .....................................................24
3.3.6. Kiểm định nhân quả Granger .................................................................25
3.3.7. Phản ứng xung và phân rã phương sai ...................................................25
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................30
4.1. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ..........................................................................31
4.2. KIỂM ĐỊNH SỰ TƢƠNG QUAN VÀ ĐA CỘNG TUYẾN ..........................................31
4.2.1. Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến...........................31

4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến .........................................................................32
4.3. KIỂM ĐỊNH HIỆN TƢỢNG PHƢƠNG SAI THAY ĐỔI PHẦN DƢ TRÊN DỮ LIỆU BẢNG
- GREENE (2000) ....................................................................................................33
4.4. KIỂM ĐỊNH HIỆN TƢỢNG TỰ TƢƠNG QUAN PHẦN DƢ TRÊN DỮ LIỆU BẢNG–
WOOLDRIDGE (2002) VÀ DRUKKER (2003) ...........................................................33
4.5. KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG DỮ LIỆU BẢNG PESARAN’S (2007) CIPS....................34
4.6. KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT TRÊN DỮ LIỆU BẢNG. ...........................................35
4.7. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY DÀI HẠN ...........................................................36
4.8. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG PHƢƠNG PHÁP GMM VÀ PMG – POOLED
MEAN GROUP. .......................................................................................................38
4.9. ĐỘ TRỄ TỐI ĐA CHO MÔ HÌNH PVAR ..............................................................41
4.10. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ BẰNG PANEL VECM ..........................42
4.11. KẾT QUẢ PHÂN TÁCH HÀM PHẢN ỨNG XUNG THEO TIẾP CẬN CỦA
CHORLESKY VÀ PHÂN RÃ PHƢƠNG SAI (VARIANCE DECOMPOSITION) TRONG MÔ
HÌNH VECM ..........................................................................................................44
4.11.1. Kiểm định tính ổn định mô hình ............................................................44
4.11.2. Hàm phản ứng xung (impulse response)...............................................45
4.11.3. Phân rã phương sai (Variance decomposition) ....................................46
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN .......................................................................................48
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................48
5.2. MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .............................................................................49
5.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN ...................................................................49
5.4. HƢỚNG MỞ RỘNG ĐỀ TÀI ................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ARDL

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Autoregressive distributed lag
Mô hình tự hồi quy phân phối trễ

ARIMA

Autoregressive integrated

Trung bình trƣợt kết hợp tự hồi quy

moving average
ASEAN

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á

Nations
BRIC

Brazil, Russia, India and China

DOLS

Dynamic ordinary least squares

Bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng
năng động

EKC


Environmental Kuznets Curve

Đƣờng cong môi trƣờng Kuznets

FD

Financial Development

Phát triển tài chính

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

FMOLS

Fully modified ordinary least

Biến đổi hoàn toàn bình phƣơng nhỏ

squares

nhất thông thƣờng

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm trong nƣớc

GMM

Generalized Method of Moments Phƣơng pháp mô men mở rộng

MENA

Middle East and North Africa

Trung Đông và Bắc Phi

OECD

Organization of Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Cooperation and Development
countries
OLS

Ordinary Least Squares

Bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng

PMG

Pooled Mean Group


Phƣơng pháp PMG

PVAR

Panel vector autoregressive

Tự hồi quy véc tơ dữ liệu bảng

VECM

Vector error correction Model

Mô hình sửa lỗi véc tơ

VIF

Variance inflation factor

Hệ số phóng đại phƣơng sai


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa phát thải CO2, tiêu thụ năng lƣợng và tăng trƣởng kinh
tế
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa phát thải CO2 và phát triển tài chính
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình
Bảng 4.2: Kết quả ma trận tƣơng quan đơn tuyến tính Pearson
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phƣơng sai
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra phƣơng sai thay đổi mô hình
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra tự tƣơng quan mô hình

Bảng 4.6: Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Fisher
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình DOLS
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình FMOLS
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình theo phƣơng pháp GMM và PMG
Bảng 4.11: Độ trễ tối đa cho mô hình VAR
Bảng 4.12: Bảng kết quả phân tích mối quan hệ nhân quả VECM
Bảng 4.13: Kết quả phân rã phƣơng sai


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1

: Sự tƣơng tác giữa CO2, năng lƣợng và GDP cho các nƣớcMENA

Biểu đồ 4.1 : Kiểm định tính ổn định mô hình
Biều đồ 4.2 : Phản ứng xung của CO2 đối với tác động của các cú sốc từ Electric,
GDP, FD


1

TÓM TẮT
Mục đích chính của bài nghiên cứu là tìm ra mối quan hệ giữa lƣợng khí thải
CO2, tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ điện năng và phát triển tài chính ở 14 quốc gia
khu vực châu Á -Thái Bình Dƣơng trong giai đoạn 1991 - 2014. Sử dụng các ƣớc
lƣợng DOLS (dynamic ordinary least squares), FMOLS (fully modified ordinary
least squares) để ƣớc lƣợng mối quan hệ giữa các biến. Kết quả cho thấy không có
bằng chứng về mối quan hệ trong ngắn hạn của tăng trƣởng kinh tế và tiêu thụ điện
đến lƣợng khí thải CO2. Áp dụng kiểm định tính dừng dữ liệu bảng, kiểm định đồng

liên kết dữ liệu bảng và kiểm định nhân quả Granger cho thấy có mối quan hệ dài
hạn mạnh mẽ giữa các biến. Mô hình VECM tìm thấy có mối quan hệ nhân quả hai
chiều giữa cặp biến CO2 và tăng trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó kết quả cho thấy có
mối quan hệ nhân quả một chiều từ lƣợng khí thải CO2 tác động tới tăng trƣởng
kinh tế, tiêu thụ điện năng và phát triển tài chính. Ngoài ra, kết quả còn tìm thấy
mối quan hệ nhân quả một chiều giữa các cặp biến tăng trƣởng kinh tế đến tiêu thụ
điện, phát triển tài chính đến tiêu thụ điện, tăng trƣởng kinh tế đến phát triển tài
chính. Bài nghiên cứu ngoài ra còn phân tích phân rã phƣơng sai và phản ứng xung
dự báo những tác động của phát triển và tiêu thụ điện lên lƣợng khí thải CO2 tƣơng
lai. Nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo các kết quả có đƣợc từ bài nghiên
cứu để có những chính sách thích hợp nhằm hƣớng đến phát triển kinh tế bền vững.

Từ khóa: khí thải CO2, tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ điện năng, phát triển tài
chính, các nƣớc châu Á – Thái Bình Dƣơng


2

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong xu thế phát triển chung của thế giới đƣơng đại, tăng trƣởng kinh tế
luôn song hành với tăng nhu cầu sử dụng năng lƣợng và phát triển các nguồn năng
lƣợng mới. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lƣợng đã và đang gây ra những hậu quả
nặng nề đối với môi trƣờng. Nền kinh tế hiện đại và công nghiệp hóa đã tạo nên
những ống khói khổng lồ phát thải khí vào bầu khí quyển, làm gia tăng hiệu ứng
nhà kính, Trái Đất ngày một nóng lên. Biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành vấn đề
nóng đƣợc thảo luận trong các cuộc hội đàm giữa các quốc gia trên thế giới.
Một trong những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính đƣợc quan tâm
nhiều nhất là sự gia tăng phát thải khí CO2. Do đó, lƣợng khí thải CO2, cùng với
mức độ sử dụng năng lƣợng đƣợc coi là những đặc trƣng cho sự tăng trƣởng kinh

tế. Ngoài ra, sự gia tăng mức độ và bề rộng của thị trƣờng tài chính cũng góp phần
đóng góp cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Mối quan hệ của các yếu tố
trên đã trở thành vấn đề nhận đƣợc nhiều sự quan tâm nhằm hƣớng đến mục tiêu
tăng trƣởng kinh tế bền vững của nhiều quốc gia và khu vực.Rất nhiều nghiên cứu
đã đƣợc thực hiện trƣớc đây nhƣ nghiên cứu của Acaravci và Ozturk (2010), Wang
và cộng sự (2011), Pao và Tsai (2011), Al-mulali và Sab (2012), Farhani và cộng sự
(2014), … thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng nhƣ các tổ chức hợp
tác quốc tế để kiểm tra các mối quan hệ xoay quanh những yếu tố trên. Các nghiên
cứu mở rộng gần đây cũng đã đƣợc thực hiện với sự phát triển thêm về các biến mới
ngoài biến tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ năng lƣợng, lƣợng khí thải CO2 nhƣ thƣơng
mại, độ mở kinh tế, dân số, năng lƣợng tái tạo…
Tang và cộng sự (2014) đã tổng hợp nhiều nghiên cứu về mối quan hệ nhân
quả giữa tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ năng lƣợng, lƣợng khí thải CO2, dân số, vốn,
lao động và các biến khác, đặc biệt là cho các nƣớc thuộc ASEAN. Tuy nhiên, hiện
tại vẫn chƣa có nghiên cứu nào đánh giá về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế,
tiêu thụ năng lƣợng, lƣợng khí thải CO2 và sự phát triển tài chính cho các nƣớc
thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng.


3

Do đó, tác giả chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ
điện, lƣợng khí thải CO2 và phát triển tài chính ở các quốc gia khu vực châu Á
-Thái Bình Dƣơng.”
Bài nghiên cứu thực hiện kiểm tra mối quan hệ trên nhằm nỗ lực lấp đầy khe
hổng này và quan trọng hơn là cung cấp một số thảo luận về các lựa chọn chính
sách để đạt đƣợc sự bền vững trong hệ thống năng lƣợng trong khu vực.
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên bài nghiên cứu: “Is the long-run relationship
between economic growth, electricity consumption, carbon dioxide emissions and
financial development in Gulf Cooperation Council Countries robust?” của

Salahuddin, Gow và Ozturk (2015).
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này điều tra các mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa tăng
trƣởng kinh tế, tiêu thụ năng lƣợng, lƣợng khí thải CO2 và phát triển tài chính trong
khu vực và cũng xác định quan hệ nhân quả giữa các biến nhằm trả lời các câu hỏi
sau:
- Có hay không mối quan hệ nhân quả giữa tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ năng
lƣợng, lƣợng khí thải CO2 và phát triển tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dƣơng?
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, có các gợi ý gì cho các nhà hoạch định chính
sách trong mục tiêu phát triển bền vững?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: 14 quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình
Dƣơng bao gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore,
Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Australia và
New Zealand.
- Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn từ 1991-2014


4

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp phân tích định lƣợng nhƣ: phƣơng
pháp DOLS (dynamic ordinary least squares), FMOLS (fully modified ordinary
least squares) để ƣớc lƣợng mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn của các biến. Ngoài
ra, kiểm định tính dừng dữ liệu bảng, kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng, kiểm
định quan hệ nhân quả Granger cho dữ liệu bảng và phân tích mô hình VECM dựa
trên kết quả của phân rã phƣơng sai và hàm phản ứng đẩy đƣợc sử dụng để xác định
hƣớng quan hệ nhân quả giữa các biến.
Phần mềm sử dụng: Stata 13 và Eview 8

Dữ

liệu

đƣợc

lấy

từ

website

Ngân

hàng

thế

giới

Worldbank

().
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ năng
lƣợng, lƣợng khí thải CO2 và phát triển tài chính cũng nhƣ tổng hợp các nghiên cứu
đã đƣợc thực hiện trƣớc đây nhằm hệ thống lại các mối quan hệ đã đƣợc kiểm tra.
- Cung cấp bằng chứng thực nghiệm, mở rộng hƣớng nghiên cứu so với các
nghiên cứu trƣớc đây nhằm tạo thêm cơ sở cho các nghiên cứu sau này.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu đƣợc, bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo

cho các nhà hoạch định chính sách trong khu vực để có thể đƣa ra các định hƣớng
chính sách hợp lý, cũng nhƣ xem xét tính khả thi của các giải pháp mà bài nghiên
cứu đƣa ra.
1.6. Bố cục bài nghiên cứu
Chƣơng 1.

Giới thiệu. Trong chƣơng này tác giả trình bày những nội

dung cơ bản của bài nghiên cứu cũng nhƣ lý do dẫn tác giả tiến hành thực hiện
nghiên cứu này.
Chƣơng 2.

Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây. Trong

chƣơng này tác giả trình bày những lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu


5

trƣớc đây về các mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ năng lƣợng, lƣợng
khí thải CO2 và phát triển tài chính.
Chƣơng 3.

Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này tác giả trình bày

những lý thuyết kinh tế lƣợng cơ bản, mô tả biến và mô hình đƣợc sử dụng trong
bài nghiên cứu.
Chƣơng 4.

Kết quả nghiên cứu. Trong chƣơng này tác giả trình bày và


giải thích các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đạt đƣợc.
Chƣơng 5.

Kết luận và gợi ý chính sách. Chƣơng này sẽ tổng kết các kết

quả mà đề tài đạt đƣợc và rút ra các hạn chế của đề tài, những gợi ý và hƣớng
nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC ĐÂY
2.1. Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Tăng trƣởng kinh tế
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (Worldbank) trong “Báo cáo về
phát triển thế giới năm 1991”: Tăng trƣởng kinh tế chỉ là sự gia tăng về lƣợng của
những đại lƣợng chính đặc trƣng cho môt trạng thái kinh tế, trƣớc hết là tổng sản
phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân số.
Tăng trƣởng kinh tế phản ánh quy mô tăng lên của nền kinh tế ở năm này so
với những năm trƣớc đó. Tăng trƣởng kinh tế thể hiện thông qua quy mô tăng
trƣởng và tốc độ tăng trƣởng. Tăng trƣởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển
kinh tế. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trƣởng kinh tế. Nó bao gồm
tăng trƣởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (nhƣ phúc lợi
xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu
vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một
quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi
trƣờng, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn
đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Nhƣng tăng trƣởng kinh tế là trọng tâm của

quá trình phát triển, và phát triển bền vững cũng nhƣ xoá nghèo không thể diễn ra
nếu không có tăng trƣởng kinh tế.
2.1.2. Lƣợng phát thải CO2
Lƣợng phát thải CO2 đƣợc làm rõ thông qua khái niệm Carbon footprind
(Trích từ Trƣơng Thị Minh An và Kiều Thị Hòa (2010)). Carbon footprind là một
đại lƣợng chỉ tổng lƣợng khí thải nhà kính phát thải trực tiếp và gián tiếp từ một tổ
chức, cá nhân, sự kiện hay một sản phẩm đƣợc quy về lƣợng CO2.
Trực tiếp: Lƣợng CO2 phát thải trực tiếp từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch
bao gồm cả việc tiêu thụ năng lƣợng trong gia đình và vận chuyển.
Gián tiếp: Lƣợng CO2 phát thải gián tiếp từ toàn bộ vòng đời sản phẩm.


7

2.1.3. Phát triển tài chính
Thị trƣờng tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng
các khoản vốn (ngắn hoặc dài hạn) thông qua các công cụ tài chính nhất định. Các
công cụ tài chính nói trên đƣợc gọi là các chứng khoán (nghĩa là các quyền đƣợc
hƣởng đối với thu nhập hoặc tài sản tƣơng lai của nhà phát hành). Các công cụ này
bao gồm hai loại cơ bản là chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, ngoài ra còn có
chứng khoán phái sinh. Trong tài chính, thị trƣờng tài chính tạo điều kiện:
-

Việc nâng vốn (trong các thị trƣờng vốn)

-

Việc chuyển giao rủi ro (trong các thị trƣờng phái sinh)

-


Phát hiện giá

-

Các nghiệp vụ toàn cầu với hội nhập của các thị trƣờng tài chính

-

Việc chuyển giao tính thanh khoản (trong các thị trƣờng tiền tệ)

-

Thƣơng mại quốc tế (trong các thị trƣờng tiền tệ)

và đƣợc sử dụng để thỏa mãn nhu cầu giữa những ngƣời muốn có vốn với những
ngƣời có vốn.
Thị trƣờng tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài
nƣớc, khuyến khích tiết kiệm và đầu tƣ, góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử
dụng tài chính, thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nƣớc.
Trong nghiên cứu của King và Levine (1993) phát triển tài chính đƣợc thể
hiện qua bốn thƣớc đo:
-

LLY: tỉ lệ giữa nợ thanh khoản với GDP. Nợ thanh khoản (Liquid

liabilities) là thƣớc đo khái quát của cung tiền (M3) bao gồm, tiền mặt, tài khoản
ngân hàng và tài khoản ở các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Khi số liệu M3 không
có sẵn thì tác giả sử dụng thƣớc đo M2 hẹp hơn trong đó không tính đến tài khoản
tiền gởi ngoại tệ có kỳ hạn, cổ phần trong các quỹ đầu tƣ và thƣơng phiếu (nợ

doanh nghiệp ngắn hạn).


8

-

NGÂN HÀNG: tỉ lệ tài sản ngân hàng với tài sản ngân hàng + tài sản

ngân hàng trung ƣơng. Mục đích để đo lƣờng tầm quan trọng tƣơng đối của ngân
hàng so với cơ quan tiền tệ.
-

TƢ NHÂN: tỉ lệ các khoản vay cho khu vực tƣ nhân phi tài chính với

tổng tín dụng nội địa, đo lƣờng phạm vi tín dụng đƣợc chuyển đến khu vực tƣ nhân.
-

PRIVY: cũng là một thƣớc đo về sự tham gia của khu vực tƣ nhân.

PRIVY là tỉ lệ các khoản vay cho khu vực tƣ nhân phi tài chính trên GDP
2.2. Các nghiên cứu trƣớc đây
2.2.1. Mối quan hệ giữa phát thải CO2, tiêu thụ năng lƣợng và
tăng trƣởng kinh tế
Saboori và cộng sự (2014) đã nghiên cứu và ƣớc lƣợng mối quan hệ dài hạn
hai chiều giữa mức tiêu thụ năng lƣợng, CO2 và tăng trƣởng kinh tế trong lĩnh vực
giao thông đƣờng bộ của tất cả các nƣớc OECD (the Organization of Economic
Cooperation and Development countries). Sử dụng phƣơng pháp FMOLS, nghiên
cứu này khẳng định rằng có một mối quan hệ hai chiều tích cực đáng kể giữa khí
thải CO2 và tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ năng lƣợng ngành đƣờng bộ và tăng trƣởng

kinh tế, và giữa khí thải CO2 và tiêu thụ năng lƣợng ngành đƣờng bộ. Ngoài ra, các
tác giả nhận thấy rằng, hầu hết các khí thải CO2 xảy ra nhƣ là kết quả của tiêu thụ
năng lƣợng. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển sang lựa chọn
khác cho năng lƣợng, chẳng hạn nhƣ nhiên liệu sinh học, năng lƣợng tái tạo và hạt
nhân, và tầm quan trọng của các chính sách dài hạn nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả năng lƣợng.
Acaravci và Ozturk (2010) đã xem xét các mối quan hệ nhân quả giữa
lƣợng khí thải carbon dioxide, tiêu thụ năng lƣợng, và tăng trƣởng kinh tế bằng cách
sử dụng giới hạn tiếp cận thử nghiệm đồng liên kết (ARDL) cho mƣời chín nƣớc
châu Âu. Các giới hạn F-test để kiểm tra đồng liên kết mang lại bằng chứng về một
mối quan hệ lâu dài giữa khí thải carbon trên đầu ngƣời, mức tiêu thụ năng lƣợng
trên đầu ngƣời, tổng sản phẩm trong nƣớc thực (GDP) bình quân đầu ngƣời và bình
phƣơng của GDP thực tế đầu ngƣời chỉ cho Đan Mạch, Đức, Hy lạp, Iceland, Ý, Bồ


9

Đào Nha và Thụy Sĩ. Tổng tích lũy và tổng tích lũy của các kiểm định bình phƣơng
cũng cho thấy các thông số ƣớc tính ổn định cho thời kỳ mẫu. Nghiên cứu đã tìm
thấy một ƣớc lƣợng độ co dãn dài hạn tích cực của khí thải đối với tiêu thụ năng
lƣợng ở mức 1% mức độ đáng kể ở Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Ý và Bồ Đào Nha.
Ƣớc lƣợng độ co dãn dài hạn tích cực của khí thải carbon đối với GDP thực tế và
Ƣớc lƣợng độ co dãn dài hạn tiêu cực của khí thải carbon liên quan đến bình
phƣơng của GDP thực tế bình quân đầu ngƣời ở mức mức ý nghĩa 1% ở Đan Mạch
và 5% ở Ý cũng đƣợc tìm thấy. Những kết quả này hỗ trợ cho rằng giá trị của giả
thuyết đƣờng cong Kuznets môi trƣờng (EKC) ở Đan Mạch và Ý. Nghiên cứu này
cũng khám phá mối quan hệ nhân quả giữa các biến bằng cách sử dụng sửa lỗi dựa
trên mô hình nhân quả Granger.
Acaravci và Ozturk (2010) cũng đã xem xét các mối quan hệ nhân quả và
dài hạn giữa tăng trƣởng kinh tế, phát thải carbon, tiêu thụ năng lƣợng và tỷ lệ lao

động ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng phân phối tự hồi qui giới hạn bởi phƣơng
pháp thử nghiệm đồng liên kết. Kết quả thực nghiệm cho Thổ Nhĩ Kỳ trong giai
đoạn 1968-2005 cho thấy một bằng chứng của một mối quan hệ lâu dài giữa các
biến ở mức ý nghĩa 5% ở Thổ Nhĩ Kỳ. Độ co giãn thu nhập ƣớc tính lƣợng khí thải
carbon bình quân đầu ngƣời là -0,606 và độ co giãn thu nhập của năng lƣợng tiêu
thụ bình quân đầu ngƣời là 1.375. Kết quả cho sự tồn tại và xu hƣớng nhân quả
Granger cho thấy phát thải carbon bình quân đầu ngƣời cũng nhƣ tiêu thụ năng
lƣợng trên đầu ngƣời không có quan hệ với GDP thực tế bình quân đầu ngƣời,
nhƣng tỷ lệ lao động có quan hệ một chiều đến GDP thực tế bình quân đầu ngƣời
trong thời gian ngắn hạn. Ngoài ra, giả thuyết EKC tại khuôn khổ quan hệ nhân quả
bằng cách sử dụng một mô hình tuyến tính logarit là không hợp lệ trong trƣờng hợp
Thổ Nhĩ Kỳ. Các kết quả tổng thể cho thấy rằng chính sách bảo tồn năng lƣợng,
chẳng hạn nhƣ phân phối tiêu thụ năng lƣợng và lƣợng khí thải carbon dioxide kiểm
soát, có thể sẽ không có ảnh hƣởng xấu đến sự tăng trƣởng sản lƣợng thực tế của
Thổ Nhĩ Kỳ.


10

Pao, Tsai (2010) đã xem xét mối quan hệ nhân quả giữa khí thải gây ô
nhiễm, tiêu thụ năng lƣợng và sản lƣợng cho một bảng các nƣớc BRIC trong giai
đoạn 1971-2005, ngoại trừ Nga (1990-2005). Trong tiêu thụ năng lƣợng cân bằng
dài hạn có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê về lƣợng khí thải, trong khi sản
lƣợng thực tế thể hiện các mô hình hình chữ U ngƣợc liên quan đến giả thuyết
đƣờng cong môi trƣờng Kuznets (EKC) với thu nhập ngƣỡng 5,393 (trong logarit).
Trong ngắn hạn, những thay đổi trong khí thải đƣợc dẫn dắt chủ yếu bởi các cú sốc
tiêu thụ năng lƣợng ngắn hạn và biến điều chỉnh sai số, trái ngƣợc với những cú sốc
sản lƣợng ngắn hạn cho mỗi quốc gia. Độ lệch ngắn hạn từ cân bằng dài hạn mất từ
0,770 năm (Nga) đến 5,848 năm (Brazil) để sửa chữa. Kết quả bảng nhân quả cho
thấy có quan hệ nhân quả hai chiều mạnh mẽ giữa tiêu thụ năng lƣợng với khí thải

và quan hệ nhân quả hai chiều trong dài hạn giữa tiêu thụ năng lƣợng với đầu ra,
cùng với quan hệ nhân quả ngắn hạn mạnh mẽ một chiều từ khí thải và tiêu thụ
năng lƣợng đến sản lƣợng. Nhìn chung, để giảm lƣợng khí thải và không làm ảnh
hƣởng xấu đến tăng trƣởng kinh tế, tăng cả đầu tƣ cung cấp năng lƣợng và hiệu quả
năng lƣợng, đẩy mạnh các chính sách bảo tồn năng lƣợng để giảm lãng phí không
cần thiết của năng lƣợng có thể đƣợc đề xuất cho các nƣớc BRIC phụ thuộc năng
lƣợng.
Omri (2013) đã xem xét mối liên hệ giữa lƣợng khí thải CO2, tiêu thụ năng
lƣợng và tăng trƣởng kinh tế sử dụng mô hình phƣơng trình đồng thời
(simultaneous - equations models) với dữ liệu bảng của 14 quốc gia MENA trong
giai đoạn 1990-2011. Kết quả thực nghiệm của họ cho thấy có tồn tại một mối quan
hệ nhân quả hai chiều giữa mức tiêu thụ năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế. Tuy
nhiên, các kết quả hỗ trợ cho sự xuất hiện của quan hệ nhân quả theo một chiều từ
mức tiêu thụ năng lƣợng đến phát thải CO2 mà không cần bất kỳ hiệu ứng phản hồi,
và có tồn tại một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trƣởng kinh tế và khí
thải CO2 cho khu vực nói chung. Nghiên cứu cho thấy rằng các chính sách môi
trƣờng và năng lƣợng nên nhận ra sự khác biệt trong mối quan hệ giữa việc tiêu thụ


11

năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế nhằm duy trì tăng trƣởng kinh tế bền vững trong
khu vực MENA.

Hình 2.1 Sự tƣơng tác giữa CO2, năng lƣợng và GDP cho các nƣớc MENA.
Arouri và cộng sự (2012) đã mở rộng những phát hiện gần đây của Liu
(2005), Ang (2007), Apergis và cộng sự (2009) và Payne (2010) bằng cách thực
hiện kiểm định tính dừng gần đây, và kỹ thuật đồng liên kết để điều tra các mối
quan hệ giữa khí thải carbon dioxide, tiêu thụ năng lƣợng, và GDP thực tế cho 12
nƣớc Trung Đông và các nƣớc Bắc Phi (MENA) trong giai đoạn 1981- 2005. Kết

quả cho thấy rằng trong việc tiêu thụ năng lƣợng dài hạn có một tác động đáng kể
tích cực lên lƣợng khí thải CO2. Thú vị hơn, họ cho rằng GDP thực tế thể hiện một
mối quan hệ bậc hai với lƣợng khí thải CO2 cho toàn bộ khu vực. Tuy nhiên, mặc
dù các hệ số dài hạn ƣớc tính của thu nhập và bình phƣơng của nó thỏa mãn các giả
thuyết EKC trong hầu hết các nƣớc nghiên cứu, những bƣớc ngoặt rất thấp trong
một số trƣờng hợp và rất cao trong các trƣờng hợp khác, do đó cung cấp bằng
chứng nghèo nàn hỗ trợ cho giả thuyết EKC. Giảm phát thải CO2 bình quân đầu
ngƣời đã đạt đƣợc trong các khu vực MENA, ngay cả trong khi khu vực thể hiện sự
tăng trƣởng kinh tế trong giai đoạn 1981-2005. Các mối quan hệ kinh tế có nguồn
gốc trong bài nghiên cứu này cho rằng cắt giảm lƣợng khí thải CO2 tƣơng lai bình
quân đầu ngƣời có thể đạt đƣợc cùng một lúc nhƣ GDP bình quân đầu ngƣời ở khu
vực MENA tiếp tục phát triển.
Wang và cộng sự (2011) đã xem xét các mối quan hệ nhân quả giữa lƣợng
khí thải carbon dioxide, tiêu thụ năng lƣợng và sản lƣợng kinh tế thực, sử dụng


12

đồng liên kết bảng và kỹ thuật mô hình sửa lỗi vector bảng dựa trên các dữ liệu
bảng của 28 tỉnh của Trung Quốc trong giai đoạn 1995-2007. Kết quả thực nghiệm
của nghiên cứu cho thấy rằng lƣợng khí thải CO2, tiêu thụ năng lƣợng và tăng
trƣởng kinh tế đã xuất hiện đồng liên kết. Hơn nữa, có tồn tại quan hệ nhân quả hai
chiều giữa khí thải CO2 và tiêu thụ năng lƣợng, cũng nhƣ giữa việc tiêu thụ năng
lƣợng và tăng trƣởng kinh tế. Nghiên cứu cũng tìm thấy rằng tiêu thụ năng lƣợng và
tăng trƣởng kinh tế là nguyên nhân dài hạn cho lƣợng khí thải CO2 và lƣợng khí thải
CO2 và tăng trƣởng kinh tế là những nguyên nhân dài hạn cho mức tiêu thụ năng
lƣợng. Kết quả chỉ ra rằng lƣợng khí thải CO2 của Trung Quốc sẽ không giảm trong
một thời gian dài của thời gian và việc giảm lƣợng khí thải CO2 có thể cản trở tăng
trƣởng kinh tế của Trung Quốc ở một vài mức độ. Một số gợi ý chính sách của các
kết quả thực nghiệm cuối cùng đã đƣợc đề xuất.

Pao và Tsai (2011) đã xem xét các mối quan hệ năng động giữa khí thải gây
ô nhiễm, tiêu thụ năng lƣợng và sản lƣợng cho Brazil giai đoạn 1980-2007. Mô hình
dự báo Grey (GM) đƣợc áp dụng để dự đoán ba biến trong giai đoạn 2008-2013.
Trong dài hạn phát thải cân bằng phản ứng chậm với sự thay đổi của cả tiêu thụ
năng lƣợng và sản lƣợng, nhƣng năng lƣợng là một yếu tố quyết định quan trọng
hơn lƣợng khí thải so với sản lƣợng. Điều này có thể là do sử dụng đất không bền
vững của Brazil và lâm nghiệp đóng góp nhiều nhất vào lƣợng khí thải khí nhà kính
của đất nƣớc. Những phát hiện của mối quan hệ hình chữ U ngƣợc của cả khí thải thu nhập và năng lƣợng tiêu thụ - thu nhập hàm ý rằng cả thiệt hại môi trƣờng và
tiêu thụ năng lƣợng trƣớc hết làm tăng thu nhập, sau đó ổn định, và cuối cùng giảm.
Các kết quả quan hệ nhân quả chỉ ra rằng có một quan hệ nhân quả mạnh hai chiều
chạy giữa thu nhập, tiêu thụ năng lƣợng và khí thải. Để giảm phát thải và tránh ảnh
hƣởng tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế, Brazil nên áp dụng chiến lƣợc kép của tăng
cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng năng lƣợng và đẩy mạnh các chính sách bảo tồn năng
lƣợng để tăng hiệu quả năng lƣợng và giảm lãng phí năng lƣợng. Khả năng dự báo
của GM đƣợc so sánh với mô hình tự hồi quy tích hợp trung bình trƣợt (ARIMA)


13

trong giai đoạn ngoài mẫu giữa năm 2002 và 2007. Tất cả các GM và ARIMAs tối
ƣu có một dự đoán hiệu suất mạnh mẽ với MAPEs dƣới 3%.
Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa phát thải CO2, tiêu thụ năng lƣợng và tăng trƣởng kinh
tế
Tác giả

Quốc gia Biến

Saboori

Tất


Kết quả

cả tiêu thụ năng Quan hệ hai chiều tích cực đáng kể giữa

và cộng các nƣớc lƣợng, CO2 và các biến. Ngoài ra, các tác giả nhận thấy
sự

OECD

tăng

trƣởng rằng, hầu hết các khí thải CO2 xảy ra nhƣ

kinh tế

(2014)

là kết quả của tiêu thụ năng lƣợng

Acaravci 19 nƣớc tiêu thụ năng Quan hệ lâu dài giữa khí thải carbon trên


châu Âu

lƣợng, CO2 và đầu ngƣời, mức tiêu thụ năng lƣợng trên

Ozturk

tăng


(2010)

kinh tế

trƣởng đầu ngƣời, tổng sản phẩm trong nƣớc
thực (GDP) bình quân đầu ngƣời và bình
phƣơng của GDP thực tế đầu ngƣời chỉ
cho Đan Mạch, Đức, Hy lạp, Iceland, Ý,
Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ. Quan hệ nhân
quả giữa các biến

Acaravci Thổ Nhĩ tăng


Kỳ

trƣởng Quan hệ lâu dài giữa các biến, quan hệ

kinh tế, phát nhân quả giữa tỷ lệ lao động và GDP

Ozturk

thải

carbon, thực bình quân đầu ngƣời

(2010)

tiêu thụ năng

lƣợng và tỷ lệ
lao động


14

khí thải gây ô Quan hệ nhân quả hai chiều mạnh mẽ

Pao, Tsai Các
(2010)

nƣớc

nhiễm, tiêu thụ giữa tiêu thụ năng lƣợng với khí thải và

BRIC

năng lƣợng và quan hệ nhân quả hai chiều trong dài hạn

(trừ

sản lƣợng

giữa tiêu thụ năng lƣợng với sản lƣợng,
cùng với quan hệ nhân quả ngắn hạn

Nga)

mạnh mẽ một chiều từ khí thải và tiêu
thụ năng lƣợng đến sản lƣợng

Omri

14 quốc CO2, tiêu thụ Quan hệ nhân quả hai chiều giữa mức

(2013)

gia

năng lƣợng và tiêu thụ năng lƣợng và tăng trƣởng kinh

MENA

tăng
kinh tế

trƣởng tế ,tăng trƣởng kinh tế và khí thải
CO2,quan hệ nhân quả theo một chiều từ
mức tiêu thụ năng lƣợng đến phát thải
CO2

Arouria

12 nƣớc tiêu thụ năng Việc tiêu thụ năng lƣợng dài hạn có một

và cộng Trung

lƣợng, CO2 và tác động đáng kể tích cực lên lƣợng khí

sự


Đông và GDP

thải CO2. GDP thực tế thể hiện một mối

(2012)

các nƣớc

quan hệ bậc hai với lƣợng khí thải CO2

Bắc Phi
(MENA)
Wang và 28

tỉnh tiêu thụ năng Quan hệ nhân quả hai chiều giữa khí thải

cộng sự của

lƣợng, CO2 và CO2 và tiêu thụ năng lƣợng, tiêu thụ

(2011)

GDP

Trung
Quốc

năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế.
Nghiên cứu cũng tìm thấy rằng tiêu thụ
năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế là

nguyên nhân dài hạn cho lƣợng khí thải
CO2 và lƣợng khí thải CO2 và tăng
trƣởng kinh tế là những nguyên nhân dài


15

hạn cho mức tiêu thụ năng lƣợng
Pao, Tsai Brazil

khí thải gây ô Quan hệ nhân quả mạnh hai chiều chạy

(2011)

nhiễm, tiêu thụ giữa thu nhập, tiêu thụ năng lƣợng và khí
năng lƣợng và thải
sản lƣợng
2.2.2. Mối quan hệ giữa CO2 và phát triển tài chính

Shahbaz và cộng sự (2013) trong một nghiên cứu chuỗi thời gian đã áp
dụng các phƣơng pháp tiếp cận giới hạn thử nghiệm để kiểm tra đồng liên kết để
kiểm tra ảnh hƣởng của phát triển tài chính đến khí thải CO2 tại Malaysia. Phát hiện
của họ cho thấy có mối quan hệ dài hạn đáng kể giữa lƣợng khí thải CO2, phát triển
tài chính, tiêu thụ năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế. Các bằng chứng thực nghiệm
cũng chỉ ra rằng sự phát triển tài chính làm giảm lƣợng khí thải CO2. Tiêu thụ năng
lƣợng và tăng trƣởng kinh tế làm tăng lƣợng khí thải CO2. Phân tích nhân quả
Granger cho thấy giả thuyết phản hồi giữa phát triển tài chính và lƣợng khí thải
CO2, tiêu thụ năng lƣợng và phát thải CO2 và, giữa khí thải CO2 và tăng trƣởng kinh
tế.
Al-mulali và Sab (2012) đã khảo sát tác động của tiêu thụ năng lƣợng và

phát thải CO2 trên tăng trƣởng GDP (tổng sản phẩm trong nƣớc) và phát triển tài
chính trong ba mƣơi quốc gia châu Phi tiểu vùng Sahara. Mô hình bảng đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu này từ giai đoạn 1980 đến 2008. Kết quả cho thấy rằng tiêu
thụ năng lƣợng đã đóng một vai trò quan trọng để tăng cả tốc độ tăng trƣởng kinh tế
và sự phát triển tài chính trong nền kinh tế điều tra nhƣng với hậu quả của ô nhiễm
cao. Nghiên cứu này khuyến cáo rằng các nƣớc cần tăng năng suất năng lƣợng bằng
cách tăng hiệu quả năng lƣợng, thực hiện các dự án tiết kiệm năng lƣợng, bảo tồn
năng lƣợng, và gia công phần mềm cơ sở hạ tầng năng lƣợng để đạt đƣợc sự phát
triển và tăng trƣởng GDP tài chính và tăng cƣờng đầu tƣ của họ vào các dự án năng
lƣợng để đạt đƣợc tiềm năng năng lƣợng đầy đủ.


16

Ozturk và Acaravcib (2013) đã kiểm tra các mối quan hệ nhân quả giữa
phát triển tài chính, thƣơng mại, tăng trƣởng kinh tế, tiêu thụ năng lƣợng và khí thải
carbon ở Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn 1960-2007. Các giới hạn F-test về kiểm định
đồng liên kết cung cấp bằng chứng về một mối quan hệ dài hạn giữa khí thải carbon
trên đầu ngƣời, mức tiêu thụ năng lƣợng trên đầu ngƣời, bình quân thu nhập thực tế,
bình phƣơng thu nhập bình quân đầu ngƣời thực tế, sự cởi mở và phát triển tài
chính. Kết quả cho thấy sự gia tăng trong thƣơng mại nƣớc ngoài với tỷ lệ GDP gây
ra sự gia tăng lƣợng khí thải carbon trên đầu ngƣời và biến phát triển tài chính đã
không có ảnh hƣởng đáng kể lƣợng khí thải carbon bình quân đầu ngƣời trong thời
gian dài. Những kết quả này cũng hỗ trợ tính hợp lệ của giả thuyết EKC trong nền
kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có nghĩa là mức độ khí thải CO2 ban đầu tăng lên theo thu
nhập, cho đến khi nó đạt đến điểm ổn định của nó, sau đó nó giảm ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Zhang (2011) đã sử dụng một số kỹ thuật kinh tế, bao gồm cả lý thuyết
đồng liên kết, kiểm tra hệ nhân quả Granger, phƣơng sai, v.v, để khám phá những
ảnh hƣởng của phát triển tài chính đến khí thải carbon. Kết quả cho thấy, lần đầu
tiên, phát triển tài chính của Trung Quốc đóng vai trò nhƣ một động lực quan trọng

cho tăng lƣợng khí thải carbon, nên đƣợc đƣa vào tài khoản khi nhu cầu khí thải
carbon đƣợc dự tính. Thứ hai, ảnh hƣởng của quy mô trung gian tài chính lên khí
thải carbon giá trị hơn các chỉ số phát triển tài chính khác nhƣng ảnh hƣởng hiệu
quả của nó xuất hiện đến nay yếu hơn mặc dù nó có thể gây ra sự thay đổi của thống
kê khí thải carbon. Thứ ba, quy mô thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc có ảnh
hƣởng tƣơng đối lớn đến khí thải cácbon nhƣng ảnh hƣởng của hiệu quả của nó là
rất hạn chế. Điều này đến một mức độ nào phản ánh tính thanh khoản tƣơng đối
thấp trong thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc. Cuối cùng, trong số các chỉ số phát
triển tài chính, FDI của Trung Quốc gây sức ảnh hƣởng nhất về sự thay đổi của khí
thải carbon, do khối lƣợng tƣơng đối nhỏ hơn của nó so với GDP; nhƣng nó chủ yếu
đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực chuyên sâu carbon bây giờ, do đó, với sự gia tăng
của FDI của Trung Quốc trong tƣơng lai, nhiều nỗ lực nên đƣợc thực hiện để điều


17

chỉnh hƣớng sử dụng của nó và đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy phát triển
cacbon thấp.
Jalil (2011) đã điều tra tác động của phát triển tài chính, tăng trƣởng kinh tế
và tiêu thụ năng lƣợng đến ô nhiễm môi trƣờng ở Trung Quốc giai đoạn 1953-2006
bằng cách sử dụng phƣơng pháp ARDL. Mục tiêu chính là để kiểm tra các mối
quan hệ cân bằng lâu dài giữa phát triển tài chính và ô nhiễm môi trƣờng. Các kết
quả phân tích cho thấy một dấu hiệu xấu cho hệ số phát triển tài chính, cho rằng sự
phát triển tài chính ở Trung Quốc đã không xảy ra trong sự gia tăng các chi phí của
ô nhiễm môi trƣờng. Ngƣợc lại, nó đƣợc tìm thấy rằng sự phát triển tài chính đã dẫn
đến việc giảm ô nhiễm môi trƣờng. Có thể kết luận rằng lƣợng khí thải carbon chủ
yếu xác định bằng thu nhập, tiêu thụ năng lƣợng và mở cửa thƣơng mại trong thời
gian dài. Hơn nữa, những phát hiện xác nhận sự tồn tại của một đƣờng cong môi
trƣờng Kuznets trong trƣờng hợp của Trung Quốc.
Boutabba (2014) đã xem xét mối quan hệ cân bằng dài hạn và liên hệ nhân

quả giữa khí thải CO2, phát triển tài chính, tiêu thụ năng lƣợng và mở cửa thƣơng
mại với Ấn Độ. Các kết quả cho thấy một tác động lâu dài đáng kể tích cực của phát
triển tài chính đến khí thải CO2, đó là, phát triển tài chính làm tăng lƣợng khí thải
CO2 trong mối quan hệ nhân quả một chiều chạy từ sự phát triển tài chính đến
lƣợng khí thải CO2.
Ziaei (2015) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của hai chỉ số phát triển tài chính (thị
trƣờng tín dụng và chứng khoán) về tiêu thụ năng lƣợng và khí thải CO2. Kết quả
cho thấy rằng sự phát triển tài chính làm giảm lƣợng khí thải CO2 khi thị trƣờng
chứng khoán đƣợc coi là một chỉ số về phát triển tài chính.
Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa phát thải CO2 và phát triển tài chính
Tác giả

Quốc gia Biến

Shahbaz

Malaysia phát triển tài Quan hệ dài hạn đáng kể giữa lƣợng khí



cộng

Kết quả

chính, khí thải thải CO2, phát triển tài chính, tiêu thụ


×