Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tl qlxhvdttg quản lý xã hội về dân tộc ở tỉnh sơn la giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.92 KB, 39 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. UBND: Ủy ban nhân dân
2. DTTS: Dân tộc thiểu số
3. PBGDPL: Phổ biến giáo dục pháp luật
4. CNH: Cơng nghiệp hóa
5. HĐH: Hiện đại hóa

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của một xã hội, một quốc gia luôn gắn liền với những giá
trị văn hóa dân tộc của quốc gia đó. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể
hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của
văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong động của
con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính
riêng của mỗi dân tộc; một dân tộc thật sự được hình thành khi nó chứa đựng
trong mình những giá trị văn hóa và nó chỉ thực sự là một nền văn hóa khi nó
mang trong mình những bản sắc dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, là sự kết hợp hài
hòa những tinh hoa văn hóa của 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất
hình chữ S. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố
ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó
văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù.
Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Hịa Bình, Sơn
La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Là một vùng rộng lớn, có địa
chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát
triển của đất nước cả về an ninh quốc hóa, hội bao gồm rất nhiều dân tộc thiểu
số sinh sống. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành


những nét hóa riêng có, đáo của mình. Thời gian gần đây, với sự biến đổi
không ngừng của xu thế tồn cầu hóa đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến
khơng chỉ Việt Nam mà cịn đối với tất cả các quốc gia khác trên thế giới.
Nền kinh tế thị trường với những ưu điểm và hạn chế của nó đã tác động đến
nền văn hóa truyền thơng của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam,
đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc. Bên cạnh những ảnh
hưởng tích cực vần tồn tại nhiều hạn chế, cần được gỡ bỏ, khắc phục để có
thể xây dựng một nền văn hóa dân tộc vững mạnh, đậm đà bản sắc, chỉ hòa
2


nhập khơng hịa tan. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đưa nhiều chủ
trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc nói chung và
tỉnh Sơn La nói riêng phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc
thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Trước tình hình đó thì cơng tác quản lý xã hội về dân tộc là vấn đề tính thời
sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan
trọng của vấn đề, để đóng góp phần cơng sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả
nước nói chung, và tỉnh Sơn La nói riêng, tơi chọn vấn đề “Quản lý xã hội về
dân tộc ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020” là đề tài cho bài tiểu luận hết
môn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh
Sơn La giai đoạn hiện nay, bài tiểu luận đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về dân số trên
địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về dân tộc và quản lý xã hội về
dân tộc.
Hai là, đánh giá thực trạng quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh
Sơn La đồng thời tìm ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó.
Ba là, đề xuất giải pháp giải quyết những khó khăn cịn tồn tại trong
q trình quản lý xã hội về dân tộc tại Sơn La.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài là quản lý xã hội về dân tộc
3.2. Phạm vi nghiên cứu

4


Bài tiểu luận được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi như sau:
Về không gian: trên địa bàn tỉnh Sơn La
Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này, bài tiểu luận chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về văn hóa và chính sách phát triển văn hóa, nhất là quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; đồng thời có tham khảo một
số cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo... tài liệu có liên quan đến
nội dung được để cập trong luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra, bài sử dụng các phương
pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch
sử và logic; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch, điều tra, so sánh...
5. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài bài tiểu luận bao gồm 3
chương nhằm trình bày những nội dung chính của đề tài nghiên cứu. Cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận
Chương 2: Thực trạng quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn
La giai đoạn 2015-2020
Chương 3: Đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả
quản lý xã hội về dân tộc tại tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

5


NỘI DUNG
Chương

1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.

Khái quát chung về dân tộc

1.1.1. Khái niệm dân tộc
Trong Tiếng Việt, dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, đa cấp độ. Dân
tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong đời sống xã hội có
chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý đoàn kết dân tộc. Dân tộc
thiểu số được hiểu là những người thiểu số sống trong một quốc gia. Dân tộc

được hiểu là một quốc gia một cộng đồng ổn định hình thành người dân của
một nước, một quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau trong truyền thống nghĩa vụ
và quyền lợi.Mặc dù có những ý kiến khác nhau về khái niệm dân tộc nhưng
trong quản lý xã hội thì có hai quan niệm khác nhau về dân tộc như sau:
Theo nghĩa rộng, dân tộc đồng nghĩa với quốc gia. Theo quan niệm này
dân tộc có 4 dấu hiệu để hình thành quốc gia như sau:
Một là, có lãnh thổ chung đây là yếu tố quan trọng nhất vì trên thế giới
khơng một quốc gia nào lại khơng có lãnh thổ cụ thể dù nhỏ hay lớn, trên thế
giới có 199 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hai là, ngôn ngữ chung: Đây là ngơn ngữ quy ước trong một quốc gia
có nhiều dân tộc hợp thành, thì cộng đồng dân tộc đó cũng chọn một ngôn
ngữ quy ước làm ngôn ngữ chung cho quốc gia đó.
Ba là, có đời sống kinh tế chung: đời sống kinh tế được hiểu là biểu
hiện của lực lượng sản xuất một phương thức sản xuất, trình độ sản xuất, chế
độ xã hội của quốc gia đó. Bốn là, có nền văn hố chung: Là một dấu hiệu để
phân biệt dân tộc với các dân tộc khác, ví dụ người Hàn có trang phục truyền
thống là áo Hanbok, người Việt có áo dài.

6


Đây là 4 dấu hiệu để xác định nên một quốc gia.
Theo nghĩa hẹp, dân tộc đồng nghĩa với tộc người: Dân tộc ở nghĩa này
cũng là một cộng đồng người tương đối ổn định được hình thành phát triển
trong
điều kiện với 3 đặc trưng làm tiêu chí cơ bản sau: là cộng đồng có
chung ngơn ngữ; có các đặc điểm chung về bản sắc văn hố; có ý thức tự giác
về tộc người.
Như vậy với cách hiểu đa dạng phong phú về khái niệm dân tộc thì tùy
từng trường hợp cụ thể để sử dụng các khái niệm khác nhau.

1.1.2. Đặc điểm các dân tộc Việt Nam hiện nay
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số
chiếm 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa,
vùng biên giới), cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam, đã
sớm hình thành các đặc điểm cơ bản:
Một là, cộng đồng các dân tộc Việt Nam chung sống đoàn kết, hoà hợp.
Ngay từ thuở khai sinh, các dân tộc phải cố kết, chung sức, chung lòng chống
chọi với thiên nhiên, bão lũ; tinh thần đoàn kết càng được phát huy hơn trong
lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Trong sự nghiệp
cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống
đoàn kết, thống nhất dân tộc không ngừng được củng cố và phát triển, tạo nên
sức mạnh vĩ đại để chiến thắng thiên tai, chiến thắng thù trong, giặc ngoài
đem lại thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

7


Hai là, các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có trình độ phát triển kinh tế –
xã hội khơng đồng đều, nhưng khơng có sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã
hội riêng. Hình thái cư trú xen kẽ nhiều dân tộc anh em, phản ánh mối quan
hệ đoàn kết, thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong một quốc gia.
Những năm gần đây, gắn liền với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tính
chất đan xen đó càng tăng lên. Hiện nay, ở miền núi hầu như khơng có tỉnh,
huyện nào chỉ có một công đồng hai dân tộc sinh sống, như: Lai Châu, Lào
Cai, Yên Bái, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng…
Do địa bàn cư trú, phong tục tập quán và tâm lý, lối sống của các dân tộc, nên
trình độ phát triển kinh tế – xã hội của vùng, miền dân tộc không đồng đều.
Một số dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế – xã hội
còn gặp khó khăn, như:
Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu,...

Ba là, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt
Nam đa dạng, phong phú, thống nhất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập
quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng tơn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những
sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa
dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Bốn là, địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc
biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phịng, đối ngoại
và bảo vệ bền vững mơi trường sinh thái. Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên
giới phía Bắc, Tây và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là địa bàn có nguồn tài
ngun phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phịng hộ, rừng đặc dụng phục
vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền vững môi trường sinh
thái. Trong tình hình hiện nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến
lược, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

8


Năm là, kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số cịn chậm phát triển,
tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ
tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ
cách mạng vẫn cịn khó khăn, nhiều nơi mơi trường sinh thái tiếp tục bị suy
thối.
Sáu là, tỷ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn
so với bình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về
trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng
gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo cịn thấp, cơng tác chăm
sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản
sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập
quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.

Bảy là, hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi còn yếu, tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thấp. Năng lực,
trình độ
cán bộ xã, phường cịn hạn chế, số lượng đảng viên là người dân tộc
thiểu số thấp, vẫn cịn thơn bản chưa có đảng viên. Hoạt động của cấp ủy,
chính quyền, mặt trận và đồn thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp
được đồng bào.
Tám là, các thế lực thù địch ln tìm cách lợi dụng những khó khăn về
đời sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các
ngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích
động tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các
địa bàn chiến lược, trọng điểm.
1.2. Khái quát chung về quản lý xã hội về dân tộc
1.2.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội về dân tộc

9


1.2.1.1. Khái niệm
Quản lý xã hội về dân tộc đó là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp, tổ
chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của chủ thể quản lý đối với
hoạt động kinh tế – xã hội vùng đồng bào các dân tộc để chúng phát triển phù
hợp với quy luật, đạt mục đích đã đề ra, đúng ý chí của chủ thể quản lý với
chi phí thấp nhất.
Ở nước ta, quản lý xã hội về vấn đề dân tộc chủ yếu được thực hiện bởi
chủ thể quản lý là nhà nước. Quản lý nhà nước về dân tộc là một bộ phận cấu
thành của hệ thống quản lý nhà nước, là quản lý một lĩnh vực đặc thù. Đó là
q trình tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đến các
hoạt động kinh tế xã hội vùng đồng bào các dân tộc, để những hoạt động đó

diễn ra theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trong hoạt động quản lý xã hội về dân tộc chúng ta cần chú ý đó là một
hệ thống bao gồm cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ,
công chức quản lý. Bộ phận này có tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ, có
thể thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau trong q trình quản lý cũng như trong cơng
cuộc đổi mới quản lý xã hội về dân tộc ở nước ta hiện nay.
1.2.1.2. Chức năng
Chức năng của quản lý xã hội về dân tộc là phương tiện, những mặt tác
động của chủ thể quản lý tới quá trình xã hội, nhằm thực hiện các mục tiêu
của chủ thể quản lý.
Các chức năng quản lý xã hội về dân tộc gồm: Chức năng lãnh đạo;
Chức năng tổ chức - Chức năng kế hoạch hóa; Chức năng điều chỉnh; Chức
năng phối hợp - Chức năng kiểm tra. Các chức năng quản lý nằm trong một
hệ thống thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau. Tính hệ thống này xuất phát
từ tính thống nhất của các nhiệm vụ và mục đích chung của quản lý xã hội.
1.2.1.3. Nhiệm vụ

10


Nhiệm vụ quản lý xã hội về dân tộc được thể hiện thông qua các hoạt
động sau:
Nghiên cứu, tổng hợp, để xuất với Đảng và Nhà nước để ra những chủ
trương chính sách, xây dựng các đề án, dự án luật về dân tộc, xây dựng các án
phát triển kinh tế - xã hội cho từng dân tộc và miền núi.
Thực hiện hoạt động hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các ngành, các cấp
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và
nhà nước.
Tiến hành hoạt động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cán bộ theo dõi
quản lý đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số đồng thời đưa ra những đề

xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo để có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Thực hiện hoạt động quản lý, giám sát, kiểm tra các nguồn vốn đầu tư
cho các vùng dân tộc và miền núi. Trong đó cơ quan làm công tác dân tộc
trực tiếp quản lý một số chương trình phát triển kinh tế, văn hố - xã hội ở
vùng dân tộc thiểu số như xây dựng vùng kinh tế mới, vùng định canh, định
cư các chương trình tài trợ quốc tế nhằm góp phần vào thực hiện có hiệu quả
chương trình “xố đói giảm nghèo” của Chính phủ.
Mặt khác thơng qua các hoạt động quản lý xã hội về vấn đề dân tộc và
miền núi nhằm hồn thiện các chính sách, bổ sung, điều chỉnh cho hợp
lý, xây dựng các chính sách mới nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu
phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số đang sinh sống cũng như của nhân
dân các dân tộc trong cả nước.

11


Quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc và miền núi trong giai đoạn hiện
nay cần được bao quát một cách toàn diện. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX đã chỉ rõ đối với khu vực nông thôn, trung du, miền núi cần “Bảo
vệ và phát triển vốn rừng. Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định
cư. Bố trí lại dân cư, lao động và đất đai theo quy hoạch đi đôi với xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Phát triển kinh tế trang trại. Giảm bớt khoảng cách, phát triển với nơng thơn
đồng bằng. Có chính sách đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu,
vùng xa”.
Phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi là trách nhiệm chung của
toàn Đảng, toàn dân trong cả nước. Tuy nhiên, trách nhiệm chính vẫn là các
cấp uỷ, chính quyền ở địa phương khu vực miền núi phải luôn luôn chăm lo
đầy đủ, quản lý mọi mặt về sản xuất và đời sống, kịp thời giải quyết mọi yêu

cầu cho đồng bào. Tuy nhiên cũng cần phải có sự phân cơng trong lãnh đạo,
cán bộ chủ chốt của các ngành ở địa phương, thường xuyên luân phiên nhau
xuống cơ sở để nắm bắt thực tế, giải quyết dứt điểm từng vụ việc cụ thể tránh
giải quyết vụ việc mang tính chất hình thức.
1.2.2. Một số một dung quản lý xã hội về dân tộc
1.2.2.1. Quản lý phải triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

12


Đẩy mạnh cơng tác xố đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng
bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa
trong những năm trước mất tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc
đặc biệt khó khăn giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như tình trạng thiếu
lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất,
dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, chất ở và văn để tranh
chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây
Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khơ mục Nam Bộ.
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biên
giới. Làm tốt công tác định canh, định cư và di dân xây dựng vùng kinh tế
mới; công tác quy hoạch, sắp xếp phân bổ lại hợp lý dân cư, nguồn nhân lực
theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển bền vững, gắn với bảo
đảm an ninh, quốc phòng.
1.2.2.2. Quản lý, phát triển bền vững - bảo vệ môi trường
Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho mọi người về ý
nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên
rừng vùng dân tộc và miền núi.
Thực hiện các chương trình bảo vệ và phát triển rừng, tăng độ che phủ

rừng, bảo vệ các nguồn nước sông, suối, chống xói mịn đất; quy hoạch và
quản lý chặt chẽ việc phát triển sản xuất công nghiệp, việc khai thác tài
ngun khống sản, các cơng trình thuỷ lực ở vùng dân tộc và miền núi đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng phải đảm bảo cân bằng môi
trường sinh thái và chống ở nhiễm nguồn nước.
Hồn thiện chính sách giao đất, giao khốn rừng:

13


Thực hiện hiệu quả dự án trồng 5 triệu ha rừng và các dự án bảo vệ môi
trường sinh thái ở vùng dân tộc miền núi, các vườn quốc gia, khu vực bảo tồn
thiên nhiên. Đa dạng hóa việc giao rừng, gắn với kết hợp lợi ích của Nhà
nước – Cộng đồng Gia đình – Doanh nghiệp.
Xây dựng và mở rộng các mơ hình phát triển kinh tế rừng với bảo vệ và
phát triển vốn rừng. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và
nhân dẫn đầu tranh phòng chống lâm tặc đốt phá rừng; kiểm tra, giám sát
nghiêm ngặt và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư
ở vùng dân tộc và miền núi,
1.2.2.3. Quản lý, phát triển văn hố - xã hội
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh,
truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hố, thơng tin, tun truyền hướng
về cơ sở, tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh,
truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số; làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm,
giữ gìn và phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hố của các dân
tộc.
Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở và các
chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục,
đào tạo, nhất là hệ thống trường phổ thông dim tộc nội trú các cấp; đẩy mạnh
việc tổ chức các trường mẫu giáo công lập, mở rộng việc dạy chữ dân tộc. Đa

dạng hoá, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng dạy nghề ở vùng
dân tộc, đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục
thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyến dành cho con em các dân tộc vào
học tại các trường đại học và cao đẳng; mở thêm trường dự bị đại học dân tộc
ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Nghiên cứu tổ chức hệ thống trường
chuyên đào tạo, bồi dưỡng trí thức và cán bộ là người dân tộc thiểu số.

14


Tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản thân,
ấp, nâng cao hơn nữa chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào
dân tộc thiểu số; khuyến khích trong và sử dụng các loại thuốc dân gian.
1.2.2.4. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cư xử ở các
vùng dân tộc thiểu số
Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khố XII) và kiện tồn, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, biểu quyết khắc phục tình trạng quan
liêu, xa dần của một số cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ, Đẩy mạnh phát triển đảng viên
trong đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng cơ sở khơng có tổ chức đảng và
đảng viên.
1.2.2.5. Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh
nhân dân
Phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan âm mưu phá hoại của
các thế lực thù địch; tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự
an tồn xã hội, khơng để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội
ở vùng dân tộc và miền núi.
Tiếp tục xây dựng, phát triển nhanh các khu vực kinh tế kết hợp với
quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Thực hiện tốt chính sách tín
ngưỡng và tơn giáo ở vùng dân tộc - miền núi, kiên quyết ngăn chặn việc lợi

dụng chính sách tự do tơn giáo, tự do tín ngưỡng để hoạt động phá hoại khối
đại đồn kết toàn dân tộc chống phá sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của
nước ta.

15


Chương

2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC Ở TỈNH SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2015-2020
2.1. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Sơn
La
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư
Sơn La là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây bắc Tổ quốc, cách Thủ đơ
Hà Nội 303km về phía Tây, có 250 km đường Biên giới với Nước cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào. Tiếp giáp với 6 tỉnh: Phía bắc giáp các tỉnh n Bái,
Lào Cai; Phía đơng giáp các tỉnh Phú Thọ, Hồ Bình; Phía tây giáp tỉnh Lai
Châu; Phía nam giáp tỉnh Thanh Hố. Tồn tỉnh có 12 đơn vị hành chính,
trong đó có 11 huyện, 01 thành phố, có: 204 xã, phường, thị trấn (gồm 99 xã
khu vực III, 55 xã khu vực II và 50 xã khu vực I); 17 xã biên giới, 3.324 bản,
tiểu khu, tổ dân phố trong đó có 1.341 bản đặc biệt khó khăn.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 14.123 Km2; dân số tồn tỉnh
1.173.892 người, có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 11 dân tộc thiểu
số chiếm trên 82% dân số toàn tỉnh, gồm các dân tộc Thái, Mông, Mường,
Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, Lào, Kháng, La Ha, Hoa. Các dân tộc thiểu số sinh
sống đan xen với cộng đồng dân tộc Kinh; chủ yếu sinh sống ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, một bộ phận nhỏ sống ở thành thị; đồng bào

các dân tộc có truyền thống đồn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, khắc phục thiên tai và xây dựng quê hương, đất nước. Mỗi dân tộc đều
có bản sắc văn hóa, phong tục tập qn riêng nhưng ln gắn kết, hịa quyện
với nhau; góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú nền văn hóa của tỉnh nhà.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Sơn La là một tỉnh thuộc Trung du và miền núi phía Bắc, rất khó khăn
về mặt kinh tế.

16


Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 ước tính tăng 5,59% so
với năm 2017, trong đó 6 tháng đầu năm tăng 5,62%, mức tăng trưởng năm
nay tuy không đạt mục tiêu tăng trưởng 8,5% đề ra nhưng trong bối cảnh kinh
tế địa phương gặp nhiều khó khăn do thời tiết và biến đổi khí hậu thì đạt được
mức tăng trưởng trên cũng đã khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả
của các biện pháp, giải pháp được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp, thủy sản tăng 6,18%, đóng góp 1,40 điểm phần trăm vào tăng trưởng
chung; khu vực cơng nghiệp, xây dựng tăng 4,33%, đóng góp 1,44 điểm phần
trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,40 điểm phần trăm; thuế sản
phẩm tăng 5,67%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm.
Trong khu vực cơng nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng
3,67% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm vào mức
tăng chung, trong đó sản xuất và phân phối điện đạt mức tăng 2,53%, đóng
góp 0,57 điểm phần trăm; ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,87%,
đóng góp 0,32 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý rác
thải, nước thải giảm 1,69%, làm giảm 0,005 điểm phần trăm; ngành khai
khoáng tăng 34,66%, làm tăng 0,08 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung.

Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 6,95%, đóng góp 0,46 điểm phần
trăm vào mức tăng chung.

17


Trong khu vực dịch vụ, các ngành vẫn giữ mức tăng ổn định so với
cùng kỳ năm trước đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế,
trong đó đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng
chung như sau: Ngành giáo dục và đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức
tăng 5,52% so với năm 2017, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng
trưởng chung; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy năm
nay có mức tăng trưởng khá cao 7,62%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt
động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội tăng 6,02%, đóng góp 0,33
điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,27%, đóng góp
0,19 điểm phần trăm...
Về cơ cấu kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 22,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu
vực dịch vụ chiếm 38,11%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,17%
(cơ cấu tương ứng của năm 2017 là 21,88%; 34,59%; 37,36%; 6,17%). Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm
nghiệp thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ1.
2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội

1 “Tình hình kinh tế, xã hội Sơn La năm 2018”, xã hội Sơn La năm 2018”i Sơn La năm 2018”n La năm 2018”, Cục Thống kê tỉnh Sơn Lac Thống kê tỉnh Sơn Lang kê tỉnh Sơn Lanh Sơn Lan La.
18


Sơn La là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú nên có sự đa dạng về văn hố
truyền thống, đời sống, tập tục. Sơn La có nhiều lễ hội của các dân tộc, mỗi lễ

hội đều có nét đặc sắc riêng như Tết cơm mới của người Khơ Mú, Lễ hội hoa
ban, Lễ hội Pang Cẩu Nỏ của dân tộc Khơ Mú, Xinh Mun; Lễ cầu phúc của
người Mường; Lễ hội xên bản, cầu mưa của người Thái, Lễ mừng măng mọc
của nhiều dân tộc vùng Tây Bắc...Sơn La còn có các di tích như Nhà tù Sơn
La, bảo tàng Sơn La ở thành phố Sơn La, chùa Chiền Viện ở Mộc Châu...Bên
cạnh đó thiên nhiên cịn tạo hóa cho Sơn La nhiều khu du lịch, khu danh
thắng đẹp rất thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại và khám
phá như: Suối nước nóng Bản Mịng (Hua La), danh thắng hang Chi Đảy Yên Châu, các hang Thẩm Tát, Thẩm Ké... ở Chiềng An, Bản Hìn, cao
nguyên Mộc Châu, khám phá chinh phục các đỉnh núi ở Bắc Yên...
2.2. Thực trạng quản lý xã hội về dân tộc ở Sơn La hiện nay
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu
2.2.1.1. Thành tựu
Thứ nhất, về xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch quản lý xã hội về dân tộc
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án,
chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc
thiểu số vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được triển khai thực hiện kịp thời, cơ
bản đạt hiệu quả, giúp người dân ổn định đời sống sinh hoạt, đẩy mạnh sản
xuất, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc ngày càng khởi sắc; đồng bào đã tích
cực tiếp thu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi và
chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật ni, góp phần nâng cao năng suất và
sản lượng, xóa đói giảm nghèo (đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh
giảm còn 37,08%, hộ nghèo dân tộc thiểu số còn 46,28 % theo chuẩn nghèo
tiếp cận đa chiều), củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, niềm tin của nhân dân
với Đảng được nâng lên, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn
19


xã hội trên địa bàn như: Chương trình 135: thực hiện 758.220 triệu
đồng/833.209 triệu đồng kế hoạch giao, đạt 91% kế hoạch; Quyết định số

102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo ở vùng khó
khăn là 101.717 triệu đồng; Quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt Chương trình 135: thực
hiện 758.220 triệu đồng/833.209 triệu đồng kế hoạch giao, đạt 91% kế hoạch;
Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo
ở vùng khó khăn là 101.717 triệu đồng; Quyết định 755 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn là
68.934 triệu đồng;...
Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Giảm thiểu
tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số
giai đoạn 2015 - 2025”, thực hiện hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Ủy ban
nhân dân tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo ngay sau khi Quyết định được ban
hành, kịp thời ban hành Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 30/9/2015 về việc
thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh giai đoạn I (2015 - 2020)”. Sau 5 năm triển
khai thực hiện Đề án, bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều
hình thức, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và UBND các huyện,
thành phố, bước đầu Đề án đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, số cặp
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã giảm dần qua các năm, theo số liệu
theo dõi của ngành Y tế:
Năm 2016: Số cặp tảo hơn: tồn tỉnh có 1.482 cặp chiếm 19,68% trong
tổng số 7.527 cặp kết hơn; Hơn nhân cận huyết thống có 16 cặp, chiếm 0,21 %
trong tổng số 7.527 cặp kết hôn.
Năm 2019: Số cặp tảo hơn: tồn tỉnh có 1.125 cặp chiếm 13,73% trong
tổng số 8.196 cặp kết hôn (giảm 0,67% so năm 2018); Hôn nhân cận huyết

20




×