Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tl qtkhttcs xử lý khủng hoảng truyền thông chính sách về những yếu kém của hệ thống giao dịch hose

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.4 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
CHƯƠNG I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG.............................................3
1.1. Hồ sơ sự việc..............................................................................................3
1.2. Hậu quả của sự việc..................................................................................4
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG HÓA CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ
SỰ VIỆC...........................................................................................................6
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.........9
3.1. Một số nhận định......................................................................................9
3.2. Đề xuất một số giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thơng chính sách
10
KẾT LUẬN....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................13


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tuần đầu tháng 6/2021, câu chuyện về những yếu kém của hệ thống
giao dịch HOSE ồn ào trên báo chí, trên mạng xã hội cả trong và ngoài nước.
Sự phẫn nộ của cộng đồng nhà đầu tư lên đến đỉnh điểm, trong khi những vấn
đề này lẽ ra phải được dự báo và tháo ngịi từ trước. Tình trạng nghẽn lệnh,
bảng đơ, giá chứng khoán và các chỉ số hiển thị loạn xị bùng phát từ tháng
12/2020 và càng ngày càng trầm trọng hơn trên hệ thống giao dịch của Sở
Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Để chữa căn bệnh này, cơ quan
quản lý thị trường chứng khoán và HOSE đã triển khai các giải pháp như
nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 lên 100 cổ phiếu, cơi nới hệ thống giao dịch
và gần đây là hạn chế hủy, sửa lệnh...
Lẽ ra, sau những giải pháp trên, hệ thống giao dịch của HOSE phải
thơng suốt, nhưng trái lại, tình trạng nghẽn lệnh, bảng đơ ngày càng nặng hơn.
Chưa kể, việc thông tin không đầy đủ cho thị trường trước mỗi lần “bốc


thuốc” mới của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán đã khiến nhiều nhà
đầu tư bị động trong giao dịch chứng khoán, chịu rủi ro mất tiền lớn, nên nỗi
bức xúc của nhà đầu tư cứ tăng dần và bùng nổ.
Đáng tiếc là khơng ít thành viên tâm huyết với thị trường, giới chuyên
gia và cả cơ quan truyền thông đều mong muốn góp phần xử lý khủng hoảng
truyền thơng trên thị trường chứng khốn nhưng chủ thể chính là HOSE và
các cơ quan quản lý lại không lắng nghe. Việc xử lý truyền thông một cách
giật cục khiến câu chuyện ngày một vượt tầm kiểm soát, tạo ra điểm trừ lớn
trên bức tranh tích cực mà ngành chứng khốn nỗ lực tạo ra suốt hơn 20 năm
qua.
Vì vậy, thơng qua môn học, sinh viên vận dụng kiến thức trong việc xử
lý khủng hoảng truyền thơng chính sách giải quyết vấn đề này và xin lựa chọn

1


đề tài: “Xử lý khủng hoảng truyền thơng chính sách về những yếu kém của
hệ thống giao dịch HOSE” làm đề tài nghiên cứu kết thúc mơn học của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích; Nghiên cứu về xử lý khủng hoảng truyền thơng chính sách
về những yếu kém của hệ thống giao dịch HOSE.
Nhiệm vụ; Chỉ ra hệ thống hoá các quan điểm khác nhau về sự việc,
đồng thời đưa ra một số nhận định và giải pháp khắc phục khủng hoảng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng; Hệ thống các quan điểm khác nhau xung quanh sự việc.
Phạm vi; Các quan điểm xung quanh vấn đề xử lý khủng hoảng truyền
thông về những yếu kém của hệ thống giao dịch HOSE.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã

hội.
5. Ý nghĩa
Tiểu luận nêu lên hệ thống hoá những quan điểm khác nhau về sự việc
xung quanh vấn đề xử lý khủng hoảng truyền thông về những vấn đề yếu kém
của hệ thống HOSE. Tiểu luận đi sâu nêu lên một số nhận định và đề xuất giải
pháp khắc phục vấn đề.
Các kết quả nghiên cứu tiểu luận được sử dụng làm tài liệu tham khảo,
học tập, giảng dạy cho các cơng trình nghiên cứu về sau có liên quan đến hoạt
động cơng tác tư tưởng.
6. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểu luận
bao gồm 4 chương:
2


Chương 1: Những thơng tin chung
Chương 2: Hệ thống hố các quan điểm khác nhau về sự việc
Chương 3: Một số nhận định và giải pháp

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
1.1. Hồ sơ sự việc
Trong phiên giao dịch sáng 9-6-2021, khi các dữ liệu về điểm và thanh
khoản bên sàn thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chạy liên tục,
bảng giá sàn HOSE lại tiếp tục bị "đơ", chỉ số VN-Index bị "treo cứng" trong
thời gian dài.
Đồ thị của chỉ số VN-Index là những đường ngang, gấp khúc, khơng

phản ánh chính xác biến động của thị trường. Nhà đầu tư không thể nắm được
giá giao dịch đang ở bao nhiêu, thị trường đang tăng hay giảm điểm.
Tình trạng bảng giá bị "đơ" tiếp tục diễn ra trong phiên chiều. Trước
đó, vào phiên 8-6, giữa lúc thị trường chứng khoán giảm sốc, sắc đỏ bao trùm
cả thị trường, cổ phiếu đồng loạt rớt giá, nhà đầu tư lại "mù mịt" khơng biết
chuyện gì đang xảy ra vì bảng giao dịch bị "tê liệt".
Hàng loạt lệnh bán MP (bán bằng mọi giá) bị kích hoạt dồn dập, bán
tháo trong hoảng loạn, khiến thị trường lao dốc mạnh, VN-Index chốt phiên
"bốc hơi" gần 39 điểm.
Thậm chí trong phiên giao dịch ngày 1-6, lần đầu tiên trong lịch sử 20
năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam, sàn HOSE thông báo
ngừng giao dịch phiên chiều vì... tiền quá nhiều, tổng giá trị giao dịch phiên
sáng tại sở đã vượt 21.700 tỉ đồng, với lý do nếu mở phiên chiều sẽ "dẫn tới
tình trạng báo động đối với an tồn của hệ thống".
Tình trạng nghẽn lệnh tại sàn HOSE bắt đầu xuất hiện từ giữa năm
2020, khi số lượng nhà đầu tư F0 tham gia thị trường nhiều hơn và giá trị giao
dịch tại sàn này ngày càng lớn.

4


Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 9-6-2020, lỗi hệ thống giao dịch
trong phiên ATC trên HOSE ảnh hưởng đến tất cả các lệnh giao dịch liên
quan. HOSE phải tạm ngừng giao dịch và hủy đợt giao dịch khớp lệnh định
kỳ xác định giá đóng cửa phiên này.
Và từ cuối năm 2020 đến nay, khi số lượng nhà đầu tư F0 tăng mạnh
với giá trị giao dịch mỗi phiên lên tới hàng tỉ USD, tình trạng nghẽn lệnh tại
sàn HOSE diễn ra như cơm bữa.
Chẳng hạn trong phiên ngày 17-12-2020, nhà đầu tư khơng đặt được
lệnh mua bán chứng khốn trong phiên ATC (giao dịch giá khớp lệnh xác

định giá đóng cửa) đối với các cổ phiếu niêm yết trên HOSE. Lỗi tương tự
cũng diễn ra vào ngày 22-12-2020.
Điều gây bức xúc đối với nhiều nhà đầu tư là với hàng loạt sự cố nghẽn
lệnh, bảng giá bị treo khiến nhà đầu tư như bị "bịt mắt" khi giao dịch nhưng
lãnh đạo HOSE luôn né tránh trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho lý do khách quan.
Chẳng hạn, vào tháng 12-2020, sau khi nhà đầu tư liên tục phản ảnh
tình trạng nghẽn lệnh, lãnh đạo HOSE lại khẳng định "hệ thống giao dịch của
HOSE diễn ra hồn tồn bình thường, khơng ghi nhận bất kỳ lỗi nào liên quan
đến các tiến trình trong việc khớp lệnh"!
1.2. Hậu quả của sự việc
Với những người am hiểu ngành chứng khốn, có lẽ đây chỉ là hậu quả
của cơ chế hoạt động, phân quyền đã tồn tại từ lâu trong ngành, chứ không
hẳn do ban lãnh đạo hiện nay gây ra. Song điều đáng trách ở đây là cách đối
mặt và xử lý vấn đề.
Từ tháng 4 - 5/2020, ngành chứng khoán đã nhận thấy những bất ổn
của hệ thống giao dịch trên HOSE song vẫn không được quan tâm đúng mực.
Đến khi thị trường chứng khoán trở thành điểm trũng hút vốn đầu tư thời đại

5


dịch thì các bất ổn của hệ thống giao dịch chứng khoán của HOSE mới bộc lộ
hết và các giải pháp vá víu được thực thi khơng giải quyết được vấn đề.
Chủ quan mà nói, điều này có thể dự báo trước, bởi nhìn ra thế giới, các
thị trường chứng khoán phát triển, từ Mỹ, châu Âu, đến các thị trường trong
khu vực đều có những giai đoạn bùng nổ về điểm số và thanh khoản. Nhưng
khả năng dự báo và sự chủ động của các cơ quan quản lý ngành chứng khốn
đã khơng theo kịp để có kịch bản chủ động ứng phó.
Bức xúc vì bị thiệt hại do sàn giao dịch tắc nghẽn trong thời gian dài,
ngày 9/6, nhiều nhà đầu tư đồng loạt đánh giá "1 sao" cho Sở Giao dịch

chứng khoán TP.HCM (HOSE) trên Google. Lãnh đạo sàn bị tố bao biện, trốn
tránh trách nhiệm.
Cơn bức xúc này xuất phát từ tình trạng tắc nghẽn liên tục diễn ra trên
sàn HOSE, bảng giao dịch "treo cứng" trong thời gian dài khiến nhà đầu tư
như bị "bịt mắt" khi giao dịch nên nhiều người ví việc đầu tư chứng khoán
như đánh bạc. Để "giải cứu" sàn HOSE, các cơng ty chứng khốn cịn khơng
cho khách hàng của mình sửa/hủy lệnh giao dịch, khiến gia tăng rủi ro đầu tư.
Tình trạng “giao dịch mù” càng khiến cho nhà đầu tư hoảng loạn hơn,
thậm chí, thị trường cịn ghi nhận nhiều trường hợp phải sử dụng lệnh MP
(bán ra bằng mọi giá) làm điểm số giảm sâu hơn, từ đó, gây thiệt hại cho nhà
đầu tư. Đến khi bảng điện hiện thị, cổ phiếu hồi phục thì ngậm ngùi khớp giá
sàn vì khơng thể hủy/sửa lệnh. Theo những nhà đầu tư có kinh nghiệm, điều
này tiềm ẩn rủi ro cực lớn, bởi khi thị trường xuống nhà đầu tư sẽ bán bằng
mọi giá khi khơng thể hủy, sửa lệnh.
Tình trạng nghẽn lệnh kéo dài hơn nửa năm nay, đặc biệt, từ đầu tháng
6 đến nay, tình trạng hệ thống HOSE liên tục gặp trục trặc.

6


CHƯƠNG II.
HỆ THỐNG HÓA CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ SỰ VIỆC

Từ cuối năm 2020 trở lại đây, tình trạng nghẽn lệnh liên tiếp trên
HOSE khiến nhiều nhà đầu tư bức xúc. Nguyên nhân là do năng lực thiết kế
hệ thống giao dịch của HOSE có giới hạn về số lượng lệnh trong một ngày,
không đáp ứng được nhu cầu giao dịch tăng đột biến ngồi dự đốn của thị
trường chứng khoán thời gian qua. Trong bối cảnh thị trường có những diễn
biến nhanh và đang ở giai đoạn nhạy cảm thì hiện tượng nghẽn lệnh khiến
giới đầu tư bức xúc. Lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí

Minh (HOSE) đã có những giải đáp về hiện tượng này.
Ông Lê Hải Trà, phụ trách Hội đồng quản trị HOSE, thông tin việc
nhập lệnh, chuyển lệnh đến HOSE trong vài phiên gần đây có một số biểu
hiện khác. Tuy nhiên, ơng nhấn mạnh diễn biến này khác hồn toàn so với sự
việc từng xảy ra trong quá khứ.
HOSE đã từng gặp lỗi khiến thị trường không thực hiện được khớp
lệnh định kỳ cuối phiên. Sở phải áp dụng đến kịch bản dùng giá gần nhất
trước phiên khớp lệnh định kỳ làm giá đóng cửa ngày giao dịch. Tuy nhiên,
trong những phiên gần đây, tình trạng này khơng xảy ra.
Ông Trà cho biết hệ thống của HOSE diễn ra bình thường. HOSE vẫn
ghi nhận lệnh giao dịch và kết nối sở với các cơng ty chứng khốn. Các hiện
tượng trên thị trường gần đây vẫn đang được bộ phận công nghệ thông tin của
sở theo dõi, giám sát kết hợp với cơng ty chứng khốn, để giải thích hiện
tượng này thỏa đáng và cần thời gian, dữ liệu cụ thể để phân tích.
Lãnh đạo HOSE cho biết giữa hệ thống Cơng ty Chứng khốn với Sở
Giao dịch là đường truyền. Các lệnh chuyển đi từ cơng ty chứng khốn khơng
có nghĩa sẽ đến sở ngay lập tức.
7


Các lệnh có q trình di chuyển và HOSE chỉ ghi nhận khi lệnh đi qua
“cửa” hệ thống của mình. Cơ quan này đang phối hợp với các nhà mạng để
nghiên cứu việc các lệnh đến cổng, tìm hiểu nghiên cứu việc có dấu hiệu bị
ùn ứ hoặc vấn đề khác, để cố gắng làm rõ.
Ông Trà cũng đề cập đến việc thị trường chứng khoán năm qua tăng
trưởng với thanh khoản cao. Theo số liệu của Top 20 công ty chứng khoán
hàng đầu, số lượng lệnh từ đầu năm đến nay tăng từ 3-12 lần so với năm
trước. Đây là con số tăng đột biến. Trong khi đó, năng lực dự phịng của hệ
thống cơng nghệ thơng tin có giới hạn nhất định, việc này có thể là lý do dẫn
đến tình trạng khơng thể đáp ứng được các u cầu.

Ơng Trà lấy ví dụ nếu xem đường truyền giữa HOSE và cơng ty chứng
khốn là đường ống nước, thì về mặt ngun lý, đường ống này khơng thể
phình, nở ra theo khối lượng nước phát sinh tăng đột biến.
Bên cạnh đó, ơng Trà cũng đề cập việc một số cơng ty chứng khốn sử
dụng phần mềm giao dịch tự động, thuật tốn. Điều này có thể khiến số lượng
lệnh tăng đột biến trong một thời điểm, đây là điều khó có thể kiểm sốt.
Chia sẻ về q trình đổi mới hệ thống, lãnh đạo HOSE cho hay dự án
công nghệ thông tin mới của HOSE sẽ thay đổi tồn bộ nền tảng cơng nghệ
thơng tin của thị trường chứng khốn Việt Nam.
Theo ơng Vũ Quang Trung - Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng
Giám đốc phụ trách Ban điều hành HOSE, trước mắt dù không mong muốn
nhưng hiện tượng nghẽn lệnh có thể cịn tiếp diễn trong điều kiện dòng tiền
vào đang rất mạnh và chưa hết đà tăng. Do vậy, HOSE mong nhận được sự
thông cảm và chia sẻ của cộng đồng nhà đầu tư khi chưa đáp ứng được kỳ
vọng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các giao dịch chứng
khoán hiện tập trung ở Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao

8


dịch chứng khốn TPHCM (HOSE). Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước (UBCKNN) cũng khuyến cáo các nhà đầu tư nên chuyển bớt hồ sơ sang
sàn HNX nhưng các nhà đầu tư vẫn tập trung nhiều vào sàn HOSE. Mức tăng
trưởng của thị trường rất cao, nếu như trước đây, 1 phiên giao dịch giá trị chỉ
khoảng 10.000 tỷ đồng, thì đến nay, có lúc giao dịch lên tới gần 30.000 tỷ
đồng/phiên. Hoặc trong thị trường chứng khoán phái sinh, có lúc lên đến
50.000 hợp đồng, tăng nhiều lần ngồi dự báo gây nên tình trạng nghẽn mạng.
Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khốn nhà nước đang tích cực thực hiện 2
giải pháp đồng thời. Trước tiên là cùng FPT cải tiến, khắc phục hệ thống kỹ

thuật cùng HOSE, khắc phục nghẽn lệnh từ đầu tháng 7/2021.
Dưới góc độ các nhà đầu tư, ơng Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đánh giá cao quyết định
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khi tiến hành thanh tra hành chính
sàn HOSE.
VAFI cho biết, sàn HOSE khơng chỉ yếu kém về quản lý cơng nghệ
thơng tin mà cịn yếu kém về công tác quản lý giám sát thị trường, hiện nay,
có nhiều loại cổ phiếu rác, cổ phiếu lừa đảo, cổ phiếu kém chất lượng không
đủ tiêu chuẩn niêm yết tại sàn HOSE, thậm chí xuất hiện việc cơng khai làm
giá, thổi giá để giá trị cổ phiếu cao gấp hàng trăm lần giá trị thực.
Các đối tượng thao túng tạo doanh thu lợi nhuận giả, tạo vốn điều lệ giả
và ảo cao gấp hàng chục, hàng trăm lần số vốn thực có để thực hiện hành vi
"bán giấy lấy tiền thực". Vì vậy, cần thiết phải mở chiến dịch làm trong sạch
thị trường chứng khoán.
Đại diện VAFI đặt dấu hỏi về việc HOSE không lựa chọn đơn vị đủ
năng lực có khả năng nâng cấp, sửa lỗi hệ thống kỹ luật, việc để tình trạng
nghẽn lệnh ở HOSE là quá lâu, cần phải khắc phục sớm hơn.

9


VAFI kỳ vọng Bộ trưởng Bộ Tài chính trong thời gian tới tiến hành
thanh tra diện rộng nhiều vấn đề, khơng chỉ về nội dung liên quan đến nghẽn
lệnh, góp phần làm lành mạnh thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Cần thiết phải có đợt thanh tra tồn diện để tình trạng thao túng trục
lợi cổ phiếu giảm dần, bảo đảm thực thi pháp luật chứng khoán nghiêm minh
và tăng cường củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư chứng khốn và cộng
đồng các cơng ty niêm yết, chỉ có cách làm đồng bộ như trên thì thị trường
chứng khốn Việt Nam mới thực sự nâng hạng”, đại diện VAFI đề nghị.


10


CHƯƠNG III.
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1. Một số nhận định
Sự im lặng kéo dài của cơ quan quản lý, thiếu thông tin về một vấn đề
trọng yếu của thị trường khiến câu chuyện ngày càng trở nên phức tạp.
Rất nhiều sự vô lý, nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng không được giải
đáp đã khiến nhiều nhà đầu tư có cảm tưởng rằng một bàn tay vơ hình đang
điều khiển bảng điện và hệ thống giao dịch của HOSE. Minh bạch, nguyên
tắc số 1 trên thị trường chứng khốn đã khơng được thực thi kịp thời trong
câu chuyện này. Quan sát thị trường Việt Nam từ Anh quốc và nhìn trong một
bức tranh chung với các thị trường chứng khoán thế giới, chuyên gia Hồ Quốc
Tuấn, giảng viên Trường Đại học Bristol nhận xét, lẽ ra, Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước và HOSE phải đưa ra một báo cáo về tình hình “nghẽn lệnh” của
HOSE một cách thường xuyên để nhà đầu tư biết trước và có những tính tốn
phù hợp về rủi ro trong trường hợp thị trường tăng, giảm mạnh mà nghẽn lệnh
thì hệ quả là gì.
Việc thỉnh thoảng đưa ra một vài thơng tin và im lặng thời gian dài với
những thông tin trọng yếu sẽ dễ dẫn đến tình trạng “tập kích thị trường”, nhà
đầu tư khơng có sự chuẩn bị để ứng phó với rủi ro từ hệ thống giao dịch trục
trặc.
Khủng hoảng truyền thơng chính sách với thị trường chứng khoán xảy
ra và lan rộng nghĩa là niềm tin của dư luận đối với HOSE và cơ quan quản lý
đang giảm sút, thì cách giải trình dài dịng, cảm tính chỉ làm cho tình hình
càng trở nên tồi tệ.

11



Bởi lẽ, dư luận không quan tâm đến cảm xúc của cơ quan quản lý thị
trường, điều mà họ quan tâm chính là dữ liệu và phương pháp lập luận của
các cơ quan này, chẳng hạn hệ thống có thể chịu tải như thế nào, thực tế đã
vượt mức chịu tải ra sao, tại sao lại áp dụng các giải pháp này để xử lý mà
không phải là giải pháp khác...
Nếu được giải đáp đầy đủ, rõ ràng về những vấn đề của hệ thống giao
dịch, các giải pháp khắc phục và chứng minh khơng có khả năng có yếu tố
can thiệp chủ quan vào hệ thống giao dịch (nếu được), chắc chắn nhà đầu tư
sẽ thấu hiểu, thông cảm và đồng hành với cơ quan quản lý thị trường.
“Ngã ở đâu, đứng lên ở đó”, cơ quan quản lý cần bắt đầu bằng việc trả
lời thẳng thắn, trực diện vào các câu hỏi gửi đến HOSE và Ủy ban Chứng
khốn Nhà nước. Phải đưa ra thơng tin đầy đủ, dễ hiểu, rạch rịi, có khả năng
phản ánh được tồn bộ bản chất sự việc.
Điều quan trọng hơn hết trong sợi dây liên kết thơng tin giữa HOSE và
báo chí, cộng đồng nhà đầu tư chính là xây dựng mối thiện cảm thông qua
ngôn ngữ của người đứng đầu, người phát ngơn. Cách nói chừng mực, thể
hiện sự tơn trọng của HOSE dành cho báo chí, cho nhà đầu tư chính là yếu tố
quan trọng để thơng điệp được truyền đi trọn vẹn.
Tóm lại, sự minh bạch, cầu thị, chân thành từ cơ quan quản lý thị
trường chính là cây cầu kết nối cơ quan quản lý thị trường với cơng luận, giới
đầu tư. Xây được cây cầu đó, khủng hoảng truyền thơng chính sách khó đi xa.
3.2. Đề xuất một số giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thơng
chính sách
Thị trường chứng khoán được xem như "phong vũ biểu" của nền kinh
tế, việc đảm bảo tính ổn định HOSE phần nào tác động uy tín Việt Nam với
các tổ chức, nhà đầu tư toàn cầu. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang trở
thành điểm sáng thu hút vốn đầu tư. Khối kinh tế tư nhân cần có thêm nhiều


12


cơ hội phát huy vai trò, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển, kinh tế đất
nước. Các doanh nghiệp Việt có thể làm tốt khi được giao phó và tin tưởng.
Cộng đồng doanh nghiệp cần được tạo điều kiện thuận lợi ở mọi loại hình,
quy mơ và lĩnh vực để có thể hỗ trợ giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội. Từ
đó tận dụng tốt cơ hội, hịa nhập vào cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Tình trạng nghẽn lệnh tại HoSE diễn ra suốt hơn nửa năm, từ cuối quý
IV/2020. Bảng điện tử nhiều thời điểm "treo cứng", hệ thống quá tải khiến
nhà đầu tư giao dịch trong trạng thái "mù mờ". Tình trạng này kéo dài làm
phương hại đến tâm lý, quyền lợi của nhà đầu tư, đồng thời là địn giáng đến
uy tín của thị trường chứng khoán Việt Nam với giới đầu tư quốc tế.
Trước sự khủng hoảng này, sinh viên đề xuất một số giải pháp sau:
- Các cơ quan quản lý thúc đẩy việc chuyển đổi số trong ngành tài
chính như: cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; đơn giản hóa thủ tục hành
chính với người nộp thuế cá nhân; triển khai hóa đơn điện tử để tăng thu,
giảm gian lận thuế... Công nghệ được sáng tạo từ ước mơ của con người. Cần
phải đi đầu xu thế số hóa và tự động hóa cùng với cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0 - yếu tố then chốt kết nối tăng trưởng của các quốc gia.
Điều mà lãnh đạo các doanh nghiệp này quan tâm là thủ tục cần được
tạo thuận lợi nhất và khơng có sự thay đổi q lớn sau chuyển giao dịch. Đây
cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp đặt ra để quyết định việc có đi “ở
nhờ” hay khơng.
- Ủy ban Chứng khốn Nhà nước cho phép các cổ phiếu chuyển giao
dịch được đảm bảo giữ nguyên trong các rổ chỉ số. Bởi nhiều chỉ số đầu tư
được dùng tham chiếu cho các quỹ chỉ số như VN Diamond, VNFin Lead...
Ngoài tổ chức niêm yết, tinh thần tự nguyện của các nhà đầu tư cũng có thể
giải quyết bài toán nguồn lực khan hiếm của sàn HoSE bằng việc giảm số
lệnh sửa, hủy lệnh hay các lệnh "bắn tỉa" từ robot.


13


14


KẾT LUẬN

Sự im lặng kéo dài của cơ quan quản lý, thiếu thông tin về một vấn đề
trọng yếu của thị trường khiến câu chuyện ngày càng trở nên phức tạp. Đối
với một nền kinh tế, hoạt động đầu tư có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
những chính sách và những giải pháp cần đưa ra để giải quyết thực trạng sự
khủng hoảng trong truyền thơng chính sách để tránh được những hệ quả
khơng đáng có góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện
nay, đặc biệt sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tất Thu, Bản chất, vai trị của chính sách cơng, Tạp chí Tổ
chức Nhà nước, số 1/2016
2. Nguyễn Thị Tâm, Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội, Tạp chí
Lý luận chính trị điện tử, ngày 17/8/2015
3. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2017), Truyền thơng chính sáchKinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.
4. Học viện Báo chí và Tun truyền (2018), Truyền thơng chính sách
và đồng thuận xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.

5. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2018), Truyền thơng chính sách
và năng lực tiếp nhận của cơng chúng, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.
6. Học viện Báo chí và Tun truyền (2019), Cơng nghệ truyền thơng
chính sách trong kỷ nguyên 4.0, Kỷ yếu hội thảo.
7. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2015), An ninh phi
truyền thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Lý luận chính trị, Hà
Nội.
8. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Cách mạng cơng
nghiệp lần thứ tư- thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, Nxb. Lý luận chính
trị, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Hà (2012), Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
10.

Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao

động, Hà Nội.

16


11.

Nguyễn Văn Dững (2018), Một số vấn đề truyền thông chính

sách cơng ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Tạp chí Thơng tin- Cơng luận, số 2
12. Lưu Văn An, Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền
lực chính trị các nước tư bản phát triển, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008
13.


Nguyễn Hải Chung, Bùi Thu Hương (đồng chủ biên) (2016),

Truyền thông xã hội, Nxb.Thế giới, Hà Nội.
14.

Ban Tuyên giáo Trung ướng (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản

lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời
gian tới, Nxb. Lý luận chính trị.

17



×