Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tl xhh vai trò định hướng xã hội của báo chí – từ thực tiễn “cuộc chiến” phòng, chống dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.55 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, năm 2020 là năm đầy ắp những sự kiện trọng đại,
nổi bật của Ðảng, đất nước cùng những người làm công tác tư tưởng; là năm
chứng kiến những sự kiện chưa có tiền lệ và những đổi thay lớn lao trong
đời sống kinh tế, xã hội của cả thế giới và đất nước, năm của những khó
khăn, thách thức lớn… nhưng cũng là năm của những nỗ lực, quyết tâm lớn,
năm cộng hưởng mạnh mẽ và hiệu quả của những tấm lòng yêu nước đầy
trách nhiệm.
Trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã và đang bùng phát ở nhiều
nước, khu vực, có tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng
quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới
đã công bố dịch COVID-19 là đại dịch tồn cầu. Khi nói đến chống dịch
Việt Nam được nói đến như là “hình mẫu” về cách thức kiểm sốt và phịng,
chống dịch COVID-19, được đánh giá là một trong số 10 nước trên thế giới
có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nơi
mà có người nước ngồi nói rằng được ở lại Việt Nam vào những ngày có
dịch là sự “may mắn xa xỉ”. Trong thành cơng đó, có vai trị của cơng tác
thơng tin, tun truyền, trong đó báo chí là lực lượng tiên phong, đi đầu.
Báo chí Việt Nam ln là lực lượng nịng cốt, giữ vai trị quan trọng
trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng
của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và
Nhân dân. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay, với tinh
thần “chống dịch như chống giặc”, báo chí tiếp tục khẳng định vai trị định
hướng xã hội của mình, cùng nhân dân cả nước ngăn chặn và đẩy lùi dịch
bệnh.

1


Để hiểu rõ hơn về vai trị của báo chí trong việc đẩy lùi dịch Covid – 19


nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Vai trò định hướng xã hội của báo chí –
từ thực tiễn “cuộc chiến” phịng, chống dịch Covid-19”.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu về vai trị của báo chí trong
cuộc chiến phòng, chống dịch Covid – 19.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ chức năng tư tưởng của báo chí trong cuộc chiến phịng,
chống dịch Covid – 19.
- Làm rõ vai trị của báo chí trong “cuộc chiến” phịng, chống dịch
Covid-19 và đúc rút những kinh nghiệm để phát huy tốt vai trị của báo chí
trong định hướng xã hội.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về vai trò của báo chí trong cuộc
chiến phịng, chống dịch Covid – 19.
- Khách thể và phạm vi nghiên cứu: Vai trò của báo chí Việt Nam
trong cuộc chiến phịng, chống dịch Covid – 19.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích - tổng hợp,….
5. Bảng hỏi
Câu 1: Hiện nay quý vị có thường xuyên đọc báo không?
a. Đọc thường xuyên
6. Tài liệu tham khảo

2


1. Phòng, chống dịch đại dịch COVID – 19: Một số vấn đề từ hướng
tiếp cận xã hội học – TS. Đỗ Văn Quân
2. Tạp chí Tổ chức Nhà nước

CHƯƠNG I: BÁO CHÍ VÀ VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ TRONG
PHỊNG, CHỐNG DỊCH COVID - 19
1. Khái quát về báo chí của Việt Nam
Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí, nói một cách khái quát là những xuất
bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi
bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm.
Tuy phương tiện truyền tải báo chí thay đổi theo thời gian, các nghiệp
vụ báo chí vẫn bao gồm: tìm hiểu thơng tin, phân tích thơng tin và phổ biến
thông tin đến độc giả. Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho
các phương pháp tìm kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chí, và các hoạt động
(chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp) của báo chí.
Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thơng tin chính và
phản hồi ý kiến về các vấn đề của cơng chúng. Tuy nhiên báo chí khơng phải
lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiế và truyền tải thơng tin. Truyền thơng báo
chí có thể mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh. Ở một
số quốc gia, báo chí bị chính phủ kiểm sốt và khơng phải là một cơ quan
hồn tồn độc lập.
Vai trị và vị thế của báo chí, cùng với các phương tiện truyền thông
đại chúng, đã trải qua những thay đổi sâu sắc trong hai thập kỷ vừa qua với
sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số và phổ biến thông tin trên Internet. Điều
này đã tạo ra một sự thay đổi trong việc xem báo giấy, vì người dân ngày
càng đọc tin tức thơng qua điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử
khác, thách thức các tờ báo tìm cách kiếm tiền thơng qua các phương tiện kỹ

3


thuật số cũng như phát triển khả năng xuất bản các tin tức có ngữ cảnh.
Việc thu hẹp tầm ảnh hưởng của báo chí có liên quan đến việc giảm
lượng độc giả quy mô lớn. Phần lớn những độc giả được hỏi trong các

nghiên cứu gần đây cho thấy họ đã thay đổi phương thức đọc tin tức. Thời
đại kỹ thuật số cũng đã mở ra một loại hình mới của báo chí trong đó các
cơng dân bình thường đóng vai trị lớn hơn trong q trình viết tin tức, với
sự xuất hiện của báo chí cơng dân và việc quảng bá thông tin thông qua
Internet. Sử dụng điện thoại thông minh được trang bị máy quay video, bất
kỳ người dân nào cũng có thể ghi lại các sự kiện hay tin tức và tải chúng lên
các kênh như YouTube. Các kênh truyền thơng tin tức chính thống đã nhanh
chóng lợi dụng các kênh thông tin như vậy. Trong khi đó, việc dễ dàng truy
cập vào tin tức từ nhiều nguồn thông tin trực tuyến như blog và các phương
tiện truyền thông xã hội khác, đã dẫn đến việc độc giả có thể chọn đọc tin
tức từ rất nhiều nguồn chính thức và khơng chính thức, thay vì chỉ đọc báo
chí truyền thống của các cơ quan thơng tấn.
2. Chức năng tư tưởng của báo chí
Báo chí có nhiều chức năng, trong đó chức năng tư tưởng có tầm quan
trọng đặc biệt. Báo chí ln được coi là lực lượng chủ lực và xung kích trên
mặt trận tư tưởng, tạo sự thống nhất và liên kết trong xã hội nhằm giải quyết
các nhiệm vụ xã hội. Công tác tư tưởng thực chất là việc tác động vào ý thức
của con người nhằm hình thành và củng cố hệ tư tưởng chính trị lãnh đạo xã
hội.
Cơ sở lý luận báo chí đã chỉ ra, báo chí là phương tiện thơng tin tác
động đến đông đảo công chúng một cách thường xuyên, liên tục nhất. Hoạt
động của báo chí ln gắn với chính trị, mục đích của báo chí là mục đích
chính trị, báo chí lơi kéo, tập hợp, giáo dục và thuyết phục, tổ chức đông đảo
Nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề về kinh tế – văn hóa – xã hội. Báo

4


chí tun truyền thơng qua sự kiện và vấn đề thời sự, lựa chọn thơng tin sự
kiện, qua đó tác động đến nhận thức của công chúng theo định hướng tư

tưởng đã được hoạch định.
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, báo chí là cơng cụ đắc lực của
Đảng với thơng tin nhanh chóng nhất, phổ cập nhất, phản ánh một cách chủ
động và trung thực mọi mặt của đời sống xã hội; thơng tin cập nhật tình hình
trong nước và quốc tế. Báo chí là diễn đàn của Nhân dân, thường xuyên tiếp
xúc với Nhân dân và góp phần giải đáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt
ra. Báo chí gắn bó mật thiết với Nhân dân, khơng chỉ thực hành chức năng
phản ánh xã hội, cung cấp thông tin, luận cứ hướng dẫn tư tưởng và hoạt
động cho người đọc, người xem, người nghe mà còn phục vụ nhu cầu giải
trí, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Báo chí thực sự là vũ khí sắc
bén, hiệu quả trong mọi mặt đời sống chính trị – xã hội.
Báo chí cách mạng Việt Nam ln là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư
tưởng của Đảng; ln đồng hành và góp phần to lớn trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, báo chí đã
thực hiện tốt vai trị của mình vào thực tiễn cách mạng, tổ chức tuyên truyền,
cổ động, lôi kéo quần chúng nhân dân vùng lên đánh đổ chế độ thực dân,
phong kiến, chớp thời cơ vùng lên tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính
quyền về tay Nhân dân.
Trong giai đoạn 1945 – 1975, báo chí đã góp phần tăng cường đồn kết
tồn dân, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời dồn
toàn lực “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hồn tồn
miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cơng cuộc đổi mới đất nước, với việc
xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với bao bỡ ngỡ, khó khăn lúc ban đầu,
báo chí đã đi đầu tuyên truyền, cổ vũ chủ trương, đường lối đổi mới của

5


Đảng để toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đổi mới theo sự khởi xướng và lãnh

đạo của Đảng.
Trong nhiều năm qua, báo chí cũng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm,
thực hiện đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng; đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; phản bác thông tin sai trái, luận
điệu xuyên tạc, âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội
chính trị nhằm chống phá Đảng, chế độ và nhân dân; chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức. Đặc
biệt trong thời điểm phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 hiện nay, báo chí lại
thể hiện rất rõ nét vai trị định hướng dư luận của mình, góp phần quan trọng
cùng toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị ngăn chặn và đẩy lùi dịch
Covid-19; đồng thời, thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa PCD, vừa bảo đảm các
mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2020.
CHƯƠNG II: BÁO CHÍ TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG ĐẠI
DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM
1. Vai trị của báo chí trong phịng chống dịch covid
Báo chí ln có mặt kịp thời tại các điểm "nóng" về dịch bệnh, kịp
thời phản ánh thực tế tình hình dịch bệnh ở trong nước và quốc tế; góp phần
khích lệ, động viên, lan tỏa các tấm gương "người tốt việc tốt" trong xã hội
cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi
khẳng định từ khi xuất hiện trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên, báo chí đã
vào cuộc, ln cùng với ngành y tế vào vùng trọng tâm của dịch để thông
tin, thể hiện bản chất của báo chí cách mạng, đem lại thơng tin chính xác,
chuẩn mực, kịp thời, phân tích đúng, góp phần giải quyết những vấn đề cụ
thể, giúp người dân nắm được tình hình, nhất là những chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước.

6



Đây là mặt trận đóng vai trị hết sức quan trọng để định hướng dư
luận, phản ánh thực tiễn, phê phán những sai sót, bất cập trong xã hội; tuyên
dương những tổ chức, cá nhân làm việc tốt; lan tỏa những hình ảnh người
dân tham gia chống dịch với tinh thần, trách nhiệm cao.
Trong những ngày dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cả nước chung
sức đối phó với dịch bệnh, đó cũng là những ngày thực sự áp lực với những
người làm báo. Hoạt động của ngành nghề khác có thể tạm dừng, nhưng
dịng tin tức của báo chí ln luôn phải chảy mãi với thời cuộc.
Công tác chỉ đạo được thực hiện theo mơ hình tác chiến hiệu quả,
tương tác cao, trở thành nguồn tin ban đầu để các báo cập nhật thơng tin.
Các cơ quan báo chí khơng chạy theo việc đưa tin tức đơn thuần về
các ca bệnh, mà tăng cường thông tin tuyên truyền việc ứng xử đối với
người bệnh, người bị cách ly, khuyến cáo khơng kỳ thị những nhóm người
mắc bệnh.
Báo chí cũng đã chuyển hướng mạnh với những tin, bài nhân văn,
chống lại sự kỳ thị, tổ chức các tuyến bài dài hơi, chất lượng, đưa thông điệp
để người dân sống tốt, an tồn, ý nghĩa hơn, quan tâm đến người già, gia
đình, hướng nội hơn.
Nhiều cơ quan báo chí đã kịp thời đưa tin, bài về những mục tiêu kép
vừa phòng, chống dịch thành công vừa phát triển kinh tế-xã hội, phản ánh
những mơ hình vượt khó của doanh nghiệp, tổ chức, những cách làm hay,
sáng tạo trong bối cảnh kinh tế khó khăn…
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đồng bộ ba hình thức kiểm sốt dịch
bệnh từ phương diện kiểm sốt xã hội. Đó là, cách ly tập trung, cách ly tại
nhà và giãn cách toàn xã hội. Để đạt được những thắng lợi bước đầu trong
phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đã và đang phát huy tối đa sự
đồn kết xã hội gắn liền với lợi ích, vai trò, trách nhiệm của tất cả các chủ
7



thể trong xã hội, vì dịch bệnh là một dạng khủng hoảng sức khỏe cộng đồng
mà không một nhà nước, chính quyền nào dù mạnh mẽ đến đâu có thể dễ
dàng xử lý hiệu quả nếu thiếu sự nỗ lực và đóng góp chung của từng thành
viên cộng đồng. Vi rút Corona có thể sinh ra trong tự nhiên, nhưng có thể
bùng phát thành thảm họa, phần nhiều là do quyết định của từng cá thể trong
xã hội. Việc phòng, chống và kiểm sốt dịch bệnh khơng chỉ là cơng việc
của chính quyền mà cịn là của từng cá nhân trong cộng đồng. Từng thành
viên cộng đồng vừa có thể là đối tượng tạo ra nguyên nhân, vừa có thể là đối
tượng phải gánh chịu hậu quả. Thời điểm này, chúng ta đang sống trong một
xã hội mà quyết định của một cá nhân có thể ảnh hưởng đến sinh mệnh của
cả cộng đồng.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo công tác PCD, trong các văn bản
đều có nội dung chỉ đạo về báo chí, đơn cử như: Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày
31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp
phịng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra: “Đề nghị các cơ quan
truyền thông đăng tải các bản tin về tình hình dịch bệnh chính xác, kịp thời
và các biện pháp để người dân chủ động phịng, chống dịch, khơng hoang
mang, lo lắng và phối hợp với các cơ quan chức năng phòng, chống dịch
hiệu quả”; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ
về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh
doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19: “Bộ Thông tin và
Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và chủ trì với các
bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan truyền thông kịp thời cung cấp
thơng tin chính thống, cơng khai, minh bạch, khách quan về kết quả cơng tác
phịng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam”…
Với vai trị, trách nhiệm của mình, xác định cơng tác tuyên truyền
8



chiếm vị trí quan trọng trong cơng tác PCD Covid-19, các cơ quan báo chí –
truyền thơng đã đồng loạt vào cuộc tham gia tuyên truyền PCD Covid-19.
Đặc biệt, các lực lượng truyền thơng đã chung sức, đồng lịng, tham gia
đồng bộ, vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt trên cả các báo chính thống, các nhà
mạng, các mạng xã hội. Với tinh thần công khai, minh bạch, tất cả các thơng
tin chỉ đạo điều hành, khuyến cáo phịng, chống và diễn biến tình hình dịch
bệnh… được nhanh chóng truyền tải đến công chúng để nâng cao nhận thức
người dân trong PCD.
2. Đưa mỗi người dân trở thành một chiến sĩ
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, người dân sử dụng internet,
mạng xã hội tăng mạnh, các chủ đề liên quan tới phòng, chống dịch nhận
được sự quan tâm rất lớn.
Mạng xã hội trở thành một kênh truyền thông cập nhật các diễn biến
của dịch bệnh, cũng như cách phòng, chống bệnh hiệu quả.
Nhiều mạng xã hội "make in Vietnam" đã phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan chức năng đưa ra những thơng báo nhanh, chính xác nhất về tình
hình dịch bệnh, các khuyến cáo phòng bệnh tới người dùng, như: Lotus,
Gapo, Zalo...
Điển hình là Bộ Y tế chính thức ra mắt kênh thơng tin chính thống của
bộ trên mạng xã hội Lotus với tên gọi là “Bộ Y tế” nhằm truyền tải các chỉ
đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế và khuyến cáo, thông
điệp về phịng, chống dịch bệnh COVID-19, thơng tin về tình hình dịch bệnh
COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới.
Gapo là đối tác cộng đồng của Bộ Y tế với dự án âm nhạc "Việt Nam
Ơi! Đánh bay COVID" với lời ca lan tỏa năng lượng tích cực, kêu gọi tồn
dân chung tay vượt qua khó khăn, đồng thời tri ân nỗ lực của các tầng lớp
trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ ngày đêm vì người bệnh.
9



Dự án được hơn 3 triệu người dùng Gapo đón nhận nồng nhiệt thông
qua clip tự quay như: hát cover, lipsync, nhảy, diễn xuất... trên nền nhạc
điệp khúc.
Tương tự, mạng xã hội Zalo liên tục đưa ra các khuyến cáo về sức
khỏe tới người dùng, đồng thời tung ra bộ sticker ngộ nghĩnh liên quan tới
các thông điệp như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng…
"Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" - lời kêu gọi người dân chấp hành công tác
cách ly là một trong các biểu cảm được người dùng hưởng ứng nhiều nhất.
Bên cạnh đó, mỗi người dân sử dụng mạng xã hội cũng là một kênh
thơng tin-tun truyền góp phần vào cuộc chiến đấu chống lại dịch COVID19 của Việt Nam.
Nói khơng với tin xấu, tin giả, nhiều người dân chia sẻ các thơng tin
tích cực, khẳng định thành quả của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại
dịch bệnh; lan tỏa những tấm gương quên mình vì cộng đồng, những hành
động đẹp, chia sẻ khó khăn với những đối tượng yếu thế, thấm đậm tình
người trong đại dịch.
Với sự chung sức, đồng lịng của cả hệ thống chính trị và nhân dân,
cơng tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã đạt được kết quả
bước đầu như lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: "Có được điều đó
vì chúng ta có sự lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát, đúng đắn của Đảng, Nhà
nước; sự vào cuộc rất đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng.
Nhưng đặc biệt và trên hết là nhờ có sự tham gia của nhân dân ta với tinh
thần "mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch."
CHƯƠNG III: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ
1. Báo chí cần làm tốt hơn nữa vai trị, chức năng định hướng xã
hội

10



Để báo chí phát huy tốt hơn nữa vai trị của mình cho sự nghiệp cách
mạng, thực sự là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, giữ vững
định hướng của Đảng, là ngọn cờ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa;
với nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đến mọi tầng lớp Nhân dân; cổ vũ, động viên kịp thời những tập
thể, cá nhân điển hình tiên tiến… rất cần được sự quan tâm nhiều hơn nữa
của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và Nhân dân cả nước cho các cơ
quan báo chí cũng như đội ngũ những người làm báo. Cần quan tâm tạo điều
kiện cả về vật chất và tinh thần để báo chí có điều kiện thuận lợi trong hoạt
động nghề nghiệp, trong sản xuất, xuất bản, truyền tải các ấn phẩm báo chí
đến bạn đọc, công chúng.
Muốn được như vậy, thiết nghĩ các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chủ
quản báo chí cần phải tăng cường cơng tác chỉ đạo, quản lý báo chí; quan
tâm hỗ trợ về chính sách cho báo chí; hỗ trợ chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng
công nghệ; ưu tiên đầu tư trang thiết bị tác nghiệp cho đội ngũ những người
làm báo, đáp ứng được các yêu cầu nhanh nhạy, kịp thời trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần tiếp tục nỗ lực hoàn thành
nhiệm vụ được giao, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, thơng tin nhanh, chính xác,
đa dạng, chủ động cập nhật, sáng tạo trong lĩnh vực thơng tin tun truyền,
đóng góp tích cực vào định hướng dư luận, tăng cường niềm tin trong Nhân
dân với Đảng, Nhà nước; đồng thời, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong các cơ quan báo chí
và các cấp hội nhà báo, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày
15/5/2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và
phong cách Hồ Chí Minh.
Các cơ quan báo chí cũng cần phải chú trọng cơng tác đào tạo, bồi

11



dưỡng đội ngũ những người làm báo về lý luận chính trị, tư tưởng, chun
mơn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước để người làm báo nhận thức sâu
sắc làm báo là làm cách mạng, người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt
trận tư tưởng – văn hóa của Đảng. Đội ngũ những người làm báo ln phải
“rèn bút, luyện nghề” với tâm thế “Bút sắc, lòng trong, tâm sáng” mới đủ
sức hoàn thành nhiệm vụ cao cả: cán bộ báo chí là chiến sĩ trên mặt trận tư
tưởng của Đảng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn
2. Phát huy hiệu quả của báo chí truyền thông
Để tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động báo chí,
truyền thơng phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý
các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thơng, Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan báo chí, truyền
thơng tăng cường các hoạt động thơng tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng,
hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong
cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, bộ, ngành,
địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác thông tin,
tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, thông suốt; kịp thời nắm bắt thông tin dư
luận, chủ động cung cấp tài liệu, thơng tin chính thống cho các cơ quan báo
chí và các phương tiện truyền thơng bằng nhiều hình thức.
Các cơ quan báo chí chủ động thích ứng với các phương tiện truyền
thơng mới, đa dạng hóa phương thức và nội dung thơng tin, tuyên truyền,
bảo đảm phục vụ hiệu quả nhiệm bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế quốc tế
của đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa thông tin đối nội và thơng tin đối ngoại
trên báo chí và các phương tiện truyền thơng phù hợp với lợi ích của đất

12



nước và nhân dân; bảo đảm lượng thông tin tốt, tích cực về đời sống xã hội
là dịng chảy chính.

13


KẾT LUẬN
Suốt tiến trình 95 năm đồng hành cùng dân tộc (21/6/1925 –
21/6/2020), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí cách mạng Việt Nam ln
là lực lượng nịng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa,
đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trong cuộc chiến
phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay, với tinh thần “chống dịch như chống
giặc”, báo chí tiếp tục khẳng định vai trị định hướng xã hội của mình, cùng
nhân dân cả nước ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh.

14



×