Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sử dụng lá cây T.gigantea trong khẩu phần gà Lương Phương nuôi thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 136 trang )

LỜI CẢM ƠN
-----Hồn thành được cơng trình nghiên cứu này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
đến Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu
để tôi hồn thành được luận án này.
Xin ghi nhớ cơng ơn của Thầy Võ Văn Sơn và Cô Nguyễn Thị Kim
Khang, đã dành thời gian tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này.
Chân thành biết ơn quý Thầy Cô và cán bộ Bộ môn Chăn nuôi- Khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập nghiên cứu.
Đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Cô
Nguyễn Thị Hồng Nhân và cô Nguyễn Thị Kim Đơng đã tận tình truyền đạt kinh
nghiệm, kiến thức để tơi hồn thành tốt luận án này.
Chân thành cảm ơn các em Minh Sương, Lợi, Đạt, Phương Đào đã giúp đỡ
tôi trong thời gian tôi làm nghiên cứu tại Cần Thơ.
Xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu Trường Cao Đẳng Nghề Trà Vinh,
đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian học tập nghiên cứu.
Tạ ơn cha đã ủng hộ, động viên con trong suốt khóa học. Cảm ơn 2 mẹ và
anh chị em hai gia đình đã giúp đỡ em. Cảm ơn anh Tư Hồng, Cô Út và em Vũ đã
giúp đỡ em để có khởi đầu cho việc học tập. Cảm ơn chồng Lê Thành Thắng và
con gái Lê Ngọc Minh Khang đã luôn bên cạnh ủng hộ và động viên tôi để hoàn
thành luận án này.
Trân trọng cảm ơn Hội đồng đánh giá luận án đã đóng góp ý kiến để luận
án thật sự có giá trị khoa học.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Văn Thị Ái Nguyên

i



TÓM TẮT
Để xác định “Nghiên cứu sử dụng lá cây T.gigantea trong khẩu phần gà Lương Phương
ni thịt” các thí nghiệm được tiến hành từ năm 2012 đến 2014 tại Trà Vinh và Trại Nghiên cứu và
Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Thí nghiệm 1, thí nghiệm nơng học gồm có hai nhân tố là điều kiện nắng hoặc râm và hom
ngọn hoặc hom thân; mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần với tổng diện tích là 7000 m2. Kết quả
nghiên cứu năng suất chất xanh năm đầu tiên của cây T. gigantea trồng tại Trà Vinh cho thấy cao
nhất ở công thức [nắng x hom thân] là 52,52 tấn/ha, 3 cơng thức trồng cịn lại [nắng x hom ngọn],
[râm x hom thân] và [râm x hom ngọn] có năng suất lần lượt là 50,26; 14,25 và 14,48 tấn/ha.
Thành phần hóa học của lá cây T.gigantea khơng bị ảnh hưởng của điều kiện râm/nắng và loại
hom ngoại trừ hàm lượng xơ thô trong lá cây được trồng trong râm cao hơn ngồi nắng (p<0,05).
Thí nghiệm 2, thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện trên 32 con gà Lương Phượng ở
2 giai đoạn 5-8 và 9-12 tuần tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hồn tồn ngẫu nhiên với 4
nghiệm thức: BTG0, BTG5, BTG7, BTG10 tương ứng với bốn mức thay thế bột lá T.gigantea 0%,
5%, 7% và 10%, mỗi nghiệm thức bốn lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thay thế 5%
bột lá T.gigantea trong khẩu phần cơ sở không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy
của gà Lương Phượng 5-12 tuần tuổi.
Thí nghiệm 3, thí nghiệm ni tăng trưởng gồm ba thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm khác biệt nhau
về trạng thái cho ăn lá T.gigantea (dạng tươi hoặc khô) và khẩu phần cho ăn (là khẩu phần cơ sở
hoặc thức ăn hổn hợp).
Thí nghiệm 3.1 gồm có 240 con gà Lương Phượng được bố trí được bố trí theo thể thức hồn
tồn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 mức thay thế bột lá T.gigantea 0% (BTG0),
1% (BTG1), 3% (BTG3)và 5% (BTG5), mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, tương đương 12 đơn vị thí
nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm là 20 con gà. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thay thế 5% bột lá
T.gigantea vào khẩu phần cơ sở không làm ảnh hưởng đến năng suất, các chỉ tiêu quầy thịt và
thành phần hóa học thịt ức-đùi của gà Lương phượng 5-12 tuần tuổi.
Thí nghiệm 3.2 được bố trí tương tự thí nghiệm 3.1, 4 nghiệm thức KPCS100, KPCS95, KPCS93
và KPCS90 tương ứng với 4 mức giảm KPCS là 0%, 5%, 7% và 10%; lá T.gigantea được cho ăn tự
do. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thay thế 5% KPCS bằng lá T.gigantea không ảnh hưởng đến
khối lượng cuối, hệ số chuyển hóa thức ăn, các chỉ tiêu quầy thịt và thành phần hóa học thịt gà

Lương Phượng 5-12 tuần tuổi.
Thí nghiệm 3.3 được bố trí tương tự thí nghiệm 3.1 và 3.2; 3 nghiệm thức TAHH100, TAHH95
và TAHH90 tương ứng với 3 mức giảm TAHH là 0%, 5%, và 10%%; lá T.gigantea được cho ăn tự
do. Kết quả cho thấy việc thay thế 5% TAHH (TAHH95) bằng lá T.gigantea không ảnh hưởng đến
năng suất, các chỉ tiêu quầy thịt và thành phần hóa học thịt gà Lương Phượng 5-12 tuần tuổi.
Thí nghiệm 4, từ kết quả thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 chúng tơi chọn ra các mức sử dụng tối
ưu để triển khai nuôi thử nghiệm tại 03 nông hộ. 4 nghiệm thức được chọn là: BTG0, BTG5,
KPCS95 và TAHH95. 240 con gà được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên vào 3 nơng hộ, mỗi hộ tương
ứng với 1 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy gà Lương Phượng được nuôi bằng KPCS với
mức thay thế 5% bột lá T.gigantea (BTG5) không những không ảnh hưởng đến năng suất thịt mà
còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với 3 nghiệm thức còn lại.
Từ kết các quả nghiên cứu trên cho thấy cây T.gigantea được trồng trong điều kiện nắng và
bằng hom thân có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện trồng tận thu trên diện tích đất nơng nghiệp
sẳn có tại nơng hộ. Lá T.gigantea ở dạng bột và tươi có thể được sử dụng để thay thế ở mức 5%
vào khẩu phần của gà Lương Phượng nuôi thịt không gây ảnh hưởng đến tỉ lệ dưỡng chất tích lũy,
năng suất sinh trưởng và tăng hiệu quả kinh tế .
Từ khóa: Trichanthera gigantea, gà Lương Phượng nuôi thịt, năng suất, tỷ lệ dưỡng chất tích
lũy, hiệu quả kinh tế.
ii


ABSTRACT
In order to determine “Research on using Trichanthera gigantea leaves in diet of Luong
Phuong broiler” experiments were carried out in Tra Vinh province and Research and
Experimental Farm, College of Agriculture and Applied Biology, Can Tho.
The first two-factorial experiment: sun or shade and green or brown stacks; every treatment
was repeated 3 times with total area 7000 m2. Results showed that fresh production in the first year
of T. gigantea tree in Tra Vinh town, was highest in treatment [sun x brown cutting] 52,52 ton/ha,
3 other treatments [sun x green cutting], [shade x brown cutting] and [shade x green cutting] were
lower 50,26; 14,25 and 14,48 ton/ha, respectively. The chemical composition of T.gigantea leaves

weren’t affected by shade or sun condition and green or brown stack except crude fiber content in
leaves of T.gigantea tree planting in shade condition was higher than that was planted in sun
condition (P<0,05).
The second was digestibility experiment carried out with 32 Luong Phuong chicken in 2
periods 5-8 and 9-12 weeks of age. The experiment was a completely randomized design with four
treatments corresponding to four Trichanthera gigantea leaf meal levels: 0% (BTG0), 5% (BTG5),
7% (BTG7), 10% (BTG10) in basal diet and four replications. The results showed that using 5%
Trichanthera gigantea leaf meal on basal diet of Luong Phuong chicken 2-15 weeks of age hadn’t
affected to nutrient accumulation ratio and N retention.
The third was growing experiment consisted of 3 experiments. The difference among
experiments was T.gigantea leaves (fresh or dry) and diets (basal diet or mix feed).
The experiment 3.1 included 240 Luong Phuong chicken in a completely randomized design
with four treatments corresponding to four Trichanthera gigantea leaf meal levels: 0% (BTG0), 1%
(BTG1), 3% (BTG3), 5% (BTG5) in basal diet and four replications, a total of 12 experimental
units. The results showed that replacing to 5% T.gigantea leaf meal on basal diet had not affected
to growth performance, carcass quality and chemical composition in breast-thigh meat of Luong
Phuong chicken 5-12 weeks of age.
The experiment 3.2 was designed similarly to experiment 3.1, four treatments KPCS100,
KPCS95, KPCS93 and KPCS90 were corresponding with decreasing levels 0%, 5%, 7% and 10% in
basal diets; T.gigantea leaves in ad libitum . The results showed that decreasing 5% basal diet and
replacing by T.gigantea leaves had not affected to final weight, FCR, carcass quality and chemical
composition in meat of Luong Phuong chicken 5-12 weeks of age.
The experiment 3.3 was designed similarly to experiment 3.2 and 3.3, three treatments
TAHH100, TAHH95 and TAHH90 were corresponding with decreasing levels 0%, 5%, 10% in mixed
feed; T.gigantea leaves in ad libitum. The results showed that decreasing 5% mix feed and
replacing by T.gigantea leaves hadn’t affected to performance, carcass quality and chemical
composition in meat of Luong Phuong chicken 5-12 weeks of age.
From results experiment 2nd and experiment 3rd the 4th experiment were conducted in 03
households. Four treatments were selected: BTG0, BTG5, KPCS95 and TAHH95. 240 Luong
Phuong chicken were a completely randomized design on 3 households, every household was

corresponded with a replication. The results of the the experiment 4th showed that Luong Phuong
chicken were raised with replacing at level of 5% T.gigantea leaf meal (BTG5) in basal diet did not
affect to the yield of meat and brought high economic benefit than 3 other treatments.
In conclusion, T.gigantea tree can grow well in available agricultural land in household
with the sun and brown cutting. T.gigantea leaves in (fresh or dried) should be used to replace at
level of 5% in diet of Luong Phuong broiler (both basal diet and mixed feed ) without affecting to
nutrient accumulation ratio, growth performance and increase the economic returns.
Keywords: Trichanthera gigantea, Luong Phuong broiler, production, nutrient accumulation
ratio, economic benefit.

iii


LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận
án cùng cấp nào khác
Ngày 8 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận án

Văn Thị Ái Nguyên

iv


MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang phụ bìa
Trang xác nhận của người hướng dẫn khoa học
Lời cảm ơn

Tóm tắt
Abstract
Lời cam kết kết quả
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Danh mục từ viết tắt
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Những đóng góp mới của luận án
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Gà Lương Phượng
1.1.1 Nguồn gốc
1.1.2 Đặc điểm ngoại hình- năng suất
1.1.3 Đặc điểm tiêu hóa gia cầm
1.1.4 Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần gia cầm
1.2 Sử dụng lá cây trong chăn ni gia cầm
1.2.1 Vai trị cung cấp protein từ lá cây
1.2.2 Vai trị sắc chất có nguồn gốc từ thực vật trong chăn nuôi
gia cầm
1.3 Cây T.gigantea
1.3.1 Phân loại thực vật, nguồn gốc và đặc điểm thực vật học
của cây T.gigantea
1.3.2 Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác đến năng suất
và chất lượng của cây T.gigantea
1.3.3 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây
T.gigantea
1.3.4 Chất kháng dưỡng

1.3.5 Chế biến bột lá cây T.gigantea
1.4 Các loại thực liệu thí nghiệm
1.4.1 Bắp

v

Trang

i
ii
iii
iv
v
ix
xi
xii
1
1
2
2
3
3
3
3
4
10
16
16
17
19

19
21
24
24
25
25
25


1.4.2 Tấm

26

1.4.3 Cám
1.4.4 Đậu nành ly trích
1.4.5 Bột cá

26
27
27
29
29

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thí nghiệm 1. Xác định ảnh hưởng của điều kiện râm nắng
và loại hom lên năng suất và chất lượng của cây T.gigantea
3.1.1 Đối tượng thí nghiệm
3.1.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.3 Bố trí thí nghiệm

3.1.4 Đất thí nghiệm
3.1.5 Các chỉ tiêu theo dõi
3.1.6 Xử lý số liệu
3.2 Thí nghiệm 2. Xác định tỷ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy
của gà Lương Phượng 5-12 tuần tuổi được nuôi với các mức
thay thế bột lá T.gigantea vào KPCS
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm
3.2.2 Chuồng trại thí nghiệm
3.2.3 Bố trí thí nghiệm
3.2.4 Thức ăn thí nghiệm
3.2.5. Thu mẫu và phân tích hóa học
3.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi
3.2.7 Xử lý số liệu

3.3 Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của các mức thay thế lá
T. gigantea (dạng bột hoặc tươi) vào khẩu phần (là KPCS hoặc
TAHH) lên năng suất sinh trưởng của gà Lương Phượng từ 512 tuần tuổi
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm
3.3.2 Chuồng trại thí nghiệm
3.3.3 Bố trí thí nghiệm
3.3.4 Thức ăn thí nghiệm
3.3.5 Thu mẫu và phân tích hóa học
3.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.7 Xử lý số liệu
3.4 Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của các mức thay thế tối ưu lá
cây T. gigantea ở dạng tươi và dạng bột vào khẩu phần gà
Lương Phượng trong điều kiện chăn nuôi tại nông hộ
vi

29

30
31
31
32
34
34

34
35
36
36
38
39
39
39
39
39
40
42
43
43
45
46


3.4.1 Đối tượng thí nghiệm
3.4.2 Chuồng trại thí nghiệm
3.4.3 Thức ăn thí nghiệm
3.4.4 Bố trí thí nghiệm
3.4.5 Các chỉ tiêu theo dõi

3.4.6 Xử lý số liệu

46
46
46
46
47
47

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng của điều kiện nắng/râm
và loại hom lên năng suất và chất lượng của cây T.gigantea
4.1.1 Nhận xét về thành phần của đất tại nơi tiến hành thí
nghiệm
4.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện nắng/râm và loại hom lên sinh
trưởng chiều cao năm đầu tiên của cây T.gigantea
4.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện nắng/râm và loại hom lên năng
suất cây T.gigantea
4.1.4 Ảnh hưởng của điều kiện nắng/râm và loại hom lên
thành phần hóa học lá cây T.gigantea

4.2 Thí nghiệm 2. Xác định tỷ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy
của gà Lương Phượng 5-12 tuần tuổi được nuôi với các mức
thay thế bột lá T. gigantea vào KPCS
4.2.1 Lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy
của gà Lương Phượng giai đoạn 5-8 tuần tuổi
4.2.2 Lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ
tích lũy của gà Lương Phượng giai đoạn 9-12 tuần tuổi
4.3 Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của các mức thay thế lá

T. gigantea (dạng bột hoặc tươi) vào khẩu phần (là KPCS hoặc
TAHH thương phẩm) lên năng suất sinh trưởng của gà Lương
Phượng từ 5-12 tuần tuổi
4.3.1 Thí nghiệm 3.1: Ảnh hưởng của các mức thay thế bột lá
T.gigantea lên năng suất sinh trưởng của gà Lương Phượng từ
5-12 tuần tuổi
4.3.2 Thí nghiệm 3.2: Ảnh hưởng của các mức thay thế lá
T.gigantea tươi lên năng suất sinh trưởng của gà Lương
Phượng từ 5-12 tuần tuổi
4.3.3 Thí nghiệm 3.3: Ảnh hưởng của các mức thay thế lá
T. gigantea tươi lên năng suất gà Lương Phượng từ 5-12 tuần
tuổi được cho ăn tự do TAHH thương phẩm
4.4 Xác định ảnh hưởng của các mức thay thế tối ưu lá cây
vii

48
48
48
49
51
54

57

57
60

64

64


71

79
85


T. gigantea ở dạng tươi và dạng bột vào khẩu phần gà Lương
Phượng trong điều kiện chăn nuôi tại nông hộ
4.4.1 Lượng thức ăn ăn vào, tăng trọng và chuyển hóa thức ăn
của gà thí nghiệm
4.4.2 Một số chỉ tiêu quầy thịt
4.4.3 Hiệu quả kinh tế
Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Các cơng trình khoa học đã cơng bố
Phụ lục xử lý số liệu
Phụ lục hình ảnh thí nghiệm

\
viii

86
87
88
90
90

90
91
97
98
119


Bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
4.1
4.2
4.3

4.4
4.5
4.6

4.7
4.8
4.9
4.10
4.11

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Trang
Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng ni thịt
4
Các enzyme tiêu hóa chính trong cơ thể gia cầm
6
Tỷ lệ ME/CP khuyến cáo trong thức ăn các loại gia cầm
14
Mức chất xơ được khuyến cáo trong khẩu phần ăn của gia cầm
16
Thang đánh giá chất hữu cơ và N tổng số trong đất
21
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
31
Qui trình chủng ngừa cho gà thí nghiệm
35
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thực liệu dùng phối hợp các
37
khẩu phần thí nghiệm
Các nghiệm thức thí nghiệm 2
37
Tỉ lệ thực liệu của các khẩu phần thí nghiệm giai đoạn 5-8 tuần tuổi
38

Tỉ lệ thực liệu của các khẩu phần thí nghiệm giai đoạn 9-12 tuần tuổi
38
Các nghiệm thức thí nghiệm 3.1
40
Các nghiệm thức thí nghiệm 3.2
41
Các nghiệm thức thí nghiệm 3.3
41
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của 2 loại thức ăn hỗn hợp
42
thương phẩm tương ứng với 2 giai đoạn 5-8 và 9-12 tuần tuổi
Đặc tính hóa học của đất nơi trồng cây T.gigantea thí nghiệm
48
Ảnh hưởng của điều kiện nắng/râm và loại hom lên sinh trưởng chiều cao
49
năm đầu tiên của cây T. gigantea (cm)
Ảnh hưởng của điều kiện nắng/râm và loại hom lên năng suất chất xanh,
52
năng suất chất khô và năng suất protein thô năm đầu tiên của cây
T. gigantea (tấn/ha)
Ảnh hưởng của điều kiện nắng/râm và loại hom lên thành phần hóa học
55
năm đầu tiên của cây T. gigantea (%DM)
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm
57
giai đoạn 5-8 tuần tuổi
Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào (g/con/ngày) của gà Lương Phượng
58
trong thí nghiệm giai đoạn 5-8 tuần tuổi
Tỷ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy của gà Lương Phượng trong thí nghiệm

59
giai đoạn 5-8 tuần tuổi (%DM)
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm
61
giai đoạn 9-12 tuần tuổi
Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của gà Lương Phượng trong thí
61
nghiệm giai đoạn 9-12 tuần tuổi
Tỷ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy của gà Lương Phượng trong thí nghiệm
62
giai đoạn 9-12 tuần tuổi
Lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của
65

ix


gà thí nghiệm ở 2 giai đoạn 5-8 và 9-12 tuần tuổi
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23

4.24
4.25
4.26

Lượng ăn, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà
Lương Phượng 5-12 tuần tuổi
Các chỉ tiêu quầy thịt của gà Lương Phượng 5-12 tuần tuổi TN 3.1
Thành phần hóa học thịt ức và đùi gà Lương Phượng 5-12 tuần tuổi
TN 3.1

67
68
70

Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tăng trọng và hệ số chuyển hóa
thức ăn của gà thí nghiệm giai đoạn 5-8 tuần tuổi
Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tăng trọng và hệ số chuyển hóa
thức ăn của gà thí nghiệm giai đoạn 9-12 tuần tuổi
Lượng thức ăn, dưỡng chất tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà
Lương Phượng 5-12 tuần tuổi

71

Các chỉ tiêu quầy thịt của gà Lương Phượng TN 3.2
Thành phần hóa học thịt ức của gà Lương Phượng TN 3.2

77
79
80


Lượng DM và CP ăn vào của gà Lương Phượng ở 2 giai đoạn 5-8 và 9-12
tuần tuổi
Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tăng khối lượng và hệ số chuyển
hóa thức ăn của gà Lương Phượng 5-12 tuần tuổi

Các chỉ tiêu quầy thịt của gà Lương Phượng TN 3.3
Thành phần hóa học thịt ức của gà Lương Phượng TN 3.3
Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tăng khối lượng và hệ số chuyển
hóa thức ăn của gà ở thí nghiệm ni dưỡng tại nơng hộ
Chỉ tiêu quầy thịt của gà Lương Phượng nuôi tại nơng hộ
Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thí nghiệm

x

73
75

81
83
84
86
87
88


Hình
2.1
2.2
2.3
2.4

2.5
2.6
2.7
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang
Gà Lương Phượng
3
Cơ quan tiêu hóa của gia cầm
5
Sự phân tiết HCl và pepsinogen ở tuyến dạ dày
7
Cây T.gigantea được mô tả lần đầu với tên gọi Ruellia gigantea
19

Chiều cao nhánh cắt và năng suất sinh khối khả dụng của T.gigantea
22
Thang đo pH
23
Khối cystoliths bên trong cây T.gigantea
24
Đường kính và chiều dài hom
29
Ươm cây T.gigantea trong bầu
30
Ươm cây T.gigantea trong bầu
30
Đo chiều cao cây
32
Cân mẫu thu được
33
Tiến hành phân chia lá- cọng
33
Gà Lương Phượng con
34
Chuồng và lồng ni thí nghiệm
35
Năng suất chất xanh, năng suất chất khơ và năng suất CP năm đầu tiên
54
của cây T. gigantea
Lượng DM và NDF ăn vào và tỷ lệ NDF tích lũy của gà thí nghiệm
59
Tỷ lệ NDF tích lũy và Ntl/Nav của gà thí nghiệm ở 2 giai đoạn 5-8 và 963
12 tuần tuổi
Lượng DM và CP ăn vào từ KPCS và lá cây T. gigantea của gà thí

73
nghiệm ở 2 giai đoạn 5-8 và 9-12 tuần tuổi
Tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Lương Phượng 575
12 tuần tuổi
Khối lượng đầu và cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Lương
81
Phượng 5-2 tuần tuổi

xi


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
Ash
Khoáng tổng số
BTG0
100% khẩu phần cơ sở+ 0% bột lá T.gigantea
BTG1
99% khẩu phần cơ sở + 1% bột lá T.gigantea

BTG3
97% khẩu phần cơ sở + 3% bột lá T.gigantea
BTG5
95% khẩu phần cơ sở + 5% bột lá T.gigantea
BTG7
93% khẩu phần cơ sở +7% bột lá T.gigantea
Ca
Canxi
CF
Xơ thô
CP
Đạm thô
DM
Vật chất khô
DMtl
Tỷ lệ vật chất khơ tích lũy
EE
Béo thơ
EEtl
Tỷ lệ béo thơ tích lũy
FCR
Hệ số chuyển hóa thức ăn
TAHH 100
100% thức ăn hỗn hợp
TAHH 95
95% thức ăn hỗn hợp+ lá T.gigantea ăn tự do
TAHH 100
90% thức ăn hỗn hợp+ lá T.gigantea ăn tự do
KL
Khối lượng

KPCS
Khẩu phần cơ sở
ME
Năng lượng trao đổi
ME/CP
Năng lượng trao đổi/ Đạm thơ
N
Nitơ
Ntl/Nav
Nitơ tích lũy/ Nitơ ăn vào
NS
Năng suất
OM
Chất hữu cơ
OMtl
Tỷ lệ vật chất hữu cơ tích lũy
NDF
Xơ trung tích (xơ còn lại sau khi thủy phân bằng dung dịch acid)
NDFtl
Tỷ lệ xơ trung tính tích lũy
P
Phốt pho
PER
Chỉ số hiệu dụng
SKT
Sau khi trồng
TA
Thức ăn
TAHH
Thức ăn hỗn hợp

KPCS100
100% khẩu phần cơ sở
KPCS95
95% khẩu phần cơ sở + lá T.gigantea ăn tự do
KPCS93
93% khẩu phần cơ sở + lá T.gigantea ăn tự do
KPCS100
90% khẩu phần cơ sở + lá T.gigantea ăn tự do
TL
Tỷ lệ

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việc nghiên cứu tận dụng nguồn thực liệu sẵn có tại địa phương góp phần
giảm chi phí thức ăn chăn ni, khai thác nguồn thức ăn mới không cạnh tranh với
con người là một trong những chiến lược góp phần tạo nên sự bền vững trong chăn
ni mà trong đó cây thức ăn là một trong những đại diện tiềm năng. Theo quyết
định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ Tướng chính phủ về
“Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nơng nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến 2030” trong đó quy hoạch sử dụng diện tích đất cho cây thức
ăn chăn nuôi là 300 ngàn ha, từ đó cho thấy cây thức ăn chăn ni chiếm vai trị
quan trọng trong sự phát triển tồn ngành. Tiềm năng của cây thức ăn gia súc gia
cầm trong việc tạo ra một nguồn đạm rẻ và phong phú nhất do lá cây là nơi tổng
hợp các acid amin từ các nguyên liệu ban đầu sẵn có trong tự nhiên như nước,
CO2, nitơ trong khơng khí.
Cây Trichanthera gigantea (T. gigantea) là một trong những cây thức ăn gia

súc được nhập vào Việt Nam năm 1990 từ Colombia với năng suất chất xanh 53
tấn/ha/năm (CIPAV, 1996), hàm lượng CP 15-22% (Rosales, 1997), gần tương
đương hàm lượng CP trong khẩu phần nuôi gia cầm. Một số nghiên cứu cho thấy
đã được trồng và phát triển tốt ở 3 miền Bắc, Trung, Nam (Nguyen Ngoc Ha and
Phan Thi Phan, 1995; Nguyen Thi Hong Nhan et al., 1996; Nguyen Xuan Ba and
Le Duc Ngoan, 2003). Ở Đồng bằng sông Cửu Long cây T. gigantea được trồng
rãi rác cùng với các mùa vụ cây ăn quả, lượng sinh khối từ lá cây thu về cũng đã
góp phần giảm chi phí thức ăn chăn ni tại nơng hộ, tuy nhiên năng suất lá cây
phần lớn không đồng đều do điều kiện trồng tận thu chủ yếu bị tác động bởi diện
tích đất trồng mà chưa xem trọng nhân tố ánh sáng. Một số kết quả nghiên cứu sử
dụng lá cây T. gigantea ở dạng bột và tươi trong khẩu phần vật nuôi như cút, vịt
xiêm, gà đẻ... (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1998) đã được thực hiện và cho thấy đã
góp phần giảm chi phí thức ăn chăn nuôi mà không gây ảnh hưởng đến năng suất.
Tuy nhiên, việc sử dụng thực liệu thay thế nói chung và lá cây T. gigantea nói
riêng chỉ đạt được hiệu quả tốt tác động tích cực đến năng suất chăn ni của lồi,
giống khi ở một tỷ lệ sử dụng thích hợp.
Gà Lương Phượng là một trong những giống gà lông màu ngoại nhập có
năng suất cao, khả năng thích nghi tốt với khí hậu và điều kiện chăn ni tại Việt
1


Nam. Một số nghiên cứu cho thấy gà Lương Phượng có khả năng tận dụng tốt
thức ăn xanh sẵn có tại nông hộ như bèo tấm, rau muống, lá khoai lang (Nguyen
Thi Thuy and Ogle, 2004). Thế nên, giống giống gà này hứa hẹn có khả năng là
đại diện cho nhóm gà lơng màu sử dụng hiệu quả lá cây T. gigantea trồng tại
nơng hộ góp phần giảm chi phí thức ăn chăn ni.
Từ đó đề tài “Nghiên cứu sử dụng lá cây Trichanthera gigantea trong khẩu
phần gà Lương Phượng nuôi thịt” được thực hiện nhằm xác định khả năng sử
dụng cây thức ăn gia súc có hàm lượng đạm cao này trong khẩu phần gà Lương
Phượng nuôi theo hướng thịt.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm ra mức thay thế lá cây T. gigantea ở dạng bột và tươi trong khẩu
phần gà Lương Phượng nuôi thịt với 2 loại khẩu phần là khẩu phần cơ sở tự phối
trộn (KPCS) và thức ăn hỗn hợp thương phẩm (TAHH).
(1) Xác định năng suất cây T. gigantea chịu tác động của nhân tố nắng hoặc
râm và trồng bằng hom ngọn hoặc hom thân trong điều kiện trồng tận thu trên đất
nông nghiệp sẵn có tại Trà Vinh.
(2) Xác định tỷ lệ dưỡng chất tích lũy của lá T. gigantea trên gà Lương
Phượng ni thịt ở 2 giai đoạn 5-8 và 9-12 tuần tuổi.
(3) Xác định mức thay thế lá T. gigantea (ở dạng bột và tươi) trong KPCS
và TAHH trong điều kiện nuôi tại trại thực nghiệm và nơng hộ.
1.3 Những đóng góp mới của luận án
- Đã xác định năng suất, giá trị dinh dưỡng của lá cây T. gigantea được
trồng trong điều kiện trồng tận thu đất nông nghiệp trong điều kiện trồng nắng
hoặc râm và trồng bằng hom ngọn hoặc hom thân tại Trà Vinh.
- Tìm ra mức thay thế lá cây T. gigantea trong khẩu phần gà Lương Phượng
nuôi thịt không ảnh hưởng đến tỷ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy, năng suất sinh
trưởng, hiệu quả kinh tế.
- Là nghiên cứu kế thừa có chọn lọc và chuyên sâu trên đối tượng gà thịt
lông màu để tiếp tục trong chuỗi các nghiên cứu sử dụng cây thức ăn phục vụ
chăn nuôi gia súc gia cầm ở Việt Nam.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Gà Lương Phượng
1.1.1 Nguồn gốc
Gà Lương Phượng hay gà Lương Phượng hoa xuất phát từ vùng ven sông

Lương Phượng. Đây là giống gà lông màu do xí nghiệp ni gà thành phố Nam
Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn mười năm nghiên
cứu, sử dụng dòng trống địa phương và mái ngoại nhập và được giám định kỹ
thuật của Ủy ban khoa học Thành phố Nam Ninh trên cơ sở đánh giá tính ổn định
đặc điểm di truyền các tính trạng và tính năng sản xuất. Năm 1998 giống gà
Lương Phượng đã được nhập vào nước ta 1.900 con và nuôi ở trại thực nghiệm
Liên Ninh nhằm đa dạng hóa các giống gà lông màu, cùng với việc chọn lọc các
giống gà trong nước là việc tìm nhập các giống gà có năng suất cao, chất lượng
tốt thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau. (Đào Đức Long, 2002). Sau một
thời gian nuôi, giống gà này đã thể hiện rõ tính ưu việt về khả năng thích nghi,
năng suất sinh trưởng, chất lượng và màu sắc của thịt trứng phù hợp thị hiếu của
người tiêu dùng.
1.1.2 Đặc điểm ngoại hình- năng suất
Gà Lương Phượng (Hình 2.1) có lơng màu vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc
đen đốm hoa; mào, yếm và tích màu đỏ, da chân và mỏ có màu vàng. Gà trống có
mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lơng đi vươn cong, chân cao vừa phải và khối
lượng trưởng thành khoảng 2,7 kg. Gà mái có đầu nhỏ, thân hình chắc chắn, chân
thấp và khối lượng trưởng thành khoảng 2,1 kg. Gà mái bắt đầu đẻ trứng lúc 24
tuần, đến 66 tuần tuổi đạt 170 quả/mái. Gà thịt nuôi đến 65 ngày tuổi đạt 1,5-1,6
kg, tiêu tốn thức ăn 2,4-2,6 kg thức ăn/ kg tăng trọng (Cục Chăn ni, 2009).

Hình 2.1: Gà Lương Phượng
3


Theo kết quả báo cáo của Viện chăn nuôi (2002) khi nghiên cứu đặc điểm
sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng cho biết giống gà này
có u cầu về thức ăn và quản lý ni dưỡng gần giống với giống gà địa phương
như gà Tàu, gà Nịi,…. Bên cạnh đó trong q trình chọn lọc các nhà chọn giống
đã chú trọng đến yếu tố tăng sức đề kháng chống đỡ bệnh tật, vì vậy theo thời

gian gà Lương Phượng đã thích nghi với điều kiện chăn ni và khí hậu nóng ẩm
ở Việt Nam. Do vậy giống gà này đã và đang được phát triển rộng rãi trong chăn
ni hộ gia đình tại nhiều vùng trong cả nước. Để đạt được năng suất cao cho gà
Lương Phượng nuôi thịt, Viện Chăn nuôi đưa ra khuyến cáo về dinh dưỡng trong
khẩu phần đáp ứng tối ưu cho gà và được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng nuôi thịt
Thành phần dinh dưỡng
ME (kcal/kg)
CP (%)
ME/CP (%)
Methionine (%)
Lysine (%)
Canxi (%)
Phospho tổng số (%)
NaCl (%)

1-4 tuần tuổi
2900
19,0
147,3
0,42
1,08
1,2
0,77
0,32

5-8 tuần tuổi 9 tuần tuổi- hạ thịt
2950
2900- 3000
18,0

16,0
158,33
181,25
0,39
0,38
1,05
0,97
1,19
1,18
0,76
0,78
0,33
0,31

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 2002)

Năm 2003 trên cơ sở con giống ngoại Trần Cộng Xuân và ctv đã kết hợp tận
dụng các gà mái lẫn trong dòng trống và gà trống lẫn trong dòng mái rồi cho tự
giao và chọn lọc theo định hướng về khả năng sinh trưởng đối với dòng trống và
năng suất trứng đối với dòng mái qua các thế hệ để chọn tạo ra 3 dòng gà LV1,
LV2, LV3 nhằm từng bước chủ động được giống gà chăn thả có nguồn gốc từ gà
Lương Phượng cho năng suất, chất lượng cao cung cấp cho sản xuất, hạn chế bỏ
ra ngoại tệ để nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dòng gà được tạo ra ổn
định về ngoại hình, kích thước các chiều đo cơ thể ổn định qua các thế hệ, tỷ lệ
ni sống đạt trên 90%.
1.1.3 Đặc điểm tiêu hóa gia cầm
Gia cầm có cấu tạo bộ máy tiêu hóa thích hợp với loại hình tiêu hóa thức ăn
hạt, mặc dù có cấu tạo khác biệt khá rõ nét so với nhiều động vật có vú nhưng
nhiệm vụ nhìn chung tương tự, đó là nơi thực hiện q trình phân giải thức ăn từ
miệng đến ruột già nhằm biến đổi những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn

thành những chất đơn giản nhất để có thể hấp thu được. Các hoạt động tiêu hóa
bao gồm: hoạt động cơ học, phân tiết ezyme tiêu hóa, phân giải chất hữu cơ và
4


hấp thu. Hệ thống ống tiêu hóa của gia cầm bao gồm: mỏ, thực quản, diều, dạ dày
tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già và lỗ huyệt được mô tả ở Hình 2.2.

Nguồn: Rowem et al., (2009)

Hình 2.2: Cơ quan tiêu hóa của gia cầm
1.1.3.1 Tiêu hóa ở miệng
Một đặc điểm khác biệt rõ nét của lớp chim là sự biến đổi hàm thành mỏ,
hình dạng của mỏ thích nghi cho tập tính tìm bới và mổ những mẫu thức ăn
(Rowem et al., 2009). Vị giác của gia cầm không phát triển mạnh do các chồi vị
giác chủ yếu tập trung ở nửa sau lưỡi cận yết hầu. Enzyme amylase có trong
tuyến nước bọt của gia cầm, enzyme này còn tiếp tục hoạt động ở diều
(McDonald et al., 2012). Chính vì vậy, gà con có khả năng tiêu hóa chất bột
đường khá tốt so với heo con. Lúc mới nở ra gà con có thể ăn và tiêu hóa tốt do
trong đường tiêu hóa đã bắt đầu có men tiêu hóa tinh bột (Dương Thanh Liêm,
2008). Enzyme α-amylase, là một trong những enzyme trải dài suốt dọc đường
tiêu hóa của gia cầm được trình bày ở Bảng 2.2, giúp thủy phân các liên kết
glucose của tinh bột thành các tiểu phần nhỏ hơn là polysaccharide và
oligosaccharide (phản ứng này cần có sự hiện diện của nước). Khi đến dạ dày,
enzyme amylase không hoạt động do pH thấp, nhưng khi đến ruột non sẽ có
enzyme α-amylase của tuyến tụy tiếp tục q trình thủy phân. So với động vật có
vú, thực quản lồi chim có cấu tạo khác biệt. Trước khi đổ vào xoang, thực quản
được phình to thành một cái túi gọi là diều, sau đó nó trở lại ống thực quản bình
thường để đổ vào dạ dày tuyến.


5


Bảng 2.2: Các enzyme tiêu hóa chính trong cơ thể gia cầm
Enzyme
Tuyến nước bọt
Amylase

Nguồn

Cơ chất

Sản phẩm

Tuyến nước bọt

Tinh bột và glycogen

Maltose (disaccharide), maltotriose
(trisaccharide) và α- dextrins

Proteins

Các peptides

Proteins, chyotrypsinogen,
procarboxypeptidase
Protein
Protein
Các acid amin bắt đầu bằng nối carboxy

và kết thúc bằng nối peptide
Các triglyceride
Ribonucleic acid
Deoxyribonucleic acid

Các peptides

α-dextrins
Maltose
Sucrose
Trypsinogen
Các acid amin đầu cuối của protein
Dipeptides
Nucleotide

Glucose
Glucose
Glucose và fructose
Trypsin
các acid amin
Các peptides và acid amin
Các chất có nitơ, pentose và
phosphate
Các ion phosphate

Sự phân tiết ở dạ dày (dịch vị)
Pepsin
Tế bào chính
Phân tiết ở tuyến tụy (dịch tụy)
Trypsin

Tế bào tyến tụy
Chymotrypsin
Elastase
Carboxypeptidase

-nt-nt-nt-

Lipase tuyến tụy
-ntRibonuclease
-ntDeoxyribonuclease
-ntCác enzye ở vi nhung (Brush border enzyme- dịch ruột)
α-dextrinese
Màng bào tương của microvilli
Maltase
-ntSucrase
-ntEnterokinase
-ntAminopeptidase
-ntDipeptidase
-ntNucleosidase
-ntPhosphates

-nt-

Nucleotide

Nguồn: Aker and Denbow ( 2008)

6

Các peptides

Các peptides
Peptides, chymotrypsin,
carboxypeptidase
Các acid béo và monoglyceride
Các nucleotides
Các nucleotides


1.1.3.2 Tiêu hóa ở dạ dày
a) Dạ dày tuyến
Dịch tiêu hóa tại vị trí dạ dày tuyến phân tiết ra HCl và tiền enzyme
pepsinogen. Môi trường acid (pH là 2,5) do HCl tiết ra giúp hoạt hóa pepsin.
Điều này cho thấy tại đây có tiêu hóa protein và q trình này còn tiếp tục ở dạ
dày cơ. Mặc dù HCl được phân tiết từ các tế bào vách nhưng HCl được tạo ra
từ 2 ion H+ và Cl– vận chuyển độc lập từ tế bào vách vào dạ dày, ion H+ và Cl–
kết hợp lại tạo ra acid HCl, lúc này pH bên trong dạ dày khoảng nằm trong
1,5-2,0. Vào thời điểm tế bào vách sản xuất ra HCl, khi đó có một lượng đáng
kể bicarbonate đi vào máu, làm tăng pH. Tế bào vách đáp ứng với các dấu
hiệu đó nhờ vào các thụ thể histamine, acetylcholine và gastrin. Histamin có
trong các tế bào mỡ, acetylcholine trong các sợi phó giao cảm ở hậu hạch và
gastrin từ tế bào G. Histamine hoạt động ở thụ thể H2, trong khi acetylcholine
hoạt động ở thụ thể muscarinin. Kích thích của các thụ thể này gây kích thích
enzyme protein kinase, sau đó kích thích H+/K+ ATPase, tăng phân tiết HCl từ
tế bào vách (Akers and Denbow, 2008). Dịch dạ dày có pH thấp góp phần tiêu
diệt hầu hết vi khuẩn, tác nhân biến tính, bung cuộn các protein hình cầu và
hồn lại các nối peptid bên trong chuẩn bị cho quá trình thủy phân do enzyme.
Hình 2.3 mơ tả lát cắt ngang của các tuyến ở dạ dày, tại đó có các tế bào tiết
và q trình tiết HCl giúp hoạt hóa pepsinogen thành pepsin.

Nguồn: Campbell et al., (2008)


Hình 2.3: Sự phân tiết HCl và pepsinogen ở tuyến dạ dày

7


b) Dạ dày cơ
Dạ dày cơ nằm ở phần còn lại cùng với dạ dày tuyến cấu thành dạ dày
hoàn chỉnh ở gia cầm là một khối cơ dày giúp tiếp tục nghiền thức ăn thành
những phần nhỏ hơn. Mặt trong của dạ dày là một màng cứng, lớp mô sừng
(đơi khi cịn gọi là lớp koilin), màng này đặc biệt chắc khỏe đối với gia cầm
được cho ăn thức ăn cứng. Lớp màng này không phải là lớp sừng mà là một
phức hợp polysaccharide-protein. Vận động co bóp nhịp nhàng của cơ dạ dày
diễn ra 2-3 lần/phút, thức ăn được nhào trộn giữa 2 mảng cơ lớn. Hoạt động
nghiền của dạ dày cơ được hỗ trợ nhờ hoạt động của hạt sỏi góp phần tăng
diện tích bề mặt tiếp xúc của thức ăn trong q trình tiêu hóa hóa học. Đến đây
thức ăn đã chuyển thành dạng bán lỏng (semi-fluid form), dưỡng trấp (chyme)
và đi đến ruột non.
1.1.3.3 Tiêu hóa ở ruột non
Chlohyric acid (HCl) từ dạ dày đi xuống ruột non, môi trường pH thấp
giúp phân tiết hormone secretin vào máu. Secretin kích thích tuyến tụy tiết
bicarbonate đi vào ruột non để kéo pH lên mức trung tính. Ruột non là nơi q
trình tiêu hóa gần như hồn chỉnh và quá trình hấp thu bắt đầu diễn ra, dưỡng
trấp được hòa trộn với dịch ruột và nơi đầu tiên là tá tràng. Tá tràng bao lấy
tuyến tụy giống như loài hữu nhũ, và các enzyme phân tiết cũng tương tự như
ở lồi hữu nhũ và q trình tiêu hóa protein, béo, carbohydrat ở ruột non cũng
tương tự như heo. Tuy nhiên ở gia cầm người ta khơng tìm thấy sự hiện diện
của lactase. Ruột non của gà con có enzyme maltase và sucrase thế nên gà con
có thể tiêu hóa được thức ăn hạt khơng chín (McDonal et al., 2012). Các tuyến
ở tá tràng tiết ra chất tiết mang tính kiềm trơn giúp bảo vệ vách tá tràng khỏi

những tổn hại do HCl gây ra ở dạ dày cơ. Tuyến tụy có nhiều enzyme
(amylase, trypsine, chymotrypsine và lipase...) tác động lên các carbohydrat,
protein và béo. Mật chứa muối mật góp phần tạo ra pH kiềm và nhũ tương hóa
mỡ ở ruột non đáp ứng tiêu hóa và hấp thu béo. Kết quả của quá trình này là
carbohydrat, protein và béo ăn vào bị phân giải thành các phân tử nhỏ hơn để
hấp thu.
a) Tiêu hóa carbohydrat
Enzyme α-amylase của tuyến tụy chủ yếu tác động trên đường maltose,
maltotriose (di-trisaccharide của α(14) glucose) và các oligosaccharide được
gọi là các dextrin có giới hạn, các nhánh amylopectin chứa điểm nhánh
α(16). Enzyme amylase và protease của tụy gà hoạt động tốt ở nhiệt độ
500C và ở pH=7,5-7,6 (Nguyễn Minh Chơn và Nguyễn Phạm Tuấn, 2014).
Maltose và dextrins được phân giải từ các enzyme của các microvilli trên tế
8


bào biểu mơ. Các glycogen trong khẩu phần có cấu trúc gần tương tự tinh bột
nên tiến trình tiêu hóa cũng tương tự như vậy. Các disaccharide trước khi vào
được tế bào phải được thủy phân thành các monosaccharide. Enzyme thủy
phân các disaccharide và dextrin ở ruột bám dính vào tế bào biểu mô ruột
thông qua các phản ứng bên dưới. Các monosaccharide sau đó được hình
thành và vận chuyển chủ động vào tế bào biểu mơ, sau đó vào máu rồi đến các
mơ khác nhau, tại đó chúng được phosphoryl hóa và đi vào chu trình phân giải
glucose (Nelson and Cox, 2004).
Dextrin

+ nH2O

dextrinase


n D-glucose

Maltose

+ H2O

maltase

2 D-glucose

Lactose

+ H2O

lactase

Sucrose

+ H2O

Trehalose

+ H2O

D-glucose +

galactose

sucrase


D-fructose +

D-glucose

trehalase

2 D-glucose

33

b) Tiêu hóa protein
Tại dạ dày, pepsin đã phân cắt xấp xỉ 10-15% protein trong khẩu phần,
chủ yếu cắt các nối có liên quan đến tyrosine và phenylalanine trước khi tiếp
tục đến ruột. Trypsin và chymotrypsin (do tuyến tụy tiết ra) thủy phân protein
thành các peptide. Carboxypeptidase, aminopeptidase và cả các enzyme ở vi
nhung (brush-border) cắt các acid amin ở 2 đầu carboxyl và amino của, cùng
thời điểm đó các enzyme khác ở vi nhung là và dipeptidase giúp cắt sâu hơn
vào các protein (Aker and Denbow, 2008).
c) Tiêu hóa lipid
Chất béo trong khẩu phần rời dạ dày đi xuống ruột vẫn còn ở trạng thái
những giọt mỡ lớn nên khó được thủy phân ngay, q trình nhũ hóa được thực
hiện nhờ hoạt động của muối mật. Muối mật là dạng tồn tại của acid mật trong
điều kiện sinh lý bình thường. Acid mật được gan sản xuất, dự trữ trong túi
mật và tiết vào phần trên của ruột non. Muối mật có vai trị quan trọng do: (1)
là con đường bài tiết cholesterol chủ yếu mà không bị dị hóa thành CO2 và
H2O, muối mật có hàm lượng cholesterol tự do cao, khoảng 390 mg/100 ml;
(2) sự hiện diện của muối mật giúp ngăn cholesterol kết tinh trở lại trong q
trình hịa tan; (3) chúng hoạt động như tác nhân nhũ hóa để chuẩn bị
triacylglycerol cho enzyme lipase (của tuyến tụy thủy phân) trong tiến trình
tiêu hóa (4) có vai trị hoạt hóa enzyme lipase (5) tạo điều kiện thuận lợi cho

quá trình hấp thu vitamin tan trong chất béo (McDonald et al., 2012).
9


Enzyme polynucleotidase deoxyribonuclease (DNase) thủy phân nucleic
acid DNA và ribonuclease (RNase) thủy phân RNA. Các enzyme này xúc tác
phân cắt nối ester giữa đường và acid phosporic trong acid nucleic. Sản phẩm
cuối cùng là các thành phần nucleotides. Enzyme nucleosidase tấn cơng liên
kết giữa đường và bazơ nitơ, giải phóng purine và pyrimidine tự do.
Phosphates thủy phân hoàn toàn orthophosphoric thành ribose và deoxyribose
(McDonald et al., 2012).
Những mảnh thức ăn cứng chưa được nghiền kỹ được đưa ngược trở lại
dạ dày cơ nhờ vào nhu động của ruột non để dạ dày cơ nghiền tiếp, vì vậy
niêm mạc của dạ dày cơ có màu vàng của mật. Thời gian tiêu hóa ở ruột non
từ 6-8 giờ. Chất bột đường tiêu hóa và hấp thu nhanh ở đoạn trên của ruột non
(tá tràng), protein phân giải thành acid amin chậm hơn nên được hấp thu nhiều
nhất ở đoạn kế tiếp của ruột non là hồi tràng (Dương Thanh Liêm, 2008).
1.1.3.4 Tiêu hóa ở ruột già
Cơ trơn ở vách ruột non thực hiện các hoạt động co, giãn, nhào trộn và
đẩy dưỡng trấp về phía ruột già. Q trình tiêu hóa và hấp thu còn được diễn
ra liên tiếp đến cuối hồi tràng. Các khống chất được giải phóng trong q
trình tiêu hóa được hịa tan và hấp thu cùng dưỡng trấp. Q trình tiêu hóa và
hấp thu các vitamin cũng khác biệt tùy theo đặc tính hịa tan của chúng.
Vitamin tan trong chất béo được hấp thu chủ yếu ở ruột non nhờ vào các cơ
chế tương tự như tiêu hóa và hấp thu chất béo (A, β-carotene, D, E và K). Đa
phần các vitamin tan trong nước cần có các enzyme chuyên biệt cần cho sự
chuyển hóa để chuyển từ dạng tự nhiên trong thức ăn thành dạng cơ thể có thể
hấp thu được.
Manh tràng gia cầm có cấu tạo hai nhánh cùng phát triển, chỗ tiếp giáp
giữa ruột non với ruột già có van hồi manh tràng để đảm bảo thức ăn đi theo

một chiều. Hoạt động nhu động trộn lẫn vi khuẩn trên bề mặt manh tràng và
dòng dưỡng trấp tham gia vào quá trình lên men tạo ra sản phẩm là acid béo
bay hơi. Chất xơ được tiêu hóa tạo ra các acid béo bay hơi và hấp thu lại ở
manh tràng. Nếu gia cầm được cho ăn thức ăn có khả năng tiêu hóa tốt ít thấy
được vai trị tiêu hóa chất xơ của manh tràng (Rowem et al., 2009).
1.1.4 Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần gia cầm
1.1.4.1 Nhu cầu năng lượng
Cũng như mọi cơ thể sinh vật khác, ở gia cầm lấy năng lượng từ thức ăn
để duy trì cho mọi hoạt động sống bình thường để chuyển hóa tích lũy lại
trong cơ thể và trong sản phẩm của chúng.

10


Gia cầm có được năng lượng từ các cacbohydrat đơn, chất béo và
protein. Công thức thức ăn của gia cầm thường được xây dựng trên cơ sở năng
lượng hữu dụng. Năng lượng trao đổi (ME) thường được dùng để đo mức
năng lượng hữu dụng và nhu cầu của gia cầm. Năng lượng này còn lại sau khi
bị mất vào phân và nước tiểu. Gia cầm ăn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu năng
lượng, các dưỡng chất thiết yếu chủ yếu được cung cấp từ khẩu phần ăn. Vì
vậy mức năng lượng trong khẩu phần chủ yếu được xác định trên cơ sở mức
ăn. Khi mức năng lượng trong khẩu phần thay đổi thì mức ăn cũng thay đổi,
và các dưỡng chất cũng phải thay đổi để duy trì mức ăn nhu cầu. Do nguyên
nhân này, nên khởi đầu việc xây dựng công thức khẩu phần cũng dựa trên cơ
sở mức năng lượng trong khẩu phần. Theo tác giả Nguyễn Duy Hoan và ctv
(1999), từ những năm 1950 các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu đến vấn
đề năng lượng, xem năng lượng là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất
trong sự điều chỉnh và xác định tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho từng giai đoạn
phát triển của gia cầm.
Theo NRC (1994), thì đơn vị năng lượng thường được sử dụng trên gia

cầm là calorie (cal) và joules (J); 1 cal=4,184 J.
- Năng lượng thô (GE: Gross Energy) là năng lượng được giải phóng khi
đốt cháy hồn toàn một chất thành CO2 và H2O.
Theo Dương Thanh Liêm (2006), khởi xướng tính tốn năng lượng trao
đổi cho gia cầm đầu tiên là Fraps ở trường Đại học Texas (Mỹ). Sau đó Hill
trường Đại học Cornel (Mỹ) tiếp tục hoàn thiện thêm đến nay. Khi xác định
năng lượng trao đổi của protein nhận thấy, giá trị thu được khi đốt trong nhiệt
lượng kế bom luôn cao hơn đốt trong cơ thể vì sản phẩm thải ra là acid uric có
chứa 34,4 kJ/g N của acid uric.
Việc xác định năng lượng thơ của thức ăn khơng khó lắm vì có thể đo
nhanh bằng “nhiệt lượng kế bom”, song nó khơng quan hệ chặt chẽ đến sức
sản xuất của gia cầm, vì cịn tùy thuộc vào sự hấp thu của cơ thể. Tuy nhiên
việc xác định năng lượng tiêu hóa ở gia cầm rất khó khăn do nước tiểu đổ ra
trộn lẫn vào trong phân. Vì vậy, để đo lường năng lượng thức ăn của gia cầm
người ta thường sử dụng đơn vị năng lượng trao đổi để đo.
- Năng lượng trao đổi biểu kiến (AME: Apparent metabolizable energy):
năng lượng thô trừ đi năng lượng chứa trong phân, nước tiểu, khí sinh ra trong
q trình tiêu hóa. Ở gia cầm, khí sinh ra không đáng kể, thế nên ME thường
được xác định bằng cách lấy năng lượng thô của thức ăn trừ đi năng lượng thô
của chất bài thải. Sự hiệu chỉnh nitơ được giữ lại trong cơ thể thường được áp
dụng trong việc tính giá trị năng lượng trao đổi hiệu chỉnh nitơ (Men: nitrogen11


corrected ME value). Vì vậy, cơng thức tính Men đã hiệu chỉnh lại, với 1 g N
tích lũy có giá trị năng lượng là 8,22 kcal như sau:
Men=ME-N tích lũy trong cơ thể (g) x8,22 (kcal)
Năng lượng trao đổi cho gia cầm được tính theo Nerhring như sau:
ME (kcal/kg)=4,26CPtiêu hóa+9,5EEtiêu hóa+4,23CFtiêu hóaS+4,23NFEtiêu hóa

ăn.


Trong đó NFE là dẫn xuất khơng đạm, tất cả được tính bằng g/kg thức

Theo đề nghị của Hartel và ctv (1977) (trích dẫn theo Dương Thanh
Liêm và ctv, 2006) giá trị ME được tính như sau:
ME (KJ/kg DM)=-3,064+34,82EE+17,21CP+NFE(18,52-31,2CF)
Trong đó các dưỡng chất có đơn vị là g/kg DM.
1.1.4.2 Protein trong thức ăn gia cầm
a) Vai trò của protein
Trong cơ thể động vật nói chung và gia cầm nói riêng, protein bắt buộc
phải nhận được từ thức ăn hằng ngày một cách đầy đủ và theo một tỷ lệ thích
hợp so với các chất dinh dưỡng khác. Nhờ nguồn protein trong thức ăn gia
cầm mới có thể tổng hợp được protein của cơ thể, tạo ra sản phẩm và các chất
có hoạt tính sinh học cao như: hormone và enzyme. Theo Từ Quang Hiển và
ctv (2001) 20-25% sức sản xuất của gia cầm bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh
dưỡng protein.
Protein dự trữ trong cơ thể gia cầm rất hạn chế vì vậy khẩu phần thiếu
protein sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sản xuất của chúng.
Khi không đủ protein trong thức ăn thì quá trình trao đổi chất bị phá hủy làm
sinh trưởng chậm dẫn đến giảm năng suất khả năng chống chịu bệnh tật. Tuy
nhiên khi thừa protein cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia cầm do
cơ thể tích lũy một lượng đáng kể các sản phẩm độc như: ammoniac, acid uric,
các amin... Theo Dương Thanh Liêm (2008) gia cầm cần đến 11 loại acid
amin thiết yếu: methionine, lysine, threonine, tryptophane, phenylalanine,
leucine, isoleucine, valine, histidine, arginine, glycine. Trong số này có 4 loại
có giới hạn trong thức ăn theo thứ tự có giới hạn từ nhiều đến ít: lysine,
methionine, threonine và tryptophane. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các acid
amin thiết yếu cũng là điều kiện cân bằng acid amin. Do các acid amin có tỷ lệ
tiêu hóa và hấp thu khơng giống nhau nên thơng thường người ta chọn các
acid amin tiêu hóa được để làm cơ sở so sánh mà khơng lấy acid amin có trong

thức ăn. Mối quan hệ này thể hiện qua tỷ lệ phần trăm của mỗi acid amin thiết
yếu so với lysine.

12


Nhu cầu về acid amin của gia cầm cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố,
bao gồm: mức sản xuất, kiểu gen, giới tính, tình trạng sinh lý, mơi trường và
tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, hầu như những thay đổi về nhu cầu acid amin
không dẫn đến những thay đổi có liên quan đến sự cân đối acid amin khác.
Thế nên, sự cân đối lý tưởng trong khẩu phần của gia cầm và những thay đổi
về nhu cầu acid amin thường cho thấy có sự tương quan với protein cân đối
hoặc protein lý tưởng (Ravindran, 2011). Theo NRC (1994) nhu cầu CP của
gà thịt ở các giai đoạn 0-3, 3-6 và 6-8 tuần tuổi lần lần lượt là 23%, 20% và
18% tương ứng với ME cho cả 3 giai đoạn là 3200 Kcal/kg thức ăn.
b) Các phương pháp đánh giá chất lượng protein
Xác định hàm lượng protein thô (CP) và protein tiêu hóa
Protein thơ được xác định bằng định lượng N tổng số trong thức ăn bằng
phương pháp Kjeldahl rồi nhân với hệ số 6,25 (16:100= 6,25).
%CP = 6,25 x %N
Tỷ lệ tiêu hóa protein được tính theo cơng thức sau:
Tỷ lệ tiêu hóa protein (%)=

Protein thu nhận (g)- Protein thải ra (g)
Protein thu nhận (g)

x 100

Hiệu quả sử dụng protein là tỷ lệ giữa số gam tăng khối lượng và số gam
protein tiêu thụ

PER =

Tăng khối lượng (g)
Protein ăn vào (g)

Giá trị sinh học của protein (BV: biological value)
Đây được xem là phương pháp kinh điển nhưng rất chuẩn, một protein
càng có giá trị cao nghĩa là khả năng tích lũy càng lớn, như vậy giá trị sinh học
sẽ càng cao. Giá trị sinh học của protein được đánh giá thơng qua tỷ lệ tiêu
hóa, tỷ lệ tiêu hóa càng cao thì giá trị sinh học càng lớn và ngược lại. Việc xác
định lượng N trao đổi và N nội sinh cần tỉ mỉ, chính xác do có ảnh hưởng lớn
đến kết quả xác định. Theo Mc Donald et al., (2012) cơng thức tính BV được
xác định như sau:
BV (%)=

Năn vào- (Nphân- Ntrao đổi tiêu hóa)-(Nnước tiểu- Nnội sinh)
Năn vào- (Nphân- N trao đổi tiêu hóa)

x 100

c) Chỉ số quan hệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn
Protein và năng lượng là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng, chất lượng và sản lượng thịt của gà (Smith and Austic, 1998). Khi
năng lượng cung cấp khơng đủ thì làm giảm hiệu quả sử dụng protein vì cơ thể
phải sử dụng protein cho mục đích tạo năng lượng để bù đắp lại năng lượng bị
thiếu hụt. Theo Dương Thành Liêm và ctv (2006) chỉ số ME/CP là chỉ số biểu

13



×