Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Cơ sở văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.6 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI THI HẾT MÔN
Đề bài: Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của văn hóa việt nam từ truyền
thống đến hiện đại.
Câu 2: Ý kiến cá nhân về một nội dung của văn hóa Việt Nam hiện nay.

Sinh viên

:Nguyễn Thị Huyền Trang

Lớp

: Cơ sở văn hóa Việt Nam (N04)

Mã SV

: 22013028

Giảng viên

: GS.TS Nguyễn Văn Khang

HÀ NỘI, THÁNG 04/2023


MỤC LỤC
Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của văn hóa việt nam từ truyền thống đến
hiện đại.............................................................................................................3


1. Khái niệm văn hóa.....................................................................................3
2. Điểm khác nhau giữa văn hóa với văn minh, văn hiến, văn vật................3
2.1 Văn hóa?...............................................................................................3
2.2 Văn minh?.............................................................................................4
2.3 Văn vật, văn hiến?.................................................................................9
3. Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam.......................................10
3.1 Yếu tố nội sinh cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á....................................10
3.2 Yếu tố ngoại sinh.................................................................................12
Câu 2: Ý kiến cá nhân về một nội dung của văn hóa Việt Nam hiện nay.
.........................................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................21

2


Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của văn hóa việt nam từ truyền thống
đến hiện đại.
1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người
tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên
quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người.Do vậy, khi
nhắc đến văn hóa là nhắc đến nhiều khía cạnh như ngơ ngữ, tiếng nói, tư
tưởng, tơn giáo…của một dân tộc. Ngồi ra văn hóa cịn được thể hiện thơng
qua những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ghi đậm dấu ấn của dân
tộc.Như vậy, có thể hiểu được một cách chung nhất thì văn hóa là những giá
trị do một cộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu là nhằm
phục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của chính mình.
2. Điểm khác nhau giữa văn hóa với văn minh, văn hiến, văn vật.
2.1 Văn hóa?
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,

văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngơn
ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các
phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một
phần của văn hóa.
Văn hóa là một lĩnh vực rộng vậy nên có rất nhiều định nghĩa về văn
hóa, mỗi định nghĩa phản ánh và nhìn nhận một cách khác nhau.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh người lại quan niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
3


Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy
đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua
thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán,
chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích
lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc
riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của tồn nhân loại.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực
tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân.
Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người.
Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.2 Văn minh?
Theo văn minh thuộc danh từ Hán Việt, trong đó chữ "văn" mang nghĩa
vẻ đẹp, còn "minh" là sáng. Hàm ý chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở văn

hóa, chính trị, pháp luật và nghệ thuật. Văn minh là khái niệm chỉ mang tính
chất tương đối, thể hiện trạng thái tiến bộ về mặt vật chất, khoa học kỹ thuật
và máy móc nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong xã hội. Trái nghịch
với văn minh là hoang dã, và lạc hậu.
UNESCO định nghĩa: “Văn minh là khái niệm dùng để chỉ trình độ
phát triển về giá trị vật chất (là chủ yếu) của một cộng đồng người trong một
giai đoạn lịch sử nhất định đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại
hoặc cả nhân loại”. Văn minh đã giúp cho chúng ta thực hiện quyền sống,
quyền dân chủ và tự do của từng cá nhân.
Văn minh được định nghĩa khác nhau tùy theo khía cạnh và mỗi nền
văn hóa. Theo quan niệm phương Tây, văn minh trong tiếng Pháp là
civilisation, còn trong tiếng Anh văn minh được thể hiện bằng từ civilization.
4


Chữ văn minh trong tiếng Anh và tiếng Pháp có phần tương đồng nhau, cả hai
đều có căn gốc Latinh là “civitas” với ý nghĩa là: đô thị; thành phố. Mang
hàm ý chỉ giai đoạn con người đã chuyển từ tình trạng cư trú, sinh sống theo
tự nhiên sang định cư tổ chức đô thị và hệ thống giao tiếp mang tính biểu
tượng như chữ viết.
*Tìm hiểu về 2 văn minh phương Đơng và phương Tây
Văn minh phương Đơng có bốn nền văn minh chính:
- Văn minh Lưỡng Hà
Khi nhắc đến, nền văn minh Lưỡng Hà có lẽ ta sẽ nhớ ngay đến những thành
tựu nổi bật trong văn học, có ảnh hưởng lớn đến khu vực Tây Á bao gồm hai
thể loại chính văn học dân gian và sử thi.
Theo đó, văn học dân gian như ca dao, truyện ngụ ngôn… phản ánh chân thực
cuộc sống lao động của người dân và cách sống ở đời con người. Sử thi xuất
hiện từ thời Xume, đến thời Babylon chiếm một vị thế vô cùng quan trọng.
Văn học sử thi thường nhắc đến chủ đề ca ngợi những vị thần, đồng thời

những câu chuyện về “khai thiên lập địa” sáng tạo ra loài người, hay “nạn
hồng thủy”… trong kinh thánh.
Nền văn minh Lưỡng Hà là cũng là khu vực tồn tại những bộ luật sớm nhất.
Từ thời vương triều III của thành bang Ua (thế kỷ XXII-XXI TCN), đã cho
ban hành bộ luật cổ nhất thế giới.
- Văn minh Ai cập
Trong nền văn minh Ai Cập cổ đại, chúng ta không thể không nhắc đến
những thành tựu nổi bật về chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa
học tự nhiên. Chữ viết của Ai Cập ban đầu là chữ tượng hình dần dần xuất
hiện hình vẽ biểu thị âm tiết, dựa vào đó những chữ chỉ âm tiết được phát
triển thành chữ cái. Nhờ vậy, tổng số chữ tượng hình có khoảng 1000 chữ,
trong đó 24 chữ cái.

5


Nền văn minh Ai Cập cũng sở hữu kho tàng văn học đa dạng thể loại như: thơ
ca trữ tình, tục ngữ, đặc biệt là những câu chuyện trào phúng, thần thoại mang
đến bài học giáo huấn cho con người.
- Văn minh Trung Hoa
Nền Văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại có sức ảnh hưởng khơng
nhỏ đến các nước phương Đơng. Người Trung Hoa đã có Giáp cốt văn tức là
chữ viết trên mai rùa, xương thú. Sau đó, dần dần biến đổi thành Thạch cổ
văn, Kim văn. Tới thời Tần, chữ viết mới trong khn hình vng gọi là chữ
Tiểu triện.
Nhắc đến Trung Hoa, ta không thể quên tập thơ cổ đã được Khổng Tử
sưu tập và chỉnh lý. Thơ Đường là điểm sáng trong nền thơ ca, với những tác
giả nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ hay Bạch Cư Dị.Một số tác phẩm tiểu
thuyết được lưu truyền cho đến ngày như, thậm chí ngày nay còn được
chuyển thể thành phim và mang đến nhiều bài học giá trị cho con người như:

Tam quốc chí diễn nghĩa, Thuỷ hử, Tây du ký hay Hồng lâu mộng.
Về lĩnh vực, khoa học tự nhiên và kỹ thuật, trong nền văn minh Trung
Hoa đã biết sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Nam-Bắc triều, nhà
toán học Tổ Xung Chi cịn tìm ra số pi xấp xỉ là 3,14159265. Người Trung
Hoa cũng vẽ được bản đồ có tới 800 vì sao và xác định chu kì chuyển động
gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can-Chi.
Đặc biệt, trong nền văn minh Trung Hoa đã có bốn phát minh quan trọng
đóng góp cho nhân loại là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in.
Về tư tưởng, trong nền văn minh Trung Hoa đã xuất hiện nhiều những
nhà tư tưởng lớn như: Khổng Tử, Lão Tử và Trang Tử đưa ra những đạo lý
làm nhân, lối sống ở đời cho hợp luân thường đạo lý, nhằm tổ chức xã hội và
giải thích những vấn đề trong đời sống.

6


- Văn minh Ấn Độ
Trong nền văn minh của Ấn Độ đã mang đến những phát minh quan
trọng không chỉ đối với người dân Ấn Độ mà còn cả thế giới. Trong đó, họ
chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, cứ năm năm
thì thêm 1 tháng nhuận.
Ngoài ra, trong thời kỳ này đã biết được quả đất và mặt trăng là hình cầu, tính
được quỹ đạo của mặt trăng và chu kỳ trăng tròn, trăng khuyết. Chưa dừng
lại, các nhà thiên văn học Ấn Độ cịn nhận định có 5 hành tinh trên trái đất
gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; biết được một số chịm sao và sự vận hành
ngơi sao chính.
Người Ấn Độ có một phát minh ra 10 chữ số trong lĩnh vực toán học,
mà ngày nay được dùng phổ biến. Đến thế kỷ VI, người Ấn Độ tính số pi là
3,1416 và diện tích hình vng, hình chữ nhật, hình tam giác lẫn hình đa giác.
Học thuyết nguyên tử cũng được ra đời trong giai đoạn này.

Điểm nổi trội trong ngành y khoa, từ thế kỷ VI, V TCN, người Ấn Độ biết
cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận. Và điều
chế thuốc tê giúp giảm đau khi mổ cho bệnh nhân.
Văn minh phương tây có điểm gì khác biệt?
- Văn minh Hy Lạp
Người Hy Lạp biết thêm các nguyên âm dựa trên chữ cái của xứ
Phoenicia và biến nó thành chữ Hy Lạp. Theo thời gian, hình thành nên chữ
Latinh và chữ Slavơ trở thành tiền đề cho chữ viết cho nhiều dân tộc trên thế
giới ngày nay.
Văn học cũng là một trong những thành tựu tiêu biểu trong nền văn
minh Hy Lạp với kho tàng truyện thần thoại, với những tác phẩm còn giữ
nguyên giá trị cho đến hiện nay như: Iliad và Odyssey của Homer. Đồng thời,
còn mở đầu cho loại hình nghệ thuật đan xen hai yếu tố bi kịch lẫn hài kịch
với nhau. Nền văn minh Hy Lạp nói riêng hay nền văn minh Hy - La nói
7


chung, đã cho chứng minh được những nổi trội về mặt y học, khi đã biết cách
chữa bệnh bằng biện pháp uống thuốc hoặc phẫu thuật. Theo đó, thầy thuốc
Hippocrates là người tạo ra phương phương này và được mệnh danh là “Cha
đẻ của y học Phương Tây”.
Như chúng ta đã biết về định lý Pythagoras được áp dụng trong lĩnh
vực tốn học cũng có nguồn gốc từ thời kỳ này. Các nhà khoa học, vật lý học
người Hy Lạp cũng đã đề ra ngun lí địn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy
bắn đá và phát hiện ra lực đẩy Acsimet.
- Văn minh La Mã
Nền văn minh La Mã chịu ảnh hưởng, kế thừa một số ưu điểm nổi trội
từ nền văn minh Hy Lạp. Về chữ viết, La Mã có chữ viết chính thức vào thế
kỉ VI TCN cũng có nguồn gốc từ văn tự Hy Lạp. Đây được cho là loại chữ
viết khá đơn giản, được áp dụng phổ biến. Sau này, chữ viết này dần dần

được sử dụng ở các nước trên thế giới.
Văn học La Mã cũng kế thừa những “điểm sáng” từ nền văn minh Hy
Lạp, tuy nhiên cũng có sự phát triển thêm về thể loại như thơ, kịch, sử thi và
cải biên hình thành hình tượng những vị thần riêng như: thần Zeus – thần
Jupiter, thần Hera, … Nền văn minh La Mã tuy chịu ảnh hưởng từ Hy Lạp
nhưng đã tạo những cơng trình kiến trúc đồ sộ, khác biệt. Có thể kể đến như:
đấu trường Colosseum, nhà tắm Caracalla và đền thờ Pantheon.
Đặc biệt, trong thời kỳ văn minh La Mã đã cho ra mắt tác phẩm “Lịch
sử tự nhiên” được coi như quyển Bách Khoa toàn thư, tập hợp toàn bộ tri thức
từ các lĩnh vực từ Thiên văn học, Vật lí học, Địa lí học, cho đến Động vật
học, Thực vật học… của nhà khoa học Plinius.
Mặc dù nền văn minh Hy - La có nhiều điểm tương đồng, nhưng nền
văn minh La Mã cũng có những khác biệt, khi La Mã đã biết sử dụng tiền
đồng Sestertius, áp dụng chủ nghĩa duy lý kinh tế - sử dụng hệ thống kế tốn,
tín dụng và đầu tư ngân hàng.
8


2.3 Văn vật, văn hiến?
Văn vật thiên về những giá trị văn hóa vật chất. Biểu hiện ở những
cơng trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.
Văn hiến thiên về các giá trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra.
Văn hiến, văn vật chỉ là 1 bộ phận của văn hóa.
Xét trong mối tương quan liên hệ với nhau, có thể thấy:
Về đối tượng, văn hóa bao gồm tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần,
văn vật thiên về yếu tố vật chất hơn, văn hiến chủ yếu tập trung về các yếu tố
tinh thần con văn minh lại thiên về các yếu tố vật chất kĩ thuật.
Trong khi văn hóa, văn hiến, văn vật có tính lịch sử, tính dân tộc thì
văn minh lại có tính quốc tế và chỉ sự phát triển theo giai đoạn.
Cũng bởi những thuộc tính đó mà văn minh thường gắn với xã hội

phương tây cịn văn hóa ,văn hiến văn vật lại thân thuộc hơn với xã hội
phương Đơng.
Văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ:
-Văn hóa là khái niệm bao trùm gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần
còn văn minh thiên về giá trị vật chất
-Văn hóa ln có về dày của q khứ còn văn mi h chỉ là một lát cắt
đồng đại, chỉ trình độ phát triển
-Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế
-Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đơng nơng nghiệp cịn văn
minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đơ thị.
- Văn minh là khái niệm mang tính quốc tê,s có nguồn gốc từ phương
Tây đơ thị và chỉ trình độ phá triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương
diện vật chất
-Văn hiến dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người có tài
đức chuyển tải ( văn là văn hóa, hiến là hiền tài)

9


-Văn vật là truyền thống văn hóa tốt đẹp được thể hiện thông qua một
đội ngũ tài và hiện vật trong lịch sử. Văn vật còn là khái niệm hẹp để chỉ
những cơng trình hiện vật có giá trj nghệ thuật và lịch sử, khái niệm văn vật
cũng thể hiện sâu sắc tinh thần dân tộc và tính lịch sử
3. Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam
3.1 Yếu tố nội sinh cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á
Trong suốt tiến trình lịch sử, văn hóa Đơng Nam Á đã có nhiều biến
đổi sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của Đơng Nam Á với hai nền văn hóa lớn
là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ đã làm nhiều người hồi nghi rằng: có thật
sự có một nền văn hóa Đơng Nam Á bản địa? Sâu một thời gian nghiên cứu
bóc tách yếu tố văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ ra khỏi văn hóa Đơng Nam Á,

các nhà khoa học đã khẳng định rằng có một nền văn hóa Đơng Nam Á được
sáng tạo nên từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung
Quốc và Ấn Độ. Đặc trưng văn hóa Đơng Nam Á được hình thành trong q
trình lịch sử lâu dài do tác động của nhiều yếu tố nhưng về đại thể có thể coi
các nhân tố sau đây có vai trị tác động chủ yếu. Thứ nhất tác động của môi
trường tự nhiên đặc biệt là mơi trường nước đã hình thành văn hóa thực vật và
văn hóa ruộng nước đậm chất bản địa. Thứ hai, tác động của hoàn cảnh lao
động sản xuất. Trong quá trình chinh phục các châu thổ, đắp đê điều tiết nước
để sản xuất và hợp lực phòng chống lũ người Đơng Nam Á cần tới sức mạnh
cộng đồng hình thành nên các tổ chức làng có tính cộng đồng và tính tự trị
cao. Đó là văn hóa làng nước và theo đó là sự hình thành hằng số văn hóa mẹ.
- Văn hóa thực vật: Chịu sự chi phối mạnh mẽ của đới khí hậu nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm mưa nhiều và địa hình chia cắt phân tầng Đơng Nam
Á cố một hệ sinh thái sinh vật học rất đa dạng và phong phú. Điều đó
đã ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất của
người Đơng Nam Á rất lớn. Văn hóa thực vật đã in dấu đậm nét trong
đời sông hằng ngày của người Đông Nam Á. Nếu quan sát kĩ chúng ta
10


có thể thấy rằng những thói quen những phong tục của người Đơng
Nam Á ảnh hưởng rất nhiều bởi tính chất thực vật. Khác với văn hóa
ẩm thực phương Tây có thành phần chính trong bữa ăn là thịt trứng sữa
bữa ăn chủ yếu của người Đông Nam Á là cơm, rau, cá. Ngồi cá người
ta cịn sử dụng một ít thịt từ động vật thuần dưỡng trong nhà. Điều này
cũng xuất phát từ văn hóa thực vật. Người Đơng Nam Á nuôi gia cầm
để tận dụng nguồn thức ăn thừa từ thực vật hoặc từ các vụ thu hoạch
lúa. Họ ni trâu bị để phục vụ cho nhu cầu trồng trọt cây lúa của
mình. Nhìn chung đồ ăn của Đông Nam Á đều bắt nguồn từ sản phẩm
cảu trồng trọt hoặc phục vụ cho việc trồng trọt. Từ lúa gạo người Đơng

Nam Á đã sáng tạo ra những món ăn đại diện cho quốc hồn quốc túy
của dân tộc mình.
- Văn hóa làng nước: Đơng Nam Á là “nền văn minh có đủ sắc thái
đồng bằng, biển, nửa đồi nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen
phức tạp... Nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa
nước, văn hóa xóm làng” Văn hóa làng nước là một trong những đặc
trưng tiêu biểu của cư dân Đơng Nam Á được hình thành từ thời sơ sử.
Do chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lối sống của những cư dân
những vùng đất cao của các cánh rừng mưa nhiệt đới trái ngược với lối
sống của những cư dân đơng đúc trên đất liền. Sau thời kì đó mới có sự
đồng dạng trong việc mở rộng những làng cư trú ở châu thổ các sông
trên đất liền. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành các nhà nước sơ khai
được gọi là các “ Tù trưởng quốc” trung tâm. Các nhà nước sơ khai dựa
vào các thung lũng dọc theo các hệ thống sơng. Các dịng khơng khơng
chỉ ni dưỡng văn hóa mà cịn đóng vai trị truyền dẫn văn hóa rất
quan trọng. Khơng gian văn hóa của người xưa có nhiều sự khác biệt so
với đường biên chính trị cứng nhắc và các ý tưởng mới kĩ thuật canh

11


tác luyện kim đã trôi chảy theo mạng lưới liên kết giữa các cộng đồng
dân cư mà ở đó được điều hành chủ yếu bằng thiết chế tự trị.
- Văn hóa ruộng nước: Cùng sinh ra và lớn lên trên cùng một đơn vị địa
lí, cư dân Đơng Nam Á đã tạo nên một nền văn hóa bản địa có nguồn
gốc chung mang tính đặc trưng, đặc sắc với nghề nông trồng lúa nước
là chủ đạo. Được xem là một trong những trung tâm nông nghiệp lớn
nhất nhân loại, văn hóa Đơng Nam Á chịu sự chi phối của nền văn
minh lúa nước, là một nền văn hóa bản địa riêng biệt, độc đáo và phát
triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử và đến tận ngày nay.

- Hằng số văn hóa mẹ: được tư duy ra từ các tư duy nông nghiệp, tổ
chức cộng đồng theo kiểu làng xã của người Đông Nam Á. Căn cứ vào
những dấu vết được bảo lưu trong xã hội các cư dân nơng nghiệp người
Đơng Nam Á, chúng ta có thể hình dung theo cách đại thể rằng hình
thức gia đình lớn bao gồm nhiều thế hệ thuộc chế độ mẫu hệ mà ngày
nay chúng ta có thể thấy ở người Ê đê, Gia Ray. Tổ chức xã hội ở Đông
Nam Á có những nét tương đồng: người phụ nữ chiếm vai trò quan
trọng trong chế độ huyết tộc mẫu hệ tổ chức theo nhu cầu tưới nước
cho đồng ruộng.
3.2 Yếu tố ngoại sinh
Bên cạnh những thứ nội sinh vốn có chúng ta cịn ln tiếp nhận với
văn hóa nước ngồi trong đó có những tiếp cận của các nền văn hóa sau:
Văn hóa Trung Hoa:
Khi nhìn văn hóa Trưng Hoa, trong sự đồng đảng với văn hóa Việt lại phải
chú ý, ranh giới của văn hóa Trung Hoa khơng trùng với địa giới Trung Hoa
hiện tại. Khoảng 500 năm trước công nguyên trở vế trước, Hoa Nam chưa
thuộc vẽ lành thổ của đế chế Trung Hoa - Chu - Tần - Hán. Giáo sư Mỹ W.
Eberhand khi viết về các nên văn hóa địa phương ở Nam và Đơng Trung Hoa
đề cập đến Hoa Nam thời cổ, ông đã gọi là Prechinese China (Trung Hoa
12


trước ngưôi Hoa). Đây là địa bàn của các tộc người phi Hoa, quê hương của
các tộc người nói tiêng Tày - Thái, Mèo - Dao, Tạng - Miến, Môn - Khơme,
nói khác đi là địa bàn của cư dân Bách Việt.
Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao
lưu, tiếp biến rất dài trong nhiêu thời kỉ của lịch sử Việt Nam. Cho đến hiện
nay, khơng một nhà văn hóa học nào lại phủ nhận ảnh hưởng lớn của văn hóa
Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam. Q trình giao lưu tiếp biến ấy diễn ra
cả hai trạng thái: giao lưu cưông bức và giao lưu không cưỡng bức.

Trước hết là giao lưu văn hóa một cách cưỡng bức. Việc này xày ra vào
những giai đoạn lịch sử mà người Việt bị đô hộ, bị xâm lược: từ thế kỉ I đến
thế kỉ X và từ 1407 đến 1427. Suốt trong thiên niên kỉ thứ nhất sau công
nguyên, hay thời kì mã các nhà viết sử gọi là thời kì Bắc thuộc, người Hán tổ
chức được nền đơ hộ, ngồi việc bóc lột ở Giao Châu về mọi phương diện, bộ
máy cai trị của người Hán thực hiện chính sách đồng hóa tiêu diệt văn hóa
cúa cư dân bản địa câu hỏi lớn nhất của lịch sử đặt ra cho người Việt là giữ
gìn bàn sắc văn hóa dân tộc. Trong một thiên niên kỉ Hán hóa, đây quả là một
việc khơng dễ dàng bỏ! kẻ xâm lược thì muốn đồng hóa, người bị xâm lược
thì chống đồng hóa. Văn hóa Việt ln đứng trước một thử thách lớn lao và
gay gắt với câu hỏi tồn tại hay không tồn tại.
Giao lưu văn hóa cưỡng bức cịn xảy ra lần thứ hai từ 1407 đến 1427.
Đây là giai đoạn nhà Minh xâm lược và cai trị Đại Việt. Trong số các kẻ thù
xâm lược từ phương Bắc, giặc Minh là kẻ thù xâm lược tàn bạo nhất đối với
văn hóa Đại Việt. Lệnh của Minh Thành tổ với Trương Phụ khi viên tướng
này vào xâm lược Đại Việt là bằng chứng tiêu biểu cho điểu này. Chổng lại
chủ trương đống hóa người Việt của nhà mình lại là cơng việc không đơn giàn
của cả dân tộc Việt giai đoạn này. Mặt khác, giao lưu, tiếp biến văn hóa một
cách tự nguyện lại là dạng thức thứ hai c.ủa quan hệ giữa văn hóa Việt Nam
và văn hóa Trung Hoa. Trong nền văn hóa Đơng Sơn, người ta đã nhận thấy
13


khá nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn
hóa Dơng Sơn. Chảng hạn những đống tiễn thời Tẩn Hán, tiễn Ngũ thù đời
Hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đống, ấm đồng v. v...
Có thể những sản phẩm ấy là kết quả cửa sự trao đổi, thông thương giữa các
nước láng giềng.
Sau một ngàn năm Bắc thuộc, đất nước đã độc lập, người phương Bắc
không cai trị Đại Việt nữa, nhưng giao lưu, tiếp biến văn hóa vẫn xuẤt hiện

và đơ là giao lưu Văn hóa tự nguyện Sự mơ phịng mơ hình Trung Hoa được
các triều đại của nhà nước quân chủ Đại Việt đẩy mạnh Nhà Lý, về tổ chức xã
hội, chính trị lấy cơ chế của Nho giáo làm gốc, và vẫn chịu ánh hưởng rất
đậm của Phật giáo. Nhưng từ nhà Trán, nhà Lé, đã hoàn toàn tự nguyện vã
chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm, cụ thế là Tồng Nho, quả là : "trong một
thời gian dài, Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống". Cả hai dạng thức
của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện của mối quan hệ giữa
văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa đếu là nhân tố cho sự vặn động của
văn hóa Việt Nam qua diễn trình lịch sử ! Người Việt đã tạo ra khá nhiều
thành tựu trong q trình giao lưu văn hóa này. Thời Bắc thuộc, với sự giao
lưu với phương Bác, người Việt đã tiếp nhận kĩ thuật rèn đúc sắt và gang,
kinh nghiệm chất đá làm để ngăn sóng biển, kỉ thuật dùng phân mà dân gian
vùng cháu thổ Bắc Bộ gọi là "phân bác" v.v... Đáng lưu ý là việc tiếp nhận
chữ Hán, mặc dù tiếng Việt và tiếng Hán là hai thứ tiếng thuộc hai ngữ hệ
khác nhau. Một nghìn năm Bác thuộc cũng là một nghìn năm tiếng Việt biến
đổi theo xu hướng âm tiết hóa và thanh điệu hóa. Nhưng, tiếng Việt vẫn là
tiếng Việt, mà người Việt không bị người Hán đồng hóa về mặt tiếng nói.
Thời quân chủ, nhất là từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, các triều đại đã mơ phỏng
mơ hình Trung Hoa, trên cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á, lại thường xun
phải giữ độc lập dân tộc, chống xâm lược từ phương Bắc. Ngồi mơ hình
chính trị, người Việt cịn tiếp nhận nhiều thành tố văn hóa khác. Kết quả của
14


sự giao lưu ấy, tạo ra ở Việt Nam một mơ hình tổ chức xã hội vừa giống vừa
khác mơ hình tổ chức xã hội của giai cấp phong kiến Trung Quốc về sở hữu
ruộng đất, chế độ bóc lột địa tô và về hệ tư tưởng. Bản thân hệ tư tưởng Nho
giáo của giai cấp phong kiến Trung Quốc củng khác hệ tư tưởng Nho giáo ở
Việt Nam, bởi Nho giáo ở Việt Nam đã có một độ khúc xạ rất lớn, do những
đặc điểm lịch sử - xã hội ở Việt Nam.

Văn hóa Ấn Độ: Khác với Trung Hoa có biên giới đường bộ với Việt
Nam, Ấn Độ khơng có sự tiếp giáp trực tiếp với Việt Nam, nhưng nền văn
hóa Ấn Độ lại có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam. Trên nhiều bình
diện, văn hóa Ấn Độ "thẩm thấu" - chữ dùng của GS, TS. Phạm Đức Dương bằng nhiều hình thức và liên tục. Khi xem xét mối quan hệ, giao lưu và tiếp
biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ, cần thấy, quá trình mức độ
của quan hệ giao lưu này có khác nhau qua các thời kì lịch sử và các khơng
gian văn hóa. Trong giai đoạn đầu tiên của thiên niên kỉ đầu sau công nguyên,
trên dải đất Việt Nam hiện nay có ba nên văn hóa: Văn hóa Việt ở Bắc Bộ,
Chămpa ở Trung Bộ, và Óc Eo ở Nam Bộ. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của
văn hóa Ấn Độ với ba nến văn hóa này khác nhau. Trước cơng ngun,
ngun nhân thúc đẩy người Ấn Độ thông thương buôn bán với cư dân Đơng
Nam Ấ, trong đó có cư dân của ba nễn văn hóa trên là việc bn bản năng,
sau khi việc buôn bán với thế giới La Mã bị cấm.
Thứ nhất là văn hóa Ĩc Eo, sự biến mất của nên văn hóa này vào thế kỉ
VIII làm cho chúng ta hơm nay khó dựng lại được diện mạo của nó, vì thể tìm
hiểu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên,
các nhà nghiên cứu đã khẳng định nền văn hóa Ĩc Eo là nền văn hóa của
"một quốc gia ngay từ buổi đầu đã được xây dựng trên cơ sở một nền nông
nghiệp trổng lúa nước khá phát triển bắt nguồn từ vùng ruộng nương trung
nguyên sông Cửu Long của cư dân Môn - Khơme kết hợp với nghề biển cổ
truyền của cư dân Nam Đảo. Trên cơ tầng đó, các đạo sỉ Balamôn từ Ấn Độ
15


đã tổ chức một quốc gia mô phỏng theo mô hình Ấn Độ trên tất cả các mặt: tổ
chức chính trị, thiết chế xã hội, đơ thị hóa, giao thơng, kĩ thuật công nghiệp
cùng một hệ thống tôn giáo và các nền văn hóa kèm theo, trong đó đạo
Bralamơn đóng vai trị chi phối; đạo pháp Bralamơn là tối thượng, chữ
Brahmi của Sanscrit là chữ thánh hiền.
Thứ hai là nền văn hóa Chămpa. Nhận xét vẽ quan hệ giữa văn hóa

Chămpa và văn hóa Ấn Độ. Người Chăm tiếp nhận mơ hình văn hóa Ấn Độ
từ việc xây dựng một chế độ vương quyền đến việc tạo dựng mọi thành tố của
nên văn hóa Chămpa. Nhưng ở đây cũng lại có một độ khúc xạ khá lớn giữa
văn hóa Ấn Độ và văn hóa Chămpa, chẳng hạn như ở khía cạnh tôn giáo, chữ
viết, đảng cấp xã hội v.v...
Thứ ba là nền văn hóa Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Trước khi văn hóa Ấn
Độ tràn vào, văn hóa Việt đã định hình và phát triển. Người Việt ở đây tiếp
nhận văn hóa Ấn Độ vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Những thế kỉ đầu công
nguyên, châu thổ Bắc Bộ là địa bàn trung chuyển vân hóa Ấn Độ, nhất là tôn
giáo. Các nhà sư từ Ấn Độ đi qua Luy Lâu (nay thuộcThuận Thành, Bắc
Ninh) để rổi tìm đường lên phương Bác và các nhà sư Trung Quốc sang Ấn
Độ tỉm kinh cũng qua Luy Lâu, coi đây là trạm dừng chân. Người Việt tiếp
nhận văn htía An Độ trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Họ đổi mặt với văn hóa
Hán, vừa tiếp nhận vân hóa Hán, vừa lo đối phó với chính trị. Bởi vậy, ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ chi diễn ra trong tầng lớp dân chúng, nhưng lại có
sức phát triển rất lớn. Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở Đông
Nam Ấ... Người Việt thích ứng và tiếp biến đạo Phật một cách dung dị vào cơ
táng văn hóa bản địa; bởi đạo Phật vốn có tinh thần bỉnh đấng và bác ái, chủ
trương dán chủ, không đang cap Với tỉn ngưởng đa thần, người Việt dề dàng
tiếp nhận Phật giáo Đại thừa, mạc dù có thời gian, Phật giáo tiểu thừa đã ngự
trị khá vững chắc ở châu thổ Bắc Bộ. Vì thế, có thể nói, ngay từ buổi đấu, ở
Bắc Bộ, Phật giáo đã có tính chất dân tộc. Tựu trung, việc giao lưu, tiếp biến
16


giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Ân Độ, qua từng thời kỉ lịch sử và ỏ từng
vùng đất diễn ra khác nhau, nhưng cơ bản là giao lưu, tiếp biến một cách tự
nhiên, tự nguyện.
Văn hóa phương Tây thông qua Pháp
Không phải đến khi người Pháp vào xâm lược, giao lưu giữa văn hóa

Việt Nam và văn hóa phương Tây mới điền ra. Bởi trong văn hóa của cư dân
Ốc Eo, người ta đã nhận thấy nhiều di vật của các cư dân La Mã cổ đại : "2
huy chương hay tiến La Mã, một vật thời Antonies (152 nằm sau công
nguyên, 1 vật thời Marcus Anrelius 161-180 sau cơng ngun ... Những di vật
đó nói lên rằng Óc Eo đã có những quan hệ thương mại quốc tế rộng rãi, các
linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu (nay thuộc tỉnh
Nam Định), và chúa Trịnh vua Lê ở Đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở
Đàng Trong, rối nhà Tây Sơn đều có quan hệ với phương Tây. Tuy nhiên,
quan hệ thực sự diễn ra vào nửa sau thể kỉ XIX, khi thực dân Pháp đánh
chiếm cửa Cần Giờ và đặt cách cai trị lên dân tộc Việt Nam. Đây là thời kì
biến động lớn về tư tưởng và chính trị, đồng thời văn hóa Việt Nam cũng có
sự thay đổi căn bản. Nhìn ở phương diện tính chất giao lưu văn hda ở thời ki
này có hai dạng: thứ nhất là giao lưu một cách cưỡng bức, áp đặt; thứ hai là
tiếp nhận một cách tự nguyện.
Về phía người Pháp, đội quân đi xâm lược và đơ hộ rất có ý thức dùng
văn hóa như một cơng cụ cai trị nên bị người dân Việt, phản ứng một cách
quyết liệt Có thế thấy thái độ ấy của các nhà nho yêu nước ở Nam Bộ hồi cuối
thế kỉ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Cơng Định, Nguyễn Trung Trực
v.v. Vì vậy, người Việt chống lại cả vản hóa mà đội quân đi xâm lược định áp
đặt cho họ. Số phận của chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này chính là nàm trong
thái độ ấy. Tuy nhiên với người Việt, vận mệnh dân tộc là thiêng liêng nhất,
bằng thái độ cởi mở, họ đã tiếp nhận những giá trị, những thành tố văn hóa
mới, miễn sao chúng có tác dụng hữu ích trong công cuộc chống ngoại xâm,
17


giành lại độc lập dân tộc. Vì thái độ đối với chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này
của các nho sĩ chính là biểu hiện cho điều ấy.
Q trình giao lưu và tiếp xúc của văn hóa Việt Nam và văn hóa
phương Tây giai đoạn này đã khiến người Việt Nam thay đổi cấu trúc lại nền

văn hóa của mình, đi vào vòng quay của văn minh phương Tây giai đoạn
cơng nghiệp. Diện mạo văn hóa Việt. Nam thay đổi trên các phương diện:
Thứ nhất là chủ Quốc ngữ, từ chỗ là loại chủ viết dùng trong nội bộ một tôn
giáo được dùng như chữ viết của một nền văn hóa. Thứ hai là sự xuất hiện
của các phương tiện văn hóa như nhà in, máy in ở Việt Nam v.v... Thứ ba là
sự xuất hiện của báo chỉ, nhà xuất bản. Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt
các thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch
nói, hội họa v.v....
Văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, việc giao lưu và
tiếp biến văn hóa có sự thay đổi rất rõ nét so với các giai đoạn trước. Với
quan điểm mà đồng chí Đỗ Mười đã tuyên bố tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả
các nước, hoàn cảnh lịch sử của giao lưu và tiếp biến văn hóa đã thay đổi vẽ
nhiều phương diện:
Thứ nhất sự tiến bộ của các ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự
bùng nổ của công nghệ thơng tin khiến cho văn hóa, các sản phẩm văn hóa
cảng đa dạng và phong phú. Nói khác đi, giao lưu vã tiếp biến văn hóa là giao
lưu tiếp biến văn hóa ở thời đại tin học Lịch sử hơm nay có những hình thức
sản phẩm giao lưu mà trước kia chưa có, phương tiện giao lưu văn hóa lại đa
dạng, phong phú.
Thứ hai, công cuộc đổi mới và mở cửa hỏm nay hoàn toàn do dân tộc
Việt Nam chữ động dưới sự lành đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam khiến cho
việc giao lưu văn hóa là hồn tồn tự nguyện, chủ động, không hề bị áp đặt
18


hay cưỡng bức. Tựu trung, việc giao lưu, tiếp biến văn hóa ở giai đoạn hiện
nay vừa có tính cấp thiết, lại nhanh chóng và đa dạng, đồng thời cũng phức
tạp hơn xưa. Kết quả của công cuộc giao lưu này đã khiến cho chúng ta thu

được những kết quả khả quan trên nhiêu lĩnh vưc từ kinh tế đến xã hội, từ
khoa học cơng nghệ đến văn hóa thơng tin. Tuy nhiên, công cuộc giao lưu ấy
cũng đặt văn hóa Việt Nam trước những thách thức mới, địi hỏi việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc cảng phải tiến hành khấn trương, khoa học và kiên
quyết hơn.

19


Câu 2: Ý kiến cá nhân về một nội dung của văn hóa Việt Nam hiện nay.
Nội dung về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội
Ngày nay, xã hội con người đang phát triển vượt bậc, kéo theo đó là
nhiều hiện tượng tiêu cực nổ ra, một trong số đó phải kể đến chính là văn hóa
ứng xử trên mạng xã hội của con người. Văn hóa ứng xử được hiểu là việc
con người đối xử với nhau, giao tiếp, trị chuyện với nhau. Mỗi nơi, mỗi tình
huống có một cách ứng xử khác nhau, nhưng chúng ta cần lưu ý giao tiếp,
ứng xử với người khác một cách lịch sự, khéo léo. Văn hóa ứng xử trên mạng
xã hội chính là ý thức sử dụng mạng xã hội của mỗi người, là thái độ, hành
động của chúng ta trước một sự việc, một câu chuyện trên mạng xã hội. Mạng
xã hội là một xã hội thu nhỏ, ở đó con người giao tiếp, chia sẻ với nhau, cũng
đồng nghĩa với việc sẽ có người nhìn thấy, dõi theo câu chuyện của chúng ta,
chính vì vậy, việc cư xử lịch sự trên mạng xã hội cũng là một thước đo để
đánh giá con người. Mạng xã hội ngày càng phát triển, có nhiều sử dụng
mạng xã hội, cũng có nhiều cách cư xử khác nhau tạo thành văn hóa mạng,
mỗi người hãy là một người sử dụng thông minh để tránh rơi vào những tình
huống khơng đáng có. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của con người ở Việt
Nam hiện nay vẫn còn rất kém, chúng ta hãy thay đổi góc nhìn, xem xét lại
cách cư xử của mình ngay từ bây giờ. Mỗi người đặc biệt là giới trẻ hãy chọn
lọc thông tin, suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra thơng tin, bình luận gì ở trên mạng
xã hội. Chúng ta hãy sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí, hợp thời gian,

tránh rơi vào tình trạng “nghiện mạng xã hội”. Khơng chia sẻ những thông tin
sai sự thật, những thông tin chưa qua kiểm chứng và không tuyên truyền
những thông tin xấu. Mỗi người thay đổi một hành động nhỏ dẫn đến kết quả
lớn, chúng ta hãy sử dụng và ứng xử trên mạng xã hội một cách văn minh
ngay từ hôm nay.

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×