Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế việt nam giai đoạn 2016 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.43 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TÀI CHÍNH CƠNG TY ĐA QUỐC GIA

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CHUYỂN DỊCH
CƠ CẦU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2016-2021

1


Lời mở đầu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa là thành quả của q trình hội nhập kinh tế, vừa
góp phần quan trọng vào phát triển hội nhập có chiều sâu hơn. Đầu tư trực tiếp nước
ngồi góp phần chuyển giao và phát triển công nghệ, tham gia và thúc đẩy tiến trình
cơng nghiệp hóa tại Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, FDI
được xem là giải pháp hỗ trợ vốn cho các nước nghèo, các quốc gia đang phát triển và
là một trong những phần không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Dịng vốn
FDI vào Việt Nam đã có nhiều biến động, Việt Nam đã thu hút và kêu gọi được vốn
đầu tư nước ngoài đổ vào ngày càng nhiều, cả về mặt số lượng cũng như chất lượng,
các doanh nghiệp FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế quốc
dân. Quan tâm đến vấn đề này nhóm chúng em đã nghiên cứu phân tích hiệu quả, tác
động của nguồn vốn đầu tư FDI tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2021, đây là khoảng
thời gian có sự biến động liên tục từ biến động thất thường đến ổn định và đạt được cột
mốc ý nghĩa với con số ấn tượng nên sẽ cho thấy được sự ảnh hưởng rõ của FDI đến
sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Và thực tế nguồn vốn này đã góp phần hình
thành một số ngành cơng nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế
biến dầu khí, điện tử, cơng nghệ thơng tin... góp phần quan trọng vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu, tiếp
thu các cơng nghệ tiên tiến, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng. Qua quá trình nghiên cứu
– phân tích và kết luật chúng em mục đích mang lại cái nhìn khái qt về vai trị FDI
tại Việt Nam tác động lên nền kinh tế nói chung và về hiệu quả đối với chuyển dịch cơ


cấu ngành kinh tế nói riêng.

2


Mục lục

I. Những vấn đề cơ bản về FDI và cơ cấu kinh tế....................................................... 5
1.1. Những vấn đề cơ bản về FDI......................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của FDI...................................................................................... 5
1.2. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................... 5
1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế........................................................................... 5
1.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế............................................................................. 5
II. Ảnh hưởng của FDI đến chuyển dịch cơ cấu KT tại VN từ năm 2006 - nửa đầu
năm 2021.....................................................................................................................6
2.1. Thực trạng thu hút FDI ở VN giai đoạn 2006 - nửa đầu 2021.......................6
2.1.1. Thực trạng về quy mô vốn FDI ở Việt Nam giai đoạn 2006 - nửa đầu
2021 6
2.1.2. FDI theo đối tác đầu tư.............................................................................. 6
2.2. Phân tích tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2006 – đầu năm 2021.............................................................................. 7
2.2.1. Tác động FDI đến ngành kinh tế nói chung...............................................7
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2020...... 8
2.2.3. Tác động của FDI đến nội bộ các ngành kinh tế......................................11
2.3. Đánh giá tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế........................17
2.3.1. Tích cực...................................................................................................... 17
2.3.2. Tiêu cực...................................................................................................... 18
III. Một số biện pháp tăng cường tác động tích cực của FDI đến chuyển dịch cơ
cấu KT trong giai đoạn tới........................................................................................ 18

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................20

3


I.

Những vấn đề cơ bản về FDI và cơ cấu kinh tế

1.1. Những vấn đề cơ bản về FDI
1.1.1. Khái niệm
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế năm 1977: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn thực hiện
nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với
nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được
tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó.
1.1.2. Đặc điểm của FDI
FDI có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của doanh nghiệp hay công ty của
một nước với một nước khác.
FDI kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn FDI đã được đầu tư.
FDI có kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và các kỹ năng quản lý khi đầu tư
nước ngồi.
Có sự liên quan đến việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Có sự gắn liền sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
1.2. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ
chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một khối không gian và thời gian
nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, hướng vào thực hiện các mục tiêu đã
định.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển cơ cấu ngành kinh tế từ dạng

này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và phù
hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học- công nghệ.
1.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được phân ra thành 3 loại:
● Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
● Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng
● Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

4


II.

Ảnh hưởng của FDI đến chuyển dịch cơ cấu KT tại VN từ năm 2006 nửa đầu năm 2021
II.1. Thực trạng thu hút FDI ở VN giai đoạn 2006 - nửa đầu 2021
II.1.1. Thực trạng về quy mô vốn FDI ở Việt Nam giai đoạn 2006 - nửa đầu
2021
Giai đoạn 2006-2010, FDI có sự biến động thất thường. Năm 2007 và năm 2008,
FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, do từ tháng 1/2007, Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đến năm 2009 và
2010, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế tồn cầu, dịng vốn FDI vào Việt Nam
cũng bị sụt giảm đáng kể.
FDI tăng không đáng kể trong giai đoạn 2011-2015. FDI giảm là do ảnh hưởng suy
thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư giảm sút niềm tin, lạm phát và các chi phí đầu
vào tăng... Tuy nhiên, từ năm 2012 - 2015, số lượng dự án FDI và tổng số vốn đăng ký
đã có xu hướng cải thiện.
Vốn FDI thực hiện cũng tăng cao hơn trong giai đoạn 2015- 2019. Năm 2017 là
một mốc rất ý nghĩa - 30 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vốn giải ngân đã đạt
con số 17,5 tỷ USD trong cả năm, tăng 12% so với năm 2016.
Đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, hoạt động sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên các dự án FDI vào Việt Nam
có sự sụt giảm cả về vốn đăng ký, và các dự án đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện chỉ
sụt giảm nhẹ, đạt 98% so với năm 2019.
Tính đến 20/6/2021, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt
9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2006 - đến nửa đầu năm 2021 dòng vốn FDI đổ vào
Việt Nam có nhiều biến động do ảnh hưởng chủ quan của Việt Nam và khách quan là
những biến động kinh tế chung toàn cầu nhưng xét tổng quan thì dịng vốn vẫn có xu
hướng tăng lên. Tuy nhiên, để cải thiện tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký, địi hỏi
phải có chính sách ưu đãi, quản lý và sử dụng FDI một cách có hiệu quả hơn.
II.1.2. FDI theo đối tác đầu tư
Trong giai đoạn 1997 – 2016, đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có
lượng vốn FDI đổ về Việt Nam. Trong đó, quốc gia có vốn FDI lớn nhất là Hàn Quốc
với 5.773 dự án và tổng số vốn đăng ký là 50.553,9 triệu USD.
Tính đến hết năm 2020 Việt Nam đã thu hút được tổng số vốn đăng ký trên 377 tỷ
USD với tổng số 33.148 dự án từ các quốc gia và vùng lãnh thổ.

5


Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu đối tác FDI lớn tại Việt Nam lũy kế đến 2020

Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2021 số lượng quốc gia đầu tư vào nước ta tăng lên con
số 80. Đầu tư của một số đối tác lớn như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng lên
so với cùng kỳ. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,64 tỷ USD, chiếm
gần 36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020; Nhật
Bản đứng thứ hai chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và tăng 66,8% so với cùng kỳ. Hàn
Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,05 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu
tư, tăng 43,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan,…

II.2. Phân tích tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt
Nam giai đoạn 2006 – đầu năm 2021
II.2.1. Tác động FDI đến ngành kinh tế nói chung
Trong giai đoạn 2006 - 2020, số dự án FDI và tổng số vốn đăng kí vào Việt Nam
đều tăng qua các năm, nguồn vốn FDI tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực trong nền
kinh tế. Trước tiên chúng ta xét đến tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế thông
qua cơ cấu của FDI trong GDP:

6


Biểu đồ 2.2: Giá trị tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực FDI so với
giá trị tổng sản phẩm toàn bộ nền kinh tế giai đoạn 2006-2020.

Nguồn: Tổng hợp từ tổng cục thống kê.
Có thể thấy, cơ cấu khu vực FDI trong GDP có xu hướng tăng dần từ năm 2006
đến nay. Năm 2020, FDI đóng góp 16,1% trong tăng trưởng GDP. Con số này có xu
hướng tăng đều đến năm 2009, mặc dù giảm nhẹ vào những năm 2010-2012 nhưng
sau đó tiếp tục tăng trở lại và tăng dần đến 20,1% vào năm 2020. Kết quả này cho
thấy, khu vực FDI ngày càng có những đóng góp trực tiếp rất quan trọng cho tăng
trưởng kinh tế.
II.2.2. Cơ cấu nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2020
Tính đến ngày 31/12/2016, ngành cơng nghiệp và xây dựng là ngành kinh tế thu
hút được nhiều vốn FDI nhất với 13.312 dự án và số vốn đăng ký là 199.781,8 triệu
USD, chiếm 68,2% tổng lượng vốn FDI. Tiếp đó, ngành dịch vụ cũng đã thu hút được
8.760 dự án với tổng vốn đăng ký là 90.344,8 triệu  USD, chiếm 30,76% tổng lượng
vốn FDI. Bên cạnh đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đã thu hút được 522 dự án
với tổng lượng vốn là 3.576,8 triệu USD (chiếm 1,22% tổng vốn FDI đăng ký). 

7



8


Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành (Lũy kế các dự
án còn hiệu lực đến ngày 20/04/2020)
Ngành

Giá trị

Tỷ lệ

(Triệu USD)
Công nghiệp-Xây dựng

273599,57

73,32%

Nông nghiệp- Thủy sản-Lâm nghiệp

3567,64

0,96%

Dịch vụ

95965,66


25,72%

Tổng

373132,87

100%

Nguồn: Tổng cục thống kê.
Nhìn chung trọng tâm của nguồn vốn cơ cấu FDI từ năm 2006 đến nay là nhóm
Cơng nghiệp xây dựng, thứ hai là tỷ trọng lớn với nhóm ngành dịch vụ và cuối cùng là
tỷ trọng dành cho Nông lâm ngư nghiệp luôn thấp ~ 1% khá trái ngược với những lợi
thế và tiềm năng phát triển nơng nghiệp của Việt Nam, có thể do 1 số hạn chế về luật,
thủ tục hành chính rườm rà, quỹ đất còn nhỏ lẻ bị phân tán.
Vậy diễn biến cơ cấu khu vực vốn cũng như cơ cấu về mức độ ưu tiên giữa các
nhóm ngành của nguồn vốn FDI đã tác động như thế nào đến thực trạng cơ cấu ngành
kinh tế chung của nước ta giai đoạn 2006 - 2020 chúng ta xem xét thống kê dưới đây:
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu ngành kinh tế chung của nước ta giai đoạn 2006 - 2020

9


Nhìn biểu đồ trên ta thấy thì tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp xây dựng vẫn là trọng
tâm. Giai đoạn từ 2006 đến 2020 thì nhóm dịch vụ vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất đi
cùng tốc độ tăng nhanh, tiếp theo là nhóm cơng nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn
thứ 2 và tốc độ tăng chậm hơn so với dịch vụ và cuối cùng là nhóm nơng lâm thủy sản
ln có tổng sản phẩm ln chiếm tỷ trọng thấp nhất và tốc độ tăng khá chậm.
Qua đó ta thấy FDI tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam khá
tích cực là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
(tăng Công nghiệp dịch vụ và giảm nơng lâm thủy sản) góp phần xây dựng mơi trường

kinh tế năng động và gia tăng năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất
xám cao trong nền kinh tế.
II.2.3. Tác động của FDI đến nội bộ các ngành kinh tế
● Công nghiệp
Trong giai đoạn 2006 – 2010, chuyển dịch nội bộ ngành công nghiệp Việt Nam tuy
đã theo chiều hướng tích cực: tăng tỉ trọng ngành CNCB, giảm tỉ trọng ngành công
nghiệp khai thác (CNKT) ; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nhưng sự chuyển
dịch này cịn chậm.
Bảng 2.2: Tỷ trọng ngành cơng nghiệp trong tổng số vốn FDI đăng ký
Chỉ

Tổng FDI đăng ký

Giá trị ngành CNCB trong

Tỷ lệ giá trị ngành

tiêu

  (tỷ USD)

tổng FDI  ( tỷ USD)

CNCB/FDI

2006

10,20

6,98


68,40%

2007

20,30

7,94

39,10%

2008

60,20

32,58

54,12%

2009

21,48

10,74

50,00%

2010

18,59


9,68

52,07%

2011

14,70

11,23

76,40%

2012

12,72

8,90

70,00%

10


2013

21,63

16,63


76,90%

2014

21,92

15,50

70,70%

2015

22,75

15,47

68,00%

2016

20,90

13,33

63,80%

2017

35,88


15,86

44,20%

2018

35,46

16,56

46,70%

2019

38,01

24,55

64,60%

2020

28,53

13,60

47,67%
Nguồn: Tổng cục thống kê.

Bảng 2.4: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng ngành CNCB trên tổng số vốn FDI


Nguồn:Tổng cục thống kê.
Trong giai đoạn 2011-2016: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thu hút
vốn FDI nhiều nhất và duy trì tỷ lệ trên 63% trong tổng vốn FDI. Tính đến thời điểm
31/12/2016, số doanh nghiệp FDI hoạt động tại ngành này là 7441 doanh nghiệp với
nguồn vốn đạt 2983,6 nghìn tỷ đồng và tạo việc làm cho gần 3,8 triệu người, chiếm
53,1% tổng số doanh nghiệp FDI, chiếm 58,8% nguồn vốn và 90,4% lao động của
toàn bộ doanh nghiệp FDI.

11


Trong giai đoạn 2016-2020: lũy kế đến 6/2021, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21
ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực cơng nghiệp chế
biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 233,7 tỷ USD, chiếm 58,7% tổng vốn đầu tư.
Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với trên 61 tỷ USD (chiếm 15,3%);
sản xuất, phân phối điện với 33,6 tỷ USD (chiếm 8,5%).
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lĩnh vực thu hút vốn FDI, lũy kế tính đến tháng 6/2021

Nguồn:Tổng cục thống kê.
Có thể nói FDI là khu vực quyết định tăng trưởng cao và ổn định của ngành công
nghiệp trong những năm qua, khi mà nước ta đang cần nhiều vốn đầu tư cho q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà nguồn từ trong nước cịn nhiều hạn chế. Khơng
những thế khu vực FDI góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng:
giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm khai khoáng, nguyên liệu thô, mặt hàng sơ cấp,…
sang tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng của công nghiệp chế biến, chế tạo.
● Nông nghiệp

12



Bảng 2.3: Cơ cấu đóng góp vào GDP nội bộ ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản
N
ăm

Tồn ngành
(Nghìn

Nơng

nghiệp

tỷ thuần (%)

Lâm nghiệp
(%)

Thủy
(%)

đồng)
2

176.401

76

5.7


18.3

198.266

75.3

5.4

19.3

232.188

75

5.2

19.8

326.504

78.8

3.3

17.9

396.576

79.5


3.8

16.7

543.96

72.3

3.2

24.5

638.368

77.6

3.3

19.1

658.981

76.4

3.6

19.9

696.969


77.6

4

18.4

712.46

74.9

4.3

20.8

006
2
007
2
008
2
009
2
010
2
011
2
012
2
013
2

014
2
015

13

sản


2

734.83

74.6

4.6

20.8

768.161

72.9

4.8

22.3

813.723

71.4


5

23.6

836.234

70.4

5.2

24.4

934.731

72.8

4.8

22.4

016
2
017
2
018
2
019
2
020

Nguồn: Tổng cục thống kê.
Vậy thực trạng cơ cấu đầu tư FDI đã tác động như nào đến cơ cấu chuyển dịch
nhóm ngành thì ta cần thống kê lại dưới đây:
Cơ cấu FDI vào lĩnh vực nông lâm thủy sản theo ngành phân bổ không đồng đều
trong giai đoạn 2006 – 2020:
o   Xét trung bình trong giai đoạn 2006 – 2008
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu tỷ trọng vốn trong tồn ngành Nơng – lâm – ngư
nghiệp
Nơng
nghiệp
Tỷ lệ % vốn trong toàn ngành

68,18%

Lâm

Thủy sản

nghiệp
22,32%

9,5%

Nguồn: Tổng cục thống kê.
Nhận thấy trong giai đoạn này cơ cấu vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào nhóm
nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến lâm nghiệp và nhóm thủy sản chiếm
tỷ trọng nhỏ nhất do đó ta nhận thấy biểu đồ trên giai đoạn này nội bộ ngành nông
nghiệp cũng phát triển theo hướng đồng pha khi nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất và
nhóm thủy sản đóng góp tỷ lệ thấp nhất.
o   Giai đoạn 2009 – 2011


14


Bảng 2.5: Bảng cơ cấu tỷ trọng vốn trong toàn ngành Nông – lâm – ngư
nghiệp
Nông nghiệp và lâm
nghiệp
Tỷ lệ % vốn trong toàn ngành năm

Thủy
sản

75,6%

2009

24,4
%

Tỷ lệ % vốn trong toàn ngành năm

59,68%

2010

40,32
%

Tỷ lệ % vốn trong toàn ngành năm


59,87%

2011

40,13
%

Nguồn: Tổng cục thống kê.
Xét giai đoạn này ta thấy xu hướng chuyển dịch rõ của vốn FDI sang lĩnh vực thủy
sản thiên về chế biến sản xuất có khả năng sinh lợi cao, tỷ lệ vốn đột biến cũng tác
động lớn đến thực trạng cơ cấu ngành kinh tế khi thủy sản tăng lên đến 24,5% (+
46,7% so với năm 2010, bên cạnh đó những lĩnh vực và khu vực khó khăn hơn là nơng
nghiệp và lâm nghiệp gặp hạn chế do tình hình thay đổi khí hậu hay luật  bảo vệ
rừng,… ảnh hưởng việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Giai đoạn năm 2012 - 2018 các dự án FDI chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực
như chế biến gỗ và lâm sản ( lâm nghiệp), chế biến thủy sản.
o Giai đoạn 2019 đến nay
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu tỷ trọng vốn trong tồn ngành Nơng – lâm – ngư
nghiệp
Nơng nghiệp

Lâm
nghiệp

Tỷ lệ % vốn trong tồn ngành

63%

15%


Thủy
sản
22%

Nguồn: Tổng cục thống kê.
Tỷ trọng vốn FDI đổ cho Nơng nghiệp vẫn cao nhất nhưng có xu hướng giảm so
với giai đoạn trước, Thủy sản xếp thứ 2 và lâm nghiệp xếp thứ 3. Tuy nhiên nhận thấy

15


cơ cấu FDI cho lâm nghiệp đã tăng lên dẫn đến cơ cấu ngành lâm nghiệp cũng tăng
nhẹ trong tổng nền kinh tế.
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu đóng góp nội bộ ngành Nơng lâm ngư nghiệp
giai đoạn 2006 - 2020

Nguồn: Tổng cục thống kê.
Ta thấy đã có sự chuyển dịch trong ba nhóm ngành Nơng, Lâm, Thủy sản tích cực,
đúng định hướng. Sản xuất nơng nghiệp chuyển nhanh sang nơng nghiệp hàng hóa,
tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích, bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực trong
nước và xuất khẩu quốc tế thì còn hướng đến việc đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng
mang tính cơng nghiệp để đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ kinh tế
quốc tế.
● Dịch vụ
Trong những năm đầu của giai đoạn 2006 - 2021, lĩnh vực khách sạn và du lịch
trong ngành dịch vụ tỏ ra là lĩnh vực khá hấp dẫn đối với nhà ĐTNN. Số dự án tăng
nhanh qua các năm, đến cuối tháng 12/2008, cả nước đã có 190 dự án FDI vào các khu
du lịch và khách sạn, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 4,46 tỷ USD, tăng 140% so với
năm 2007. Giai đoạn 2010-2017, vốn FDI đầu tư vào du lịch đạt 15 tỷ USD, với sức

hấp dẫn và tiềm năng phát triển đến năm 2019 theo đánh giá của các tổ chức thế giới,
Việt Nam là một trong 10 thị trường du lịch phát triển nhanh nhất thế giới, điều này đã
thúc đẩy dòng vốn FDI chảy vào ngành du lịch.
Đồng thời đến những năm gần đây, FDI vào Việt Nam đang có sự chuyển dịch cơ
cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ như: bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng,
bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản...ngày
càng nhiều. Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực mà được các nhà ĐTNN cho là tiềm

16


năng nhất hiện nay tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2007 – 2008, số dự án đầu tư đổ vào
bất động sản đã tăng một cách đột biến. Năm 2008, trong tổng số vốn đăng ký 71 tỷ
USD thì đã có trên 50% là đổ vào bất động sản (văn phòng, căn hộ, khách sạn du lịch,
khu đô thị mới, hạ tầng KCN, KCX). Cho đến 6 tháng đầu năm 2021 mặc dù tổng vốn
đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đến ngày 20.6 đạt 15,27 tỷ USD,
giảm 0,26% so với cùng kỳ năm trước nhưng lĩnh vực kinh doanh bất động sản với
tổng vốn đăng ký đạt 1,15 tỷ USD, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước, tương
đương mức tăng 300 triệu USD.
Tuy nhiên, sự mất cân đối trong lĩnh vực dịch vụ cũng đang là một vấn đề đáng
quan tâm. Các dự án FDI vào dịch vụ hiện tại đang chủ yếu đổ vào những phân ngành
thu hồi vốn nhanh mà tiêu biểu là BĐS, còn những ngành có hàm lượng công nghệ,
trình độ quản lý cao như bảo hiểm, tài chính ngân hàng, hàng không, vận tải chỉ chiếm
một tỷ trọng rất nhỏ. Cụ thể, năm 2008, cơ cấu ngành có sự thay đổi mạnh: 18% tổng
vốn đăng ký vào dầu khí, 32% vào công nghiệp nặng, 3% vào công nghiệp nhẹ nhưng
có tới 24% vào BĐS. Năm 2010, Dự án xây dựng văn phòng, căn hộ giảm 0,9% nhưng
lại tăng 3,32% về vốn đăng ký. Cho đến 30/6/2021, Như vậy, dòng tiền tăng mạnh ở
những ngành tập trung vốn (BĐS, khách sạn) ít có sức tác động tích cực lan tỏa đến
công nghệ và kỹ năng. Với khuynh hướng đó, thật khó FDI có thể mang lại hiệu quả
chuyển giao và nâng cấp công nghệ.


17


II.3. Đánh giá tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.3.1. Tích cực
Thứ nhất, nâng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp
cùng với các ngành cơng nghiệp truyền thống hình thành nên một số ngành công
nghiệp mới. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao.
Thứ hai, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm,
nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu.
Thứ ba, FDI làm gia tăng năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất
xám cao trong nền kinh tế, lên gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.
2.3.2. Tiêu cực
Thứ nhất, một số lượng lớn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp, nhưng chất lượng
chưa cao, mặc dù sản xuất nhiều sản phẩm mới, xuất hiện ngành mới (đặc biệt một số
ngành quan trọng như viễn thơng, thăm dị và khai thác dầu khí, cơ khí chế tạo, điện
tử, ơtơ,…) mà giá trị tăng thêm vẫn thấp do chi phí trung gian quá cao.
Thứ hai, các yếu tố giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững thì vẫn
cịn thiếu. Chuyển giao cơng nghệ qua FDI cịn hạn chế và nếu có thường xảy ra với
các doanh nghiệp quy mơ lớn, thông qua ký kết hợp đồng.Khu vực FDI tham gia chủ
yếu vào các ngành có trình cơng nghệ trung bình như chế biến thực phẩm, dệt may, da
giày, sản xuất gỗ v.v
Thứ ba, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn mất cân đối về cơ cấu ngành
nghề, vùng lãnh thổ. Ở nhiều tỉnh, hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX tốt nhưng lại thiếu
nguồn lao động có tay nghề. Việc các tỉnh quá tập trung vào hạ tầng kỹ thuật để thu
hút đầu tư mà không tạo sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng văn hóa, xã hội cũng làm hạn chế
rất nhiều tác động chuyển dịch cơ cấu của FDI.
Bên cạnh những yếu tố đó thì hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư của chúng ta

tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn chưa thực sự đồng bộ, thiếu nhất quán.
Cơ chế quản lý, giám sát, năng lực và trình độ quản lý của các cấp có thẩm quyền và
các cơ quan xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế.

18


III.

Một số biện pháp tăng cường tác động tích cực của FDI đến chuyển
dịch cơ cấu KT trong giai đoạn tới

Thứ nhất, khuyến khích thu hút FDI vào các ngành sản xuất đầu vào trung gian
thường sử dụng công nghệ cao hơn, nhưng đang rất thiếu và yếu ở nước ta, nhằm thúc
đẩy đóng góp tích cực của FDI cho chuyển dịch cơ cấu một cách bền vững.
Thứ hai, cần tăng năng lực của doanh nghiệp trong nước, trước hết là năng lực
cơng nghệ. Trình độ cơng nghệ thấp khiến các doanh nghiệp trong nước khó có thể
hợp tác, tham gia chuỗi giá trị của doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Đây cũng là điểm
yếu trọng giai đoạn trước, nhưng chưa được xử lý một cách đồng bộ, nên chỉ quan tam
thu hút FDI mà chưa tạo dựng được nền tảng công nghiệp trong nước đủ để hấp thụ tác
động tích cực của đầu tư nước ngồi. Do đó, một số địa phương thu hút được khối
lượng vốn FDI lớn, song sự đóng góp thiếu bền vững và chuyển dịch cơ cấu lao động
vẫn chậm. Ví dụ. các dự án công nghiệp nặng thường cần đầu tư lớn, thời gian đầu tư
dài để có sản phẩm. Các dự án như vậy sẽ không phải là nơi tạo nhiều việc làm trực
tiếp cho lao động địa phương.
Thứ ba, khuyến khích hình thành cụm ngành nhằm tạo liên kết sản xuất giữa các
DN FDI và doanh nghiệp trong nước; giữa các KCN nhằm tăng hiệu quả của FDI. Qua
đó giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp
FDI. Đồng thời cần hoàn thiện về đào tạo, công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường với
bên ngồi khu cơng.

Việc phát triển các khu kinh tế (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở ...)
đến nay có vai trị nhất định vừa đối với thu hút FDI, vừa đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều tỉnh gắn với sự phát triển của KCN và
FDI, ví dụ Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh v.v. Thu hút FDI vào các
KCN đã đóng góp lớn vào phát triển cơng nghiệp của địa phương, khơng chỉ dừng ở
đó, FDI cịn có vai trị làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

19


Tài liệu tham khảo
1. TS. Nguyễn Văn Tuyên, Trường Đại học Tài chính-Marketing; ThS. Trần Hồng
Tuấn, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra”, Tạp
chí Tài chính sớ kỳ 2 tháng 8/2021.
2. Tổng cục Thống kê, (gso.gov.vn).
3. ThS. Lê Thị Loan - ThS.Nguyễn Thu Hiền, “ Tiếp tục đón chờ dịng FDI vào bất
động sản”, Tạp chí con số và sự kiện.
4. ThS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG - ThS. BÙI THỊ SEN (Trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam), “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp ở Việt
Nam”, Tạp chí Công thương.
5. Chuyên đề “Nông nghiệp và thủy sản”, trang OpenDevelopment Vietnam.
6. Hồng Lâm – Báo Biên Phịng, “ Hút FDI vào nông nghiệp”.
7. Nguyễn Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Thúy Vân - Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh
doanh Thái Nguyên, “Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2016”,
tạp chí Tài chính online.
8. Bộ kế hoạch và đầu tư - cục đầu tư nước ngoài.
9. Khánh Quỳnh( 2019), “Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp FDI giai đoạn
2011- 2016 Bức tranh nhiều điểm sáng", Tạp chí Con số sự kiện ngày 19 tháng 4
10. Tổng cục Thống kê (2014), “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn
2006-2011”, NXB Thống kê, Hà Nội.


20



×