PHẦN I: MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, mà loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa…”.
Trong thời đại ngày nay, vai trị của văn hóa trong q trình tồn cầu hóa là
hết sức quan trọng, tồn cầu hóa văn hóa mở rộng giao lưu quốc tế, tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tạo điều kiện cho việc tiếp thu những thành tựu
văn hóa nhân loại, cũng như phổ biến và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc
mình, đồng thời nó cũng tạo điều kiện làm phong phú nền văn hóa của dân tộc, mặt
khác nó cũng là nguy cơ làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế chúng
ta muốn đạt được mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn hiện nay và lâu
dài chúng ta cần xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc;
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn
tồn cầu hóa hiện nay.
PHẦN 2: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON
NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc
tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và
phát triển trong q trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là
trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và
hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật
chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do
con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
1
2. Những thuộc tính cơ bản của văn hóa.
Có 07 thuộc tính cơ bản như sau:
- Văn hóa mang tính lịch sử: Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn và mỗi thời đại lịch
sử đều có dấu ấn lịch sử về văn hóa.
- Văn hóa mang tinh truyền thống: Tính truyền thống của văn hóa phản ánh
sự lưu giữ, tích lũy, kế thừa và phát triển của văn hóa, của thế hệ sau đối với thế hệ
trước, nó giống như “ bộ Gien di truyền ” các giá trị văn hóa. Khơng có một quốc
gia, dân tộc nào đi vào phát triển lại không biết lưu giữ, kế thừa phát triển các giá trị
văn hóa truyền thống.
- Văn hóa mang tính dân tộc: Văn hóa bao giờ cũng mang tính dân tộc, nó
được biểu hiện rõ ở bản sắc văn hóa dân tộc; nghĩa là văn hóa có ý nghĩa biểu trưng
cho tâm hồn, cốt cách, bản lĩnh của một dân tộc. Những đặc trưng của văn hóa qui
định những đặc thù của dân tộc ấy. Văn hóa xuất hiện từ dân tộc, song hành cùng dân
tộc, góp phần thực hiện phồn vinh và hạnh phúc dân tộc.
- Văn hóa mang tính giá trị: Giá trị của văn hóa là giá trị cái đúng ( chân ),
cái tốt ( thiện ), cái đẹp ( mỹ ). Tính giá trị của văn hóa tạo thành một hệ chuẩn mực
tham gia điều tiết các quan hệ xã hội. Cho nên, bản chất của văn hóa bao giờ cũng
là một hệ giá trị xã hội điều tiết sự tồn tại và phát triển của con người, xã hội theo
hướng tiến bộ, tích cực.
- Văn hóa mang tính nhân sinh: Văn hóa do con người sáng tạo ra đồng thời
văn hóa cũng là một mơi trường để cứu con người tồn tại và sự hoàn thiện mình.
Như chủ nghĩa Mác đã khẳng định: Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa,
vừa là sản phẩm của văn hóa. Nghĩa là chỉ duy nhất con người mới sáng tạo ra văn
hóa và sở dĩ con người khác con vật bởi con người biết tự hồn thiện mình thơng
qua mơi trường văn hóa.
- Tính phái sinh của văn hóa: Các giá trị văn hóa của cộng đồng xã hội luôn biến
đổi không ngừng. Sự xuất hiện một giá trị văn hóa nó có thể là tiền đề để sản sinh ra
nhiều giá trị văn hóa khác ( phái sinh ) cả về chiều rộng lẫn bề sâu.
2
- Tính giai cấp của văn hóa: Trong một xã hội có giai cấp, văn hóa bao giờ
cũng mang tính giai cấp. Tính giai cấp của văn hóa do hệ tư tưởng của giai cấp cầm
quyền chi phối. Chủ nghĩa Mác đã nêu: “ Tư tưởng thống trị của một thời đại bao
giờ cũng là tư tưởng của giai cấp cầm quyền”. Nghĩa là trong xã hội có giai cấp, chủ thể
giai cấp cầm quyền bao giờ cũng đóng vai trò định hướng giá trị và phát triển của nền văn
hóa theo quan điểm tư tưởng của họ.
3. Chức năng của văn hóa.
- Chức năng nhận thức:
Các thành tố văn hóa đều thực hiện chức năng nhận thức với những đặc
trưng riêng của mình, nổi bật phải nói đến thành tố khoa học và giáo dục, vì 02
thành tố này tác động trực tiếp đến việc nâng cao dân trí và mở mang trí tuệ của con
người, sự khác nhau giữa trình độ phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như
mỗi con người đều bắt đầu từ đây.
Con người và cộng đồng xã hội ln có nhu cầu trong mối quan hệ với tự
nhiên, xã hội và chính mình. Vì thế chức năng nhận thức của văn hóa góp phần xây
dựng và phát triển các khn mẫu ứng xử hay nhân cách trong quan hệ với tự nhiên,
với xã hội và với bản thân con người. Nhờ chức năng nhận thức của văn hóa mà tri
thức, trí tuệ của nhân loại ngày càng được tích lũy và phát huy trong việc giáo dục
nhân loại.
- Chức năng giáo dục: Giáo dục có chức năng truyền tải, giáo dục những
kinh nghiệm hoạt động sống của con người qua các thế hệ. Vì thế, chức năng giáo
dục của văn hóa trở thành chức năng quan trọng nhất, nó bao trùm và chi phối đối
với tất cả các chức năng khác của văn hóa.
- Chức năng thẩm mỹ:
Chức năng thẩm mỹ của văn hóa rất quan trọng, vì nhu cầu của con người
suy đến cùng là nhu cầu hưởng cái đẹp. Mác cho rằng: Con người biết nhào nặn
hiện thực theo qui luật của cái đẹp.
Vai trò của chức năng thẩm mỹ văn hóa thể hiện qua những biểu hiện, qua
những khía cạnh như sau:
3
- Xác định chuẩn mực cái đẹp.
- Chỉ ra thái độ đúng đối với cái đẹp.
- Sáng tạo ra cái đẹp.
- Đưa cái đẹp vào phục vụ cuộc sống con người và xã hội.
- Chức năng dự báo:
Văn hóa có chức năng dự báo những điều đã xảy ra, đang xảy ra và sắp xảy ra
theo hướng tích cực và tiêu cực để con người và cộng đồng nhận biết nhằm điều chỉnh
hành vi, các hoạt động phục vụ sự tồn tại và phát triển của mình.
Chức năng dự báo của văn hóa có ý nghĩa lớn đối với Đảng và nhà nước
trong hoạch định chính sách, xác định đúng các chủ trương chiến lược, sách lược
cách mạng qua từng thời kỳ cách mạng, định hướng các mục tiêu một cách khoa
học đối với cộng đồng xã hội.
- Chức năng giải trí:
Nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa là nhu cầu tất yếu của con người, nó xuất
phát từ nhu cầu tinh thần của xã hội; làm cho văn hóa trở thành món ăn tinh thần ni
dưỡng, giáo dục cộng đồng.
+ Giải trí văn hóa để thư giãn, nghĩ ngơi. Con người tìm đến văn hóa và tổ chức
hoạt động văn hóa nhằm mục đích thư giãn – nghĩ ngơi để bù đấp sự hao phí sức lao
động qua thời gian thực hiện các hoạt động khác trong cuộc sống
+ Giải trí trong sự sáng tạo là loại hình giải trí đến với văn hóa khơng thuần
túy thư giãn nghĩ ngơi, mà qua văn hóa để con người nhận biết về mình, về xã hội
rõ hơn, để chiêm nghiệm cuộc sống, hình thành những chuẩn mực cuộc sống để đấu
tranh cho lẽ phải, công lý và hướng thiện.
4. Quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa và con người Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đề ra quan điểm,
nhiệm vụ, giải pháp cơ bản cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
4
* Quan điểm:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển
bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống
nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học.
- Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây
dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: u nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
- Xây dựng đồng bộ mơi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trị của gia
đình, cộng đồng. Phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến
yếu tố văn hóa và con người trong phát triển.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò
quan trọng.
*Nhiệm vụ:
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện.
- Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh.
- Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa.
- Phát triển cơng nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường
văn hóa.
- Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020:
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định
số 581/QĐ-TTg ngày 6-5-2009 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu và
nhiệm vụ phát triển văn hóa đến năm 2020 là:
* Mục tiêu:
5
Một là, hướng mọi hoạt động văn hóa vào xây dựng con người Việt Nam
phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng
tạo, tuân thủ pháp luật, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa
tình, lối sống văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội, làm cho
văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con
người trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;
gắn kết mối quan hệ giữa văn hóa và xây dựng mơi trường văn hóa với vấn đề hình
thành nhân cách.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt
đẹp của văn hóa dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của
văn hóa các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong
đa dạng của văn hóa Việt Nam, tập trung xây dựng những giá trị văn hóa mới, đi
đơi với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh
hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, bắt kịp sự phát triển
của thời đại.
Ba là, giải phóng mạnh mẽ năng lực và tiềm năng sáng tạo của mọi người,
phát huy cao độ tính sáng tạo của trí thức văn nghệ sĩ; đào tạo tài năng văn hóa,
nghệ thuật; tạo cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất để có nhiều sản phẩm văn hóa,
nghệ thuật chất lượng cao xứng tầm với dân tộc và thời đại; nghiên cứu tồn diện và
có hệ thống về lý luận và thực tiễn việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bốn là, tạo mọi điều kiện để nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động,
sáng tạo văn hóa của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp sự chênh lệch về
hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị và nơng thơn, giữa đồng bằng và
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.
Năm là, đi đôi với việc tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội
hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa, coi văn
6
hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững, gắn giữa nhiệm vụ
phát triển văn hóa, làm cho văn hóa tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của đất nước.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng con người, lối sống văn hóa.
- Xây dựng đời sống văn hóa và mơi trường văn hóa.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
- Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật.
- Tăng cường, chủ động hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa.
- Hồn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa.
Chiến lược phát triển văn hóa cũng đã chỉ rõ các nội dung liên quan đến các
lĩnh vực hoạt động văn hóa: nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; mỹ thuật nhiếp ảnh và
triển lãm; xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm; thư viện; bảo tàng, di tích và
văn hóa phi vật thể; văn hóa cơ sở; nghiên cứu khoa học về văn hóa nghệ thuật;
quyền tác giả và quyền liên quan.
5. Giải pháp phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, ban, ngành chức năng về văn
hóa, phát triển văn hóa và con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước mà còn phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực để xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và con người Việt Nam; gắn nhiệm vụ
xây dựng văn hoá với xây dựng kinh tế và xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch,
vững mạnh. Xây dựng mơi trường văn hố, phát triển văn học - nghệ thuật, bảo tồn
và phát huy các di sản văn hoá, hợp tác quốc tế về văn hoá... đồng bộ với sự phát
triển nhanh, bền vững của kinh tế - xã hội.
2. Xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước mà một trong
những nội dung quan trọng chính là đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
7
đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cụ thể, văn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải
được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên, nhất là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; đồng thời,
phải làm cho văn hóa góp phần “ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên”
3. Tiếp tục tăng cường các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá,
bảo đảm phát triển văn hoá đồng bộ với tăng trưởng kinh tế, hình thành nền tảng
tinh thần vững chắc cho xã hội. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước,
thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn
hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa
thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Đồng thời, gắn thực hiện Chỉ thị 05CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời
sống văn hố” với “xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn
diện,
4. Đề cao trách nhiệm của báo chí, thơng tin truyền thơng trong đấu tranh
phịng và chống suy thối đạo đức, lối sống, báo chí cần định hướng, tạo làn sóng
mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thơng về việc chống suy thối đạo đức, lối
sống; đi đầu trong biểu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt,
việc tốt; phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội.
5. Đề cao vai trò giáo dục, cảm hóa của văn học nghệ thuật, hướng con người
tới chân, thiện, mỹ. Phấn đấu có những bộ phim, tác phẩm, vở diễn, chương trình
nghệ thuật chất lượng cao, góp phần bồi bổ tâm hồn, xây dựng nhân cách, giáo dục
đạo đức. Phát huy tài năng, tâm huyết, trách nhiệm, ý thức công dân của đội ngũ
văn nghệ sỹ.
6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các thiết chế văn hóa - thể thao, các
sinh hoạt văn nghệ, hoạt động cộng đồng, phong trào văn hóa góp phần nâng cao
đời sống tinh thần và thể chất của nhân dân. Lấy môi trường văn hóa lành mạnh, đời
8
sống văn hóa phong phú đẩy lùi nguy cơ con người sa vào các tệ nạn xã hội hay tha
hóa về đạo đức, lối sống. Tiếp tục thí điểm thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia
đình”. Xây dựng và ban hành các bộ tiêu chí đạo đức, quy tắc ứng xử phù hợp với
từng lĩnh vực như: du lịch, đào tạo, văn hóa cơng sở, văn hóa doanh nghiệp...
7. Kiên quyết chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đạo đức trong lĩnh vực văn hoá,
nhất là các sai phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, bản quyền tác giả, mỹ
thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, tổ chức lễ hội, du lịch, thể dục thể thao, nhất là những
hành vi bạo lực, phản cảm, ứng xử thiếu văn hóa. Siết chặt quản lý các sản phẩm,
dịch vụ văn hóa độc hại.
8. Chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, bản sắc và truyền
thống dân tộc. Coi trọng sưu tầm, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Tiếp tục tổ chức ngày hội văn hóa của một số dân tộc thiểu số có bản sắc văn hóa
tiêu biểu nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và tơn vinh giá trị văn hóa truyền thống của
các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gìn giữ các tác phẩm nghệ
thuật, bảo vật, cổ vật và di vật có giá trị đặc sắc. Nâng cao chất lượng các tác phẩm
văn học nghệ thuật, cơng trình văn hóa, có kế hoạch đầu tư cho khâu sáng tác kịch
bản, dàn dựng chương trình, vở diễn, đào tạo tài năng nghệ thuật; tổ chức các cuộc
thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật để có những tác phẩm đỉnh cao, các
chương trình nghệ thuật hấp dẫn, có tính giáo dục tư tưởng thẩm mỹ cao phục vụ
nhân dân, đẩy lùi các hoạt động tiêu cực trong hoạt động văn hóa.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, bền vững,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học và
cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ
thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tập trung đổi mới, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thơng. Đẩy
nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Đẩy
9
mạnh xã hội hóa nhằm mở rộng sự tham gia của cả xã hội vào việc chăm lo phát triển văn
hóa, con người; huy động các nguồn lực đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa,
xây dựng con người... Phát huy vai trị của đội ngũ trí thức, các nhà hoạt động văn hóa vào
việc phát triển văn hóa và con người Việt Nam... làm cho văn hóa thực sự trở thành nền
tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển
bền vững của đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
10