Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

[Tiểu luận] MỐI QUAN HỆ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.46 KB, 10 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có vai trị rất quan trọng đối
với mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để có được những quyết
định đúng đắn, các cơ quan lãnh đạo, quản lý trước hết phải nắm được tâm
trạng, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để từ đó có sự
định hướng dư luận xã hội tích cực. Dư luận xã hội là một hiện tượng phức tạp,
có mối liên hệ mật thiết với nhiều yếu tố khác của đời sống xã hội, đặc biệt là
mối quan hệ với truyền thơng. Do đó cần phải xác định rõ tầm quan trọng của
công tác nắm bắt dư luận xã hội, vai trị vị trí của nó đối với sự lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành, qua đó định hướng dư luận xã hội thơng qua truyền thơng đại
chúng để góp phần ổn định tình hình chính trị - trật tự an toàn xã hội, phát triển
kinh tế của đất nước; đặc biệt trong thời điểm hiện nay, các thế lực thù địch
phản động không ngừng từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta bằng chiến
lược "Diễn biến hồ bình".
PHẦN II: MỐI QUAN HỆ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
1. Khái quát về dư luận xã hội, truyền thông đại chúng
1.1. Một số khái niệm
- Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá thể hiện thái độ và kỳ vọng của các
nhóm xã hội đối với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội có liên quan đến lợi ích
và giá trị của họ; dư luận xã hội được hình thành thơng qua các cuộc trao đổi, thảo
luận cơng khai.
- Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội một cách rộng rãi
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
1.2. Dư luận xã hội
1.2.1. Thành phần của dư luận xã hội: gồm 3 thành phần cơ bản:
- Nhận thức bao gồm tri thức, hiểu biết, thông tin, giao tiếp.
1


- Thái độ bao gồm các trạng thái cảm xúc, tình cảm, các nhu cầu, động cơ,


tâm tư, nguyện vọng.
- Xu hướng hành động thể hiện qua cách cư xử, sự sẵn sàng hành động theo
một kiểu nhất định nào đó.
1.2.2. Tính chất của dư luận xã hội
- Tính cơng chúng: dư luận xã hội luôn là ý kiến của cơng chúng. Có thể
xuất phát từ ý kiến của một cá nhân nhưng đó là ý kiến được nhiều người nghe,
chia sẻ, bày tỏ về những vấn đề chung.
- Tính công khai: dư luận xã hội luôn là ý kiến được phát biểu, bày tỏ dưới
nhiều hình thức khác nhau cho nhiều người, đơng người, cơng chúng cùng biết.
- Tính trao đổi: Thông qua sự tương tác, trao đổi thông tin, tình cảm mà dư
luận xã hội được hình thành, biểu hiện và thực hiện các chức năng của nó.
- Tính lợi ích: dư luận xã hội phản ánh lợi ích của cá nhân, nhóm xã hội. Dư
luận xã hội đồng thời là một hình thức, cách thức, hình thức, phương tiện, cơng cụ
để bảo vệ lợi ích của nhóm người trong xã hội.
- Tính lan truyền: Q trình hình thành dự luận xã hội bao giờ cũng bắt đầu
từ ý kiến của một vài cá nhân, lan truyền trong phạm vi nhóm nhỏ, rồi tiếp tục lan
truyền trong nhóm lớn.
- Tính thống nhất và mâu thuẫn: dư luận xã hội luôn là tập hợp các luồng ý
kiến, các loại trạng thái và các xu hướng hành động khác nhau, mâu thuẫn nhau
hoặc đối lập nhau của các nhóm xã hội.
Ngồi ra dư luận xã hội cịn có các đặc điểm, tính chất khác như: tính biến
đổi và tính ỳ.
1.2.3. Chức năng của dư luận xã hội
- Chức năng nhận thức: Dư luận xã hội có chức năng phản ánh thực tại xã
hội với các hiện tượng, sự kiện, vấn đề, quá trình xã hội. Nhờ chức năng này mà

2


chỉ cần lắng nghe dư luận xã hội là có thể biết được chuyện gì, vấn đề gì đang được

xã hội quan tâm, chú ý, bàn luận.
- Chức năng định hướng và điều chỉnh hành vi: Dư luận xã hội khi đã hình
thành là kết quả biểu thị thái độ của nhóm lớn trong xã hội, là thể hiện quan điểm, ý
chí tập thể nên nó có vai trị hết sức quan trọng trong định hướng và điều chỉnh
hành vi của các nhóm trong xã hội.
- Chức năng giải tỏa tâm lý – xã hội: Dư luận xã hội luôn phản ánh tâm tư,
nguyện vọng và tình cảm của các cá nhân trong cộng đồng. Dư luận xã hội là diễn
đàn, là cơ hội để các cá nhân được bày tỏ, chia sẻ quan điểm, ý kiến của mình trước
các vấn đề chung của quốc gia. Đồng thời là cầu nối để bày tỏ tình cảm, giải tỏa
tâm lý – xã hội giảm bớt được các căng thẳng, xung đột trước các vấn đề xã hội.
- Chức năng tư vấn và giám sát: Thông qua dư luận xã hội họ phán xét, đánh
giá về các chủ trương, chính sách lớn của đất nước hoạt động cụ thể của bộ máy
chính quyền. Trước những vấn đề nan giải của đất nước, dư luận xã hội có thể
đưa ra những khuyến nghị sáng suốt mà các cơ quan tham mưu cho chính quyền
có thể chưa nghĩ ra được. Dư luận xã hội cũng có khả năng đưa ra các ý kiến
phản biện xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền,
tổ chức chính trị - xã hội.
1.2.4. Cơ chế hình thành dư luận xã hội
- Cơ chế truyền tin: dư luận xã hội được hình thành từ người này sang
người khác, được hình thành qua 4 giai đoạn lần lượt: (1) tiếp cận thơng tin, (2)
hình thành ý kiến cá nhân, (3) trao đổi ý kiến cá nhân, (4) tổng –tích hợp và thể
hiện ý kiến chung của các cá nhân.
- Cơ chế giải quyết vấn đề: dư luận xã hội hình thành trong quá trình giải
quyết vấn đề nhất định nào đấy mà xã hội quan tâm, được hình thành qua 6 giai
đoạn lần lượt; (1) gây chú ý, (2) tăng cường tính cấp thiết của vấn đề, (3) tìm

3


kiếm các lựa chọn, (4) Suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề, (5) cân nhắc sự lựa chọn,

(6) lựa chọn quan điểm đưa ra các phán xét, đánh giá chung...
1.3 Truyền thống đại chúng
Truyền thông là hoạt động truyền phát và trao đổi thông tin giữa người
với người nhằm đạt được sự hiểu biết và tạo ra sự giao tiếp, liên kết xã hội.
Truyền thông đại chúng được hiểu là một q trình truyền đạt thơng tin đến các
nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông
đại chúng. Các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát
thanh, truyền hình, sách, phim, video, internet,….
2. Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng
2.1. Truyền thông đại chúng tạo ra dư luận xã hội
Truyền thông đại chúng là quá trình giao tiếp đại chúng, mà thực chất là
truyền thơng xã hội, trong đó thơng tin được truyền từ nhóm xã hội này sang
nhóm xã hội khác, từ người này sang người khác hoặc từ nhóm tới các cá nhân,
từ cá nhân tới nhóm và ngược lại. Tác động tới dự luận xã hội thơng qua vai trị
của mình đối với cơng chúng như cung cấp thơng tin; tạo diễn đàn công khia
ngôn luận và định hướng dự luận.
Truyền thông đại chúng là phương tiện để định hướng dư luận. Truyền
thơng đại chúng có thể định hướng sự đánh giá của các nhóm xã hội thơng qua
hoạt động cung cấp thơng tin của mình.
2.2. Dư luận xã hội là nguồn cung cấp sự kiện cho truyền thông
- Dư luận xã hội, nguồn sự kiện của truyền thông: Dư luận xã hội là
nguồn tạo ra nội dung của truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng phản
ánh về sự kiện, một vấn đề, biến nó từ cái ít được biết đến thành vấn đề mang
tính xã hội. Khi dư luận xã hội hình thành thái độ của mình với một vấn đề xã
4


hội đó, nó lại trở thành một “sự kiện” mà từ đó các phương tiện truyền thơng có
thể xây dựng nội dung. Việc phản ánh dư luận xã hội về vấn đề mà các phương
tiện truyền thông đại chúng đã đăng tải là hành động tiếp nối như một kỹ thuật

truyền thông để “giữ” cho chủ thể không bị cạn nguồn thông tin.
- Ý nghĩa của các cuộc điều tra dư luận xã hội đối với truyền thông đại
chúng: Trong cuộc điều tra khoa học, người tổ chức sẽ xác định, tìm kiếm người
khảo sát và thẩm định độ tin cậy của các thơng tin thu được. Vì thế, những kết quả
này có thể dùng để suy ra cho một tổng thể rộng hơn số lượng mẫu đã điều tra.
2.3. Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến dư luận xã hội:
Các phương tiện truyền thông đại chúng hướng sự chú ý của dư luận xã
hội đến một số vấn đề được coi là cốt yếu. Việc xác định tầm quan trọng của
những vấn đề này dựa vào chủ định của các hãng truyền thơng nhưng cũng có
thể do địi hỏi của chính dư luận xã hội. Truyền thơng có thể giúp hình thành
một ý, quan điểm mới, củng cố những quan điểm đang định hình và thay đổi
những quan điểm đã định hình, phá vỡ những thành kiến. Tuy nhiên, phá vỡ
những khuôn mẫu tư duy và định kiến của dư luận xã hội không bao giờ là công
việc đơn giản. Để có được những sự thay đổi này, hoạt động truyền thông cần
được tiến hành trong bối cảnh có những thay đổi về chuẩn mực xã hội liên quan.
2.4. Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến truyền thông đại chúng:
Thứ nhất, nhiều khi, sức mạnh của truyền thơng đại chúng khiến nó đi q
xa so với những suy tính ban đầu của các nhà truyền thơng. Trong những trường
hợp đó, truyền thơng đại chúng phải chạy theo dư luận xã hội để khống chế nó.
Những hậu quả có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Nó tiêu cực ở chỗ, lúc này dư
luận xã hội có thể phá hoại và làm tổn hại lớn cho cá nhân và xã hội.

5


Thứ hai, dưới sức ép của dư luận xã hội nhiều khi các phương tiện truyền
thông đại chúng buộc phải thay đổi, điều chính hoặc đính chính những nội dung
đã phát, đã cơng bố.
3. Giải pháp phát huy vai trị của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay:
Để nâng cao tiếng nói của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay, nhất là nhằm

phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, cần tập trung một số giải pháp:
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác
nắm bắt và định hướng dư luận xã hội:
Công tác dư luận xã hội phải gắn liền với công tác tư tưởng; coi đây là
nhiệm vụ thường xuyên của chi, đảng bộ và của mỗi cán bộ, đảng viên; Tiếp tục
nâng cao nhận thức trong Đảng, chính quyền, MTTQ, đồn thể chính trị các cấp
về vai trị, vị trí, chức năng và sự cần thiết phải nắm bắt dư luận xã hội; cấp ủy
các cấp phải chỉ đạo, chủ động nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tư
tưởng để có biện pháp giải quyết kịp thời đúng đắn các vấn đề bức xúc nảy sinh,
phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
3.2. Xây dựng, củng cố đội ngũ làm công tác dư luận xã hội và đội
ngũ cộng tác viên dư luận xã hội:
Kiện tồn đội ngũ làm cơng tác dư luận xã hội, là những cán bộ có năng
lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; đặc biệt chú trọng cán bộ có
trình độ chun mơn về xã hội học, tâm lý học, có trình độ chính trị, hiểu biết
tồn diện về các lĩnh vực, có trách nhiệm và khả năng nắm bắt, xử lý thơng tin,
có khả năng đối thoại, thuyết phục, giải thích và định hướng thơng tin đối với dư
luận xã hội.
3.3. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác dư luận xã hội:
6


Công tác dư luận xã hội phải bám sát thực tiễn của đời sống xã hội, hướng
về cơ sở, hướng tới từng đối tượng cụ thể gắn với các sự kiện và nhiệm vụ chính
trị của địa phương, đơn vị... Coi trọng công tác đối thoại trực tiếp và giải quyết
những vấn đề bức xúc của nhân dân trên địa bàn. Chủ động dự báo trước những
xu hướng, diễn biến tâm trạng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đề xuất bổ sung hồn thiện cơ chế, chính sách, giải quyết các vấn đề bức xúc,
tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong xã hội. Nắm bắt dư luận xã hội phải

thường xuyên, nề nếp thông qua hội nghị giao ban định kỳ, qua điều tra, khảo
sát, từ các phương tiện thông tin đại chúng...Đẩy mạnh đấu tranh chống "diễn
biến hịa bình"và chủ động phịng ngừa nguy cơ tự "diễn biến"từ trong nội bộ, đấu
tranh phê phán các quan điểm, tư tưởng lệch lạc trong cán bộ, đảng viên. Thực
hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp trong
việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những
vấn đề bức xúc của nhân dân. Tăng cường công tác thông tin, định hướng tư
tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nâng cao chất lượng các hội nghị
báo cáo viên, đồng thời biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong công tác dư luận xã hội.
3.4. Phát huy vai trị của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của
dư luận xã hội.
Các cơ quan báo chí phải đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, phát triển các
công cụ, giải pháp kỹ thuật để tăng diện phủ sóng, bao phủ thơng tin, đồng thời
có cơng nghệ ngăn chặn, hạn chế những thông tin độc hại. Bảo đảm thông tin
chính xác, có tính định hướng dư luận xã hội. Tạo điều kiện về tài chính, về cơ
sở vật chất - kỹ thuật cho các các cơ quan báo chí để có đủ năng lực làm chủ
trận địa thơng tin và tích cực tham gia định hướng và chi phối thông tin, phục vụ
tốt công tác lãnh đạo, quản lý. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung kết nối mạng giữa
các cơ quan báo chí trên tồn quốc và một số mạng truyền số liệu tại các khu
7


vực, thành phố trọng điểm, phục vụ việc trao đổi thông tin, nhằm phục vụ công
tác lãnh đạo, quản lý và cơng tác lãnh đạo, quản lý báo chí . Nâng cao nhận thức
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về vai trị quan trọng của thơng tin báo chí
đối với cơng tác lãnh đạo, quản lý.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý về báo chí, xây
dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Báo chí năm 2016, tạo mơi trường
dân chủ để thơng tin báo chí phục vụ tốt cơng tác lãnh đạo, quản lý. Xây dựng

cơ chế, cơ cấu tổ chức để các cơ quan lãnh đạo, quản lý theo dõi, giám sát thơng
tin báo chí chặt chẽ, hiệu quả.
Tiếp tục xây dựng thể chế quy định các cơ quan lãnh đạo, quản lý phải
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho báo chí và nghiêm túc tiếp nhận, xử lý
và phản hồi thơng tin báo chí, đồng thời tạo điều kiện cho nhà báo tác nghiệp.
Xây dựng cơ chế chính sách để báo chí khai thác, sử dụng mặt tích cực của
mạng xã hội đi đơi với việc quản lý, xử lý việc lợi dụng mạng xã hội để tuyên
truyền chống Đảng, Nhà nước, chế độ.
3.5. Sử dụng các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội trong lãnh đạo và
quản lý xã hội
Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần xã hội có thể “đo đạc” được
bằng các phương pháp khoa học. Do có thể “đo đạc” được, dư luận xã hội là các
thông tin khơng chỉ rõ ràng dưới góc độ định tính mà cịn rõ ràng dưới góc độ
định lượng. Nhờ có các thơng tin tồn diện như vậy, chúng ta mới có thể đánh
giá đúng thực trạng, tư tưởng cảu xã hội. Nhân dân có ủng hộ các chủ trương,
quyết sách của Đảng và Nhà nước hay không? Bao nhiêu % ủng hộ, bao nhiêu
% bi quan…, đều có thể “đo đạc” được bằng các cuộc thăm dò dư luận xã hội.
Nhờ kết quả của các cuộc điều tra dư luận xã hội nhằm đánh giá tình hình tâm
trạng, tư tưởng sẽ bớt đi tính mơ hồ của các nhận định chung chung. Các dữ liệu

8


của các cuộc điều tra dư luận xã hội là các cơ sở khách quan, đưa ra những nhận
định khách quan sâu sắc về tình hình tư tưởng trong xã hội.
3.6. Tạo lập bầu khơng khí tâm lý – xã hội lành mạnh
Bầu khơng khí tâm lý xã hội được hình thành từ mối quan hệ giữa người
với người, vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tính tích cực hoạt động của họ.
Trong bầu khơng khí tâm lý xã hội thuận lợi, như mọi người đều sống hòa
thuận, thân ái, thẳng thắn, trung thực… sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ;

tính tích cực hoạt động của con người sẽ luôn được khơi dậy, được nuôi dưỡng
và phát huy. Ngược lại, sống trong bầu khơng khí tâm lý xã hội nặng nề, sầu
não, tính tích cực hoạt động cảu con người sẽ bị dồn nén, tạo ra những cảm xúc,
tâm trạng tiêu cực như buồn chán, thù hận, thậm chí mất niềm tin. Để tạo lập
bầu khơng khí tâm lý xã hội lành mạnh làm tiền đề, điều kiện cho dư luận xã hội
phát huy vai trò tích cực, ta cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, cần lựa chọn người lãnh đạo tập thể có những phẩm chất và năng
lực cần thiết, có uy tín cao, có phong cách làm việc phù hợp.
Hai là, giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa các cá nhân trong
tập thể với nhau. Ba là, tăng cường các biện pháp giáo dục, xây dựng tập thể
lành mạnh.
Liên hệ thực tiễn tại huyện Củ Chi
Lãnh đạo huyện Củ Chi rất quan tâm, coi trọng công tác nắm bắt, định
hướng dư luận xã hội, chỉ đạo triển khai có hiệu quả các hoạt động và đã đạt
được nhiều kết quả: Hàng năm, ngay từ đầu năm, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Thành ủy, UBND Thành phố, huyện Củ Chi đã triển khai ban hành hệ thống
các văn bản gửi đến Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, Đảng bộ, chi bộ thuộc
huyện để triển khai tổ chức thực hiện như chương trình cơng tác năm, kế hoạch
theo tháng, quý, các hướng dẫn…Huyện ủy đã ra quyết định thành lập, thường
9


xuyên kiện toàn đội ngũ Cộng tác viên, Tổ nghiên cứu dư luận xã hội, cơ cấu
các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đồn thể chính trị - xã hội huyện do
lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy làm tổ trưởng. Căn cứ vào định hướng của
Ban Tuyên giáo Thành ủy và tình hình thực tế của địa phương, hàng tháng Ban
Tuyên giáo Huyện ủy định hướng các nội dung cần nắm bắt dư luận xã hội, nội
dung tuyên truyền trong tháng. Chỉ đạo việc nắm dư luận xã hội trong ngày,
trong tuần, đặc biệt đối với các vụ việc bức xúc, nổi cộm, những điểm nóng xảy
ra trên địa bàn tồn huyện... thơng báo nhanh qua điện thoại hoặc bằng văn bản.

Duy trì họp giao hàng quý đối với Tổ nghiên cứu dư luận xã hội huyện. Qua đó,
giúp lãnh đạo huyện kịp thời có những định hướng, quyết sách lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý điều hành sát với thực tế, góp phần ổn định tình hình kinh tế chính
trị trật tự, an tồn xã hội trên địa bàn huyện.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội là mối quan
hệ biện chứng. Đó là mối quan hệ của hai hoạt động không thể tách rời nhau mà
tác động lẫn nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại. Sự tác động của
các nhóm cơng chúng đến các phương tiện truyền thông đại chúng hết sức khác
nhau, do những khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, về các nhân tố tâm
lý và cả về cường độ, tần suất giao tiếp của các phương tiện truyền thông đại
chúng. Tác động của truyền thông đến dư luận xã hội, coi dư luận xã hội như là
sản phẩm của truyền thơng. Tuy vậy, dư luận xã hội cịn là nguồn cung cấp sự
kiện cho hoạt động của truyền thông, là nguồn nguyên liệu phong phú của
truyền thông. Dư luận xã hội chính là hơi thở của cuộc sống mà các phương tiện
truyền thơng khơng thể bỏ qua. Tóm lại, truyền thông tạo ra dư luận xã hội
nhưng dư luận xã hội là nguồn cung cấp sự kiện cho truyền thông.

10



×