Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

[Tiểu luận] Tác động thực thi WTO đến hệ thống pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.57 KB, 10 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong q trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế tồn cầu, trong đó ưu tiên thực hiện các cơng việc theo yêu cầu gia nhập WTO.
Đồng thời tiến hành đẩy mạnh hội nhập đa dạng hóa, đa phương hóa trên tất cả các
cấp độ thế giới, khu vực và song phương. Những nỗ lực hội nhập kinh tế trên tất cả
các cấp độ như vậy đã mang lại các thành quả rất đáng khích lệ trong cơng cuộc
phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của tình hình mới, tiến
trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vẫn đang đứng
trước nhiều khó khăn thách thức do phải tiến hành đồng thời các lộ trình cam kết
theo nhiều cấp độ khác nhau.
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, trải qua rất nhiều vòng đàm
phán đa phương lẫn song phương chúng ta đã thực hiện các cam kết cần thiết cho phù
hợp với chuẩn mực chung của quốc tế. Bên cạnh các cam kết về kinh tế thì các cam
kết về lập pháp và cải cách thể chế, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng theo cơ chế
thị trường được Việt Nam đặc biệt coi trọng. Theo đó hàng loạt các luật, pháp lệnh,
nghị quyết được ban hành trước yêu cầu của cộng đồng quốc tế và bản thân các doanh
nghiệp trong nước khi bước ra biển lớn. WTO mang lại tác động kép tới pháp luật và
thể chế của nước ta, thúc đẩy hoàn thiện lập pháp, hành pháp và tư pháp để môi
trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện, thì việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực
hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO là cần thiết.
PHẦN II: TÁC ĐỘNG THỰC THI CÁC CAM KẾT TRONG WTO ĐẾN HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Khái quát về WTO và yêu cầu của WTO với pháp luật Việt Nam
1.1. Tổ chức thương mại thế giới WTO
Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization) là tổ chức
hợp tác kinh tế lớn nhất toàn cầu, tới nay đã thu hút hơn 150 quốc gia và vùng lãnh
thổ tham gia. Tiền thân của WTO chính là hiệp định chung về thuế quan và thương
mại GATT (General agreement on Tarifs and Trade). Hiệp định này ra đời vào năm
1



1947 với 38 điều khoản chủ yếu lấy từ phần IV hiến chương La Havanne. Đây là cơ
chế duy nhất điều chỉnh quan hệ thương mại toàn cầu. Trong quá trình hoạt động
của mình GATT đã bộc lộ nhiều vướng mắc và hạn chế trong giải quyết các tranh
chấp và tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển. Với mục đích tăng cường nền kinh tế thế giới và thúc đẩy
thương mại, đầu tư, tăng việc làm và thu nhập trên thế giới, các nước trên thế giới
vẫn không thôi tìm các nỗ lực để phục hồi hiến chương La Havanne và thành lập
ITO (International Trade Organization). Cuối cùng trải qua nhiều vòng đàm phán
tưởng như bế tắc, tới vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán thứ tám, cuối cùng
các quốc gia tham dự hội nghị bộ trưởng về mở cửa thị trường cho hàng hóa và
dịch vụ đã nhất chí thơng qua thỏa thuận Marrakesh ngày 15/4/1994 tại Marốc
thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyết các
qui định về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Nội dung chính của WTO là các
hiệp định được hầu hết các nước tham gia đàm phán ký kết. Các văn bản này qui định
các cơ sở pháp lý làm nền tảng cho thương mại quốc tế giúp cho các nhà sản xuất kinh
doanh hàng hóa dịch vụ, các nhà xuất nhập khẩu có thể tiến hành các hoạt động kinh
doanh dễ dàng hơn.
1.2. Yêu cầu của WTO với pháp luật Việt Nam
Điều XVI Khoản 4 Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO quy định: “Mỗi
thành viên phải đảm bảo sự thống nhất của các luật, các quy định dưới luật và những
quy tắc hành chính của nước mình với các nghĩa vụ của mình được quy định trong các
Hiệp định của WTO. Bất cứ một nước thành viên nào một khi đã thừa nhận các hiệp
định WTO và những hiệp định phụ khác của WTO thì nước đó cần thiết phải điều
chỉnh hay chuyển các quy định pháp luật và các thủ tục hành chính của mình theo các
quy định của WTO”.
Để gia nhập WTO, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế,
Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu của các nước đối tác là thành viên trong WTO. Các
nước này ln địi hỏi, u cầu Việt Nam thực hiện nhanh, tích cực và chủ động hơn

2


việc đổi mới, cải cách, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách trong nước. Vì thế,
WTO có tác động thúc đẩy cải cách. WTO như một chất xúc tác, cộng hưởng với yêu
cầu trong nước, tăng gia tốc cho quá trình đổi mới, cải cách. Khi mà đất nước đã là
thành viên của những tổ chức quốc tế đều phải tuân theo những tiêu chuẩn của tổ chức
đó chứ không thể như trước đây, khi chưa phải là thành viên. Và hoàn thiện về pháp
luật cũng như cải cách về hành chính là điều kiện thiết yếu để chúng ta tối đa hố các
lợi ích của q trình hội nhập và cũng là công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã
hội, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của nước ta. Một chi tiết nhỏ chưa hồn thiện
của hệ thống luật pháp cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của hàng trăm
doanh nghiệp và đất nước trong sân chơi WTO.
WTO khơng địi hỏi cụ thể là Việt Nam phải hoàn tất việc sửa đổi và ban hành
mới luật. Vấn đề là Việt Nam phải chứng minh và làm cho họ tin tưởng rằng mình
quyết tâm thực hiện đổi mới để phù hợp hơn với luật pháp quốc tế. Quyết tâm đó thể
hiện qua những chương trình hành động cụ thể, trong đó có chương trình lập pháp.
Những cam kết gia nhập WTO như một mức chuẩn về nền kinh tế thị trường được
đông đảo cộng đồng thế giới chấp nhận. Việt Nam có thể căn cứ trên yêu cầu của các
nước để soi vào. Việc đổi mới hệ thống pháp luật không phải bắt nguồn từ những
nguyên nhân bên ngoài đem lại mà là sự hối thúc bên trong của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán, ký kết và thực thi các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam
kết gia nhập WTO, chúng ta nhìn thấy sự phù hợp giữa yêu cầu của đổi mới trong
nước với những yêu cầu của cam kết gia nhập WTO. Nhìn chung có sự gặp nhau
giữa địi hỏi, nhu cầu đổi mới, cải cách trong nước và sức ép từ bên ngồi do hội
nhập mang lại.
WTO chính là động lực để thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách và pháp luật
trong nước. Việt Nam đã tận dụng rất tốt vai trò đòn bảy này của WTO. Việt Nam là
một nền kinh tế chuyển đổi, đang trong quá trình chuyển từ kế hoạch hóa, tập trung,
quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy

phải hoàn thiện hệ thống luật pháp, phải đưa ra được chủ trương, chính sách tốt và kịp
thời, đồng thời, phải nâng cao năng lực thể chế, xây dựng bộ máy đủ sức mạnh thực
3


thi các chủ trương, chính sách ấy có hiệu quả. Cải cách hành chính, xóa bỏ tiêu cực,
trước hết là tập quán xin - cho, làm trong sạch bộ máy các cấp... đó là sự trợ giúp
"đúng luật" để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Những tác động tích cực của WTO về mặt thể chế và pháp luật
Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam cam kết tuân thủ toàn bộ các
hiệp định và quy định của tổ chức này với những nguyên tắc chính là: tự do hố
thương mại thơng qua biện pháp giảm và hạn chế thuế quan, xoá bỏ các hàng rào
thương mại, mở cửa thị trường trong nước cả về hàng hố, dịch vụ và đầu tư; khơng
phân biệt đối xử giữa đối tác thành viên này với đối tác thành viên khác (nguyên
tắc tối huệ quốc); không phân biệt hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp trong nước và
hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp các nước thành viên (nguyên tắc đối xử quốc gia);
cơng khai, minh bạch hố chính sách; giải quyết tranh cấp thông qua cơ quan tài
phán của WTO.
Thứ nhất, Việt Nam xác định sẽ thực hiện các cam kết bằng cách áp dụng trực
tiếp hoặc nội luật hóa trên nguyên tắc ưu tiên các điều khoản trong cam kết quốc tế.
Theo điều 2 Nghị quyết 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn
Nghị định thư gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thì Việt Nam sẽ áp dụng trực tiếp các quy định của WTO trong
trường hợp pháp luật Việt Nam không phù hợp với các quy định của tổ chức này. Điều
đó thể hiện rõ lập trường, quan điểm của Việt Nam là tôn trọng thực thi các cam kết
quốc tế ngay cả trong trường hợp các cam kết đó khác với chuẩn mực pháp lý của Việt
Nam. Nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế là nhân tố bổ sung nhằm bảo đảm chuẩn
mực quốc tế vẫn được tôn trọng một khi pháp luật quốc gia chưa tiếp cận với pháp luật
quốc tế.
Thứ hai, Kể từ khi nộp đơn xin gia nhập WTO năm 1995 cho đến khi trở thành

thành viên của WTO năm 2007, đặc biệt trong giai đoạn tiền WTO 2003-2005 rất
nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành hoặc sửa đổi.

4


Kết quả rà soát sơ bộ của Bộ Tư pháp thực hiện năm 2007 cho thấy tổng số các
văn bản quy phạm pháp luật ban hành ở cấp Trung ương được rà sốt, đối chiếu và
nhận thấy có liên quan trực tiếp đến các hiệp định của WTO là 325 văn bản (43 luật;
31 pháp lệnh; 102 nghị định; 8 quyết định của Thủ tướng; 1 chỉ thị của Thủ tướng; 66
thông tư; 71 quyết định của bộ trưởng; 1 cơng văn của các bộ, ngành; 2 văn bản của
Tịa án Tối cao).
Tổng số các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ở cấp Trung ương được
kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết WTO là 44 (16 luật, 1 pháp
lệnh, 18 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng; 8 văn bản cấp bộ); được kiến nghị ban
hành là 42 (8 luật, 3 pháp lệnh, 14 nghị định, 17 văn bản ở cấp bộ). Đó là chưa kể các
văn bản cần được ban hành để thực thi quyền lợi của thành viên trong quan hệ thương
mại quốc tế với các nước. Từ năm 2001 đến 2005, chúng ta đã ký kết gần 700 điều
ước quốc tế song phương và 130 điều ước quốc tế đa phương, tăng gần gấp rưỡi so với
số điều ước quốc tế được ký kết trong giai đoạn 10 năm trước đó.
Việc hồn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh của nước
ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo mơi trường pháp lý bình đẳng,
thơng thống và minh bạch cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng là yếu
tố quan trọng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Đặc biệt, Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp cùng với Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và một số luật
khác được ban hành và có hiệu lực trong năm 2006 đã đánh dấu bước tiến quan trọng
trong việc thể chế hoá kinh tế thị trường và đường lối mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
của nước ta.
Thứ ba, về mặt thể chế: với những cam kết gia nhập WTO, thể chế công và hệ
thống pháp luật được cải thiện và xây dựng trên cơ sở hài hịa lợi ích quốc gia và tuân

thủ nguyên tắc quốc tế. Để tạo thế chủ động cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập và
đảm bảo các cam kết quốc tế, làm cho môi trường thu hút đầu tư nước ngoài của Việt
Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn cần phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ,
thống nhất. Chính phủ đã tiến hành các biện pháp mang tính tích cực thể hiện tinh thần
chủ động hội nhập của Việt Nam, cụ thể là:
5


- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và họat động của hệ
thống hành chính nhà nước.
- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước,
cán bộ công chức nhà nước.
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Thu
nhận ý kiến của cơng chúng, nhà đầu tư nước ngồi, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Việt Nam đã chấp nhận nghĩa vụ cho phép một khoảng thời gian hợp lý để cho các cá
nhân và tổ chức có liên quan, kể cả nước ngồi, được biết và đóng góp ý kiến trước khi
các văn bản quy phạm pháp luật được thơng qua.
- Các bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương cải tiến phương thức,
lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp về đơn giản hóa thủ tục hành chính
trên các lĩnh vực quản lý nhà nước với mục tiêu xây dựng một nền hành chính vững
mạnh, trong sạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn đã được tiến
hành từ 2005.
- Bộ máy hành chính đã giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan
quản lý nhà nước đã giảm xuống đáng kể, theo đó thủ tục hành chính được cải cách
theo hướng một cửa, mẫu hóa các văn bản hành chính đã góp phần hạn chế sự sách
nhiễu, phiền hà, tham nhũng của các cán bộ công chức hành chính trong khi giải quyết
các cơng việc của công dân. Đây là điểm căn bản nhất của cải cách hành chính góp
phần tạo tâm lý thỏa mái cho các nhà đầu tư.
- Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử trong cam kết gia nhập WTO.

Việt Nam đã từng bước loại bỏ chế độ hai giá, hai chính sách khác nhau giữa trong
nước và nước ngồi.
Dưới đây là một số luật quan trọng mà chúng ta ban hành kể từ ngày WTO
nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam :
- Luật Đầu tư nước ngoài nhằm ngày càng hoạt thiện hơn môi trường đầu tư
cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

6


- Luật Doanh nghiệp tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp với các
quy định quốc tế.
- Luật đất đai cải thiện các quy định và luật lệ liên quan tới đất đai và mở rộng
quyền sử dụng đất, giảm mức độ phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc
hạn chế khả năg huy động vốn của nhà đầu tư thông qua thế chấp đất đai, đảm bảo các
ưu đãi dành cho các công ty nước ngồi mà khơng có ngoại lệ.
- Bộ Luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ thiết lập hệ thống các quy định hoàn
chỉnh và thống nhất về quyền sở hữu trí tuệ.
- Luật Đấu thầu khắc phục những trở ngại đáng kể xuất phát từ các thủ tục phức
tạp, phiền hà trong đó có cả hoạt động của thanh tra Chính phủ và u cầu đấu thầu
cơng khai đối với các cơng trình xây dựng.
3. Một số hạn chế trong q trình hồn thiện thể chế và pháp luật
Sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO (1/2007), nền kinh tế Việt Nam trên thực tế đã và đang đạt được những thành
quả nhất định kèm theo những thách thức mới. Việc gia nhập WTO đã đóng góp đáng
kể cho tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm nghèo, thúc đẩy thương mại, đầu tư và tự
do hóa tài chính. Việc gia nhập WTO đảm bảo cho Việt Nam tiếp cận được các thị
trường thế giới và củng cố cải cách trong nước thông qua việc thực hiện các cam kết
hội nhập.
Tuy nhiên, những thách thức đặt ra cho Việt Nam cũng khơng nhỏ. Việc gia

nhập WTO địi hỏi những cam kết rất rộng, trong đó, lĩnh vực tài chính là một trong
những lĩnh vực chủ chốt. Việc tuân thủ các cam kết này cũng có tác động tới lĩnh vực
tài chính đồng thời đặt ra nhiều thách thức trong việc điều hành chính sách như chính
sách tài khóa, chính sách quản lý thị trường, dịch vụ tài chính.
Thứ nhất, nội dung các quy định trong nhiều hiệp định của WTO rất phức tạp
và không phải lúc nào cũng rõ ràng để hiểu một cách thống nhất.
Thứ hai, Việt Nam đã cam kết áp dụng các quy định của WTO trên phạm vi
tồn lãnh thổ một cách thống nhất. Điều đó có nghĩa là các văn bản của địa phương
cũng phải phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO. Tuy nhiên thực tế cho
7


thấy ở nhiều tỉnh thành có sự áp dụng khơng giống nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu
tư nước ngồi, các dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp, khu chế xuất, ưu đãi đầu tư cịn
có nhiều nhược điểm, chưa hoàn toàn phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam.
Nhiều rào cản thủ tục hành chính cịn chưa thơng thống.
Thứ ba, Mơi trường pháp lý chưa thật đồng bộ và có điểm chưa đầy đủ theo
thơng lệ quốc tế. Ðể gia nhập WTO, Việt Nam phải phê chuẩn một Công ước quốc tế
và xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung hơn 20 luật, pháp lệnh cho phù hợp 16 Hiệp định
chính của WTO. Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để
đáp ứng yêu cầu mới, nhưng trong các thông tư hướng dẫn của các ngành còn một
số bất cập, thiếu đồng bộ. Ðây là thách thức không chỉ ảnh hưởng việc thực hiện
đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, mà còn là vướng mắc đối với các doanh
nghiệp nước ta.
Thứ tư, Việt Nam thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao, các chuyên gia quản lý
kinh tế có trình độ cịn thiếu và chưa đáp ứng được với yêu cầu trong hội nhập kinh tế.
Thứ năm, Trong khi các nước phương Tây đã có những tiêu chuẩn mơi trường
cao thì Việt Nam vì mục đích thu hút đầu tư, cơng nghiệp hố, hiện đại hố nhanh đã
đưa ra tiêu chuẩn mơi trường thấp. Do đó, nâng cao chất lượng bảo vệ mơi trường
cũng góp phần nâng cao chất lượng hàng hố của Việt Nam để có thể cạnh tranh với

hàng hoá thế giới.
Thứ sáu, ở nước ta, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền, mẫu
mã… vẫn diễn ra tràn lan và chưa được giải quyết triệt để. Tình hình trên làm cho các
doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh bình đẳng và đúng luật trên thị trường
thế giới.
4. Một số giải pháp hoàn thiện thể chế và pháp luật
Hệ thống pháp luật của Việt Nam so với nhiều thành viên khác của WTO là khá
toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, trình độ của các nhà lập pháp
chưa cao, chưa theo kịp với những biến động nhanh chóng của xã hội nên pháp luật
Việt Nam cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy mà cần phải có một lộ trình để pháp luật
trong nước thích nghi với tình hình mới. Đây cũng là trách nhiệm của các địa phương
8


đơn vị cần quan tâm và hồn thiện để đóng góp vào q trình hồn thiện thể chế và
pháp luật của đất nước.
Thứ nhất, các cơ quan tham gia vào q trình lập pháp phải có kiến thức
chun mơn cần thiết, phải được đào tạo chuyên môn cần thiết, chuẩn bị hành nghề
theo một tư duy pháp lý chuyên sâu. Đặc biệt cần phải am hiểu ngoại ngữ, hữu ích cho
việc chuyển hóa , thu nhận các quy định của WTO. Chất lượng cán bộ công chức ở
địa phương phải đáp ứng yêu cầu nhất định, đồng đều theo yêu cầu của quy chế
thành viên WTO.
Thứ hai, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng dạy tại các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật của các cơ quan pháp luật, xây dựng nền móng
giáo dục, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO.
Thứ ba, nâng cao chất lượng các công cụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp
luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật như hệ thống giáo trình, giáo án, tài liệu pháp
luật, các tài liệu tham khảo liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và WTO.
Thứ tư, đẩy nhanh tốc độ cải cách thủ tục hành chính, mẫu hóa các văn bản thủ

tục hành chính giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường được nhanh gọn. Đây là
nhiệm vụ mà các địa phương cần đặc biệt quan tâm bởi trong thời gian vừa qua chính
thủ tục hành chính tại một số địa phương đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp và
người dân rất nhiều. Vì thế trong những năm qua mà đặc biệt là trong năm 2019,
UBND huyện Củ Chi quan tâm chỉ đạo triển khai những nhiệm vụ trọng tâm trong cơng
tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính. Cơng tác kiểm sốt thủ tục
hành chính được thực hiện thường xuyên, liên tục theo kế hoạch đề ra; cán bộ đầu mối
làm cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính được kiện tồn; cơ chế một cửa, một cửa liên
thơng được triển khai thực hiện nghiêm túc, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ
người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi. Tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan trong liên thông giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức trên lĩnh vực
đất đai, rút ngắn được thời gian giải quyết cho người dân. Qua đó, tỷ lệ hồ sơ giải
quyết sớm hơn thời gian quy định từ 1-2 ngày là 65,8%, tỷ lệ hồ sơ giải quyết sớm hơn
9


thời gian quy định từ 03 ngày trở lên đạt 34,2% (trong đó sớm từ 3-5 ngày 14,9%, sớm
từ 6-8 ngày 11,3%, sớm trên 8 ngày chiếm 8%).
Ngoài ra, huyện còn thực hiện các biện pháp tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực
tuyến tại huyện và các xã, thị trấn. Tính đến nay, tỷ lệ hồ sơ đăng ký dịch vụ công trực
tuyến tăng từ 1,37% (năm 2018) lên 16,28% trong quý I/2019. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến
mức độ 3 của huyện là 26,5%, của xã thị, trấn là 28,4% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận
của lĩnh vực được cung cấp trực tuyến mức độ 3.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Đã gần 24 năm kể từ ngày Việt Nam nộp đơn ra nhập WTO và 12 năm là thành
viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này, nền lập pháp Việt Nam đã phải trải
qua rất nhiều đợt cải cách sâu rộng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong
lĩnh vực kinh tế thương mại và quản lý nhà nước. WTO là bàn đạp tốt, là cơ hội để
nước ta xóa bỏ cơ chế bao cấp, đổi mới tư duy theo nền kinh tế thị trường, phát triển
nhanh đất nước cho phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới. Sự mạnh tay

của các cơ quan lập pháp, của các cấp chính quyền nhằm thực hiện các cam kết của
Việt Nam đã mang lại bộ mặt mới cho hệ thống pháp luật và thể chế nước ta.
Tốc độ ban hành các văn bản quy phạm là khá cao tuy nhiên trong q trình
soạn thảo cần có sự cân nhắc, dự đốn cao hơn nữa để tránh tình trạng luật vừa ban
hành xong lại phải sửa đổi, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Trong thời gian tới chúng ta nên tận dụng hơn nữa vị thế thành viên của
WTO để chuyển biến mọi mặt của đất nước, đưa nước ta thành một nước có nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiên tiến trên thế giới.

10



×