Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Các vấn đề liên quan đến BCTC (issues related to financial statements)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.54 KB, 28 trang )

1


Mục lục
Lời mở đầu.......................................................................................................................... 4
I. Phân biệt giữa cơ sở kế toán tiền mặt và cơ sở kế toán dồn tích................................ 5
1.1 . Cơ sở kế tốn tiền mặt.............................................................................................. 5
1.2. Cơ sở kế tốn dồn tích............................................................................................... 5
1.3. Phân biệt cơ sở kế tốn tiền mặt và kế tốn dồn tích................................................ 6
1.4. Lựa chọn phương pháp kế toán................................................................................. 9
II. Bối cảnh của kế toán đối với yêu cầu linh hoạt........................................................11
III. Những động cơ can thiệp vào thông tin trên Báo cáo tài chính............................ 14
IV. Cơ chế kiểm sốt chất lượng thơng tin trên BCTC................................................. 16

2


Lời mở đầu
Phân tích BCTC là một trong những kỹ năng cần thiết trong hoạt động kinh doanh
của nhiều đối tượng khác nhau bao gồm hoạt động quản lý, đầu tư tài chính của chủ
doanh nghiệp, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, hoạt động đầu tư của các
nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trên thị trường.
Phân tích báo cáo tài chính là q trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số
liệu chỉ tiêu tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua để đánh giá hiệu quả kinh
doanh, tình hình tài chính cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp .Việc phân
tích BCTC chỉ có giá trị đích thực khi người phân tích hiểu rõ bản chất của các con số
trên BCTC. Đồng thời, BCTC được coi là chất lượng nếu các thơng tin tài chính trong đó
phản ánh chính xác, trung thực và hợp lý tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc biệt quan tâm đến chất lượng báo cáo tài chính nhóm chúng em đã phân tích
chủ đề : “ Các vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính” để cùng trả lời câu hỏi liên quan
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ẩn sau các số liệu trên BCTC.



3


I. Phân biệt giữa cơ sở kế toán tiền mặt và cơ sở kế tốn dồn tích.
1.1 . Cơ sở kế toán tiền mặt.
Định nghĩa: Cơ sở kế toán tiền mặt là doanh thu và chi phí được ghi nhận vào thời
điểm thu hoặc chi tiền mà không phụ thuộc vào thời điểm phát sinh doanh thu hoặc chi
phí
Nội dung: Ghi nhận doanh thu và chi phí dựa trên nguyên tắc thực thu – thực chi,
doanh nghiệp sẽ không ghi nhận thu nhập cho đến khi thực sự nhận được tiền.
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ hiểu, dễ dàng tính tốn. Chỉ hạch toán những nghiệp vụ phát sinh
tiền, được định lượng cụ thể.
- Cung cấp kịp thời thông tin các dịng tiền vào và ra khỏi doanh nghiệp. Do tính
chất chỉ dựa vào các nghiệp vụ phát sinh tiền nên sẽ phản ánh được kịp thời dòng tiền ra
vào của cơng ty.
- Mang tính khách quan khi dựa vào dịng tiền thực thu thực chi ghi nhận được.
Chỉ những nghiệp vụ đã xảy ra và phát sinh tiền thì mới được ghi nhận, dòng tiền được
ghi nhận cụ thể về số lượng và ngày tháng.
Nhược điểm:
- Không ghi nhận hết các giao dịch đã thực sự phát sinh trong kỳ. Có những nghiệp
vụ phát sinh các khoản thu, trả sau sẽ không được ghi nhận.
- Đôi khi ghi nhận doanh thu khơng phù hợp với chi phí phát sinh trong kỳ kinh
doanh. Các khoản thu phát sinh tiền sẽ được ghi nhận trong khi khoản phải thu trong kỳ
sẽ không được hạch tốn.
- Khơng thể hiện được sự tăng giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Có thể doanh nghiệp khơng ghi nhận chính xác kết quả kinh doanh trong một kỳ.
Kết quả kinh doanh trong kỳ bao gồm doanh thu và các khoản chi phí, trong đó sẽ
bao gồm các khoản phải trả hay các khoản phải thu chưa được hạch toán, điều đố khiến

việc ghi nhận kết quả kinh doanh chưa được chính xác.

4


1.2. Cơ sở kế tốn dồn tích.
Định nghĩa: Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán chung (VAS01), với cơ sở kế
tốn dồn tích, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm
phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền.
Nội dung: Dịng tiền khơng phải là cơ sở để xác định doanh thu, chi phí. Việc ghi
nhận tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí dựa trên nguyên tắc dự thu – dự chi, doanh
thu sẽ được ghi nhận khi phát hành hóa đơn, giao hàng thay vì ghi nhận vào thời điểm
thanh tốn tiền.
Ưu điểm:
- Ghi nhận kịp thời, đầy đủ các giao dịch đã phát sinh trong kỳ. Nghiệp vụ phát
sinh trong kỳ đều được ghi lại.
- Doanh thu và chi phí được ghi nhận hợp lý. Mọi nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi
nhận kịp thời kể cả các khoản dự thu và dự chi.
- Cung cấp kịp thời và hữu ích về khả năng sinh lời của các quyết định từ doanh
nghiệp. các dòng tiền thu được trong tương lai phản ánh mức sinh lời cũng được ghi nhận
đầy đủ khi phát sinh.
Nhược điểm:
- Phức tạp, dễ gây nhầm lẫn. Việc ghi nhận cả những nghiệp vụ trả sau, trả trước dễ
gây nhầm lẫn trong q trình tổng hợp.
- Phải tính đến khả năng doanh thu dự kiến không thu hồi được. có những khoảnh
phải thu từ hoạt động kinh doanh tuy nhiên không phải khoản phải thu nào cũng thu hồi
được. vì vậy doanh nghiệp cần trích dự phịng khoản phải thu.
- Việc sử dụng các doanh thu dự tính trong tương lai có thể làm giảm khả năng so
sánh giữa các doanh nghiệp. So sánh khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp dựa vào

kết quả hàng kỳ của chính cơng ty, tuy nhiên kết quả kinh doanh ghi nhận theo phương
pháp dồn tích sẽ ghi nhận cả những khoản thu, khoản chi dự tính tức chưa thực sự thu
được. Vì vậy sẽ giảm khả năng so sánh năng lực kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
5


- Mang tính chủ quan của doanh nghiệp khi ghi nhận thu nhập và chi phí dựa vào
dịng tiền trong tương lai. Việc ghi nhận khoản phải thu trong tương lai là điều khơng
chắc chắn khi chưa có cơ sở về lượng và thời gian cụ thể, điều này phụ thuộc vào mức
định lượng của các nhà quản trị công ty.

1.3. Phân biệt cơ sở kế toán tiền mặt và kế tốn dồn tích
Ví dụ 1: Nếu Cycling bán 1 xe đạp cho khách hàng mà chưa thu tiền trong năm
20X3.
- Nếu áp dụng cơ sở tiền mặt trong kế tốn, giao dịch này sẽ khơng được tính đến
khi xác định doanh thu năm 20X3 của công ty. Thay vào đó, nó sẽ chỉ được ghi nhận là
doanh thu khi nào khách hàng thanh toán.
- Nếu áp dụng cơ sở kế tốn dồn tích, giao dịch này sẽ được ghi nhận vào doanh
thu của năm 20X3 đối ứng với một khoản phải thu của khách hàng.
=>Lợi nhuận tạo ra theo cơ sở kế tốn dồn tích sẽ phản ánh kịp thời hơn các hoạt
động tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.
Ví dụ 2: Trong tháng 12/2021 cơng ty M có các nghiệp vụ sau (ĐVT: 1.000
đồng):  
- Bán hàng hóa trị giá 600.000 (giá vốn 300.000) đã thu tiền mặt 200.000 số tiền
cịn lại khách hàng nợ;
- Mua hàng hóa trị giá 300.000, thanh toán cho người bán 100.000 bằng tiền mặt
số cịn lại sẽ thanh tốn vào tháng sau;
- Trả tiền thuê văn phòng với số tiền là 60.000 cho 3 tháng;
- Trả lương tháng 12 cho nhân viên 50.000.
Lập báo cáo thu nhập cho công ty trên cơ sở dồn tích và cơ sở tiền mặt?


6


Bảng 1:So sánh tác động của 2 phương pháp đến báo cáo thu nhập
ĐVT: 1.000 đồng
Phương thức kế toán tiền mặt
Các khoản doanh thu

 

Phương thức kế tốn dồn tích
200.000 Các khoản doanh thu

 

600.00
0

DT bán hàng

 

200.000 DT bán hàng

 

600.00
0


Các khoản chi phí

210.00

 

Các khoản chi phí

0
Mua hàng hóa

100.00

 

0
 

Mua hàng hóa

0
Tiền th văn phòng

370.00

300.00

 

0


60.000

 

Tiền thuê văn phòng

20.000

 

Tiền lương nhân viên 50.000

 

Tiền lương nhân viên 50.000

 

tháng 12
Lợi nhuận

tháng 12
 

(10.000

Lợi nhuận

)


 

230.00
0

 
Theo phương thức kế toán tiền mặt
Ghi nhận doanh thu và chi phí dựa trên nguyên tắc thực thu – thực chi (tức là chỉ
ghi nhận DT khi nhận được tiền, ghi nhận chi phí khi chi tiền)
7


 
NV1: Bán hàng hóa trị giá 600.000 (giá vốn 300.000) đã thu tiền mặt 200.000 số
tiền còn lại khách hàng nợ
=> Do công ty mới thu được 200.000 tiền mặt từ việc bán hàng nên chỉ ghi nhận
DT bán hàng là 200.000
NV2: Mua hàng hóa trị giá 300.000, thanh tốn cho người bán 100.000 bằng tiền
mặt số còn lại sẽ thanh tốn vào tháng sau
=> Cơng ty mua hàng hóa trị giá 300.000 nhưng mới thanh toán cho người bán
100.000 bằng tiền mặt nên công ty chỉ ghi nhận chi phí mua hàng hóa là 100.000
NV3: Trả tiền th văn phịng với số tiền là 60.000 cho 3 tháng;
=> Cơng ty đã chi tiền thuê văn phòng là 60.000 nên cơng ty ghi nhận chi phí th
văn phịng là 60.000
NV4: Trả lương tháng 12 cho nhân viên 50.000.
=> Công ty đã trả tiền lương cho nhân viên nên ghi nhận chi phí tiền lương nhân
viên là 50.000
Vậy:  Theo phương thức kế tốn tiền mặt
Tổng doanh thu = 200.000

Tổng chi phí = 100.000 + 60.000 + 50.000 =210.000
=> Lợi nhuận = 200.000 - 210.000 = -10.000
Phương thức kế tốn dồn tích
Ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc dự thu – dự chi (Ghi nhận DT ngay
khi doanh thu kiếm được, ghi nhận CP ngay khi chi phí phát sinh)
NV1: Bán hàng hóa trị giá 600.000 (giá vốn 300.000) đã thu tiền mặt 200.000 số
tiền còn lại khách hàng nợ
Do công ty đã bán hàng trị giá 600.000 cho khách hàng nên công ty ghi nhận DT
bán hàng là 600.000

8


NV2: Mua hàng hóa trị giá 300.000, thanh tốn cho người bán 100.000 bằng tiền
mặt số còn lại sẽ thanh tốn vào tháng sau
=> cơng ty mua hàng hóa trị giá 300.000 nên sẽ ghi nhận chi phí mua hàng hóa là
300.000
NV3: Trả tiền th văn phịng với số tiền là 60.000 cho 3 tháng;
Theo phương thức kế toán dồn tích, khi cơng ty sử dụng DV thì cơng ty mới ghi
nhận chi phí, ở đây cơng ty mới sử dụng văn phịng được 1 tháng thì cơng ty chỉ ghi nhận
chi phí là
NV4: Trả lương tháng 12 cho nhân viên 50.000.
- tiền lương phát sinh cho nhân viên là 50.000 nên cơng ty ghi nhận chi phí tiền
lương nhân viên là 50.000
(do công ty trả lương cho nhân viên bằng tiền mặt luôn nên theo cả 2 phương thức
kế tốn tiền mặt và kế tốn dồn tích đều ghi nhận chi phí 50.000)
Vì vậy theo phương thức kế tốn dồn tích
Tổng doanh thu = 600.000
Tổng chi phí = 300.000 + 20.000 + 50.000 = 370.000
=> Lợi nhuận = 600.000 – 370.000 = 230.000

Nhận xét:
Khi sử dụng phương pháp kế tốn tiền mặt, cơng ty bị lỗ 10.000, trong khi sử dụng
phương pháp kế tốn dồn tích cơng ty lãi 230.000, con số chênh lệch khá lớn. Sự khác
biệt giữa 2 phương pháp ghi nhận có thể có những ảnh hưởng đáng kể về thuế.  
Nếu sử dụng phương pháp kế tốn tiền mặt thì năm sau Cơng ty mới ghi nhận phần
doanh thu còn lại cho nghiệp vụ bán hàng đã phát sinh của năm trước. Với phương pháp
này, có thể thấy, Cơng ty phải nộp thuế thu nhập ít hơn và do đó có gánh nặng thuế nhỏ
hơn nếu được thanh toán thuế vào năm sau.
Tuy nhiên, kế toán tiền mặt không được chấp nhận theo các nguyên tắc kế tốn
chung được thừa nhận (GAAP) và IFRS (Khn khổ Báo cáo Tài chính Quốc tế) mà chỉ
9


chấp nhận phương pháp kế tốn dồn tích, vì nó cung cấp thơng tin về tình hình tài chính
tổng thể của công ty tốt hơn so với phương pháp kế tốn tiền mặt. Ngồi ra, kế tốn dồn
tích đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí, đây là một yếu tố quan trọng
trong GAAP.

10


Ví dụ 3: Cycling là một cửa hàng sửa chữa xe đạp. Đầu năm 20X3, chủ sở hữu góp vốn
100USD tiền mặt.
Bảng cân đối kế toán của cycling ngày 01/01/20X3
Tài sản

 

Nợ phải trả


 

Tiền mặt

100

 

0

 

 

Vốn chủ sở hữu

 

 

 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

100

Trong năm 20X3, Cycling có 2 khách hàng. Khách hàng thứ nhất di trả trước 20 USD cho
dịch vụ sửa chữa xe đạp. Khách hàng thứ hai chưa trả tiền cho chi phí dịch vụ ước tính là
25 USD. Đến cuối năm 20X3, Cycling đã hồn thành cơng việc sửa chữa cho khách hàng
thứ hai, nhưng chưa bắt đầu công việc cho khách hàng thứ nhất (để đơn giản chúng ta bỏ

qua các phụ tùng tồn kho liên quan).
Bảng 2: Bảng CĐKT và bảng KQHĐKD theo hai phương pháp
Cơ sở kế toán tiền mặt

Cơ sở kế toán dồn tích

Bảng

Tài sản

Tài sản

CĐKT

Tiền

120

NPT

0

mặt

Tiền

120

NPT


0

CP trả

20

mặt
VCSH

0

trước
Vốn

đầu 100

VCSH

0



LNGL

20

Vốn


11


đầu 100


LNGL

Báo cáo
KQHĐKD

Cơ sở kế toán tiền mặt

Cơ sở kế toán đồn tích

Doanh thu

Doanh thu

Tiền thu từ khách hàng

20

25

Dịch vụ sửa chữa xe đạp 25
cho khách hàng thứ hai

ROA

Chi phí


0

Chi phí

0

Lợi nhuận

20

Lợi nhuận

25

20/((100+120)/2) =18,2%

25/((100+145)/2)=20,4%

Nhận xét:
- Theo cơ sở kế toán tiền mặt đơn thuần, chỉ những giao dịch dưới dạng tiền mặt
mới ánh trên BCTC. Do đó, Bảng cân đối kế toán theo như được phản trường hợp này chỉ
bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(cũng như Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) chỉ đơn giản là sự thay đổi của các khoản tiền và
tương đương tiền.
- Theo cơ sở kế tốn dồn tích thì dịng tiền khơng phải là cơ sở để xác định doanh
thu, chi phí trên các các BCTC. Doanh thu, thu nhập là sự tăng lên của giá trị tài sản
thuần, kết quả từ các hoạt động tạo ra doanh thu cơ bản của doanh nghiệp. Cịn chi phí là
sự giảm đi của giá trị tài sản thuần để tạo ra doanh thu đó.
- Có sự khác biệt giữa ROA trong phương pháp kế toán tiền mặt và phương pháp
kế tốn dồn tích. Và sự khác biệt này còn lớn hơn nếu xét đến hoạt động đầu tư dài hạn.

ROA trong phương pháp kế toán dồn tích cao hơn ROA trong phương pháp kế tốn tiền
mặt. Đây chính là lý do chính đáng doanh nghiệp nên tập trung vào việc xác định nguồn
12


thu của HĐKD dựa trên cơ sở dồn tích bởi vì nó chỉ dẫn tốt hơn về các hoạt động tạo ra
giá trị thực sự trong năm.
- Cơ sở kế tốn dồn tích thường cho phép ghi nhận mang tính chất ước tính đối với
các khoản thu, chi khơng phải bằng tiền. Khách hàng thứ hai chưa trả tiền cho chi phí
dịch vụ ước tính là 25 USD. => Lợi nhuận rịng xác định trên cơ sở kế tốn dồn tích cao
hơn so với lợi nhuận rịng được xác định trên cơ sở tiền mặt khi đánh giá về kết quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Bảng 3. Phân biệt cơ sở kế toán tiền mặt và cơ sở kế toán dồn tích
Chỉ tiêu

Cơ sở kế tốn tiền mặt

Cơ sở kế tốn dồn tích

Đối tượng áp dụng

Thường được áp dụng cho Các doanh nghiệp vừa và
các công ty nhỏ, hoạt động lớn, hoạt động có liên
dựa vào dịng tiền ra vào, các quan đến hàng hóa tồn
doanh nghiệp dịch vụ hoạt kho,



khối


lượng

động khơng liên quan đến doanh thu và chi phí cao,
hàng tồn kho

khơng phân biệt trả
trước trả sau và có kết
cấu phức tạp.

Bản chất

Dựa dịng tiền vào và ra từ Khơng dựa vào dòng
doanh nghiệp

tiền, dựa vào các nghiệp
vụ phát sinh trong kỳ.

ROA (khơng tính đến các Thấp

Cao

hoạt động đầu tư dài hạn)
Tỷ suất lợi nhuận trên Dòng tiền đầu tư sẽ làm giảm Số tiền đầu tư sẽ được
tổng tài sản (ROA) bao thu nhập trong năm thực hiện vốn hóa như một tài sản
gồm cả các hoạt động đầu 🡪 ROA năm thực hiện sẽ thấp và khấu hao theo thời
tư dài hạn.

gian sử dụng của tài sản
13



hơn, cao hơn vào các năm 🡪 ROA năm thực hiện
cao hơn rất nhiều và

sau.

thấp hơn vào các năm
sau
Khả năng tạo tiền trong Không phản ánh được khả Phản ánh kịp thời, đầy
tương lai

năng tạo tiền trong tương lai.

đủ khả năng tạo tiền
trong tương lai.

Ghi nhận thu nhập chi phí Chỉ ghi nhập thu nhập và chi Ghi nhận đầy đủ chi phí,
của doanh nghiệp.

phí thực sự phát sinh trong kỳ. thu nhập phát sinh ở
quá khứ, hiện tại và
tương lai.

Thuế phải nộp

Thấp hơn do chỉ ghi nhận Cao hơn do ghi nhận
những hoạt động thực thu những chi phí, thu nhập
sẽ nhận được trong

thực chi.


tương lai.
Cung cấp thông tin về Mang tính khách quan khi ngày Mang tính chủ quan của
dòng tiền

tháng và lượng thu chi được các nhà quản trị doanh
xác định cụ thể.

nghiệp khi chưa xác định
cụ thể được dòng tiền.

Kết quả hoạt động của Lợi nhuận ròng được xác định Lợi nhuận ròng được
doanh nghiệp

xác định vượt trội hơn.

thấp hơn.

1.4. Lựa chọn phương pháp kế toán
Vậy phương pháp nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn: kế tốn dồn tích
hay dựa trên dịng tiền?

14


Với những phân tích trên có thể thấy rằng, cả kế tốn dồn tích và kế tốn tiền mặt
đều có những thế mạnh riêng. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp kế tốn dồn tích có nhiều
ưu điểm hơn so với phương pháp kế toán tiền mặt. DN cần cân nhắc quy mơ và sự phức
tạp của DN mình để lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
Phương pháp Kế toán dồn tích thường được lựa cho hầu hết các doanh nghiệp có

khối lượng doanh thu cao, khơng phân biệt bán chịu hay bán thu tiền ngay, và có kết cấu
phức tạp. Những doanh nghiệp này trong q trình hoạt động có liên quan đến hàng hố
tồn khó phải áp dụng phương pháp này và việc áp dụng Kế tốn dồn tích là thực sự cần
thiết đối với những doanh nghiệp phát sinh các hoạt động bán chịu, khi đó nó sẽ đảm bảo
tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong một kỳ kế toán nhất định.
Phương pháp Kế toán dựa tiền mặt thường được áp dụng đối với những doanh
nghiệp nhỏ mà hoạt động chủ yếu dựa trên các luồng tiền ra vào, đặc biệt là các doanh
nghiệp dịch vụ khơng liên quan đến hàng hố tồn kho. Trên thế giới, đứng trên quan điểm
của thuế, một số trường hợp áp dụng phương pháp kế toán dựa trên dòng tiền mang lại
nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Theo phương pháp này, thu
nhập có thể được ghi nhận vào năm tài chính sau, trong khi chi phí hay giá vốn có thể đã
được ghi nhận trước, tại thời điểm thanh toán. Do đó, nó đảm bảo ngun tắc thận trọng
trong kế tốn cũng như thận trọng trong kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, cơ
quan thuế vẫn chưa chấp thuận cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp này.
Kết hợp giữa Kế tốn dựa trên dịng tiền và Kế tốn dồn tích
Kết hợp như thế nào?
Tại Việt Nam, cơ quan thuế vẫn chưa chấp thuận cho doanh nghiệp áp dụng
phương pháp kế tốn dựa trên dịng tiền. Tuy nhiên, do ưu điểm là rất đơn giản, một số
doanh nghiệp vẫn áp dụng phương pháp kế toán tiền mặt cho việc ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong năm tài chính, và vào cuối năm tài chính thực hiện các bút tốn
điều chỉnh để chuyển Báo cáo tài chính thành lập theo kế tốn dồn tích.

15


- Trong kỳ, kế toán ghi nhận doanh thu tại thời điểm thu được tiền và chi phí tại
thời điểm chi tiền. Các hoá đơn phát hành và hoá đơn chi phí phát sinh được theo dõi chi
tiết ngoại bảng.
- Tại thời điểm cuối năm tài chính, kế tốn thống kê lại các hoá đơn bán hàng đã
phát hành nhưng chưa được thanh toán, và thực hiện lập bút toán điều chỉnh tăng doanh

thu và các khoản phải thu.
Nợ Phải thu khách hàng
Có Doanh thu
- Kế tốn thống kê các hố đơn chi phí đã phát sinh nhưng chưa thanh tốn tiền, và
lập bút tốn điều chỉnh tăng chi phí và các khoản phải trả.
Nợ Chi phí
Có Phải trả nhà cung cấp
Như vậy, công ty vẫn đảm bảo tuân thủ theo Phương pháp Kế tốn dồn tích. Thơng
thường các hố đơn chưa thu tiền hoặc chưa thanh tốn cịn lại rất ít. Do đó, đối với các
doanh nghiệp nhỏ, việc hạch toán kết hợp như vậy rất thuận lợi cho cơng tác quản lý, đặc
biệt là đối với hình thức Doanh nghiệp tư nhân, khi ông chủ là người quản lý túi tiền.

II. Bối cảnh của kế toán đối với yêu cầu linh hoạt
Một số phần trên BCTC thường bị các nhà quản trị tác động theo ý muốn chủ quan
của mình đồng thời cũng giải thích cho chúng ta thấy tại sao sự tác động mang tính chủ
quan này có thể được sử dụng mang tính chiến lược bởi các nhà quản trị. Các BCTC được
lập tuân theo quy định của các chuẩn mực kế toán nhất định và có những chỉ tiêu được ghi
nhận dựa trên các ước tính kế tốn. Chính sự ước tính này đơi khi đã làm giảm tính trung
thực của thu nhập được báo cáo do cả nguyên nhân khách quan (lỗi ước tính) và chủ quan
(việc sử dụng quyền tùy nghi định đoạt mang tính cơ hội).
Việc xác định sai sót trong ước tính là do yếu tố khách quan hay chủ quan khơng
dễ dàng, nhưng kết quả cuối cùng thì vẫn như nhau đối với các nhà phân tích tài chính.
Nếu các nhà quản trị có xu hướng báo cáo thu nhập hiện tại cao hơn (hay thấp hơn) thì
16


sau đó, dịng tiền trung bình trong tương lai sẽ thấp hơn (hay cao hơn) một cách tương
ứng.
Một số ví dụ về tính linh hoạt:
1. Ghi nhận doanh thu: dự phịng các khoản phải thu khó địi, điều khoản liên quan

đến bảo hành sản phẩm, chính sách bán hàng trả chậm, việc bắt ép một kênh phân phối
phải bán nhiều sản phẩm hơn so với khả năng bán hàng thực sự, lựa chọn thời gian cung
cấp sản phẩm, dịch vụ...
2. Lựa chọn phương pháp khấu hao: thời gian ước tính sử dụng sản phẩm, giá trị
còn lại, lựa chọn phương pháp khấu hao.
3. Lựa chọn phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: các giả định về dịng chi
phí, ước tính giảm giá hàng tồn kho,...
4. Những lựa chọn liên quan đến lợi thế thương mại và các tài sản vơ hình khác:
xác định giá trị phân bổ,....
Những sự lựa chọn liên quan đến tính các khoản trợ cấp: ước tính thu nhập từ các tài sản
mang tính kế hoạch, tỷ lệ chiết khấu, sự tăng trưởng của lương, biến động nhân sự.
5. Xác định giá trị các tài sản/các khoản nợ tài chính: theo những quy định kế toán
hiện hành tập trung vào giá trị hợp lý như là cơ sở để xác định giá trị các tài sản/các
khoản nợ tài chính. Đối với một số tài sản/ khoản nợ tài chính ít khi được mang ra mua
bán, có thể xuất hiện sự linh hoạt trong việc xác định các yếu tố đầu vào của mơ hình
được sử dụng để xác định giá trị hợp lý.
6. Ước tính chi phí liên quan đến chứng khốn, sự biến động lãi suất chiết khấu...
Ví dụ 1: Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho (trong trường hợp giá
tăng) .

GVHB

LIFO

FIFO

Cao

Thấp
17



TN trước thuế

Thấp

Cao

Thuế TN

Thấp

Cao

LN sau thuế

Thấp

Cao

Dòng tiền

Cao

Thấp

HTK cuối kỳ

Thấp


Cao

VLĐ

Thấp

Cao



Việc lựa chọn linh hoạt các phương pháp kế toán khác nhau dẫn đến kết quả

thu được khác nhau
Ví dụ 2 : Doanh nghiệp có
- Tồn kho đầu kỳ : 2000sp, P = 10/sp
- Nhập trong kỳ :
Quý

Số hàng hóa nhập

Giá hàng hóa

Tổng chi phí

1

1.000

11


11.000

2

1.500

12

18.000

3

1.500

13

19.500

4

1.000

14

14.000

Tổng : 5000

Tổng: 62.500


- Xuất trong kỳ : 1000sp mỗi quý
- Hàng tồn kho cuối kỳ : 3000sp
Yêu cầu: Phân biệt hai phương pháp kế toán hàng tồn kho
Cách làm :
18


Theo phương pháp LIFO
Quý

HTK đầu kỳ

HTK nhập

HTK xuất

1

2.000x10 = 20.000

1.000x11= 11.000

1.000x14= 14.000

2

22.000

1.500x12= 18.000


1.000x13= 13.000

3

28.000

1.500x 13= 19.500

500x13+500x12

=

12.500
4

32.500

Tổng

1.000x 14= 14.000

1000x12 = 12.000

62.500

51.500

Theo phương pháp FIFO
Quý


HTK đầu kỳ

HTK nhập

HTK xuất

1

2.000x10 = 20.000

1.000x11= 11.000

1.000x10= 10.000

2

20.000

1.500x12= 18.000

1.000x10= 10.000

3

26.000

1.500x 13= 19.500

1.000x11= 11.000


4

32.500

1.000x 14= 14.000

1.000x12= 12.000

62.500

43.0

Tổng
- Thông tin trên BCĐKT :

Theo FIFO, HTK cuối kỳ = 20.000 + 62.500 – 43.000 = 39.500
Theo LIFO, HTK cuối kỳ = 20.000 + 62.500 – 51.500 = 31.000
Theo góc độ BCĐKT, phương pháp FIFO được áp dụng nhiều hơn so với LIFO do
nếu tính theo FIFO, HTK sẽ được phản ánh sát thực nhất với những chi phí mới phát sinh
( HTK sẽ gần nhất với giá trị kinh tế hiện tại của nó )
- Thơng tin trên BCKQHĐKD : Giả sử doanh thu của DN =100.000, thu tiền mặt
19


FIFO

LIFO

Chênh lệch


DT

100.000

100.000

0

GVHB

43.000

51.500

(8.500)

LNTT

57.000

48.500

8.500

Thuế TNDN

11.400

9.700


1.700

LNST

45.600

38.800

6.800

Theo FIFO, GVHB = 43.000Theo LIFO, GVHB = 51.500
Theo góc độ BCKQHĐKD, phương pháp LIFO sẽ cho GVHB gần sát với chi phí
thực tế do phân bổ hầu hết các mức giá mua mới nhất vào GVHB.
Trong trường hợp giá tăng, phương pháp FIFO sẽ có lợi nhuận cao hơn, nhưng
đồng thời, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp cao hơn.
- Thơng tin trên BCLCTT
FIFO

LIFO

Chênh lệch

Dịng DT

100.000

100.000

0


Mua hàng

62.500

62.500

0

Dịng tiền trước thuế

37.500

37.500

0

Trả thuế TNDN

11.400

9.700

1.700

Dòng tiền hoạt động

26.100

27.800


(1.700)

Như đã đề cập ở trên, trong trường hợp giá tăng, phương pháp FIFO mang lại lợi
nhuận cao hơn tuy nhiên, phương pháp cũng làm tăng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và
làm giảm dòng tiền hoạt động khi so sánh với phương pháp LIFO.
20


Tùy vào mục tiêu là BCĐKT hay BCKQHĐKD mà phương pháp kế toán khác
nhau sẽ được lựa chọn

III. Những động cơ can thiệp vào thông tin trên Báo cáo tài chính
Thơng tin trên BCTC được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ đó dẫn đến
việc thơng tin trên BCTC của doanh nghiệp có thể được can thiệp nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định của nhà quản trị. Do đó, người lập BCTC có thể kỳ vọng tác động đến
các chỉ tiêu tài chính, hay tác động đến việc đo lường kết quả hoạt động của doanh
nghiệp. Các động cơ của việc can thiệp vào BCTC của doanh nghiệp:
- Điều chỉnh giá cổ phiếu
Khi thơng tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp được cơng bố ngay lập tức
có thể ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu. Điều này dẫn đến xu hướng các nhà
quản trị có thể Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vượt quá sự mong đợi của các nhà
đầu tư và các nhà quản lý từ đó kỳ vọng giá cổ phiếu tiếp tục có xu hướng tăng lên.
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng
Khi các thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp được cơng bố sẽ ảnh hưởng
đến sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Để giảm thiểu rủi ro khi phát hành cổ phiếu
lần đầu ra công chúng, cũng như các đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn cho doanh nghiệp
thì các doanh nghiệp đều có hành động can thiệp vào BCTC. Vì vậy, các doanh nghiệp
thường linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp và các ước lượng kế toán vào việc
ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sao cho BCTC của doanh nghiệp
“đẹp nhất” có thể trong con mắt các nhà đầu tư. Bởi các thông tin trên BCTC là một trong

những cơ sở quan trọng để nhà đầu tư cân nhắc ra quyết định liên quan đến lựa chọn, hay
cơ cấu lại danh mục đầu tư... Do đó, hành vi can thiệp vào BCTC của nhà quản trị sẽ ảnh
hưởng đến giá trị cổ phiếu trên thị trường.
Mặt khác, các nhà phân tích đầu tư trên thị trường chứng khốn cũng ln quan
tâm đến các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như các chỉ tiêu phản
21


ánh về khả năng sinh lời. Chính vì vậy, các nhà quản trị tài chính cũng phải quan tâm đến
việc làm sao cho BCTC của họ trở nên “hấp dẫn” đáp ứng kỳ vọng của các nhà phân tích.
Với lý do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể có những tác động đến BCTC doanh
nghiệp, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
- Giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những yếu tố góp phần gia
tăng lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp
sẽ có những can thiệp nhất định vào hệ thống BCTC nhằm mục tiêu tiết kiệm đáng kể chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định rất rõ về các
nguyên tắc lập và trình bày BCTC; vì vậy, nhà quản trị có thể thực hiện hành vi quản trị
lợi nhuận thông qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp kế tốn và các ước tính kế
tốn. Với việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp các nhà
quản trị doanh nghiệp có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
- Ảnh hưởng từ các hợp đồng
Các thơng tin kế tốn có thể được sử dụng cho rất nhiều loại hợp đồng khác nhau
như: Hợp đồng thù lao cho các nhà quản trị doanh nghiệp, hay hợp đồng vay vốn... Hợp
đồng thù lao giữa các nhà quản trị doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp thường dựa trên
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đã có rất nhiều nghiên cứu thực
nghiệm (như nghiên cứu của Brick và Wald, 2006) đã chứng minh rằng, thù lao cho các
nhà quản trị doanh nghiệp tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả
kinh doanh càng cao thì thù lao cho các nhà quản trị doanh nghiệp càng lớn. Do đó, khi
kết quả kinh doanh chưa đạt đến kỳ vọng của các nhà quản trị thì nhà quản trị có xu

hướng tác động đến BCTC sao cho thỏa mãn được mục tiêu đã đề ra.
Đồng thời, để tránh việc vi phạm các hợp đồng vay vốn của doanh nghiệp, các nhà
quản trị cũng có khuynh hướng tác động đến BCTC. Khi ký kết hợp đồng vay vốn với các
chủ nợ, doanh nghiệp được yêu cầu phải đảm bảo duy trì một số chỉ tiêu tài chính ở mức
nhất định. Nếu doanh nghiệp vi phạm cam kết có thể dẫn đến hành động can thiệp của
22


người cho vay như điều chỉnh tăng lãi suất hoặc yêu cầu trả nợ trước hạn, hay như những
can thiệp khác của người cho vay đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì khi
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả lãi vay và
nợ gốc, do đó sẽ dẫn đến rủi ro cho các chủ nợ. Kết quả là các nhà quản trị sẽ có một số
hành vi can thiệp đến BCTC để giảm thiểu việc vi phạm các cam kết về vay vốn.
Cuối cùng, với mục tiêu ổn định lợi nhuận giữa các kỳ kinh doanh, tạo hình ảnh tốt
về cơng ty để thu hút đầu tư từ bên ngồi, hay tránh công bố lợi nhuận cao, để tránh cơ
quan quản lý nhà nước có những hành động chính sách điều tiết hoạt động của doanh
nghiệp như rút bớt các chính sách ưu đãi,... đều có thể dẫn đến hành vi can thiệp lên
BCTC của các nhà quản trị, từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng BCTC.

IV. Cơ chế kiểm sốt chất lượng thơng tin trên BCTC
Xuất phát từ những động cơ trên có thể thấy liệu rằng có phải các nhà quản trị có
nhiều cơ hội để điều chỉnh các số liệu trên các BCTC, và mức độ tin cậy của các đối
tượng bên ngoài với hệ thống BCTC này có giá trị sử dụng rất thấp hay khơng? Câu trả
lời khơng phải hồn tồn như vậy. Các BCTC cung cấp những thơng tin rất hữu ích cho
các đối tượng liên quan do chúng phải được lập và trình bày theo những tiêu chuẩn và quy
định bắt buộc được thiết lập cho việc lập và trình bày các BCTC, mặc dù vẫn có sự linh
hoạt trong việc vận dụng các tiêu chuẩn này. Trên thực tế, có rất nhiều cơ chế để hạn chế
việc lạm dụng việc xử lý BCTC.
- Kiểm toán độc lập: BCTC của các cơng ty đại chúng đều phải được kiểm tốn
bởi cơ quan kiểm tốn được cấp phép. Đây là q trình kiểm tra lại một cách độc lập việc

lập và trình bày BCTC của doanh nghiệp. Đặc biệt, các cơ quan kiểm tốn độc lập có
trách nhiệm tun bố quan điểm của kiểm tốn về tính trung thực của BCTC, quan điểm
về những đánh giá về các vấn đề quản lý của kiểm tốn nội bộ và đánh giá về tính hiệu
quả của kiểm soát nội bộ. Đối với kiểm toán báo cáo tài chính, thì báo cáo kiểm tốn sẽ
có 4 loại như sau:

23


+ Ý kiến kiểm tốn chấp nhận tồn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên
kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với
khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
+ Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần: Là ý kiến này được đưa ra trong trường
hợp dựa trên các bằng chứng kiểm tốn đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm tốn
viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng
không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm tốn viên bị giới hạn cơng tác kiểm
tốn, khơng thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để làm cơ sở đưa ra
ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các
sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng khơng lan tỏa đối với báo
cáo tài chính.
+ Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): Ý kiến trái ngược được đưa ra
trong trường hợp khi dựa trên các bằng chứng kiểm tốn đầy đủ, thích hợp đã thu thập
được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng
trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. Loại báo cáo này được phát hành khi phạm
vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ, không rõ ràng khiến
KTV không thể tiến hành kiểm tốn theo chương trình đã định.
+ Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến): Ý kiến từ chối được đưa ra trong
trường hợp khi kiểm tốn viên khơng thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn
thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh
hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan

tỏa đối với báo cáo tài chính.
- Kiểm tốn nội bộ, Ban kiểm sốt: Hội đồng quản trị, thơng qua ban kiểm sốt và
sự giám sát của cơ quan kiểm tốn bên ngồi để giám sát hoạt động của Ban giám đốc.
- Các nhà làm luật, cơ quan quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý thị trường:
giám sát các các luật lệ, quy định đưa ra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những

24


trường hợp cố ý làm trái quy định, hay những vi phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế
sẽ khiến cho các nhà quản trị phải cân nhắc kỹ hơn trước các hành động của mình.
- Thị trường giám sát chung: Các phóng viên lĩnh vực tài chính, nhà đầu tư, các tổ
chức, các chuyên gia phân tích,... tất cả đều có mục tiêu là xác định những hành vi gian
lận trong BCTC.

25


×