Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

(Skkn 2023) xây dựng mô hình lớp học phòng, chống bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.34 KB, 11 trang )

1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG MƠ HÌNH LỚP HỌC
PHỊNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Bạo lực học đường (BLHĐ) đã và đang là vấn đề nóng bỏng được quan
tâm. Đó là hành vi thơ bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực hoặc lời nói mang tính
xúc phạm người khác, để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể
chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. BLHĐ là một hiện tượng
xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp
chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở
mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí
nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Những hậu quả
mà BLHĐ đưa lại vơ cùng nghiêm trọng. Nó khơng chỉ tổn thương thân thể mà
cịn ở tâm lý và quá trình phát triển của HS bị bạo lực, lẫn HS bạo lực và cả
những HS chứng kiến.
Đứng trước vấn đề trên Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành
nhiều thơng tư, kế hoạch nhằm phịng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện các giải pháp như: quy định về
mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện. Tham mưu cho Thủ Tướng
Chính Phủ ban hành chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên,
nhi đồng giai đoạn 2021- 2030 ". "Đề án xây dựng văn hoá ứng xử trong trường
học giai đoạn 2018- 2025". Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nhấn mạnh
"cơng tác phịng, chống BLHĐ là trách nhiệm của không chỉ các bộ, ngành, địa
phương, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo,
từng cán bộ, viên chức, người lao động và HS, sinh viên trong nhà trường; trách
nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội ". Trong thực tế hiện nay, nhìn chung các
biện pháp đều chú trọng vào cơng tác phịng, chống BLHĐ nhấn mạnh vai trị
của nhà trường, gia đình, xã hội.


Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, đồng thời trực tiếp tham gia vào công
tác nề nếp của Nhà trường, khơng ít lần gặp trường hợp học sinh gây gỗ, đánh
nhau. Đây cũng là một vấn nạn khiến Ban nề nếp cũng như bản thân là một giáo
viên chủ nhiệm như tôi phải trăn trở. Tôi nhận thấy trong trường học, có nhiều
vấn đề mà các thầy cơ giáo không đủ thời gian để bao quát, phát hiện và phịng
ngừa cũng như xử lý hiệu quả được. Vì vậy muốn phòng, chống BLHĐ hiệu
quả, chúng ta cần khai thác triệt để hơn nữa vai trị của HS. Vì một trong
những đối


2

tượng trợ lực đặc lực cho giáo viên là HS.Trong biện pháp giáo dục tơi thường
coi trọng vai trị của HS trong phịng, chống BLHĐ. Cụ thể HS chính là đối
tượng nghiên cứu, thực hiện và cơ sở đánh giá quá trình thực hiện biện pháp. Từ
kinh nghiệm của bản thân mình, tơi xin đề xuất biện pháp giáo dục “Xây dựng
mơ hình lớp học phịng, chống bạo lực học đường”.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
1.1. khái niệm về BLHD.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp cơng
lí, đạo lí, xúc phạm trấn áp danh dự, nhân phẩm của người khác, gây nên những
tổn thương về tinh thần và thể xác, diễn ra trong phạm vi trường học.
1.2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay.
Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở
nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. Hành động bạo lực học
đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay
nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thơng
qua lời nói thậm chí là đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm
phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Báo chí và các kênh

truyền thông những năm gần đây đưa rất nhiều vụ tin tức về những người vi
phạm đạo đức, có hành vi bạo lực học đường ở nhiều cấp độ khác nhau khiến ta
cần suy nghĩ và nhìn nhận.
Thực tế chứng minh chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể
tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực học đường. BLHD không chỉ đang diễn ra
trong nội bộ học sinh, thậm chí cịn diễn ra trong mối quan hệ thầy, cơ với học
trị như: học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, thầy cô dùng
những từ ngữ chưa chuẩn mực xúc phạm tới nhân phẩm, thậm chí có hành vi
làm hại tới thân thể của học sinh…
2. Đánh giá thực trạng bạo lực học đường tại Trường THCS&THPT
Như Xuân.
2.1. Thực trạng BLHĐ tại trường THCS & THPT Như Xuân.
Bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức
phức tạp. Vấn nạn này đã trở thành vấn đề gây nhức nhối của ngành giáo dục và
toàn xã hội, đã và đang là điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh,
thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của tồn xã hội. Đây khơng phải là hiện
tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn trong các
trường học, bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.


3

Trường THCS&THPT Như Xn khơng nằm ngồi vấn nạn này, ở Trường
cũng diễn ra khơng ít vụ việc HS do mâu thuẫn cá nhân mà dẫn đến bạo lực. Tuy
các vụ việc xảy ra chưa để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng lại có chiều hướng
lan rộng ra nhiều lớp, bao gồm cả đối tượng nam và nữ. Đây là điều không thể
chấp nhận trong trường học. Tại lớp chủ nhiệm hầu như tuần nào cũng có ít nhất
một vài trường hợp BLHĐ. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi
rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói
xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội cụ thể:

* Nguyên nhân từ bản thân HS: sự chuyển biến về tâm lý của bản thân HS
đối tượng từ 16 - 18 tuổi, đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người,
cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân quá cao. Trong giai đoạn
này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các
em học theo. Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả
năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan
điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động.
* Nguyên nhân từ môi trường gia đình: Ơng bà, bố mẹ là những người ảnh
hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và
định hướng sống của con cái. Trường THCS& THPT Như Xuân là một trường
đóng trên địa bàn 6 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Do đó điều kiện sống cũng
như trình độ dân trí cịn thấp. Sự quan tâm tới giáo dục nhân cách cho con từ
phía gia đình cịn nhiều hạn chế.
* Ngun nhân từ mơi trường nhà trường: Sự giáo dục của nhà trường còn
nặng về kiến thức văn hóa, đơi khi lãng qn đi nhiệm vụ giáo dục con người
“tiên học lễ, hậu học văn”.
* Nguyên nhân từ môi trường xã hội: Đây là mơi trường tác động gián tiếp
đến q trình hình thành nhân cách, tâm lý HS. Các tác động tiêu cực của các
phương tiện thơng tin giải trí hiện đại như game bạo lực, các trang web có nội
dung bạo lực, các phương tiện truyền thông; ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của
việc hội nhập quốc tế…
Đó là những nguyên nhân cả trực tiếp và gián tiếp khiến cho nạn BLHĐ
ngày càng nhức nhối. Hiểu được những nguyên nhân này rồi, thì việc đưa ra
biện pháp khắc phục sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.
2.2. Hậu quả của BLHĐ.
Hậu quả của BLHĐ vơ cùng nhiêm trọng, nhìn từ nhiều góc độ có thể thấy:
* Ảnh hưởng đến bản thân HS:
- Đối với HS bị bạo lực: Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể
xác. Khơng ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những HS vô tội để lại sự
thiệt thòi,



4

đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho HS và gia đình. Những
HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị
tổn thương, chán nản, lo âu, cơ đơn, suy sụp... Thậm chí, tình trạng này có thể
kéo dài suốt cuộc đời.
- Đối với HS có hành vi bạo lực khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi
tội ác nhiều hơn những HS khác. HS liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trị
này hay vai trị kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, ma túy...
- Đối với HS chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị
ảnh hưởng. Các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực khơng
bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành
vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.
Như vậy, BLHĐ gây ra hậu quả về thể xác hay tinh thần cũng đều ảnh
hưởng đến việc học tập cũng như tương lai của HS nếu không được can thiệp
kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng
thẳng, sợ hãi, HS không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự
căng thẳng q mức về mặt tâm lý có thể buộc HS kết thúc việc học của mình,
hoặc cũng có thể vì BLHĐ mà HS phải nhận kỷ luật đuổi học.
* Ảnh hưởng đến gia đình: Khơng khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn,
căng thẳng, lo lắng.
* Ảnh hưởng đến nhà trường: Khiến khơng khí trường học trở nên nặng nề,
căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Trở thành nỗi bất an của phụ
huynh, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng.
* Ảnh hưởng đến xã hội: Những nét văn hóa truyền thống, chuẩn mực đạo
đức quý giá bị thay đổi: học trị ngang nhiên cãi lại thầy, cơ giáo. Con cái cãi lại
bố mẹ. Bạn bè đánh nhau. Chính những hành động ấy thể hiện một sự suy đồi về
mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

Với những hậu quả nghiêm trọng mà vấn nạn BLHĐ gây ra, thì việc ngăn
chặn nó đục khoét môi trường học đường là việc cần làm càng sớm, càng quyết
liệt thì càng tốt.
Bộ GD- ĐT đã phối hợp các Bộ, Ngành liên quan, xây dựng và trình Chính
phủ nhiều kiến nghị. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành 15 văn bản; Bộ
GD- ĐT trực tiếp ban hành 25 văn bản liên quan nhằm phòng, chống BLHĐ
nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp.
Tại tỉnh Thanh Hoá, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương
trình xây dựng văn hố học đường , phịng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo
dục trên địa bàn tỉnh. Tuy có nhiều văn bản chỉ đạo, các kế hoạch được triển
khai nhưng chí mang mính khái quát, hướng dẫn, định hướng thực hiện chứ
chưa đưa


5

ra giải pháp giáo dục cụ thể phù hợp với từng địa phương. Đó là cơ sở để tơi xây
dựng nên biện pháp giáo dục lớp chủ nhiệm của mình.
Tại Trường THCS&THPT Như Xuân, được sự quan tâm của Ban Giám
Hiệu, lãnh đạo nhà trường và toàn bộ hội đồng sư phạm, nhà trường cũng đã đưa
ra nhiều biện pháp giáo dục HS khác nhau, như: Tổ chức các buổi toạ đàm, các
buổi hoạt động ngoại khoá về giáo dục đạo đức, pháp luật cho các em... Tổ chức
thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống,
ý thức chấp hành pháp luật của HS trong nội dung, chương trình mơn học, hoạt
động giáo dục của chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo
hướng dẫn của Bộ GD- ĐT nhằm giáo dục, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng
về phòng, chống BLHĐ.

Tuy nhiên các hoạt động trên chưa mang lại hiệu quả tối đa vì hoạt động
mang tính tập thể, chưa chú trọng đi sâu vào các em HS liên quan đến báo lực

học đường.
Từ hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cơ bản trên đã trở thành
cơ sở để tôi đưa ra biện pháp giáo dục của mình.
3. Xây dựng kế hoạch hoạt động của mơ hình phịng, chống bạo lực
học đường trong lớp học
Để tổ chức hoạt động mơ hình phịng, chống BLHĐ trong lớp học hiệu quả,
tôi đã thực hiện như sau:


3.1. Khảo sát, nắm bắt năng lực - tâm lý của HS.
Để mơ hình hoạt động hiểu quả, tơi tiến hành khảo sát, nắm bắt năng lực tâm lý HS với mục đích:
- Tìm hiểu về hồn cảnh gia đình, môi trường sống của HS cả lớp
- Nắm bắt tâm lý HS, quan hệ bạn bè ở trường, cũng như ngồi trường học
- Theo dõi tình hình học tập, rèn luyện của HS từ các năm học trước và ở
thời điểm chủ nhiệm.
- Tìm hiểu, khám phá năng khiếu, năng lực của các HS trong lớp.
Trong hoạt động này, tôi lưu ý quan tâm đến các em HS có hành vi BLHĐ,
HS bị BLHĐ nhiều hơn.
3.2. Thành lập các Tổ chuyên biệt
Sau khi khảo sát, nắm bắt năng lực - tâm lý HS, tơi tiến hành thành lập các
nhóm theo năng lực của HS nhằm phục vụ cho công tác phịng, chống BLHĐ.
a) Ban thơng tin – liên lạc.
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm nắm bắt thơng tin trong và ngồi trường lớp
liên quan đến các HS trong lớp để báo cáo lại GVCN khi có sự cố xảy ra hoặc
nguy cơ có sự cố xảy ra.
b) Ban chủ nhiệm.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng nội dung, chương trình sinh hoạt.
- Tiến hành tổ chức, điều hành hoạt động
- Hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo các thành viên thực hiện

c) Ban cố vấn tâm lý.
Nhiệm vụ:
- Tư vấn tâm lý cho HS ở bất kỳ đối tượng nào trong lớp. Đặc biệt chú
trọng đến nhóm HS có hành vi BLHĐ và HS bị BLHĐ.
3.3. Xây dựng nội dung giáo dục.
a) Kiến thức hướng tới.
Nội dung giáo dục cơ bản hướng tới sau các hoạt động, HS cần nắm được:
- Thế nào là BLHĐ
- Hiện trạng của BLHĐ tại Trường, lớp
- Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn trên, hậu quả để lại
- Từ đó, bản thân mỗi HS đưa ra các giải pháp cụ thể.
Nhằm giáo dục hiệu quả nội dụng này hơn, tôi đưa ra một ví dụ điển hình về
HS trong Trường có hành vi BLHĐ để các em phân tích thơng qua đó nhận biết
được hiện tượng trên.

6


b) Định hướng rèn luyện các kỹ năng.
Những vụ BLHĐ do HS gây ra hay là nạn nhân một phần là do thiếu kĩ
năng trước những hoàn cảnh bạo lực cụ thể. Vì vậy, để bảo vệ HS khỏi vấn nạn
nghiêm trọng này, HS cần được trang bị những kĩ năng cần thiết. Cụ thể, cần
hướng dẫn, hoàn thiện các kỹ năng cơ bản sau:
- Kĩ năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực học đường.
Cũng như các tệ nạn xã hội khác, BLHĐ có những dấu hiệu đặc trưng tiềm
ẩn hoặc biểu hiện qua các ứng xử hằng ngày giữa HS với nhau. Cần đặc biệt chú
ý đến các dấu hiệu tiền bạo lực như nhìn đểu, trêu đùa q khích, bị cho ra rìa,
tẩy chay,…, những dấu hiệu này đều là những nguyên nhân trực tiếp gây ra
BLHĐ. Nếu HS được trang bị kĩ năng nhận biết các dấu hiệu nguy cơ BLHĐ,
HS sẽ biết cách né tránh khỏi bế tắc trong cách hành xử. Khi HS nhận ra mình

có khả năng bị bắt nạt bởi một HS khác, HS nên chia sẻ với thầy cô, cha mẹ
hoặc bạn bè để giúp HS giải tỏa vấn đề hay nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh
khác, từ đó sẽ giúp HS có những điều chỉnh hành vi phù hợp.
- Kỹ năng bày tỏ chính kiến để phê phán và tiếp nhận các cách phòng
chống bạo lực học đường.
Tạo điều kiện hình thành cho HS kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các
hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. HS sẽ biết phân định
đâu là đúng - sai, tốt - xấu. Nhờ đó HS biết lựa chọn học hỏi hành vi tốt, phù
hợp với chuẩn mực xã hội, tránh được hành vi xấu không được xã hội chấp
nhận. Khi HS nhận định, phân tích, HS cũng biết được gây ra BLHĐ là hành vi
xấu, khơng được xã hội chấp nhận, thậm chí vi phạm pháp luật bị xử lý và phải
cải tạo trong trường giáo dưỡng, từ đó mà lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
- Kỹ năng hòa nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn.
Khuyến khích HS tham gia vào những hội bạn, nhóm bạn khác nhau như
nhóm học tiếng Anh, nhóm học tập, nhóm bạn chơi thân,…để vừa khuyến khích
HS có động lực học tập vừa là cơng cụ hiệu quả để phịng chống BLHĐ. Duy trì
và phát triển sự thân thiện các mối quan hệ bạn bè giúp HS tương tác một cách
tích cực với những người xung quanh. Kỹ năng này cũng hướng HS biết chọn
bạn mà chơi, cùng bạn tìm cách né những trận ẩu đả và nhờ bạn thơng tin đến
người khác nếu có dấu hiệu của việc gây sự, xung đột. Tránh những người bạn
“trái tính, trái nết” có nguy cơ tiềm ẩn BLHĐ.
- Kỹ năng làm chủ và ứng phó với hệ lụy do bạo lực học đường.
Kỹ năng này giúp HS cân bằng tâm lý, tránh được trạng thái nổi loạn, ẩu đả
gây bạo lực, tránh được sự trầm cảm – nguy cơ cao nhất dẫn đến tự tử.

7


- Kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi bị bạo hành.
HS ở giai đoạn này thường chưa ổn định về mặt cảm xúc, dễ bị xáo trộn và

kích động dẫn đến “làm càn”, hoặc bị trầm cảm quá mức dẫn tới hành vi
tiêu
cực như tự tổn thương, tự sát… HS nếu bị rơi vào thế bị bạo lực (bị ức hiếp, tẩy
chay, bị đánh đập) sẽ bế tắc, khơng kiểm sốt được mình, dẫn tới hậu quả xấu.
Do đó, cần dạy cho HS các kỹ năng kiểm sốt cảm xúc bằng cách biết như hít
thở sâu, đếm từ 1-10... Người lớn nên cùng thảo luận về các tình huống giả định,
khuyến khích HS tự nghĩ ra cách xử lý tình huống, nếu chưa hợp lý thì giúp các
em điều chỉnh, uốn nắn phù hợp. Ngoài ra, cần khuyến khích các buổi diễn tập
trong các buổi sinh hoạt lớp, bằng lời nói và hành động, đóng vai theo chủ đề
các cảnh bạo lực học đường, hướng dẫn thực hành, trình diễn để có thể nhận
thức rõ hơn về cách tình huống này trong cuộc sống, từ đó có những điều chỉnh
hành vi tích cực.
3.4. Hình thức giáo dục.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS phù
hợp với điều kiện nhà trường, đa dạng hố nội dung, hình thức, phương pháp tổ
chức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng tính hiệu quả và tránh sự
nhàm chán trong việc triển khai cơng tác phịng, chống BLHĐ cho HS.
- Tổ chức ngoại khố giáo dục kỹ năng sống cho HS. Đó là tất cả các hoạt
động ngoài giờ học do GV và nhà trường tổ chức cho HS tham gia (văn hoá văn
nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể) nhằm mục đích tạo điều kiện cho HS
được tiếp cận với nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, giúp các em nâng cao
nhận thức, thái độ và có hệ thống hành vi ứng xử ngày càng phù hợp với hệ
thống yêu cầu và chuẩn mực của xã hội.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS dưới nhiều hình thức
khác nhau như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương
tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo,
hoạt động tình nguyện, sinh hoạt tập thể, sân khấu hoá (thơ, kịch, hát, tiểu
phẩm), thể dục thể thao.
- Xây dựng Ban tư vấn tâm lý HS gồm những GV giàu kinh nghiệm, tâm
huyết, yêu mến HS và có uy tín hoặc là các HS có khả năng truyền đạt, nắm bắt

được tâm lý. Tổ tư vấn xây dựng kế hoạch hoạt động, xác định những nhiệm vụ
chủ yếu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, giúp HS giải quyết
những vướng mắc trong đời sống thường ngày, những bức xúc trong quan hệ
bạn bè, tình bạn.

8


PHẦN III.
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN
Đối tượng thực hiện: HS lớp 12E trường THCS&THPT Như Xuân năm học
2022-2023
1. Tình trạng BLHĐ trước khi tác động
Tình trạng BLHĐ ở lớp 12E khá nghiêm trọng, cụ thể:
- Số trường hợp BLHĐ diễn ra trong tháng 9,10,11,12 : 38 trường hợp.
Trong đó phân theo hình thức, cụ thể như sau:
Hình thức
Số trường hợp bạo hành
Trong lớp
Ngồi lớp
Tổng
1. Bạo lực thể chất
6
2
8
2. Bạo lực bằng lời nói
19
5
24

3. Bạo lực xã hội
0
2
2
4.Bạo lực điện tử
2
2
4
Tổng
27
11
38
- Nguyên nhân dẫn đến :
+ Mâu thuẫn trong học tập, lao động, sinh hoạt lớp : 18/38 (47,4%)
+ Mâu thuẫn trong giao tiếp, trao đổi : 14/38 (36,84%)
+ Mâu thuẫn từ tác động bên ngoài: 6/38 (15,76%)
- Hậu quả :
Các ảnh hưởng
Mức độ
Nặng
Nhẹ
1. Về thể lực
0
5 (trầy xước) – 13,16%
2. Về tâm lý
2- 5,26%
18 - 47,37 %
3. Chất lượng học tập
2 - 5,26 %
11 - 28,95%

2. Tình trạng BLHĐ sau khi tác động
Sau khi tiến hành biện pháp, tình trạng BLHĐ của lớp giảm đi triệt để:
- Số trường hợp BLHĐ diễn ra trong tháng 5 : 05 trường hợp.
- Trong đó phân theo đối tượng HS, cụ thể như sau:
Hình thức
Số trường hợp bạo hành
Trong lớp
Ngoài lớp
Tổng
1. Bạo lực thể chất
0
0
0
2. Bạo lực bằng lời nói
3
2
5
3. Bạo lực xã hội
0
0
0
4.Bạo lực điện tử
0
0
0
Tổng
3
2
5
9



- Nguyên nhân dẫn đến :
+ Mâu thuẫn trong học tập, lao động, sinh hoạt lớp : 03
+ Mâu thuẫn trong giao tiếp, trao đổi : 01
+ Mâu thuẫn từ tác động bên ngoài: 01
- Hậu quả
Các ảnh hưởng
Mức độ
Nặng
Nhẹ
1. Về thể lực
0
0
2. Về tâm lý
0
2- 40%
3. Chất lượng học tập
0
3- 60%
Bên cạnh đó, biện pháp cịn giúp HS cải thiện các kiến thức, kỹ năng, năng
lực phòng chống BLHĐ
PHẦN IV.
KẾT LUẬN.
1. Ý nghĩa của biện pháp.
Đây là một biện pháp mới trong cơng tác phịng, chống BLHĐ. Cái mới ở
đây, đó là GVCN nắm rõ được mối quan hệ giữa HS với HS, tận dụng mối quan
hệ đó để xử lý các tình huống bạo lực có thể xãy ra. Trong một số trường hợp,
người đứng ra giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa các HS không phải là
GVCN mà chính là các em HS. Giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, hướng

dẫn HS giải quyết vấn đề, cịn HS sinh tích cực, chủ động trong vấn đề gặp phải.
Biện pháp giải quyết được phần nào hậu quả của BLHĐ gây ra. Đặc biệt là
những tổn thương về mặt tâm lý của HS. Dù đó là HS có hành vi bạo lực, HS bị
bạo lực hay HS bạo lực. Từ đó giúp các em HS phá bỏ được hàng rào mặc cảm,
từng bước hoàn thiện tâm lý phát triển một cách toàn diện về nhân cách, hướng
đến phát triển năng lực, phẩm chất tồn diện.
Biện pháp cịn có một số ý nghĩa sư phạm cơ bản như trang bị cho HS thêm
kiến thức, kỹ năng về BLHĐ. Thông qua hoạt động của mơ hình cũng giúp HS
rèn luyện nhiều kỹ năng sống cơ bản khác cần có trong q trình phát triển ,
hồn thiện tư duy, nhân cách bản thân.
Bên cạnh HS thì người GVCN cũng được lĩnh hội thêm các bài học mới.
Nhận thức đầy đủ hơn, rõ nét hơn về sự thay đổi tâm lý HS trong thời đại ngày
này. Từ đó trau dồi thêm về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của người GV trong
thời đại mới.

10


2. Kiến nghị, đề xuất.
2.1. Về phía nhà trường.
- Xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát và xử lý BLHĐ.
- Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như
kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho HS về hành
động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi
BLHĐ.
- Tạo điều kiện, phối hợp với GVCN trong công tác giáo dục HS
2.2.Về phía gia đình.
- Quan tâm tới các mối quan hệ bạn bè của con, nhưng cha mẹ khơng nên
quản lí con q khắt khe làm con có cảm giác bị chói buộc và khơng được thể

chia sẻ cùng cha mẹ. Cha mẹ hãy là những người bạn lớn đối với con.
- Ngoài ra hành vi bạo lực của trẻ cũng có thể do ảnh hưởng từ mơi trường
gia đình nên cha mẹ cần là tấm gương cho con, tạo cho con môi trường lành
mạnh cho sự phát triển của con.
- Kết hợp với nhà trường để có được những thơng tin thường xun của con
và tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.
2.3. Về phía cơ quan, đồn thể xã hội.
Để cơng tác phịng chống BLHĐ đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần có sự
phối hợp tích cực từ gia đình, nhà trường và xã hội, giúp HS được phát triển
tồn diện, trở thành những cơng dân tốt.
Duyệt của BGH nhà trường

Người thực hiện

Hồ Thị Thảo

11



×