Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

(Skkn 2023) vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử bài 20, sgk lịch sử lớp 12 cuộc kháng chiến chống thực dân pháp kết thúc 1953 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.38 KB, 17 trang )

Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Cũng như các môn học khác, mơn học Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp
phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thơng nói chung. Bộ mơn
Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên địi
hỏi học sinh khơng chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc
sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư
duy, thơng minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần học
thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần
phải tư duy - động não, khơng có bài tập thực hành . Đây là một trong những nguyên
nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Người giáo viên trong dạy học lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung
sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên
cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học
tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh trong khi đó
đa số học sinh coi bộ mơn Lịch sử là “mơn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít chú ý nghe
giảng (vì giáo viên cũng chỉ nói những nội dung trong sách giáo khoa). Các em ghi
chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lịng
những gì đã được ghi trong vở.
Lịch sử cũng như các mơn học khác, có vai trị tác động đến con người khơng
chỉ về trí tuệ mà cịn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, cịn góp phần xây dựng
con người phát triển hồn thiện về: “Đức – Trí – Thể - Mỹ”. Ở những mức độ khác
nhau. Nếu Văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng u
q hơn con người, dân tộc Việt Nam thì thơng qua Lịch sử, các em khơng chỉ thấy
được q trình phát triển của đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội lồi
người. Ngồi ra nó cịn góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân
sinh quan, thế giới quan khoa học.
1




Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

Để môn Lịch sử có vị trí xứng đáng trong trường THPT hiện nay, trước hết cần
phải đổi mới cách giảng dạy. Muốn học sinh thực sự hào hứng trong mỗi tiết học,
người giáo viên diễn đạt bài giảng môn Lịch sử phải lơi cuốn. Thơng qua những sự
kiện, mẩu chuyện, hình ảnh minh hoạ... mà giáo viên diễn đạt, sẽ giúp học sinh lắng
nghe và hiểu tường tận những kiến thức lịch sử, từ đó học sinh sẽ u thích bộ mơn
Lịch sử một cách tự nhiên.
Như vậy, so với các môn học khác thì mơn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc
giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức lịch sử không chỉ đơn
thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết u q lao động
mà cịn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi
“ Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.
Mặc dù có vai trị, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ,
nhưng hiện nay, việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trị của mình và một
thực tế đáng buồn là học sinh khơng thích học mơn Lịch sử, xem nhẹ mơn Lịch sử.
Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa
phần các em cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là
một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên
chỉ học cho qua chứ khơng có gì vận dụng vào thực tế.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản
thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp
ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chưa phát huy được thế mạnh
của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ mơn khoa học, cần phải
só sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa tái hiện được khơng khí của
lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được
tính tích cực của học sinh làm cho khơng khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở

nên khô khan, nặng nề.
2


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp Vận dụng kiến thức liên môn
trong dạy học lịch sử: Bài 20 Lịch sử lớp 12 “Cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp kết thúc 1953- 1954” để nhằm trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng
phương pháp trên để giải quyết một vấn đề lịch sử cụ thể. Nhằm giúp giáo viên lịch
sử có thể áp dụng vào giảng dạy mơn Lịch sử một cách sinh động, giúp cho học sinh
hứng thú hơn với bộ mơn Lịch sử trong chương trình Lịch sử cấp THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh hệ thống được kiến thức liên môn một cách khoa học, hiểu kiến
thức nhanh, sâu và vận dụng bài làm bộ môn một cách hiệu quả .
- Giáo viên ôn tập cho học sinh nhanh hơn, hiệu quả cao hơn, nhất là kì thi tốt
nghiệp THP.
- Góp phần nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT, nâng cao chất lượng bộ môn
Lịch Sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này tập trung vào nghiên cứu Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học
lịch sử: Bài 20 Lịch sử lớp 12 “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc
1953- 1954” ở trường THCS&THPT Như Xuân năm học 2022 - 2023.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:
- Nghiên cứu sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử Việt Nam
- Nghiên cứu sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng mơn Lịch sử
lớp 12.
- Tìm hiểu nội dung các bài có liên quan ở sách giáo viên, các loại sách

tham khảo liên quan đến bộ mơn.
- Tìm hiểu hệ thống kiến thức liên quan trên các phương tiện thông tin đại
chúng
3


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

- Rút kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy của bản thân và quá trình trao đổi, học
hỏi, rút kinh nghiệm ở đồng nghiệp.
- Thực nghiệm tại lớp
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Nếu như phương pháp giảng dạy truyền thống chỉ thuyết trình đơn thuần về
kiến thức lịch sử, thì đề tài này sẽ vận dụng kiến thức liên môn liên quan để giảng dạy
bài 20 “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954” ở trường
THCS&THPT Như Xuân năm học 2022 - 2023.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói
chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại,
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học liên mơn là hình thức tìm tịi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với môn Lịch Sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con
đường liên hệ những nội dung từ một số mơn học có liên hệ với nhau  “Từ những năm
60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng vận dụng liên hệ trong việc
xây dựng chương trình dạy học”.
Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên
môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy
học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì

vậy việc vận dụng kiến thức liên mơn trong giảng dạy các bộ mơn cịn gặp nhiều khó
khăn lúng túng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Môn Lịch sử là bộ mơn có vai trị quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết
về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hồn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy
4


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

nhiên, thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ thơng hiện cịn
những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng Lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện
lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa
xen kẽ với văn học, khoa học…nên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học
sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa
các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn.
Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo
viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích
sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hồn thành nhiệm vụ này địi hỏi giáo viên dạy
sử khơng chỉ có kiến thức vững vàng về bộ mơn Lịch sử mà cịn phải có những hiểu
biết vững chắc về các bộ môn địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa học…để vận dụng vào
bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Một số nội dung tích hợp cụ thể:
a. Tích hợp với mơn Địa lý:
Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trị quan trọng trong
việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức
trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại khơng khí lịch sử cần thiết để thu hút

các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới. Để tạo nên những
cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng
dạy Lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp
dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Địa lý và Lịch Sử có liên hệ với nhau, kiến thức mơn này sẽ hỗ trợ cho môn
kia, Địa lý sẽ cung cấp cho ta những địa danh, tên đất, cảng biển. Quốc lộ.... mà nhờ
đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng,
Bài 20 Lịch sử lớp 12 “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc
1953- 1954”
5


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

Mục I. ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP – MỸ Ở ĐÔNG DƯƠNG: KẾ HOẠCH
NAVA
Mục 2. Kế hoạch Nava chia thành 2 bước:
- Bước thứ nhất: trong thu – đông 1953 và xuân 1954, phịng ngự chiến lược ở
Bắc Bộ để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành nguồn nhân lực và vật
lực; xoá bỏ vùng tự do liên khu V ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây
dựng quân đội cơ động chiến lược mạnh.
Trong mục 2 có đề cập đến địa danh vùng tự do Liên khu V. Như vậy, nếu
không vận dụng kiến thức Địa Lý thì học sinh khơng thể biết vùng tự do Liên khu V
là ở đâu và gồm những tỉnh nào ngày nay. Do vậy vận dụng dụng kiến thức Địa Lý để
học sinh biết được: trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954),
vùng tự do Liên khu V (trải dài từ Quảng Nam, qua Quảng Ngãi, Bình Định đến
Phú Yên) 
Cũng trong mục 2 - Bước thứ hai: từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra
Bắc Bộ thực hiện tiến công chiến lược, cố giành lấy thắng lợi quân sự quyết định,

buộc ta phải đàm phán theo điều kiện có lợi cho chúng.
Từ thu – đơng 1953, Nava tập trung 44 tiểu đồn qn cơ động ở Đơng Dương
ra đồng bằng Bắc Bộ
Như vậy, nếu không vận dụng kiến thức Địa Lý thì học sinh khơng thể biết
vùng Đồng Bắc bộ bao gồm những tỉnh nào hiện nay. Do vậy, vận dụng dụng kiến
thức Địa Lý để học sinh biết được: Đồng Bắc bộ bao gồm những tỉnh: Vĩnh Phúc,
Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phịng, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình.
Trong mục II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC 1953 – 1954 VÀ CHIẾN
DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
Trong mục 1. Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954
6


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

- Tháng 12-1953, quân ta tiến lên Tây Bắc, giải phóng thị xã Lai Châu, buộc
Pháp phải điều quân lên Điện Biên Phủ -> Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân
thứ 2 của Pháp.
Vậy trong mục 1 có đề cập đến địa danh Điện Biên Phủ. Như vậy, nếu không
vận dụng kiến thức Địa Lý thì học sinh khơng thể biết địa danh Điện Biên Phủ là ở
đâu và ngày nay thuộc tỉnh nào. Do vậy vận dụng dụng kiến thức Địa Lý để học sinh
biết được: “Điện Biên là một vùng đất cổ so với nhiều địa danh khác của nước
Việt Nam. Các dấu vết và những cổ vật còn xót lại mà người ta tìm thấy tại một
số hang động đã cho thấy người Việt đã xuất hiện từ rất sớm ở đây. Nhiều câu
chuyện thần thoại, truyền thuyết dân gian lưu truyền cho đến ngày nay cũng nói
lên điều đó. Được biết đến là một trong những cái nơi của người Thái và văn hóa
Thái nhưng người Lự mới là những người xuất hiện đầu tiên và có một nền văn
minh tương đối phát triển. Các chúa Lự đã xây dựng thành Sam Mứn hay còn

gọi là thành Tam Vạn, là cơng trình kiên cố, hiện đại đầu tiên tại lịng chảo
Mường Thanh. Thành Sam Mứn được hình thành vào khoảng thế kỷ XI, là thủ
phủ của 19 đời chúa Lự trước khi Lạn Chượng đặt chân lên đất Mường Thanh
và đặt nền móng văn hóa Thái lên khu vực này cho đến tận bây giờ.
Về vị trí địa lý của Điện Biên khá đặc biệt, là một thung lũng rộng lớn nhất
ở vùng thượng du phía Tây Bắc, sát biên giới Việt Lào, cách biên giới các nước
Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 300km, cách Hà Nội gần 500km.
Phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Phong Saly và Luang Prabang
(Lào) với 170km đường biên giới, Điện Biên là tỉnh có chung đường biên giới với
hai quốc gia Trung Quốc và Lào.
Cái tên Điện Biên Phủ (phủ Điện Biên) bắt đầu có từ năm 1841 bao gồm
hầu hết đất đai tỉnh Lai Châu ngày nay. Về tên đất Điện Biên được đứng vào bậc
hay nhất trong các tên đất của nước ta. Điện là vững, Biên là biên giới. Điện Biên
7


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

là "biên giới vững vàng". Một cách hiểu khác có nghĩa là "Giữ vững vàng nơi
biên giới". Điện Biên có tên bằng tiếng Thái là Mường Thanh. Mường Thanh là
đọc theo cách phát âm tiếng phổ thơng, cịn ngun bản tiếng địa phương là
Mướng Theng mà Mướng Theng cũng là từ Mướng Then mà ra. Mướng Then có
nghĩa là Mường Trời. Người Thái ở đây gọi đất này là đất của trời.
Bố cục thiên nhiên, đất đai ở Điện Biên lại càng đặc biệt. Thường thì nơi
nào có núi đồi ắt có thung lũng, bốn bên là núi hoặc những quả đồi nối tiếp nhau,
giữa là thung lũng cũng khơng có gì lạ nhưng rộng đến như thung lũng Mường
Thanh thì thật là hiếm thấy. Vùng Tây Bắc có bốn đồng bằng rộng thì Mường
Thanh đứng thứ nhất: "Nhất thanh, nhì lị, tam than, tứ tấc". Lò là Nghĩa Lộ;

Than là Than Uyên, Tấc là Mường Tấc. Dải đất bằng phẳng này được tô đậm
bởi cánh đồng Mường Thanh rộng lớn; Vào cuối thế kỷ 18 nhà bác học Lê Quý
Đôn đã miêu tả khá tỉ mỉ về cánh đồng trù phú này trong tài liệu sử học của
mình: "thế núi vịng quanh,... ruộng đất bằng phẳng, mầu mỡ... công việc làm
ruộng bằng nửa các châu khác mà số hoa lợi thu hoạch gấp đôi...". Sau này,
cánh đồng Mường Thanh đã trở thành nơi trọng điểm về lúa gạo của tỉnh Lai
Châu.
Cũng trong mục 1. Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954, có
nói đến các địa danh như: Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Xê nô, Luông Pha Băng,
Nậm Hu, Phong xa Lỳ, Mường Sài... nếu không vận dụng kiến thức Địa Lý thì học
sinh khơng thể biết vị trí của các địa danh nói trên là ở đâu.
b. Tích hợp với mơn Ngữ Văn:
Văn Học và Lịch Sử có liên hệ với nhau, kiến thức mơn này sẽ hỗ trợ cho môn
kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận
thức một cách rõ ràng. Nhìn chung có rất nhiều kiến thức để vận dụng văn học trong
giảng dạy bộ mơn Lịch sử. Ta có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn
8


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

hay một trích đoạn nhằm giúp học sinh có thể nêu ra một kết luận khái quát cụ thể hóa
một vấn đề hây một sự kiện lịch sử đã được học.
Như vậy ta thấy rằng: Sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng dạy lịch
sử không những giúp các em nắm vững nhânh chóng, nhớ lâu bài học mà cịn góp
phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương
pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
Trong mục II. CUỘC TIẾN CƠNG CHIẾN LƯỢC 1953 – 1954 VÀ
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954

Mục 2. Chiến dịch lịch sử Điện biên Phủ (1954)
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là người đầu tiên làm những vần thơ ngợi ca
chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau chiến thắng 5 ngày, 12-5-1954, báo Nhân dân(số
184) xuất hiện bài thơ Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ (bút danh C.B). Bài thơ là
tiếng reo vui, là bản tổng kết đanh thép về sự quật cường chiến đấu của nhân dân Việt
Nam bên cạnh sự thảm bại của giặc Pháp:
Giặc Pháp nhảy dù Điện Biên Phủ.
Hăm mốt tiểu đoàn tinh nhuệ nhất,
Xe tăng, súng lớn đầy chồng chất.
Chúng khoe rằng: “kế hoạch Nava
Thật là mạnh dạn và tài hoa.
Phen này Việt Minh phải biết tay,
Quan thầy Mỹ thì vui lòng thay!”
Các báo phản động khắp thế giới
Inh ỏi tâng bốc Nava tới.
Bộ đội, dân cơng quyết một lịng,
Xẻ non, đắp suối, vượt qua sơng,
Khắc phục khó khăn và hiểm trở;
9


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

Đánh cho giặc tan mới hả dạ.
Lặng lẽ chuẩn bị suốt tháng ngày,
Không quản gian khổ và đắng cay;
Quyết tâm làm cho tròn nhiệm vụ,
Đã hứa với Bác, Đảng, Chính phủ.
Giặc cịn ở trong giấc mơ nồng:

“Mình có thầy Mỹ lo cung cấp;
Máy bay cao cao, xe tăng thấp,
Lại có Nava cùng Cơnhi,
Những tay tướng giỏi nắm chỉ huy.
Chúng mình chuyến này nhất định thắng,
Việt Minh ắt thua chạy quýnh cẳng”.
Hơn 50 ngày, ta đánh đồn,
Ta chiếm một đồn, lại một đồn,
Quân giặc chống cự tuy rất hăng,
Quân ta anh dũng ít ai bằng.
Nava, Cônhi đều méo mặt,
Quân giặc tan hoang ta vây chặt.
Giặc kéo từng loạt ra hàng ta.
Quân ta vui hát “khải hoàn ca”.
Mười ba quan năm đều hàng nốt,
Tên tướng chỉ huy cũng bị nhốt.
Một vạn sáu ngàn tên giặc Tây,
Đều là tù binh hoặc bỏ thây.
Thế là quân ta đã tồn thắng
Tồn thắng là vì rất cố gắng.
10


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

Chiến sĩ viết thư dâng Cụ Hồ:
“Xin Bác vui lịng mà nhận cho
Món quà chúc thọ sinh nhật Bác,
Chúng cháu cố gắng đã sắm được”.

Giáo viên nói về kết quả, ý nghĩa Chiến dịch lịch sử Điện biên Phủ có thể trích dẫn
mấy câu thơ của Tố Hữu như sau:
“… 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, 
mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan khơng núng, chí khơng mịn…”
Tố Hữu báo tin chiến thắng, cái tin mà cả dân tộc ta, và cả thế giới đã nín thở chờ
đợi:
“Tin nửa đêm
Hỏa tốc hỏa tốc
Ngựa bay lên dốc
Đuốc cháy sang rừng
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn đỏ lửa”
Trận đánh Điện Biên Phủ của quân và dân ta là một trận đánh lịch sử, mang ý
nghĩa thời đại sâu sắc. Khi các chiến sĩ ta quần nhau với địch trong những chiến hào ở
Điện Biên Phủ, có hang nghìn triệu người lương thiện khắp thế giới hồi hộp chờ tin
các anh. Với tầm nhìn của một nhà cách mạng chiến lược, với biệt tài dựng lên những
khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn của chiến trường Điện Biên, Tỗ Hữu đã khẳng định
niềm vui và tự hào này không chỉ của nhân dân Việt Nam mà cịn của nhân dân tồn
thế giới:
11


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

“Điện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lịng bốn biển nhịp cùng long ta

Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hòa vui chung”.
 Khi nói về ý nghĩa chiến dịch Điện Biên phủ giáo viên trích câu thơ: 
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
 Khơng chỉ mơ tả về khí thế của chiến dịch mà cịn hướng cho học sinh đi tìm 
hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, ta thấy rằng
các em rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý nghĩa
rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi
trước. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước trong
nhận thức của các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Năm học 2022 - 2023, bản thân tôi được phân công giảng dạy, ôn tập lớp 12A và
12C. Việc áp dụng đề tài này vào giảng dạy, trong học kì I, kết quả thu được như sau:
Kết quả

TS

Khá

TL

Giỏi

TL%

39

04


10,26

20

51,28 15

40

10

25,0

25

62,5

hs

%

TB

TL
%

Yếu

TL
%


Lớp đối chứng:
12C

38,46 0

00,00

Lớp thực
nghiệm:
12A

12

5

12,5

0

0,0


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

Qua bảng số liệu ở lớp thực nghiệm cho thấy: Tỉ lệ khá, giỏi tăng. Tỉ lệ trung
bình giảm và khơng có học sinh yếu so với lớp đối chứng.
- Phần lớn học sinh hiểu bài, làm bài chính xác, đầy đủ
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào bài làm có hiệu quả.

- Lập luận rõ ràng, chặt chẽ, chủ động, sáng tạo phát huy tư duy trong học tập,
giờ học thoải mái, sinh động.
Qua đó chứng tỏ đề tài rất có tính khả thi, có thể tiếp tục áp dụng cho các năm
học sau và cho cả bộ môn.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy
học nói chung và trong dạy học Lịch Sử nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có
hiệu quả địi hỏi sự nỗ lực ở cả thầy và trò. Và việc thực hiện nó khơng phải bài nào,
khơng phải phần nào cũng thực hiện được.
Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tơi, để khắc phục tình trạng dạy và học
Lịch Sử như hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách suy
nghĩ của mọi người, của xã hội về vị trí của mơn Lịch Sử trong việc đào tạo con
người. Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học môn Sử hiện nay khơng phải chỉ
có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng phải ý thức hơn trong việc học tập. Thử hỏi
giáo viên dạy hay, tiết học sinh động, hấp dẫn nhưng học sinh không học bài, không
chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết quả sẽ như thế nào? Vì vậy để
nâng cao chất lượng dạy - học môn Sử cũng như chất lượng giáo dục cần có sự quan
tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.
3.2. Kiến nghị
Để tiến tới việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn trong nhà trường, cần:
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực vận dụng kiến thức liên môn cho đội ngũ
giáo viên để đáp ứng được yêu cầu
13


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng vận dụng kiến thức

liên môn.
Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc vận dụng kiến thức liên môn vào
giảng dạy bộ môn Lịch sử trong trường THPT. Đồng thời đưa ra một số nội dung
giảng dạy ở một số mục trong Bài 20 Lịch sử lớp 12 “Cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”.
Đề tài cũng khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
của đồng nghiệp !
Xin trân trọng cảm ơn !

Như Xuân, ngày 20 tháng 5 năm 2023
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

không sao chép nội dung của người khác

Vương Huy Danh

14


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

MỤC LỤC

Các đầu mục

Trang

1. Mở đầu


1

1.1. Lý do chọn đề tài:
1.2. Mục đích nghiên cứu:

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu:

3

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

4

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

4

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

12

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị

13

3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

13

15


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H 2015
2. SGV Lịch sử 12 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, H 2008
3. Ôn tập lịch sử theo chủ đề, NXB Đại học sư phạm, H 2004
4. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt
Nam, Quảng Nam 2014
5. Một số vấn đề lịch sử, NXB Thuận Hóa, Huế 2002

6. Sách “Bứt phá điểm thi môn khoa học xã hội .....”, NXB Hồng Đức, H 2018
7. Sách chuẩn kĩ năng – kiến thức Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H 2010
8. Báo Nhân dân số 184 ngày 12-5-1954
9. SGK Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H 2015
10. SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H 2015
11. Nguồn tư liệu trên Internet

16


Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Bài 20, SGK Lịch sử lớp 12
“Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953- 1954”

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT NHƯ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ: BÀI 20, SGK LỊCH SỬ LỚP 12 “CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC 1953 - 1954”

Người thực hiện: Vương Huy Danh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch sử

THANH HỐ NĂM 2023


17



×