Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Báo cáo thực tập ctxh gia đình cong tac xa hoi voi gia dinh co thanh vien bi bao hanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.94 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................4
BÁO CÁO ............................................................................................................6
I. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................6
II. Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình .............................................................8
III.

Hồn cảnh bị bạo lực gia đình................................................................19

1. Tóm tắt hồn cảnh ..................................................................................19
2. Phân tích vấn đề .....................................................................................20
3. Phân tích ưu tiên trợ giúp .......................................................................25
4. Đề xuất chiến lược và trình tự, mục tiêu, phương pháp và công cụ các
bước thu thập thông tin .................................................................................29
5. Mục đích, mục tiêu trợ giúp ...................................................................33
6. Vai trị và kĩ năng của nhân viên công tác xã hội ..................................34
PHỤ LỤC BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ...............................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................52

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTXH: Công tác xã hội
BLGĐ: Bạo lực gia đình


LỜI NĨI ĐẦU
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ngành Cơng tác xã hội.
Nhưng theo liên đồn Công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế (họp ở Canada2007) cho rằng: Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự


thay đổi của xã hội, bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội
(vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng
lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Cơng tác xã
hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn đem lại cuộc sống
tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
Công tác xã hội (CTXH) với gia đình là một trong những phương pháp
CTXH cơ bản của công tác xã hội nhằm hỗ trợ các cá nhân và gia đình vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống và tăng cường năng lực để họ có thể đối phó
với những trở ngại trong tương lai. Tuy là phương pháp xuất hiện khá muộn so
với những phương pháp CTXH khác, CTXH gia đình vẫn là một phương pháp
can thiệp hiệu quả và đóng góp khơng nhỏ vào việc trị liệu cá nhân và gia đình.
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy,
có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế
xã hội mà có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình xã hội hóa con người.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành
viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ con ni, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với
nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực
hiện tính tất yếu
của xã hội về tái sản xuất con người.
Gia đình là tế bào của xã hội, một xã hội muốn tốt đẹp thì mỗi tế bào ấy
phải thật khỏe mạnh. Không những thế, gia đình cịn là tổ ấm, mang lại sự bình
n, là khn thước hình thành nhân cách mỗi con người. Tuy nhiên, bạo lực
gia đình (BLGĐ) hiện nay đã trở thành vấn nạn, nó xảy ra ở tất cả các nhóm xã
hội cơ bản, vượt qua ranh giới về khu vực, văn hóa, thu nhập, mức sống, tuổi
tác, địa vị,… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với
phụ nữ,
trẻ em.
Tuy nhiên hiện nay, một trong những vấn nạn của xã hội là vấn đề bạo lực
gia đình gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nạn nhân, gia đình và xã hội, đe dọa sự

phát triển bền vững của gia đình và ảnh hưởng xấu đến các thành viên đặc biệt



trẻ em. Ngồi ra nó cịn có tác động tiêu cực đến kinh tế do những chi phí về
điều trị y tế, làm mất hiệu quả lao động của nạn nhân. Bạo lực gia đình thường
được che dấu để người ngồi khơng thấy được và khơng thể hoặc rất khó
khăn trong
việc tác động để bảo vệ nạn
nhân.
Nhận thấy tầm quan trọng của gia đình với mỗi cá nhân và thực trạng
bạo lực gia đình đang ngày càng trở nên phức tạp cũng như vai trò của ngành
CTXH với vấn đề này, em đã lựa chọn chủ đề về bạo lực gia đình với mong
muốn góp phần phổ biến hơn những kiến thức về vấn đề này cũng như tìm ra
những hướng trợ giúp giải quyết với một số trường hợp cụ thể để góp phần
giảm thiểu thực
trạng vấn đề này để gia đình và xã hội có thể phát triển bền vững.
Bài tiểu luận này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin
gửi lời cảm ơn đến TS Dương Thị Thu Hương – giảng viên môn Cơng tác xã
hội với gia đình đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em trong học tập đặc biệt là
trong
thời kì ảnh hưởng do đại dịch Covid 19.
Trong quá trình học tập và làm bài báo cáo, với kiến thức và kinh
nghiệm cịn ít ỏi em khơng tránh khỏi những sai sót, mong được cơ thơng cảm
và góp ý
để em có thể cải thiện trong các mơn học sau.


BÁO CÁO
MƠN CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH


I.

Một số khái niệm cơ bản
1. Gia đình
Theo Luật Hơn nhân và Gia đình “gia đình là tập hợp những người gắn bó
với nhau do quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm
phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hơn
nhân và gia đình.”
Gia đình Việt Nam thường bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống như:
ông bà, cha mẹ, con, cháu... Họ cùng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau
về vật chất và tinh thần, sinh đẻ và nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của
Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ
trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Gia đình có các chức năng cơ bản:
Chức năng sinh đẻ; Chức năng giáo dục; Chức năng kinh tế. Bên cạnh các
chức năng cơ bản đó, gia đình cịn phải thực hiện chức năng khác như quan
tâm và chăm sóc người cao tuổi.
Đặc trưng của gia đình người Việt:


Mang nhiều nét đặc thù Á Đông chẳng hạn như trọng nam khinh
nữ, con trai nối dõi tơng đường,…

 Đề cao tính cộng đồng do ảnh hưởng của đặc trưng nông thôn Việt
Nam, các gia đình thường coi trọng lợi ích chung.
 Tình nghĩa gia đình được đề cao là một nét rất đặc trưng của gia đình
Á Đơng.



 Gia đình nguời Việt thuộc loại phụ quyền, thể hiện qua thái độ trọng
nam. Tuy nhiên hiện nay hầu như chỉ mang tính đối ngoại, hình
thức.
 Nổi lên tính chất gia tộc, dịng họ.
2. Cơng tác xã hội gia đình
Cơng tác xã hội với gia đình là cách tiếp cận nhằm giúp đỡ gia đình có
khó khăn trong việc duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường hoặc có nguy cơ rơi
vào tình trạng khơng thể duy trì hoạt động bình thường. CTXH với gia đình đưa
nhiều loại chương trình khác nhau như các dịch vụ duy trì gia đình, hỗ trợ gia
đình tại nhà, hướng dẫn gia đình về các mơ hình gia đình. Mục tiêu cuối cùng
của cơng tác xã hội gia đình là giúp thành viên học cách thực hiện chức năng
của mình để đáp ứng các nhu cầu về phát triển và tình cảm cho tất cả các thành
viên trong gia đình.
Hiện nay CTXH với gia đình khơng tách rời với trợ giúp cá nhân và trẻ
em hay các nhóm yếu thế. Nhân viên xã hội hiện đang làm việc với các gia đình
nghèo, gia đình có bạo hành, gia đình lệch lạc hành vi,…
3. Bạo lực gia đình
Theo khoản 2 Điều 1 Luật phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Bạo lực
gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:


Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;

 Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;


Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả

nghiêm trọng;




Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị,
em với nhau;

 Cưỡng ép quan hệ tình dục;


Cưỡng ép tảo hơn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;



Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của
các thành viên gia đình;



Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính
q khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình
nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

 Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Những hành vi bạo lực nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia
đình của vợ, chồng đã ly hơn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung

sống với nhau như vợ chồng.

II.

Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình
1) Trên thế giới
Tạp chí quốc tế về phúc lợi xã hội (International Journal of Social

Welfare) số 18/2009 đã đăng tải bài viết của tác giả Weinehall, K. và
Jonsson, M về “Sự bảo vệ phụ nữ khỏi bạo hành của nam giới – Women
under protection – in hiding from violent men” (2009: 419-430). Các tác
giả cho biết, năm 2007, dân số Thụy Điển vào khoảng 11.047 người,
trong đó có khoảng 9 triệu người đang phải sống trong những điều kiện có
nguy cơ cao cần sự bảo vệ cho sự an toàn của họ. 60% là phụ nữ, hầu hết
họ đang phải trốn chạy khỏi những người đàn ông đã đánh đập họ, thậm
trí vẫn tiếp tục đe dọa và tìm kiếm họ. Với nhóm phụ nữ này, các dịch vụ
xã hội đem


đến cho họ nhiều sự trợ giúp hữu ích như cung cấp thức ăn, chỗ ở, chăm
sóc y tế, hỗ trợ tài chính và các hình thức bảo vệ xã hội. Điều đáng quan
ngại là các dịch vụ xã hội cũng gặp nhiều khó khăn trong việc trợ giúp
các nạn nhân do sự hạn chế về nguồn lực tài chính. Bởi vậy, sự trợ giúp
của họ mới chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn.
Tạp chí Tư vấn và Phát triển (Journal of Counselling and Development) số
88 đã đăng bài viết của McLeod, A.L và các cộng sự về “Kinh nghiệm
tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ của những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực –
Female Intimate partner violence survivors experence with necessary
resources” (2010: 303-310) cho thấy gia đình và những người thân
thường giúp đỡ nạn nhân có được chỗ ở an toàn sau khi bạo lực gia đình

xảy ra. Tuy nhiên, tâm lý sợ hãi, xấu hổ của bản thân các nạn nhân hoặc
suy nghĩ không dám rời bỏ người chồng của mình bởi điều đó có thể
khiến họ phải từ bỏ ngôi nhà, con cái và các mối quan hệ thân thuộc cũng
là rào cản đối với phụ nữ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp từ phía mạng
lưới các mối quan hệ xã hội của mình. Đánh giá về các nguồn lực hỗ trợ
nạn nhân bị bạo lực, tác giả cho biết, các nguồn lực khơng phải lúc nào
cũng sẵn có ở cộng đồng, nhất là ở vùng nông thôn. Ở nhiều nơi, các nạn
nhân còn thiếu phương tiện đi lại để đến được với các dịch vụ trợ giúp.
Đối với các nhà công tác xã hội và cán bộ tư vấn, McLeod và các cộng sự
cho rằng các nhà tư vấn cần hiểu và đánh giá một cách đầy đủ về các
nguồn lực cá nhân của nạn nhân và khả năng tiếp cận các nguồn lực của
họ, từ đó cung cấp cho họ sự bảo vệ và trợ giúp một cách phù hợp nhất.
Tài liệu thảo luận của Liên hợp quốc “Từ bạo lực gia đình đến bạo lực
giới tại Việt Nam: mối liên hệ giữa các hình thức bạo lực” xuất bản năm
2014 cho biết: Bạo lực giới là một hiện tượng phổ biến và phức tạp, thể
hiện dưới nhiều hình thức, từ bạo lực gia đình đến quấy rối tình dục. Bạo
lực giới duy trì sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ và là động lực


duy trì, tăng cường các vai trị giới truyền thống. Trong mọi hình thức của
bạo lực giới, phần lớn nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái nhưng họ lại ít
được tiếp cận và nhận được dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Và sự thiếu hụt
quyền lực của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội dẫn đến tình trạng
các nhà chức trách/cơ quan chức năng làm ngơ và khơng hành động khi
phụ nữ bị bạo lực tìm kiếm sự hỗ trợ, can thiệp.
2) Tại Việt Nam
Cũng như các nước trên thế giới, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt
với nhiều thách thức, trong đó có bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình có
nguồn gốc từ lâu đời trong xã hội phong kiến Việt Nam và diễn ra ở tất cả
các tầng lớp xã hội, cả nơng thơn và thành thị. Trong văn hóa Việt Nam,

ngun nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là do bất bình đẳng giới, trong
đó, phụ nữ ln được địi hỏi phải tuân thủ những chuẩn mực, giá trị nhất
định để đáp ứng với đòi hỏi, mong đợi của gia đình cũng như của cộng
đồng xã hội. Bạo lực gia đình có sự khác nhau về mức độ, tính chất và
cách thức biểu hiện. Các số liệu thống kê của Việt Nam trong thời gian
qua cho thấy tình trạng bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng cả về mức
độ và tính chất nghiêm trọng, được biểu hiện tinh vi hơn, phức tạp hơn.
Theo một nghiên cứu gần đây, có khoảng 20-25% gia đình Việt Nam có
bạo lực trên cơ sở giới; 66% vụ ly hôn ở Việt Nam có liên quan đến bạo
lực.
Hiện trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Theo thống
kê của tổ chức Y tế thế giới, cứ ba phụ nữ thì có một phụ nữ đang phải
chịu
sự đánh đập, cưỡng bức hoặc bị ngược đãi ít nhất một lần trong đời bởi
chính người chồng của họ. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối
với phụ nữ tại Việt Nam do Tổng cục thống kê và Liên hợp quốc tại Việt
Nam công bố vào năm 2010 cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Có tới


58% phụ nữ từng kết hôn cho biết đã trải qua ít nhất một hình thức bạo
lực


về thể xác, tình dục hay tinh thần. Báo cáo này chỉ ra, 32% số phụ nữ
từng kết hôn đã chịu bạo lực thể xác trong đời; khoảng 5% phụ nữ từng
có thai cho biết, họ đã bị chồng đánh đập trong thời gian mang thai. Tỷ lệ
bạo lực tinh thần còn ở mức cao hơn, 54% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo
lực tinh thần. Hầu hết phụ nữ bị bạo lực (87%) chưa bao giờ tìm kiếm sự

hỗ trợ từ các dịch vụ chính thống hoặc từ những người có thẩm quyền.
Theo kết quả thống kê của Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, từ năm 2011 tới 2015, trung bình mỗi năm, nước ta xảy ra hơn
31.500 vụ bạo lực gia đình, mỗi ngày có 64 phụ nữ, 10 trẻ em là nạn nhân
của hành vi bạo lực. Trong tổng số 157.859 vụ bạo lực gia đình được
phát hiện từ năm 2011 đến năm 2015, trường hợp nạn nhân là phụ nữ (từ
16 đến 59 tuổi) chiếm
74,24%.
Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm
2019 cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc
hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế
cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32%
phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua).
Gần 6.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 64 được phỏng vấn và kết quả
cho thấy ở Việt Nam hầu hết bạo lực đối với phụ nữ thường do chồng gây
ra. Nghiên cứu cũng chỉ ra ngoại trừ bạo lực tình dục, tỷ lệ bạo lực đối với
phụ nữ ở tất cả các hình thức năm 2019 đều thấp hơn so với năm 2010 và
sự thay đổi tích cực này có lẽ đang diễn ra ở nhóm phụ nữ trẻ.
Ngồi ra, báo cáo cũng ước tính bạo lực đối với phụ nữ đang gây thiệt
hại về kinh tế cho Việt Nam ước khoảng 1,8% GDP năm 2018.
Theo kết quả điều tra bạo lực gia đình ở Việt Nam năm 2012 của Bộ
Văn hóa thể thao và du lịch cho thấy bạo lực gia đình xảy ra ở khắp các
quốc gia trên thế giới với những mức độ và đối tượng khác nhau, nạn
nhân


chủ yếu là nữ giới. Các kết quả nghiên cứu đều thống nhất chỉ ra nguyên
nhân gốc rễ của bạo lực gia đình là sự bất bình đẳng về quyền lực, về
tiếng nói, và sự kiểm sốt nguồn lực giữa nam giới và nữ giới. Và các
yếu tố khác như: kinh tế khó khăn, lạm dụng rượu bia, ma túy, thiếu các

kỹ năng ứng xử, giải quyết trong gia đình… cũng là những yếu tố làm gia
tăng bạo lực gia đình.
Năm 2011, UNODC tại Việt Nam đã cơng bố Báo cáo nghiên cứu về
chất lượng dịch vụ tư pháp hình sự hiện nay dành cho nạn nhân bạo lực
gia đình ở Việt Nam (tài liệu thảo luận của dự án “Tăng cường năng lực
cho cơ quan hành pháp và tư pháp phịng chống bạo lực gia đình tại Việt
Nam”). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 95% các vụ bạo hành phụ nữ là do
người chồng gây ra. Tuy nhiên, chỉ có 43% vụ việc nhận được sự chú ý
của cảnh sát. Hầu hết các vụ việc được trình báo bởi nạn nhân (67%)
hoặc ở một mức độ thấp hơn là bởi các thành viên trong gia đình hoặc
hàng xóm. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 77% các vụ việc không được
cơ quan trợ giúp pháp lý chú ý. Thách thức mà cơ quan cung cấp dịch vụ
phải đối mặt là thiếu chuyên gia và các khóa đào tạo về bạo lực gia đình,
ngồi ra, nhiều người dân khơng biết về dịch vụ này hoặc khi nạn nhân
bạo lực gia đình tiếp cận tới nhưng họ lại khơng được hưởng dịch vụ này
bởi không thuộc diện hộ nghèo. Hầu hết các nạn nhân khơng nhận được
sự chăm sóc y tế (68%). Một trở ngại nghiêm trọng cản trở việc xử lý
hiệu quả các vụ bạo lực gia đình đó là thiếu sự hợp tác giữa các cấp
chính quyền khác nhau, đặc biệt là giữa cơ sở y tế, công an, các tổ chức
đoàn thể và đơn vị cung cấp dịch
vụ.
Năm 2015, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội công bố Báo cáo “Các
yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới ở Việt Nam”. Đây là cơng
trình nghiên cứu từ 2012-2015. Tìm hiểu về cách thức giải quyết BLGĐ,
kết quả thu được từ cuộc khảo sát cho thấy, hầu hết các vụ bạo hành đều
được bỏ


qua (98.57%), chỉ có một tỷ lệ nhỏ được hịa giải (1.05%), và một tỷ lệ rất
nhỏ chưa được giải quyết tại thời điểm khảo sát (0.38%). Hay nói cách

khác, bạo lực gia đình là chuyện riêng của các cặp vợ chồng và chỉ được
giải quyết đằng sau cánh cửa đóng kín.
Theo một nghiên cứu từ Trung tâm tư vấn Tình u, hơn nhân và gia
đình thành phố Hồ Chí Minh thì trong 1665 vụ bạo hành gia đình có
43,6% phụ nữ bị bạo hành thể xác, 55,3% bị bạo hành về tinh thần và
1,6% bị bạo hành tình dục.
Bước sang thế kỉ XXI, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn
đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến. Tại Việt Nam, chưa có cuộc khảo sát
trong cả nước về tình trạng bạo lực gia đình, nhưng theo báo cáo của Bộ
Công an, từ năm 1995 đến năm 2000 đã có 106 vụ án bạo lực gia đình dẫ
tới chết người. Riêng năm 2001 trong số 1100 vụ giết người trong cả
nước thì có tới 16% số vụ do người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau.
Có thể dễ dàng tìm thấy thơng tin đăng tải những vụ bạo lực gia đình
rất dã man trên các trang báo uy tín như :Báo Pháp Luật, Báo Nhân Dân,
Vn Express,…
Vụ cháu bé 6 tuổi ở huyện Cẩm Giàng Hải Dương nghi bị mẹ đẻ
bạo hành, bỏ đói. Em được đưa đến TTYT huyện Cẩm Giàng trong tình
trạng khn mặt bé bị biến dạng thâm tím, hai mắt sưng húp, cơ thể gầy
yếu, run rẩy vì đói và đau, có dấu hiệu thiếu máu… (Đăng tải trên báo
Pháp Luật ngày 08/03/2021).
Vụ việc bé gái 12 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội bị mẹ bạo hành và người
tình của mẹ xâm hại tình dục gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất và
tinh thần đang gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. (Đăng tải trên báo
Pháp Luật ngày 23/02/2021).


Bé gái bị bạo hành tại Bắc Ninh “Bố bảo đánh cho chừa mà con có mắc
tội gì đâu”: Sau khi được giải cứu thành công tại căn nhà của bố đẻ mình, cháu
Đ.N.A, sinh năm 2014 (con gái của Đặng Trung Kiên, sinh năm 1973, cùng ở
khu phố Tân Lập) được đưa đến Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn để điều trị vết

thương. Hậu quả của những trận địn roi từ chính bố đẻ và người tình từ nhiều
lần trước đó đã khiến tồn thân cháu bé xuất hiện nhiều vết tím bầm, tụ máu... ở
phần gáy, lưng và đùi. Kết quả chụp X-quang tại Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn
còn cho thấy cánh tay phải của cháu bị gãy lìa xương (báo Pháp Luật ngày
08/09/2020).
Vụ bạo hành bé gái tên N.N.M.M. (3 tuổi, thường trú tại xã Võng La,
huyện Đông Anh, hiện tạm trú tại phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Hà
Nội) bị bố dượng và mẹ ruột bạo hành dã man như thời trung cổ trong 24 ngày,
khiến bé gái tử vong (01/04/2020).
Bạo lực gia đình thường gồm bốn loại là bạo lực tinh thần và bạo lực về thể
chất, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế. Theo bà Đặng Thị Phương Lan, Khoa
Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động xã hội, kết quả một cuộc điều tra
năm
2009 tại các tỉnh Hà Nội, Hải Dương và Hà Tĩnh cho thấy, hình thức bạo lực với
trẻ nhiều nhất là về thể chất như đánh, tát, roi vọt, chiếm trên 50%. Người
thường dùng bạo lực với trẻ nhất là bố (52%), mẹ (42%), ngồi ra cịn có ơng
bà, anh chị em. Bạo lực tinh thần như chửi bới, sỉ nhục, lạnh nhạt, bỏ rơi và
nhiều hành vi khác tuy khó nhận biết nhưng số liệu điều tra cũng cho thấy hình
thức bạo lực này khá phổ biến. Thậm chí, nhiều trường hợp, cha mẹ cịn làm
nhục con giữa nơi cơng cộng, trước đông người khiến các em bị tổn thương. Lý
do của những hình phạt này có khi chỉ vì các em trốn học, học kém…
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình như hiện nay?
Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều ngun nhân, nhưng có 2 ngun nhân
chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Phần lớn các hành vi bạo lực thường
diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại
dâm, mâu thuẫn trong làm ăn, khó khăn về kinh tế,…


Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân
trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu,

say rượu (60%), những gia đình này thường có hồn cảnh kinh tế khó khăn, học
vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.
Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như
rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng
hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để
đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc.
Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ
thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác.
Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế
khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có
sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh
cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh
của mình để gây ra bạo lực với vợ.
Tuy nhiên, khơng thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giả vẫn có
bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp.
Do đó, yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu tố
cơ bản nhất gây ra nạn bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới
rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:


Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm
màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền
thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong
xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia
trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một
điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho người
nam giới cho rằng họ có vai trị trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt
mọi việc,
họ ln có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có thể mắng
chửi, dạy dỗ vợ con là điều bình thường; hay do hiểu sai mục đích của

biện


pháp nghiêm khắc trong giáo dục con cái theo quan niệm “yêu cho roi,
cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được đánh đập,
hành hạ con cái mình.
Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận,



đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình cịn hạn chế, thiếu
thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ:
“vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thơng thường,



chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp,
lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính
chất nhất thời, mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại
và phát triển.
Ngồi ra cịn những nguyên nhân khác như chế tài pháp luật hiện nay về



bạo lực gia đình chưa thực sự mạnh mẽ, rõ ràng; nhận thức của người dân
về pháp luật còn hạn chế; thiếu cán bộ cộng tác viên có chun mơn,….
Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng khơng chỉ ảnh hưởng
đến một cá nhân, gia đình nào mà là đến sự phát triển chung của toàn xã hội.
- Hậu quả đối với nạn nhân bị BLGĐ: Phụ nữ là nạn nhân chính của BLGĐ.



Về sức khỏe thể chất: sức khỏe bị hủy hoại, bị gây thương tích và đau
đớn, có thể gây tàn tật suốt đời và dẫn đến tử vong.



Về sức khỏe tinh thần: luôn bị ám ảnh bởi bao lực, chán nản, buồn rầu, lo
lắng, sợ hãi, hoang mang, trầm cảm, đôi khi cảm thấy cuộc sống nặng nề
và tuyệt vọng.

 Về sức khỏe tình dục: mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh phụ khoa,
các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV,…
- Hậu quả đối với người gây ra BLGĐ


 Phá hỏng mối quan hệ gia đình, bị người khác khinh thường, ghét bỏ.


Bị nhắc nhở, phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra
hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.

- Hậu quả đối với trẻ em: Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là lứa tuổi
chưa nhận thức đúng đắn được hành vi đúng sai cũng như chưa hoàn thiện về
mặt tâm sinh lý. Khi chúng chứng kiến hay hứng chịu BLGĐ sẽ gây ảnh hưởng
đến sức khỏe, sự hình thành nhân cách, trở nên lì lợm, phá phách, bỏ học,… rồi
chơi
với bạn xấu, và nguy cơ dấn thân vào con đường phạm tội là rất lớn.
- Đối với gia đình: Gây thiệt hại về kinh tế gia đình, hạnh phúc tan vỡ, ảnh
hưởng cuộc sống gia đình và tương lai của con cái sau này. Như đã nói là gần

80% số
vụ ly hơn hàng năm có ngun nhân từ BLGĐ.
- Đối với cộng đồng xã hội: Gây mất trật tự xã hội, là mầm mống phát sinh tội
phạm và tệ nạn xã hội, giảm sút nguồn lao động, cản trở sự phát triển và tiến bộ
xã hội. Những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Bởi
lẽ, các phụ nữ bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ chăm sóc y tế cao
hơn nhiều so với phụ nữ bình thường.
Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc (United Nations Vietnam), con cái
của các nạn nhân BLGĐ cũng phải gánh chịu các hậu quả tiêu cực về sức khỏe;
chẳng hạn, trẻ có xu hướng gặp phải các vấn đề về hành vi. Hơn 25% phụ nữ đã
từng bị chồng bạo lực cho biết con cái họ thường xuyên gặp ác mộng và rất rụt
rè hoặc dễ bị kích động so với gần 15% phụ nữ không bị chồng bạo lực. Hơn
nữa,
dường như phụ nữ từng bị chồng bạo hành cho biết con cái họ có xu hướng bỏ
học hoặc lưu ban cao hơn. Trẻ em phải chứng kiến hay bị bạo hành tại gia đình
có nguy cơ cao sẽ tiếp tục bị bạo hành hoặc gây ra bạo hành khi lớn lên.
Đặc biệt hiện nay, đại dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục diễn phức tạp, số


ca bệnh tăng nhanh ở nhiều quốc gia khiến đời sống của người dân bị đảo lộn.


Dịch bệnh cũng làm hạn chế các hoạt động đi lại, các biện pháp cách ly kèm
theo áp lực xã hội và mọi hoạt động bị đình trệ… dẫn đến nguy cơ bạo lực trên
cơ sở giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương
như phụ
nữ và trẻ em.
Theo nhận định của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, những áp lực về bệnh tật,
kinh tế và cuộc sống do ảnh hưởng của Covid-19 đã khiến các vụ bạo lực trên cơ
sở giới với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng gia tăng. Thống kê của Trung

ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng cho thấy, trong thời gian giãn cách
xã hội do dịch Covid-19, số lượng cuộc gọi của phụ nữ bị bạo lực đến đường
dây nóng của Hội đã tăng 50%. Số lượng nạn nhân được hỗ trợ giải cứu và tiếp
nhận vào Ngơi nhà Bình n tăng 80% so cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, Tổng
đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 cũng nhận được nhiều hơn những cuộc gọi tư
vấn hoặc đề nghị can thiệp có liên quan đến bạo lực trẻ em và phụ nữ. Cùng với
đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng khiến cho 60% trẻ em gặp khó khăn, sáp
lực trong việc học tập; 42% trẻ chưa có kiến thức hoặc chưa thành thạo các kỹ
năng sử dụng internet an toàn; 48% trẻ tham gia khảo sát gặp áp lực do bị mắng
và khoảng 8% bị đánh. Có 32,5% số trẻ em cảm thấy bố mẹ không gần gũi,
không quan tâm trong thời gian giãn cách xã hội (Khảo sát của Hội Bảo vệ trẻ
em Việt Nam).
Có thể kể đến các vụ bạo hành xảy ra trong thời gian gần đây như: Vụ bé
gái 6 tuổi ở Bắc Ninh bị bố đẻ và người tình bạo hành đến gãy tay vừa được các
ngành chức năng giải cứu ngày 6/9/2020; con gái hành hung, ngược đãi mẹ già
tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An được phát hiện ngày 7/9/2020; bé gái 15 tuổi
bị chính cha đẻ xâm hại tình dục một thời gian dài tại Bắc Giang vừa được phát
hiện vào 9/2020; bé gái 3 tuổi bị mẹ ruột và bạn trai bạo hành đến chết ở quận
Đống Đa (Hà Nội); một phụ nữ bị chồng bạo hành đến chấn thương cột sống
vào tháng 7/2020 tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình); chồng tẩm


xăng thiêu đốt vợ dẫn đến tử vong tại huyện Kiến Xương (Thái Bình); vợ bị
chồng bạo



×