Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Quan niệm về xã hội học của các nhà xã hội học ở việt nam và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.29 KB, 41 trang )

lOMoARcPSD|17917457

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài:

QUAN NIỆM VỀ XÃ HỘI HỌC CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI
HỌC TRÊN THẾ GIỚI. LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM
“ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG”-BỎ

Nhóm: LHP2156RLCP0421
Người hướng dẫn: Phạm Thị Hương

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


lOMoARcPSD|17917457

DANH SÁCH NHÓM
STT
27

Họ và tên
Nguyễn Thành Doanh

28


Trần Thị Dung

29

Nguyễn Sơn Dương

30

Bùi Phương Duyên

31

Tăng Nguyên Giáp

32

Chu Thị Ngọc Hà

33
34
35
36
37

Nguyễn Hải Hà
Đỗ Thu Hằng
Nguyễn Thu Hằng
Nguyễn Nhật Hào
Nguyễn Đình Hiếu


38

Trần Đức Hiếu

39

Vũ Minh Hiếu

Cơng việc được giao
Mức độ hồn thành
Trình bày nhà xã hội
học Max Weber
Thư kí, trình bày nhà
xã hội học Karl Max
Trình bày nhà xã hội
học Durkheim
Trình bày nhà xã hội
học Herbert Spencer
Trình bày nhà xã hội
học Max Weber
Trình bày nhà xã hội
học Augustecomte, tổng
hợp word
Làm powerpoint
Thuyết trình
Thuyết trình
Làm powerpoint
Trình bày nhà xã hội
học Karl Max
Trình bày nhà xã hội

học Durkheim
Trình bày nhà xã hội
học Herbert Spencer


lOMoARcPSD|17917457

BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Lần 1
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHĨM
Nhóm: 3
Buổi làm việc lần thứ: 1
Địa điểm làm việc: zoom
Thời gian làm việc: từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, ngày 13 tháng 10 năm 2021
Thành viên có mặt:
1. Chu Thị Ngọc Hà
2. Trần Thị Dung
3. Bùi Phương Duyên
4. Nguyễn Thu Hằng
5. Nguyễn Hải Hà
6. Nguyễn Sơn Dương
7. Nguyễn Thành Doanh
8. Trần Đức Hiếu
9. Tăng Nguyên Giáp
10.Nguyễn Nhật Hào
Mục tiêu: Phân chia công việc cho các thành viên, thời gian thực hiện cho từng cơng
việc

Nội dung cơng việc:
1. Nhóm tìm tài liệu lý thuyết và thực hành, chuẩn bị phần phản biện cùng câu hỏi.




-

thư kí
tìm tài liệu
làm word
cơng việc khác


lOMoARcPSD|17917457

Bùi Phương Duyên
Vũ Minh Hiếu
Nguyễn Sơn Dương
Trần Đức Hiếu
Tăng Nguyên Giáp
Nguyễn Thành Doanh

=>TG làm và hồn thành cơng việc: từ 14/10- hết 23/10
2. Nhóm đảm nhận cơng việc powerpoint, thuyết trình
-Các thành viên gồm: Nguyễn Nhật Hào
Nguyễn Hải Hà
Nguyễn Thu Hằng
Đỗ Thu Hằng
=>TG làm và hồn thành cơng việc: từ ngày 24/10- hết ngày 2/11

=> Một tuần cuối sẽ kiểm tra, kiểm duyệt, thực hành thử (3/11-9/11)
Nhóm trưởng

Thư kí

Chu Thị Ngọc Hà

Trần Thị Dung


lOMoARcPSD|17917457

BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Lần 2
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHĨM
Nhóm: 3
Buổi làm việc lần thứ: 2
Địa điểm làm việc: zoom
Thời gian làm việc: từ 9 giờ 40 phút đến 10 giờ 50 phút, ngày 18 tháng 10 năm 2021
Thành viên có mặt:

1. Chu Thị Ngọc Hà
2. Trần Thị Dung
3. Bùi Phương Duyên
4. Nguyễn Thu Hằng
5. Nguyễn Hải Hà
6. Nguyễn Sơn Dương

7. Nguyễn Thành Doanh
8. Trần Đức Hiếu
9. Tăng Nguyên Giáp
10. Nguyễn Nhật Hào
11.Đỗ Thu Hằng
12.Nguyễn Đình Hiếu
13.Vũ Minh Hiếu
Mục tiêu: Phân chia công việc cho các thành viên nhóm 1 và thời gian thực hiện cho từng
cơng việc
Nội dung cơng việc:
1. Nhóm tìm tài liệu lý thuyết và thực hành.

• Chu Thị Ngọc Hà trình bày nhà xhh Auguste comte
• Trần Thị Dung và Nguyễn Đình Hiếu trình bày nhà xhh Karl Max


lOMoARcPSD|17917457

• Bùi Phương Dun và Vũ Minh Hiếu trình bày nhà xhh Herbert Spencer
• Nguyễn Sơn Dương và Trần Đức Hiếu trình bày nhà xhh Durkheim


lOMoARcPSD|17917457

• Tăng Ngun Giáp và Nguyễn Thành Doanh trình bày nhà xhh Max Weber
=>TG làm và hồn thành cơng việc: từ ngày 18/10- hết ngày 19/10

Nhóm trưởng
Chu Thị Ngọc Hà


Thư kí
Trần Thị Dung


lOMoARcPSD|17917457

PHẦN MỞ ĐẦU:
PHẦN NỘI DUNG:
Chương I: Quan điểm của các nhà xã hội học trên thế giới.
I. Điều kiện hình thành và lịch sử hình thành xã hội học trên thế giới.
1. Điều kiện hình thành.
2. Lịch sử hình thành.
II. Quan điểm của các nhà xã hội học trên thế giới.
1. Auguste Comte.
2. Karl Max.
3. Herbert Spencer.
4. Émile Durkheim.
5. Max Weber.
Chương II:Liên hệ với Việt Nam.
I. Lịch sử hình thành xã hội học ở Việt Nam.
II. Quan niệm về xã hội học của các nhà xã hội học ở Việt

Nam. PHẦN KẾT LUẬN:


lOMoARcPSD|17917457

PHẦN MỞ ĐẦU:
Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu có hệ thống về quan hệ giữa con người
và xã hội cùng các quy luật hoạt động, biến đổi của xã hội trong các điều kiện khác

nhau. Những nghiên cứu xã hội học giúp ích rất nhiều cho các chính trị gia, các nhà
hoạt động, quản lý, đề xuất chính sách để tổ chức xã hội, các luật sư.. khi họ muốn
tìm hiểu về nguyên nhân và hệ quả của các vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội.
Nhà xã hội học nghiên cứu sự hình thành, phát triển, cấu trúc và mơ hình xã hội, quan
hệ qua lại giữa các nhóm người và các cộng đồng xã hội.


lOMoARcPSD|17917457

Hiện nay xã hội học đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới
nhất là ở các nước phương tây vào nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn hình thành của Xã
hội học, với sự ra đời của các khoa đào tạo về xã hội học trong các trường đại học ở
Đức, Mỹ, Pháp, cùng với việc phát hành tờ tạp chí xã hội học (1896) và sự phát triển
nhanh chóng của đội ngũ các nhà nghiên cứu và giảng dạy về xã hội học ở các trường
đại học. Trong thời kỳ này, nhiều công trình nghiên cứu về xã hội học lần đầu tiên ra
đời tại Pháp, Anh, Đức với những nhà xã hội học đi tiên phong như Auguste Comte,
Karl Marx, Herber Spencer, Emile Durkheim, G Simmel, Max Werber,... , Đến giữa
thế kỷ XX, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội học ở hai khu vực lớn trên thế
giới là Châu Âu và nước Mỹ đã hình thành nên hai cách tiếp cận về đối tượng nghiên
cứu của xã hội học là: nghiên cứu cấu trúc xã hội và hành vi xã hội ,bởi thế mà xã hội
học ngày càng khẳng định được vai trị quan trọng của mình đối với sự ổn định và
phát triển xã hội. Vào cuối những năm 80, do sự phát triển của xã hội nhiều vấn đề
nảy sinh trong xã hội, đứng trước vẩn đề đó tại các nước xã hội chủ nghĩa người ta đã
tách xã hội học ra trở thành một ngành khoa học độc lập. Qua quá trình hình thành và
phát triển trong thời gian qua xã hội học đã thể hiện rõ là một ngành khoa học độc lập
và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.


lOMoARcPSD|17917457


PHẦN NỘI DUNG:
Chương I.
QUAN NIỆM VỀ XÃ HỘI HỌC CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC TRÊN
THẾ GIỚI.
I. ĐIỀU KIỆN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC TRÊN THẾ GIỚI.
1. Điều kiện ra đời của các nhà xã hội học trên thế giới.

Do sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong
kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sổng kinh tế - xã hội của các tầng lớp,
giai cấp và các nhóm xã hội, kéo theo những tệ nạn xã hội xuất hiện, trở thành mối
quan tâm, lo lang lớn của xã hội, trong đó nạn thất nghiệp, nghèo khổ và suy thối về
đạo đức,... Chính sự thay đổi về kinh tế, xã hội đã kéo theo sự thay đổi trong cách
thức tổ chức gia đình. Loại gia đình truyền thống nhiều thế hệ, đa thê trong xã hội
nơng nghiệp khơng cịn phù hợp đã biến đổi thành gia đình hạt nhân hai thế hệ là đặc
trưng cho xã hội cơng nghiệp. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn
định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ
cuộc sống đang biến động đó.
Sự chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, từ chế độ
quản lý xã hội truyền thống sang chế độ quản lý xã hội hiện đại đã tạo ra những biến
đổi to lớn trong tất các lĩnh vực của đời sống. Cùng với đó là sự phân hóa xã hội, sự
phân chia giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc đã làm xuất hiện một cơ cấu xã hội phân
tầng, bất bình đẳng, trong đó một thiểu số người nắm giữ tư liệu sản xuất, nắm quyền
thống trị đa số người, mặt khác trong từng giai tầng xã hội cũng diễn ra những biến
đổi to lớn. Quan hệ xã hội giữa con người với con người trong sản xuất, phân phối,
tiêu dùng và sinh hoạt bị biến đổi sâu sắc.
Vào nửa thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh sau đó lan sang
các nước khác ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Cuộc cách mạng đã làm biến đổi đời sống xã
hội nông nghiệp một cách sâu sắc, làm xuất hiện nhiều hiện tượng và vấn đề xã hội
mới. Quá trình cơng nghiệp hóa đã đưa đến những thay đổi trên lĩnh vực kinh tế xã
hội ở Châu Âu.Một nền sản xuất mới nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp đã kéo

theo vô số các hiện tượng xã hội mới mẽ, đã lôi kéo sự chú ý của các nhà triết học,
các nhà nghiên cứu, địi hỏi phải có một bộ mơn khoa học giúp giải thích, giải quyết


lOMoARcPSD|17917457

những vấn đề xã hội. Tất cả những điều này đã góp phần hình thành bộ mơn Xã hội
học và thúc đẩy môn khoa học này phát triển một cách nhanh chóng.
Xã hội học ra đời đã làm thay đổi nhận thức, thay đổi thế giới quan và phương
pháp luận của con người về sự biến đổi trong đời sống kinh tế, vãn hóa, chính trị xã
hội.
2. Lịch sử hình thành xã hội học.
Xã hộị học là một bộ môn khoa học độc lập ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX ở
phương Tây, nơi diễn ra sự biến đổi xã hội một cách căn bản. Những căn cứ lịch sừ
cho thấy sự hình thành và phát triển của khoa học xã hội học là một tất yếu về mặt lý
luận và thực tiễn gắn liền với quá trình biến đổi xã hội từ kinh tế nông nghiệp sang
kinh tế công nghiệp, từ cơ cấu xã hội truyền thống sang cơ cấu xã hội hiện đại, từ
hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sang hình kinh tế tư bản chủ nghĩa. Xã hội học
ra đời gắn liền với những điều kiện khách quan và chủ quan trong tiến trình phát triển
của lịch sử xã hội, những điều kiện và căn cứ đó được biểu hiện cụ thể qua những cơ
sở khoa học và thực tiễn.
Nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn hành thành của Xã hội học, với sự ra đời của
các khoa đào tạo về xã hội học trong các trường đại học ở Đức, Mỹ, Pháp, cùng với
việc phát hành tờ tạp chí xã hội học (1896) và sự phát triển nhanh chóng của đội ngũ
các nhà nghiên cứu và giảng dạy về xã hội học ở các trường đại học. Trong thời kỳ
này, nhiều cơng trình nghiên cứu về xã hội học lần đầu tiên ra đời tại Pháp, Anh, Đức
với những nhà xã hội học đi tiên phong như Auguste Comte, Karl Marx, Herber
Spencer, Emile Durkheim, G Simmel, Max Werber,... tiếp sau học thuyết về thực
chứng luận và vật lý học xã hội của A.Comte, K. Marx đã đưa ra học thuyết về hình
thái kinh tế- xã hội và lý luận về đấu tranh giai cấp. H. Spencer đưa ra lý thuyết về

tiến hóa luận, E. Durkheim đưa ra quan điểm đối tượng của xã hội học là các “sự kiện
xã hội” để thay thế cho tâm lý học cá nhân, G. Simmel đưa ra lý thuyết về hình thức
tương tác xã hội, M. Werber đưa ra lý thuyết về hành động xã hội. Mỗi tác giả đều có
những tìm tịi, nghiên cứu riêng biệt nhằm phát triển các lý thuyết của xã hội học và
mở đường cho sự hình thành các trường phái khoa học khác nhau trong xã hội học ở
thế kỷ XX.
Sau Comte và Durkheim, Spencer, Marx, Weber, là sự phát triển nở rộ của xã
hội học châu Âu cùng với những thành tựu liên tiếp đạt được trong các lĩnh vực khoa


lOMoARcPSD|17917457

học, kỹ thuật, công nghệ. Xã hội học đã ngày càng khẳng định vị trí và vai trị quan
trọng trong đời sống xã hội. Trong những năm đầu của thế kỷ XX đã hình thành một
loạt các trường phái, lý thuyết về xã hội học tại khắp mọi nơi trên thể giới, đặc biệt là
Châu Âu, và cùng với nó là việc đẩy mạnh xu hướng nghiên cứu về xã hội học thực
nghiệm.
Đến giữa thế kỷ XX, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội học ờ hai khu
vực lớn trên thế giới là Châu Âu và nước Mỹ đã hình thành nên hai cách tiếp cận về
đối tượng nghiên cứu của xã hội học là: nghiên cứu cấu trúc xã hội và hành vi xã hội.
Đó cũng là hai trào lưu lớn buổi đầu trong nghiên cứu về xã hội học trên thế giới: xã
hội học cấu trúc và xã hội học hành vi. Từ những năm 50 ở Châu Âu và Mỹ, xã hội
học đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học ở Pháp, Đức rồi đến Anh nó
chứng tỏ những kiến thức về xã hội học đã trở nên ổn định và có ích chung cho toàn
xã hội. Các nhà xã hội học được chính phủ và các tổ chức xã hội mời tham gia tư vấn
trong các chương trình xã hội và hoạch định các chính sách về xã hội. Từ đó xã hội
học phát triển mạnh mẽ và mở rộng ra các lĩnh vực chuyên ngành, được tổ chức ứng
dụng và thực nghiệm một cách rộng rãi. Nhờ việc áp dụng những kết quả nghiên cứu
thực nghiệm vào đời sống, các kiến thức về xã hội học đã góp phần quan trọng trong
việc duy trì trật tự xã hội và ổn định hệ thống chính trị xã hội tại các nước tư bản, nó

giúp giảm thiểu và hạn chế những xung đột xã hội, làm tăng thêm hiệu quả của hoạt
động quản lý và kiểm sốt xã hội, góp phần làm gia tăng đối với năng suất lao động
xã hội.Đổng thời, cũng từ những năm 1960 trở đi, xã hội học thế giới đã phát triển
theo hướng chung, có sự thâm nhập vào nhau giữa xã hội học Mỹ và xã hội học Châu
Âu. Bên cạnh sự phát triển của các trào lưu xã hội học phương Tây và Mỹ là sự nở rộ
của những trường phái khoa học khác nhau trong đó có các nước xã hội chủ nghĩa
như Liên Xô, Bungari, Hungari, Ba Lan,... tại những nước này xã hội học đã phát
triển theo hướng tiếp cận riêng, lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử làm cơ sở cho nhận thức luận và tập trung nghiên cứu các hình thái kinh tế
- xã hội cùng với những vấn đề lý luận cơ bản về nhận thức xã hội. Xã hội học phát
triển ở các quốc gia này được gọi chung là trường phái xã hội học Max xít. Trường
phái xã hội học Marxist đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của những
quốc gia này theo hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và có những đóng góp rất lớn
cho sự phát triển của xã hội học nói nói riêng.


lOMoARcPSD|17917457

Thời kỳ này được coi là giai đoạn xã hội học đi vào cuộc sống, nhiều trường
phái xã hội học tiếp tục ra đời hòa nhập vào trường phái xã hội học Max xít và trào
lưu xã hội học thế giới. Vào cuối những năm 80, do sự phát triển của xã hội nhiều
vấn đề nảy sinh trong xã hội, đứng trước vẩn đề đó tại các nước xã hội chủ nghĩa
người ta đã tách xã hội học ra trở thành một ngành khoa học độc lập. Bên cạnh đó
phân ngành xã hội học cũng ngày một phân nhỏ hơn, nhiều phân ngành xã hội học
mới ra đời đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Cho tới nay, số lượng các lý thuyết
xã hội học nói chung cũng như cấp độ lý luận chuyên biệt đã tăng lên rất nhiều. Cùng
với sự phát triển về các cấp độ lý thuyết và sự hoàn thiện tăng lên đáng kể về các
phương pháp nghiên cứu, điều tra xã hội học.
Trước hết là, sự thống nhất ba cấp độ phương pháp nghiên cứu xã hội học:
Cấp độ phương pháp luận, cấp độ phương pháp nghiên cứu và cấp độ kỹ thuật nghiên

cứu điều tra.
Hai là, sự thong nhất giữa phương pháp nghiên cứu định tỉnh và phương pháp
nghiên cứu định lượng, giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa nghiên
cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, giữa cấp độ đại cương và nghiên cứu
chuyên biệt.
Hiện nay xã hội học đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới, và
nó ngày càng khẳng định được vai trị quan trọng của mình đối với sự ổn định và phát
triển xã hội.


lOMoARcPSD|17917457

II. QUAN NIỆM VỀ XÃ HỘI HỌC CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC TRÊN

THẾ GIỚI.
1. Auguste comte
a.Tiểu sử

+Auguste Comte là nhà triết học thực chứng, nhà Xã hội học người Pháp, là
người đã có cơng đầu tiên đối với việc đặt nền móng cho khoa học xã hội học cùng
với sử dụng thuật ngữ “xã hội học” (Sociology) vào năm 1838 để chỉ một lĩnh vực
khoa học chuyên nghiên cứu về các quy luật của tổ chức xã hội, Auguste Comte
được các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới suy tôn là người khai sinh ra xã hội
học. b.Quan niệm:
+Aguste Comte coi đối tượng nghiên cứu của xã hội học là quy luật của hiện
tượng xã hội.
+Auguste Comte cho rằng xã hội học phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã
hội và lập lại trật tự xã hội dựa vào các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội do xã hội
học nghiên cứu phát hiện được.
+Theo ơng thì xã hội học giống khoa học tự nhiên như vật lý học, sinh vật học

trong việc vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu để tìm hiểu bản chất của xã
hội. Vì vậy,Comte cịn gọi xã hội học là vật lý học xã hội.
+Auguste Comte tin rằng Xã hội học dùng phương pháp thực chứng để nghiên
cứu xã hội, tức là thu thập thông tin, xử lý thông tin, xây dựng giả thuyết, kiểm tra giả
thuyết, so sánh và tổng hợp dữ liệu để làm sáng tỏ các quy luật tổ chức và biến đổi xã


lOMoARcPSD|17917457

hội. Ông chia phương pháp xã hội học thành những nhóm: quan sát, thực nghiệm, so
sánh, phân tích lịch sử.
-Phương pháp quan sát: Để giải thích các sự kiện, hiện tượng trong xã hội thì
phải quan sát nó, thu thập các bằng chứng về nó,ơng cũng chỉ ra các bước, quy trình
cụ thể để tiến hành quan sát.
-Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm được hiểu là việc tạo ra những điều
kiện nhân tạo để xem xét ảnh hưởng của chúng tới một hiện tượng, sự kiện xã hội
nhất định. Comte cho rằng khó có thể tiến hành thực nghiệm trong phịng thí nghiệm
đối với cả một hệ thống xã hội. Nhưng trong thực tế một sự kiện hiện tượng nào đó
đang xảy ra nhà xã hội học hồn tồn có thể tiến hành thực nghiệm tự nhiên vào bất
kỳ lúc nào khi trong quá trình xảy ra sự kiện, hiện tượng xã hội, bằng các tác động có
chủ đích, nhà xã hội học có thể can thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu để xem
xét phản ứng của sự kiện, hiện tượng đó.
-Phương pháp so sánh: ơng cho rằng việc so sánh các sự vật, hiện tượng hay
quá trình xã hội trong xã hội hiện tại với xã hội trong quá khứ, hay so sánh các hình
thức, hình dạng, loại xã hội với nhau có thể giúp nhà nghiên cứu thấy được sự giống
nhau, khác nhau giữa các xã hội đó, qua đó nhà xã hội học có thể phân tích, khái quát
được các đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội.
-Phương pháp phân tích lịch sử: ông coi phương pháp này là một dạng phương
pháp so sánh, so sánh xã hội hiện tại với xã hội trong quá khứ. Nhưng sau khi phát
hiện ra quy luật “quy luật 3 giai đoạn” ông đã chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của

phương pháp này. Đối với phương pháp này đòi hỏi việc quan sát phải tỉ mỉ, kỹ
lưỡng sự vận động lịch sử của các xã hội, các sự kiện, các hiện tượng xã hội để chỉ ra
xu hướng, tiến trình biến đổi xã hội.
c. Đóng góp
+Phương pháp luận của Comte cho thấy nó có ý nghĩa rất quan trọng đặt nền
móng cho xã hội học trong bối cảnh lý luận và phương pháp khoa học xã hội đầu thế
kỷ XIX. Mặc dù ông chưa chỉ ra được đầy đủ các tiêu chuẩn khoa học như ngày nay
nhưng những quan điểm của Auguste Comte đã mở đầu cho thời kỳ xây dựng và phát
triển một khoa học mới mẻ mà Comte gọi là xã hội học hay vật lý học xã hội.


lOMoARcPSD|17917457

+Auguste Comte phát triển vật lý học xã hội (Social physics) cái mà sau này
ông gọi là Xã hội học. Ông cho rằng xã hội học nên được chia thành hai bộ phận
chính: tĩnh học xã hội và động học xã hội.
-Tĩnh học xã hội: chuyên nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành
phần xã hội và các mối liên hệ của chúng (Gia đình, nhà nước, các nhóm...).
-Động học xã hội: đi vào nghiên cứu quy luật biến đổi xã hội trong quá trình
lịch sử xã hội. Theo ông, xã hội luôn vận động và phát triển chứ không ở trạng thái
đứng im. Nguyên nhân của quá trình vận động và phát triển của xã hội, theo Comte là
do sự biến đổi của quan điểm, hệ thống tư tưởng, ý chí của con người. Trên cơ sở
quan điểm này, ông đưa ra quy luật ba giai đoạn về tri thức để giải thích sự phát triển
của các hệ thống tư tưởng và cơ cấu xã hội bằng các giai đoạn phát triển củạ xã hội
lồi người từ thấp đến cao dựa vào trình độ phát hiển tri thức loài người là: thứ nhất
giai đoạn thần học tương ứng với xã hội chiếm hữu nô lệ; thứ hai: giai đoạn siêu hình
tương ứng với xã hội phong kiến, thứ ba là giai đoạn thực chứng tương ứng với xã
hội tư bản chủ nghĩa.
• Giai đoạn thần học được đặc trưng bởi sự nhận thức mang tính thần bí, thần thánh
tin vào các thế lực siêu nhiên. Thế giới xã hội là do thượng đế sáng tạo ra. Con

người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, và bất lực trước sức mạnh của nó.
• Giai đoạn siêu hình được đặc trưng bởi nhận thức cảm tính, kinh nghiệm chứ
không nặng về niềm tin vào thần thánh như giai đoạn trước việc giải thích dựa vào
thế lực trừu tượng.
• Giai đoạn thực chứng được đặc trưng bởi nhận thức khoa học giải thích các sự vật
hiện tượng trên cơ sở khoa học, sự hiểu biết các mối liên hệ và các quy luật. Trong
giai đoạn này, các nhà tri thức có khả năng đóng vai trị là thủ lĩnh, lãnh đạo và
quản lý xã hội.
Dựa vào quy luật ba giai đoạn, Comte cho rằng sự phát triển xã hội theo 3 giai
đoạn diễn ra theo phương thực tiến hóa dần dần khơng phải bằng con đường, đấu
tranh xã hội với các bước nhảy vọt. Việc xã hội học ra đời ở giai đoạn cuối q trình
tiến hóa là một tất yếu lịch sử. Lý thuyết ba giai đoạn đã chỉ ra rằng các giai đoạn
chuyển tiếp nên nó thường có sự bất ổn, mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới. Trong đó


lOMoARcPSD|17917457

hệ thống văn hóa bao gồm đạo đức, tinh thần sẽ quy định sự phát triển của hệ thống
xã hội, cơ cấu xã hội.
d.Kết luận:
+ Auguste Comte đã có những đóng góp to lớn cho sự ra đời và hình thành
phát triển cùa xã hội học. Ông là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu về bản chất của một
khoa học về các quy luật tổ chức xã hội và vạch ra bộ phận cơ bản của xã hội học là
nghiên cứu về trật tự và biến đổi xã hội; ông chỉ ra bản chất của xã hội học là phải sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong đó nhấn mạnh tới phương pháp quan
sát, so sánh, thực chứng, phân tích trong việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu về các
hiện tượng xã hội; ơng đã đưa ra quan niệm về phương pháp luận, cơ cấu của xã hội
và đưa ra quy luật ba giai đoạn của lịch sử trong đó nhấn mạnh tới vai trị của yếu tổ
nhận thức đối với sự biến đổi xã hội.
2.Karl Max (1818-1883)

a. Tiểu sử

+ Karl Marx sinh năm 1818 ở Treves, mất năm 1883 ở London, ông là nhà
khoa học cách mạng, nhà kinh tế học, triết học người Đức. Ơng cịn là người sáng lập
ra chủ nghĩa cộng sản khoa học. Các nghiên cứu của ông được đông đảo các nhà xã
hội học thừa nhận và có ý nghĩa trong xã hội học. Những cơng trình nghiên cứu nổi
tiếng của Karl Marx như: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản - 1848; Phác thảo Kinh tế
chính trị học - 1859; Tư bản 1863-1867; Phê phán cương lĩnh Gô ta; Bản thảo kinh tế
- triết học; Gia đình thần thánh; Hệ tư tưởng Đức.


lOMoARcPSD|17917457

b. Quan niệm của Karl Max về Xã Hội Học.
+ Ông dùng chủ nghĩa duy vật lịch sử để lý luận và đưa ra phương pháp luận
trong nghiên cứu Xã hội học, đặc biệt là trong nghiên cứu Xã hội học Macxit. Marx
thường được nhớ đến vì đã đưa ra lý thuyết xã hội học xung đột về cách xã hội vận
hành. Ơng đã hình thành lý thuyết này bằng cách lần đầu tiên chuyển một nguyên lý
triết học quan trọng của thời đại lên đầu nó - Phép biện chứng Hegel, Hegel-nhà triết
học hàng đầu của Đức. Trong thời kỳ đầu nghiên cứu, Marx đã đưa ra lý thuyết rằng
đời sống xã hội và xã hội phát triển từ tư tưởng. Nhìn ra thế giới xung quanh, với sự
ảnh hưởng ngày càng tăng của công nghiệp tư bản đối với tất cả các khía cạnh khác
của xã hội, Marx đã nhìn nhận mọi thứ khác hẳn.
+Ơng đã đảo ngược phép biện chứng của Hegel, và thay vào đó lý thuyết rằng
chính những hình thức kinh tế và sản xuất hiện có - thế giới vật chất - và những trải
nghiệm của chúng ta bên trong những hình thức này hình thành nên tư tưởng và ý
thức. Về điều này, ông đã viết trong Capital, Tập 1, "Lý tưởng không gì khác hơn là
thế giới vật chất được bộ óc con người phản ánh và chuyển thành các dạng tư
tưởng". Cốt lõi của tất cả lý thuyết của ông, quan điểm này được gọi là "chủ nghĩa
duy vật lịch sử". Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự vận dụng chủ nghĩa duy vật và phép

biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mac chỉ ra
quy luật vận động khách quan của xã hội. Ơng nói: “Tơi coi sự vận động XH là một
quá trình lịch sử tự nhiên".
+Về bản chất của xã hội ông cho rằng xã hội chẳng qua chỉ là sự tác động qua
lại giữa người với người mà thôi. Xã hội là xã hội của con người. Quan điểm về vấn
đề bất bình đẳng và phân tầng xã hội của Mac: trong mọi xã hội có phân chia giai cấp
đều có dấu hiệu của bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội. Gốc gác cơ bản của nó
là sự khác biệt sự đối lập giữa các tập đoàn người trong quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất. Sự đối lập khác biệt về lơi ích kinh tế dẫn tới sự đối lập về quyền lực
chính trị-xã hội và tinh thần giữa các tập đồn người. Sự bất bình đẳng xuất hiện dẫn
đến phân tầng xã hội. Marx đã chứng kiến một trật tự xã hội tư bản với một thiểu số
người là giai cấp tư sản bóc lột, áp bức, thống trị đa số người khác là giai cấp cơng
nhân. Từ đó, Marx đã có hệ thống quan điểm phản ánh sâu sắc những biến đổi của
thế kỷ XIX với các cuộc cách mạng chính trị, cơng nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, ơng
đã tham gia tổ chức và lãnh đạo các hoạt động cách mạng nhằm đấu tranh xóa bỏ chế


lOMoARcPSD|17917457

độ người bóc lột người tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa - xã hội. Ông cho
rằng cơ sở của sự phân hóa xã hội thành các giai cấp là các mối quan hệ xã hội, ở đó
hàm chứa những xung đột đối kháng.
+Mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực của lịch sử, của sự phát
triển xã hội, bởi sau những cuộc cách mạng xã hội sẽ có những thay đổi về lực lượng
sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, tức là một phương thức mới ra
đời, cao hơn, tiến bộ hơn phương thức sản xuất cũ.
c. Đóng góp của Karl Max

+Về mặt lý luận: Ơng đã đóng góp cho sự phát triển xã hội bằng một loạt các
phạm trù, các khái niệm và lý thuyết cho phép xã hội học nghiên cứu được cấu trúc

xã hội, hành động xã hội và biến đổi xã hội như: Khái niệm phân cơng lao động và sự
tha hóa lao động, khái niệm cơ cấu xã hội và hình thái kinh tế xã hội, giai cấp và đấu
tranh giai cấp... Nhờ những khái niệm, phạm trù, lý thuyết mà các nhà khoa học đã
giải thích được những vấn đề xã hội một cách khoa học hơn.
+Về mặt thực tiễn: ông đã chỉ rõ nhiệm vụ của khoa học xã hội là giải thích các
hiện tượng và q trình xã hội, góp phần vào sự cải biến xã hội. Trên cơ sở nhận thức
khoa học về quy luật vận động xã hội, con người có thể và phải cải tạo xã hội cho
phù hợpvới quy luật.
+Về mặt tư tưởng và chính trị: ơng cho rằng khoa học xã hội phải phục vụ cho
sự nghiệp giải phóng con người và giải phóng xã hội thốt khỏi sự tha hóa, thốt khỏi
sự áp bức, bóc lột và tiến tới xây dựng một xã hội mới trong đó sự phát triển tự do
của tất cả mọi người.
+Về mặt phương pháp luận: Marx đã phát triển phép duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Marx đã áp dụng phương pháp này vào việc xem xét mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng, giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Các nghiên cứu của Marx thể hiện
rõ các nguyên tắc khoa học, các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu. Các
phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các cuộc điều tra khảo sát xã hội học
hiện nay.



×