Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của một vùng văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.75 KB, 28 trang )

lOMoARcPSD|17917457

lOMoARcPSD|17917457

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH
DOANH
🙦🙦🙦🙦🙦

BÀI THẢO LUẬN
CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Đề tài:

Tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của một
vùng văn hóa Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: Dương Hồng Hạnh
Lớp học phần: 217BENTI011
Nhóm: 9
Hà Nội, tháng 1 năm 2021


Mục Lục
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………..................................................................
3. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………………….
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………...
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………...
6. Kết cấu tiểu luận…………………………………………………………………………


II. Phần nội dung………………………………..............................................................
1 Giới thiệu chung về văn hoá lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ…………………………..
1.1 Khái quát về văn hoá lễ hội của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ…………….................
1.2 Nét độc đáo đặc trưng trong văn hoá lễ hội vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ…………...
2. Những đặc điểm chung về lễ hội chùa Keo……………………………………………...
2.1 Những nét độc đáo đặc trưng trong lễ hội chùa Keo…………………………………...
2.2 Những giá trị của lễ hội mang lại đối với nhân dân……………………………………
2.3 Những khó khăn thách thức hiện tại của lễ hội chùa Keo……………………………...
2.4 Đưa ra những giải pháp cụ thể, thực tiễn để khắc phục những khó khăn………………

III. Kết luận………………………………………………………………………………
Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Có một hành tinh mang tên Trái Đất và ở đó có một đất nước nhỏ xinh đẹp hình chữ S
nằm bên bờ biển Đơng bao la sóng vỗ mang tên Việt Nam. Việt Nam, cái nơi văn hố
được chắt lọc qua hàng nghìn năm. Và có lẽ trung tâm của mọi tinh tuý của nền văn hố
ấy khơng thể thiếu vùng văn hố châu thổ Bắc Bộ với vơ số nét văn hố truyền thống
dường như nơi đây mỗi tấc, mỗi bước đi ta đều cảm nhận được một câu chuyện một nét
văn hố mang ý nghĩa riêng . Đó cũng chính là lý do nhóm cơ sở văn hố chúng tơi


quyết định tìm hiểu nền văn hố lễ hội nơi đây đặc biệt là lễ hội chùa Keo. Tại sao không
phải một lễ hội khác mà lại là lễ hội chùa Keo nó có gì đặc biệt ?
Vùng văn hố châu thổ Bắc Bộ nằm giữa sông Hồng và sông Mã, nơi đây chứa mọi tinh
tuý của dân tộc Việt như văn hố Đơng Sơn, văn hố Đại Việt và văn hố Việt Nam.
Cũng chính trung tâm này văn hố Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ . Sự lan
truyền ấy chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hoá Việt sự sáng tạo của người dân Việt.
Do vậy văn hố nơi đây vừa có những nét đặc trưng của văn hoá Việt vừa mang những
nét riêng đặc sắc về văn hóa vùng, ngồi ra vùng văn hố châu thổ Bắc Bộ cịn là sự

giao hồ giữa thiên nhiên và con người nơi đây , phát triển dựa trên sự thừa kế và phát
huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc văn hố của khu vực và nhân loại
Trên mảnh đất quyến rũ thiêng liêng này có một lễ hội thật đặc biệt diễn ra tại ngơi chùa
cổ nhất Việt Nam đó chính là lễ hội chùa Keo Thái Bình. Mỗi năm, chùa Keo mở hội hai
lần, hội Xuân mùng 4 tháng Giêng âm lịch, hội Thu diễn ra vào trung tuần tháng Chín
âm lịch với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao mang tính dân gian, gẫn gũi với
nét sinh hoạt của cư dân trồng lúa nước đồng bằng châu thổ sông Hồng. Lễ hội được mở
hằng năm để nhân dân trong vùng dân hương, ngưỡng vọng, thành kính tri ân Đức Phật,
Đức Thánh , tưởng nhớ công đức của Quốc sư Dương Khơng Lộ, các bậc tiền nhân có
cơng hộ quốc, an dân và những người có cơng dựng chùa. Ngồi ra tháng 10-2017, chùa
được đón nhận Bằng ghi danh Lễ hội chùa Keo là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Vậy nên áp dụng với những lý thuyết và hiểu biết kiến thức đã tích lũy qua các tiết học
Cơ sở văn hoá Việt Nam cùng với những nguồn tài liệu nhóm chúng tơi đã cùng nhau
trao đổi thảo luận về lễ hội chùa Keo
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những nét văn hố độc đáo của lễ hội chùa Keo ở vùng văn hoá châu thổ Bắc
Bộ, những nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá lễ hội. Từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả của lễ hội chùa keo nói riêng và các lễ hội ở Việt Nam nói
chung


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày hệ thống những đặc điểm, nét đặc trưng của lễ hội chùa Keo ở vùng văn hố
châu thổ Bắc Bộ
Trình bày và phân tích thực trạng hiện tại thơng qua góc nhìn đa chiều, tài liệu có tính
chính xác cao
Đưa ra hệ thống các giải pháp toàn diện và khả thi dựa trên thực trạng hiện tại của cả
nước nói chung và lễ hội chùa Keo nói riêng và cả nước nói chung
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng

- Đặc điểm chung của lễ hội chùa Keo ở vùng châu thổ Bắc Bộ
Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi không gian: tại chùa Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Phạm vi thời gian ; từ khi có lễ hội chùa Keo đến nay tiếp cận nghiên cứu các giá trị
lễ hội
5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu và tiến hành thu thập tài liệu, thông tin
theo các yếu tố thời gian không gian
Tổng hợp phân tích các tài liệu trên các trang mạng, sách báo, tài liệu tham khảo
6. Kết cấu của Tiểu luận
Gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận


II.PHẦN NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về văn hóa lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ
1.1 Khái quát văn hóa lễ hội ở vùng văn hố châu thổ Bắc Bộ
Trước hết, chúng ta hãy hiểu lễ hội là gì ? Lễ hội là một trong những ‘hoạt động văn hoá

cao’, ‘hoạt động văn hoá nổi trội’ trong đời sống con người đồng thời nó là hiện tượng
lịch sử , hiện tượng văn hố có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trị trong đời sống
xã hội.. Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần chính, diễn ra
ngắn nhưng khơng thể thiếu được mang ý nghĩa tạ ơn và xin thần linh bảo trợ. Khơng
những thế phần này có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn
học truyền thống, thẩm mỹ triết học sâu sắc của cộng đồng. Còn phần hội là phần hạt
nhân của lễ hội có hai loại thức cúng một là loại thức cúng phổ biến như oải hương hoa
quả, hai là thức cúng mang tính nghi lễ riêng biệt như món bánh trôi của đền Hát Môn…
Đặc trưng của dân cư châu thổ Bắc Bộ là sống bằng nghề trồng lúa nước. Ban đầu, lễ hội
chỉ là hình thức để người dân giải trí giữa những vụ mùa rồi lâu dần nó lắng đọng và trở
thành một văn hóa tín ngưỡng.
Ở vùng châu thổ Bắc Bộ, lễ hội rất đa dạng, phong phú, rực rỡ về cả thời gian, mật độ và

số lượng. Lễ hội có thể chia theo mùa hoặc chia theo các khu vực, có thể chia thành hội
làng; hội vùng; hội của cả nước; nếu theo thời gian có thể chia thành lễ hội mùa xuân; lễ
hội mùa thu. Dù thuộc loại nào; khởi nguyên; các lễ hội ấy đều là hội làng của cư dân
nơng nghiệp; nói khác đi là các lễ hội nơng nghiệp.
Các tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như tục thờ Thành hồng, thờ mẫu, thờ ơng tổ
nghề…hiện diện ở hầu hết các làng quê ở vùng châu thổ Bắc Bộ.
Lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ không những phác họa về tơn giáo mà cịn mang đậm
chất văn hóa tín ngưỡng văn hóa. Những lễ hội thường được đồng nhất với lễ chùa chiền,
miếu mạo, nếu xét trong phạm vi hẹp nhất định. Khơng những thế lễ hội cịn là cầu nối


quá khứ với hiện tại giúp giới trẻ biết được công lao của tổ tiên, thêm tự hào về truyền
thống q hương đất nước.

Chính vì thế mà lễ hội ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có thể được ví như một bảo tàng
văn hóa tổng hợp, nơi đó lưu giữ rất nhiều các sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp.
Với cư dân ở làng quê châu thổ Bắc Bộ, lễ hội là môi trường cộng cảm văn hóa, cộng
mệnh.

1.2 Nét độc đáo đặc trưng trong văn hóa lễ hội của vùng châu thổ Bắc Bộ
Như đã trình bày ở trên, châu thổ Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, cũng là nơi
sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển tiếp nối lẫn nhau. Từ trung tâm này, văn hóa Việt
lan truyền vào Trung Bộ, Nam Bộ. Sự lan truyền ấy chứng tỏ văn hóa châu thổ Bắc Bộ là
sự giao hịa giữa thiên nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa khu vực và nhân loại.
Đây là vùng văn hóa đúng như PGS, TS. Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái
phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là một vùng
văn hóa độc đáo và đặc sắc.” Trong cái bao hàm đó thì đương nhiên văn hóa lễ hội của
đồng bằng châu thổ Bắc Bộ cũng khơng ngoại lệ, nó cũng có những nét độc đáo đặc
trưng, phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như địa hình tự nhiên để tạo nên những nét

thuộc về phong tục tín ngưỡng riêng biệt.

Ví dụ một số lễ hội độc đáo:
Hội gị Đống Đa (Hà Nội) – Mùng 5 Âm lịch
Hội gò Đống Đa xảy ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa,
phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Ðây là lễ hội thắng lợi, mừng cơng tích
lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn
Huệ) người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.


Lễ Hội Gò Đống Đa.

Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)- Từ mùng 6 đến 16 Âm lịch
Lễ hội Cổ Loa xảy ra từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng âm lịch tại đền thờ An Dương
Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sáng 6 Tết, hội mở bài bằng đám rước
Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng,
tàn che.
Sau đám rước Văn là màn tế lễ xảy ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa). tiếp theo là đám rước
thần của 12 xóm.


Ngồi ra trong lễ hội cịn có nhiều trị chơi khác nhau: chơi đu, thổi cơm thi, hát trù,
hát chèo…
Hội Cổ Loa kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc lễ hội. Lễ
hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương, người có cơng
dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa.

Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) – Từ mùng 6 đến hết tháng 3 Âm lịch
Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà
Nội. Ngày mồng sáu tháng Giêng là khai hội, thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 Âm

lịch.
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, khơng chỉ bởi cảnh đẹp mà nó cịn là một nét
đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân nước ta.
Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn
liền với núi rừng, và biến thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài
hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo.
Chùa Hương khơng chỉ cịn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là
giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa
tín ngưỡng
Lễ hội chùa Keo (Thái Bình) – Mùng 4 Âm lịch – Văn hóa lễ hội ở Bắc Bộ
Lễ hội chùa Keo được tổ chức tại Chùa Keo, xã độc nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Lễ hội được tổ chức trong hai kì một năm: Hội xuân từ ngày 4 Tết Nguyên đán.


Chùa Keo được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam với gác chng là
cơng trình kiến trúc được làm hoàn toàn bằng gỗ, như một hoa sen vươn lên giữa màu

xanh bát ngàn của quê lúa Thái Bình.
Hội chùa Keo thờ thiền sư Khơng Lộ, có cơng chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tơng, được
phong làm Quốc Sư. Mỗi khi lễ hội xảy ra đã lôi cuốn khách du lịch thập phương ở mọi
lứa tuổi, mọi tầng lớp cư dân trong vùng đến du xuân, cầu may mắn.
Trong khi xảy ra lễ hội còn kèm theo các trị chơi dân gian truyền thống, giải trí gắn liền
với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) – Khai hội mùng 6
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, khai hội vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến
hết tháng 3 Âm lịch, bắt đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất Cố đô Hoa Lư
tỉnh Ninh Bình.
Điều đáng chú ý ở kiến trúc chùa Bái Đính là không gian nơi đây luôn mở. Ngay từ khi
xây dựng với đại tượng Phật cịn đặt ở ngồi trời đã thu hút rất đơng các đồn người hành
hương chiêm bái.



ấn kiến trúc đất nước ta như dùng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh
Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm…
Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vịm mái màu nâu sẫm cong vút
hình đi chim phượng, nó khơng giống với nét thẳng thơ của chùa Trung Quốc. Các chi
tiết trang trí kiến trúc chùa cũng mang nét đặc trưng của các làng nghề truyền thống nổi
tiếng ở nước ta.
Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hồnh tráng mang đậm dấu
2

Những đặc điểm chung về lễ hội chùa Keo Thái Bình

2.1 Những nét độc đáo của lễ hội
- Khái quát về chùa Keo
+ Chùa Keo thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình, có tuổi đời gần 400 năm, vẫn giữ gần
như nguyên vẹn kiến trúc cổ kính đặc trưng của các ngơi chùa Việt.
+ Chùa Keo có tên là “Thần Quang Tự”, tọa lạc trên bờ sơng Thái Bình tại làng Keo
nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Dân gian cịn gọi ngơi chùa ở Thái
Bình là Keo trên, phân biệt với chùa Keo dưới ở Nam Định, theo dịng chảy của con
sơng.


Ngôi chùa Keo ngày nay được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng năm 1632 theo lối
kiến trúc “Nội công ngoại quốc” đặc trưng của kiến trúc chùa Việt Nam (có nghĩa là kiến
trúc bên trong theo hình chữ Cơng, bên ngồi theo hình chữ Quốc).Hiện nay, chùa Keo
có 17 cơng trình với 128 gian. Tồn bộ khn viên chùa rộng hơn 41.500m2, gồm 16 tòa
kiến trúc với 116 gian xây dựng. Trong khn viên chùa có 3 hồ lớn gồm hồ giữa tam
quan ngoại và tam quan nội và hai hồ phía sau dãy hành lang đơng và tây.
+ Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là cơng trình có quy mơ rộng lớn bậc nhất trong

các chùa cổ ở Việt Nam, bên cạnh đó là nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Bên
cạnh kiến trúc “Nội cơng, ngoại quốc” thì việc chùa được xây dựng quay mặt ra hướng
nam với điểm đầu là Tam quan ngoại và điểm cuối Gác chuông nằm trên một trục bắc –
nam được xem là đường “thần đạo” trong phong thủy kiến trúc.
+ Từ mặt đê đi xuống là tam quan ngoại. Men theo hồ sen hai bên tả, hữu là hai cổng tò
vò, giữa là tam quan nội. Qua tam quan là khu thờ Phật gồm chùa ông Hộ, tịa thiêu
hương và điện Phật. Phía trong khu thờ Phật là khu thờ Thánh thờ Thiền sư Không Lộ, vị
đại sư thời nhà Lý. Cuối cùng là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế. Hai dãy hành lang
Đông và Tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông gồm hơn hàng chục gian là nơi để Phật
tử sắp lễ và du khách nghỉ chân.
Lễ hội chùa Keo là lễ hội vùng, một năm thường mở hai lễ hội là Hội Xuân và Hội Thu.
Hội xuân được tổ chức vào ngày 4 Tết Nguyên Đán. Hội vui xuân chùa Keo xưa, ngồi lễ
Phật là các cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, trong đó đáng
chú ý là ba trị chơi: Bắt vịt, nấu cơm và ném pháo.
Hội thu mở từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hằng năm. Ngày 13 tháng 9 tức 100
ngày sau khi thiền sư Không Lộ qua đời, ngày 14 là ngày sinh của Người, hội mở thêm
ngày rằm là lễ tiết hàng tháng của đạo Phật. Nếu hội Xn ở làng Keo vừa có tính chất
thi tài, vừa là hội làng về phong tục thì hội Keo tháng 9 mang đậm tính hội lịch sử, hội
văn nghệ, gắn liền với cuộc đời thiền sư Không Lộ


Lễ hội chùa Keo là lễ hội tôn giáo ( phật giáo) do đó khơng có các hình thức lễ nghi.
Nói đến lễ hội tơn giáo là nói đến một trình tự Lễ và Hội, lễ trước hội sau. Trước khi
vào hội là việc thực hiện các hình thức nghi lễ với thần linh, sau đó là hội với các hình
thức diễn xướng
Quy trình thực hành lễ hội
-

Chuẩn bị lễ vật


Lễ vật dâng cúng cả trong lễ hội vui xuân và lễ hội tháng Chín đều được dân làng chuẩn
bị chu đáo từ trước ngày diễn ra lễ hội, với những sản vật quen thuộc của địa phương
như: xôi, rượu, hoa quả, bánh chưng... Tất cả các lễ vật này được người dân lựa chọn
cơng phu, chọn người có uy tín, gia đình đầy đủ, khơng có bụi, làm ăn thuận lợi để thực
hiện công việc làng giao. Lễ vật chuẩn bị xong được dân làng dâng cúng Phật và thánh
trong lễ hội.
- Chuẩn bị các hoạt động khác


Lễ hội vui xuân vừa là lễ hội nông nghiệp vừa là lễ hội thi tài gắn với sinh hoạt của cư
dân nông nghiệp vùng sông nước. Trước đây, người dân làng Keo còn chuẩn bị cho các
cuộc thi như: thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm. Tuy nhiên, các cuộc thi tài này nay
khơng cịn thực hành nữa.
Lễ hội mùa thu ngồi tính chất là hội thi tài cịn mang đậm tính chất là hội lịch sử, hội
văn nghệ.
+ Bầu chủ hội và các đại diện giúp việc:
Từ tiết kỵ Thánh mùng 3 tháng 6, sau khi lễ thánh bằng thứ bánh bột gạo nếp trộn mật
nấu cách thủy hai đêm một ngày (tục gọi là bánh bìa), người dân trong xã theo lệ cũ bầu
một ơng chủ hội. Chủ hội phải là người có uy tín mới đủ tư cách có quyền quyết định
mọi việc cho hội. Sau đó, người dân bầu các đại diện cho các làng trong xã để giúp ông
chủ hội điều hành mọi việc trong hội.
+ Dựng phướn, kéo cờ:
Ngày 11 tháng 9, dân làng dựng cây phướn ở sân cỏ trước tam quan ngoại. Cây phướn
cao hơn 100 thước, tức khoảng trên 40m. Để kéo được lá cờ hội mỗi chiều rộng tới 5m,
người dân phải dùng dây kéo bằng 8 cây song.
+ Chuẩn bị của đội rước kiệu:
Cũng trong ngày 11, trai tân khỏe mạnh của làng Keo kéo nhau đến khoảng sân lát đá
trước tam quan ngoại để dự cuộc chọn trai vào kiệu. Kết thúc cuộc tuyển trai này, ông
chủ hội chọn 42 trai làng khỏe mạnh, thuần thục động tác để rước kiệu, rước nhang án,
long đình, thuyền rồng và tiểu đĩnh (thuyền cò). Người làng Keo gọi việc chọn trai này là

“kéo kén”, nghĩa là kéo quân để kén người.
Ngày 12, 42 trai làng được tuyển hôm trước lại dự cuộc kéo kén lần nữa để chọn người
rước kiệu thuyền rồng, gồm: 4 người vào đòn chính, 8 người vào địn gồng (mỗi gồng 2
người), 2 người cầm quạt vả che hai bên kiệu chính. Những người cịn lại sẽ rước
nhang án, long đình, thuyền rồng và tiểu đĩnh…
+ Chuẩn bị của đội tế nữ quan và nam quan


Trước lễ hội nhiều tháng, các đội tế nữ quan, nam quan bắt đầu tập luyện theo lệ cũ,
tập luyện rất nghiêm túc và hướng dẫn những thành viên mới của đội.

* Phần lễ
Phần lễ được cử hành trịnh trọng, tôn nghiêm. Phần lễ của lễ hội chùa Keo gồm các
nghi thức:

● Lễ nhập tịch, lễ dâng hương:
Lễ nhập tịch mở cửa chùa là nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội. Đầu tiên là đại diện của
tám giáp làng Keo lên cầu sớ và dâng hương, sau đó là màn dâng hương của nhân dân và
du khách. Lễ nhập tịch và lễ dâng hương như một nghi lễ để mời thiền sư và các vị thần
linh về dự hội, ban cho lễ hội diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
● Lễ rước nước:
Sáng sớm ngày 13, sau khi làm lễ nhập tịch mở cửa chùa, làng làm lễ lấy nước từ giữa
sông Hồng rước về chùa. Nước được đựng vào một chiếc bình sứ đã được lau chùi sạch
sẽ. Nước phải được múc bằng gáo đồng đỗ qua miếng vải đỏ ở miệng bình , sau đó được
đưa lên kiệu rước về chùa Lễ rước nước nhằm mục đích lấy nước đó tắm tượng Thánh và
rửa khí tự đồng thời cũng là một nghi thức cầu mưa của cư dân trồng lúa nước. Việc rước
nước ở giữa dịng sơng để mong muốn cân bằng âm dương, tìm đến sự cân bằng trong


lưỡng phân- lưỡng cực tạo ra sự phát triển bền vững. Điều đó thể hiện nền văn minh văn

hóa lâu đời của cư dân trồng lúa nước vùng châu thổ Bắc Bộ.
● Lễ mộc dục
Sau khi rước nước về, làng cử hành nghi lễ mộc dục (lễ tắm tượng Thánh). Nghi lễ này
được do chủ hội và một số người uy tín trong làng tiến hành một cách nghiêm trang, kín
đáo. Người mộc dục cho tượng Thánh phải trai giới trước đó và làm lễ bịt miệng bằng
một chiếc khăn điều để trần khí khơng xơng tới Thánh cung mà mang tội. Tượng thánh
được tắm 2 lần: lần 1 bằng nước được rước về, lần 2 bằng nước ngũ vị hương.
Nước tắm tượng Thánh là nguồn nước mát lành có thể rửa sạch những tanh hôi bụi trần,
đem lại phước lành may mắn cho mọi người.
Thông qua nghi lễ này cho thấy cội nguồn xa xưa từ những nghi thức cầu mưa của cư dân
nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam.

● Lễ phục miều Y
Hằng năm cứ đến dịp này, 100 vuông lụa tốt được dân làng chuẩn bị kĩ lưỡng để may áo
cho tượng Thánh. Sau đó chọn một ngày lành, dân làng tổ chức lễ phục y tượng Thánh
để may áo cho tượng Thánh. Thông qua lễ phục y, dân làng mong muốn nhận được
phước lành từ đức Thánh cho con cháu, người già em nhỏ…
● Lễ Thánh đản:
Được tiến hành vào đêm ngày 13 rạng sáng ngày 14 . Trong toà Thiêu Hương trước bài
vị Thánh là trầm hương và một mâm son bày hoa quả tươi, bên cạnh đó là một mâm bánh
đầy cùng ấm đĩa chén được mạ vàng , trạm nổi hình rồng phượng , con trâu bạc đặt ngay
cạnh mâm. Nghi lễ này được cử hành bởi các thầy chùa mặc áo cà sa đọc Thánh ca bằng
lời cổ với giọng ê a trầm bổng trong tiếng mõ cầm nhịp và hồi chuông nhỏ ngắt câu chia
đoạn, ở toà thánh Giá Roi các lão bà lần tràng hạt chầu kệ (thánh ca diễn nôm). Một già
lĩnh xướng dẫn lời trong tiếng mõ đều đều , các già khác đồng thanh đệm ‘A di đà phật’
kèm tiếng chuông chấm câu và hồi chuông ngắt đoạn. Lễ Thánh đản nhằm mục đích đón


rước và thỉnh mời đức Thánh về dự hội, hưởng lễ vật, đây cũng là dịp dân làng chúc
tụng,. bày tỏ lòng biết ơn đối với đức Thánh và cầu mong ngài phù hộ dân làng được yên

bình
Rước phụng nghinh
Đây là lễ rước có quy mơ lớn cả về số người, số kiệu rước và các hoạt động khác.
Sáng ngày 13, dân làng tổ chức đám rước nhang án, long đình, thuyền rồng, thuyền cị
ra tam quan ngoại, rồi từ tam quan ngoại về tòa Thiêu Hương.
Sáng ngày 14, hội chùa Keo kỉ niệm ngày sinh của thiền sư Không Lộ với đám rước có
hàng trăm người tham gia. Nghi thức này đã diễn tả lại cuộc đời của ngài. Những người
được chọn vào đội rước phải là những người khơng có tang chế, đẹp người, khỏe mạnh,
nhanh nhẹn. Đội hình rước kiệu Thánh gồm 42 người, 4 người trong số đó cho vị trí địn
chính, 8 người đồn gồng, 2 người quạt vả, 8 người rước nhang án, 10 người rước long
đình thuyền rồng bà thuyền cị.

Nghi lễ nhằm biểu thị tấm lịng thành kính sâu sắc và ghi nhớ cơng lao đối với vị Thánh
đã có cơng với nước và tổ tiên làng xã.


Nghi lễ rước kiệu vừa mang tính đặc trưng tơn giáo vừa mang đậm đà sắc thái của những
người dân chất phác, mộc mạc đất Thái Bình. Qua nghi lễ đó mọi người cầu mong một
cuộc sống sung túc, đủ đầy, an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc và một mùa màng
bội thu cho những người nông dân.
Đám rước chùa Keo là một trong những đám rước hoành tráng nhất trong các lễ hội
miền Bắc. Nét độc đáo trong đám rước này là diễn tả lại sự tích xuất thân của thánh
Khơng Lộ với những trị diễn xướng dân gian.
*Phần hội:
Phần hội là những trò chơi dân gian đậm màu sắc dân tộc:
● Bắt vịt: diễn ra tại ao trước cổng chùa trị bắt vịt khơng đơn thuần chỉ là trị
chơi giải trí mà cịn là tục cầu lộc, cầu may để có mùa màng bội thu
● Thổi cơm:thi cơm liên quan đến sự tích thánh Khơng Lộ và sư Giác Hải, Đạo
Hạnh đi lấy kinh, khơng có lửa nấu cơm. Trị chơi vừa thể hiện tính khéo léo,
nhanh nhẹn và phản ánh đậm nét đời sống lao, động của cư dân trồng lúa

Việt Nam.

Thi ném pháo: Vào cuộc thi, khi người xem đã đứng ổn định quanh sân, ông chủ khảo
cho nổi ba hồi trống cái, các giáp lần lượt cử người vào chơi. Người chơi tay cầm quả
pháo nhỏ, tay cầm nén hương đang cháy bước vào vịng trịn vạch vơi đã quy định. Khi
nghe tiếng trống hiệu, người chơi châm hương vào ngòi pháo và ném quả pháo lên nón
pháo trên cột. Nếu ném pháo lọt vào nón pháo đúng lúc pháo nổ sẽ làm cháy lá đề. Lửa
sẽ bén vào ngòi, làm nổ dây pháo tép, lan đến 4 quả pháo nhỡ và cuối cùng làm nổ quả
pháo to. Cuộc vui có thể chỉ diễn ra với một hoặc hai người đủ cho cả 8 chàng trai của 8
giáp đều được vào dự cuộc. Người thắng cuộc sẽ được thưởng tiền. Theo quan niệm của


người dân, người thắng cuộc sẽ được may mắn cả năm. Trò chơi này cũng mang ý nghĩa
cầu mưa của cư dân nông nghiệp, cầu mong mùa màng bội thu.


● Đua thuyền
● Tổ tơm, tổ điếm: đây là trị chơi dân gian có từ rất lâu và là thú vui tao nhã,
cũng phải đấu trí như chơi cờ.
● Múa rối cạn: một hình thức nghệ thuật đặc sắc thể hiện sự khéo léo của những
người nghệ nhân. Nhóm rối rất sinh động gồm có cơ tiên và sáu đầu rối được
thể hiện với những nét mặt khác nhau. Qua mỗi màn múa rối đều thể hiện
những sự tích, những lời khuyên răn trong đạo lí con người.
● Bơi trải để ôn lại sinh hoạt buổi thời thiếu của Quốc sư Không Lộ được tổ chức
vào ngày 15 , đây là hoạt động không thể thiếu trong hội chùa Keo. Ban tổ
chức phải quy định tuyến bơi, định đường đua đồng thời cắm phao, đích và đặt
giải thưởng, nhắc nhở luật chơi đảm bảo tính trong sáng tình cảm của xóm
làng.
● Thi giã bánh dày : dân làng thi nhau làm bánh dày đem ra đền làm lễ. Các xóm
phân công nhau làm lệ, ai đến phiên phải làm 30 tấm bánh, mỗi tấm nặng chừng



1,6 kg . Khi các xóm mang bánh ra đình phải trình bày ban giám khảo để xem
xét chấm giải. Bánh xóm nào mịn, trắng xanh , đúng quy cách sẽ trúng thưởng
● Đêm thơ hội làng: là một hình thức mới trong những năm gần đây. Đây là cuộc
thi của các thầy cúng có giọng đọc tốt văn hay ở các làng lân cận về dự thi, tự
trình bày sáng tác của mình bằng văn nơm trào phúng. Trong khi đó ở dưới ao
cuộc thi bơi thuyền của tám em nhỏ chừng mười tuổi cũng bắt đầu . Sau lễ thánh
một hoạt động văn nghệ thuật khá hấp dẫn được tổ chức đó là thi kèn trống
Cuối lễ hội cịn có nghi lễ chầu Thánh, nghi lễ đặc biệt chỉ có ở lễ hội chùa Keo. Hình
thức chầu Thánh này được cách điệu như một điệu múa. Điệu múa chầu thánh là điệu
múa cổ diễn tả bằng điệu chèo cạn và múa ếch vồ. qua đó thể hiện với thần thánh
long biết ơn vô bờ bến của dân làng đối với ngài.
2.2 Giá trị của lễ hội

a) Giá trị tâm linh
Lễ hội chùa Keo gắn với sự tích về thiền sư Không Lộ phản ánh một thời kỳ phát triển
của Phật giáo Việt Nam.
Thánh tổ Không Lộ được coi là vị thần của dân gian, thần đánh cá, thần đúc đồng, thần
chữa hổ. Lễ hội thể hiện sự suy tôn của cộng đồng đối với thánh Không Lộ - nhân vật
được huyền thoại hóa thành vị thần bảo hộ, che chở cho làng, được thánh hóa để trở
thành vị thánh quyền năng của cư dân nông nghiệp.
Trong khuôn khổ lễ hội có nhiều nghi lễ nhằm biểu thị tấm lịng thành kính và ghi nhớ
cơng lao đối với thánh thần và tổ tiên làng, xã. Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong
thánh thần phù hộ độ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh
vượng, phát tài phát lộc.

b) Giá trị cộng đồng
Lễ hội chùa Keo là dịp để nhân dân trong vùng, trong tỉnh có thể tụ hội, là cơ hội để
những người con xa q có thể trở về và hịa vào khơng khí lễ hội với gia đình, người




×