Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quan niệm về vật chất và quan niệm về ý thức của Triết học Mác – Lênin là quan niệm đúng đắn nhất và toàn diện nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.55 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
===000===

BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số: 01
Chứng minh rằng: quan niệm về vật chất và quan niệm về ý thức của Triết
học Mác – Lênin là quan niệm đúng đắn nhất và toàn diện nhất trong lịch sử
phát triển của chủ nghĩa duy vật
Sinh viên thực hiện: Hà Khánh Huyền. Lớp chuyên ngành: Kế Toán
Mã SV: 11222870
Lớp: Triết học Mác – Lênin (30). Khóa 64. GĐ: 2022-2026

Hà Nội-11/2022


Trong thế giới rộng lớn xung quanh chúng ta, có vô vàn sự vật, hiện tượng
phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, dù phong phú và đa dạng đến đâu thì chúng
cũng đều sẽ được xem xét dưới những phạm trù nhất định, được tuân theo những
quy luật chung. Có rất nhiều quan điểm Triết học về các cặp phạm trù cũng như
các quy luật, nhưng chỉ có quan điểm Triết học của Mác-Lênin là đúng và đầy đủ
nhất.
Sau đây, em xin phân tích, chứng minh rằng quan niệm về vật chất và quan
niệm về ý thức của Triết học Mác – Lênin là quan niệm đúng đắn nhất và toàn diện
nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật.
Bài tập lớn của em gồm 2 phần:
1. Phân tích quan niệm về vật chất của Triết học Mác-Lênin.
2. Phân tích quan niệm về vật chất của Triết học Mác-Lênin.
3. Liên hệ thực tiễn, đánh giá.
Lần đầu tiên làm bài tập lớn, em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất


mong sẽ nhận được lời góp ý của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


1. Phân tích quan niệm về vật chất của Triết học Mác-Lênin.
a. Quan niệm về vật chất trong lịch sử Triết học
Để hiểu rõ về quan niệm của Triết học Mác-Lênin về vật chất thì ta phải tìm
hiểu về những quan niệm về vật chất trước Mác.
Thời kỳ cổ đại đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất phác về
giới tự nhiên, về vật chất. Nhìn chung các nhà duy vật thời cổ đại quy vật chất về
một hay một vài dạng cụ thể của nó và xem nó là khởi nguyên của thế giới. Như
Talets cho rằng vật chất là nước; thuyết Tứ Đại (Ấn Độ) vật chất bao gồm đất,
nước, lửa, gió; hay thuyết Ngũ Hành (Trung Quốc) vạn vật đều sinh ra từ năm yếu
tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ,…… Những quan điểm này chỉ mang tính chất trực
quan, cảm tính. Nó chỉ có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Bước
tiến quan trọng trong thời kỳ này là định nghĩa vật chất của hai nhà Triết học người
Hy Lạp là Lơxíp và Đêmơcrip. Cả hai ơng đều cho rằng vật chất là nguyên tử.
Thời kỳ cận đại thế kỉ XV-XVIII: chủ nghĩa duy vật mang hình thức chủ
nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Thuyết Ngun tử vẫn được các nhà Triết học
và khoa học thời kỳ Cận đại và Phục hưng tiếp tục nghiên cứu, phát triển. Thời kỳ
này các nhà Triết học đã đồng nhất vật chất với thuộc tính của vật chất, như
Newton đã cho rằng khối lượng và vật chất,… Song, do chưa thoát được chủ nghĩa
siêu hình nên các nhà Triết học nhìn chung vẫn chưa đưa ra được những khái quát
Triết học đúng đắn.
Thế kỉ XIX-XX: diễn ra cuộc cách mạng khoa học tự nhiên, có thể kể đến
Rơnghen phát hiện ra tia X, Béccơren phát hiện ra phóng xạ của nguyên tố Urani,
…… Chính những sụ phát hiện này đã dẫn đến sự phá sản của các quan niệm siêu
hình về vật chất. Chủ nghĩa duy tâm trong một số khoa học tấn công và phủ nhận

quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật. Tình hình trên đã làm cho nhiều nhà
khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa
tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
3


Các-mác và Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng hết sức quan trong về vật
chất. Ăngghen quan niệm: phân biệt rõ ràng vật chất với tính cách là một phạm trù
Triết học. Tính vật chất chính là là đặc tình chung của của các sự vật, hiện tượng
trên thế giới: tính tồn tại, độc lập, khơng lệ thuộc vào ý thức => chính những quan
điểm đó đã đặt nền móng để sau này Lênin kế thừa và phát triển nâng nội dung
phạm trù vật chất thành một định nghĩa hoàn chỉnh.
b. Quan niệm về vật chất trong Triết học Mác-Lênin
Định nghĩa về vật chất trong Triết học Mác-Lênin: “Vật chất là một phạm
trù Triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”.
Quan niệm về vật chất của Triết học Mác-Lênin sâu sắc, hay và khác biệt
hơn so với quan niệm về vật chất trong các giai đoạn trước đó. Bây giờ em sẽ làm
rõ và phân tích quan niệm về vật chất của Triết học Mác-Lênin thơng qua các nội
dung sau:
c. Phân tích định nghĩa
Thông thường khi định nghĩa một khái niệm, chúng ta thường quy nó thành
một khái niệm rộng hơn, sau đó thêm một số đặc điểm riêng của nó. VD: muốn
định nghĩa Protein thì ta đưa nó về là một hợp chất và chỉ ra đặc điểm về cấu tạo,
chức năng. Từ đó ta có khái niệm về Protein: Protein là một phân tử sinh học, hay
một đại phân tử, gồm nhiều acid amin liên kết lại với nhau, thực hiện nhiều chức
năng trong tế bào, bao gồm các phản ứng trao đổi chất có xúc tác, sao chép DNA,
đáp ứng lại kích thích, và vận chuyển phân tử từ một vị trí đến một vị trí khác.
Ơng chỉ rõ rằng khái niệm vật chất với vai trò là phạm trù biện chứng-một

phạm trù khái qt nhất, khơng có một phạm trù nào khác. Cách duy nhất về mặt
phương pháp luận chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách đặt phạm trù ấy đối lập
với ý thức, phải “định nghĩa vật chất thông qua ý thức”.
4




Theo Lênin, phải “chỉ rõ ra trong hai khái niệm đó, cái nào có trước”.

Bằng phương pháp trên, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
king nghiệm phê phán”, Lênin đã định nghĩa về vật chất hoàn chỉnh như vậy.
Phạm trù vật chất dưới góc độ Triết học dùng để chỉ vật chất nói chung, vơ
hạn, vơ tận, khơng sinh ra, khơng mất đi, cịn các khoa học cụ thể nghiên cứu đều
có giới hạn, có sinh ra, có mất đi, chuyển hóa thành chất khác.


Chính vì vậy, “vật chất” ở đây không thể định nghĩa theo nghĩa hẹp là

vật chất trong các ngành khoa học thông thường, cũng không thể định nghĩa vật
chất trong cuộc sống hàng ngày. “Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một
phạm trù Triết học, tức là phạm trù rộng nhất, khái qt nhất, rộng đến cùng cực,
khơng thể có gì khác rộng hơn. Đến nay, nhận thức luận (tức lý luận về nhận thức
con người) vẫn chưa hình dung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất. Ta khơng
thể “nhét” vật chất này trong một khoảng không gian nhất định, vì khơng có gì
rộng hơn nó.
d.

Nội dung:


Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngồi ý
thức và khơng lệ thuộc vào ý thức.
Thông thường, nhắc đến vật chất là nhắc đến tài sản, của cải, đồ vật của con
người,…. Nhưng theo định nghĩa của Mác-Lênin, vật chất là một phạm trù Triết
học vì nó là sản phẩm của sự trừu tượng hóa, khơng tồn tại cảm tính.
Vật chất là thực tại khách quan: đay là thuộc tính quan trọng nhất của vật
chất, là cơ bản nhất để phân biệt, xác định cái gì là vật chất, cái gì là khơng phải
vật chất.
Thực tại khách quan là vật chất tồn tại bên ngoài ý thức, độc lập và không lệ
thuộc vào ý thức: cho dù con người có nhận thức được hay khơng thì vật chất vẫn
tồn tại.

5


Theo Lênin, sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối. Tuyệt đối hóa
tính trừu tượng của phạm trù này sẽ không thấy vật chất đâu cả, sẽ rơi vào quan
điểm duy tâm. Ngược lại nếu tuyệt đối hóa tính hiện thực cụ thể sẽ hợp nhất vật
chất và vật thể (đây là quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác).


Như vậy, mọi sự vật hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ đơn giản

đến kì lạ, đã biết hay chưa biết đều là những đối tượng tồn tại khách quan
nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì
đem lại cho con người cảm giác. Con người có thể cảm nhận được vật chất thơng
qua các giác quan của mình.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung
chung, mà bàn đến nó trong một mối quan hệ với ý thức con người. Xét trên

phương diện nhận thức luận thì: vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước
cảm giác (nói rộng ra là ý thức). Ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. Như thế,
vật chất “sinh ra trước”, là tính thức nhất. Cảm giác (ý thức), “sinh ra sau”, là cái
thứ hai. Do tính trước-sau như vậy, vật chất không lệ lệ thuộc vào ý thức, nhưng ý
thức không lệ thuộc vào vật chất.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
Và trong thế giới ấy, tồn tại theo quy luật vốn có của nó mà đến một thời
điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện tượng-hiện tượng vật chất và hiện
tượng tinh thần:
-

Các hiện tượng vật chất luôn luôn tồn tại một cách khách quan,

không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần.
-

Các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức,…) lại luôn

luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và những gì có được trong các

6


hiện tượng tinh thần ấy chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sai
của các sự vật hiện tượng đang tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan.


Như vậy, cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sư hiểu biết, song bản


thân nó là sự phản ánh hiện thực khách quan.


Nên có thể nói về nguyên tắc, con người có thể nhận tức được thế giới

vật chất và khơng có gì trong thế giới vật chất là con người không thể nhận thức
được. (khẳng định trên có nghĩa hết sức quan trọng trong việc bác bỏ thuyết bất
khả tri)
Với những nội dung cơ bản trên, quan niệm về vật chất của Mác-Lênin được
coi là quan niệm đúng đắn và đầy đủ nhất, vì:
-

Giải quyết một cách đúng đắn và triệt để hai mặt vấn đề cơ bản

của Triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-

Cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương phâp luận khoa

học để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri (thuyết không
thể biết), chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của chúng trong Triết
học tư sản hiện đại về phạm trù này.
-

Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã

hội-các điều kiện sinh hoạt vật chất và các quan hệ vật chất xã hội.
-

Tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa


duy vật lịch sử thành một hệ thống lý luận thống nhất, từ đó góp phần tạo
nên nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích một cách duy vật biện
chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
-

Khắc phục cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học đầu

thế kỉ XX và cổ vũ các nhà khoa học tuej nhiên tiếp tục đi sâu nghiên cứu
khám phá thế giới vật chất.
2. Quan niệm về ý thức trong Triết học Mác-Lênin

7


Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao là bộ óc
con người, là hình ảnh chủ quan cuả thế giới khách quan.
- Khái niệm: ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc
con người một cách năng động, sáng tạo
Để biết rõ về quan niệm của Triết học Mác-Lênin về ý thức chúng ta cần tìm
hiểu ai nội dung lớn đó là nguồn gốc và bản chất của ý thức
a. Nguồn gốc của ý thức
Đầu tiên ta nghiên cứu về nguồn gốc của ý thức: thì nguồn gốc của ý thức được
chia làm hai loại là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Trước khi vào từng ý chính thì em có một ví dụ nho nhỏ
VD: ý thức được bắt nguồn từ nguồn gốc xã hội, trong đó bao gồm lao động
và ngơn ngữ, ví dụ cụ thể: con người khi lao động cụ thể là lao động chế tạo ra các
công cụ lao động, cơng cụ dùng trong sinh hoạt, từ đó con người có ý thức về việc
thay đổi hói quen ăn uống hay mục đích của hoạt động biến đổi phát triển xã hội
Nguồn gốc tự nhiên (dựa trên thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh

lý học thần kinh, các nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý
thức có hai yếu tố khơng thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngồi
tác động lên bộ óc con người):
- Bộ óc con người: Đây là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao,
trải qua q trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật-xã hội. Ý thức là thuộc
tính của riêng dạng vật chất này (tức là chỉ con người mới có ý thức.
Khơng một kết cấu vật chất nào khác, kể cả những con vật thông minh
nhất có năng lực này). Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người,
nên khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức khơng diễn ra bình thường
được hoặc rối loạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộc óc khơng thơi mà hkoong
có thế giới bên ngồi tác động vào bộ óc, thì cũng khơng có ý thức. Do
vậy, nguồn gốc tự nhiên cần có yếu tố thứ hai là thế giới bên ngoài.
8


- Sự tác động của thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc con người: Trong
giới tự nhiên, mội đối tượng vật chất (con người, con khỉ, con voi, cái
bàn, mặt nước, cái gương,…..) đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản
ánh. Đó là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một
hệ thống vật chất khác trong qua trình tác động qua lại giữa chúng (nói
một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái
gì đó. Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp lại một bức ảnh cũng
là sự phản ánh. Để có q trình phản ánh xảy ra, cần có tác động và vật
nhận tác động). Đương nhiên, bộ óc con người cũng có thuộc tính phản
ánh. Nhưng phản ánh của bộ óc con người có trình độ cao hơn, phức tạp
hơn so với các dạng vật chất khác (sau q trình tiến hóa lâu dài của tự
nhiên, con người trở thành sản phẩm cao nhất, thì thuộc tính phản ánh
của bộ óc con người ũng hồn mỹ nhất sto với mọi đối tượng khác trong
tự nhiên). Do hoàn mỹ nhất như vậy, ên thuộc tính phản ánh, sự tác động
của thế giới bên ngồi vào bộ óc con người được gọi riêng bằng phạm trù

“ý thức”. Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên ngồi vào bộ óc
con người.
Nguồn gốc xã hội: để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan
trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan
trọng hất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao
động, tức là ý thức xã hội và ngôn ngữ.
- Khái niệm: ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người
thơng qua lao động ngôn ngữ và các cơ quan xã hội. theo Ăngghen, lao
động và ngôn ngữ là hai sức kích thích biến đổi bộ não động vật thành bộ
não con người, biến tâm lý động vật thành ý thức con người
- Lao động: trong tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những sản phẩm có sẵn hư
trái cây, cơn trùng hoặc các lồi hoạt động yếu hơn nó,……nhưng đối với
9


con người thì khác. Con người có khả năng và bắt buộc phải sản xuất ra
những sản phẩm mới (bàn, ghế, quần áo, tủ lạnh,….), khác với những sản
phẩm có sẵn. Tức là con người phải lao động mới đáp ứng được nhu cầu
cuộc sống của mình. Chính thơng qua lao động, hay còn gọi là hoạt động
ý thức, nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản
ánh được, biết được nhiều bí mật về thế giới đó, mới có ý thức về thế giới
đó. Nhưng ở đây, không phải bỗng nhiên mà thế giới khách quan tác
động vào bộ óc con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ
yếu là do con người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải
tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra sản phẩm mới. Nhờ chủ động tác động vào
thế giới khách quan, con người bắt những đối tượng trong hiện thực (núi,
rừng, sông, mỏ than, sắt, đồng,….) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu,
quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc con người để
hình thành ý thức con người.
- Ngơn ngữ: trong q trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao

đổi kinh nghiệm, tư tưởng với nhau, tức là nhu cầu nói chuyện được với
nhau. Chính nhu cầu này địi hỏi sự ra đời ủa ngơn ngữ, trước hết là tiếng
nói, say là chữ viết. Ngôn ngữ do nhu cầu lao động và nhờ nhu cầu lao
động mà hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung, ý
thức. khơng có hệ thống tín hiệu này, thì ý thức không thể tồn tại và thể
hiện được. Theo C.Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện
thực trực tiếp của tư tưởng, khơng có ngơn ngữ, con người khơng thể có
ý thức. Ngơn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của
tư duy. Nhờ có ngơn ngữ, on người mới có thể khái quát, trừu tượng hóa,
tức là khát quát những khái niệm phạm trù để suy nghĩa, tách mình khỏi
sự vật cảm tính. Cũng nhờ ngơn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con
người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
10


b. Bản chất của ý thức
- Phản ánh là thuộc tính của mọi dạng vật chất, biểu hiện thơng qua những
liên hệ, quan hệ, tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng.
- Phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người, nó phản ánh đặc biệt.
- Phản ánh có quy trình: trao đổi thơng tin giữa chủ thể và đối tượng; mơ
hình hóa đối tượng trong tư duy; hiện thực hóa đối tượng thơng qua hoạt
động thực tiễn.
- Phản ánh tính năng động sáng tạo: ý thức là sự phản ánh, nhưng không
phải đơn thuần phản ánh y nguyên sự vật mà có sự chọn lọc theo mục
đích, u cầu của con người, có thể dự báo những khía cạnh mới, thuốc
tính mới. Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem huyển vào trong đầu
óc con người và được cải biếnđi trong đó.
- Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú, trên cơ sở
những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng
tượng ra những cái khơng có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đốn, dự

báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền ảo.
- Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức. Ý thức-trong
bất kỳ trường hợp nào cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của
con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, sáng tạo, năng động của bộ óc
con người.
- Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có
tính xã hội: ý thức không phải là một hiện tượng tự nhieenthuaanf túy mà
là một hiện tượng xã hội. Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử-xã hội,
phản ánh những quan hệ xã hội khách quan.
- Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn như vậy đến khi
nào con người tồn tại
3. Liên hệ thực tiễn và đánh giá
11


Liên hệ và đánh giá việc giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức trong thực tiễn đời sống sinh viên (lựa chọn ngành học,định ngướng nghề
nghiệp, các mối quan hệ trong xã hội,.......)
Ta có thể thấy mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ảnh hưởng rất nhiều đến
cuộc sống con người. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tạo ra ý
thức. Đúng là như vậy vì trong học tập, điều quan trọng nhất là ta phải theo học
được và có sự hứng thú với nó vì khi có sự thích thú thì khả năng tiếp thu và học
hỏi được đẩy cao hơn rất nhiều. Khi chọn lĩnh vực mà mình sẽ học, ta phải xem xét
xem bản thân có khả năng đến đâu, giỏi cái gì, phù hợp với ngành gì để chọn, vì
như vậy, nó sẽ giúp ta phát triển hơn nữa trong sự nghiệp sau này. Nếu ta chọn
ngành theo xu hướng số đơng vì có thể nó dễ hơn hay nó là những ngành đang hot
rồi cứ vậy ta đâm đầu học, đến một ngày ta không cịn đam mê với nó hay khơng
học được nữa, sự nghiệp của ta sẽ dở dang và không đi đến đâu. Lúc này ý thức
quyết định cho vật chất. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh cách thế
giới hiện thực hoạt động. Nó cịn chỉ đạo hoạt động, hành động của con người,

quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại.
Cho nên, trong trường hợp này, có người sẽ chọn theo học ngành mình u thích,
hứng thú cũng như có tài, đó là vật chất quyết định ý thức. Vì vậy, sự vận dụng
phép duy vật biện chứng trong cuộc sống của môi người là điều thực sự cần thiết,
giúp nâng cao tư duy trong bản thân của từng cá nhân trong việc giải quyết tốt các
vấn đề trong cuộc sống, học tập, làm việc một cách khoa học của sinh viên trong
hiện tại và cả sau này.
Trong quá trình làm bài, em cịn gặp phải nhiều sai sót, mong nhận được sự
góp ý, chỉnh sửa từ phía thầy giáo phụ trách bộ môn Triết Học Mác- Lênin để em
có thể hồn thiện hiểu biết về cả lí luận và thực tiễn, rút kinh
nghiệm cho những bài làm tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn!

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Triết học Mác-Lenin”- GS.TS Phạm Văn Đức - Nhà xuất bản
chính trị quốc gia sự thật.
2. Giáo trình Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin - Nhà xuất
bản chính trị quốc gia).
3. C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t.21 - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1995.

13



×