Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận cao học hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.17 KB, 10 trang )

Đề bài: Hãy sáng tạo 1 tác phẩm báo chí dữ liệu đề tài tự chọn để đăng tải
trên báo mạng điện tử. Trong đó, bắt buộc các yếu tố các yếu tố: text, biểu đồ,
ảnh. Các yếu tố khác như bản đồ, infographic, video... tùy thuộc vào từng đề tài,
được khuyến khích.
-Số liệu sử dụng trong bài thuộc số liệu của Bộ y tế, bệnh viện K và Tổ
chức y tế thế giới
Viêm phổi, bệnh tim, gan, béo phì, ung thư… là những tác hại nghiêm
trọng của thuốc lá đối với sức khỏe con người (không chỉ người hút mà cả người
hít phải khói thuốc). Vậy vì sao hút thuốc lá có hại cho sức khỏe? Và nó gây hại
như thế nào?
I. Ung thư phổi do thuốc lá chiếm tỉ lệ cao tại Việt Nam

Tại Việt Nam 5 bệnh ung thư thường gặp phổ biến nhất ở nam giới Việt
gồm: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng; ung thư hầu
họng. Ở nữ giới, hàng đầu vẫn là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi,
ung thư gan.


*Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam
 Cứ 2 nam giới trưởng thành ở Việt Nam thì có 1 người hút thuốc lá.
Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm
2015, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 45,3%, có nghĩa là cứ 2 nam giới trưởng
thành ở Việt Nam thì có 1 người hút thuốc lá. Tỉ lệ này ở nữ giới là 1,1%.

1


 Ung thư phổi trên 95% đều do hút thuốc lá

Trên 95% bệnh nhân mắc ung thư phổi đều có hút thuốc lá


Tại Việt Nam, theo số liệu của Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phởi
có hút thuốc lá là 96,8%. Số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm
chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam, mà một
trong những nguyên nhân là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.
II. Vì sao hút thuốc lá nguy hiểm
Theo Tởng hội y học Hoa Kỳ, khói thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó
có 69 chất gây ung thư. Một số chất độc hại điển hình trong khói thuốc lá gồm:

2


Thuốc lá có có 69 chất gây ung thư

Có khoảng 600 thành phần trong thuốc lá trong đó đặc biệt phải kể đến
Nicotine. Khi đốt cháy, chúng tạo ra hơn 7.000 hóa chất. Ít nhất 69 trong số các
hóa chất này được biết đến là tác nhân gây ung thư và nhiều chất độc hóa học
khác.
III. Thuốc lá có hại như thế nào tới sức khỏe con người
Thuốc lá có tác hại nghiêm trọng không chỉ với người hút mà cả người hít
phải khói thuốc
Tỉ lệ phơi nhiễm khói thuốc thụ động rất cao với 67,6% bị phơi nhiễm
khói thuốc lá tại nhà, 18,5% người bị phơi nhiễm khói thuốc lá trên phương tiện
giao thông công cộng.

3


Ti lệ hút thuốc tự động rất cao

 Tác hại đối với người hít phải khói thuốc

Khi hút thuốc, khói thuốc bay ra gồm 2 luồng khói chính và phụ. Người
hút thuốc sẽ hút vào 20% khói thuốc từ luống khói chính, 80% khói thuốc cịn lại
được gọi là luồng khói phụ. Như vậy người hút thuốc lá đã "đóng góp" nguy
cơ ung thư phởi, đột quỵ,.. cho những người xung quanh và gây ô nhiễm môi
trường nhiều gấp 4 lần bản thân họ.

4


64% số ca tử vong do hít thuốc lá thụ động là nữ giới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, trên thế giới, mỗi
năm có khoảng 600.000 người tử vong do hít thuốc lá thụ động và 64% số ca tử
vong do hít thuốc lá thụ động là nữ giới.

5


Người hít phải khói thuốc lá chịu nhiều tác hại nghiêm trọng

Tiếp xúc nhiều với người nghiện thuốc lá, trẻ em có nguy cơ cao bị viêm
phởi, ung thư, hen suyễn, viêm phế quản,… phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc
các bệnh lý dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, thai nhi có thể sẽ mang theo mầm
bệnh phởi, hen suyễn và có thể cả bệnh tim,…
 Tác hại đối với người hút thuốc lá
Hút thuốc không chỉ gây ra ung thư phởi mà cịn có thể dẫn đến những
loại ung thư khác như ung thư miệng, môi, yết hầu, bàng quang, thận, dạ dày,
gan, vú và cổ tử cung. Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch và
đột quỵ.


6


Ngồi những căn bệnh điển hình trên, thuốc lá cịn góp phần khơng nhỏ
tàn phá sức khỏe của những bộ phận khác trên cơ thể, và gây ra vô vàn những
bệnh lý như: Đẩy nhanh quá trình lão hóa da, rụng tóc, tóc nhanh bạc, viêm lợi,
hơi miệng, viêm tai rữa, loét dạ dày, yếu sinh lý...

Ước tính đến năm 2030, số người tử vong hàng năm do các bệnh liên quan
với thuốc lá sẽ tăng lên 10 triệu người, nhiều hơn cả các trường hợp tử vong do
nhiễm HIV, bệnh lao, tai nạn giao thông, tự tử và giết người cộng lại.

7


Ước tính đến năm 2030, số người tử vong vì thuốc lá sẽ tăng lên 10 triệu người

 Cai thuốc lá khơng bao giờ là muộn
Một số người có thể bỏ thuốc lá mà không cần lập kế hoạch. Một số khác
cần có kế hoạch để bỏ thuốc. Có nhiều phương pháp để từ bỏ thuốc lá. Các bác
sỹ đã đưa ra lời khuyên cai nghiện thuốc.

Sự thay đổi của cơ thể sau khi bỏ thuốc (WHO)

Đầu tiên là sự quyết tâm từ trong suy nghĩ rồi đến hành động. Tránh suy
nghĩ rằng việc bỏ thuốc lá khó khăn mà thay vào đó hãy nghĩ đến một mơi

8



trường trong lành khi khơng có khói thuốc, bớt được chi phí đáng kể để mua
thuốc lá. Người quyết tâm cai nghiện thuốc lá cũng cần sự hỗ trợ của gia đình,
bạn bè.
Vì sức khỏe của chính bản thân và của cộng động, hãy cai thuốc lá. Những
người đã bỏ được thuốc lá đều có chung nhận xét: nếu như càng nhiều người biết
được sự thay đổi của cơ thể sau khi bỏ thuốc có thể họ sẽ có quyết tâm hơn nữa
để tuyệt giao với thuốc lá.

9



×