Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập lớn môn Luật Hình sự I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.46 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
I – ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................2
II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................2
1. Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách phân
loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS..............................................................2
2. Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt
của H là bao nhiêu năm tù?.................................................................................4
3. Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên. Tội trộm cắp tài sản bị Tòa án
tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ, tội cướp giật tài sản bị Tịa án
tun phạt 15 năm tù thì hình phạt mà H phải chấp hành cho cả 2 tội này là
bao nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giật tài sản........6
4. Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều 136
BLHS và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được
hưởng án treo hay khơng? Giải thích rõ vì sao?...............................................8
III – KẾT LUẬN....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................11

0


Đề bài: ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không
quen biết (tài sản trị giá 49 triệu đồng – thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS) nhưng
không bị phát hiện. Ngày 5/10/2012, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khản 4
Điều 136 BLHS) bị phát hiện và Công an bắt giữ H.
Câu hỏi:
1.
Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo
cách phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS.
2.
Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình
phạt của H có thể chịu là bao nhiêu năm tù?


3.
Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên. Tội trộm cắp tài sản
bị Tịa án tun phạt 3 năm cải tạo khơng giam giữ, tội cướp giật tài sản bị
Tòa án tuyên phạt 15 năm tù thì hình phạt mà H phải chấp hành cho cả 2 tội
này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giật tài
sản.
4.
Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1
Điều 136 BLHS và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng
được hưởng án treo hay khơng? Giải thích rõ vì sao?
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, đâu đó xung quanh ta vẫn
còn xuất hiện những tiêu cực, những vấn đề nhức nhối khiến cả dư luận
quan tâm, lo ngại. Một trong số đó là tình hình tội phạm diễn biến ngày càng
phức tạp với số lượng khơng nhỏ, tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng
tăng. Các tội phạm xâm hại sở hữu điển hình là trộm cắp, cướp, cướp giật,
lừa đảo chiếm đoạt tài sản,... cũng không phải là ngoại lệ. Sau đây em xin
giải quyết bài tập tình huống cụ thể nêu trên có liên quan tới các tội phạm
xâm hại sở hữu để làm rõ các quy định của pháp luật hình sự trong q trình
xử lí các tội phạm này.
II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo
cách phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS

1


Là khái niệm pháp lý phổ biến nhất khi nói về luật hình sự, tại Điều 8
BLHS nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 đã định nghĩa
khái niệm tội phạm một cách đầy đủ và rõ ràng. Tội phạm, theo luật hình sự

Việt Nam, phải là hành vi của con người, sự xác nhận của tội phạm chỉ được
coi là hành vi là một trong những nguyên tắc cơ bản. Đó là “nguyên tắc hành
vi”. Hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải
là tội phạm qua bốn dấu hiệu. Đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi,
tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu trách nhiệm. Với các dấu hiệu
như trên, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất,
quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Dựa trên cơ sở đó, BLHS
phân loại tội phạm căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội mà tội phạm
gây nên hoặc đe dọa gây nên và mức cao nhất của khung hình phạt đối với
mỗi tội phạm cụ thể đó.
Khoản 3 Điều 8 BLHS 1999 quy định:
“3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;
tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù giam; tội phạm rất
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình.”
Theo đó, để xác định tính nguy hiểm cho xã hội (ít nghiêm trọng,
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) phải dựa vào mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó. Mà theo khoản 3
Điều 8 BLHS 1999 thì với khung hình phạt đến ba năm tù giam là tội phạm
ít nghiêm trọng; khung hình phạt đến bảy năm tù giam là tội phạm nghiêm
trọng, khung hình phạt đến mười lăm năm tù giam là tội phạm rất nghiêm
trọng và khung hình phạt trên mười lăm năm tù giam, tù chung thân hoặc tử
hình là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với trường hợp phạm tội của Nguyễn Văn H, lần lượt xét các tội
phạm mà H thực hiện:


2


a) Với hành vi trộm cắp tài sản người không quen biết (tài sản trị giá 49
triệu đồng - thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS) mà H đã thực hiện vào
ngay 2/10/2011.
Khoản 1 Điều 138 BLHS 1999 quy định:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai mươi
triệu đồng đến dưới năm mười triệu đồng hoặc dưới hai mươi triệu đồng
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích
mà cịn vi phạm thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm.”
Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài
sản (tài sản trị giá 49 triệu đồng) mà H đã thực hiện là ba năm tù. Đối chiếu
với quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS 1999 thì loại tội phạm mà H đã thực
hiện là tội phạm ít nghiêm trọng.
b) Với hành vi cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 Điều 136 BLHS 1999)
mà H đã thực hiện vào ngày 5/10/2012.
Khoản 4 Điều 136 BLHS 1999 quy định:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Theo điều khoản này, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
cướp giật tài sản mà H đã thực hiện là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi
năm hoặc tù chung thân. Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS

1999 thì loại tội phạm mà H đã thực hiện là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì
hình phạt của H là bao nhiêu năm tù?
Độ tuổi thành niên và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là vấn đề cơ
bản nhưng còn khác nhiều bất cập và mâu thuẫn trong các quy định ở nước
ta. Khoản 1 Điều 12 BLHS 1999 lại quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm.”
3


Tuy nhiên, theo công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, nhiều
điều ước, thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến trẻ em mà Việt Nam đã ký
kết, tham gia và một số bộ luật khác của nước ta quy định độ tuổi của người
chưa thành niên là dưới 18 tuổi. Nhận xét về mặt sinh lý thì lứa tuổi từ 16
đến dưới 18 tuổi vẫn là lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ về sức khỏe và nhận
thức, chưa đủ các điều kiện cần thiết để trở thành người thành niên, cần
được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt. Dựa vào điểm này, BLHS vẫn quy định độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 16 tuổi song lứa tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi vẫn được hưởng những quyền lợi riêng và được giảm tội danh trong
một số trường hợp.
Xét tình huống của Nguyễn Văn H: H phải gánh chịu trách nhiệm
hình sự về hai tội bao gồm tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản:
- Theo khoản 1 Điều 138 BLHS 1999 về tội trộm cắp tài sản từ hai
mươi triệu đồng đến năm mươi triệu đồng thì người phạm tội phải
chịu mức phạt từ sáu tháng đến ba năm tù.
- Theo khoản 4 Điều 136 BLHS 1999 về tội cướp giật tài sản thì
người phạm tội phải chịu mức án bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Như vậy, trong trường hợp của Nguyễn Văn H, y bị xét xử cùng một

lần một người phạm nhiều tội, do vậy Tịa án quyết định hình phạt đối với
từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định tại điểm a và điểm c khoản
1 Điều 50 BLHS 1999 về Quyết định hình phạt trong trường hợp phạt nhiều
tội cho trường hợp của bị can Nguyễn Văn H:
“1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc
cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành
hình phạt chung; hình phạt chung khơng được vượt q ba năm đối
với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, ba mươi năm đối với hình
phạt tù có thời hạn.
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù
chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân.”

4


Dựa vào điều khoản này, kết hợp với Điều 136 và Điều 138 BLHS
1999 thì hình phạt mà Nguyễn Văn H phải chịu cho cả hai tội là mười hai
năm sáu tháng (150 tháng) đến hai mươi ba năm (276 tháng) hoặc tù chung
thân.
Tuy nhiên, Nguyễn Văn H thực hiện cả hai tội danh trên khi mới 17
tuổi, mà theo Điều 68 BLHS 1999 thì H là người chưa thành niên, do vậy,
tại khoản 1 Điều 74 quy định:
“Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy
định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu
điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng khơng q mười tám
năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”

Lại xét về việc H thực hiện hai hành vi phạm tội và bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về hai tội danh này thì cần dựa vào khoản 1 Điều 75 BLHS
1999 quy định về Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội của
người chưa thành niên:
“1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi ,
thì hình phạt chung khơng được vượt q hình phạt cao nhất quy định
tại Điều 74 Bộ luật này.”
Như vậy, theo điều 68 BLHS 1999 thì hình phạt mà bị can Nguyễn
Văn H phải gánh chịu là từ chín năm bốn tháng mười lăm ngày (112 tháng
15 ngày) tù giam đến mười bảy năm ba tháng (207 tháng) cho đến mức cao
nhất là mười tám năm tù giam.
3. Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên. Tội trộm cắp tài sản
bị Tịa án tun phạt 3 năm cải tạo khơng giam giữ, tội cướp
giật tài sản bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù thì hình phạt mà
H phải chấp hành cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H
đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giật tài sản.
5


Nguyễn Văn H bị xét xử hai tội phạm bao gồm tội trộm cắp tài sản và
tội cướp giật tài sản, việc này đồng nghĩa trường hợp phạm tội của H là
phạm nhiều tội nên việc tổng hợp hình phạt và xác định hình phạt cịn lại mà
y phải chấp hành được tính trong trường hợp tổng hợp hình phạt với một
người phạm nhiều tội và bị xét xử cùng một lần.
Trường hợp này đã được quy định tại Điều 50 BLHS 1999 về Quyết
định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Tại Điều 50 quy định rõ khi
xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt
đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt đã tuyên thành hình phạt chung.
Trong trường hợp của H bị Tịa án tun hình phạt bao gồm hình phạt tù có
thời hạn và cải tạo khơng giam giữ, khơng có hình phạt bổ sung. Như vậy,

trường hợp của H được tính theo hình phạt chính được quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 50 BLHS 1999 quy định về Quyết định hình phạt trong trường
hợp phạm nhiều tội:
“b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo khơng giam giữ, tù có thời
hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt
tù theo tỉ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một
ngày phạt tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều này.”
Theo bản án Tòa tuyên thì H bị chịu hình phạt cho tội trộm cắp tài sản
là ba năm cải tạo không giam giữ. Tiếp đó là bản án mười lăm năm tù giam
cho tội cướp giật tài sản. Như vậy, theo cách tính của điểm b khoản 1 Điều
50 BLHS 1999 thì án phạt ba năm cải tạo không giam giữ của H sẽ được
chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỉ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ
chuyển đổi thành một ngày phạt tù. Ta có, hình phạt của H là ba năm cải tạo
không giam giữ cho tội cướp đoạt tài sản tức là 1080 ngày cải tạo không
giam giữ và theo Điều 50 thì bản án sẽ trở thành 360 ngày phạt tù tức là 1
năm hình phạt tù.
Vậy hình phạt mà H phải chấp hành cho cả hai tội danh là 16 năm tù
(192 tháng tù). Tuy nhiên H đã bị tạm giam 4 tháng tù về tội trộm cắp tài sản
nên hình phạt mà H phải chấp hành sẽ được tính bằng hình phạt chung trừ đi
thời hạn bị tạm giam, tức là 192 – 4 = 188 tháng tù (15 năm 8 tháng). Mức
6


phạt mà H phải chấp hành hoàn toàn phù hợp với điểm a khoản 1 Điều 50
BLHS 1999 về Quyết định hình phạt trong trường hợp phạt nhiều tội (hình
phạt chung không vượt quá ba năm đối với cải tạo khơng giam giữ, ba mươi
năm đối với hình phạt tù có thời hạn).
Kết luận, hình phạt mà Nguyễn Văn H còn phải chấp hành là 15 năm
8 tháng tù giam.

4. Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1
Điều 136 BLHS và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H
có khả năng được hưởng án treo hay khơng? Giải thích rõ vì
sao?
Án treo là một trong những khái niệm pháp lý cơ bản, xuất hiện cùng
với sự ra đời và phát triển của luật Hình sự Việt Nam, là khái niệm được
hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều 10 Sắc
lệnh số 21/SL ngày 14 tháng 2 năm 1946 về tổ chức tòa án quân sự ghi
nhận: “Khi phạt tù, Tịa án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có
những lý do đáng khoan hồng”. Với quy định này, Khoản 1 Điều 60 BLHS
1999 về Án treo quy định:
“1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người
phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy khơng cần bắt chấp
hành hình phạt tù, thì Tịa án cho hưởng án treo và quy định thời gian
thử thách từ một năm đến năm năm.”
Theo giả định, Nguyễn Văn H bị truy tố với hai tội danh:
- Tội trộm cắp tài sản tại khoản 1 Điều 138 BLHS;
- Tội cướp giật tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 136 BLHS.
Nếu dựa vào khoản 1 Điều 60 BLHS 1999 thì việc xem xét bị can
Nguyễn Văn H có được hưởng án treo hay khơng sẽ được dựa vào bốn căn
cứ bao gồm:
-

Mức hình phạt tù;
Nhân thân người phạm tội;
Các tình tiết giảm nhẹ;
Thuộc trường hợp khơng cần bắt chấp hành hình phạt tù.
7



Tuy nhiên, trường hợp của Nguyễn Văn H, y bị truy tố về hai tội danh
gồm tội cướp giật tài sản và tội trộm cắp tài sản đã nêu trên, trường hợp của
H được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2013 ngày
6/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng Điều 60 BLHS 1999 về Án treo. Điều khoản này quy định:
“Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo
Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định
tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm
đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy
hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng
thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chun nghiệp, cố ý gây
hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;
c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét
xử, họ cịn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án
khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;
d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa
án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.”
Như vậy, căn cứ vào Nghị quyết trên, H đã rơi vào điểm b khoản 2
Điều 2 Nghị quyết số 01/2013: “Bị xét xử trong một lần về nhiều tội”, do
vậy Nguyễn Văn H khơng có khả năng được hưởng án treo.
Tuy nhiên, có thể thấy khi H thực hiện cả hai hành vi phạm tội và bị
Công an bắt đều diễn ra trước thời điểm Nghị quyết số 01/2013 được ban
hành và có hiêu lực, vì vậy, khi xét xử, Tịa án sẽ xem xét và giải quyết theo
Nghị quyết số 01/2007/NQ – HĐTP về Hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt,
giảm thời hạn chấp hành hình phạt:
“Về Điều 60 của BLHS

Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
8


Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà
khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung khơng q ba năm tù, thì
cũng có thể cho hưởng án treo.
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngồi lần phạm tội này
họ ln chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ của cơng dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn
định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và khơng có tình tiết tăng
nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản
1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có
tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng
nặng từ hai tình tiết trở lên;
d) Nếu khơng bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì khơng gây
nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu
tranh phịng, chống tội phạm.”
Có thể thấy, để H được hưởng án treo thì y phải đáp ứng đủ 4 điều
kiện như trên, tuy nhiên, dù chưa xét đến tội danh và mức hình phạt mà H
phải chịu thì có thể thấy H đã khơng thỏa mãn điểm b của điều khoản này do
khi xét xử, H bị xét xử cùng lúc về hai tội danh không thực hiện cùng thời
điểm. Nghĩa là ngoài lần phạm tội cướp giật tài sản thì H đã từng có hành vi
trộm cắp tài sản của người không quen biết. Như vậy, H không thỏa mãn
điều kiện về nhân thân và do đó, Nguyễn Văn H khơng có khả năng được
hưởng án treo.
Như vậy, khi xét xử Nguyễn Văn H về hai tội danh trộm cắp tài sản

của người không quen biết và cướp giật tài sản thì H khơng đủ điều kiện
được hưởng án treo.
III – KẾT LUẬN
Trên đây là những ý kiến, quan điểm của cá nhân em về các vấn đề
pháp lí liên quan tới việc xử lí các tội phạm xâm hại sở hữu. Bài làm còn
nhiều thiếu sót mong nhận được những nhận xét, góp ý của thầy cơ để em có
thể hồn thiện hơn trong nhận thức và kĩ năng xử lí tình huống thực tế. Em
xin chân thành cảm ơn!

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân.
2. Bộ luật Hình sự của nước cộng hịa xã họi chủ nghĩa Việt Nam,
NXB Lao động.
3. />view_detail.aspx?itemid=26022
4. />5. />
10



×