Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.79 KB, 6 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
Bàn về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, trong
khoảng hơn 10 năm gần đây, chúng ta tốn khơng ít thời gian và giấy mực.
Song trong thực tế, phương pháp dạy học chưa thực sự trở thành một chìa
khố, một cơng cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy mà phương pháp
dạy học vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng
không phải dễ, dẫn đến một thực trạng khiến những người quan tâm đến vấn
đề này không khỏi băn khoăn.
Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học những năm gần đây,
chúng ta phải tránh một nhận xét chung chung là: Chúng ta đã sử dụng
phương pháp dạy học lạc hậu trì trệ. Tuy nhiên, cũng khơng thể nói trong thực
tế ngày nay phương pháp truyền thống vẫn được coi là ưu việt, bởi thực chất
của phương pháp dạy học những năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc:
“thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ” thậm chí ở một số bộ mơn do thúc
bách của quỹ thời gian với dung lượng kiến thức trong một giờ (đặc biệt ở các
lớp có liên quan đến thi cử) dẫn đến việc “thầy đọc trò chép” hay thầy đọc
chép và trị đọc, chép”… Nói như vậy, cũng khơng phủ nhận ở một số khơng
ít các thầy cơ giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều
giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của một xu thế mới.
1. Phương pháp dạy học là một vấn đề có tính lịch sử, phải đổi
mới trước hết ở ý thức:
Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để
truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò
tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các
em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt
sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khố mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái
đầu của học sinh, và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để
chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Cịn người học sinh
là kẻ thụ động, ngoan ngỗn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Ngoan ngỗn, bị
động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một


trong lớp, người học sinh phải có được khơng phải một tính ham hiểu biết
khơn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố
gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các mơn học. Ngồi ra, phải chăm
lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo
nữa.


Trong phương pháp dạy học truyền thống, khoa sư phạm chú ý đến
người giáo viên và ít quan tâm tới học sinh. Học sinh như “cái lọ” mà người
thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của học sinh được
bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho
nó ở trạng thái hồn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ
động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong
lớp và cung cấp “cái mẫu”, cịn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành
hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy
đang cung cấp cho họ.
Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm
hồn các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và
hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được
trong đầu óc sảng khối. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu
quả giáo dục khó có thể như mong muốn, bởi để “Tiêu hoá” được kiến thức
thì cần phải “Thưởng thức chung” một cách ngon lành.
Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu
phải đổi mới phương pháp giảng dạy.
2. Tránh suy nghĩ giản đơn hay cực đoan trong sử dụng, đổi mới
phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương
pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng
trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân
tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra

cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, khơng phải chúng ta dung
hồ để làm “hơi khác hay tương tự cái đã có”. Mà phải có cái mới thực sự để
đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ.
Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ,
tập cho học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần
những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy
cũ đã phần nhiều “bỏ quên học sinh”. Nên bình thường, học sinh bị động
trong tiếp nhận. Còn phương pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh.
Phát huy tính tích cực của học sinh thơng qua hàng loạt các tác động
của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính
tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ
phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động.
Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh khơng còn bị thụ động. Học
sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá,
hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với người giáo viên là: Trong một
giờ lên lớp, phải làm sao cho những học sinh tốt nhất cũng được thoả mãn
nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Cịn những học sinh học
yếu nhất cũng khơng thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình


khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để
đi tìm tri thức chứ khơng cịn bị động, bị nhồi nhét nữa. Như vậy, nguyện
vọng hành động thế này hay thế khác là kết quả của sự mong muốn của chúng
ta.
Khi đổi mới phương pháp dạy học cần tránh xu hướng giản đơn hay
cực đơn. Có thầy, cơ thay việc “đọc, chép” bằng việc hỏi quá nhiều mà phần
nhiều các câu hỏi ấy lại khơng tạo được “tình huống có vấn đề”. Có thể họ đã
nghĩ sử dụng phương pháp dạy học mới là việc thay đọc chép bằng việc hỏi
đáp. hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới!

3. Để đổi mới phương pháp dạy học được thành cơng thì phải đổi
mới đồng bộ.
Vấn đề này rất lớn và phức tạp, song trước mắt lên chú ý đổi mới
những vấn đề liên quan trực tiếp tới việc dạy và học:
a. Trước hết là chương trình Sách giáo khoa.
Chương trình mà sách giáo khoa hiện nay đã đạt được yêu cầu cần
thiết chưa? Điều này rất khó xác định, bởi chương trình sách giáo khoa của ta
thiên về tính “ Hàn lâm” mà chưa thực sự coi trọng thực hành. Coi trọng từng
phần từ phân môn song lại không đồng bộ dẫn đến sự vênh lệch không cần
thiết giữa lý thuyết và thực hành (giả dụ như các bài làm văn ở chương trình
trung học chưa đồng bộ với giảng văn…).Điều này đã gây cản trở cho đổi
mới phương pháp dạy học.
b. Cách ra đề thi và yêu cầu thi.
Cái đích của người học lệ thuộc vào “con đường thoát thân” của họ.
Nếu yêu cầu thì chỉ cần “thuộc, nhớ” hoặc kỹ năng tối thiểu, ít tính sáng tạo
thì dẫn đến phương pháp học tương ứng. Người thầy có ý thức đổi mới mà
vẫn phải dạy theo phương pháp luyện thi “thầy đọc chép, trò nghe chép”.
c. Nên đề cao vai trò của nhà trường, của tổ nhóm chun mơn.
Thành bại trong đổi mới Phương pháp dạy học diễn ra ở nhà trường,
nên các nhà trường, tổ nhóm chun mơn phải đầu tư thoả đáng cho đổi mới
phương pháp dạy học bằng những hành động cụ thể.
d. Đặc biệt coi trọng tài nghệ của người thầy.
Để đổi mới phương pháp dạy học được thành cơng thì tài nghệ của
giáo viên, lao động sư phạm của người thầy phải được xã hội đánh giá đúng.
Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết
không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Cơng tác này có thể trở
thành một hình thức sáng tạo nhất. Nếu người giáo viên khéo léo phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì con người đang chịu tác
động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục, họ sẽ chịu trách nhiệm
về sự phát triển của bản thân, xã hội và lịch sử.

Trên đây là những suy nghĩ có tính cá nhân, rất có thể là phải trao
đổi thêm. Xin bạn đọc cùng quan tâm để làm cho đổi mới phương pháp dạy
học thực sự là một phong trào tích cực trong thi đua giảng dạy.


ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
DẠY HỌC LÀ YÊU CẦU CỦA THỰC TẾ KHÁCH QUAN
Gần đây, các cấp quản lý giáo dục từ trên xuống dưới đề cập nhiều đến đổi
mới nội dung, phương pháp và cả hình thức tổ chức dạy học, coi đây như một
yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhà trường, mỗi giáo viên. Tuy vậy, trên thực tế
những gì làm được hãy cịn rất ít! Xã hội cũng cịn có nhiều ý kiến khác nhau
về vấn đề này, có tình trạng trên là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một
nguyên nhân là: Chưa có một hệ thống lý luận đầy đủ và sáng tỏ. Dưới đây
chỉ xin bàn về một số vấn đề: “Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học là yêu cầu của thực tế khách quan”.
Ngày xưa, dưới thời phong kiến, hình thức tổ chức dạy học phổ biến là
ơng thầy cầm sách giảng giải, còn các trò ngồi xung quanh lắng nghe, tập đọc,
tập viết… với hình thức dạy học đó mẫu người học trị ra trường sẽ là những
người biết trọng đạo lý, tín nghĩa, người giỏi sẽ có văn hay, chữ tốt; nhưng
nói chung họ là những người bạch diện thư sinh, xa rời lao động…
Sự phát triển của KHKT cùng với sự ra đời của CNTB đã buộc giáo dục
phải có những thay đổi cách mạng trong nội dung, phương pháp và hình thức
tổ chức giáo dục. Các kiến thức khoa học tự nhiên, Vật lý, Hoá học, Sinh
học… buộc phải trở thành các trí thức phổ thơng. Phương pháp dạy học các
mơn KHTN cũng có những thay đổi căn bản theo nguyên tắc từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, hình thức tổ chức dạy học cũ cũng khơng
cịn phù hợp, các lớp học giờ đây nhiều học sinh hơn và phải tổ chức theo
cùng một trình độ… Với những thay đổi trên, người học trị ra trường đã có
vốn trí thức đầy đủ và tồn diện hơn; đặc biệt là đã gắn trí thức học được với
thực tiễn cuộc sống nhiều hơn!

Ở Việt Nam sau cách mạng tháng 8 thành công, nền giáo dục lại có
những định hướng mới, đó là nền giáo dục: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng;
Học đi đôi với hành, Giáo dục gắn liền với lao động sản xuất… dù trong từng
giai đoạn cách mạng mục tiêu giáo dục có những điều chỉnh nhỏ, nhưng nói
chung mẫu người mà nhà trường cách mạng đào tạo là những người vừa hồng
qua chun; vừa có lịng u nước, u chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hy sinh vì
độc lập tự do của Tổ quốc vừa có trí thức văn hố, khoa học kỹ thuật, chun
mơn nghiệp vụ để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, phải thấy
rằng trong suốt nửa thế kỷ (1945-1995), đất nước ta trải qua những giai đoạn
lịch sử đặc biệt Giai đoạn 1945-1954 cả dân tộc dồn sức cho cuộc kháng
chiến thần thánh chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, giai đoạn 19541975 mặc dù miền Bắc đã được giải phóng, nhưng thực chất cả nước vẫn phải
tập trung toàn lực cho nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc. Từ
năm 1975-1995, đất nước đối mặt với những khó khăn sau chiến tranh và lâm


vào khủng khoảng kinh tế - xã hội. Có thể nói suốt nửa thế kỷ mặc dù nền
giáo dục cách mạng đã lập nên những kỳ tích về quy mơ phát triển, nâng cao
dân trí, đào tạo những lớp người đáp ứng những yêu cầu của lịch sử nhưng
chưa lúc nào có đủ điều kiện cần thiết để phát triển một cách toàn diện.
Nam đứng đầu câu hỏi lớn: Mẫu hình con người Việt Nam trong giai đoạn
phát triển mới của cách mạng có gì thay đổi? Và làm thế nào để sản phẩm của
giáo dục là những con người đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thế kỷ
mới?
Mục tiêu của giáo dục đào tạo phải được xây dựng trên cơ sơ thực tiễn
giáo dục Việt Nam, những định hướng chính trị lớn của đất nước đó là xây
dựng xã hội: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ , văn minh theo
định hướng xã hội chủ nghĩa… đồng thời mục tiêu giáo dục còn phải đồng
thuận, cập nhật và hoà nhập với xu thế chung của thế giới. Theo tinh thần đó
trong mục tiêu giáo dục có những giá trị bất biến như: Bồi dưỡng tình u q
hương đất nước, lịng nhân ái u thương và quý trọng con người lòng dũng

cảm, trung thực thẳng thắn, hăng say lao động, có sức khoẻ, có tri thức phổ
thông về khoa học tự nhiên và xã hội…
Cũng có những giá trị cần được hiểu, được quan niệm lại cho đầy đủ
hoặc được nhấn mạnh hơn ví dụ như ý thức, thói quen sống và làm việc theo
pháp luật; bên cạnh tri thức phổ thơng phải có kỹ năng nghề nghiệp, và coi
trọng các giá trị đích thực. Trước kia khi nhắc đến lòng tự hào về truyền
thống dân tộc, ta nhắc nhiều đến truyền thống đánh giặc, giữ nước ngày nay
cần phải giáo dục để học sinh tự hào về truyền thống văn hố, về trí tuệ Việt
Nam, chính sự giàu có về văn hố đã là nguyên nhân chủ yếu để dân tộc ta
trường tồn và phát triển. Lòng tự hào dân tộc lúc này phải làm chuyển thành
lịng tự trọng, khơng cam chịu đói nghèo, tụt hậu…
Con người Việt Nam hiện đại cũng cần bổ sung những giá trị mới; đó là
khả năng chuyển đổi và thích ứng nhanh với hồn cảnh; ý thức cùng chung
sống trong cộng đồng xã hội và cùng chung sống với tự nhiên, cùng lo nỗi lo
của toàn cầu về dân số, mơi trường, đại dịch AIDS, ma t…
Chính việc điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thức lại đầy đủ hơn mục tiêu
đào tạo mới của đất nước buộc Giáo dục phải nhìn lại tồn diện hoạt động
giáo dục trong các nhà trường.
Hơn nữa, trong bối cảnh mới tốc độ phát triển vũ bão của khoa học kỹ
thuật, lượng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân.
Khái niệm “học vấn phổ thông” trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã khác
rất xa so với 20 - 30 năm về trước. Con đường đưa học vấn phổ thông đến với
thế hệ trẻ cũng được rộng mở với rất nhiều kênh thông tin khác nhau, mà
kênh qua nhà trường chỉ là một trong số đó, cho dù có là kênh chính. Những
già là hạn chế, lạc hậu của chương trình, nội dung phương pháp giáo dục cũ
cũng cần được loại bỏ để thay thế vào đó những nội dung mới, cập nhật…
Rõ ràng là việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức


giáo dục là đòi hỏi của thực tế khách quan, mang tính quy luật phổ biến mà

mọi quốc gia, mọi nền giáo dục đều phải chấp thuận.



×