Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 40 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỀN GIANG

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

CHỦ ĐỀ|

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ,
VĂN HĨA - XÃ HỘI, AN NINH - QUỐC PHÒNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

Họ và tên học viên: Trương Thị Diễm
Đơn vị công tác: Bệnh viện ĐKTT TG
Lớp: TCLLCT- K1 BVPS TG Khóa 1
Khoa hướng dẫn: Khoa xây dựng

Tiền Giang, tháng 6 năm 2022


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Báo cáo số 116-BC/TU ngày 06/12/2021 của Tỉnh uỷ Lâm Đồng về tình hình
kinh tế - xã hội, quốc phịng – an ninh, cơng tác xây dựng Đảng, hệ thống chính
trị năm 2021; nhiệm vụ, giải pháp năm 2022.
2- Báo cáo số 53/BC-UBND ngày 31/333/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm
Đồng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội quý I năm 2022; nhiệm
vụ, giải pháp 9 tháng cuối năm 2022.


1
MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn vấn đề nghiên cứu:


Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy rằng "Lý luận đi đôi với
thực tiễn", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận
phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Thực tiễn khơng
có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù qng. Lý luận mà khơng có liên
hệ với thực tiễn là lý luận sng" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Nghĩa
là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung
cho nhau. Những tri thức mà học viên tiếp thu chỉ có ý nghĩa đích thực khi
được vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người, được tham gia nghiên cứu,
tiếp xúc trực tiếp với những vấn đề thực tế diễn ra ở cơ sở, là động lực thúc
đẩy nhận thức phát triển, hoàn thiện tri thức của bản thân. Vì vậy, học tập,
nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đơi với hành.
Chính vì vậy, Trường chính trị Tiền Giang kết hợp với cơng ty TNHH
MTV Lữ hành Phương Nam tổ chức tạo điều kiện cho học viên lớp Trung cấp
lý luận chính trị - hành chính K1 BVPS Tiền Giang đi nghiên cứu thực tế theo
đoàn, được tiếp cận, tham quan các điểm du lịch, di tích lịch sử, tìm hiểu các
mơ hình nơng, lâm nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao; tình hình thực tế về kinh
tế, văn hóa - xã hội, an ninh – quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Năm 2021, trong bối cảnh tình hình kinh tế- xã hội thế giới nói chung,
nước ta nói riêng tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, bùng phát
mạnh ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng rất lớn,
song có dấu hiệu phục hồi sau nổ lực nghiên cứu và triển khai tiêm chủng vắc
xin phòng dịch Covid-19 ở nhiều nước trên thế giới, giá cả hàng hóa thế giới
có xu hướng tăng. Thủ tướng Chính phủ ngay từ đầu năm 2021 đã chỉ đạo các
bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”
vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi quyết


2

định chọn chủ đề : “ tình hình phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, quốc
phịng- an ninh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay” làm chủ đề bài thu
hoạch sau chuyến đi nghiên cứu thực tế để rút ra được những kinh nghiệm
trong quá trình xây dựng và phát triển ở địa phương nơi tôi đang công tác.
2 .Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Tình Hình phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh – quốc phòng
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Thời gian nghiên cứu thực tế trong 04 ngày: Bắt đầu từ ngày 15 tháng
06 năm 2022 và kết thúc vào ngày 18 tháng 06 năm 2022.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu thực tế trong chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính là học phần trong chương trình học, là phần học mang tính trải
nghiệm, thực tiễn. Hoạt động thực tế của học viên là một hoạt động quan
trọng nó có ý nghĩa to lớn trong việc kết nối giữa lý luận và thực tiễn, giúp
cho học viên có cái nhìn tổng thể hơn, tồn diện hơn về những vấn đề mà
mình được nghiên cứu. Ngồi ra thì đây cũng chính là dịp để anh chị em học
viên gắn kết, chia sẻ những vui buồn, khó khăn mà khoảng thời gian lên lớp ít
có cơ hội được giải bày, thông qua hoạt động này các lớp sẽ đoàn kết hơn,
thấu hiểu hơn và sẽ để lại những dấu ấn, những kỷ niệm đẹp đối với mỗi học
viên qua mỗi đợt học.
4.Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu các tư liệu, phân tích
Bản thân đã tìm hiểu những thông tin thông qua báo đài, sách, báo,
mạng internet... Qua đó, bản thân đã ghi nhận, phân tích, đánh giá, liên hệ với
thực tiễn tại địa phương.
4.2. Phương pháp quan sát
Bản thân đã tiến hành quan sát các hoạt động kinh tế, giao thương;
hoạt động văn hóa – xã hội, cách giao lưu tiếp cận giữa người địa phương và


3

lữ khách, giữa con người với thiên nhiên…, giúp bản thân hiểu rõ hơn về
cuộc sống tươi đẹp, xã hội phồn vinh đang diễn ra nơi xứ sở ngàn hoa này.
4.3. Phương pháp phỏng vấn
Thu thập thông tin thông qua trao đổi trực tiếp người hướng dẫn viên
tại khu du lịch, từ đó có thể khai thác những thơng tin, những tư liệu có liên
quan.
5.Kết cấu của bài thu hoạch gồm: phần mở đầu, nội dung, kết luận
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN
HĨA- XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNGTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG HIỆN NAY
1.Đặc điểm vấn đề nghiên cứu
a. Khái quát chung về thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
1.1. Vị trí địa lý
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Ngun có độ cao trung
bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19
km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng
thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự
nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan
kỳ thú cho Lâm Đồng.
- Phía đơng giáp các tỉnh Khánh Hồ và Ninh Thuận
- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
Phía nam – đơng nam gáp tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ
thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực
năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm
năng lớn. Tồn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây
cơng nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khống sản, du lịch - dịch vụ và chăn
nuôi gia súc.



4

Hình 1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Lâm Đồng
1.2. Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối
phức tạp, chủ yếu là bình sơn ngun, núi cao đồng thời cũng có những thung
lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu,
thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ
ràng từ bắc xuống nam.
- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những
đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian
(2.167m).
- Phía đơng và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).
- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và
bán bình nguyên.
Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự
nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất.
Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần
50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, tồn tỉnh có


5
khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp, trong đó có
200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho
việc trồng cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè,
dâu tằm.
Diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn

Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại,
có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng nơng nghiệp cịn lại tuy
diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác
thấp vì bị úng ngập hoặc bị khơ hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón,
độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng khơng cao...
Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, cịn lại là đất
trồng đồi trọc (khoảng 40%).
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng
giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25 0C, thời tiết ơn
hịa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ
năm.
Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung
bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ,
thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng,
vật ni có nguồn gốc ơn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ơn đới ngay
trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị
lớn và vùng đồng bằng đông dân.
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sơng Đồng Nai, có nguồn nước
rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, với 73 hồ chứa nước, 92 đập
dâng.


6
Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung
bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ
hướng đông bắc xuống tây nam.


Hình 2. Buổi bình minh tại Lâm Đồng,
Tập thể lớp TCLLCT-HC K1 BVPS TG


7

Hình 3. Hồ Xuân Hương tại Đà Lạt

Hình 4. Thác Datanla


8
Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung
bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ
hướng đông bắc xuống tây nam.
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở
đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.
Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sơng Đồng Nai. Ba sơng chính ở
Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim
Quy mơ dân số tồn tỉnh là 1.310 ngàn người, trong đó dân số nơng
thơn 649.412 người, chiếm 61,47%. Mật độ dân số 134 người/km2.
Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với
43 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đơng nhất người Kinh
chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng
chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., còn lại các
dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong
tỉnh.

Hình 5. Giao lưu văn hóa cồng chiêng



9
Lễ hội, rượu cần và dệt th ổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc
thiểu số tại Lâm Đồng.
Gắn với khu vực kinh tế động lực phía Nam, Lâm Đồng có 12 đơn vị
hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện: thành phố Đà Lạt,
trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, về hướng Bắc cách thủ đô Hà
Nội 1.500 km, về hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 320 km và về hướng
Đông cách cảng biển Nha Trang 210 km. Với tổng chiều dài 1.744 km, hiện nay
hệ thống giao thông đường bộ đã đến được tất cả các xã và cụm dân cư. Các
tuyến quốc lộ 20, 27, 28 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông nam bộ, thành phố
Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung
bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng,
các tỉnh trong khu vực.

Hình 6. Trung tâm thành phố Đà Lạt
b. Những thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi trong q trình tiếp cận các vấn đề nghiên cứu:
Đoàn nghiên cứu thực tế được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên
phụ trách dẫn đồn tham quan thực tế; lớp học được tổ chức đi tham quan
theo đoàn; được sự giới thiệu của các hướng dẫn viên ở các nơi được tiếp cận,


10
nghiên cứu, giúp cho học viên nắm bắt được các tư liệu thực tế phục vụ cho
bài viết này.
- Khó khăn trong quá trình tiếp cận các vấn đề nghiên cứu:
Do thời gian có hạn, đồn khơng có điều kiện tiếp cận đầy đủ các cơ
sở nghiên cứu, chính vì vậy bản thân cũng tự tìm hiểu thơng qua sách, báo,
kênh mạng internet (Zalo, …)

2.Phân tích thực trạng tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an
ninh – quốc phòng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
2.1. Đặc điểm kinh tế và một số chỉ tiêu đạt được trong năm 2021
* Về sản xuất nông nghiệp:
Năm 2021, tuy chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nhưng sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản thuận lợi, các nghành các cấp triển khai
hiệu quả các giải pháp thúc đẩy sản xuất, lưu thông tiêu thụ và xuất khẩu
nơng sản trong bối cảnh phịng chống dịch bệnh Covid -19 thu nhập trên một
đơn vị diện tích đạt 192 triệu đồng/ha tăng 12 triệu đồng/ha so với năm 2020,
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông
nghiệp hữu cơ tiếp tục phát triển. tốc độ tăng trưởng ngành nơng nghiệp duy
trì mức độ tăng trưởng khá 4,2% cụ thể:

Hình 7. Đồi Chè Lâm Đồng
+ Trồng trọt


11
Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng, chuyển một phần diện
tích trồng cây rau, củ, quả và hoa (dài ngày) sang trồng rau, củ, quả ngắn ngày,
phù hợp, thích ứng với nhu cầu của thị trường và diễn biến dịch bệnh. Tổng
diện tích gieo trồng cả năm ước 389.873,6 ha, đạt 100,1% kế hoạch; trong đó
cây hằng năm 124.876 ha, đạt 99,6% kế hoạch; cây dài ngày 264.998 ha, đạt
100,37% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực 184.173 tấn, đạt 91,4% kế
hoạch; diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí
mới đạt 63.378 ha, tăng 5,2% sao với năm 2020, chiếm 21% diện tích đất
canh tác; diện tích chuyển đổi sản xuất đạt 10.671,8 ha, trong đó có 6.425,9
ha tái canh cải tạo cà phê.
Sản xuất nơng nghiệp an tồn gắn với tiêu thụ nơng sản và kiểm sốt
chất lượng theo chuỗi an toàn tiếp tục được quan tâm; toàn tỉnh co khoảng

182 chuỗi với 18.386 hộ liên kết, sản lượng qua chuỗi đạt trên 519.500 tấn;
trương chình mối xã một sản phẩm được triển khai với 131 sản phẩm của 75
chủ thể được cơng nhận.
Tình hình dịch bệnh trên cây trồng khơng có biến động lớn, phần lớn
các loại dịch bệnh trong tầm kiểm sốt, khơng gây thiệt hại lớn đến sản xuất.
các ngành chức năng phối hợp cùng các địa phương tăng cường công tác kiểm
tra, thực hiện nhiều giải pháp phịng trừ, giảm thiệt hại cho nơng dân.
+ Chăn nuôi – thủy sản
Năm 2021, tiếp tục phát triển khá, chuyển dịch theo hướng nâng cao
chất lượng con giống và sản phẩm chăn ni; đảm bảo an tồn sinh học,
chun mơn hóa trong chăm sóc, quản lý dịch bệnh. Ước đến hết năm 2021,
tổng gia súc đạt trên 560 ngàn con, tăng 15% đàn gia cầm đạt 10,4 triệu con,
giảm 9%; diện tích ni trồng thủy sản đạt 2.407 ha, tăng 1,1%; sản lượng
thủy sản nuôi trồng và khai thác 8.737 tấn, tăng 2% so với năm 2020.
Tình hình dịch bệnh xảy ra chủ yếu trên đàn gia súc cơ bản được kiểm sốt
tốt. Cơng tác phịng chóng dịch bệnh được ngành chức năng cùng địa phương
thực hiện quyết liệt, trong đó: bệnh Viêm da nổi cục trên đàn bò cơ bản được
khống chế, số lượng trâu bò bị nhiễm bệnh và chết giảm tổ chức đợt tiêm


12
phòng cho đàn gia súc, gia cầm và triển khai cơng tác vệ sinh khử trùng tiêu
độc phịng, chống dịch bệnh theo kế hoạch.
+ Về sản xuất Lâm nghiệp:
Trong năm 2021, ngành chức năng thực hiện quyết liệt siết chặt cơng
tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm
nghiệp; phát triển và khôi phục rừng, trồng rừng, trồng cây phân tán thực hiện
theo kế hoặc; trồng 474,13ha rừng các loại và 4,8 triệu cây xanh (đạt 144% kế
hoạch) theo kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025.
Lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện 460 vụ vi phạm ( giảm

172 vụ tương dđương giảm 27% so với cùng kỳ): trong đó có 306 vụ có đối
tương ( chiếm 66,5%), 154 vụ chưa xác định được đối tượng(33,5%); diện
tích rừng bị phá 33,41% ha ( giảm 7,37 ha, giảm 18% so với cùng kỳ); lâm
sản thiệt hại 1.859 m3( giảm 242 m3 giảm 12% so với cùng kỳ). trách nhiệm
của một số địa phương, cơ quan, đơn vị và cán bộ quản lý, bảo vệ rừng ở cơ
sở chưa cao ( năm 2021 đã kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với 05 tập thể và
101 cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng).
Các địa phương đã rà soát, vận động, tổ chức tháo dỡ nhà kính, nhà
lưới trên đất lâm nghiệp; qua rà sốt trên địa bàn có 216 ha nhà kính, nhà lưới
trên đất lâm nghiệp. Đến nay, các địa phương, đơn vị đã vận động tự tháo dỡ
và cưỡng chế tháo dỡ được 16,1 ha, đạt 7,47% tổng diện tích nhà kính, nhà
lưới trên đất nghiệp; dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2021.
* Về sản xuất công nghiệp, xây dựng
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì, ổn định, khơng
để đứt gãy chuỗi sản xuất, tập trung vào những ngành có lợi
thế của tỉnh như: Công nghiệp chế biến nông sản, thủy điện,
khoáng sản,... Các cấp, các ngành triển khai các giải pháp
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, duy trì và
khơi phục sản xuất. Giá trị sản xuất cơng nghiệp ước đạt
19.549 tỷ đồng, tăng 6,7% so cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch.


13

Hình 8. Rừng thơng Đà Lạt
Một số sản phẩm cơng nghiệp tăng trưởng khá: Bia
đóng lon (tăng 8,3%), Sợi len lông cừu (tăng 8,1%), Bê tông
trộn sẵn (tăng 19,3%), Alumin (tăng 7,1%), Phân bón NPK
(tăng 7,6%) so cùng kỳ; dự kiến năm 2021, tồn tỉnh có
11.800 cơ sở sản xuất công nghiệp, 02 khu công nghiệp và 07

cụm công nghiệp thu hút 115 dự án (trong đó 27 dự án FDI);
tỷ lệ lấp đầy Khu công nghiệp Lộc Sơn là 80%,Phú Hội là
100%, 07 cụm công nghiệp là 55,5%.
- Hạ tầng đô thị tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng
cấp. Triển khai đầu tư mở rộng các nút giao thơng, lắp đặt
đèn tín hiệu giao thơng trên địa bàn thành phố ĐàLạt; chỉnh
trang đô thị trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, các thị trấn, thị
tứ. Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị và trật tự xây
dựng; triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày
10/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác
quản lý trật tự đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn. Ủy ban
nhân dân tỉnh (UBND) ban hành quyết định sửa đổi một số
quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, xây


14
dựng đối với nhà ở và cơng trình riêng lẻ trên địa bàn thành
phố Đà Lạt.
* Về thương mại, dịch vụ, vận tải:
Về vận tải:
Lâm Đồng có vị trí là cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Hệ thống giao thơng hình thành từ rất
lâu đời với đầy đủ cả đường bộ, đường sắt, cảng hàng khơng và đường sơng.

Hình 9. Nhà máy thủy điện Đa Nhim
Hệ thống quốc lộ chạy qua tỉnh và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Lâm
Đồng có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước. Sân bay Liên
Khương trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam, việc điều hành bay rất
thuận lợi, đảm bảo giao lưu nhanh chóng giữa Đà Lạt với các địa phương
khác trong cả nước. Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện

nay, hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh và
ngược lại. Sân bay Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km
đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể
tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương
đương.Vận tải hàng hóa năm 2021 đạt 17 triệu tấn, bằng 170% kế hoạch, vận
chuyển 23 triệu hành khách, bằng 70% kế hoạch năm.
Trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt
động thương mại, dịch vụ bị ảnh hưởng.


15
Về thương mại:
Các ngành, các cấp triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện
thuận lợi trong lưu thông hàng hóa và hỗ trợ tiêu thụ nơng sản, do đó không
bị đứt gãy trong tiêu thụ và phân phối hàng hóa; triển khai kế hoạch hành
động phát triển và quảng bá thương hiệu “ Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất
lành” giai đoạn 2021- 2025; thực hiện tốt việc quản lý, truy xuất nguồn gốc
sản phẩm.

Hình 10. Sân bay Liên Khương
Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh, trở thành một kênh phân
phối quan trọng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh, thị trường nội địa
được chú trọng, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường. Tổng mức bán
lẻ, hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2021 ước đạt 56.378 tỷ đồng, giảm
2,4% so với cùng kỳ, đạt 75,4% kế hoạch, trong đó: tổng mức bán lẽ hàng hóa
đạt 45.102 tỷ đồng, tăng 8,7%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống du lịch đạt
5.356 tỷ đồng, giảm 38,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 5.920 tỷ đồng, giảm
21,19% so với cùng kỳ .
Về xuất khẩu, nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước đạt
696,31 triệu USD, tăng 30,86% so cùng kỳ năm trước và đạt 122,6% kế

hoạch 2021.


16
* Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cụ thể đạt được của Lâm Đồng trong
năm 2021:
Tổng sản phẩm trong nước GRDP (theo giá SS 2010) tăng 3,1 - 3,7%
(KH 7- 8%); trong đó: Khu vực nơng lâm thủy tăng 4,0 - 4,2% (KH 4,5 4,8%); khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,5 - 7,5% (KH 6,3 - 7,5%); khu
vực dịch vụ tăng 0,2- 0,8% (KH 10,2 - 10,5%). Cơ cấu kinh tế: Ngành nông
lâm thủy chiếm 41 - 41,2% (KH 39,7 - 39,9%),ngành công nghiệp - xây dựng
chiếm 19,3 - 19,5% (KH 19,2 - 19,3%), ngành dịch vụ chiếm 39,3 - 39,7%
(KH 40,9 - 41%).
- Cơ cấu kinh tế: Ngành nông lâm thủy chiếm 41 - 41,2% (KH 39,7 39,9%),ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 19,3 - 19,5% (KH 19,2 19,3%), ngành dịch vụ chiếm 39,3 - 39,7% (KH 40,9 - 41%).
- GRDP bình quân đầu người 66,2 - 67,1 triệu đồng (KH 77,1 - 77,8
triệuđồng); tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 3% (KH 7 - 8%)
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 31,5%
GRDP(KH 35 - 36%).
- Tổng thu NSNN trên địa bàn 10.620 tỷ đồng (KH 9.300 tỷ đồng),
tăng12,7% so cùng kỳ 2020, bằng 114,2% dự tốn địa phương; trong đó, thu
từ thuế, phí 6.340 tỷ đồng (KH 5.540 tỷ đồng), tăng 14,8% so với cùng kỳ, đạt
114,4% dự toán địa phương.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu 696,3 triệu USD (KH 815 triệu USD), đạt
85,44% kế hoạch, giảm 1,72% so cùng kỳ.
- Khách du lịch đạt 2.075,5 nghìn lượt khách, giảm 48,1% so cùng kỳ;
trong đó: Khách quốc tế 21,5 nghìn lượt khách (KH 150 nghìn lượt khách),
đạt 14,3%.
kế hoạch, giảm 82,1%; khách qua đăng ký lưu trú 1.794,3 nghìn lượt
người (KH4.015 nghìn lượt), đạt 44,7% kế hoạch, giảm 50,8% so cùng kỳ.
- Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 81,38% (KH 81%); tỷ lệ
thanh niên trong độ tuổi hoàn thành chương trình Trung học phổ thơng và

tương đương 82% (KH 80 - 82%).


17
* Về Đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp
Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên chỉ
đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư
công; tập trung nguồn lực đầu tư cho các cơng trình, dự án trọng điểm, bức
xúc tại địa phương, những dự án có tính kết nối, lan tỏa cao. Các sở, ngành,
địa phương, đơn vị chủ động phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi
tiến độ thực hiện, giải ngân; đôn đốc kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự
án, khơng để ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn. Tổng vốn đầu tư công đã
giao 5.264,44 tỷ đồng. Ước khối lượng thực hiện đến hết ngày 31/12/2021,
đạt trên 90% và đến ngày 31/01/2022 đạt100% kế hoạch.
- Tiến độ thực hiện các cơng trình, dự án trọng điểm có nhiều chuyển
biến tích cực, cụ thể như sau:
+ Dự án đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng):
Đã hoàn chỉnh hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng thẩm định quốc gia và trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo phương thức
đối tác công tư (PPP).
+ Dự án đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận giao tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền đối với
dự án đầu tư xâydựng đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương
thức đối tác công tư.
+ Dự án Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng đã hồn thành cơng
tác quy hoạch phân khu xây dựng, đang tiến hành thẩm định phương án quy
hoạch phân khu.
+ Dự án Khu du lịch Hồ Prenn, Dự án Khu đơ thị Liên Khương Prenn, Khu cơng nghiệp Phú Bình, UBND tỉnh đã phê duyệt và dự toán lập
quy hoạch phân khu.
+ Dự án Khu đô thị Nam sông Đa Nhim đang được Bộ Kế hoạch và

Đầu tư và các cơ quan Trung ương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định chủ trương đầu tư, làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.


18
+ Dự án cải tạo, nâng cấp QL.28B đoạn qua tỉnh Bình Thuận và tỉnh
Lâm Đồng đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư.
+ Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại
Ninh, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai thực hiện theo
Kết luận 1033/KL-TTCP, ngày 30/6/2021 của Thanh tra Chính phủ.
+ Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm phát triển nông nghiệp tại tỉnh
Lâm Đồng (giai đoạn 1) sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, đã
phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; phương án vay lại của dự án đã được
Hội đổng nhân dân (HĐND) tỉnh thông qua, UBND tỉnh trình Bộ Tài chính
thẩm định.
+ Các dự án hồ chứa nước (Ta Hoét, Đông Thanh, Kazam) được
Trung ương bố trí vốn kế hoạch năm 2021, đã tổ chức lựa chọn nhà thầu tư
vấn và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện.
+ Đối với các dự án còn lại, đang tiếp tục thực hiện các nội dung có
liên quan theo quy định.
- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 gây thiệt hại rất lớn cho
cộng đồng doanh nghiệp. Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy thông qua
Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo
các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp thực hiện
hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19
diễn biến phức tạp; đồng thời, thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm
bảo thực hiện phương châm “thích ứng, an tồn, linh hoạt, kiểm sốt có hiệu
quả với dịch Covid-19”. Dự kiến đến cuối năm 2021, số doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới 1.100 doanh nghiệp, giảm 22% so cùng kỳ; dự kiến cuối

năm 2021, tổng số doanh nghiệp đạt 11.200 doanh nghiệp, trong đó có 7.900
doanh nghiệp đang hoạt động.
- Tiếp tục quan tâm thúc đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác giữa người
sản xuất và doanh nghiệp; giữa các hộ nông dân nhằm đáp ứng yêu cầu thị
trường, ổn định giá cả nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng



×