Cơ hội phát triển của làng mộc Chàng Sơn
(huyện Thạch Thất – Hà Nội) trong bối cảnh
kinh tế - văn hóa – xã hội hiện nay
Phí Thị Bình
Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển
Luận văn ThS Chuyên ngành: Việt Nam học; Mã số 60 31 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hồng Tung
Năm bảo vệ: 2011
Keywords. Xã hội học kinh tế; Văn hóa làng; Kinh tế xã hội; Việt Nam học; Nghiên
cứu văn hóa.
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc định hướng phát
triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thực sự có được những kết quả
khả quan, dần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Cùng với việc ban hành và thực hiện
các chính sách nhằm xây dựng nông thôn mới đối với từng vùng, từng địa phương thì phải kể
đến các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống. LNTT phát
triển và gắn liền cùng với lịch sử phát triển của làng xã Việt Nam, qua thời gian, đến nay,
LNTT đã thực sự trở thành một trong những yếu tố cấu thành của nền kinh tế và của bản sắc
văn hóa Việt Nam. Nó có đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra của cải vật chất và giải quyết
vấn đề lao động dư thừa ở nông thôn.
Năm 2007, sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là
một lợi thế lớn giúp Việt Nam có chỗ đứng và từng bước hòa nhập với quốc tế trên nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thương mại. Quan trọng hơn cả, đó là việc đưa nông thôn
Việt Nam, nơi vốn được coi là mang tính tự trị, “khép kín sau pháo đài xanh” phát triển và hội
nhập cùng sự phát triển của cả nước cũng như thế giới. Bộ mặt nông thôn Việt Nam dần có sự
thay đổi khả quan, trong đó phải nói tới sự phát triển của các ngành nghề thủ công. Sự mở
rộng thị trường và những yếu tố thuận lợi trong thời kỳ mới đã giúp các LNTT phát triển theo
hướng tích cực, và đặc biệt, việc khôi phục và phát triển các LNTT theo hướng phát triển bền
vững ngày càng được quan tâm. Bởi khi LNTT phát triển thì đồng hành cùng với đó là những
lợi ích mà nó đem lại như tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho
người dân và góp phần bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương…
Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái: tình trạng ô nhiễm môi trường, sự biến đổi các giá trị
văn hóa truyền thống tại các LNTT Chính vì vậy, trong bối cảnh kinh tế - xã hội như hiện
nay, để các LNTT phát triển theo đúng định hướng và mang tính bền vững thì đó thực sự là
một bài toán nan giải, bởi chính sách quy hoạch, phát triển làng nghề; chính sách hỗ trợ về
vốn, thị trường đầu ra cho sản phẩm,… cộng theo là sự du nhập của lối sống mới, lối sống thị
trường vào trong xóm làng đã tạo ra những biến đổi về các giá trị văn hóa truyền thống và chịu
ảnh hưởng trực tiếp nhất là những địa phương có các nghề truyền thống.
Làng nghề mộc Chàng Sơn
1
, huyện Thạch Thất
2
là một trong số những LNTT tiêu biểu
của thành phố Hà Nội và của cả nước. Bằng đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, những người
thợ làng Chàng đã biến những khối gỗ vô tri thành những sản phẩm mộc có hồn. Và trong nền
kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người thợ Chàng
Sơn đã biết ứng dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào trong sản xuất, tạo ra năng
suất sản phẩm cao hơn. Vấn đề đặt ra là làm sao để nghề truyền thống của làng Chàng có
được chỗ đứng thực sự vững chắc trên thị trường mà vẫn bảo đảm giữ gìn những yếu tố văn
hóa vốn có của nó.
Xuất phát từ nhận định và mong muốn đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Cơ hội phát
triển của làng mộc Chàng Sơn ( huyện Thạch Thất, Hà Nội) trong bối cảnh kinh tế - văn hóa
– xã hội hiện nay (tiếp cận từ góc độ nghiên cứu văn hóa)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành
Việt Nam học của mình.
2. Mục đích, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1
Chàng Sơn trong nghiên cứu của chúng tôi là một đơn vị hành chính nhất xã, nhất thôn trong suốt
chiều dài lịch sử, vì vậy trong luận văn, có lúc chúng tôi gọi là xã, nhưng cũng có lúc chúng tôi viết là
làng, cả hai cách gọi trên đều có chung một ý nghĩa.
2
Thạch Thất là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ, đến ngày 01/8/2008, huyện Thạch Thất sáp nhập về
Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội khóa XII.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng phát triển của làng mộc Chàng Sơn,
luận văn sẽ góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về đời sống sản xuất và đời sống văn hóa cộng
đồng của LNTT; chỉ ra những cơ hội phát triển và những thách thức gặp phải trong quá trình
biến đổi của nền kinh tế - xã hội. Từ đó, luận văn đã cố gắng đề ra các giải pháp nhằm phát
triển để nghề mộc làng Chàng theo kịp với nền kinh tế thị trường nhưng vẫn giữ được nghề
truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm, qua đó, giữ gìn và nâng cao giá trị văn hóa làng nghề
trước những tác động mang tính đa chiều của quá trình hiện đại hóa tăng tốc hiện nay.
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu về LNTT trong giai đoạn hiện nay là vấn đề đang được giới nghiên cứu
quan tâm mạnh mẽ, bởi những lợi ích và hiệu quả đa dạng mà LNTT mang lại trong sự phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Nghiên cứu về làng nghề mộc Chàng Sơn như một nghiên cứu mẫu
3
hay nghiên cứu
trường hợp, điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định, đánh giá đúng thực trạng phát
triển của làng trên các bình diện kinh tế, văn hóa, văn hóa làng nghề, qua đó thấy được mối
liên kết chặt chẽ giữa đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa xóm làng của một làng
nghề truyền thống. Đây sẽ là cơ sở để phân tích, đánh giá và chỉ ra cơ hội phát triển của làng
Chàng Sơn trong giai đoạn hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển làng nghề, LNTT là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định. Cho đến nay, đã có nhiều công
trình nghiên cứu công bố về làng nghề truyền thống. Trước hết phải kể đến đề tài cấp Bộ
“Bảo tồn và phát triển các làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp
hóa” của Viện kinh tế học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia hoàn thành
thành vào tháng 12 năm 1999. Đề tài đã đưa ra những nhận định khái quát về tình hình, thực
trạng, xu hướng vận động phát triển của các làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó
bao gồm cả những LNTT, tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại trong
tiến trình CNH – HĐH và đề xuất các phương hướng, giải pháp phát triển trong những năm tới;
tiếp đó là đề tài nghiên cứu “Xây dựng tiêu chí làng nghề và phát triển làng nghề Hà Tây” của Sở
3
Theo Nguyễn Sinh Huy: “Mẫu có thể được hiểu là một tập hợp được lựa chọn, có đủ các yếu tố có
tính chất tiêu biểu và rút ra từ một tập hợp lớn mà nó là đại diện cho nhóm đối tượng mà chúng ta
nghiên cứu […]. Có thể chọn mẫu ở 03 mức độ khác nhau: - Nghiên cứu toàn thể đối tượng; - Nghiên
cứu một mẫu tiêu biểu; - Hoặc một số mẫu với một số nét đặc trưng” [31,tr.91-92]
Công nghiệp Hà Tây thực hiện năm 1999; Luận án tiến sĩ “Phát triển làng nghề truyền thống trong
quá trình CNH – HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của Mai Thế Hởn. Luận án đã nghiên cứu và làm
rõ phạm trù LNTT, đặc điểm hình thành và vị trí, vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội vùng ven thủ đô Hà Nội; phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển và đề xuất những
phương hướng, giải pháp thúc đẩy sự phát triển của LNTT theo hướng CNH – HĐH…
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có những công trình tiêu biểu mang
tính nền tảng của Phan Gia Bền “Sơ khảo phát triển thủ công nghiệp Việt Nam”, P.Gourou
“Người nông dân ở Bắc Kỳ”, GS.TS. Dương Bá Phượng “Bảo tồn và phát triển làng nghề
truyền thống trong quá trình CNH - HĐH”,… và nhiều bài nghiên cứu về làng nghề, LNTT
đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác nhau.
Từ một số công trình nghiên cứu mà chúng tôi nêu tên ở trên, mặc dù chỉ là số ít, để
thấy được lịch sử nghiên cứu của làng nghề truyền thống, qua đó giúp những người quan tâm
đến vấn đề này có cái nhìn sơ lược và tổng quát về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc
nghiên cứu LNTT ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn. Đây là
một trong những xã nghề
4
điển hình của huyện Thạch Thất nói riêng và của cả nước nói
chung, với nhiều nghề tồn tại song song cùng với nhau, trong đó nghề sản xuất đồ mộc là
nghề có số lượng người tham gia làm nghề đông đảo nhất, chiếm trên 80% dân số và có đóng
góp chủ yếu trong tổng thu nhập của toàn xã.
Về giới hạn nghiên cứu, luận văn tập trung vào đánh giá thực trạng tình hình sản xuất
nghề mộc của làng Chàng từ năm 2001 cho đến nay, đồng thời chỉ ra sự tác động mang tính
tương hỗ của nó đến đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân trong xã và đưa ra các
giải pháp nhằm phát triển nghề, phát triển làng nghề trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như
hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
4
Thuật ngữ “xã nghề” trong trường hợp này tương ứng với “làng nghề”, vì Chàng Sơn là nơi mang
đặc tính “nhất xã, nhất làng”. Do đó, trong luận văn có chỗ gọi là xã, có chỗ gọi là làng.
Luận văn sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khu vực và nghiên cứu phát triển
làm cơ sở để đánh giá một cách tổng quát xu hướng vận động và phát triển của làng nghề mộc
Chàng Sơn trên nhiều bình diện khác nhau.
Phương pháp phân tích SWOT theo 4 chiều cạnh (demension): Điểm mạnh (Strengths),
điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) cũng được sử dụng
xuyên suốt trong nghiên cứu như phương pháp căn bản để đánh giá tình hình sản xuất thực tế
của làng Chàng, tiềm năng phát triển cũng như những nhân tố tác động đến sự phát triển nghề
của làng qua từng giai đoạn, từ đó để chỉ ra bản chất thực trạng và xu hướng vận động, phát
triển của làng nghề mộc Chàng Sơn trong bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp
điền dã, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê,
phương pháp chuyên gia, phương pháp tin học…
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu về sự phát triển cũng như ảnh hưởng của LNTT đến đời sống kinh tế - văn
hóa - xã hội có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá thực trạng hoạt động, hướng phát triển của
LNTT, để từ đó có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp nhằm đảm bảo các LNTT
được khôi phục, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và phát triển theo hướng bền vững.
Đề tài nghiên cứu “Cơ hội phát triển của làng mộc Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà
Nội) trong bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay (tiếp cận từ góc độ nghiên cứu văn
hóa)” trong một giới hạn nhất định mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu về
một làng nghề truyền thống với tư cách là không gian văn hóa – không gian phát triển xác
định. Qua nghiên cứu, thu thập số liệu cũng như những khảo sát, đánh giá mang tính tổng
hợp, khách quan của tác giả, luận văn cố gắng chỉ rõ sự phát triển của làng nghề Chàng Sơn
trên các phương diện kinh tế - văn hóa – xã hội để thấy được lịch sử hình thành và phát triển
của làng nghề, sự ảnh hưởng của nghề đối với đời sống của người dân địa phương; sự thay đổi
xu hướng sản xuất của nghề; những vấn đề còn tồn tại gây hạn chế trong sản xuất, những thế
mạnh cần phát huy để nghề mộc truyền thống phát triển mạnh và những chính sách ưu tiên
của địa phương đối với việc phát triển nghề. Qua đó, luận văn cũng là cái nhìn tổng quát nhất
về đời sống văn hóa của một làng nghề cụ thể ở vùng châu thổ Sông Hồng. Chỉ ra mối liên hệ
có tính tương tác, hỗ trợ giữa một nghề nổi trội (nghề mộc) với các nghề khác cùng tồn tại
song song trong làng; sự liên hệ gắn bó chặt chẽ với những giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi
vật thể của làng nghề. Trong đó, nổi trội lên đó là hệ thống đình, chùa, miếu mạo, văn chỉ…
với những đường nét do chính những nghệ nhân trong làng tạo dựng nên; đó là lễ hội dân gian
của làng, là nghệ thuật múa rối nước có từ hàng ngàn đời nay…. Từ đó thấy được tâm thức
nghề của một làng quê với những nghệ nhân, những người có tâm huyết trong việc bảo tồn,
khôi phục và phát triển nghề truyền thống.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục bảng, biểu, bản đồ, ảnh minh họa,
luận văn gồm ba phần, được kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về làng nghề
Ở chương này, tác giả khảo cứu và đề xuất những khái niệm và các tiêu chí phân loại
làng nghề bằng việc đưa ra quan điểm của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu, trên cơ sở đó
đúc rút khái niệm chung nhất, tổng quát nhất về làng nghề, LNTT. Đồng thời, trong chương
này, tác giả cũng phân tích về đặc điểm, điều kiện hình thành LNTT; vai trò của LNTT đối với
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Chương 2: Thực trạng phát triển của làng nghề mộc
Chàng Sơn trong bối cảnh kinh tế - văn hóa – xã hội hiện nay.
Chàng Sơn là một làng nhiều nghề, trong đó nổi trội là nghề mộc với những nghệ nhân
tài hoa. Tác giả đã chỉ ra thực trạng phát triển nghề mộc hiện nay, những ảnh hưởng của nghề
mộc làng Chàng đến đời sống văn hóa sản xuất, đời sống văn hóa cộng đồng, trong đó chú
trọng đến thực trạng phát triển cũng như tổ chức quản lý của địa phương; chỉ ra mối quan hệ
tương tác giữa nghề mộc với các nghề khác và mối liên hệ giữa nghề mộc với văn hóa, tín
ngưỡng của làng. Đặc biệt, trong chương này, tác giả đã áp dụng có hệ thống phương pháp phân
tích SWOT để đánh giá những thuận lợi, khó khăn và chỉ ra cơ hội phát triển của làng nghề
Chàng Sơn.
Chương 3: Giải pháp phát triển nghề và nâng cao giá trị văn hóa làng nghề tại làng mộc
Chàng Sơn
Trong phần này, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị và các giải pháp cơ bản để phát
triển nghề truyền thống của làng, đưa nghề mộc truyền thống hồi sinh, phát triển trong cơ chế thị
trường hiện nay theo hướng bền vững, gắn với việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa làng
nghề trong giai đoạn phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay.
127
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Ấn (2003), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới
hành chính 1945 – 2008, Nxb Thông tấn, HN
2. Nguyễn Duy Bắc chủ biên (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong
bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ
điển bách khoa và Viện Văn hóa
3. Bộ NN&PTNT (2000), “Tình hình phát triển của ngành nghề nông
thôn”, tin tham khảo nội bộ kinh tế - xã hội, 35, 668
4. Bộ Thương mại (2000), Báo cáo tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ, HN
5. Phạm Gia Bền (1957), Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt
Nam, Nxb Văn sử địa, HN
6. Nguyễn Bắc, Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Vinh Phúc (1990), Hà Nội tự điển,
Nxb Hà Nội
7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thạch Thất, Lịch sử cách mạng của Đảng
bộ và nhân dân huyện Thạch Thất (1955 - 1975)
8. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thạch Thất, Lịch sử cách mạng của Đảng
bộ và nhân dân huyện Thạch Thất (1975 - 2008)
9. Bộ Lao động và TBXH, Lao động nông thôn: Thách thức và xu thế phát triển
giai đoạn sau 2010, Bộ Lao động và TBXH,
10. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Thông tư số
116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/7/2006 của Chính Phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
11. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày
24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích
phát triển ngành nghề nông thôn
128
12. Thủy Công (2006), Để các làng nghề truyền thống phát triển đúng
hướng, Tạp chí xây dựng Đảng, , cập
nhật ngày 10/7/2006.
13. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 02 năm vào
WTO (2007 - 2008), Kỷ yếu hội thảo VNH3, ký hiệu VNH3.TB9.733
14. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa thông tin, HN
(TR.133)
16. Các báo cáo về tình hình, phương hướng phát triển của tiểu thủ công
nghiệp – làng nghề của các Sở Công nghiệp, sở NN&PTNT, sở Khoa học
công nghệ - môi trường, Hội Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình, Bắc Giang,
Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội….
17. Chính Phủ (2006), Nghị định Về phát triển ngành nghề nông thôn
18. Hải Dương, Phát triển làng nghề không thể theo tư duy dự án, Báo An
ninh thủ đô, , cập nhật ngày 20/10/2009.
19. Diễn đàn các nhà báo Môi trường Việt Nam (2007), Ô nhiễm môi trường
từ các làng nghề: ai thấy, ai lo?, Diễn đàn các nhà báo Môi trường Việt
Nam, , cập nhật ngày 15/01/2007
20. Phạm Xuân Đô (1941), Sơn Tây tỉnh địa chí, Nhà in Du Nord, Hà Nội
21. Phương Đình, Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt địa dư toàn biên, Viện
Sử học & Nxb Văn hóa, Hà Nội
22. Đồng Khánh địa dư chí (2003), Nxb Thế giới, HN
23. Đảng bộ xã Chàng Sơn (2010), Lịch sử cách mạng xã Chàng Sơn, phần I
(Bản sơ thảo)
24. Đại học Kinh tế quốc dân (1999), Phát triển công nghiệp nông thôn đồng
bằng sông Hồng, Hà Nội
25. Hội phụ lão xã Chàng Sơn, Tìm hiểu về quê hương làng Chàng (bản viết tay).
26. P. Gourou (2003), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (bản dịch), Nxb
Tuổi trẻ, tp. Hồ Chí Minh
129
27. Đỗ Danh Huấn (2010), Về sự phục hồi các giá trị truyền thống làng xã,
tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 02
28. Đỗ Danh Huấn (2010), Làng Hữu Bằng: truyền thống và đổi mới, Luận
văn thạc sĩ Việt Nam học, Thư viện Viện Việt Nam học & KHPT
29. Nguyễn Trinh Hương, Môi trường và sức khỏe cộng đồng tại các làng
nghề ở Việt Nam, Bộ Xây dựng, , cập nhật ngày
12/02/2006
30. Thái Hoàng (1982), Bàn về tên làng ở Việt Nam, tạp chí Dân tộc học, số 01
31. Nguyễn Sinh Huy (1999), Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội
32. Huyện ủy Thạch Thất (2005), Địa chí huyện Thạch Thất
33. Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
CNH – HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Thư
viện Quốc gia, SĐKCB: LA00.0211.1 LA00.0211.2
34. Phạm Hiệp (2004), “Nghiên cứu phát triển nghệ mộc chạm làm đình
làng Cúc Bồ (Hải Dương) theo định hướng phát triển làng nghề trong bối
cảnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay”, Một số vấn đề văn
hiến Hà Tây truyền thồng và hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo – Sở Văn hóa
thông tin Hà Tây
35. Xuân Hợp, Bảo vệ môi trường làng nghề: phát triển theo hướng bền
vững, Tổng cục Môi trường, , cập nhật ngày 24/4/2011
36. Ismail Mat Amin (2006), Hoạt động sản xuất và tiếp thị nghề thủ công
truyền thống tại Malaysia, Tài liệu hội thảo Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa
và nhỏ APEC phát triển nghề thủ công địa phương, tr.46 – 57
37. Đinh Gia Khánh, Địa chí Văn hóa dân gian Thăng Long – Hà Nội, Nxb
Hà Nội, tr. 152
38. Lại Hồng Khánh (2005), Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng
nghề truyền thống Hà Tây, Sở Văn hóa thông tin Hà Tây
39. Phạm Khang (2010), Các vị tổ nghề, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
130
40. Vũ Văn Kính (2002), Đại tự điển chữ Nôm, Nxb Văn nghệ– Trung tâm
nghiên cứu Quốc học tp. Hồ Chí Minh
41. Nguyễn Kiến chủ biên (2006), Làng Chàng xưa và nay, Câu lạc bộ Quê
hương Chàng Sơn
42. Vũ Tự Lập chủ biên (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
43. Chu Lượng (2009), Mặt nước hồn người, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội
44. Phạm Trung Lương (2006), Du lịch làng nghề: Thực trạng và định
hướng phát triển ở Việt Nam, Tài liệu hội thảo Hỗ trợ các doanh nghiệp
vừa và nhỏ APEC phát triển nghề thủ công địa phương
45. Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam, Lại nói về môi trường nông thôn
tại các làng nghề truyền thống, Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam,
, cập nhật ngày 08/12/2009
46. Làng nghề Việt Nam, Làng nghề đồng hành với du lịch, Làng nghề Việt
Nam, , cập nhật ngày 26/11/2010
47. Nguyễn Hữu Mão (1994), Hoa tay làng Chàng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
48. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên
khí hậu Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
49. Nguyễn Tá Nhí (1999), Mấy suy nghĩ về tên gọi làng xã của người Việt,
Tạp chí Hán Nôm, số 03
50. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong
quá trình CNH – HĐH, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
51. Phùng Hữu Phú, Đô thị hóa ở Việt Nam – từ góc nhìn nông nghiệp, nông
thôn, nông dân, http:///vietnamica.net, cập nhật ngày 15/8/2010
52. Lê Phượng, “Làng nghề sống và chết vì hàng lậu”, Hàng lậu tràn lan
trên thị trường nội địa (kỳ 5), Báo Sài gòn tiếp thị online, ,
cập nhật ngày 08/3/2011
53. Lê Anh Quý, Quy hoạch làng nghề phải gắn với nông thôn mới, Báo
Kinh tế và đô thị, , cập nhật ngày 01/4/2011
131
54. Chu Tiến Quang (1999), Việc làm ở nông thôn: thực trạng và giải pháp,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
55. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí tập IV, Nxb
Thuận Hóa, Huế
56. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội
57. Sở Văn hóa thông tin Hà Tây (2004), Một số vấn đề văn hiến Hà Tây:
truyền thống và hiện đại
58. Sở Du lịch Hà Tây (2005), Tài liệu Hội thảo về phát triển du lịch làng
nghề tại Hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây lần thứ III
59. Sở Khoa học và công nghệ Hà Tây (2005), Thực trạng và giải pháp phát
triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây
60. Sở Du lịch Hà Tây (2006), Tài liệu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
APEC phát triển nghề thủ công địa phương
61. Sở Văn hóa thông tin (2007), Danh mục lễ hội truyền thống Hà Tây
62. Lê Kế Sơn, Sức khỏe môi trường tại các làng nghề Việt Nam, Tổng cục
môi trường Việt Nam, , cập nhật ngày 21/7/2010
63. Phương đình Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt địa dư toàn biên, Viện
Sử học và Nxb Văn hóa, Hà Nội.
64. Sylvie Fanchette & Nicholas Stedman (2009), Khám phá các làng nghề
Việt Nam mười lộ trình quanh Hà Nội (Hoàng Thị Mai Anh, Trịnh Thị
Thủy Hoa, Việt Thị Hoa dịch), Viện nghiên cứu IRD xuất bản
65. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự (1998), Đình Việt Nam, Nxb Hồ Chí Minh
66. Nguyễn Trãi (1960), Ức trai di tập Dư địa chí (Phan Huy Tiếp dịch, Hà
Văn Tấn hiệu đính và chú thích), Nxb Văn sử học, Hà Nội
67. Trần Từ chủ biên (1983), Tìm hiểu cảnh quan đồng bằng, Viện Đông
Nam Á xuất bản, Hà Nội
68. Ngô Đức Thịnh (2001) chủ biên, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
132
69. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt
Nam, Nxb Tuổi trẻ
70. Vũ Trung, Văn hóa làng nghề truyền thống (qua dẫn liệu làng nghề gỗ
Sơn Đồng – Hà Tây, làng nghề chạm bạc Đồng Sâm – Thái Bình và làng
gốm Bát Tràng – Hà Nội), Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần 3, ký hiệu
VNH3.TB80.70
71. Vũ Quốc Tuấn chủ biên (2010), Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà
Nội trên đường phát triển, Nxb Hà Nội
72. Nguyễn Quốc Thanh, Thách thức lao động nông thôn thời hội nhập, Báo
Quảng trị, , cập nhật ngày 27/11/2010
73. Nguyễn Duy Tỳ (1970), Những nền văn hóa khảo cổ thuộc thời đại
Hùng Vương, trong Hùng Vương dựng nước, tập I, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội
74. Nguyễn Duy Tỳ (1970), Những nền văn hóa khảo cổ thuộc thời đại Hùng
Vương, trong Hùng Vương dựng nước, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
75. Chu Quang Tiến chủ biên (2001), Việc làm ở nông thôn – thực trạng và
giải pháp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
76. Nguyễn Kiên Trường (1996), Mô hình Kẻ + X trong tên làng xã cổ
truyền, tạp chí Văn hóa dân gian, số 02
77. Nguyễn Kiên Trường (2004), Thử tìm hiểu sự bảo lưu tên nôm làng xã
dưới góc độ ngôn ngữ và văn hóa, Tạp chí văn hóa dân gian, số 03
78. Hoài Thanh, Thương hiệu sản phẩm làng nghề: đã ít lại thiếu cạnh tranh,
Báo Hà Nội mới online, , cập nhật ngày 23/02/2010
79. Đỗ Văn Thông (2007), Vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng trong
quá trình CNH – HĐH, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,
, cập nhật tháng 02/2007
80. UBND xã Chàng Sơn, Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội, phương hướng,
nhiệm vụ qua các năm từ 2001 – 2010
133
81. UBND xã Chàng Sơn (2005), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thời kỳ
2006 – 2015 và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu 2006 – 2015
82. UBND huyện Thạch Thất (2010), Báo cáo kết quả khảo sát phục vụ lập
đề án xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Thất
83. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb
Văn hóa dân tộc và TCVHNT, Hà Nội
84. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội
85. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, Nxb Văn hóa
dân tộc – tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội
86. Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử: Những vùng đất, thần và
tâm thức người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
87. Hồ Sĩ Vịnh, Phượng Vũ chủ biên (1995), Lễ hội cổ truyền Hà Tây, Sở
Văn hóa thông tin Hà Tây xuất bản
88. Viện nghiên cứu Hán Nôm (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX
– thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra (Dương Thị The, Phạm Thị Thoa
dịch và biên soạn), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
89. Viện Thông tin khoa học xã hội, Cải lương hương ước làng Chàng
90. Trần Minh Yến (2010), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Số ĐKCB: LA03.0231