Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

TÂM LÝ DU KHÁCH TRUNG QUỐC VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.81 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA DU LỊCH
Ngành: Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch & Lữ Hành

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Tâm lý du khách Trung Quốc và giải pháp thu hút
khách Trung Quốc đến Việt Nam
Tên học phần: TÂM LÍ DU KHÁCH
GVHD: ThS. Lê Mỹ Trang
Mã học phần: 211_DDL0402_02
Khóa: 26
NHĨM: 3
Danh sách:
STT

Họ và tên sinh viên

Mã số sinh viên

1

Lê Kim Lộc

207LH11798

2

Nguyễn Trúc Giang

207LH11671



3

Lăng Ngọc My Hồng

207LH67056

4

Liêu Thiên Ân

207LH11593

5

Phạm Đinh Phát

207LH11905

6

Phan Trần Diễm Quỳnh

207LH31782

7

Lê Nữ Anh Thư

207LH67193


Năm học: 2021 – 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA DU LỊCH
Ngành: Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch & Lữ Hành

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Tâm lý du khách Trung Quốc và giải pháp thu hút
khách Trung Quốc đến Việt Nam
Tên học phần: TÂM LÍ DU KHÁCH
GVHD: ThS. Lê Mỹ Trang
Mã học phần: 211_DDL0402_02
Khóa: 26
NHĨM: 3
Danh sách:
STT

Họ và tên sinh viên

Mã số sinh viên

1

Lê Kim Lộc

207LH11798


2

Nguyễn Trúc Giang

207LH11671

3

Lăng Ngọc My Hồng

207LH67056

4

Liêu Thiên Ân

207LH11593

5

Phạm Đinh Phát

207LH11905

6

Phan Trần Diễm Quỳnh

207LH31782


7

Lê Nữ Anh Thư

207LH67193

Năm học: 2021 – 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
1. LỜI NHẬN XÉT.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. ĐIỂM SỐ.
Hình thức

Nội dung


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... i
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................................................1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. .....................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. ..............................................................................................................2
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC.............................................................3
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LÃNH THỔ. .............................................................................................3
1.2. KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN SƠNG NGỊI.............................................................................4
1.3. KHỐNG SẢN VÀ TÀI NGUN DU LỊCH. .......................................................................5
1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRUNG QUỐC. ..............................................................................5
1.5. DÂN SỐ VÀ NGƠN NGỮ SẮC TỘC. .....................................................................................6
1.6. KINH TẾ. ...................................................................................................................................6
1.7. CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ. .....................................................................................................6

PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA DU KHÁCH TRUNG QUỐC..............................................8
2.1. ĐẶC TRƯNG VỀ CON NGƯỜI...............................................................................................8
2.2. ĐẶC TRƯNG CHUNG VỀ VĂN HÓA..................................................................................10
2.3. ĐẶC ĐIỂM TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC.......................13
2.4. TÂM LÍ DU KHÁCH TRUNG HOA TRONG VIỆC ĐI DU LỊCH. .....................................14
PHẦN 3. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT
NAM ...................................................................................................................................................16
3.1. GIẢI PHÁP CHUNG CHO CHÍNH PHỦ. ..............................................................................16
3.2. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH. ..........................................................17
3.3. NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG. ................................................................................................20
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................. ii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. iv
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................v


LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, đi liền với đó là việc đẩy mạnh chất lượng
nguồn nhân lực trong việc thấu hiểu tâm lí khách hàng để có thể cung cấp được những
dịch vụ du lịch tốt nhất, phù hợp nhất với yêu cầu của họ. Điều này sẽ giúp cho ngành
Du lịch nước nhà, vốn đã nổi tiếng sẽ càng ngày càng được lan rộng, từ đó góp phần
nâng cao vị thế kinh tế và phổ biến thêm cảnh đẹp và nền văn hóa của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Nhóm chúng em thực hiện bài tiểu luận với đề tài “Tâm lí du khách Trung Quốc
và giải pháp thu hút khách Trung Quốc đến Việt Nam” này nhằm thể hiện cụ thể, rõ
ràng những đặc điểm tâm lí cơ bản dựa trên cơ sở văn hóa phong phú của Trung Hoa
Đại Lợi, từ đó đề xuất các giải pháp để thị trường du lịch Việt Nam ngày càng thu hút
du khách từ quốc gia này.
Nội dung bài tiểu luận bao gồm 3 nội dung chính sau đây:
• Phần 1. Tổng quan về đất nước Trung Quốc.
• Phần 2. Đặc điểm tâm lí của du khách Trung Quốc.

• Phần 3. Giải pháp đề xuất để thu hút du khách Trung Quốc đến Việt Nam.
Trước khi bước vào nội dung bài tiểu luận, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn
đến cô Lê Mỹ Trang – giảng viên học phần Tâm lí du khách, đã tạo cơ hội cho chúng
em được thực hiện bài tiểu luận này!
Trong q trình thực hiện, bài tiểu luận chắc chắn khơng thể tránh khỏi những sai
sót, mong cơ có thể góp ý để chúng em có thể cải thiện tốt hơn. Nhóm chúng em xin trân
trọng cảm ơn cơ!

i


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

PHẦN NỘI DUNG
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 năm 2021 trở nên phức tạp, chúng ta hãy tham
khảo dữ liệu về du khách một số quốc gia đến với Việt Nam năm 2020. Theo thống kê
từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong ba tháng đầu năm 2020, số lượng du khách có giảm
so với cùng kì, tuy nhiên cụ thể về lượng khách ở một số quốc gia như sau: Trung Quốc
(871.819 khách), Hoa Kì (172.706 khách), Singapore (51.726 khách), Thái Lan (125.725
khách), Bỉ (7.452 khách), ...

Biểu đồ 1a. Số lượng du khách của một số quốc gia đến Việt Nam trong ba tháng đầu
năm 2020.
Chúng ta có thể thấy, số lượng du khách đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều nhất
trong số các quốc gia trong khu vực châu Á nói riêng, các châu lục khác nói chung. Vì
lí do đó, nhằm nâng cao hơn về số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam, đồng thời
gia tăng tỉ lệ trở lại, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Tâm lí du khách Trung
Quốc và giải pháp thu hút khách Trung Quốc đến Việt Nam”.


a

Xem thêm ở mục D.1, phần Phụ lục.
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

1


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Xuyên suốt nội dung của bài tiểu luận, chúng ta sẽ có cơ hội đi từ việc tìm hiểu
khái quát về vùng lãnh thổ Trung Hoa Đại Lục rộng lớn, mênh mông trên gần như các
khía cạnh về vị trí địa lí, diện tích lãnh thổ, nhân học cũng như kinh tế, quân sự. Điều
này là cơ bản nhất trong việc đào sâu về văn hóa và tâm lí chung của con người Trung
Hoa.
Kế tiếp phần tổng thể về quốc gia, chúng ta sẽ nghiên cứu các đặc điểm đặc
trưng trong văn hóa Trung Quốc và tâm lí của con người quốc gia này. Đây là phần rất
quan trọng, nhằm gặt hái những đặc điểm tâm lí, suy nghĩ, hành vi con người từ những
gốc rễ của nền văn hóa đại chúng tại Trung Quốc, góp phần lớn trong việc thấu hiểu và
phân tích cụ thể được những hành động, lời nói của họ trên lãnh thổ du lịch Việt Nam.
Cuối cùng, sau khi đúc kết được các kiến thức cần thiết, chúng ta sẽ xem xét
một số giải pháp cụ thể được đề xuất, bắt nguồn từ Chính phủ, các cơ sở cung cấp dịch
vụ du lịch và cộng đồng dân cư làm du lịch địa phương. Điều này sẽ giúp cải thiện
thêm chất lượng đón, tiếp của Việt Nam đối với du khách đến từ Trung Quốc, cải thiện
điểm nhìn và thái độ phục vụ đối với họ nhằm nâng cao thêm vị thế du lịch nước nhà.
Đối với đề tài về tâm du khách Trung Quốc, đây là một đề tài trung bình khó vì
giữa Việt Nam và Trung Quốc có một số điểm tương đồng về văn hóa, con người; tuy
nhiên cũng có những khác biệt rõ ràng giữa hai quốc gia. Bài tiểu luận được nghiên
cứu dựa trên việc bóc tách từng khía cạnh về văn hóa của Trung Quốc, từ đó chỉ ra

được những đặc điểm tổng quát nhất về du khách Trung Quốc nhằm rút ra những kiến
thức, tích lũy kinh nghiệm mới trong việc làm hài lịng khách du lịch từ quốc gia này.

TÂM LÍ DU KHÁCH - NHÓM 3

2


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LÃNH THỔ.
1.1.1. Các yếu tố về địa lí.
- Trung Quốc là một nước thuộc khu vực Đơng Á và Trung Á, có lãnh thổ trải dài từ
20˚B đến 53˚B và 73˚Đ tới 135˚Đ. Có đường biên giới dài 21.500 km và chung với 14
quốc gia. Phía Đơng Trung Quốc tiếp giáp với biển Hồng Hải, Hoa Đơng, biển Đơng
của Thái Bình Dương, với đường bờ biển dài 9000 km.
- Sự thuận lợi về vị trí địa lý. Vì có đường bờ biển phía đơng dài 9000 km và gần các
quốc gia, khu vực kinh tế phát triển năng động như khu vực ASEAN, Nhật Bản,....Nên
rất thuận lợi để hợp tác, giao lưu kinh tế và phát triển các ngành kinh tế biển.
- Sự khó khăn về vị trí địa lý. Đường biên giới nối dài chủ yếu ở vùng núi cao nguyên,
tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền khiến cho dễ xảy ra tranh chấp lãnh thổ, an ninh
quốc phòng trở nên gay gắt và phức tạp. Bên cạnh đó, vì nước quá rộng nên gây ra nhiều
múi giờ, bất lợi về hoạt động kinh tế đời sống.

Hình 1b. Bản đồ các tỉnh của Trung Quốc.

1.1.2. Phạm vi lãnh thổ, địa hình.
- Diện tích Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2 , đứng thứ ba thế giới về diện tích sau Nga và
Canada, nhưng đứng đầu về dân số. Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực

thuộc trung ương và 2 đặc khu hành chính. Với địa hình cao, hiểm trở ở phía Tây và thấp

b

Starder, “China political map vector material”, 03/12/2021.
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

3


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

dần về phía Đơng. Một nửa lãnh thổ của Trung Quốc là núi và chủ yếu phân bố ở phía
Tây: Ba vùng đất thấp ở phía Đơng và ở vùng giữa Trung Quốc là các vùng nông nghiệp
trù phú, dân cư đông đúc. Nhiều vùng đồng bằng trũng thấp thường bị ngập lụt nhất là
ở Hoa Nam. Địa hình miền núi phía Tây thường gây khó khăn cho việc đi lại và trao đồi
hàng hóa ngồi ra với thời tiết và kiểu địa hình nơi đây nên thường xuyên xuất hiện nhiều
hoang mạc và bán hoang mạc với khí hậu ơn đới lục địa khắc nghiệt.
1.2. KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN SƠNG NGỊI.
1.2.1. Khí hậu.
- Có sự đa dạng và phức tạp do vị trí địa lí và sự ảnh hưởng của địa hình và sự phân chia
bốn mùa rõ rệt từ đó khí hậu của từng vùng cũng khác nhau: Miền Bắc: mang đặc trưng
khí hậu lục địa nên có mùa đơng dài, lạnh và khơ, có tuyết rơi. Mùa hè nóng và ẩm ướt,
mùa xn thì dễ chịu và mùa thu mát mẻ ơn hịa. Miền Nam: có khí hậu cận nhiệt đới
nên mùa xn vơ cùng dễ chịu, mùa hè mưa nhiều và ẩm ướt, mùa thu mát mẻ cịn mùa
đơng lạnh và có mưa phùn nhưng khơng đóng băng như miền Bắc. Miền Tây: có sự
chênh lệch lớn giữa mùa đơng và mùa hè, mùa đơng thì vơ cùng lạnh cịn mùa hè nóng
vơ cùng nóng. Hai mùa cịn lại tương đối dễ chịu. Miền Đơng: mùa hè nóng và ẩm ướt,
mùa đơng lạnh và khơ thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
- Do địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo độ cao. Các

khu vực càng lên phía Bắc khí hậu càng trở nên lạnh giá với các kiểu khí hậu lần lượt là:
nhiệt đới, ôn đới và ôn đới lạnh. Ba khu vực được coi là nóng nhất: Nam Kinh, Vũ Hán,
Trùng Khánh. Có một nơi được gọi là “Thiên đường nghỉ dưỡng mùa hè” đó chính là
đảo Hải Nam vì đây là nơi có thể nói gần như duy nhất được nắng chiếu rọi quanh năm.
- Nhiệt độ ở Trung Quốc vào tháng 8 và tháng 7 có thể trở nên rất nóng nhiệt độ đo được
có thể lên tới trên 40 độ C và kéo theo đó là lượng mưa tương đối lớn. Các tỉnh phía
Nam của Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh duyên hải thường xuyên phải đối mặt với lũ
lụt do lượng mưa khổng lồ này.

TÂM LÍ DU KHÁCH - NHÓM 3

4


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

Hình 2c. Biểu đồ thời tiết tại Trung Quốc trong năm 2021.

1.2.2. Sơng ngịi.
Sơng Hồng Hà, Trường Giang và Hắc Long Giang là 3 sông lớn ở Trung Quốc với
lượng nước dồi dào giúp cho nền nông nghiệp phát triển trù phú và đa dạng. Khu vực
thượng nguồn các sơng lớn cũng rất hợp để có thể phát triển thủy điện.
1.3. KHOÁNG SẢN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH.
- Khống sản vơ cùng đa dạng như: Than đá, quặng sắt, dầu khí, khí tự nhiên, thủy ngân,
thiếc, vonfram, mangan, moplyden, vanadi, nhơm, chì, kẽm, urani, tiềm năng thủy năng
(lớn nhất thế giới)…
- Trung Quốc là nơi có các tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa dạng, từ biển
cho đến núi non sông nước, các khu rừng, ngôi làng và các giá trị khác.
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên: núi Hoàng Sơn, An Huy được UNESCO công nhận và
một trong những tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhất Trung Quốc: Vịnh Yalong, thung lũng

Lontan, Henan… Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể: Phượng Hoàng Cổ Trấn, Trường
Thành Tây An, Tử Cấm Thành, Vạn Lí Trường Thành, chùa Ba Tháp… Tài nguyên du
lịch nhân văn phi vật thể: những trang phục truyền thống của Trung Quốc như (sườn
xám…).
1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRUNG QUỐC.
Lịch sử hình thành Trung Quốc được cho là đã bắt đầu từ rất lâu cách đây khoảng hơn
5000 năm trước, là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới và vẫn còn
“Thời tiết thay đổi trong năm như thế nào? Tháng nào là sunniest trong Trung Quốc?”, />03/12/2021.
c

TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

5


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

tồn tại đến nay. Bắt đầu thời kì đồ đá với những dấu tích xuất hiện con người tại lưu vực
thuộc sơng Hồng Hà và Trường Giang. Năm 221 trước công nguyên được xem là bước
ngoặc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng đã
thống nhất Trung Quốc và trở thành một nước hùng mạnh. Góp phần đưa nền văn minh
Trung Hoa phát triển rực rỡ và tồn tại lâu dài cho đến ngày nay.
1.5. DÂN SỐ VÀ NGÔN NGỮ SẮC TỘC.
1.5.1. Dân số.
Hiện nay dân số Trung Quốc đạt 1.446.050.614 người vào ngày 5/12/2012 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hiệp Quốc. Chiếm 12,28% dân số của toàn thế giới và đứng thứ 1 trên
thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số là 154
người/km². Dân số sống ở thành thị là 61,43% (884.147.808 vào năm 2019).
1.5.2. Ngôn ngữ sắc tộc.
Trung Quốc có 56 dân tộc trong đó người Hán chiếm khoảng 91,59% tổng dân số và 6%

còn lại là các dân tộc khác. Văn tự chính thức là Hán ngữ giản thể. Có 292 ngơn ngữ
đang tồn tại. Ngơn ngữ chủ yếu là tiếng Hán tiêu chuẩn.
1.6. KINH TẾ.
- Kinh tế Trung Quốc được coi là nền kinh tế lớn và khá phức tạp, lúc thì phát triển vượt
bậc lúc thì đi xuống trầm trọng. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế năm 1978,
Trung Quốc đã trở thành một nước có nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất.
Một điều hết sức bất ngờ, thời gian vừa qua Trung Quốc đã vượt Mĩ để trở thành nước
có nền kinh tế tính theo giá trị thực tế lớn nhất thế giới. Lý do khiến Trung Quốc “trở
mình” nhanh như vậy là vì họ đang nỗ lực khởi động “lĩnh vực sản xuất”- đây sẽ là nền
tảng sẽ quyết định “sức mạnh và vị thế trong tương lai của Trung Quốc trên thế giới”
thay vì đi theo lỗi mòn cũ là dựa vào “bất động sản” và “cơ sở hạ tầng”.
1.7. CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ.
Đây là một vấn đề khá nhạy cảm khi nhắc đến Trung Quốc.

TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

6


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

1.7.1. Về chính trị.
Chính trị Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong một khuôn khổ “bán tổng thống
chế xã hội chủ nghĩa” với hệ thống Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại nhà nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa, tất cả quyền lực quyền ban hành đều được thực hiện thông qua
Đảng Cộng sản, Quốc vụ viện và các đại diện cấp tỉnh, cấp địa phương. Để quản lý và
theo dõi những bất đồng nội bộ giữa nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng
Cộng sản Trung Quốc thường sử dụng thông tin nội bộ, khép kín.
1.7.2. Về quân sự.
Tiềm lực, cũng như sức mạnh quân sự của Trung Quốc cải thiện rõ rệt từ khoảng sau

năm 2012. Nhờ nền kinh tế liên tục tăng nhanh từ khi cải cách và mở cửa. Hơn bốn thập
kỉ qua, ngân sách quốc phịng cũng có dấu hiệu tăng lên. Ln đặt cơng tác xây dựng
chính trị, tư tưởng lên hàng đầu, chú trọng sang tạo phát triển lí luận qn sự mới. Tuy
nhiên vẫn cịn nhiều cịn hạn chế, chi phí huấn luyện cịn chưa được đảm bảo do ngân
sách phải chi cho giảm quân và tăng cường các trang bị hiện đại quân đội. Những năm
vừa qua, Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ tiềm lực về quân sự, chú trọng cắt giảm
quân số lục quân, nhưng tăng quân số hải quân, không quân và tên lửa chiến lược. Ngồi
ra cịn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, bổ sung trang bị mới tạo bước chuyển lớn
trong quá trinh hiện đại hóa trang bị hải qn.

TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

7


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA DU KHÁCH TRUNG QUỐC
2.1. ĐẶC TRƯNG VỀ CON NGƯỜI.
- Chịu ảnh hưởng bởi đạo đức của Khổng giáo nên đã dạy cho người Trung Quốc biết
kính trọng và yêu thường đồng bào của mình. Ngày nay khi Trung Quốc đang ngày
càng muốn khẳng định vị trí của mình trên thế giới thì người Trung Quốc ngày càng đề
cao Khổng giáo hơn.
- Người Trung Quốc đa số họ rất mê tín. Họ ln tin vào triết lí âm dương, tin vào việc
giữ gìn sự hài hịa với thiên nhiên và vũ trụ. Vào những ngày quan trọng như tổ chức
cưới xin, xây nhà, … họ phải xem ngày để chọn ngày lành tháng tốt để đem lại những
điều may mắn và suôn sẻ. Thế hệ trẻ ngày nay ở Trung Quốc họ ít mê tín hơn nhưng
trong văn hóa giao tiếp vẫn cần chú ý những điều mê tín kiêng kị đặc biệt của người
Trung Quốc.
- Người Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao và họ rất tự hào về truyền thống dân

tộc mình. Trong các gia đình ở Trung Quốc các thế hệ cùng chung sống với nhau, cuộc
sống của họ ln gắn liền với gia đình. Với người Trung Quốc gia đình rất quan trọng,
người già ln được kính trọng và các thế hệ con, cháu phải có trách nhiệm ni
dưỡng, chăm sóc, u thương mọi người trong gia đình.
2.1.1 Tính nhẫn nại của người Trung Quốc.
- Người Trung Quốc vơ cùng nhẫn nại điều đó được chứng minh qua việc nén nhịn
trước sự cai trị hà khắc của nhiều triều đại phong kiến cũng như những thảm cảnh của
quốc gia, dân tộc trong các cuộc chiến tranh hỗn loạn. Các dân tộc Trung Quốc trước
quãng thời gian thống nhất đất nước họ phải trải qua khoảng thời gian cạnh tranh với
nhau để sinh tồn và đi tìm một cuộc sống phù hợp,… nên từ đó tính nhẫn nại đã được
nảy sinh trong quá trình này.
- Phong tục sống chung với nhau trong một đại gia đình cũng là một trong những môi
trường tốt để người Trung Quốc rèn luyện đức tính nhẫn nại. Vì trong một đại gia đình
sẽ có rất nhiều thành viên bao gồm các thế hệ thì như vậy những sinh hoạt cá nhân,
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

8


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

những tư tưởng, lối suy nghĩ của mỗi người sẽ phát sinh ra những mâu thuẫn cần được
giải quyết. Vì vậy để có một cuộc sống hạnh phúc trong một gia đình thì sự nhẫn nhịn
là khơng thể thiếu. Mỗi con người vẫn chưa trở thành một các thể hồn tồn độc lập vì
vậy con người buộc phải nhẫn nại để tồn tại.
- Nhẫn nại còn được người Trung Quốc quan niệm là một thứ đức hạnh tối cao, cuộc
sống có n ổn hay khơng là nhờ vào đức tính này. Và nhẫn nại cũng là một trong
những tiêu chí điển hình để đánh giá về con người Trung Quốc. Tính nhẫn nại được
hình thành trong suốt chiều dài của lịch sử và đã được duy trì cho đến ngày nay và
người Trung Quốc rất tự hào về đức tính này vì đây là một đức tính tốt và cần có trong

mỗi con người. Nhưng xét trên thực tế thì đây cũng khơng hẳn là một đức tính hồn
tồn tốt vì nhẫn nại cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến các nhược điểm
khác của con người như: thụ động, cam chịu, không sáng tạo, ngại thay đổi và không
dám đấu tranh cho lẽ phải, cho sự cơng bằng của bản thân mình và xã hội.
2.1.2 Tính bảo thủ của người Trung Quốc.
- Người Trung Quốc họ trung thành với các quan điểm của Nho giáo nên trong văn hóa
của phương Tây các hành động vượt lễ giáo đối với họ như những cái ôm thân mật,
những nụ hơn chào hỏi thì khơng được người Trung quốc xem trọng. Bảo thủ là một
trong những tính cách rất nổi bật của người Trung Quốc. Người Trung Quốc luôn đưa
ra những quan điểm đạo đức để làm thước đo xã hội. Hầu hết người Trung Quốc luôn
cho rằng nền văn minh của họ cao hơn các dân tộc khác trên thế giới nên vì vậy khó
khơng thích tiếp xúc với các nền văn hóa thấp hơn. Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của
Nho giáo, văn minh của Trung Quốc có sự ảnh hưởng rất lớn, mạnh mẽ và đã ngự trị
trên một vùng Đông Á. Họ rất tự hào về Khổng Tử và cũng vì thế mà họ ln cho mình
là đúng.
- Tính bảo thủ của người Trung Quốc được đặt trên một dân tộc khó bị khuất phục và
rất kiêu hãnh, tự do. Người Trung Quốc rất tự hào về những phát minh của họ nhưng
khi các nước phương Tây phát minh ra nhiều công nghệ khoa học tiên tiến thì họ sẽ
cảm thấy lịng tự trọng bị tổn thương.
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

9


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

- Tính bảo thủ đã hình thành sâu sắc vào bản chất của người Trung Quốc và họ khơng
thích sự thay đổi. Họ là những người vơ cùng nhiệt huyết cho đến khi bắt đầu sự nhàn
nhã, tri túc, phù phiếm nên chẳng dễ dàng để thay đổi được họ. Tóm lại có thể nói rằng
tính bảo thủ sẽ khơng bao giờ được xóa bỏ đối với người Trung Quốc.

2.2. ĐẶC TRƯNG CHUNG VỀ VĂN HÓA.
2.2.1. Ẩm thực.
- Người Trung Quốc rất thích ăn các món ăn được chế biến từ bột mì, gồm bánh bao,
mì sợi, sủi cảo là các món được u thích nhất. Ngoại trừ vùng Quảng Đơng đồ ăn có
hướng chiên rán là nhiều nhưng các vùng cịn lại có xu hướng thiên về các món ninh và
hầm, vị thì thanh đạm hơn và thường ở những vùng có khí hậu lạnh họ sẽ thích ăn đồ
ăn cay nóng hơn những vùng khác.

Hình 3d. Một số món ăn Trung Hoa được bày biện đẹp mắt trên bàn xoay.

- Họ coi trọng tính trọn vẹn, vậy nên các món ăn phải thể hiện đầy đủ nếu bị thiếu đó
sẽ là điều khơng may mắn và khơng được sn sẻ. Khi ăn các món ăn phải được đặt
trong đĩa lớn và được vị trí giữa bàn để các thanh viên trong gia đình có thể thưởng
thức chung. Khi ở nhà hàng, các món ăn được đặt trên mặt bàn lớn có thể xoay được
giúp mọi người có thể dễ dàng lấy đồ ăn.

Diệu NGƠ, “Ẩm thực Trung Hoa và những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Trung Quốc”,
04/12/2021.
d

TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

10


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

2.2.2. Tôn giáo.
Tôn giáo ở Trung Quốc phản ánh sự đa nguyên của đất nước và sự đa dạng văn hóa. Ở
Trung Quốc người dân chịu ảnh hưởng lớn bởi Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo.

Ngoài ra Thiên chúa giáo cũng khá phát triển ở Trung Quốc nhưng chưa thể bằng các
đạo nói trên đặc biệt là Khổng giáo. Đây là nhà của hơn 3.000 tổ chức tôn giáo,
100.000 địa điểm tôn giáo, 5000 năm phát triển tạo điều kiện lịch sử của hàng trăm hệ
thống văn hóa tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho tơn giáo ở Trung Quốc. Các tôn giáo
phổ biến là Phật giáo Trung Quốc, Đạo giáo, Hồi giáo, Kito giáo, Nho giáo, dân gian
tơn giáo.

Hình 4a.

Hình 4b.

Hình 4c.

Hình 4e.
(a. Hình tượng Đức Phật trong Cung điện Phật giáo ở Xishuangbanna, Trung Quốc.
b. Nhà thờ Hồi giáo ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.
c. Đền Khổng Tử ở Luzhou, Trung Quốc.).

2.2.3. Trang phục.
Là một nước rất đề cao yếu tố phong thủy nên trang phục của họ thường có màu sắc
tươi sáng như đỏ, vàng vì họ quan niệm những màu này sẽ mang đến sự may mắn về
mọi mặt, các trang phục thường được cắt xẻ vừa vặn và lộ phần eo thon. Sườn xám là
trang phục được dùng cho cả nam và nữ, có kiểu dáng khá tương đồng nhau thể hiện
văn hố, sự kết hợp hài hịa giữa văn hóa dân gian giao thoa với các nền văn hóa khác.

e

“Các tơn giáo phổ biến ở Trung Quốc”, 04/12/2021.
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHÓM 3


11


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

Hình 5f. Trang phục Sườn xám ở Trung Hoa.

2.2.4. Lễ hội, trò chơi dân gian.
- Trung Quốc kỉ niệm nhiều lễ hội thế tục và tôn giáo, các lễ hội mùa xuân, ngày lao
động, ngày Quốc. Hầu hết các ngày lễ diễn ra theo ngày âm của Trung Quốc.
- Lễ hội mùa Xuân hay còn gọi là Tết, vào ngày ngày người Trung Quốc sẽ dọn dẹp
nhà cửa sạch sẽ, trang trí nhà cửa bằng giấy màu đỏ có ghi những lời chúc may mắn,
hạnh phúc và sức khỏe.
- Các ngày lễ của người trung Quốc đều mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng điểm
chung của nó là cầu mong sự bình an, ấm no, sung túc.
2.2.5. Kiến trúc, nghệ thuật.
Với bề dày lịch sử của Trung Quốc, họ nổi tiếng với các công trinh kiến trúc đồ sộ,
hoành tráng và nghệ thuật chạm khắc tài hoa. Từ thời xa xưa, họ đã biết sử dụng các
nguyên vật liệu như gỗ, đá, gạch, ngói, đất, bùn và kim loại để xây dựng nhưng chủ
yếu là gỗ với kĩ thuật thiết kế độc đáo và tinh xảo (lăng tẩm, chùa chiền, cung đình, ...).
Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc đại diện cho kiến trúc phương Đông cổ đại, với các
đường nét tinh xảo. Cho đến cuối thế kỉ XIX, dưới sự du nhập của kiến trúc phương
Tây các công trình, tác phẩm của họ có hướng hiện đại mang tính quy mơ lớn, hữu
dụng. Chỉ có các chi tiết trên khung cửa sổ và cửa chính cịn mang nét truyền thống.

f

THP, “Sườn xám - tinh hoa văn hóa của Trung Quốc”, 04/12/2021.
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3


12


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

2.3. ĐẶC ĐIỂM TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC.
- Văn hóa chào hỏi: Khi gặp nhau họ thường khom mình hoặc cúi đầu chào hỏi hoặc
có thể bắt tay nhau. Bạn khơng nên bắt tay quá chặt mà hãy thả lỏng tay, nhẹ nhàng với
người đối phương. Bạn cần phải chào hỏi người có chức quyền cao nhất. Khi giới thiệu
về một người nào đó thì chúng ta khơng được phép dùng ngón tay trỏ chỉ vào người đó
điều đó được xem là tối kị và mất lịch sự. Trong giao tiếp người Trung Quốc hay nói
hàm ý, ẩn ý chứ khơng thích nói một cách thẳng thừng. Họ ln che giấu cảm xúc của
mình và khơng để lộ ra bên ngồi vẻ mặt khơng đồng ý.
- Khi tặng một món quà hay làm bất cứ việc gì thì chúng ta nên chú ý khơng liên quan
đến số 4 vì trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là chết được xem là xui xẻo. quà tặng có
thể là rượu, bánh, các loại đồ uống, hoa quả,… nhưng tuyệt đối khơng tặng đồng hồ vì
trong tiếng của người Trung Quốc tặng đồng hồ đồng âm với cụm từ đi dự một đám
tang đây cũng là một điều được xem là xui xẻo. Việc bóc quà tặng trước mặt người
tặng cũng là điều tối kị vì hành động này được cho là rất mất lịch sự. Khi nhận được
danh thiếp bạn phải nhận bằng hai tay và phải đọc nội dung của nó trước khi đem đi
cất. Và khi đưa danh thiếp cho người khác cũng vậy bạn cũng phải đưa bằng hai tay thể
hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc.
- Đối với người Trung Quốc trong giao tiếp khi đề cập đến những vấn đề riêng tư như
vợ chồng, con cái, thu nhập,… được xem là sự quan tâm dành cho người đối phương.
Người Trung Quốc không động chạm thân thể như ơm, hơn, khốc tay,… trong khi
giao tiếp. Họ khơng biểu lộ tình cảm nơi cơng cộng. Người Trung Quốc rất xem trọng
địa vị xã hội, tuổi tác trong giao tiếp đó là yếu tố quyết định đến cách xưng hơ và gọi
nhau khi giao tiếp. Ngồi ra khi trò chuyện lần đầu với người Trung Quốc chúng ta nên
nhìn vào mắt hoặc phần giữa hai mắt, phần trên tai của người mình trị chuyện để họ có
cảm giác mình đang nhìn họ thì họ sẽ thích nói chuyện hơn.

- Mở đầu cho cuộc trò chuyện bằng việc uống trà hay nói chuyện phiếm về những đề
tài quen thuộc hằng ngày như vậy cuộc trò chuyện sẽ diễn ra rất tự nhiên và tạo được
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHÓM 3

13


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

thiện cảm cho người đối phương. Đặc biệt khi giao tiếp người Trung Quốc hay hỏi về
mức lương và ngược lại không nên đề cập những vấn đề về chính trị hay tình dục,…
- Phê bình: đối với người Trung Quốc bạn khơng nên phê bình trước nơi đơng người
mà hãy góp ý một cách tế nhị hoặc kêu họ để nói chuyện riêng.
- Tóm lại văn hóa giao tiếp ở Trung Quốc rất quan trọng trong việc đánh giá về một
người.
2.4. TÂM LÍ DU KHÁCH TRUNG HOA TRONG VIỆC ĐI DU LỊCH.
2.4.1. Xu hướng chọn điểm đến.
- Du khách Trung Quốc ưa chuộng việc khám phá các lễ hội và những nét bản sắc vắn
hóa của các dân tộc, cộng đồng. Thêm vào đó họ chủ yếu lựa chọn những danh lam
thắng cảnh cùng các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Họ thường chủ yếu chọn đến các
điểm như Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nắng, Phú Quốc, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh….
- Theo số liệu thống kê sáu tháng đầu năm 2018, tại Khánh Hòa, lượng khách Trung
Quốc ghé tham quan chiếm 60% trên tổng lượng khách quốc tế đến, và lần lượt 30% và
20% tại Đà Nẵng và Quãng Ninh. Theo khảo sát vào tháng 5/2020 của C9 Hotelworks
về xu hướng du lịch sau dịch của khách nội địa Trung Quốc, có 45% người được
phỏng vấn mong muốn được ghé thăm và du lịch tại Việt Nam.
- Những điểm đến khách Trung Quốc muốn ghé thăm nhất sau hậu Covid-19 tại Việt
Nam lần lượt là TPHCM, Hà Nội, Nha Trang/Cam Ranh, Hạ Long, SaPa, Đà Nẵng,
Hội An, Bình Thuận/Mũi Né, Phú Quốc và Đà Lạt.
2.4.2. Xu hướng chọn loại hình du lịch.

- Là đất nước mà những người dân nơi đây luôn đề cao học vấn, họ thường xem du lịch
là một cuộc hành trình ngắn để bổ sung kiến thức. Vì thế khi đến Việt Nam, du khách
Trung Quốc thường lựa chọn hai loại hình du lịch chủ đạo:
+ Đầu tiên, là loại hình du lịch liên quan đến văn hóa, lịch sử, họ thích được
nghe thuyết minh những chiến tích hào hùng của lịch sử các nước. Thích tự trải nghiệm
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

14


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

những nét văn hóa, thích thưởng thức ẩm thực hay hịa mình vào những thói quen và lễ
hội đặc trưng của dân tộc ta.
+ Ngồi ra loại hình du lịch thứ hai, tham quan và khám phá chính là kiểu được
khách Trung Quốc lựa chọn nhiều nhất, họ thích hịa mình vào Việt Nam từ cảnh vật
đơ thị cho đến vẻ đẹp của rừng núi và những bãi biển trải dài. Thích được khám phá vẻ
đẹp thiên nhiên, thăm thú những danh lam thắng cảnh, thích được nghỉ dưỡng và tổ
chức tiệc trên bãi biển.
- Tùy vào lứa tuổi, đối với khách lớn tuổi hoặc khách gia đình thường chọn mua tour
của cơng ty du lịch cịn các bạn trẻ thì thường thích tự túc khám phá.
2.4.3. Điều kiện ảnh hưởng đến tâm lí khách du lịch.
- Tác động của yếu tố địa lý. Khí hậu và vị trí địa lý cũng ảnh hưởng đến các sở thích
trong sinh hoạt ăn uống và nhu cầu tham quan của khách du lịch. Đa số các khách du
lịch khi đến Việt Nam vào các mùa như: mùa xuân, mùa thu và mùa đông tiết trời mát
mẻ, khô ráo và thuận lợi cho các chuyến tham quan.
- Tác động của yếu tố sinh học. Yếu tố di truyền và chu kỳ sinh học là một trong những
yếu tố quyết định giữa việc chênh lệch múi giờ khách du lịch sẽ bị thay đổi giờ giấc
sinh hoạt hàng ngày vì vậy chúng ta cần lưu ý những điểm này để mang lại cho khách
du lịch những trải nghiệm thoải mái và hứng thú cho khách du lịch trong suốt hành

trình.
- Lịch sử và chính trị. Tình hình về an ninh và chính trị của điểm tham quan cũng sẽ
ảnh hưởng đến nhu cầu an toàn cũng như thời gian lưu trú của khách du lịch. Và cũng
tùy theo thành phần tôn giáo của từng khách du lịch chúng ta có thể sắp xếp các địa
điểm tham quan phù hợp yêu cầu của khách.
- Các yếu tố văn hóa - xã hội. Đây là điều kiện quyết định đến tâm lý khách du lịch.
Chúng ta cần tìm hiểu rõ về kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước mà họ
muốn đến để đáp ứng những nhu cầu của khách du lịch.
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

15


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

PHẦN 3. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH TRUNG
QUỐC ĐẾN VIỆT NAM
3.1. GIẢI PHÁP CHUNG CHO CHÍNH PHỦ.
3.1.1. Cơ sở vật chất.
Cần cải thiện hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt cần chú trọng đối với việc đẩy
mạnh đầu tư và nâng cấp, phát triển hạ tầng các sân bay. Nâng cao, sửa chữa hệ thống
cơ sở lưu trú phù hợp với từng loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của
du khách; phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch, đảm bảo
tính đa dạng về loại hình ẩm thực phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ
phục vụ khách du lịch (hạ tầng viễn thông, điện, nước, y tế, ngân hàng…); xây dựng
các cơng trình vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Một yếu tố khác đó
chính là yếu tố bền vững mơi trường, có thể nói chính phủ cần cải thiện đến một số
khía cạnh về yếu tố mơi trường bền vững. Cần tăng cường công tác quản lý điểm đến
và bảo vệ an tồn vệ sinh mơi trường.
3.1.2. Quảng bá.

Có thể rằng mặc dù Việt Nam được xác định là thu hút một số lượng lớn khách du lịch
Trung Quốc, nhưng du lịch của đất nước ta vẫn còn thiếu trong việc quảng bá những
sản phẩm du lịch, những dịch vụ đặc thù mà khiến khách hàng sẵn sàng bỏ một số tiền
ra để tận hưởng. Các hệ thống vui chơi, giải trí, các điểm điểm mua sắm vẫn chưa
mang tính đồng bộ và khơng đủ kích thích để thu hút khách hàng. Do đó, ngành du lịch
cần tập trung đầu tư bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các sản phẩm,
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tổ chức hội chợ du lịch quốc tế mang tầm
quốc gia, có thể tổ chức luân phiên tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Các địa phương có thể
chủ động phối hợp, chung tay tổ chức các hội chợ quảng bá xúc tiến để tạo hiệu quả
lan tỏa sâu rộng hơn. Cùng với đó, đẩy nhanh các hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin trong du lịch, thanh tốn bằng ví điện tử, cơ cấu lại thị trường khách du lịch, đảm
bảo an ninh, an tồn.

TÂM LÍ DU KHÁCH - NHÓM 3

16


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

3.1.3. Nâng cao nhân lực.
Vấn đề về đào tạo, sự dụng nguồn nhân lực luôn là một yếu tố được quan tâm hàng đầu
và rất cấp bách. Khi mà lượng khách Trung Quốc nói riêng và khách quốc tế nói chung
đến Việt Nam ngày càng nhiều nhưng trình độ ngoại ngữ thấp là một rào cản rất lớn.
Trình độ và năng lực của nhân lực phục vụ là yếu tố kim chỉ nam, quyết định chất
lượng của các sản phẩm du lịch. Một điều rõ ràng chúng ta có thể thấy được sự khác
biệt về chất lượng dịch vụ của ngành cơng nghiệp khơng khói giữa các quốc gia, các
doanh nghiệp đó chính chất lượng lao động và phương thức phục vụ. Ngành du lịch
nước ta cần nâng cao số lượng, chất lượng lao động trong ngành bằng một số phương
pháp cụ thể như: đưa vào đào tạo bài bản ngay từ ban đầu, mở các lớp đào tạo miễn

phí,… Đặc biệt, cần chú trọng việc giảng dạy ngoại ngữ, nâng cao các kỹ năng mềm,
đặc biệt là kỹ năng giao tiếp với khách quốc tế bằng việc mở rộng vốn từ ngữ chuyên
ngành du lịch của nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
3.2. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH.
3.2.1. Các cơ sở dịch vụ lữ hành.
- Công ty lữ hành: Quảng bá, thiết kế các loại tour kết hợp sinh thái, nghỉ dưỡng và
chữa bệnh. Các loại tour giá rẻ, thời gian vừa và ngắn với các dịch vụ trọn gói. Đối với
du khách Trung Quốc, nên thêm các dịch vụ massage, chữa bệnh phương Đơng truyền
thống như châm cứu, tắm bùn, tắm nước khống… Nên chọn các loại hình lưu trú
như khách sạn 2-3 sao, các khu nhà sàn hoặc lều bạt trong khu sinh thái, bởi người
Trung Quốc ý thức cao trong nề nếp, gia giáo trong gia đình và họ thường ưu tiên lựa
chọn việc du lịch kiểu gia đình. Nên đa số khách Trung ln tính tốn để tiết kiệm các
khoảng chi phí trong du lịch.
- Hướng dẫn viên: Nên ln tự mình trau dồi kiến thức về các điểm đến, giá trị văn
hố và kiến thức chun mơn, tự nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, các kỹ năng mềm cần
thiết của bản thân. Khi dẫn du khách Trung Quốc, hướng dẫn viên nên hạn chế việc
nhắc đến và gọi khách người người Đài Loan để tránh việc khó xử và gây mất thiện

TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

17


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

cảm ở du khách. Thay vào đó, hướng dẫn viên nên khen ngợi các cơng trình kiến trúc
lâu đời tại Việt Nam do những người thuộc dòng máu Trung Hoa xây dựng nên.
3.2.2. Các cơ sở lưu trú.
- Người Trung Quốc thường ưa thích bầu khơng khí thân mật, cởi mở như trong gia
đình. Họ thường nói to, nói nhiều, vì vậy khách du lịch Trung Quốc đại lục thường có

thói quen như ồn ào, đi dép “lẹp xẹp” trong khách sạn. Điều này làm ảnh hưởng đến
những người xung quanh khác. Do đó, các khách sạn để thu hút được khách du lịch
nên cải thiện kiến trúc phòng như việc lắp đặt thêm cách âm để ngăn chặn việc ô nhiễm
âm thanh trong khách sạn. Du khách Trung thường thích uống trà, do đó mỗi phịng
nên chuẩn bị sẵn ấm đun nước hoặc ấm trà để họ có thể sử dụng. Người Trung Quốc
thường thích tụ tập, trò chuyện suốt đêm nên đối với các loại phòng lớn, phịng gia
đình tập thể. Khách sạn nên thiết kế thêm mini bar và luôn bổ sung đồ uống, thức ăn
vặt đầy đủ. Và ở mỗi phòng nên trang bị thêm một chiếc két sắt nhỏ để họ có thể cất
giữ tư trang và tiền vì khách Trung Quốc thường có thói quen đem nhiều tiền mặt trong
người và muốn giữ gìn cẩn thận.
- Yêu cầu khu vực sảnh của khách sạn: Là bộ mặt của khách sạn, là nơi tiếp đón du
khách nên nếu muốn thu hút khách du lịch đặc biệt là khách Trung Quốc, khách sạn
nên chú ý thiết kế tại khu vực sảnh. Như thiết kế những hoa văn, họa tiết tinh tế không
cầu kỳ, phong cách đơn giản thường phù hợp với đối tượng khách trung lưu và bình
dân, và khơng gian sang trọng, hiện đại sẽ phù hợp với tâm lý khách giàu có, thượng
lưu. Bên cạnh đó, khách Trung thường chuộng khu sảnh rộng lớn, có nhiều bàn ghế để
thoải mái cho việc ngồi nghỉ ngơi.
3.2.3. Các cơ sở dịch vụ ăn uống.
Khách Trung thường thích sự thoải mái, tiện lợi. Vì vậy cần đảm bảo sự tiện nghi của
nội thất nhà hàng và khoảng cách giữa cách bàn ăn nên rộng rãi để khách cũng như
nhân viên phục vụ hoạt động dễ dàng và thuận tiện. Để thu hút đối tượng là du khách
Trung Quốc, chủ nhà hàng nên đưa vào thực đơn các món ăn đậm chất Trung Quốc và
kết hợp các món ăn thuần việt để khách có thêm nhiều lựa chọn. Đặc biệt, đối với
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHÓM 3

18


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM


khách Trung thích được phục vụ từ đầu đến cuối và có nhân viên túc trực tại bàn để rót
trà và soạn thức ăn lên cho họ.
3.2.4. Các cơ sở dịch vụ vận chuyển.
Tùy vào mục đích du lịch mà khách Trung Quốc sẽ lựa chọn phương tiện di chuyển
khác nhau. Đối với du khách thương mại, họ thường đi theo tour do các công ty du lịch
tổ chức di chuyển bằng đường bộ qua các cửa khẩu. Đối tượng khách với mục tiêu là
nghỉ dưỡng ngắn hoặc nhiều ngày thường sử dụng loại hình vận chuyển hàng không
hoặc đường biển biển. Trong những năm qua, lượng khách Trung Quốc kết nối với
Việt Nam rất thuân lợi qua các cửa khẩu.Tuy nhiên, theo nghiên cứu những năm gần
đây lượng khách Trung Quốc di chuyển bằng đường bộ đã bị chững lại ở các cửa khẩu.
Một trong những lý do gây nên chính là du lịch đường bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc
vẫn chưa đạt được kỳ vọng và tiềm năng lợi thế sẵn có. Nhiều nơi các tuyến quốc lộ
kết nối đến các điểm, khu, tuyến du lịch vẫn chưa hồn chỉnh, khiến việc tiếp cận cịn
khó khăn, đặc biệt là các điểm du lịch ở vùng cao. Để khắc phục và giải quyết. Đối với
giao thông vận tải, bên cạnh việc tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ đúng cấp kỹ thuật
theo quy hoạch, đồng bộ với mạng lưới đường với nước bạn như những thỏa thuận đã
ký kết, chính quyền địa phương và bộ, ngành liên quan cần xây dựng mới hoặc hoàn
thiện các đoạn đường nối từ quốc lộ đến các khu, điểm du lịch.
3.2.5. Các khu vực điểm du lịch.
Điểm đến du lịch là thứ dễ nhận dạng và phân biệt với các điểm đến của đối thủ cạnh
tranh và chính điều này cũng sẽ giúp định vị trong lòng khách du lịch và thu hút sự
quan tâm. Việc phát triển điểm đến đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối mỗi quốc gia
và địa phương nói chung. Thế mạnh của Việt Nam đó chính là nguồn tài ngun du
lịch nhân văn – tài nguyên du lịch tự nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, các
sản phẩm du lịch văn hoá – tâm linh – lễ hội, sản phẩm du lịch sinh thái,… Vì vậy
chúng ta cần phải đầu tư và phát triển các điểm đến, nâng cao chất lượng tham quan
các di tích lịch sử. Tập trung vào việc nâng cao phát triển xây dụng các khu du lịch
quốc gia, điểm du lịch trọng điểm để ngày càng thu hút khách du lịch Trung Quốc nói
TÂM LÍ DU KHÁCH - NHÓM 3


19


TÂM LÝ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

riêng và khách du lịch quốc tế nói chung đến Việt Nam ngày càng một nhiều và đông
đúc hơn.
3.3. NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG.
Du lịch đã góp phần trong việc đem lại lợi ích về kinh tế, làm cho cuộc sống của mỗi
người dân tại điểm du lịch ấy được phát triển hơn phần nào. Bên cạnh đó cũng giúp họ
được tiếp cận với nhiều nên văn hoá khác nhau và cũng có nhiều tác động tích cực về
mặt văn hố – xã hội. Bên cạnh những lợi ích như vậy thì cịn có những điểm hạn chế
chưa khắc phục được. Về vấn đề mơi trường thì các cơ sở kinh doanh ăn uống vẫn
chưa thể chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh và gây mất mỹ quan các khu danh lam
thắng cảnh được các khách du lịch Trung Quốc thường xuyên tới thăm. Tiếp theo là
nhận thức về vai trò trong việc bảo vệ di sản và phát huy truyền thống văn hoá của
người dân địa phương vẫn cịn nhiều mặt hạn chế. Tình trạng “chặt chém” khách nước
ngoài mỗi khi đến địa điểm tham quan vẫn cịn rất đáng quan ngại. Ở mỗi địa phương
thì vẫn thiếu sự kết hợp giữa chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và người
dân. Đặc biệt có một số bộ phận người dân vẫn có ấn tượng khơng tốt về người Trung
Quốc nên vẫn cịn tình trạng khơng hài lịng hoặc khơng thích người Trung Quốc đến
địa phương của họ du lịch. Đặc biệt thì trong tình trạng dịch bệnh COVID-19 diễn biến
phức tạp như hiện nay thì tâm lý người dân vẫn còn khá e ngại khi tiếp đón khách du
lịch. Vì vậy mỗi người dân nên tự mình phát huy trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá,
đẩy mạnh hoạt động liên kết về hợp tác đối với các thành phần liên quan. Cần nâng cao
ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trường, bảo tồn các cảnh quan tự nhiên, các khu
di tích lịch sử. Không nên phân biệt đối xử với khách Trung Quốc nói riêng và khách
nước ngồi nói chung mỗi khi họ ghé đến địa phương du lịch. Cần giảm thiểu và hạn
chế tình trạng “chặt chém”, nâng giá với khách nước ngồi. Mỗi người dân cũng nên tự
mình quảng bá các mặt hàng mà cá nhân kinh doanh nhằm thu hút khách du lịch. Nên

trau dồi ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

TÂM LÍ DU KHÁCH - NHĨM 3

20


×