Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Người lái đò sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.04 KB, 7 trang )

Người lái đị sơng Đà
- Nguyễn Tn –
I.

Tác giả

 Là một nhà văn lớn của nền VHVNHĐ.
 Là một cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm vẻ đẹp của cuộc sống.
 Ơng có sở trường về thể loại tùy bút.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
 Người lái đị sơng Đà là một áng văn trong tập tùy bút sông Đà (1960) – thành quả
nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền
Tây Bắc rộng lớn Tổ quốc vào năm 1958.

2. Nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung
 Con sông Đà hiện lên với vẻ đẹp đa dạng. Đó là vẻ đẹp của một con sơng Đà hùng vĩ,
hung bạo với những thành vách, hút nước, trùng vây thạch trận. Đó là vẻ đẹp của một
con sơng Đà trữ tình, thơ mộng. Hai vẻ đẹp tưởng trừng chúng đối lập lại tụ hội trong
một con sông của q hương Tây Bắc.
 Hình tượng người lái đị sông Đà hiện lên là một người anh hùng trên sông nước với
kinh nghiệm dày dặn, với tay lái nở hoa và đặc biệt ơng lái cịn là một con người đời
thường, vơ danh.
 Qua đó, ta cũng thấy được tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và
con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.

b, Nghệ thuật
 Thể tùy bút phóng túng.


 Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị của tác
giả
 Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao
 Câu văn có nhịp điệu, lúc thì hối hả, mau lẹ, khi thì chậm rãi để diễn tả vẻ đẹp của con
sông
 Sử dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lí, lịch sử, điện ảnh, thể thao, quân
sự, võ thuật,...

III. Bài tập

1. Đề 1: Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà và “cái tôi” của Nguyễn Tuân
a, Mở bài
 Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “ Người lái đị sơng Đà”


 Vấn đề nghị luận + đoạn trích : “ Hùng vĩ của sơng Đà khơng phải chỉ có thác
đá...ngồi bờ vực.”

b, Thân bài
 Luận điểm 1: Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm.
- Lời đề từ “ Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”.
 Luận điểm 2: Cảm nhận hình tượng hung bạo của sông Đà
 Cảm nhận vẻ đẹp hung bạo của sông Đà

- Cảnh đá bờ sông dựng vách thành:

+ Vách đá cao, hẹp “đá bờ sông dựng vách thành”, :Mặt sơng chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ
mới có mặt trời”; “Con hỗ con nai có thể vọt qua sơng, và chỉ cần nhẹ tay thơi cũng có
thể ném hịn đá từ bờ sơng bên này qua bên kia vách”; “Ngồi trong khoang đò qua

quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình nhưu đang đứng ở một cái ngõ
mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt
phụt đèn điện”...
+ Tả độ cao của vách đá qua hình ảnh: mặt sơng chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt
trời. Những vách đá dựng đứng khiến ánh sáng mặt trời ở đây chỉ có vào lúc giữa trưa,
tức là khi mặt trời chiếu sáng theo phương thẳng đứng mới có thể lọt xuống dịng
sơng.
+ Tả độ hẹp của lịng sơng qua cách so sánh vừa chính xác, tih tế, vừa bất ngờ và lạ
lùng: vách đá thành chẹt lịng sơng Đà như một cái yết hầu. Chỉ cần đứng bên này bờ
nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; có quãng con nai con hỗ đã có lần vọt từ bờ
này sang bờ kia đã đem đến ấn tượng về độ hẹp của lịng sơng với lưu tốc nước chảy
mạnh khi bị vách đá chèn ép tới nghẹt thở.
+ Khi con thuyền đi từ ngoài vào khúc sơng có đá hun hút dựng vách thành, người
ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình
như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng
nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện...
=> Cảm nhận qua ấn tượng thị giác và xúc giác.

- Mặt ghềnh Hát Lóong:
+ Dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
suốt năm => Những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, nhịp
ngắn, nhanh...
+ Hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hóa: mặt ghềnh Hát Loóng như lúc nào
cũng địi nợ xt bất cứ người lái đị sơng Đà nào tóm được qua đấy.
=> Gợi hình ảnh con sông Đà cuồng bạo, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con
người.

- Những hút nước nguy hiểm:
+ “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”.
+ Thuyền bè đi ngang qua đó phải đi nhanh, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để

thốt khỏi qng đường mượn cạp ra ngồi bờ cho.


=> Lối so sánh độc đáo cùng kiến thức về giao thơng khiến con sơng Đà hiện lên
khơng khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh
thần và uy hiếp con người.
 Nghệ thuật xây dựng hình tượng sơng Đà
- Thể tùy bút tự do, phóng túng.
- Phối hợp nhiều PTBĐ: kể, tả,...
- So sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, độc đáo, thú vị...
- Sử dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực địa lí, giao thơng...
- Từ ngữ phong phú, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
 Luận điểm 3: Cái tơi Nguyễn Tn
Là nhà văn có phong cách nghệ thuật đặc sắc, văn chương Nguyễn Tuân hấp dẫn
người đọc “ cái tôi” độc đáo, tài hoa, uyên bác, giác quan sắc nhọn, tinh tế, nghệ
thuật sử dụng ngơn từ điêu luyện, giàu hình ảnh, cảm xúc:
- “Cái tôi” tài hoa thể hiện ở những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp hùng
vĩ và mĩ lệ của thiên nhiên đất nước; ở sự phát hiện và ngợi ca chất tài hoa nghệ sĩ của
những con người lao động; ở những trang văn đẹp như thơ, như nahc, như họa.
+ “ Cái tôi” uyên bác thể hiện ở cách nhìn và sự khám phá hiện thực có chiều sâu: ở
sự vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong
phú; ở sự giàu có về chữ nghĩa.
+ Cái tơi Nguyễn Tn u thiên nhiên, khát khao hịa nhập với cuộc đời
+ “ Cái tôi” tài hoa và uyên bác chính là một cách thể hiện tình u q hương đất
nước, lòng yêu cái đẹp của người nghệ sĩ chân chính; đồng thời cũng cho thấy quan
niệm của Nguyễn Tuân: viết văn là để khẳng định sự độc đáo của chính người cầm
bút.
 Luận điểm 4: Đánh giá chung
Nhân vật sơng Đà dưới ngịi bút sáng tạo của nhà văn lấp lánh hai nét tính cách: hung
bạo và trữ tình. Lúc hung bạo, con sơng “ mang diện mạo và tâm địa của một kẻ thù số

một” của con người. Lúc trữ tình, dịng chảy ấy lại tràn đầy, sóng ánh chất thơ, là một
cơng trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, trở thành một “mĩ nhân” đầy gợi cảm và
hấp dẫn. Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm
say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.

c, Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích và tác phẩm “Người lái đị sơng
Đà”. Tài năng của nhà văn Nguyễn Tn.
- Cảm nhận riêng của bản thân.

2. Đề 2: Vẻ đẹp trữ tình của sơng Đà và những đặc sắc trong nghệ
thuật miêu tả của Nguyễn Tuân.
a, Mở bài:
 Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “ Người lái đị sơng Đà”
 Vấn đề nghị luận + đoạn trích : “ Con sơng Đà tn dài tuôn dài...và gắt gỏng thác lũ
ngay đấy”

b, Thân bài


 Luận điểm 1: khái quát chung
- Lời đề từ “ Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dịng sơng”
- Tóm tắt về tính hung bạo của dịng sơng Đà
 Luận điểm 2: Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình của sơng Đà trong đoạn trích
- Từ trên cao nhìn xuống, dịng sơng uốn lượn của con sơng như mái tóc của người
thiếu nữ kiều diễm: “ con sông Đà tuôn dài...nương xuân”
=> Cách so sánh hiện đại, độc đáo.
- Mái tóc tn dài tn dài tưởng chừng như bất tận, nó trập trùng ẩn hiển giữa mây
trời Tây Bắc, bồng bềnh uốn lượn thướt tha, duyên dáng... Mái tóc ấy như đang ơm
lấy dáng hình trẻ trung, gợi cảm, đầy sức sống của người thiếu nữ Tây Bắc.

- Màu trắng tinh khiết của hoa ban, màu đỏ rực rỡ của hoa gạo điểm vào suối tóc ấy
khiến nó thêm phần kiều diễm làm say lòng người. Tác giả dùng lối đào trật tự câu
“bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” để nhấn mạnh thêm sức sống tràn căng của thiên
nhiên Tây Bắc vào thời điểm giữa mùa xuân, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của suối tóc
sơng Đà.
- Hình ảnh “ cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân ” đã tạo nên cái sương khói
hư ảo như ẩn giấu đi gương mặt đẹp bí ẩn của người thiếu nữ càng làm tăng thêm sức
hấp dẫn...
- Ngắm nhìn sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc
màu tươi đẹp và đa dạng của dịng sơng. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ
đẹp riêng trong cách so sánh cụ thể:
+ Mùa xuân, nước sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp
lánh, khác với màu xanh canh hến của nước sông Gâm, sông Lô.
+ Mùa thu, nước sơng Đà lại “lừ lừ chín đỏ”, như da mặt một người bầm đi vì rượu
bữa, như màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội. Dường như nhà văn khơng
phải đang miêu tả một dịng sơng mà miêu tả diện mạo một con người trong sự biến
thiên của cuộc đời.
 Sắc nước tuy biến ảo linh hoạt theo mùa, nhưng đều là thứ màu sắc gợi cảm,
đầy ấn tượng
 Sơng Đà mang gương mặt, dáng vóc và nhan sắc của một mĩ nhân, có sức gợi
cảm, cuốn hút đến vơ cùng.
- Nguyễn Tn đã nhìn dịng sơng Đà như người bạn tri âm tri kỉ. Vì thế ông đã dùng
từ “cố nhân” rất gần gũi, thiêng liêng để gọi sông Đà.
- Khi được gặp lại con sơng u thương, nhà văn có cảm giác “ đằm đằm, ấm ấm”.
Niềm vui được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh so sánh độc đáo liên tiếp đặt cạnh
nhau: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giịn tan sau kì mưa dầm, vui như
nối lại chiêm bao đứt quãng”. Đây là hai hình ảnh so sánh rất lạ, cách so sánh giúp tác
giả diễn tả chính xác niềm vui căng tràn, mãnh liệt của mình.
- Vẻ đẹp của nắng Sông Đà gợi nhớ đến màu nắng tháng ba Đường thi “ Yêu hoa tam
nguyệt há Dương Châu” (Lí Bạch). Vẻ đẹp của bờ bãi sơng Đà lại gợi nhớ đến chốn

thần tiên, kì ảo trong khu vườn cổ tích: Bờ sơng Đà, bãi sơng Đà, chuồn chuồn bươm
bướm trên sông Đà. Cụm từ “sông Đà” được điệp lại liên tiếp thể hiện tình cảm ấm
nóng của nhà văn như đang cố gắng mở rộng tất cả biên độ của mình để ghi lại những
gì là đẹp đẽ, thơ mộng nhất của sông Đà.
 Luận điểm 3: Nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn NT


- Vận dụng những biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, những ví von, liên
tưởng, thưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị.
- Nhà văn đã huy động tối đa các giác quan thị giác, xúc giác, thính giác và vận dụng
tri thức của nhiều lĩnh vực để tái hiện hình ảnh sơng Đà gây ấn tượng mạnh mẽ với người
đọc.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao; câu văn đa
dạng, nhiều tầng, giọng điệu mượt mà, sâu lắng; Lời văn bay bổng, phóng túng.
=> Đoạn trích đã cho thấy cơng phu lao động nghệ thuật nghiêm túc, khó nhọc của
nhà văn. Nguyễn Tuân đã phải dành nhiều tâm huyết và công sức để làm hiện lên những
vẻ đẹp và sắc thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc.
 Luận điểm 4: Đánh giá chung
Nhân vật sông Đà dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn lấp lánh hai nét tính cách: hung
bạo và trữ tình. Lúc hung bạo, con sông “ mang diện mạo và tâm địa của một kẻ thù số
một” của con người. Lúc trữ tình, dịng chảy ấy lại tràn đầy, sóng ánh chất thơ, là một
cơng trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, trở thành một “mĩ nhân” đầy gợi cảm và
hấp dẫn. Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm
say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.

c, Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích và tác phẩm “Người lái đị sơng
Đà”. Tài năng của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Cảm nhận riêng của bản thân.


3. Đề 3: Vẻ đẹp người lái đò và đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân.
a, Mở bài:
 Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “ Người lái đị sơng Đà”
 Vấn đề nghị luận + đoạn trích : “Mặt sơng trong tích tắc lịa sáng lên...Thế là hết
thác.”

b, Thân bài
 Luận điểm 1: khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
- Giới thiệu khái quát về nhân vật người lái đị (lai lịch, ngoại hình,...)
+ Người lái đị sơng Đà là một ơng già 70 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên ngay bên bờ
sông Đà. Ông chở đò dọc tải chè mạn, chè cối từ Mường Lay cho đến hết cửa rừng
Hịa Bình.
Phần lớn cuộc đời ơng dành cho nghề lái đị dọc trên sơng Đà – một nghề đầy gian khổ
và hiểm nguy.
+ Ngoại hình: “Tay ơng lêu nghêu như cái sào, chân ơng lúc nào cũng như kẹp lấy
một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt gềnh...
Nhỡn giới ơng vịi vọi... Cái đầu quắc thước...đặt trên một thân hình cao to và gọn
quánh như chất sừng, chất mun”. Ngoại hình của ơng đị là ngoại hình của một người
lao động trên sông nước. Cái gian nan, khổ cực của nghề lái đò như “chạm khắc”, làm
nên một hình dáng rất đặc biệt của ơng lái.
 Luận điểm 2: Vẻ đẹp của người lái đò


- Thạch trận thứ nhất:
+ Sông Đà mở ra cửa trận, có bốn cửa tử và một cửa sinh nằm “lấp lờ phía tả ngạn”.
Sóng nước có cái hung hăng của kẻ bắt đầu xung trận: “sóng nước như thể quân liều
mạng mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hơng thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền

lên”. Thậm chí nó cịn nham hiểm, thủ đoạn “đánh đến miếng đòn độc hiểm nhất hòng
tiêu diệt đối phương ngay tại trận”.
+ Nhưng ơng đị cố nén vết thương, mặt “méo bệch đi”. Chỉ cần một từ ghép “méo
bêch” mà Nguyễn Tuân đã thể hiện được hai tâm trạng của ông đị. Đó là nỗi đau đớn
ghê gớm làm biến dạng khn mặt người méo xệch và sóng nước đang tung thẳng vào
người làm nhợt nhạt cả sắc mặt người khiến khn mặt trắng bệch ra. Dẫu như thế,
ơng đị vẫn tỉnh táo chỉ huy “sáu bơi chèo” để phá tan cái trùng vi thạch trận thứ nhất.
- Thạch trận thứ hai:
+ Sông Đà với bản chất ngoan cố và xảo quyệt đã đổi ln chiến thuật. Nó “tăng thêm
nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào và cửa sinh bố trí lệch qua phía bờ hữu
ngạn... Dịng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”. Cái “hồng hộc” của
kẻ say máu đang quyết đấu một phen nhưng nó lại gặp phải một đối thủ khơng vừa.
+ Ơng đị với bản lĩnh của con người khơng chịu khuất phục, của một vị tướng quyết
đấu đến cùng đã “cưỡi lên thác sông Đà, nắm chặt lấy được cái bờm sóng, đè sấn lên
mà chặt đơi ra để mở đường tiến”. Trước sự chiến đấu dũng mạnh, phi thường của ơng
đị thì “cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tỉu nghỉu cái mặt xanh lè thất
vọng”. Vfa trùng vi thạch trận thứ hai đã được ông đò phá xong.
- Thạch trận thứ ba:
+ Thạch trận thứ ba ít cửa hơn. Nhưng bên phải bên trái, bên tả bên hữu đều là cửa
chết. Những thế trận mà sơng Đà dàn bày quả thực đầy biến hóa, vừa khiêu khích, dụ
dỗ vừa đầy mưu cao kế hiểm.
+ Tài nghệ của ơng lái đị được thể hiện qua các động từ miêu tả cách đánh của ơng:
“Phóng, chọc thủng, xuyên qua, xuyên nhanh, lái lượn được... phối hợp phép điệp
“cánh mở, cánh khép”, “cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng”, âm thanh “vút vút”
tạo nên sự thần tốc trong cách đánh. Cách đánh nhanh thắng nhanh đã giúp người lái
đò vượt qua các trùng vi một cách phi thường. Đến đây, người lái đò đã khiến nhà văn,
khiến người đọc và có lẽ là cả đội quân đá kinh ngạc.
- Đánh giá vẻ đẹp của ơng lái đị:
+ Ông lái đò mang vẻ đẹp của một nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện trong nghệ thuật vượt
thác qua ghềnh. Việc đưa con thuyền tìm đúng luồng nước, vượt qua bao cạm bẫy của

thạch sông Đà quả thực là một nghệ thuật cao cường từ một tay lái điêu luyện.
+ Vẻ đẹp trí dũng của ơng đị thể hiện qua việc ơng lái giao chiến với sóng thác dữ
dội như một viên dũng tướng ln bình tĩnh đối đầu với bao nguy hiểm, gan góc và
bản lĩnh trước “sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc
gối vào bụng và hông thuyền...”. Đối mặt với thác dữ sơng Đà, ơng đị có một lịng
dũng cảm vô song: “Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”...
 Luận điểm 3: Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng của Nguyễn Tuân
- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách giúp nhân vật bộc lộ phẩm
chất.
- Lối dựng cảnh đặc sắc, giàu giá trị tạo hình.
- Cách kể chuyện kịch tính.
- Các phép liên tưởng tưởng tượng độc đáo, đầy bất ngờ và thú vị.


- Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng.
- Vận dụng tri thức ở nhiều lĩnh vực như võ thuật, thể thao, quân sự...
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật chú trọng tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ.
- Ngôn ngữ sống động, biến hóa phong phú, những câu văn co duỗi nhịp nhàng, giàu
hình ảnh và giàu sắc thái.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×